Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

SÂU BỌ GIA-CỐP-




Ê-sai 41:14 "Hỡi sâu bọ Gia-cốp, đừng sợ! Hỡi những người Y-sơ-ra-ên, Chính Ta sẽ giúp đỡ con, Đức Giê-hô-va phán vậy; Đấng cứu chuộc con là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên”.

Đó là một lời hứa tuyệt vời kết hợp với một cách nói chuyện không tâng bốc. Gia-cốp  (nghĩa là dân Israel) được gọi là một con sâu. Chữ  “Worm” có thể dịch al2 : giun, trùng, sâu bọ…

Sâu bọ thì nhỏ và thấp hèn. Đó là mối liên hệ rõ ràng nhất được rút ra trong Ê-sai 41:14 giữa Israel và con sâu. Trong chính họ, con cái Israel không có quyền lực hay vinh quang. Họ sẽ bị các quốc gia khác chà đạp dễ dàng như mọi người sẽ chà đạp một con sâu, con trùng. Nhưng Đức Chúa Trời hứa ban sự giải thoát cho dân của Ngài, bảo vệ khỏi kẻ thù của họ và sự chiến thắng cuối cùng. “Đừng sợ vì Ta ở với con, Chớ kinh khiếp vì Ta là Đức Chúa Trời của con! Ta sẽ làm cho con mạnh mẽ; phải, Ta sẽ giúp đỡ con, Dùng tay phải công chính của Ta mà nắm giữ con” (câu 10). Kẻ thù của Israel sẽ bị tiêu diệt: “Nầy, mọi kẻ nổi giận cùng con Sẽ hổ thẹn và bị sỉ nhục. Những kẻ nổi lên chống nghịch con Sẽ trở nên hư không và bị diệt vong” (câu 11). Mặc dù họ là một con sâu đơn thuần, một biểu hiệu không đáng kể, Đức Chúa Trời  toàn năng đứng về phía họ.

Gia-cốp Có Vật Lộn Với Đức Chúa Trời Không?-




Để trả lời cách tốt nhất câu hỏi này, chúng ta phải biết sự thù địch sâu sắc trong gia đình ông biểu lộ đặc tính cho cuộc sống của Gia-cốp. Ông là một người đàn ông quyết đoán; một số người sẽ coi ông là người tàn nhẫn. Ông là một nghệ sĩ lừa đảo, một kẻ nói dối và một kẻ thao túng. Trên thực tế, cái tên Gia-cốp không chỉ có nghĩa là kẻ lừa dối, mà còn nghĩa đen là người chiếm đoạt.

Biết câu chuyện Gia-cốp là  biết cuộc đời anh là một trong những cuộc đấu tranh không hồi kết. Mặc dù Đức Chúa Trời đã hứa với Gia-cốp rằng  qua anh ta không chỉ có một quốc gia vĩ đại, mà là cả một số các quốc gia, nhưng anh ta là một người đầy sợ hãi và lo lắng. Bây giờ chúng ta đến một điểm then chốt trong cuộc đời anh ta khi anh ta sắp gặp anh  của mình, Ê-sau, người đã thề sẽ giết anh ta. Tất cả các cuộc đấu tranh và nỗi sợ hãi của Gia-cốp sắp được hiện thực hóa. Đau khổ vì sự đối xử của cha vợ, Gia-cốp đã trốn khỏi La-ban, chỉ để gặp người anh  bực bội của mình, Ê-sau. Lo lắng cho chính mạng sống của mình, Gia-cốp đã đưa ra một khoản hối lộ và gửi một loạt quà tặng cùng với phụ nữ và trẻ em của mình qua sông Gia-bốc trước với hy vọng làm dịu được lòng anh mình. Bây giờ kiệt sức về thể xác, một mình trong sa mạc hoang vu, đối mặt với cái chết chắc chắn, anh ấy đã lột bỏ tất cả tài sản trần tục của mình. Trên thực tế, anh ấy bất lực trong việc kiểm soát số phận của mình. Anh gục xuống một giấc ngủ sâu bên bờ sông Gia-bốc. Với bố vợ đằng sau anh ta và Ê-sau trước mặt anh ta, anh ta đã quá kiệt lực để đấu tranh thêm nữa.

SỰ CHẾT




Tôi nhận ra rằng sự sa ngã của A-đam và Ê-va đã mang đến cái chết không chỉ cho họ, mà cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, thực sự kẻ bất lương là Sa-tan. Hắn đã mang đến rất nhiều đau khổ cho cả nhân loại, chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể sửa chữa nó, và Ngài đã làm điều đó thông qua Chúa Giêsu  của chúng ta.

Vì Sa-tan tự bị tiêu hao với quá nhiều niềm tự kiêu, anh ta tạm thời phá hỏng những gì Đức Chúa Trời  đã tạo ra. Lưu ý rằng tôi đã nói là “tạm thời”.

Qua A-đam và Ê-va, chúng ta lắng nghe Sa-tan và bị hút vào khoảng chân không tà ác của  của hắn. Sự chết rơi vào cõi sáng tạo của Đức Chúa Trời. Vì tâm trí hư hỏng của Satan, mọi thứ đều chết. Gỗ mục. Kim loại hen gỉ. Đại dương bị ô nhiễm. Mặt đất đầy cỏ dại. Người và thú già đi và chết. Trên thực tế, mọi thứ đều già cỗi và cuối cùng là chết.

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2019

Cô-rê- Người Nổi Loạn




Kinh thánh giới thiệu cho chúng ta bốn người tên là Cô-rê (có khi dịch là Cô-ra), nhưng chỉ có một người bị tai tiếng xấu xa. Đầu tiên là Cô-rê, con trai của Ê-sau và vợ ông là Ô-hô-li-ba-ma (Sáng thế ký 36: 5, 14, 18; 1 Sử ký 1:35); người thứ hai là Cô-rê, con trai của Ê-li-pha và cháu trai của Ê-sau và A-đa (Sáng 36:16); người thứ ba là Cô-rê, con trai của Hếp-rôn và là hậu duệ của Ca-lép (1 Sử ký 2:43); và cuối cùng, có Cô-rê, con trai của Dít-sê-ha, một người Lê-vi có cuộc nổi loạn trắng trợn chống lại Môi-se và A-rôn và Aaron đã mang đến sự sụp đổ của chính mình cũng như cái chết của mọi người liên hệ với anh ta (Dân 16: 1 -40). Tên “Cô-rê” có nghĩa là “đầu hói”.
Cô-rê thứ tư này, một người đương thời của Môi-se, được biết đến nhiều nhất là người đàn ông bị trái đất nuốt chửng cùng với gia đình và tất cả các cộng sự của anh ta sau khi họ nổi dậy chống lại quyền của Môi-se và A-rôn ở nơi hoang dã. Câu chuyện Cô-rê minh họa một sự thật quan trọng về sự nghiêm trọng của tội lỗi và sự nổi loạn chống lại các nhà lãnh đạo mà Chúa đã chọn.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Đường Lối Của Dân Sót-



Phi-líp 3: 7 “Dầu vậy, những điều lợi cho tôi đó, thì tôi vì Đấng Christ mà đã coi là lỗ rồi”.
Chúa đã bị từ chối bao nhiêu lần? Đã bao lần Ngài bị chế giễu và khinh bỉ? Cuộc hành trình  kết thúc đau buồn ra sao? Trận chiến trong vườn man rợ đến dường nào?  Sự đối xử man rợ dưới bàn tay của người La Mã ra sao? Tất cả bạn bè của mình, bao gồm cả bạn bè tốt nhất và thân yêu nhất đã bỏ rơi Ngài cách tàn nhẫn ra sao? Không thể diễn tả nỗi việc uống chén ra sao? Tuy nhiên, ngay giữa một trong những cái chết tàn khốc nhất mà con người biết đến, Ngài vẫn cung cấp điều gì đó cho họ. Tình yêu mà kêu thành tiếng “xin Cha tha thứ cho họ” sâu sắc như thế nào? Con người  đã chết như thế nào đối với xác thịt mình để có thể kêu la “Xin đừng đổ tội nầy trên họ”? Và Ê-tiên đã học cách yêu thương những người ném đá mình như vậy.

Trên Bàn Xoay Của Thợ Gốm-




Giê-rê-mi 18: 2-4 “Hãy trỗi dậy và hãy đi xuống đến nhà thợ gốm ấy, rồi ở đó Ta sẽ tuyên-bố các lời Ta cho ngươi." Thế thì tôi đi xuống đến nhà thợ gốm, và người đang ở đó, đang làm cái gì đó trên bàn quay. Nhưng cái bình mà người đang làm bằng đất sét bị hư trong tay người thợ gốm; vì vậy người làm lại nó thành một cái bình khác, tùy ý người thợ gốm muốn làm”.

Bạn muốn chổi dậy  và đi xuống nhà thợ gốm chăng? Bạn muốn đến với Cha và đặt mình trong tay của Ngài chứ? Bạn sẽ cho phép mình bị hủy hoại và bị hủy hoại đối với thế giới này? Bạn có thể từ bỏ chính mình vào bàn quay của Ngài và cho phép Ngài tạo ra trong bạn những gì Ngài muốn không? Ngài sẽ không ép buộc bạn. Ngài chào mời bạn đến với Ngài bằng sự trọn vẹn của cuộc đời bạn, không giữ lại điều gì và cho phép Ngài làm hư hỏng bạn, hủy hoại bạn. Bạn sẽ bước về phía trước và mở rộng tấm lòng của minh và cho phép Vua vinh quang đến với tất cả sự trọn vẹn của Ngài không?

HÒA BÌNH Ở TRUNG ĐÔNG



Ngoài Đức Chúa Trời ra thì không ai biết trước tương lai. Ngài thách thức chúng ta: “Hãy nói những việc sẽ xảy đến sau nầy, để chúng ta biết các ngươi là thần” (Ê-sai 41:23). Nếu chúng ta nói trước được tương lai thì chúng ta là thần, vì chỉ mình Đức Chúa Trời mới biết điều gì sẽ đến. Ngài phán: “Từ ban đầu Ta đã cho biết cuối cùng sẽ ra thể nào; từ thuở xưa Ta đã báo trước việc sẽ xảy đến trong tương lai. Ta phán: Những gì Ta dự định Ta sẽ làm cho thành tựu; mọi điều lòng Ta vui thích Ta sẽ thực hiện cho xong” (Ê-sai 46:10).

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

TỘI LỖI KHÁM PHÁ NGƯỜI PHẠM TỘI-



Dân số kí 32:23 có nghĩa là gì khi nó nói, “tội ấy chắc sẽ đổ lại trên anh em”?
Dân số  kí 32:23 TKTC dịch rằng, “Nhưng nếu các ngươi sẽ không làm như thế, này, các ngươi đã phạm-tội chống lại Đức GIA-VÊ, và chắc-chắn tội các ngươi sẽ tìm được các ngươi”. Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ động từ “đổ lại” nên dịch là “tìm được”—to find out= khám phá ra, chỉ ra.

Đây là một sự thận trọng nghe có vẻ tò mò, đặc biệt nếu đọc trong sự cô lập của kinh văn. Vì vậy, chúng ta sẽ xem xét bối cảnh của nó, đặc biệt là toàn bộ chương 32 của Dân số kí, sau đó xem Kinh Thánh nói gì về chủ đề tội lỗi của chúng ta phát hiện ra chúng ta.
Tuyên bố chắc chắn rằng “tội các ngươi sẽ tìm được các ngươi”  được đặt ra khi hoàn thành cuộc di cư của Israel từ Ai Cập. Sau khi lang thang trong vùng hoang dã trong 40 năm, các bộ tộc Israel cuối cùng đã chuẩn bị vượt sông Giô-đanh vào Đất Hứa. Những người đàn ông trong độ tuổi quân sự từ tất cả mười hai bộ tộc được yêu cầu giúp mỗi bộ tộc chinh phục lãnh thổ được phân chia, một nhiệm vụ sẽ liên quan đến nhiều thời gian và khó khăn.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

NHỮNG TIN TỨC MỚI VỀ ISRAEL



1-    Phi thuyền của Israel hạ xuống mặt trăng:
Một tổ chức phi lợi nhuận Israel đã đầu tư 79 tỉ đô la để mướn trung tâm phóng vệ tinh Hoa kì ở Florida phóng tên lửa Falcon 9 đưa phi thuyền của Israel mang tên là Beresheet (Genesis- Sự Khởi Đầu) lên mặt trăng. Hỏa tiển Falcon 9 đã được phóng đi hôm 22-02-2019 và nó đang bay trong không gian với vận tốc 60.000 km/ giờ.
Các nhà bác học Israel tiên đoán và liên hệ được với phi thuyền, lập trình cho nó sau khi tách khỏi hỏa tiển Falcon 9, phi thuyền Beresheet sẽ bay vòng quanh quỹ đạo mặt trăng chừng vài tuần lễ và sẽ hạ cánh trên mặt trăng tại vùng biển yên tỉnh vào ngày 11-4-2019, sau ngày bầu cử quốc hội Israel 2 ngày.
Phi thuyền không người lái nầy mang theo một bọc dữ liệu rất lớn, gồm có: một lá cờ Israel, một bản tuyên ngôn độc lập của Israel 14-5-1948, một bản Kinh Thánh, một bản wikipedia, một bản quốc ca Israel, các tranh vẽ của thiếu nhi, và các bài viết kỉ niệm của những người còn sống sót sau cuộc diệt chủng của Đức quốc xã năm 1942. Họ hi vọng phi thuyền sẽ cắm cờ Israel trên đó.
Mọi dự án trên đây nói lên quyết tâm của Israel muốn trở thành nước thứ tư—sau Mĩ, Nga,Trung Quốc—đưa được phi thuyền lên mặt trăng.

DÂNG HIẾN MỘT PHẦN MƯỜI—




Kinh thánh nói gì về việc dâng hiến một phần mười? Nhiều Cơ Đốc nhân đấu tranh với vấn đề dâng một phần mười. Trong một số hội thánh cho là quá nhấn mạnh. Đồng thời, nhiều Cơ Đốc nhân từ chối phục tùng những lời hô hào trong Kinh thánh về việc dâng tiền của cho Chúa. Tiền phần mười cho đi được dự định là một niềm vui và một phước lành. Đáng buồn thay, đôi khi không phải là trường hợp như vậy trong hội thánh ngày nay.

Tiền dâng phần mười là một khái niệm trong Cựu Ước. Tiền phần mười là một yêu cầu của luật pháp trong đó dân Y-sơ-ra-ên phải dâng 10 phần trăm hoa màu mà họ trồng và gia súc họ nuôi đến đền tạm hay đền thờ (Lê. 27:30; Dân  18:26; Phục truyền 14:24; 2 Sử 31: 5). Trên thực tế, luật Cựu Ước yêu cầu làm gia tăng của dâng phần mười-- một dành cho người Lê-vi, một dành cho việc sử dụng trong đền thờ và các bữa tiệc, và một dành cho người nghèo của vùng đất. Một số người hiểu tiền dâng phần mười  Cựu Ước như một phương pháp đánh thuế để cung cấp cho nhu cầu của các thầy tế lễ và người Lê-vi trong hệ thống hiến tế.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

NA-BANH-



Ai là  Na-banh trong Kinh thánh? Na-banh rất đáng chú ý vì sự tương tác ngắn ngủi mà anh ta có với Đa-vít trong khi Đa-vít đang chạy trốn khỏi vua Sau-lơ. Văn kiện của Đa-vít và Na-banh được tìm thấy trong 1 Samuel 25. Na-banh đến từ dòng họ Ca-lép, và tên của anh ta có nghĩa là “ngu”.  Na-banh sống gần thị trấn Ma-ôn  ở vùng đồi Giu-đê,  sở hữu hàng ngàn con cừu và dê mà anh ta nuôi gần núi Cạt-mên. Na-banh cực kỳ giàu có; tuy nhiên, tài sản lớn nhất của anh là người vợ xinh đẹp và thông minh, A-bi-ga-in.

Trong hành trình chạy trốn một bước trước Sau-lơ, kẻ giết người, Đa-vít đã có được một số lượng đáng kể những người đàn ông đi cùng ông ta và tin vào vận mệnh của mình với tư cách là vị vua tương lai của Israel. Họ tự cung cấp cho mình bằng cách bảo vệ các trang trại và thị trấn khỏi những kẻ đột kích và kẻ trộm. Đó là một thực tế phổ biến đối với một ông chủ đất giàu có,  là thường cung cấp nguồn nuôi dưỡng cho những người đàn ông bảo vệ tài sản của mình. Vì vậy, Na-banh không nên ngạc nhiên khi Đa-vít yêu cầu các điều khoản từ Na-banh  ban cho người của mình (1 Samuel 25: 4 -9).

XƯNG TỘI CÁCH CHI TIẾT VỚI CHÚA KHÔNG?




Khi chúng ta thú nhận tội lỗi của mình với Chúa, chúng ta cần phải nói chi tiết đến mức nào?
Xưng tội với Đức Chúa Trời được truyền lệnh trong Kinh thánh và là một phần của đời sống Cơ Đốc nhân (Gia-cơ 5:16; 1 Giăng 1: 9). Nhưng khi chúng ta thú nhận tội lỗi của mình, chúng ta cần phải xưng nhận cụ thể như thế nào? Há Đức Chúa Trời đã không biết tất cả các chi tiết rồi sao?

Thật đúng là Đức Chúa Trời biết tất cả các chi tiết về tội lỗi của chúng ta. “Chúa dò-xét lối đi của con và việc con nằm xuống, Và đã quen-thuộc cặn kẽ với mọi đường-lối của con. Cả trước khi có một lời trên lưỡi của con, Kìa, Đức GIA-VÊ ôi, Chúa biết nó hết thảy” (Thi-thiên 139: 3- 4). Chúa biết hoàn toàn mọi thứ về chúng ta, bao gồm các chi tiết về tội lỗi của chúng ta và tất cả những gì chúng ta đã làm. Vì vậy, khi chúng ta thú nhận tội lỗi của mình với Ngài, chúng ta thực sự nói với Ngài bất cứ điều gì mà Ngài đã biết rồi.

ÁP-RA-HAM-3-




--Tình yêu của người cha dành cho con trai

"Ngài phán phán: "Bây giờ hãy bắt con trai của ngươi, đứa con trai độc-nhất của ngươi, đứa con mà ngươi yêu, Y-sác, và hãy đi tới xứ Mô-ri-a; và hãy dâng nó tại đó làm một của-lễ thiêu trên một ngọn trong các ngọn núi mà Ta sẽ bảo ngươi"(Sáng thế ký 22: 2)

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của một thuật ngữ trong Kinh Thánh, thường hữu ích nếu ta xem xét thuật ngữ nơi nó xuất hiện lần đầu tiên. Trong chương này chúng ta lần đầu tiên đọc về tình yêu trong Kinh thánh. Đây là tình yêu giữa cha và con trai. Và tình yêu này giữa Áp-ra-ham và Y-sác nói lên bức tranh của một tình yêu lớn hơn, cụ thể là tình yêu, từ cõi vĩnh hằng tồn tại giữa Đức Chúa Trời Cha và Con của Ngài.

Trong chương 24 chúng ta gặp tình yêu lần thứ hai. Đó là về tình yêu giữa đàn ông và phụ nữ. Tình yêu của Y-sác dành cho Rê-be-ca, là một bức tranh đẹp về tình yêu của Đấng Christ dành cho hội chúng của Ngài.

THỊNH VƯỢNG VẬT CHẤT-



Sự thịnh vượng là một chủ đề phổ biến đã được dệt vào thông điệp Cơ Đốc. Bởi vì nghe qua có vẻ rất đáng khích lệ, và có những câu Kinh Thánh dường như ủng hộ sự thịnh vượng. Nhiều giáo sư nổi tiếng đã thay thế giáo lý thịnh vượng cách thuần thục về sự ăn năn, thập giá và thực tế của địa ngục. Mong muốn được thịnh vượng của chúng ta mạnh mẽ đến mức chúng ta bị cuốn hút vào giáo lý này như một con thiêu thân lao vào ngọn lửa. Lời hứa về sự thịnh vượng, kết hợp với sự thuộc linh, mang lại hi vọng, giúp đỡ tài chính và mối quan hệ với Đức Chúa Trời cùng một lúc. Những người truyền giảng về sự thịnh vượng cũng cho chúng ta biết những gì chúng ta nên tin. Tiền đề việc giảng dạy sự thịnh vượng hay lời dạy về đức tin rằng:- vì Đức Chúa Trời là tốt lành, Ngài muốn con cái của Ngài sẽ thịnh vượng về sức khỏe, sự giàu có và hạnh phúc. Và bởi vì Ngài giàu có, Ngài có thể làm cho điều đó xảy ra. Thật  có thể khó khăn để tách thực tế Kinh Thánh khỏi lời bịa đặt nhân tạo như vậy. Kinh thánh thực sự dạy gì về sự thịnh vượng?

Chúng ta phải bắt đầu với sự thừa nhận rằng tất cả cõi sáng tạo thuộc về Đức Chúa Trời (Thi thiên 50:12). Ngài sở hữu tất cả mọi thứ, và đó là quyết định của Ngài về những gì Ngài làm (Ê-sai 45: 9; Giê-rê-mi 18: 6-10). Chúng ta cũng biết rằng Ngài tốt lành và mong muốn cho chúng ta những điều tốt đẹp (1 Sử ký 16:34; Thi thiên 100: 5). Món quà lớn nhất mà Đức Chúa Trời  đã ban tặng là Con của chính Ngài, Chúa Jesus  (2 Cô-rinh-tô 9:15; Giăng 3: 16-18).

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Nữ Tiên Tri Hun-Đa-



Ai là nữ tiên tri Hun-đa trong Kinh thánh? Nữ tiên tri Hun-đa sống ở Jerusalem dưới triều đại của vua Giô-si-a, người là một trong số ít những vị vua tốt, kính sợ Đức Chúa Trời của Giu-đa. Không có nhiều thông tin chi tiết về Hun-đa ngoài nơi cô sống và sự thật rằng cô là vợ của Sa-lum, con trai của Tô-cát, cháu của Hát-ra, quận thứ nhì (2 Sử ký 34:22).  Sa-lum là chú ruột của tiên tri Giê-rê-mi. Nhưng lời tiên tri của Hun-đa và những sự kiện kết thúc là khá tuyệt vời.

Trong những gì rõ ràng là một nhiệm vụ kế toán thông thường đang được thực hiện cho nhà vua, thầy tế lễ cao cấp, Hinh-kia, đã tìm thấy một bản sao của Sách Luật (đã bị mất) và mang đến cho nhà vua để đọc. Hinh Kia là bố của tiên tri Giê-rê-mi. Có lẽ đó là sách Phục Truyền. Các chi tiết của câu chuyện này cho thấy rõ rằng Sách Luật đã không được nhìn thấy trong nhiều năm, có lẽ là nhiều thế hệ. Sách Luật, được Đức Chúa Trời ban cho dân chúng qua Môi-se, là nền tảng của toàn bộ hệ thống tôn giáo và chính trị của Israel. Thực tế là nó có thể đã bị mất trong nhiều năm gần như không thể tưởng tượng được. Sự lãng quên Luật pháp cho thấy chiều sâu của sự bội giáo trong triều đại của hai vua Ma-na-se và A-môn.

GIA-CƠ—CON ANH-PHÊ-




Gia-cơ con của Anh-phê là ai? Gia-cơ con của Anh-phê là một trong mười hai sứ đồ của Chúa Jesus (Ma-thi-ơ 10: 2 - 3) và một trong ba người có tên là Gia-cơ được đề cập trong kinh Tân Ước. Anh ta được phân biệt với các Gia-cơ khác trong Kinh thánh bằng tên cha của mình. Trong thời Kinh Thánh, mọi người không có họ  (family name) như chúng ta có trong các nền văn hóa phương Tây. Họ thường được xác định bởi tên của cha và ông của họ. Chẳng hạn, Gia-cơ khác trong mười hai sứ đồ được mô tả là Gia-cơ, con trai của Xê-bê-đê, (Mác 3:17). Một Gia-cơ thứ ba được đề cập trong Kinh thánh là em của Chúa Jesus (Ga-la-ti 1:19), một người lãnh đạo trong Hội thánh Giê-ru-sa-lem (Công vụ 12:17; Ga-la-ti 2: 9) và là tác giả của sách Gia-cơ.

Gia-cơ, con trai của Anh-phê, cũng được gọi là Gia-cơ nhỏ (Mác 15:40). Từ ngữ  “nhỏ”  nên được hiểu là có nghĩa  một chút hay hay trẻ hơn. Một số phiên bản Kinh Thánh gọi ông là Gia-cơ trẻ tuổi hơn, nhưng từ ngữ này cũng có thể ám chỉ sự nhỏ bé về tầm vóc hoặc tầm quan trọng thấp hơn. Ngoài việc được liệt kê là một môn đệ, không có gì khác được biết về Gia-cơ, con trai của Anh-phê.

Hai Phụ Nữ Tên Là A-Đa-



Kinh thánh chép hai phụ nữ tên là A-đa. Người thứ nhất là A-đa, vợ La-méc, mà La-méc là cháu đời thứ 6 của Ca-in.

A-đa thứ hai là một trong ba người phụ nữ Ca-na-an mà Ê-sau lấy làm vợ (Sáng thế ký 36: 2). A-đa này là phụ nữ xứ Ca-na-an, con gái Ê-lôn, người Hê-tít. A-đa con gái Ê-lôn, người Hê-tít trở thành mẹ của con trai đầu lòng của Ê-sau, tên là Ê-li-pha  (Sáng 36:15). Ê-li-pha  sinh A-ma-léc, là cha đẻ của dân A-ma-léc, kẻ thù truyền kiếp của Israel (Dân Số 14:45).
Thông thường, khi nào Kinh Thánh đề cập đến tên một  người phụ nữ, đó là bởi vì cô ấy có ý nghĩa trong kế hoạch mở ra của Đức Chúa Trời. Trong các nền văn hóa gia trưởng cổ đại, phụ nữ thường ít được coi trọng so với tài sản sinh con trai thuộc sở hữu của một người chồng. Đức Chúa Trời thường truyền cảm thúc cho các nhà văn của loài người chép tên phụ nữ trong các gia phả, trong đó nâng cao địa vị của họ cho tất cả những người sau này sẽ đọc về họ.

MA-NA GIẤU KÍN-



Ma-na ẩn giấu được đề cập trong Khải Huyền 2:17 là gì? Trong một phần của thông điệp Chúa gửi đến hội thánh Bẹt -găm, chúng ta đọc, “Kẻ có tai, hãy nghe điều Linh nói cùng các hội-thánh. Cho kẻ thắng, Ta sẽ cho một ít ma-na giấu kín ..”

Cuốn sách Khải Huyền là một ví dụ về văn học mang tính khải thị, có tính biểu hiệu và đôi khi là những hình ảnh kỳ quái đang khi trình bày lời tiên tri. Ma-na giấu kín được đề cập trong bức thư gửi Hội thánh Bẹt-găm  là một ví dụ về biểu hiệu như vậy.

Nói một cách đơn giản, ma-na ẩn giấu là một bức tranh tượng trưng của Chúa Jesus Christ.. Khi ma-na lộ thiên của cuộc Xuất hành  duy trì và củng cố dân Y-sơ-ra-ên trong bốn mươi năm lang thang trên sa mạc, nên Chúa Jesus củng cố và duy trì chúng ta về mặt thuộc linh khi chúng ta bước qua cuộc đời này trên đường vào vương quốc. Chúa Jesus là  ma-na đến từ thiên đàng, nguồn cung cấp thuộc linh mà chúng ta cần--  và nó được hứa ban cho chúng ta.

ĐẤNG CHRIST LÀ NGƯỜI XÂY THÀNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI



Vào thời dân Israel đang bị lưu đày ở Ba-by-lon, Đức Chúa Trời đã hiện ra với tiên tri Ê-xê-chi-ên và chỉ cho ông một đền thờ mới. Đền thờ này được mô tả chi tiết trong Ê-xê-chi-ên chương 40-48. Thậm chí Đức Chúa Trời còn cho Ê-xê-chi-ên biết chính xác những kích thước của đền thờ. Người xây dựng đền thờ này chính là Đấng Christ. Ngài đã hiện ra với Ê-xê-chi-ên để chỉ cho ông công trình xây dựng đền thờ: "... Kìa, có một người hình dạng như người bằng đồng. Người ấy đứng ở cổng, tay cầm một sợi dây gai và một thước đo” (Ê-xê-chi-ên 40:3).

Đấng Christ đã hiện ra với Ê-xê-chi-ên như một người bằng đồng. Trong sách Khải Huyền chương 1, Giăng thấy bàn chân Chúa Giê-su cũng bằng đồng. Đồng trong Kinh Thánh có nghĩa là sự phán xét. Điều này cho thấy Giê-su Christ luôn gắn liền với sự phán xét. Ngài phán xét tất cả những gì không phù hợp với bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời. Đặc biệt là liên quan đến đền thờ Đức Chúa Trời, ngày nay là Hội Thánh. Ngày nay, các Cơ Đốc nhân thường có xu hướng mang những điều và phương pháp của thế gian như âm nhạc, tiền bạc, sự tôn kính con người, giải trí i, v.v. vào Hội Thánh hoặc chấp nhận những thứ ấy. Nhưng Chúa Giê-su không chấp nhận bất cứ điều gì trong Hội Thánh của mình mà không tương ứng với bản chất của Ngài. Chúng ta có thể thấy điều này trong Ê-phê-sô 5:27: “nhằm trình diện trước mặt Ngài một Hội Thánh vinh hiển, không vết, không nhăn, không gì giống như vậy, nhưng thánh sạch và toàn hảo".

Si-môn Xê-lốt




Si-môn Xê-lốt là ai? Si-môn Xê-lốt là một trong những môn đệ của Chúa Jesus. Nói chung, một người nhiệt tâm là bất cứ ai nhiệt thành ủng hộ một nguyên nhân cụ thể nào đó. Vì chữ “xê-lốt” có nghĩa nhiệt thành, phấn nhuệ.

Trong bối cảnh của Tân Ước, những người Xê-lốt  là một đảng nhiệt thành vì sự độc lập của người Do Thái và vứt bỏ sự cai trị của đế quốc La Mã. Họ hi vọng sẽ thực hiện được điều này bằng cách kích động nhân dân nổi loạn, đẩy người La Mã khỏi Israel và thiết lập một nền quân chủ thần quyền theo luật pháp Môi-se. Họ cũng được biết là nhắm vào những người Do Thái có thiện cảm với Rome. Cả sử gia Josephus và sách Talmud đều có cái nhìn tiêu cực về chủ nghĩa cuồng tín của người Xê-lốt.