Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Sáng Thế Ký là câu chuyện có thật hay không?



“Hơn 20 năm về trước, một cuốn sách nhỏ in tại Hong Kong nhan đề, “Sáng Thế Ký và chữ viết Trung Hoa” đã lọt vào tay tôi. Tôi nhận thấy nội dung nó quá thích thú. Các chữ viết Tung Hoa được giải phẩu và bày tỏ cách kinh ngạc các câu chuyện trong các chương đầu tiên của Sáng thế ký”.

“Do sự nghiên cứu riêng tư của tôi vào lịch sử ngôn ngữ viết của Trung Hoa qua nhiều luận án bằng Anh văn mà tôi tìm thấy ở thư viện Hoa Nhật Yenching Harvard, tôi nhận thấy thời gian tạo ra chữ chữ viết Trung Hoa hồi nguyên thủy là khoảng năm 2500 T.C.N. Niên hiệu nầy có tính khiêu khích, vì nó hoàn toàn trùng hợp cách chặt chẽ với thời gian (năm 2218 T.C.N) có sự phân tán vĩ đại của các chủng tôc từ tháp Babel, như được tính toán từ các bảng gia phả trong sự nghiên cứu niên đại học mới đây”. Đoạn văn trên đây trích từ lời tựa của quyển sách “The discovery of Genesis” của bác sĩ Ethel R. Nelson và mục sư C.H.Kang, trên mạng.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Thành phố có các nền tảng—6

Xe ngựa lủa quanh Elisha

Chương 6 - Thành phố - Chỗ của sự cai trị thuộc thiên

"Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Kìa là thành Giê-ru-sa-lem, ta đã đặt nó giữa các dân tộc, và các nước bao xung quanh nó" (Ezekiel 5:5).

Chúng ta đã theo dấu Jerusalem từ Melchizedek, vua thành Salem, đến David, vị vua vĩ đại, và sau đó đến Sách Khải huyền, đến Jerusalem mới. Sự cai trị luôn luôn ở trên trời. Đó là thực tế được đặt ra trong các tiêu biểu và các biểu hiệu, và bằng nhiều cách khác, và cũng được trực tiếp tuyên bố.

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

DẪN LUẬN SÁCH THI THIÊN

Ezra đọc Kinh Thánh cho dân chúng nghe

Thi thiên không phải là sách giáo lý hay bất cứ loại dạy dỗ nào. Đó là sách sự khải thị thần thượng bao gồm các biểu lộ, tình cảm, cảm xúc, ấn tượng, kinh nghiệm của các người kỉnh kiền về:- (1) Đức Chúa Trời và cách Ngài xử lý với họ; (2) luật pháp của Đức Chúa Trời như lời thánh với sự khải thị thần thượng; (3) nhà Đức Chúa Trời, đền thờ, núi Si ôn, mà đền thờ tọa lạc trên đó, như trung tâm chỗ cư trú của Đức Chúa Trời trên trái đất; (4) thành thánh của Đức Chúa Trời, Jerusalem, như sự che chở bao quanh của nhà Đức Chúa Trời; (5) dân thánh Đức Chúa Trời, Israel, như tuyển dân yêu dấu giữa vòng các nước; (6) tình yêu của Israel đôi với Đức Chúa Trời, các nỗi đau khổ của họ chịu đựng dưới các sự xử lý của Đức Chúa Trời và hoàn cảnh của họ; (7) sự lưu đày của họ, và (8) sự cảm tạ và ngợi khen của họ dâng lên Đức Chúa Trời của họ, mà họ đã nếm biết và vui hưởng được. Qua các lời diễn tả kỉnh kiền của các tác giả thi thiên, Đấng Christ được khải thị và hội thánh như nhà Đức Chúa Trời và thành phố Đức Chúa Trời được tiêu biểu.