Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

GẦN TẬN THẾ-

Môi trường thế giới thật tăm tối,
Hê-nóc đồng đi với Chúa Trời,
Loài người bất kỉnh đê tồi,
Chứng nhân Hê-nóc rao lời sấm ngôn.
.
A-đam Hê-nóc còn trao đổi,
Nô-ê quen biết với Áp-ram,
Lưu truyền lời Chúa siêu phàm,
Răn đe hậu tự đừng ham thói đời.
.
Hê-nóc giảng mọi người mình gặp,
Về đại họa đang sắp xảy ra,
Người cần sám hối sâu xa,
Kẻo khi đại biến khó mà thoát thân.
.
“Mê-tu-sê-la tròn cuộc sống,
Thì đại họa giáng xuống ngay,
Người người ghi nhớ lời nầy:
Khi con tôi chết họa tai đến liền!”.
-
Đúng như thế năng quyền lời giảng,
Khi Nô-ê mai táng cụ ông,
Một cơn lũ lụt nổ bùng,
Cuốn đi nhân loại vô cùng ghê thay.
-
Đại nạn cuối cùng nay mai đến,
Bạn tin mình được biến hóa chăng,
Trước cơn đại nạn kinh hoàng,
Lên trời gặp Chúa hội đoàn thánh dân.
.
Nhiều năm đồng đi cùng với Chúa,
Tâm tính biến đổi nữa mới nên,
Là bằng chứng được cất lên,
Phải chăng đời bạn ưu tiên thế nầy.
Minh Khải

Tránh Mặt và Chạy Lại Đón

 -Xuất Hành 34:29-30

"Khi từ trên núi Si-nai xuống, với hai bảng Giao Ước trong tay, Môi-se không biết rằng mặt ông sáng rực vì ông đã trò chuyện với CHÚA. Khi A-rôn và toàn dân Y-sơ-ra-ên thấy mặt Môi-se sáng rực thì sợ không dám đến gần ông".
-- Mác 9: 2, 14, 15-
"Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem riêng Phê-rơ, Gia-cơ và Giăng lên một ngọn núi cao, rồi Ngài hóa hình[a] trước mặt họ.
Khi xuống đến chỗ các môn đệ khác, Đức Giê-su và ba môn đệ thấy đoàn dân đông vây quanh, cũng có các giáo sư Kinh Luật đang tranh luận với các môn đệ ấy Vừa thấy Ngài, cả đám đông rất ngạc nhiên chạy đến đón".
-
Các bạn có lưu ý thấy một nghịch lí ở đây không? Cả Môi se và Chúa Giê-su đều có mặt mày sáng rực, nhưng khi Môi se xuống núi, thì dân chúng sợ hãi Môi se không dám đến gần. Còn khi Chúa Giê su xuống núi, người ta nhìn mặt Ngài và ngạc nhiên, rồi ùn ùn chạy lại đón Ngài.
Tại sao?
Môi se tượng trưng người thánh, thiêng liêng của Chúa, nhưng con người của luật pháp hình sự, không có tình thương, không có đức thương xót, ông đến để chỉ tội, để lên án anh em minh.
Chúa Giê su đại diện cho dân thánh đầy ân điển Chúa, thu hút người khác đến với Chúa, không hề xua đuổi ai.
Bạn là một Môi se gây khiếp sợ trong vòng dân Chúa hay bạn giống như Chúa Giê xu thu hút con dân Chúa đến với Đức Chúa Trời??
Khải Đạo--9-2-2021

THẰNG NẰM MỘNG-

Sáng thế kí 37: 18-19

"Thoáng thấy Giô-sép từ đằng xa và trước khi cậu đến gần thì các
anh đã lập mưu giết cậu. Họ bàn với nhau: “Thằng nằm mộng đến kìa!"
Thấy chiêm bao trong giấc ngủ, nếu là chiêm bao từ Chúa thì đó là khải tượng, tầm nhìn, dị tượng hay sự hiện thấy của Chúa ban cho.
Vì Giô sép thật thà kể lại hai điềm chiêm bao thần thượng của mình, nên 10 ông anh của ông đặt cho ông biệt danh, cho một nickname là : Thằng Nằm Mộng.
- --Ông thấy 11 bó lúa kia, ngụ ý 11 anh em ông, sấp mình trước bó lúa của ông.
--Ông thấy mặt trời, mặt trăng đều sấp mình trước mặt ông, ngụ ý cha mẹ và toàn bộ anh chị em.
Thi thiên 105 :15-23 giải thích hai khải tượng của Giô sép đã ứng nghiệm như sau:
"Ngài khiến nạn đói xảy đến trong xứ Và làm cạn nguồn lương thực. Nhưng Ngài sai một người đi trước dân Y-sơ-ra-ên Là Giô-sép, bị bán làm nô lệ. Người ta tra chân ông vào cùm, Buộc xích sắt vào cổ Cho đến khi điều ông nói trở thành sự thật.
Lời của Đức Giê-hô-va đã minh chứng cho ông. Vua truyền tha Giô-sép, Người cai trị các dân tộc phóng thích ông. Vua lập ông làm người cai quản triều đình, Quản trị tất cả tài sản mình. Ông có thẩm quyền trên các triều thần, Và dạy sự khôn ngoan cho các trưởng lão. Bấy giờ, dân Y-sơ-ra-ên cũng đến Ai Cập; Gia-cốp kiều ngụ trong xứ Cham. ".
-
Người nào tiếp nhận được sự khải tượng cũng sẽ được Chúa ban cho sự khôn ngoan và ân tứ quản trị.
Lời Chúa đã trắc nghiệm và minh chứng rằng Giô sép là người Chúa chọn cho công việc đại sự thời kì đó.
Tôi xin hỏi bạn:
--Bạn có được khải tượng nào mà bạn dám giành làm Tổng quản nhiệm một Giáo hội?
-- Bạn có được chiêm bao thần thượng về chức vụ mục tử, tiên tri của mình chăng, hay đó là con đường mưu sinh tự chọn của bạn?
--Chúa có hiện ra bảo bạn củng cố cho vấn đề vâng giữ Ngày sa bát không?
--Chúa có cho bạn sự hiện thấy là phải cổ xúy, đẩy mạnh phong trào nói tiếng lạ vô nghĩa, là nói độc âm một chữ, không ai giải nghĩa--- mà cứ nên nói mạnh mẽ hàng giờ trong chỗ tư riêng không??
Nếu bạn không được chiêm bao thần thượng của Chúa hướng dẫn mọi sinh họat, mà bạn lại tự thị, tự biên tự diễn như vậy, thì bạn do ma quỷ điều động rồi đó.
.Châm Ngôn 29:18
Ở đâu không có khải tượng, dân chúng phóng túng
-- Khải tượng của Chúa điều động bạn hay các tà linh dẫn đắt Bạn???
M. K. 9-2-2021-

NHỮNG AI ĐANG CAI TRỊ THẾ GIỚI?

 Ai cai trị thế giới?

Epheso 6:12 chép, "Vì chúng ta tranh đấu chẳng phải với thịt và huyết, bèn là với chấp chánh, với quyền bính, với bá chủ của đời tối tăm nầy, với lũ tà linh độc ác ở thiên không".
"For we wrestle not against flesh and blood, but against principalities, against powers, against the lords of this age, rulers of this darkness, against spiritual wickedness in the heavens."
Câu "bá chủ của đời tối tăm nầy" theo nguyên văn Hi lạp là: "the world- rulers of this darkness".
Tín đồ thường không hiểu danh từ "the world- rulers" (kosmokratoras) của sa tan đang đứng phía sau các nguyên thủ trên cả trái đất hiện nay.
Đa ni ên 10 cho chúng ta thấy lời của thiên sứ trưởng Gáp-ri-ên nói về hai vua của Ba tư (Iran) và Hi lạp vào thời của Đa ni ên, đang cản đường Gáp ri ên đến cùng Đa ni ên, bày tỏ rõ ràng rằng hai vua thiên thần ác đó là hai nhà cai trị (world- rulers) do sa tan bố trị đứng phía sau hai đế quốc Ba tư và Hi lạp trong thế kỉ thứ 7 TCN.
Thế thì có các thiên sứ ác đang ở hậu trường của mọi quốc gia địa cầu hiện nay.
Nhưng sách Khải huyền 19: 6 chép, "Ha-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta, là Đấng Toàn năng, đang làm Vua".
Theo nguyên văn Hi lạp, nên dịch câu nầy là: "Ha-lê-lu-gia! Vì Chúa là Đức Chúa Trời của chúng ta, là Đấng All-Ruler đang trị vì". Chữ "Đấng Toàn Năng" không dịch đúng theo nguyên ngữ, đó là pantokratōr-- The All Ruling, The All-Ruler-- Đấng Thống Lĩnh, Nhà Cai trị trên tất cả.
Chúa Đấng Thống Lĩnh nầy đang trị vì bên trên các world- rulers của sa tan trên mọi nước thế giới.
Nhưng Chúa giao quyền trị vì nầy cho các thánh đồ trưởng thành thuộc linh đang sống tại mỗi nước trên trái đất hiện nay, như Thi thiên 149:5-9 chép, "Nguyện những người kính sợ Chúa vui mừng trong vinh hạnh này; Họ sẽ ca hát vui vẻ ngay trên giường mình. Nguyện lời tung hô Đức Chúa Trời nơi miệng họ; Một thanh gươm hai lưỡi nơi tay họ; Để trả thù các nước Và trừng phạt các dân; Để trói các vua chúng nó bằng xiềng Và cột những kẻ quí tộc của họ bằng xích sắt; Để thi hành án phạt đã ghi cho chúng. Đây là sự vinh quang cho tất cả những người kính sợ Chúa"
Thơ Hê bơ rơ 11: 33 cũng bày tỏ, "Nhờ đức tin, họ đã chiến thắng các vương quốc"
Thưa các bạn, ai là những nhà cai trị thuộc linh nầy tại các nước nào đó hôm nay? Bạn có thể nhận ra họ chăng? Đây là một câu đố của thời đại.
Ông C. F. Richter đã viết một bài Thánh ca diễn tả về các nhà cai trị ẩn giấu nầy cách rất thâm thúy, tôi xin trích dẫn hai câu như sau:
"They walk upon the earth, and dwell in heaven,
Though pow’rless, guard the world with arms unseen;
Deep peace to them in midst of strife is given,
And all they wish they have, though poor and mean.
Storms beat them, but may not destroy,
Fast rooted in eternal joy;
They walk as in the shade of death,
Yet living on in silent faith"
-
"When Christ their Life shall be made manifest,
When He shall come with all His pow’r to rule,
Their glory, hidden long, shall be confessed;
Arise and shine! O bright and beautiful!
With Christ ye shall ascend on high,
Victorious in His victory—
The hidden light shall shine afar,
Each saint an everlasting star".
-
Tôi xin tạm dịch:
"Đường đời xuôi ngược, thế vẫn trời cao cư trú,
Bạc nhược, nhưng kiềm thế giới bằng tay không thấy,
Vẫn bình tịnh mãi giữa chốn cạnh tranh thế gian,
Mong muốn chi luôn được, tuy quá thô, nghèo hèn.
Cuồng phong xông hãm, chẳng sao tiêu diệt,
Sự mừng vui vĩnh cửu đứng an bằng,
Bóng rợp sự chết vẫn phải bước qua,
Nhưng sống thêm lên trong niềm vui lặng.
.-
Chừng Ngài lai hồi, với hết quyền năng cai quản,
Là ngày Christ, sự sống của họ phô ra rõ,
Chính họ lộ rõ sắc thái sự vinh hiển cao,
Ô sáng trưng, xinh lịch! Mau dấy lên soi lòa!
Cùng Christ thăng đến đỉnh cao trên trời,
Nhờ sự vinh thăng Chua, ta chinh phục,
Chói lòa sự sáng ẩn giấu rất xa,
Dân thánh như sao muôn đời soi lòa.
-
Kết luận,
Tóm lại, khi có cuộc phân tán các dân theo các thư tiếng sau tháp Ba bên và xây dựng các nước trên trái đất, sa tan đã bổ nhiệm các world-rulers của hắn, cai trị phía sau hậu trường các nước. ngót 45 thế kỉ vừa qua.
Chúa Giê su đã giải giáp các quỷ, đã phế thải quyền cai trị của sa tan tại thập tự gía 2000 năm rồi (Colose 2: 15, Hê 2:14).
Đức Chúa Trời của Bê tên hiện ra bảo cùng Gia côp trên đường ông từ nhà bố vợ là La ban trở về quê quán, đất Ca na an. Ông nghe tiếng Chúa, sau đó nói lại cùng cả gia đnh, họ đầy lắng nghe lời ông và đồng ý làm theo lời ấy---đi lên Bê tên.
2/-Giô suê 1:1-2, 10-11--- Joshuah 1
Sau khi Môi-se, đầy tớ Đức Giê-hô-va qua đời. Đức Giê-hô-va phán dạy Giô-suê, con trai của Nun, phụ tá của Môi-se: “Môi-se, đầy tớ Ta, đã chết, bây giờ con và tất cả dân chúng hãy sẵn sàng đi qua sông Giô-đanh, vào xứ mà Ta sắp ban cho dân Y-sơ-ra-ên.
Vậy, Giô-suê ra lệnh cho các người lãnh đạo của dân chúng: “Các ngươi hãy đi khắp toàn quân và bảo dân chúng: ‘Hãy sắm sửa lương thực. Vì ba ngày nữa các ngươi sẽ từ đây vượt qua sông Giô-đanh để vào chiếm hữu xứ mà CHÚA, Đức Chúa Trời các ngươi ban cho các ngươi.’ ”
Trước tiên Chúa bảo Giô suê đưa dân qua sông Giô đanh để chiếm hữu xứ Ca na an, Giô Suê nghe rõ tiếng Chúa, truyền lịnh lại cho các quan trưởng, họ lắng nghe lời ông và làm theo.
--
Ngày nay dân Chúa , vì lòng kỉnh kiền, nên lắm khi nghe tiếng mục tử mình giảng dạy, mà mục tử đó lắm khi không nghe tiếng Chúa mà giảng lời theo tư tưởng hư không, ý tưởng bản ngã xác thịt.
Có lắm mục tử nghe tiếng của tà linh dối gạt, rồi giảng lại cách hùng biện cho bầy chiên.
Ê-li-pha, bạn của ông Gióp, là một giảng sư hùng biện. Ông thú nhận kinh nghiệm mình nghe và thấy tà linh cảm thúc ông giảng như sau:
Gióp 4:12-16,-- (Job 4:12-16) "Một sứ điệp đến với tôi cách huyền bí,
Tai tôi thoáng nghe tiếng thì thầm. Khi tư tưởng lộn xộn vì ác mộng ban đêm, Khi loài người say sưa trong giấc ngủ mê man, Sự kinh hãi xâm nhập tôi khiến tôi rùng mình, Toàn thân tôi run lên vì sợ. Một hơi gió lướt ngang qua mặt tôi, Khiến cho lông trên người tôi dựng đứng lên. Có một hình dạng dừng lại, Tôi nhận không ra Một dáng người lộ ra trước mắt tôi. Giữa cảnh im lặng, tôi nghe một giọng nói:----rằng...."
Bạn ơi hãy thử nghiệm, hãy suy xét, hãy cầu nguyện để cảm nhận tiếng của các thầy giảng ngày nay có phải là tiếng nói từ Chúa hay không? Họ có giảng bài gì đó, thì bài đó có xuất phát từ Chúa không hay từ các quỷ. Vì Phao lô cảnh cáo chúng ta về "các linh lừa dối và đạo lý của ác quỷ" (! Tim 4:1)
M.K. 9-2-2021-
-

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

DÂN PHỤC HỒI QUAY TRỞ LẠI BABYLON-

 Xưa kia thủy tổ dân Israel là Abraham có quê quán ở thành Ur, đất Babylon. Ông đã ra khỏi Babylon theo tiếng gọi của Chúa để đến đất Canaan tạo lập được một dân tộc và quốc gia ở ngoài Babylon, xứ thờ thần tượng. Nhưng vào thế kỷ thứ tám trước Công nguyên, khi Israel sa ngã, hư hoại, họ đã bị cưỡng bách trở về Babylon. Sau đó, chỉ có một thiểu số được hồi hương về quê cũ, còn đại đa số dân Israel vẫn còn tản lạc đến đầu cùng trái đất đến ngày nay.

Vào khoảng năm 1516, Chúa dấy lên Martin Luther cải chánh hội thánh. Khoảng thời gian đó ông có viết một tác phẩm, nhan đề “Hội thánh bị lưu đày sang Babylon”. Martin Luther ám chỉ mẫu hội trong thời đại ông là Babylon tôn giáo.
Sứ đồ Giăng, vào năm 100 S. C., nhận được sự khải thị của Chúa nên đã viết rành rẽ về hai Babylon trong sách Khải thị. Chương 17 ông miêu tả Babylon tôn giáo, là mẫu hội mà Luther nhận biết, còn trong chương 18 , Giăng phô diễn về Babylon chính trị kinh tế.
Cám ơn Chúa, sau 500 năm, hậu tự, bông trái của Martin Luther càng lúc càng sinh sôi nẩy nổ đông vầy trên trái đất đến hôm nay, trong nhiều hệ phái khác nhau.
Kinh thánh luôn luôn chép các lẽ thật, các sự thật hằng hữu theo cách có hai diện. Hội thánh Thi-a-ti-rơ trong Khải thị chương 2 là hội thánh của dân Babylon, dù dạng bên ngoài rất bội đạo, nhưng bên trong vẫn có một số tôi tớ Chúa sống trong đó, vì theo thời gian 500 năm qua, họ cũng được khôi phục phần nào đó có tính tích cực. Nhưng họ chỉ là sự biến dạng của Babylon, của mẫu hội mà thôi. Nên Chúa vẫn gọi họ là hội thánh.
Chúa đã dùng Martin Luther, John Nelson Darby, Watchman Nee...v..v..đem thánh đồ ra khỏi Thi-a-ti-rơ.. và sự khôi phục trong thế kỷ 21 nầy đã đạt đến-- theo lời nhiều người tuyên bố--đã trở về đúng với hội thánh thời các sứ đồ--mệnh danh là các hội thánh khôi phục (!?).
Nhưng các bạn ơi, theo sự quan sát của một số người , chớ không phải chỉ của tôi, --thì các hội thánh hô la mình là Sự khôi phục, thì thảm thay ngày nay lại đã quay đầu trở lại Babylon, sống theo nguyên tắc Babylon, mà đa số thánh đồ đã bị bệnh hoang tưởng không hề nhận biết như vậy, còn các nhà lãnh đạo, dù có thể đã thấy phần nào, nhưng lở leo lên lưng cọp rồi, nay không đủ khả năng nhảy xuống và xoay chuyển hướng đi của guồng máy vô cơ được.
Sau đây tôi xin khách quan trình bày vài triệu chứng, vài dấu hiệu về đoàn dân khôi phục đang quay đầu trở lại Babylon:
1. Thống nhất hóa mọi địa phương, các điểm nhóm để qui hướng vào một quyền lãnh đạo của con người, như phục hồi quyền lực giáo hoàng lần nữa.
2. Thánh đồ sống trong bầu không khi bị khủng bố, theo dõi nên lúc nào họ cũng sợ bị đuổi ra khỏi hội thánh, vì được nhồi nhét rằng không có chỗ nào khác là hội thánh.
3. Lấy các khẩu hiệu như “dòng chảy”, “chức vụ”, “Thân Thể”, “Người Mới hoàn vũ” để làm thước đo, hầu tẩy chay, loại trừ, không tiếp nhận người khác..
4. Thánh đồ được đổ đầy tri thức lời Chúa đến mức siêu đẵng, nhưng không thực hành nỗi, sinh ta phong cách kiêu căng, như dân Lao-đi-xê. Thánh đồ trở thành Cơ Đốc nhân bonsai, nói lời Chúa, giảng Kinh thánh như người máy, nói không cần suy nghĩ, không cần quyết định, vì có lệnh là “không được có ý kiến”.
5. Biến tín đồ địa phương thành tín đồ của tổng hội, cứ ngong ngóng đi nhóm hội đồng, chứ không lo xây dựng, gắn kết với ai tại địa phương mình. Cái mà họ ước mơ và thực hành là “nếp sống Thân thể hữu cơ” thì thê thảm thay đó chỉ là nếp sống của một tổng hội có tổ chức chặt chẽ.
Tôi viết những lời nầy không nhằm đã kích hay bôi nhọ cá nhân nào, mà chỉ nói lên sự trăn trở về tình trạng dân thánh mà đã được Martin Luther giải phóng ra khỏi Babylon, bằng máu, nước mắt, nhiều lao khổ hi sinh không diễn tả nỗi, nay lại mù mờ quay lại Babylon, là hội thánh Thi-a-ti-rơ đã được cập nhật của thời đại hôm nay. Đáng tiếc lắm thay!

NGHỆ THUẬT CHỐI QUANH ĐIÊU LUYỆN CỦA A-RÔN-

 NGHỆ THUẬT CHỐI QUANH ĐIÊU LUYỆN CỦA A-RÔN-

Xuất 4:14, “Đức Giê-hô-va bèn nổi giận cùng Môi-se mà phán rằng: Có phải A-rôn, người Lê-vi, là anh ngươi chăng? Ta biết người đó có tài nói giỏi, và kìa, người đương đi đến đón ngươi kia; khi thấy ngươi, chắc sẽ vui mừng trong lòng”.
Xuất 32:1-6, 21-25,” Dân chúng thấy Môi-se ở trên núi chậm xuống, bèn nhóm lại chung quanh A-rôn mà nói rằng: Nào! Hãy làm các thần để đi trước chúng tôi đi, vì về phần Môi-se nầy, là người đã dẫn chúng tôi ra khỏi xứ Ai-cập, chúng tôi chẳng biết điều chi đã xảy đến cho người rồi. A-rôn đáp rằng: Hãy lột những vòng vàng đeo nơi tai vợ, con trai và con gái các ngươi đi, rồi đem lại cho ta. Hết thảy đều lột vòng vàng nơi tai mình mà đem lại cho A-rôn; người nhận lấy nơi tay họ, và dùng đục làm thành một bò con đúc. Dân chúng nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên! Nầy là các thần của ngươi đã đem ngươi ra khỏi xứ Ai-cập. A-rôn thấy vậy, bèn lập một bàn thờ trước mặt tượng bò đó; đoạn, người la lên rằng: Sáng mai sẽ có lễ tôn trọng Đức Giê-hô-va! Sáng mai dân chúng bèn thức dậy sớm, dâng các của lễ thiêu và lễ thù ân; ngồi mà ăn uống, đoạn đứng dậy mà vui chơi—
Môi-se bèn nói cùng A-rôn rằng: Dân nầy làm chi anh, mà anh xui cho chúng phạm tội nặng dường ấy? A-rôn đáp rằng: Xin chúa tôi đừng nổi giận, chúa biết rằng dân nầy chuyên làm điều ác! Họ có nói cùng tôi rằng: Hãy làm các thần đi trước chúng tôi; vì về phần Môi-se nầy, là người đã dẫn chúng tôi ra khỏi xứ Ai-cập, chúng tôi chẳng biết có điều chi xảy đến cho người rồi. Tôi bèn nói cùng chúng rằng: Ai có vàng hãy lột ra! Họ bèn đưa cho tôi, tôi bỏ vào lửa, và bởi đó thành ra bò con nầy”,A-rôn không đủ sức nói “phải” hay nói “không”, nên ông chỉ còn cách thứ ba là chối quanh cách quỉ quyệt.
Phục 9:20, “Đức Giê-hô-va cũng nổi giận phừng cùng A-rôn, đến đỗi muốn giết người; song ta cũng cầu nguyện cho A-rôn trong lúc đó”. Câu nầy chứng tỏ A-rôn là thủ phạm vụ thờ bò con vàng”.
-
A-rôn lớn hơn Moses 3 tuổi. Chúa nhận xét rằng ông là người nói giỏi. Khi còn sống ở Ai-cập, ông đã học được kỷ thuật đúc tượng tài giỏi.
Chúa phán cùng Moses, A-rôn thay mặt Moses nói lại cùng dân chúng. Chúa phán cùng Moses “Ấy là người đó sẽ nói cùng dân chúng thế cho ngươi, dùng làm miệng ngươi, còn ngươi sẽ dường như Đức Chúa Trời cho người vậy” (4:16).
A-rôn là phát ngôn nhân của Moses, cũng như Giăng báp-tít chỉ là tiếng kêu (âm thanh) trong hoang mạc, còn Chúa Jesus là Lời, là nội dung của tiếng kêu trong đồng hoang ấy.
Xuất 32:3-6 chép, “ Hết thảy đều lột vòng vàng nơi tai mình mà đem lại cho A-rôn; người nhận lấy nơi tay họ, và dùng đục làm thành một bò con đúc”. Chữ cái “đục” ở đây theo nguyên văn là tool ( dụng cụ)- có lẽ là khuôn đúc con bê vàng. Nhưng đến câu 24, khi Moses cật vấn, ông giảo hoạt chối quanh, “Tôi bèn nói cùng chúng rằng: Ai có vàng hãy lột ra! Họ bèn đưa cho tôi, tôi bỏ vào lửa, và bởi đó thành ra bò con nầy” (tiếng Anh là: “I threw it into the fire, and this calf came out”.
Làm sao con bò con từ trong lửa nhảy ra, nếu không do ông đổ vàng lỏng vào khuôn chứ? Thật là giảo hoạt nói trớ, chối quanh tài giỏi. Chính ông tạo con bò con theo yêu cầu của dân chúng, làm vừa lòng dân chúng, nhưng ông không dám nhìn nhận sự thật về việc làm của mình.
Phục 9: 2O), “Đức Giê-hô-va cũng nổi giận phừng cùng A-rôn, đến đỗi muốn giết người; song ta cũng cầu nguyện cho A-rôn trong lúc đó”. Câu nầy chứng tỏ A-rôn là thủ phạm vụ thờ bò con vàng.
Các bạn ơi,
A-rôn không chống lại bản ngã mình, không để cho nó chết mà tìm cách chối quanh, vẽ đường cho bản ngả chạy trốn trước mặt Moses. Bạn có hành động như vậy không? Chúa Jesus nói hễ phải thì nói phải, không thì nói không, ngoài hai điều đó ra, nếu nói gì thì cũng đều là lời nói dối, của quỉ dữ.
Tôi đã gặp rất nhiều tôi tớ và con dân của Chúa nói quanh để chạy tội cho bản ngã mình. Khi bị lâm vào thế bí, họ sợ bị kết tội, họ nói, “tôi quên rồi”. Đó là cách nói quanh giảo hoạt do Satan, cha của sự nói dối truyền dạy. Họ không đủ sức nói “phải”, vì sợ trách nhiệm về hành động, lời nói đã qua của mình, nhưng cũng không dám nói “không”, vì lương tâm họ báo việc đó là có thật. –nên buộc lòng họ phải theo cách chối quanh quỉ quyệt của người con thứ ba chối quanh tài giỏi của Satan, là Ca-in. Ông ta nói trả treo với Chúa “tôi là kẻ giữ em tôi sao?”. TÔI QUÊN RỒI LÀ THƯỢNG SÁCH!
Xin Chúa cứu bạn khỏi nghệ thuật chối quanh điêu luyện nầy. Nhân Danh Đức Chúa Trời là Đấng không nói dối (Tít 1: 2: - God, who cannot lie)—tôi tuyên bố đáng rủa sả cách chối quanh của ai như vậy!
-
Dường như Moses đã cầu nguyện :
“Biết anh tôi còn chối quanh,
Chúa ôi, tôi buồn biết bao,
Ý tâm anh dời đổi nhanh,
Mặt tôi cúi, không kiêu ngạo.
Giao lời A-rôn chu tất,
Đâu giúp anh kinh nghiệm nhất,
Xin tha cho anh khỏi tội
Để anh phụng cung Chúa vui”.
Khải Đạo-

NGHE NGƯỜI ĐÃ NGHE CHÚA-

 1/- Sáng thế kí 35: 1-5: --Geneis 35

"Đức Chúa Trời bảo Gia-cốp: “Con hãy lên định cư tại Bê-tên, và lập một bàn thờ cho Đức Chúa Trời là Đấng đã hiện ra gặp con lúc con đang chạy trốn Ê-sau, anh con!”
Gia-cốp thuật lại cho cả gia nhân quyến thuộc và căn dặn: “Hãy từ bỏ hết các thần ngoại bang, dọn mình cho thanh sạch và thay quần áo đi! Chúng ta hãy đứng dậy, lên Bê-tên; tôi sẽ lập một bàn thờ cho Đức Chúa Trời là Đấng nhận lời tôi trong ngày hoạn nạn và ở cùng tôi trong các chặng đường đời.” Họ liền nộp cho Gia-cốp các tượng thần đang cất giấu và các đôi bông tai họ đang đeo. Gia-cốp đem chôn hết dưới gốc cây sồi tại Si-chem. Gia đình Gia-cốp nhổ trại ra đi".
Đức Chúa Trời của Bê tên hiện ra bảo cùng Gia côp trên đường ông từ nhà bố vợ là La ban trở về cùng quê quán, đất Ca na an. Ông nghe tiếng Chúa, sau đó nói lại cùng cả gia đnh, họ đầy lắng nghe lời ông và đồng ý làm theo lời ấy---đi lên Bê tên.
2/-Giô suê 1:1-2, 10-11--- Joshuah 1
Sau khi Môi-se, đầy tớ CHÚA qua đời. CHÚA phán dạy Giô-suê, con trai của Nun, phụ tá của Môi-se: “Môi-se, đầy tớ Ta, đã chết, bây giờ con và tất cả dân chúng hãy sẵn sàng đi qua sông Giô-đanh, vào xứ mà Ta sắp ban cho dân Y-sơ-ra-ên.
Vậy, Giô-suê ra lệnh cho các người lãnh đạo của dân: “Các ngươi hãy đi khắp toàn quân và bảo dân chúng: ‘Hãy sắm sửa lương thực. Vì ba ngày nữa các ngươi sẽ từ đây vượt qua sông Giô-đanh để vào chiếm hữu xứ mà CHÚA, Đức Chúa Trời các ngươi ban cho các ngươi.’ ”
Trước tiên Chúa bảo Giô suê đưa dân qua sông Giô đanh để chiếm hữu xứ Ca na an, Giô Suê nghe rõ tiếng Chúa, truyền lịnh al5i cho các quan trưởng, họ lắng nghe lời ông và làm theo.
--
Ngày nay dân Chúa , vì lòng kỉnh kiền, nên lắm khi nghe tiếng mục tử mình giảng dạy, mà mục tử đó lắm khi không nghe tiếng chúa mà giảng lời theo tư tưởng hư không, ý tưởng bản ngã xác thịt.
Có lắm mục tử nghe tiếng của tà linh dối gạt, rồi gỉang lại cách hùng biện cho bầy chiên.
Ê-li-pha, bạn của ông Gióp, là một giảng sư hùng biện. Ông thú nhận kinh nghiệm mình nghe và thấy tà linh cảm thúc ông giảng như sau:
Gióp 4:12-16,-- (Job 4:12-16) "Một sứ điệp đến với tôi cách huyền bí,
Tai tôi thoáng nghe tiếng thì thầm.
13 Khi tư tưởng lộn xộn vì ác mộng ban đêm,
Khi loài người say sưa trong giấc ngủ mê man,
14 Sự kinh hãi xâm nhập tôi khiến tôi rùng mình,
Toàn thân tôi run lên vì sợ.
15 Một hơi gió lướt ngang qua mặt tôi,
Khiến cho lông trên người tôi dựng đứng lên.
16 Có một hình dạng dừng lại,
Tôi nhận không ra.
Một dáng người lộ ra trước mắt tôi.
Giữa cảnh im lặng, tôi nghe một giọng nói:----rằng...."
Bạn ơi hãy thử nghiệm, hãy suy xét, hãy cầu nguyện để cảm nhận tiếng của các thầy giảng ngày nay có phải là tiếng nói từ Chúa hay không? Họ có giảng bài gì đó, thì bài đó có xuất phát từ Chúa không hay từ các quỷ. Vì Phao lô cảnh cáo chúng ta về "các linh lừa dối và đạo lý của ác quỷ" (! Tim 4:1)
M.K. 9-2-2021

CÁI CHÉN-

 Mác 10: 37-40- Họ thưa rằng: “Xin cho chúng ta được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả thầy trong vinh hiển của thầy.” Nhưng Jêsus đáp rằng: “Các ngươi không hiểu điều mình xin đó. Các ngươi có thể uống được chén ta uống, chịu được báp-têm ta chịu chăng?” Họ thưa rằng: “Có thể được.” Jêsus nói rằng: “Chén ta uống, các ngươi sẽ uống; báp-têm ta chịu, các ngươi sẽ chịu; nhưng ngồi bên hữu và bên tả ta thì chẳng phải tự ta cho được, bèn là cho kẻ nào đã được điều đó dự bị cho”

-
Chúng ta phải uống chén mà Chúa uống. Điều này khá rõ ràng trong Mác 10: 37-40. Chúng ta được đưa vào vị trí tương tự và chúng ta có sự giao thông với Ngài dọc theo đường này. Cái chén và báp-têm được nêu lên trong câu này không có gì liên hệ với sự chuộc tội, mà là một cái gì đó chúng ta phải tham gia.
Cái chén này là làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, và làm theo ý Chúa thì bất kể có những điều có liên quan. Một số điều nào đó sẽ được ràng buộc với ý muốn của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta không nên bận rộn với những việc như vậy, nhưng chỉ nên bận tâm với ý muốn Đức Chúa Trời mà thôi. Cái chén là một sự tận hiến hoàn hảo hơn của chúng ta để làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, mà không bị những điều có liên quan đến ý chí này chiếm hữu.
Khó khăn thực tế với nhiều người là khi họ cố gắng tìm hiểu ý Đức Chúa Trời, họ vướng bận với các câu hỏi. Ví dụ, giả sử tôi được yêu cầu đi đến Ấn Độ cho một số cuộc nhóm họp ở đó. Khi tôi quỳ xuống cầu nguyện, tư tưởng của tôi đi đến Ấn Độ trước- địa điểm, những cơ hội, những hạn chế, tiền bạc mà tôi sẽ tiêu xài ở đó, những nơi khác tôi có thể đi sau đó, vv Tất cả những ưu và khuyết điểm hiện đến trước mặt tôi, và ngay lập tức tôi bị bận rộn với các điều đó, thay vì chỉ đơn giản là bận tâm với ý muốn của Đức Chúa Trời. Đây là cách Satan nắm giữ chúng ta. Cách hắn chiếm chúng ta bằng những điều gì đó hoặc những khó khăn. Kết quả là chúng ta trở nên nhút nhát và không thể biết ý muốn của Đức Chúa Trời.
Biết được ý muốn của Đức Chúa Trời là việc đơn giản, nếu chúng ta không bị những điều liên quan đến ý muốn của Ngài chiếm lấy. Nếu chúng ta thực sự mong muốn ý muốn của Đức Chúa Trời và bận tâm với ý muốn của Ngài, quyền năng của Đức Chúa Trời sẽ có ở đó. Nhưng nếu chúng ta đang bận tâm với những khó khăn và tất cả những việc mà ý muốn của Ngài có thể có liên quan, Satan sẽ đến. Nếu chúng ta hoàn toàn sẵn sàng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời và không sợ bất cứ điều gì, sau đó Ngài cho chúng ta thấy ý muốn của Ngài là khá dễ dàng. Chúng ta chỉ cần biết ý muốn Chúa thôi, và đó là tất cả những gì nên có!
Chúa đã bận tâm với ý muốn của Đức Chúa Trời, chứ không phải là thập tự giá. Đây là lý do tại sao Ngài đã có thể mang thập tự giá. Nếu những tư tưởng của Ngài đã bị nỗi khủng khiếp của những mũi đinh như thế nào và sức nặng thập giá ra sao chiếm lấy, Ngài đã không thể mang nó.
Bất cứ khi nào chúng ta tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời, chúng ta phải cẩn thận. Chúng ta phải từ chối để cho những điều như vậy chiếm lấy mình. Rất dễ dàng cho chúng ta bận tâm với những suy nghĩ về những điều đó. Chúng ta phải từ chối những suy nghĩ như vậy. Giả sử ý muốn Đức Chúa Trời dành cho bạn là làm một cái gì đó, nhưng bạn cần một số tiền. Bạn có thể tự hỏi làm thế nào bạn có thể sống qua đêm tiếp theo và cách nào số tiền sẽ đến. Điều này đã làm bạn bận tâm rồi đó, và Sa-tan nắm bạn nếu tâm trí của bạn đặt trên những điều này.
Có một sĩ quan trong một cuộc chiến tranh lớn. Anh được lệnh từ vị đại tá là phải tấn công một điểm nhất định. Lệnh này thực sự là một sai lầm, và viên sĩ quan nhận ra rằng nếu làm theo lệnh đó thì sẽ chết. Tuy nhiên, anh hỏi một câu hỏi; anh hỏi nếu điều này thực sự là lệnh của đại tá. Khi được đảm bảo đó là sự thật, anh không quan tâm với điều gì khác. Họ tấn công và đã bị giết chết tất cả. Điều này phải là thái độ của chúng ta. Chúng ta chỉ phải liên quan đến mệnh lệnh, ý muốn của Đức Chúa Trời; chúng ta không nên quan tâm đến những điều nào khác hay những khó khăn. Nếu chúng ta làm điều đó, Satan không bao giờ có thể nắm lấy chúng ta.
Tôi sẽ làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời và sẽ không nên bị bất cứ điều gì ghìm chặt xuống. Tôi sẽ hoàn toàn di động và tách ra. Tất cả các cuộc đấu tranh đến vì chúng ta bận tâm với nhiều điều. Satan sẽ bơm nhiều nỗi sợ hãi hơn nữa vào chúng ta. Nếu chúng ta được ý muốn của Đức Chúa Trời chiếm hữu mình cách hoàn toàn, chúng ta đang uống chén. Đây là loại nước uống nầy có vinh quang trước mắt.
Ý muốn của Đức Chúa Trời thì hoàn hảo, tốt đẹp, và chấp nhận được. Có thể chấp nhận cho chúng ta, và nó sẽ tiếp tục để được như vậy nếu chúng ta đang bận tâm với ý muốn nầy. Có một cái gì đó trong chúng ta, cái gì đó của Đức Chúa Trời, sẽ không bao giờ hài lòng với bất cứ điều gì ít hơn so với ý muốn của Đức Chúa Trời. Chúng ta nên sống bằng ý muốn nầy.-

Trẻ Và Già -

 Nghiên cứu từ lâu đã được quan tâm với sự cùng tồn tại của những người trẻ tuổi và lớn tuổi theo chữ chìa khóa --"Xung đột thế hệ". Cũng có hai lựa chọn giữa các tín đồ:-- bạn có thể tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ tin cậy, hoặc bạn có thể cố gắng phân biệt chính mình với nhau giữa người già và người trẻ.

Điều thú vị là Cựu Ước kết thúc với chính chủ đề này: "Này, Ta sẽ sai tiên-tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày khủng-khiếp và vĩ đại của Đức GIA-VÊ đến. Và nngười sẽ hồi-phục tâm của cha đối với con cái, và tâm của con cái đối với cha của chúng, e rằng Ta đến và giáng rủa-sả lên xứ ấy" (Ma la chi 3. 23-24).
Người cao tuổi có trách nhiệm cao trong việc thiết lập mối quan hệ tin cậy với người trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng đối với những người trẻ tuổi là tin cậy người già và xây dựng niềm tin vào các vị ấy
Đặc biệt là trong thời đại tiến bộ kỹ thuật, thật dễ dàng để loại trừ và xa lánh người lớn tuổi, bởi vì người già gặp khó khăn tương đối nhiều hơn với những thành tựu như vậy. Hoặc người cao tuổi được coi là lỗi thời. Nhưng bạn cũng có thể đầu tư mọi thứ để có một sự hợp tác tốt đẹp, thuộc linh và đáng tin cậy trong những thời điểm có sự thay đổi như vậy.
Trẻ và già cần nhau. Bạn được hưởng lợi lẫn nhau. Họ phục vụ lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Họ yêu nhau khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Họ có thể là phước lành cho nhau- hoặc làm hại nhau. Người già được hưởng lợi từ năng lượng và kiến ​​thức kỹ thuật của những người trẻ tuổi hơn, từ mối quan hệ của họ với những thách thức hàng ngày. Họ được khuyến khích thông qua các chuyến thăm và chăm sóc nội tâm, thông qua sự giúp đỡ thiết thực và thời gian mà những người trẻ tuổi dành cho họ. Những người trẻ hơn có phước lành từ sự giàu có về thuộc linh từ kinh nghiệm và khả năng đánh giá của người già. Những người tìm kiếm sự hợp tác cũng sẽ nhận được phước lành cá nhân từ các mối quan hệ như vậy.
Trong Cựu Ước và Tân Ước, chúng ta thấy các mô hình vai trò thúc đẩy cho sự cùng tồn tại tốt. Đây không phải là điều tự động. Chúng ta phải làm việc tạo ra điều đó. Tôi muốn bạn quan tâm
tính cần thiết của mối liên hệ già trẻ như vậy.
MK.
Có thể là tranh biếm họa về một hoặc nhiều người

Ghẹt-sôn, Kê-hát và Mê ra ri-

 Dân Số Kí 3: và 4:--Dân 4:5-14, "Khi nhổ trại, A-rôn và các con trai của nó sẽ đi vào và chúng sẽ lấy tấm màn của cái bình-phong xuống và dùng nó để phủ cái rương chứng-cớ; và chúng sẽ trải một tấm phủ bằng da cá nược trên nó, và sẽ trải ở trên nó một tấm vải xanh dương tuyền, và sẽ xỏ những cây đòn của nó vào.Trên cái bàn có bánh Trưng-hiến chúng

cũng sẽ trải một tấm vải xanh dương và để trên nó những cái dĩa và những cái chảo và những cái tô hiến-tế và các bình đựng rượu lễ, và bánh mì dânliên-tiếp sẽ ở trên nó.Họ sẽ trải ở trên chúng một tấm vải màu hồng-điều, và cũng phủ chúng với một tấm phủ bằng da cá nược, và họ sẽ xỏ các đòn của nó vào.Đoạn chúng sẽ lấy một tấm vải xanh dương và phủ giá-đèn cho ánh-sáng, cùng với các thếp đèn của nó và các kéo cắt tim của nó, các đĩa đựng tàn tim của nó và tất cả các bình dầu của nó, mà chúng dùng để phục-vụ; và chúng sẽ để nó và tất cả đồ dùng của nó trong một tấm phủ bằng da cá nược, và sẽ để nó
trên các thanh khiêng. Và trên bàn-thờ bằng vàng chúng sẽ trải một tấm vải màu xanh dương và phủ nó bằng một tấm phủ bằng da cá nược, và sẽ xỏ vào các đòn của nó; và chúng sẽ lấy tất cả các đồ dùng cho việc phục-dịch mà chúng dùng để phục-vụ trong nơi thánh, và để chúng trong một tấm vải màu xanh dương và phủ chúng với một tấm phủ bằng da cá nược, và để nó trên các thanh khiêng.Đoạn chúng sẽ hốt các tro khỏi bàn-thờ, và trải một tấm vải màu tím trên nó. Chúng cũng sẽ để trên nó tất cả các đồ dùng của nó mà chúng dùng để phục-vụ có liên-hệ tới nó: các chảo đựng than lửa, các nĩa và các xẻng và các chậu, tất cả các đồ dùng của bàn-thờ; và chúng sẽ trải một tấm phủ bằng da cá nược trên nó và xỏ vào các đòn của nó".
--Dân 4:24-26, "Đây là công-việc của những gia-đình các người Ghẹt-sôn, trong sự phục-vụ và khiêng vác: chúng sẽ khiêng các tấm màn của đền-tạm và lều hội-kiến với tấm phủ của nó và tấm phủ bằng da cá nược ở trên nó, và tấm bìnhphong cho ô cửa của lều hội-kiến, và các bức màn treo của tiền-đình, và tấm bình-phong cho ô cửa của cổng sân
ở xung-quanh đền-tạm và bàn-thờ, và các dây và tất cả dụng-cụ cho việc phục-dịch của chúng; và tất cả mọi điều sẽ được làm, chúng sẽ phục-dịch như thế"
--Dân 4:29-33, "Về phần các con trai Mê-ra-ri, ngươi sẽ đếm chúng theo các gia-đình của chúng, bởi các gia-hộ của tổ-phụ của chúng; 30từ 30 tuổi lên đến cả 50 tuổi, ngươi sẽ đếm
chúng, mọi người vào việc phục-dịch để làm việc của lều hội-kiến. Bây giờ, đây là trọng trách về các gánh nặngbcủa chúng, cho tất cả việc phục-dịch của chúng trong lều hội-kiến: các tấm ván vách của đền-tạm và các xà-ngang của nó và các trụ của nó và các lỗ trụ của nó, và các trụ xung-quanh sân và các lỗ trụ của chúng và các nọc của chúng và các dây của chúng, với tất cả dụng-cụ của chúng và với tất cả việc phục-dịch của chúng; và các ngươi sẽ giao đích-danh cho mỗi người các món người đó sẽ khiêng. Đấy là việc phục-dịch của các gia-đình những con trai Mê-ra-ri, theo mọi việc phục-dịch của chúng trong lều hội-kiến, trong tay của Y-tha-ma, con trai của thầy tếlễ A-rôn."
-
Lê-vi có ba người con trai: Ghẹt-sôn, Kê-hát và Mê ra ri. Họ là những người Lê-vi có những nhiệm vụ khác nhau trong việc vận chuyển đền tạm, được mô tả trong Dân 3: và 4.
Kê-hát: Các thiết bị của nơi thánh --hòm giao ước, bàn trưng bày bánh, chân đèn bảy ngọn. Điều này nói về Đấng Christ như Người ở trước mặt Đức Chúa Trời và chúng ta ở trong Ngài.
Ghẹt-sôn: Lều tập hợp, tấm phủ, v.v. Không nói về Đấng Christ trong chức vụ hay công việc của Ngài, mà về việc Ngài đã được tiết lộ ở đây trên trái đất. Do đó, nó không phải nói về người tin trong vị trí của mình hoặc tiếp cận với nơi thánh, mà anh ta là một người thế nào trên trái đất.
Mê ra ri.: Các tấm ván của đền tạm, thanh ngang, cột trụ, v.v ... Đó là về việc tiếp cận với Đức Chúa Trời, hội thánh, chứng cớ cho thế giới.
-
Vì mục vụ của người Lêvi dựa trên chức vụ tư tế, nên việc kết hợp bộ ba với chức vụ của người Lêvi này là điều thích hợp ( Lê. 14:14, 17):
Kê-hát: tai được xức dầu.
Ghẹt-sôn: bàn chân được xức dầu.
Mê ra ri: bàn tay được xức dầu.
Sự khác biệt cũng có thể được thể hiện khác nhau (khi áp dụng cho chúng ta, là các Cơ Đốc nhân ):
Kê-hát: mặt khách quan của Cơ Đốc giáo.
Ghẹt-sôn: mặt chủ quan của Cơ Đốc giáo.
Mê ra ri: khía cạnh thực tế của Cơ Đốc giáo.
Như vậy:
Kê-hát: Đó là về mối quan hệ với Đức Chúa Trời.
Ghẹt-sôn: Đó là về việc liên quan đến chính mình bạn.
Mê ra ri: Đó là về việc liên quan đến người khác.
Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta có trách nhiệm lập bản đồ cho toàn bộ mục vụ theo cách người Lê-vi trong cuộc sống của mình là Cơ Đốc nhân. Tuy nhiên, có các lĩnh vực tập trung khác nhau trong các dịch vụ ngày nay. Điều quan trọng là chúng ta coi trọng mọi thứ người khác thực hiện và chúng ta không bỏ bê bất kỳ thành phần nào trong dịch vụ của mình.

SỰ THẬT CỦA PHÚC ÂM

 Galati 2:5, 14, “Chúng tôi chẳng chịu dung nhượng thuận phục họ, đến nỗi một giờ nào cũng không, hầu cho lẽ thật của Tin Lành cứ ở với anh em.- Nhưng khi tôi thấy họ không bước đi ngay thẳng theo lẽ thật của Tin Lành thì tôi nói với Sê-pha trước mặt mọi người rằng: “Nếu ông là người Do-thái, mà cư xử như người Ngoại bang, không theo như người Do-thái, thì làm sao ông ép người Ngoại bang phải cư xử theo như người Do-thái ư?””

Galati 4:16; 5:7, “Vậy thì vì tôi nói sự thật với anh em, mà lại trở nên kẻ thù nghịch của anh em sao?-- Anh em từng chạy giỏi; ai ngăn trở anh em để không vâng phục lẽ thật ư?”
Cô-lô-se 1:5, “điều ấy do sự hi vọng để dành cho anh em ở các từng trời, là sự trước kia anh em đã nghe đến bởi lời lẽ thật của Tin Lành”.
Đề tài của tôi là “lẽ thật của tin lành”—hay là “sự thật của phúc âm”. Bạn nhớ rằng chữ “lẽ thật” có nghĩa đen là “sự thật” hay “thực tại”.
Phúc âm của Chúa là tin lành, tin mừng của Ngài. Nhưng sự thật của phúc âm, lẽ thật của tin mừng là gì? Đó là thực tại, là sự thật trong phúc âm đó. Khi các bạn rao lời phúc âm cho hội thánh vào mỗi sáng Chúa nhật, bạn có nói ra được sự thật của phúc âm không, hay các bạn rao giảng các phần tử phụ thuộc, các phó sản của phúc âm, không phải thực tại của phúc âm, là chính sản trong tin mừng của Đức Chúa Trời?
Vào thời kỳ Phao-lô viết ra các câu kinh văn trên đây, hội thánh tại Giê-ru-sa-lem có Gia cơ, em Chúa, và đãng cắt bì (Tít 1:10) nỗ lực rao giảng phúc âm lỗi thời, tụt hậu, rao những điều linh tinh đi cặp theo lẽ thật phúc âm của Chúa, như vâng giữ điều răn, làm phép cắt bì cho Cơ Đốc nhân ngoại bang, rao truyền nguyên tắc phân biệt với người ngoại bang đã tin Chúa vào hội thánh…Phao lô cự tuyệt những điều phụ đề đó cách tuyệt đối, hầu bảo vệ sự thật của phúc âm cho dân Chúa. Thực tại phúc âm thì Phao lô vui hưởng, năm lấy, rao truyền cách rộng rãi; còn thứ phẩm phúc âm, những phần tử râu ria của phúc âm thì Gia cơ duy trì và cổ xúy. Phi-e-rơ sợ hãi những người từ Gia cơ đến do thám, nên ông không dám ngồi ăn chung một bàn với các Cơ Đốc nhân ngoại bang, tại phòng nhóm của hội thánh tại An-ti-ốt, đến nỗi Phao-lô dầu nhỏ tuổi hơn, cũng đã mạnh dạn công khai sửa sai Phi-e-rơ và mọi người đang tuân thủ nguyên tắc truyền thống của dân Do thái -- là không tiếp xúc với người ngoại bang (xem Mác 7:, Công 10:28). Phi-e-rơ, và Gia cơ chưa thấy rõ lẽ thật của phúc âm là gì. Họ không ăn được cái nhân đầy chất dinh dưỡng của phúc âm, như cái nhân của trái cây sự sống, mà họ chỉ vui hưởng các phần bên ngoài như mùi hương, lá cây hay vỏ trái cây mà thôi. Đáng tiếc lắm!
Tôi đọc rất nhiều sách vở Cơ Đốc xuất bản trong những năm gần đây tại Việt Nam, lướt xem rất nhiều trang websites Cơ Đốc, coi rất nhiều bài báo trên mạng, tôi có nỗi trăn trở nặng nề về tình trạng nông cạn thuộc linh của dân Chúa ngày nay. Họ chưa nắm được sự thật của phúc âm.
Tôi đọc thấy nhiều bài vở luận về các vấn đề linh tinh như “cách chọn người phối ngẫu”, “cách ăn nói sao cho xứng đáng với danh nghĩa Cơ Đốc nhân, cách kết bạn”, … tuyệt nhiên rất ít bài nói về Đấng Christ, về thân vị và công tác cứu rỗi hữu cơ, bề trong của Ngài đối với tín đồ. Các bạn có tìm được những bài nói về sự nội cư của Chúa trong tín đồ, sự đổi mới tâm trí tín đồ, sự thánh hóa, sự biến đổi tâm tính tín đồ, chức vụ thuộc thiên hiện nay của Chúa Jesus là gì không?. Sự thật của phúc âm phải trình bày ra thân vị, công tác cứu rỗi hữu cơ của Chúa Jesus liên quan nếp sống Cơ Đốc của tín đồ để họ đạt đến tình trạng trưởng thành trong Chúa.
Phao lô đã chiến đấu với đãng cắt bì tại Jerusalem, để lẽ thật phúc âm vẫn còn ở với thánh đồ dân ngoại, hầu lẽ thật làm họ phong phú thuộc linh và giải phóng họ khỏi truyền thống chết của tôn giáo Cơ Đốc. Ngày nay cũng có nhiều phụ đề của phúc âm như qui tắc tiếp nhận tín đồ vào hội thánh, cách xét nhận ai là thành viên của hội thánh, cách nói cùng những khẩu hiệu vô hồn, cách làm theo những công thức vô cơ của một hệ phái nào đó.
Dân Chúa đang bị nhiều trở lực ngăn trở họ bước theo lẽ thật, sống theo sự thật của phúc âm, vì những ai rao lẽ thật phúc âm cho họ thì người rao giảng sẽ đối diện nhiều kẻ thù từ đãng cắt bì tân thời trong hội thánh.
Cầu Chúa cho chúng ta thấy được cái nhân của phúc âm, hiểu được giá trị của lẽ thật phúc âm, nắm lấy và bước theo sự thật của phúc âm của Đức Chúa Trời đến đời đời. Đừng chạy theo những chi tiết linh tinh, là phó sản của phúc âm nha các bạn.