Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

NHỮNG TÊN HỌ CỦA LUCIFER-

Tôi muốn tương giao cùng anh em về các tên họ của Sa-tan. Tên riêng, tên cúng cơm của sa-tan là Lucifer, và 6 tên khác nữa, tất cả là 7 tên.

1.    Lucifer: Ê-sai 14:

“Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào”.

Chúa dùng vua Ba-by-lôn ví sánh cho sa-tan. Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ, chữ Sao mai là “hêylêl”, có nghĩa đen là brightness; the morning star, Lucifer. Nên chữ Lucifer có nghĩa là người mang ánh sáng. Lucifer là thiên sứ trưởng trên mọi thiên sứ trưởng khác. Sau khi sa ngã hắn bị đuổi khỏi thiên dàng, không bao giờ được trở lại. Vào ngày thứ 2 khi Chúa tái tạo phục hồi trái đất và bầu trời quanh trái đất thì Lucifer  và các thiên sứ sa ngã theo hắn chiếm lấy khoảng không xây dụng chỗ ở của chúng nó trong 6000 năm qua.

Khải  huyền 12:9 nói 4 tên khác của Lucifer như sau: “Con rồng lớn bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là Ma quỷ  và Sa-tan”.

2.    Con rắn xưa:

Sáng thế kí 3 : 1, “Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?”.

 Chúng ta không biết Lucifer đã dùng con rắn cụ thể trong vườn hay nó hóa phép thánh con rắn khi tiếp cập bà Ê-va. Nhưng chữ Con Rắn trở thành tên của nó.

3.    Con rồng:

Rắn thì bó bằng bụng trên đất, Lucifer lên khoảng không để sống, nên hắn được Kinh thánh sách Khải huyền gọi là con rồng. Rắn thì điều ngoa, cong quẹo, rồng thì bí hiểm, quỷ quyệt.

4.    Ma quỷ

Ma-thi-ơ 4:1, “Bấy giờ Thánh Linh đưa Jêsus đến đồng vắng để chịu ma quỷ cám dỗ”. Chữ ma quỷ đây là the devil khác với các quỷ nhỏ (demon), là lính của Lucifer. Chữ devil xuất hiện chừng 35 lần trong Kinh thánh Tân ước. Nguyên ngữ Hi lạp là: diabolos, có nghĩa đen là slander, kẻ vu khống, kẻ phỉ báng, kẻ gièm pha.

 Ngoài 35 danh từ Ma quỷ còn có tính từ diabolos. Anh văn dịch là slanderous, công kích có tính vu khống, phỉ báng, vu cáo người ta, gièm pha. Chữ nầy xuất hiện  3 lần ở:

1 Ti. 3:11- Đờn bà cũng vậy, …chớ nói gièm

2 Ti. 3:3- không thân tình, cừu hờn, hay nói gièm

Tít 2:3-- Các bà già cũng vậy,  đừng nói gièm

5.    Sa- tan

Chữ Sa-tan xuất hiện gần 35 lần, nghĩa đen là adversary, kẻ thù của Chúa.

Ma-thi-ơ 4:10, “Đức Jêsus bèn phán cùng nó rằng: "Ớ Sa-tan, hãy lui đi!”

6.    Bê-ên xê-bun

Trong nguyên ngữ Hi lạp là: Beelzeboul. Chữ nầy có nghĩadung god”, thần của đống phân, vua bầy ruồi xanh bay trên đống phân, theo gốc từ ngữ của  tiếng Canh-đê.

 “Song người Pha-ri-si nghe vậy thì nói rằng: "Người nầy không  đuổi quỉ được trừ phi nhờ Bê-ên-xê-bun, chủ quỉ, thôi."  Jêsus biết ý tưởng họ, bèn phán cùng họ rằng: "Hễ nước nào tự chia xé thì bị phá hoang, hễ thành hay là nhà nào mà tự chia xé thì không đứng nổi.  Nếu Sa-tan đuổi Sa-tan, thì tự nó chia xé, nước nó đứng sao  nổi?  Còn nếu ta nhờ Bê-ên-xê-bun mà đuổi quỉ, thì con trai các ngươi nhờ ai mà đuổi quỉ ư? Bởi vậy, chúng nó sẽ là kẻ định tội các ngươi” (Ma-thi-ơ 12;24-27).

Tóm lại Lucifer có 6 tên khác nhau.

 

7.    Bê-li-an:

2 Cô- rinh-tô 6:15, “Đấng Christ và Bê-li-an nào có tương hoà chi?”

 Bê-li-an al2 tên gọi của sa-tan. Chũ nầy chép 1 lần duy nhất trong Kinh tân ước. Nguyên ngữ là: Belial, có nguồn gốc từ tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa worthlessness, không có giá trị, vô lại, vô ích, không  ra gì.

 Barzillai- 9-6-2021

CỘNG ĐỒNG TÍN NHÂN ÚT-XƠ-


 

Có thể nói Gióp là trưởng lão đức tin so với những người đồng thời trong lãnh vực thuộc linh. Gióp sống gần đồng thời với Áp-ra-ham. Ông  không phải là người Israel, cũng không có bộ luật pháp mà Chúa ban cho Israel qua Môi-se về sau, nhưng có đời sống tin kính đáng làm gương mẫu cho chúng ta:

Gióp là người sống ở vùng đất Út-xơ, Gióp 1:1—"Tại trong xứ Út-xơ có một người tên là Gióp; người ấy vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác”.  Sáng thế kí 10: 22-23 chép rằng Út-xơ là cháu nội của ông Sem- “Con trai của Sem là ….A-ram.  Con trai của A-ram là U-xơ”.  Út xơ định cư tại một vùng đất, sinh con đẻ cái, lập ra một xứ, và người ta đặt tên xứ đó là Út-xơ. Vì thời xưa nay người ta thường lấy tên người đặt cho tên đất, tên thành.

 Từ cụ Út xơ đến Áp-ra ham có chừng 8 thế hệ, mỗi thế hệ khoảng 35 năm, nhưng vậy từ Út xơ đến Áp-ra-ham có chừng 250 năm. Và có thể Gióp là một trong 8 thế hệ của dòng dõi Út xơ.

 Tất nhiên Sem đã truyền lại cho con cháu mình những kinh nghiệm và lẽ thật mà ông biết. Ông Nô-ê cũng còn sống đến 350 năm sau nước lụt, nên chắc chắn Nô-ê có gặp Út xơ, thân thiết với Áp-ra-ham và mọi con cháu của Sem, hoặc đi thăm xứ Út-xơ để kể chuyện về những lẽ thật, những kinh nghiệm của các bậc tổ tiên như Hê-nóc, Mê-tu-sê ta cho tất cả con cháu trong 10 thế hệ kể từ Sem cho đến Áp- ra- ham được nghe đến.

Sách Gióp có lẽ do Môi-se viết ra văn tự, vì khi ông cư ngụ 40 năm trong nhà bố vợ, là Giê-trô, tại xứ Ma-đi-an, ông đã nghe nhà bên vợ kể lại câu chuyện của Gióp. Có lẽ ông đã thu tập tài liệu về các bài nói chuyện của Gióp và 4 người bạn, cùng bài giảng thuyết đầy uy lực của chính Chúa phán cho Gióp.

Người bạn thứ nhất của Gióp là Ê-li-pha người Thê-man (Gióp 2:11, người thứ hai là Binh đát người Su-a, người thứ ba là Xô-pha người Na-a-ma, người thứ tư là Ê-li-hu, người Bu-xi (Gióp 32:6).

Sáng thế kí 36:10- 11 chép, “Đây là tên các con trai Ê-sau: A-đa, vợ người, sanh Ê-li-pha…Con trai của Ê-li-pha là Thê-man”. Thê-man là cháu nội của Ê-sau, xây dựng vùng đất Thê-man, và Ê-li-pha, bạn của Gióp sinh trưởng trong vùng đất đó. Nếu vậy qua những lời truyền tụng của Ê-sau, hậu tự Ê-li-pha cũng biết và kinh nghiệm những thực tế thuộc linh của Đức Chúa Trời.

Binh-đát người Shuah, mà Sáng thế kí 25;2 cho biết Shuah là con trai của Kê-tu-ra có với Áp-ra-ham, ngụ ở phương Đông đối với đất Israel. Còn Ca thương 4:21  bày tỏ con cháu Ê-đôm có đất sống liên ranh với đất Út-xơ.

Xô-pha người Na-a-ma, các học giả Kinh thánh cho rằng xứ Na-a-ma thuộc về dòng dõi của Ê-sau, và xứ Bu-xi, tên một người con của Ích-ma-ên, là quê quán của người bạn thứ tư của Gióp, là Ê-li-hu.

 Tất cả những địa danh trên đây chứng minh cho chúng ta thấy rằng Gióp và bốn người bạn thân sống rải rác cách xa nhau, và sống giữa một cộng đồng tín nhân có thể có hàng trăm hoặc hàng ngàn tín nhân.

 Dù Giê-trô, bố vợ của Môi-se ra đời sau Gióp một hoặc hai thế kỉ, nhưng tôi tin những tinh hoa lẽ thật, những kinh nghiệm chân thật về Đức Giê-hô-va đã truyền tụng đến Giê-trô và Ba-la-am, hai người nầy gần như đồng thời với Môi-se.

Qua sách Gióp chúng ta thấy niềm tin của Gióp đặt nơi Đức Giê-hô-va  và nơi Đấng Cứu Chuộc sẽ hiện đến cứu chuộc tah6n thể  ông phục sinh.- Ông nói, “Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn  sống, Đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất.  Sau khi da tôi, tức xác thịt nầy, đã bị tan nát, Bấy giờ ngoài xác thịt tôi sẽ xem thấy Đức Chúa Trời;  Chánh tôi sẽ thấy Ngài, Mắt tôi sẽ nhìn xem Ngài, chớ chẳng phải kẻ khác” (Gióp 19:25-27).

Gióp đã am hiểu và kinh nghiệm điều như vậy, thì làm sao ông đã chẳng truyền cho nhiều người trong cộng đồng về  lẽ thật nầy?

 Gióp  nhận xét về ba bạn cùa ông như sau:

Qua các bài nói chuyện của bốn người bạn của Gióp, chúng ta thấy trình độ thuộc linh của cộng đồng Út xơ có sự nhiều mức độ khác nhau, chung quy họ biết Chúa hằng hu4u, có sự ban thưởng  và hình phạt, biết mỗi người gai trưởng co 1 quyền dâng của lễ cho Chúa để nhờ cậy huyết con sinh  mà tội lỗi minh được tha thứ. Chúng ta không thấy chép về  ngày sa bát, về hệ thống tư tế trung gian hay sự nhóm họp thường xuyên của những cụm dân Chúa, Nếp sống tin kính, sống đạo al61y căn bảm gia đình làm cơ sở. Chúng ta thấy cuộc dâng tế lễ lớn, 7 con bò tại nhà Gióp để Gióp cầy tahy cho ba ông bạn. Có thể nói đó là cuộc họp mặt, một hội đồng thông công chấm dứt khổ nạn của Gióp.

Gióp chương 42 chép, “Xảy sau khi Đức Giê-hô-va đã phán các lời ấy với Gióp, thì Ngài phán cùng Ê-li-pha, người Thê-man, mà rằng: Cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng ngươi và hai bạn hữu ngươi; bởi  vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, y như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói.  Vậy bây giờ, hãy bắt bảy con bò đực và bảy con chiên đực đi  đến Gióp, kẻ tôi tớ ta, mà vì các ngươi dâng lên một của lễ thiêu; rồi Gióp, kẻ  tôi tớ ta, sẽ cầu nguyện cho các ngươi; vì ta sẽ nhậm lời người, kẻo e ta đãi  các ngươi tùy theo sự ngu muội của các ngươi; vì các ngươi không có nói về ta  cách xứng đáng, như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói.  Vậy, Ê-li-pha người Thê-man,Binh-đát, người Su-a, Sô-pha, người Na-a-ma, bèn đi và làm theo điều Đức Giê-hô-va đã phán dặn mình; rồi Đức Giê-hô-va nhậm lời của Gióp.  Vậy, khi Gióp đã cầu nguyện cho bạn hữu mình rồi, Đức Giê-hô-va bèn đem người ra khỏi cảnh khốn người, và ban lại cho Gióp gấp bằng hai các tài sản mà người đã có trước. Hết thảy anh em người, chị em người, và những người quen biết Gióp từ trước, đều đến thăm và ăn bữa với người tại trong nhà người. Chúng chia buồn và an ủi người về các tai họa mà Đức Giê-hô-va đã khiến giáng trên người; mỗi người đều cho Gióp một nén bạc và một cái vòng vàng”.

 Tôi nghĩ cuộc họp mặt hôm đó cũng pah3i có đến vài tram tín nhân trong cả cộng đồng Út-xơ, kẻ xa, người gần đã tế tựu thăm viếng và họp mặt.

Phải chăng Ê-li-pha và hai bạn ông là những diễn gải chính trong cuộc họp mặt?

 Ôi một bầu không khí không thấy nặng múi của tổ chức tôn giáo, hay hơi thở nặng nề  lệnh lạc của hệ thống mục tử cầm đầu. Ôi ước gì dân cháu ngày nay được sống trong bầu không khi tin kính thanh thóat như vậy. Mong lắm thay!

 Khải Đạo June 10, 2021

CÁI THANG VÀ CÁI CỬA-


 

Sáng thế kí 28: 11-12,Gia-cốp từ Bê-e-Sê-ba đi đến Cha-ran,  tới một chỗ kia, mặt trời đã khuất, thì qua đêm tại đó. Người  lấy một hòn đá làm gối đầu,và nằm ngủ tại đó;  bèn chiêm bao thấy một cái thang bắc từ dưới đất, đầu đến tận trời, các thiên sứ của Đức Chúa Trời đi lên xuống trên thang đó”.

Giăng 10: 7, 9 “Vậy, Đức Jêsus lại phán cùng chúng nữa rằng: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta là cửa của chiên.  Ta là cái cửa; nếu ai bởi ta mà vào,thì chắc được cứu, và sẽ vào ra, gặp đồng cỏ”.

Đức Thánh Linh đã cảm thúc sứ đồ Giăng  viết ra trong Phúc âm Giăng những sự kiện từng cặp như Ân điển Lẽ thật. Bồ câu và đá, hay cái thang và cái cửa.

1.    Cái thang:

Trên hành trình trốn Ê-sau anh mình để đi cưới vợ, Gia cốp  qua đêm tại Bê-tên. Trong giấc ngủ ông thấy cái thang bắc từ đất lên tới trên trời, và điều lạ lùng là các thiên sứ lên thang trước để trình báo cùng Đức Chúa Trời rằng Gia-cốp vừa đến Bê-tên. Ngày sau đó Đức Trời ra lệnh cho thiên sứ hãy bố trí lực lượng thiên binh  bảo vệ ông, nên các thiên sứ phải đi xuống thang ngay.

Chúa Giê su ứng dụng cái thang nầy cho chính thân vị Ngài, “Ngài lại phán: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, các ngươi sẽ thấy trời mở ra, và thiên sứ của Đức Chúa Trời lên xuống trên Con người” (Giăng 1:51).

Cả hai câu Kinh thánh Sáng thế kí 28:12 và Giăng 1:51 đều miêu tả các thiên sứ đi lên và đi xuống, đó là chiều thuận của họ, lên và xuống trên cái thang.

 Cái thang là  gì? Là phương tiện để kết nối hai địa điểm. Trái đất hữu hình với cõi hằng hữu vô hình. Chúa Giê-su nói về Ngài, “Chẳng từng có ai lên trời, trừ ra Đấng từ trời xuống, tức là Con người vẫn ở trên trời” (Giăng 3:12). “Thoảng hoặc các ngươi thấy Con người lên nơi Người vốn ở khi trước thì thể nào?” (Giăng 6:62),

Chúa Giê-su là cái thang thuộc linh, thuộc trời, nhờ Ngài chúng ta cảm nhận và tiếp xúc được  cõi hằng hữu và nhờ Ngài chúng ta bước vào trong lãnh vực ấy bằng tâm linh của mình.

 Khi nào anh em cảm thấy mất sự hiện diện của Chúa, không cảm thấy thiên đàng gần mình, hãy đến với Chúa Giê-su, kêu cầu Danh Ngài, cầu nguyện tiếp xúc Ngài, anh em sẽ cảm nhận có Chúa ở gần bên mình chẳng sai.

2.    Cái cửa:

Chúa Giê-su nói “ Ta là cài cửa”. Cái cửa là  phương tiện để chúng ta bước vào và thoát ra một lãnh vực nào đó. Anh chị em chú ý Chúa nói, “vào ra” chứ không phải ra vào. Phải vào trước rồi mới thoát ra.

--“Bước vào:

Bước vào Chúa, bước vào hội thánh, bước vào sự cứu rỗi.

--Thoát ra

“Song kẻ vào cửa là người chăn chiên. 3 Người canh cửa mở cho; chiên nghe tiếng người chăn, người chăn kêu tên chiên mình mà dẫn ra.  Khi người đã đem chiên mình ra hết, thì đi trước, chiên theo sau, vì chiên quen tiếng người”(Giăng 10:3-4)

Khi giáo hội trở thành chuồng chiên quản lí và thống trị dân Ngài, Chúa đã đến kêu gọi từng con chiên, và chiên nào nghe tiếng Ngài, họ sẽ theo Ngài thoát ra khỏi chuồng chiên và  lên đồng cỏ trở thành bầy chiên do Ngài trực tiếp chăn giữ.

Rất nhiều chiên vẫn an phận ở trong chuồng chiên do những kẻ chăn thuê thống trị, chỉ một thiểu số bỏ chuồng chiên đến đồng cỏ để được Chúa trực tiếp chăn nuôi họ. Những lời nầy có vẻ hoang tưởng, nhưng là  sự thật đối với những ai dám bỏ tổ chức tôn giáo Cơ Đốc.

 Ca-lép, khi được 85 tuổi, ông tự làm chứng, “Kìa, trong bốn mươi lăm năm nay,từ khi Ngài phán lời nầy cùng Môi-se, đương khi Y-sơ-ra-ên còn đi trong đồng vắng, Đức Giê-hô-va đã bảo tồn sanh mạng tôi đến bây giờ, và ngày nay tôi được tám mươi lăm tuổi.  Rày tôi cũng còn mạnh khoẻ như ngày Môi-se sai tôi đi; tôi  vẫn còn sức mà tôi có hồi đó, đặng đi đánh giặc, hoặc “ra vào” (Giô-suê 14: 10-11).

 Tại sao Cá-lép nói ông ra vào” (to go out and to come in) mà không nói  “vào ra” như Lời chúa Giê-su ở Giăng 10:9. Bản Kinh thánh Việt Ngữ dịch sai là “ vào ra”.

 Trong 45 năm theo Chúa Ca-lép đã thoát ra khỏi hai nơi. Một là nhà nô-lệ ở Ai cập và hai là sa mạc.  Trên 600 ngàn bạn bè ông, những người trên 20 tuổi, đã thoát ra khỏi Ai-cập vào đêm Vượt qua, nhưng chỉ có ông và Giô suê thoát ra khỏi sa mạc và không bị ngã chết trong đó. Sau khi ra khỏi hai nơi đó ông đã vào đất hứa, hưởng cơ nghiệp và sự an nghỉ.

 Nguyện Chúa cho mỗi chúng ta  nhờ cậy Chúa là cái cửa thuộc linh, đem chúng ta thoát ra khỏi Ai-cập, khỏi đồng vắng, và ra khỏi tôn giáo Cơ Đốc sa bại, để chúng ta bước vào đồng cỏ, sống trong bầy chiên do Chúa trực tiếp chăn nuôi. Nguyện Chúa cho chúng ta được vào đất hứa chiếm được cơ nghiệp và sự an nghỉ.

 M.K. June 11, 2012

 

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2021

MỘT VÀI THÌ ĐỘNG TỪ TRONG KINH THÁNH TÂN -ƯỚC-


 

Bộ Kinh thánh Tân ước có 27 sách, trong đó sứ đồ Phao -lô, nếu được kể là tác giả thơ Hê-bơ-rơ, thì ông được Chúa cảm thúc viết ra 100 chương, sứ đồ Giăng viết được 50 chương.

Tiếng Việt của chúng ta rất không rõ ràng về các thì của động từ khi viết hay nói. Nhưng cách dùng các thì của động từ trong kinh Tân ước rất chính xác, bao hàm một ý nghĩa thâm thúy.

1.Thì hiện tại hằng hữu trong phúc âm Giăng:

Danh Chúa “I Am” – Ta Là, Ta Hiện Hữu – xuất hiện 23 lần trong Tin lành Giăng. Chữ “Ta là” có 2 nghĩa:

1/.Ta Là Cây Nho, Ta Là Bánh hằng Sống (Giăng 15:1, 6: 48)- …

2/. Ta hiện hữu-“Đức Jêsus đáp rằng: “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp-ra-ham, ta vẫn hằng hữu (I Am).”(Giăng 8:58). “Thấy Đức Jêsus đi trên mặt biển, gần tới thuyền, thì sợ hãi.  Nhưng Ngài phán cùng họ rằng: “Ta đây (I Am), đừng sợ.” (Giăng 6:19-20)

I Am – Ta Là – là Danh Của Đức Giê-hô-va, Đấng Tự Hữu Hăng hữu (Xuất hành 3:14).

Tại sao sứ đồ Giăng chép Danh TA Là đến 23 lần trong phúc âm của mình?

Ông được Đức Thánh Linh cảm thúc trình bày câu chuyện phúc âm về Đức Chúa Trời nhục hóa theo thì hiện tại hằng hữu của Đức Chúa Trời hằng hu. Dù trong phúc âm Giăng, có nhiều sự việc có trước, có sau, có quá khứ, hiện tại, tương lai của câu chuyện, nhưng tất cả các sự kiện  trong phúc âm nầy đều liên quan đến Chúa Giê-su trong thì hiện tại hằng hữu của Ngài.

Đối với Đấng hằng hữu thì  cả cõi vĩnh hằng quá khứ và cõi đời đời tương lai chỉ là một ngày, một ngày hằng hu. Cụ Phi-e-rơ , trước khi tử đạo, đã đạt đến cảnh giới đó, nên c viết, “Thuộc về Ngài là sự vinh quang, cả bây giờ lẫn tới ngày của sự đời đời. A men” (2 Phi-e-rơ 3;18 TKTC). “ Ngày của sự đời đời: the day of eternity” (Greek)..

Chúa Giê-su đã nói theo thì hiện tại hằng hữu: “Nhưng giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi, khi kẻ thờ lạy thật lấy tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy Cha, vì Cha vẫn tìm kiếm người dường ấy để thờ lạy Ngài” (Giăng 4:23).”

“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, Con chẳng có thể tự mình làm gì được, duy làm điều Con thấy Cha làm; vì hễ điều gì Cha làm, Con cũng làm như vậy” (Giăng 5: 19). Các động từ  trong câu nầy đều dùng thì hiện tại, Chúa Cha thời Cựu ước đang làm công tác Ngài đến thời điểm Chúa Giê-su  nói lời nầy.

 “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi, kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Đức Chúa Trời, và kẻ nghe ấy sẽ được sống.  Chớ lấy điều đó làm lạ, vì giờ đến mọi người ở trong mồ mả đều  nghe tiếng Ngài  và ra khỏi, ai đã làm thiện, thì sống lại để được sự sống, ai đã làm ác, thì sống lại để chịu định tội “ (Giăng 5:25, 28-29).

Sự sng lại của người thin và sự phục sinh của kẻ ác cách xa nhau 1000 năm, mà trong mấy câu Kinh tnh nầy Giăng đặt vào thì hiện tại hằng hữu của Chúa khi ông viết ra.

2. Thì Quá Khứ Hoàn Tất Trong Sách Khải huyền:

Khi anh chị em đọc sách Khải huyền chắc rằng sẽ được ấn tượng khi thấy chữ “ĐÃ THẤY’ (saw) xuất hiện rất nhiều lần. Tôi đã đến trong một quyển concordance, chữ “đã thấy” không ít hơn 45 lần được ghi chép. Hầu như rất hiếm có bản dịch Kinh thánh Việt văn nào có thể dịch “đã thấy”. Đáng tiếc thay!

Động từ “đã thấy” được dùng ở thì  quá khứ Ariost trong tiếng Hi lạp và tiếng Anh dung thì quá khứ đơn (simple past) thay thế. Đây là thì quá khứ miêu tả sự việc nào đã xảy ra tại một thời điểm dứt khoát trong quá khứ, không phải một hành động kéo dài trong quá khứ.

Tôi lấy thí dụ: anh A đã đi lính từ năm 1960 đến năm 1975 thì ra quân, có nghĩa hành động đi lính của anh đã kéo dài trong quá khứ suốt 15 năm. Nhưng anh ấy đã cưới  vợ vào ngày 15-3-1976. Hành động cưới vợ của anh đã xảy ra cách dứt khoát tại một thời điểm xác định, và hành động cưới vợ đã hòan tất rồi, không có kéo dài trong quá khứ.

 Như tôi đã nói, sách Khải huyền chép động từ “đã thấy” khoảng 45 lần. Nhưng sự việc như Chúa Giê- su lên ngôi chương 5, 6, sự đóng ấn 144.000 người Israel, sự hủy diệt Babylon tôn giáo , chương 17….việc sa -tan đã bị quăng vào hồ lửa…. tất cả  là những sự kiện đã xảy ra cách dứt khoát , xong rồi, tại thời điểm là là vào khoảng năm 100. S. C. Sứ đồ Giăng đã thấy các thực sự nầy từ trước đây 2000 năm, cho dù theo thời gian của con loài người thì có nhiều sự thật đó chưa xảy ra:

 --9:1, “Vị thiên sứ thứ năm thổi loa, thì tôi ĐÃ thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất, và được ban cho chìa khóa của vực sâu không đáy”

Giăng đã thấy ngôi sao, là sa-tan đã từ trời rơi xuống đất hồi năm 100 S.C

--19: 19-20 “Tôi lại ĐÃ thấy con thú và các vua thế giới cùng những quân đội mình nhóm lại đặng tranh chiến với Đấng cưỡi ngựa,và với đạo binh của Ngài.  Nhưng con thú bị bắt và tiên tri giả …cũng bị bắt với nó nữa”.

 Đối với Giăng, hồi năm 100 S.C con thú và tiên tri giả đã bị bắt và bị quăng vào hồ lửa hồi năm 100 S.C. rồi. Vậy tại sao chúng ta chưa thấy hai con thú nầy xuất hiện?

--20:1-2, 10,  “Đoạn, tôi ĐÃ thấy một vị thiên sứ trên trời xuống, tay cầm chìa khóa vực sâu và một cái xiềng lớn. Người bắt con rồng, tức là con rắn đời xưa, là ma quỉ, là Sa-tan, mà xiềng nó lại đến ngàn năm---Còn ma quỉ là đứa đã dỗ dành chúng, thì ĐÃ bị quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó  đã có con thú và tiên tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời”.

 Trước mặt Chúa Giê-su, Đấng hằng hữu, đang sống trong thì hiện tại hằng hữu của Ngài; thì mọi sự thật lên quan đến 45  lần của động từ “đã thấy” đều đang xảy ra trước mặt Ngài. Những sự việc đó đời đời không qua đi trước mặt Ngài.

 Đối với sứ đồ Giăng, các sự kiện đó đã xảy ra dứt khoát xong rồi.

 Đối với chúng ta, những con người đang bị giới hạn trong không gian  thời gian, thì chúng ta chờ đợi mọi sự đó từ bàn tay của “Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng hiện có,đã có, và còn đến” điều động.

M. K. June 8, 2021