Bộ Kinh thánh Tân ước có 27 sách, trong đó sứ đồ Phao -lô, nếu
được kể là tác giả thơ Hê-bơ-rơ, thì ông được Chúa cảm thúc viết ra 100 chương,
sứ đồ Giăng viết được 50 chương.
Tiếng Việt của chúng ta rất không rõ ràng về các thì của động
từ khi viết hay nói. Nhưng cách dùng các thì của động từ trong kinh Tân ước rất
chính xác, bao hàm một ý nghĩa thâm thúy.
1.Thì hiện tại hằng hữu trong phúc âm Giăng:
Danh Chúa “I Am” – Ta Là, Ta Hiện Hữu – xuất hiện 23 lần
trong Tin lành Giăng. Chữ “Ta là” có 2 nghĩa:
1/.Ta Là Cây Nho, Ta Là Bánh hằng Sống (Giăng 15:1, 6: 48)- …
2/. Ta hiện hữu-“Đức Jêsus đáp rằng: “Quả thật, quả thật, ta
nói cùng các ngươi, trước khi chưa có Áp-ra-ham, ta vẫn hằng hữu (I Am).”(Giăng
8:58). “Thấy Đức Jêsus đi trên mặt biển, gần tới thuyền, thì sợ hãi. Nhưng Ngài phán cùng họ rằng: “Ta đây (I Am),
đừng sợ.” (Giăng 6:19-20)
I Am – Ta Là – là Danh Của Đức Giê-hô-va, Đấng Tự Hữu Hăng hữu
(Xuất hành 3:14).
Tại sao sứ đồ Giăng chép Danh TA Là đến 23 lần trong phúc âm của mình?
Ông được Đức Thánh Linh cảm thúc
trình bày câu chuyện phúc âm
về Đức Chúa Trời nhục hóa theo
thì hiện tại hằng hữu của Đức Chúa Trời hằng hữu. Dù trong phúc âm Giăng, có nhiều sự việc
có trước, có sau,
có quá khứ, hiện tại,
tương lai của câu chuyện, nhưng tất cả các sự kiện
trong phúc âm nầy đều
liên quan đến Chúa Giê-su trong thì hiện tại hằng hữu của Ngài.
Đối với Đấng hằng hữu thì cả cõi vĩnh hằng quá khứ và cõi đời đời tương
lai chỉ là một ngày, một ngày hằng hữu. Cụ Phi-e-rơ , trước khi tử đạo, đã đạt đến cảnh
giới đó, nên cụ viết, “Thuộc
về Ngài là sự vinh quang, cả bây giờ lẫn tới ngày của sự đời đời. A men” (2
Phi-e-rơ 3;18 TKTC). “ Ngày của sự đời đời: “the day of eternity” (Greek)..
Chúa Giê-su đã nói theo thì hiện
tại hằng hữu: “Nhưng giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi, khi kẻ thờ lạy thật lấy
tâm linh và lẽ thật mà thờ lạy Cha, vì Cha vẫn tìm kiếm người dường ấy để thờ lạy
Ngài” (Giăng 4:23).”
“Quả thật, quả thật, ta nói cùng
các ngươi, Con chẳng có thể tự mình làm gì được, duy làm điều Con thấy Cha làm;
vì hễ điều gì Cha làm, Con cũng làm như vậy” (Giăng 5: 19). Các động từ trong câu nầy đều dùng thì hiện tại, Chúa Cha
thời Cựu ước đang làm công tác Ngài đến
thời điểm Chúa Giê-su nói lời nầy”.
“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các
ngươi, giờ sắp đến, mà nay đã đến rồi, kẻ chết sẽ nghe tiếng của Con Đức Chúa
Trời, và kẻ nghe ấy sẽ được sống. Chớ lấy
điều đó làm lạ, vì giờ đến mọi người ở trong mồ mả đều nghe tiếng Ngài và ra khỏi, ai đã làm thiện, thì sống lại để
được sự sống, ai đã làm ác, thì sống lại để chịu định tội “ (Giăng 5:25,
28-29).
Sự sống lại của người thiện và sự phục
sinh của kẻ ác cách xa nhau 1000 năm, mà trong mấy câu Kinh thánh nầy Giăng đặt
vào thì hiện tại hằng hữu của Chúa khi ông viết ra.
2. Thì Quá Khứ Hoàn Tất Trong
Sách Khải huyền:
Khi anh chị em đọc sách Khải huyền chắc rằng sẽ được ấn tượng
khi thấy chữ “ĐÃ THẤY’ (saw) xuất hiện rất nhiều lần. Tôi đã đến trong một quyển
concordance, chữ “đã thấy” không ít hơn 45 lần được ghi chép. Hầu như rất hiếm
có bản dịch Kinh thánh Việt văn nào có thể dịch “đã thấy”. Đáng tiếc thay!
Động từ “đã thấy” được dùng ở thì quá khứ Ariost trong tiếng Hi lạp và tiếng Anh
dung thì quá khứ đơn (simple past) thay thế. Đây là thì quá khứ miêu tả sự việc
nào đã xảy ra tại một thời điểm dứt khoát trong quá khứ, không phải một hành động
kéo dài trong quá khứ.
Tôi lấy thí dụ: anh A đã đi lính từ năm 1960 đến năm 1975 thì
ra quân, có nghĩa hành động đi lính của anh đã kéo dài trong quá khứ suốt 15 năm.
Nhưng anh ấy đã cưới vợ vào ngày
15-3-1976. Hành động cưới vợ của anh đã xảy ra cách dứt khoát tại một thời điểm
xác định, và hành động cưới vợ đã hòan tất rồi, không có kéo dài trong quá khứ.
Như tôi đã nói, sách
Khải huyền chép động từ “đã thấy” khoảng 45 lần. Nhưng sự việc như Chúa Giê- su
lên ngôi chương 5, 6, sự đóng ấn 144.000 người Israel, sự hủy diệt Babylon tôn
giáo , chương 17….việc sa -tan đã bị quăng vào hồ lửa…. tất cả là những sự kiện đã xảy ra cách dứt khoát ,
xong rồi, tại thời điểm là là vào khoảng năm 100. S. C. Sứ đồ Giăng đã thấy các
thực sự nầy từ trước đây 2000 năm, cho dù theo thời gian của con loài người thì
có nhiều sự thật đó chưa xảy ra:
--9:1, “Vị thiên sứ thứ
năm thổi loa, thì tôi ĐÃ thấy một ngôi sao từ trời rơi xuống đất, và được ban
cho chìa khóa của vực sâu không đáy”
Giăng đã thấy ngôi sao, là sa-tan đã từ trời rơi xuống đất hồi
năm 100 S.C
--19: 19-20 “Tôi lại ĐÃ thấy con thú và các vua thế giới cùng
những quân đội mình nhóm lại đặng tranh chiến với Đấng cưỡi ngựa,và với đạo
binh của Ngài. Nhưng con thú bị bắt và
tiên tri giả …cũng bị bắt với nó nữa”.
Đối với Giăng, hồi năm
100 S.C con thú và tiên tri giả đã bị bắt và bị quăng vào hồ lửa hồi năm 100 S.C.
rồi. Vậy tại sao chúng ta chưa thấy hai con thú nầy xuất hiện?
--20:1-2, 10, “Đoạn,
tôi ĐÃ thấy một vị thiên sứ trên trời xuống, tay cầm chìa khóa vực sâu và một
cái xiềng lớn. Người bắt con rồng, tức là con rắn đời xưa, là ma quỉ, là Sa-tan,
mà xiềng nó lại đến ngàn năm---Còn ma quỉ là đứa đã dỗ dành chúng, thì ĐÃ bị
quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó đã
có con thú và tiên tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến
đời đời”.
Trước mặt Chúa Giê-su,
Đấng hằng hữu, đang sống trong thì hiện tại hằng hữu của Ngài; thì mọi sự thật
lên quan đến 45 lần của động từ “đã thấy”
đều đang xảy ra trước mặt Ngài. Những sự việc đó đời đời không qua đi trước mặt
Ngài.
Đối với sứ đồ Giăng, các
sự kiện đó đã xảy ra dứt khoát xong rồi.
Đối với chúng ta, những
con người đang bị giới hạn trong không gian thời gian, thì chúng ta chờ đợi mọi sự đó từ bàn
tay của “Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng hiện có,đã có, và còn đến” điều động.
M. K. June 8, 2021