Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

CHỪNG NÀO CHÚA TÁI HÔN VỚI ISRAEL?



Ê-sai 54:4-8, “Đừng sợ, vì ngươi sẽ chẳng bị hổ thẹn. Đừng nản, vì ngươi không còn xấu hổ nữa. Ngươi sẽ quên điều sỉ nhục lúc còn trẻ, Và không còn nhớ sự nhục nhã trong cảnh góa bụa.  Vì chồng ngươi là Đấng Tạo Hóa ngươi; Danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân. Đấng Cứu Chuộc ngươi là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên Sẽ được xưng là Đức Chúa Trời của cả trái đất. Đức Giê-hô-va đã gọi ngươi về Như gọi vợ đã bị bỏ, và tâm thần sầu não, Tức là vợ cưới lúc còn trẻ và đã bị từ bỏ.” Đức Chúa Trời ngươi phán:  “Ta đã bỏ ngươi trong một thời gian ngắn, Nhưng Ta sẽ đón ngươi về với lòng thương xót vô hạn.  Trong cơn tức giận tột cùng, Ta ngoảnh mặt khỏi ngươi một lúc, Nhưng vì lòng nhân từ vô biên, Ta sẽ thương xót ngươi,” Đấng Cứu Chuộc ngươi là Đức Giê-hô-va phán vậy”.
Trong chương 53, tiên tri Ê-sai nói rằng dân Israel đã có thái độ vô tín với Đấng Mê-si-a mà đã đến chuộc tội thế giới trong hình dạng con người buồn khổ. Vì họ chối bỏ Đấng Mê-si-a, họ trở nên như người vợ thuộc linh bị bỏ rơi. Trong Ma-thi- ơ 9: 15, Chúa Jesus tự giới thiệu là Chàng Rễ, nhưng theo Ê-sai 53:1 , họ vô tín, không chấp nhận Ngài là Chồng.

CON NGƯỞI BUỒN KHỔ-



(Nhìn thoáng Ê sai 50-53)
Hơn 50 năm về trước tôi hân hạnh được tham dự một cuộc nhóm họp có vị diễn giả là một rabi người Do thái. Ông nhấn mạnh rằng Ê sai chương 53 là chương sách nhà tiên tri bàn luận về dân Israel là người đầy tớ chịu đau khổ của Đức Chúa Trời. Ông khước từ chương sách đó áp dụng cho Đấng Mê-si-a. Đó là sự đui mù của Israel đến ngày nay.
Trong sách Ê sai có nói đến Israel là một đầy tớ bất trung của Đức Chúa Trời, nên Đức Jehovah đã trở thành Con Người buồn khổ đứng trong địa vị dầy tớ của Israel, chịu khổ và chết thay cho Israel và cho cả nhân loại, hầu về một mặt, phục hồi địa vị làm tôi tớ thánh đối với Đức Chúa Trời của Israel sau cơn đại nạn sắp tới.

MANG GÁNH NẶNG CHO NHAU-



Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy là làm trọn luật của Đấng Christ.
Ga-la-ti 6: 2
Đứng trước ngôi mộ của một Cơ đốc nhân, một người anh em đã làm chứng: "Ông ấy đã cùng với chúng tôi gánh vác gánh nặng của chúng tôi. Ông ấy đã tiếp lấy nhiều gánh nặng của người khác đặt nặng lên trái tim mình".
Đây là một lời chứng tốt đẹp và hiếm có. Nhưng tại sao lại hiếm có đến thế? Những tín đồ đó có gánh nặng trên trái tim của họ - đang sống ở mọi nơi và mọi lúc. Tốt đẹp biết bao nếu do tình thương yêu mà một người nào đó sẵn sàng chia sẻ những gánh nặng như vậy. Thật là một phước lành!
Vâng, đó là một đặc quyền, nếu chúng ta tiếp lấy gánh nặng của người khác trên trái tim của mình và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho trái tim của người khác, và khuyến khích họ. Đối với Chúa Jêsus, đó là "luật của Ngài," nguyên tắc chỉ đạo đã hướng dẫn Ngài khi còn ở trên đất, sự khao khát đã khiến Ngài chịu gánh nặng từ sự mệt mỏi và nặng nhọc. Và đó là gánh nặng của lương tâm và trái tim mà Ngài tiếp lấy từ những người cúi đầu trước Ngài.
Bất cứ ai đã trải qua thời gian khi mang lấy gánh nặng của người khác thì phước hạnh biết bao - mà chỉ có Chúa Jesus đã làm và có thể làm trong sự hoàn hảo – người đó sẽ trở nên giống như Ngài mỗi một ngày!

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

TIN CẬY CHÚA



Giê-rê-mi 17: 7- Phước cho người nhờ cậy Đức Giê-hô-va,Lấy Đức Giê-hô-va làm nơi nương tựa mình.
Tại sao chúng ta thường thấy dễ đặt niềm tin của mình vào con người hơn là nơi Đức Chúa Trời không thể không tin cậy? Bởi vì chúng ta thường không thể vượt lên trên khả năng của con người và tính đến quyền năng của Đức Chúa Trời. Không phải đáng xấu hổ khi chúng ta tin tưởng con người yếu ớt, con người có thể sai lầm hơn Đức Chúa Trời khôn ngoan, toàn năng sao? Để khuyến khích chúng ta, Kinh Thánh cho chúng ta thấy chúng ta được phước như thế nào khi hoàn toàn phụ thuộc vào Chúa:

Chúng Ta Đang Ở Đâu?


Tín Đồ Đơợc Cất Lên


Dân tộc Xtiêng




Tên gọi khác
Xa Điêng
Nhóm ngôn ngữ
Môn - Khmer
Dân số   50.000 người.
Cư trú
Cư trú tập trung tại 4 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé và một phần sinh sống ở Đồng Nai và Tây Ninh.
Đặc điểm kinh tế
Nhóm Bù Đéc ở vùng thấp, biết làm ruộng nước và dùng trâu, bò kéo cày từ khá lâu. Nhóm Bù Lơ ở vùng cao, làm rẫy là chủ yếu, sống gần gũi với người M'Nông và người Mạ.
Tổ chức cộng đồng
Ngày nay người Xtiêng ở nhiều nơi đã định canh định cư, từng gia đình làm nhà ở riêng. Họ Điểu là họ phổ biến khắp vùng Xtiêng. Làng Xtiêng có truyền thống tự quản, đứng đầu là một ông già am hiểu tập tục, có uy tín lớn, tháo vát và thường là người giàu có ở làng. Mức giàu được tính bằng tài sản như: trâu, bò, chiêng, cồng, ché, vòng, trang sức...
Hôn nhân gia đình
Người Xtiêng lấy vợ, lấy chồng khác dòng họ. Thông thường con trai từ tuổi 19-20, con gái từ tuổi 15-17 bắt đầu tìm bạn đời. Sau lễ cưới cô dâu về nhà chồng.
Văn hóa
Người Xtiêng ưa thích âm nhạc, nhạc cụ thường thấy nhất là bộ chiêng 6 cái. Chiêng không được gõ ở ngoài nhà, trừ ngày lễ đâm trâu. Chiêng dùng trong hội lễ, cả trong bộc lộ tình cảm, hòa giải xích mích giữa các gia đình. Ngoài chiêng còn có cồng, khèn bầu cũng được đồng bào ưa thích. Cuối mùa khô, đồng bào hay chơi thả diều.
Nhà cửa
Tình hình nhà ở của người Xtiêng hiện nay hết sức phức tạp. Ví dụ: người Xtiêng ở Bù lơ sống trong nhà đất dài - gia đình lớn phụ hệ; Ơở Đắc Kia người Xtiêng cư trú trong nhà sàn, nhà đất ngắn - gia đình nhỏ; Ơở Bù Đeh người Xtiêng lại sống trong nhà sàn dài (chịu ảnh hưởng nhà người Khơ me) - gia đình lớn mẫu hệ.
Bộ khung nhà người Xtiêng dù nhà sàn hay đất (xưa) đều trên cơ sở vì hai cột (không có kèo).
Nếu căn cứ vào cấu tạo của bộ khung nhà đất của người Xtiêng hiện nay còn thấy thì nhà đất của người Xtiêng quả là rất cổ. Nhà đất của người Xtiêng chỉ như là một cái chòi, mái được kéo gần sát mặt đất. Cửa ra vào rất thấp. Mở ở hai đầu hồi và một cửa ở mặt trước nhà, mái trên cửa cũng phải cắt bớt hoặc làm vòng lên như ở nhà người Mạ.
Trang phục
Trang phục của người Xtiêng khá đơn giản, đàn bà mặc váy, đàn ông đóng khố. Mùa đông người ta choàng một tấm vải để chống rét. Người Xtiêng để tóc dài búi sau gáy, tai sâu lỗ, hoa tai bằng gỗ, ngà voi và xăm mặt, xăm mình với những hoa văn giản đơn. Mọi người nam, nữ, già, trẻ đều thích đeo các loại vòng. Trẻ em còn nhỏ đeo lục lạc ở hai cổ chân. 

TỔNG THỐNG DONALD TRUMP VÀ VUA CYRUS (phần 2)



Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Israel vào ngày 14/05/2018, tổ chức Đền Thờ của Israel lại đúc đồng xu thứ hai có hình tổng thống Trump của Mỹ và vua Cyrus của Ba Tư[1] . Giữa đồng xu có hình chân đèn vàng bảy nhánh tượng trưng cho nước Israel. Ở bên trái là biểu tượng của nước Ba Tư cổ đại, còn bên phải là biểu tượng của nước Mỹ. Ở dưới cùng có lời tuyên bố của vua Cyrus cách đây khoảng 2500 năm, được ghi trong sách E-xơ-ra của Kinh Thánh: “Ngài bảo trẫm xây cho Ngài một đền thờ tại Jerusalem” (E-xơ-ra 2:1). Lời tuyên bố này không chỉ được viết trong Kinh Thánh mà còn được sử gia Do Thái Flavius Josephus ghi lại trong cuốn XI của bộ Antiquities of the Jews [2]. Nhưng Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho vua Cyrus xây đền thờ khi nào? Khoảng 200 năm trước khi ông nắm quyền, Đức Chúa Trời đã dùng tiên tri Ê-sai để ra lệnh cho ông làm điều đó. Mời các bạn xem phần 1 của bài này để hiểu thêm [3]

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

TÔI BIẾT



 Standing on the rock in the sea Royalty Free Stock Photos

Biết đồn lũy Chúa vững bền,
Cổng âm phủ há thắng hơn đâu nào,
Biết rằng tin Đấng nhiệm mầu,
Lời Ngài không có khi nào đổi thay;
Biết Ngài mạnh mẽ lạ thay,
Toàn quyền giữ đúng lời Ngài hứa tuyên,
Giao Ngài mọi sự đời riêng,
An toàn, an nghỉ trong quyền đại năng.

Biết gươm của Thánh Linh hằng
Vạch trần mưu ác quỉ bàn tính sâu,
Biết rằng Chúa trả giá cao,
Chuộc tôi khỏi chết nhiệm mầu bao la,
Tội tôi vô số được tha,
Trên cây thập tự Ngài đà mang thay;
Dự phần đau khổ với Ngài,
Rồi đây tôi sẽ có ngày hiển vinh.

Biết rằng thuẫn của đức tin,
Mũi tên Kẻ Ghét vô quyền, anh ơi,
Gian nguy, hoạn nạn cuộc đời,
Chiều cao sâu của con người mau qua,
Ra gì quyền của quỉ ma?
Tương lai, hiện tại khó mà làm chi,
Làm sao có thể phân li
Tình yêu Chúa đối tôi di dời nào?

Snow storm Stock Photography


Biết rằng giai đoạn khải hoàn,
Dẹp tan ngờ vực, kinh hoàng cho ta,
Mọi điều làm tốt đó mà,
Chứng minh qua tháng ngày ta nhiều lần,
Biết rằng tay của Người Chăn,
Chăm lo, thành tín, ân cần bầy đây,
Nhu cầu tôi cung cấp hoài,
Mang thay gánh nặng hằng ngày của tôi.

Biết rằng ngọn tháp sáng ngời,
Sóng to, gió lớn di dời được đâu,
Biết rằng Đấng Chuộc sống lâu,
Khi Ngài chịu chết cả đều chết đi,
Ẩn trong Ngài quá diệu kỳ,
Ngoài tầm xáo trộn trường kỳ trần gian,
Với tôi sống chết chung hàng,
Vì nương tay Đấng quyền năng nhất đời.

Biết nền tảng chẳng chuyển dời,
Cát làm Đá Tảng công toi xói mòn,
Jesus là Christ trường tồn,
Nhà xây trên Đá luôn còn muôn năm;
Việc gì tôi đã từng làm,
Lửa thiêu, lũ lụt xóa tan không ngờ,
Kìa Viên Đá Góc đứng trơ,
Không hề lay động trong giờ biến thiên.

Biết neo trông cậy vững bền,
Mãi khi giông bão lặng yên đời đời;
Biết rằng Chúa sớm lai hồi,
Mở ra trên đất nước trời ngàn năm;
Biết rằng Chúa sẽ quang lâm,
Thời gian, trái đất ngoài tầm của tôi,
Khi tôi thức dậy chói ngời,
Giống y như Chúa đời đời thỏa vui.
-

M.K.cảm tác

( Nguồn: Annie Johnson Flint)

 Gióp 19:25, Rô-ma 8:38-39“Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, Đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất. - Bởi vì tôi tin chắc rằng bất cứ hoặc sự chết, hoặc sự sống, hoặc thiên sứ, hoặc chấp chánh, hoặc việc bây giờ, hoặc việc hầu đến, hoặc quyền năng, hoặc bề cao, hoặc bề sâu, hoặc một vật thọ tạo nào khác, đều chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự thương yêu của Đức Chúa Trời vẫn ở trong Christ Jêsus, Chúa chúng ta"

2 Ti-mô-thê 1;12; Hê-bơ-rơ 10:35, “Lại cũng vì cớ ấy mà ta chịu những khổ nầy. Dầu vậy, ta chẳng hổ thẹn đâu, vì ta biết Đấng mà ta đã tin rồi, cũng tin chắc rằng Ngài có thể giữ sự ta đã phó thác cho Ngài đến ngày đó--Vậy, chớ bỏ sự dạn dĩ của anh em, vì sự ấy vốn có phần thưởng lớn”.

Hội Thánh Lao-Đi-Xê—



Revelation 3:14-22 (ASV)
 And to the angel of the church in Laodicea write:
These things saith the Amen, the faithful and true witness, the beginning of the creation of God: I know thy works, that thou art neither cold nor hot: I would thou wert cold or hot.  So because thou art lukewarm, and neither hot nor cold, I will spew thee out of my mouth.  Because thou sayest, I am rich, and have gotten riches, and have need of nothing; and knowest not that thou art the wretched one and miserable and poor and blind and naked:  I counsel thee to buy of me gold refined by fire, that thou mayest become rich; and white garments, that thou mayest clothe thyself, and that the shame of thy nakedness be not made manifest; and eyesalve to anoint thine eyes, that thou mayest see.  As many as I love, I reprove and chasten: be zealous therefore, and repent.  Behold, I stand at the door and knock: if any man hear my voice and open the door, I will come in to him, and will sup with him, and he with me.  He that overcometh, I will give to him to sit down with me in my throne, as I also overcame, and sat down with my Father in his throne. 22 He that hath an ear, let him hear what the Spirit saith to the churches.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 68



KINH NGHIỆM BẢY NGỌN ĐÈN, BẢY MẮT VÀ
BẢY LINH

KIẾN ỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI, GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Tri Tam Nhất duy nhất là Cha, Con và Linh là tự hữu. Sáng Thế Kí 1:26 bày t rằng Đức Chúa Trời đến tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài. Dù con người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, nhưng vào thời điểm sáng tạo, con người chưa có sự sống của Đức Chúa Trời trong mình. Khi đọc suốt toàn bộ Kinh Thánh từ Sáng Thế Kí chương 1 đến Khải Thị chương 22, chúng ta nhận thấy rằng sau nhiều thời đại, nhiều thế hệ và nhiều thế kỉ trôi qua, Đức Chúa Trời sẽ vẫn còn đó trong tương lai đời đời. Tuy nhiên, Ngài sẽ không còn ở một mình nữa. Dù Ngài vẫn sẽ là Đức Chúa Trời Tam Nhất như được mô tả trong 22:1 là Đức Chúa Trời, Chiên con và dòng sông tuôn chảy (tức biểu tượng về Linh), nhưng bấy giờ Ngài là trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới. Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời ở một mình, nhưng trong tương lai đời đời, Đức Chúa Trời Tam Nhất sẽ là trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới và dầm thấm toàn bộ thành phố. Bức tranh về Giê-ru-sa-lem Mới trong chương 21 và 22 là dấu hiệu cho thấy Đức Chúa Trời sẽ được hòa quyện với dân được cứu chuộc của Ngài mà dân ấy là sự mở rộng của Ngài. Cuối cùng, dân này sẽ là một toà nhà. Toà nhà ấy được cấu tạo bằng thân tính và nhân tính, sẽ là nơi ở hỗ tương của cả Đức Chúa Trời lẫn con người. Đây là sự khải thị rõ ràng của Kinh Thánh.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 67



KT LUẬN
Khải Thị 22:6-21 là phần kết luận của sách này. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét những điểm khác nhau được thấy trong phần kết luận này.
Câu 6 chép: Thiên sứ lại nói với tôi rằng: Những lời nầy là đáng tin và chân thật, Chúa là Đức Chúa Trời của linh của các tiên tri, đã sai thiên sứ Ngài đặng tỏ ra cho các đầy tớ Ngài những điều kíp phải xảy đến.” Chúa, Đức Chúa Trời của linh của các tiên tri, tức Đấng đã sai thiên sứ Ngài đến để cho thấy những điều trong sách này, chính là Chúa Jesus (1:1; 22:16). Câu 16 chép: Ta là Jesus, đã sai thiên sứ Ta vì các Hội thánh mà làm chứng những điều nầy cho các ngươi”. Chứng cớ của sách này được Chúa ban cho các Hội thánh. Vì vậy, muốn hiểu và giữ được chứng cớ này, chúng ta cần ở trong các Hội thánh và vì các Hội thánh.
Trong sách này, Chúa là Đức Chúa Trời được gọi là Đức Chúa Trời của linh của các tiên tri. Điều này cho thấy rằng tất cả những lời tiên tri trong sách này đều được cảm thúc bởi chính Đức Chúa Trời là Đấng cảm thúc linh của các tiên tri trong cả Cựu Ước lẫn Tân Uớc. Điều này cũng biểu thị rằng những lời tiên tri ở đây liên quan đến những người trong Cựu Ước và Tân Ước, và tất cả những lời tiên tri ấy đều đưc các tiên tri nói ra trong linh mình dưới sự cảm thúc của Đức Chúa Trời. Thế nên, để hiểu các lời tiên tri này, chúng ta cũng cần ở trong linh dưới sự xức dầu của Đức Chúa Trời.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 66



SỰ VUI HUỞNG VÀ PHƯỚC HẠNH CỦA
NHNG NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI CỨU CHUỘC
TRONG CÕI ĐỜI ĐỜI
Các con số căn bản trong Giê-ru-sa-lem Mới là số mười hai và số một. Số một là con số duy nhất. Có một Đức Chúa Trời, một thành phố, một ngai, một con đường, một dòng sông và một cây sự sống. Vì vậy, số một là con số căn bản của Hội thánh và số căn bản của tòa nhà của Đức Chúa Trời trong gia tể của Ngài. Đây không phải là quan niệm của tôi mà là quan niệm của Phao-lô trong Ê-phê-sô 4:3-6, ở đó ông đề cập đến một Thân thể, một Linh, một hi vọng, một Chúa, một đức tin, một báp-têm và một Đức Chúa Trời và Cha. Chúng ta chỉ có một Đức Chúa Trời, một ngai, một sự quản trị, một uy quyền, một dòng chảy, một con đường và một cây. Nếu thấy vấn đề này, chúng ta sẽ mãi mãi được gìn giữ trong sự hiệp một này.
Sự hiệp một này ra từ Đức Chúa Trời duy nhất, tức Đấng là nguồn của mọi sự. Ngai, dòng sông, con đường và cây đều ra từ Ngài. Ngài là cội nguồn duy nhất của mọi sự để tạo ra, nâng đỡ, duy trì và giữ gìn tòa nhà duy nhất này của một Đức Chúa Trời.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 65



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
 (7)

XVIII. TRUNG TÂM CỦA THÀNH
Quốc gia nào cũng có một trung tâm. Trung tâm của một quốc gia là thủ đô ca quốc gia ấy, tức nơi đặt chính quyền trung ương. Giê-ru-sa-lem Mới cũng có một trung tâm là ngai của Đức Chúa Trời Cứu Chuộc, tức ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên con (22:1).
Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong phần đầu của sách này (1:1—11:19), ngai của Đức Chúa Trời là trung tâm, và trong phần hai (12:1—22:21), đền thờ của Đức Chúa Trời là trung tâm. Chúng ta cũng đã suy xét cụm từ “từ nơi ngai ở trong đền thờ mà ra” (16:17, xin xem bài 49 và 50). Cuối sách Khải Thị, ngai của Đức Chúa Trời ở trong đền thờ. Vì vậy, ngai và đền thờ đã trở thành một.
Đức Chúa Tri của chúng ta không chỉ là Đức Chúa Trời ở trên ngai để quản trị, cũng không chỉ là Đức Chúa Trời trong đền thờ đề được biểu lộ. Ngài chính là Đức Chúa Trời trên ngai trong đền thờ để được biểu lộ qua sự quản trị của Ngài. Ngai của Đức Chúa Trời là để Ngài quản tr, còn đền thờ của Đức Chúa Trời là để Ngài biểu lộ, Sự kiện ngai ở trong đền thờ có nghĩa là sự quản trị của Đức Chúa Trời là để Ngài biểu lộ. Đức Chúa Trời quản trị để Ngài có thể được biểu lộ. Trong tương lai đời đời, ngai của Đức Chúa Tri sẽ ở tại trung tâm Giê-ru-sa-lem Mới, và sự biểu lộ của Ngài sẽ mở rộng đến ngoại vi. Vì vậy, Đức Chúa Trời chúng ta vừa là Đức Chúa Trời quản trị vừa là Đức Chúa Trời biểu lộ.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 64



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
 (6)

XIV. ĐỀN THỜ CỦA THÀNH
Trong các bài trước, chúng ta đã xem xét thành, các nền, tường, các cổng và con đường. Bây giờ chúng ta đến với đền thờ là một đề tài rất qưan trọng trong Kinh Thánh.
A. Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, và Chiên con
Khải Thị 21:22 chép: “Trong đó tôi không thấy đền thờ nào, vì Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn năng, và Chiên con đều là đền thờ của thành.” Câu này nêu rõ rằng trong Giê-ru-sa-lem Mới sẽ không có đền thờ. Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng, và Chiên con chính là đền thờ của thành. Trong Cựu Ước, nhà trại của Đức Chúa Trời là tiền thân, hay nguyên mẫu đầu tiên của đền thờ Đức Chúa Trời. Giê-ru-sa-lem Mới là nhà trại của Đức Chúa Trời (c. 3) sẽ là đền thờ của Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy rằng trong trời mới đất mới, đền thờ của Đức Chúa Trời sẽ được mở rộng thành một thành phố. Sự kiện thành có ba chiều bằng nhau (c. 16) cho thấy rằng toàn thành sẽ là Nơi chí thánh, tức đền thờ bên trong. Vì vậy, tại đó sẽ không có đền thờ.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 63



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
(5)
Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập đến hai phương diện rất quan trọng của Giê-ru-sa-lem Mới là: cổng và đường của thành. Tất nhiên, chính thành phố, tường và các nền thì rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu Giê-ru-sa-lem Mới không có cổng thì sẽ không có cách nào để vào. Trong trường hợp đó thì thành này sẽ không thực tiễn chút nào và chỉ đ triển lãm. Nhưng vì Giê-ru-sa-lem Mới có 12 cổng, nên rất thực tiễn.
Một số chc vụ thật tốt. Tuy nhiên, vì các chức vụ ấy không có cổng và không có đường nên không có cách nào để thực sự bước vào những điều họ trình bày. Điểm đặc biệt trong chức vụ của anh Nee là mỗi khi chia sẻ một vấn đề nào đó, anh luôn luôn cho anh em một cái nhìn rõ ràng về phương cách để bước vào. Nhiều người nói về La Mã chương 5, 6, 7 và 8. Nhưng dù có nói bao nhiêu về các chương ấy, họ vẫn không cho anh em lối vào. Ngược lại, quyển Nếp sống Cơ Đốc bình thường của anh Nee cho chúng ta thấy các cổng và phương cách rõ ràng đ thực hành những gì sách mô tả. Càng đọc quyển sách ấy, anh em càng có thể nhìn thấy các cổng mà quyển sách ấy cung cấp cho anh em. Dù trước kia tôi đánh giá cao những chức vụ nào đó, nhưng cuối cùng tôi khám phá thấy rằng không có cách nào để bước vào những gì đang được trình bày. Những người có các chức vụ ấy có thể cho tôi thấy một tòa nhà đẹp đẽ trong không trung để tôi có thể ngưỡng mộ, nhưng họ không cấp cho tôi phương cách thực tiễn để bước vào trong đó. Chức vụ trong sự khôi phục của Chúa ngày nay tiếp tục nguyên tắc của chức vụ anh Nee. Mọi sự chúng ta cung ứng đều được trình bày theo cách thực tiễn. Nhờ đó, anh em có lối để bước vào những gì chức vụ cung cấp cho anh em. Cũng vậy, Giê-ru-sa-lem Mới rất thực tiễn. Tính thực tiễn của thành ấy được nhận thấy nơi các cổng và đường của thành. Dù đến với thành ấy từ hướng nào, anh em vẫn có lối vào.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 62



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
(4)
Bài này tiếp theo bài trước.
C. Cả bốn mặt đều có dáng vẻ giống nhau
Như chúng tôi đã chỉ ra bích ngọc là dáng vẻ của Đức Chúa Trời. Sự kiện vật liệu xây dựng cho toàn thể tường thành là bích ngọc cho thấy rằng Giê-ru-sa-lem Mới, tức sự biểu lộ tập thể của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời, mang dáng vẻ của Đức Chúa Trời. Cả bốn mặt của thành này đều có dáng vẻ giống nhau. Điều này cho thấy rằng tất cả những sự khác biệt đều biến mất và thành ấy là sự biểu lộ duy nhất của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Tình trạng này rất khác với quan niệm của nhiều Cơ Đốc nhân; họ nghĩ rằng tất cả chúng ta đều cần phải khác biệt và bày tỏ Christ một cách khác biệt. Theo quan niệm này, anh em biểu lộ Christ theo cách của anh em, và tôi biểu lộ Christ theo cách của tôi. Trước kia, tôi được dạy rằng cả cá nhân tín đồ lẫn các Hội thánh đều phải khác nhau và không Hội thánh nào được giống Hội thánh nào. Chẳng những tôi được dạy như vậy, mà chính tôi cũng dạy điều ấy. Tôi nói rằng chúng ta không nên bắt chước hay phỏng theo người khác. Dùng khuôn mặt của chúng ta để minh họa, tôi nói rằng mỗi khuôn mặt là độc nhất vô nhị. Nhưng bởi nghiên cứu lại sách Khải Thị, tôi thấy bảy giá đèn giống hệt nhau. Nếu tất cả bảy giá đèn đều được đặt trên bàn trước mặt anh em thì anh em không thể nào phân biệt giữa các giá đèn ấy. Mỗi giá đèn đều mất đi tính đặc trưng của nó. Khi nhìn thấy điều này, quan điểm của tôi được cách mạng hoá hoàn toàn và tôi tự nhủ: “Thật là một quan điểm sai lầm mà tôi nhận được từ những người dại dột giảng dạy rằng bảy Hội thánh là khác nhau! Phải, các Hội thánh khác nhau trong những phương diện tiêu cực. Hội thánh tại Phi-la-đen-phi chắc chắn là không có các hình tượng như được thấy tại Thi-a-ti-rơ. Nhưng về phương diện tích cực, tất cả các Hội thánh đều như nhau, đều có một Đức Chúa Trời và một Đấng Christ,” Tôi đã thật sự được soi sáng.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 61



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
(3)
Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét thêm những đặc đim của Giê-ru-sa-lem Mới, cụ thể là kích thước và tường của thành.
IX. KÍCH THƯỚC CỦA THÀNH
A. Dụng cụ đo
Trước hết, chúng ta hãy suy xét kích thước của Giê-ru-sa-lem Mới. Khải Thị 21:15 chép: “Thiên sứ nói cùng tôi đó cầm một cây thước, tức là cây lau bằng vàng để đo thành, các cửa và tường của thành”. Cây lau là để đo, và đo có nghĩa là sở hữu (Êxê. 40:5; Xa. 2:1-2; Khải. 11:1). Xin lưu ý rằng dụng cụ đo là một cây lau, chứ không phải cây roi. Cây roi tượng trưng hay hàm ý đến sự phán xét, kỉ luật hay sửa phạt. Theo 11:1 thì “một cây lau giống như cây roi” được dùng để “đo đền thờ Đức Chúa Trời, bàn thờ, và những kẻ thờ lạy tại đó.” Vì cây roi hảm ý đến sự sửa phạt (Châm. 10:13; Ês. 10:5; 11:4) nên cây lau giống như cây roi hàm ý đến việc đo cùng với sửa phạt. Tuy nhiên, trong 21:15, chúng ta có cây lau, chứ câu ấy không đề cập gì đến cây roi. Ở đây không hàm ý đến sự phán xét, kỉ luật hay sự sửa phạt Giê-ru-sa-lem Mới thì trọn vẹn và hoàn hảo trong mọi phương diện. Thành phố này đã vượt qua mọi sự thử nghiệm rồi. Người nữ hoàn vũ sáng láng mà sự tổng kết của bà là Giê-ru-sa-lem Mới, đã trải qua nhiều loại xử lí và đã được đo bằng nhiều cây roi trong bốn thời kì. Thậm chí ngày nay, Hội thánh cũng được đo bằng cây roi, chứ không phải bằng cây lau. Khi bốn thời kì này chấm dứt và trời mới đất mới đến thì không còn cần đo bằng roi nữa.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 60



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
(2)
Ý nghĩa của Khải Thị chương 21 và 22 bị giấu kín đối với Cơ Đốc nhân suốt nhiều thế k. Nhiều người hiểu các chương này một cách rất thiên nhiên và cho đây là lời mô tả về một thành phố vật chất. Khi còn trẻ, chúng tôi từng nghe những bài hát phúc âm về thành phố bằng vàng và đường bằng vàng này.
Câu đầu tiên của sách Khải Thị bày tỏ rằng khải thị về Jesus Christ được tỏ ra qua các dấu hiệu. Nếu muốn hiểu sách này, chúng ta phải biết ý nghĩa của tất cả những dấu hiệu ấy. Chẳng hạn, bảy giá đèn bằng vàng trong chương 1 và người nữ hoàn vũ sáng láng trong chương 12 là dấu hiệu. Hơn nữa, trong sách này, Đấng Christ được gọi là Sư tử và Chiên con; các từ ngữ ấy cũng là dấu hiệu. Tương tự như vậy, toàn thể Giê-ru-sa-lem Mới là một dấu hiệu.
Trải qua nhiều thế kỉ, những gì Cơ Đốc nhân nói về Hội thánh đều xuất phát từ quan niệm sai lầm về Hội thánh là gì. Khi đề cập đến việc đi đến Hội thánh, một số người có ý nói về một tòa nhà có tháp chuông cao. Theo quan niệm của họ, tòa nhà theo một kiểu nào đó là Hội thánh. Thậm chí, một số biểu đồ về các thời đại cũng dùng hình ảnh tòa nhà mái nhọn để chỉ về Hội thánh. Hình ảnh ấy có thể là một giáo đường, nhưng chắc chắn không phải là Hội thánh.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 59



GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
 (1)
Trong bài này và sáu bài tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét những khía cạnh khác nhau về Giê-ru-sa-lem Mới (21:9-27).
I. PHƯƠNG CÁCH ĐỂ NHÌN THẤY KHẢI TƯỢNG VỀ
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
Trước hết, chúng ta cần biết phương cách để nhìn thấy khải tượng về Giê-ru-sa-lem Mới. Một trong bảy thiên sứ thi hành bảy tai họa cuối cùng chỉ cho Giăng thấy Giê-ru-sa-lem Mới (c. 9). Điều này cho thấy rằng sự phán xét của bảy bát là vì Giê-ru-sa-lem Mới.
A. Ở trong linh
Câu 10 chép: “Và vị ấy đem tôi đi trong linh đến một ngọn núi lớn và cao, chỉ cho tôi thấy thành thánh là Giê-ru-sa-lem, từ tri ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống” (RcV). Nếu muốn thấy khải tượng về Giê-ru-sa-lem Mới, chúng ta phải ở trong linh. Trước khi nhìn thấy khải tượng về bảy Hội thánh, Giăng cũng đã ở trong linh (1:10). Chương 1 không những cho biết Giăng ở trong linh mà còn cho biết ông ở trên một hòn đảo tên là Pát-mô. Nếu không quan trọng thì điểm này đã không được chép lại trong Kinh Thánh. Bởi ở trên đảo Pát-mô và ở trong linh mà Giăng có thể nhìn thấy các Hội thánh, tức bảy giá đèn bằng vàng. Dù nhiều người đọc, nghiên cứu sách Khải Thị và thậm chí đã đọc những sứ điệp của chúng ta về bảy giá đèn, nhưng họ vẫn không thấy gì. Lí do là vì họ không ở trong vị trí đúng đắn, cũng không trong linh

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 58



TRỜI MỚI ĐẤT MI
Mỗi khi đọc Kinh Thánh đến Khải Thị chương 21 và 22, ngay lập tức chúng ta cảm nhận mình đang bước vào một lĩnh vực khác, một bầu không khí khác. Lí do là vì trong các chương này, toàn thể vũ trụ đều được đổi mới. Không những các tín đồ trong Christ được đổi mới mà trời và đất cũng được đổi mới. Trong bài này, chúng ta sẽ suy xét trời mới đất mới (21:1-8).
I. BỐN THỜI KÌ TRONG TRỜI CŨ ĐẤT CŨ
Vì các thời kì ca Đức Chúa Trời chưa đưc trọn vẹn cho đến chương 21, nên trời mi đất mới chưa xuất hiện trước thời điểm đó. Trước cuối chương 20, Đức Chúa Trời chưa xử lí xong các tạo vật của Ngài. Việc trời mới đất mới xuất hiện trong 21:1 hàm ý rằng các thời kì của Đức Chúa Trời đã được hoàn tất.
Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời hoạch định để có được một sự biểu lộ tập thể hầu Ngài có thể đưc biểu lộ cách đây đủ và được tôn vinh (Êph. 3:9-11; 1:9-11). Vì lí do này, Ngài đã dựng nên trời đất và nhân loại. Từ khi con người được tạo dựng, có 4 thời kì: thời kì các tổ phụ, từ A-đam đến Môi-se (La. 5:14); thời kì kinh luật, từ Môi-se đến Đấng Christ (Gi. 1:17); thời kì ân điển, từ lần đến đầu tiên của Đấng Christ cho ti khi “phục hưng mọi sự” vào ln đến thứ hai của Ngài (Công 3:20-21); và thời kì vương quốc, từ lần đến thứ hai của Đấng Christ tới cuối thiên hi niên (Khải. 11:15; 20:4, 6). Đức Chúa Trời đã dùng bốn thời kì này để hoàn thành mục đích của Ngài bằng cách làm hoàn hảo và làm trọn vẹn những người được chọn của Ngài hầu họ có thể biểu lộ Ngài cách tập thể cho đến đời đời. Tất cả 4 thời kì nầy đều thuộc về trời cũ và đất cũ. Dù thời kì vương quốc sẽ là thời kì phục hồi nhưng thời kì ấy vẫn xảy ra trong trời cũ đất cũ, vì công tác làm hoàn hảo và làm trọn vẹn trong những người được chọn của Ngài chưa được hoàn tất cho đến cuối thời kì phân phát đó. Khi Đức Chúa Trời hoàn tất công tác này nhờ thời kì phân phát vương quốc, trời cũ đất cũ sẽ bởi lửa mà qua đi và được làm mới lại thành trời mới đất mới (2 Phi 3:10-13), và ở đó Giê-ru-sa-lem Mới sẽ đến để biểu lộ Đức Chúa Trời đến đi đời.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 57



CUỘC PHẢN LOẠN SAU CÙNG CỦA NHÂN LOẠI
VÀ SỰ PHÁN XÉT TẠI NGAI TRẮNG LỚN
Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét cuộc phản loạn sau cùng của nhân loại (20:7-10) và sự phán xét tại ngai trắng lớn (20:11-15). Cả hai sự kiện này sẽ xảy ra sau 1.000 năm và trước khi trời mới đất mới đến. Dù tình trạng của mọi sự trong vương quốc thiên hi niên sẽ tuyệt diệu nhưng trong nhân loại vẫn còn bản chất phản loạn. Vì Đức Chúa Trời biết trước rằng thậm chí nhân loại được phục hồi vẫn còn nan đề này nên Ngài sẽ giam Sa-tan trong vực sâu 1.000 năm để Ngài có thể dùng hắn thử nghiệm nhân loại sau khi 1.000 năm đã mãn. Qua sự thử nghiệm ấy, bản chất phản loạn của con người sẽ được phơi bày và được tẩy sạch. Vì thế, sau thiên hi niên, điều đầu tiên được dẹp đi sẽ là bản chất phản loạn của con người.
Sau đó, sẽ có việc dọn dẹp tình trạng ca những người vô tín đã chết; họ là những người đang chờ sự phán xét tại ngai trắng lớn. Sự phán xét tại ngai trắng lớn sẽ xử lí những người vô tín đã chết, xử lí sự chết và Ha-đét giữ kẻ chết, và xử lí các quỷ. Vì vậy, trong phần lời này, chúng ta thấy việc dọn dẹp sau cùng trong vũ trụ để chuẩn bị cho trời mi đất mới đến.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 56



VƯƠNG QUỐC THIÊN HI NIÊN
Trong bài này, chúng ta đến với vương quốc thiên hi niên. Trong Cựu Ước có nhiều câu đề cập đến vương quốc thiên hi niên (Thi. 2:6, 8-9; Ês. 2:2-5; 11:1-10; 65:20-25; 30:26; Xa. 8:20-23; Thi. 72:1-17; Ês. 4:2-6; 9:7; 12:1-5; 16:5; 32:1-2; 40:9-11; 61:4-9; Xa. 14:16-21). Vương quốc là tin mừng được các tiên tri trong Cựu Ước loan báo cho nhân loại.
Giữa sự kiện những người đắc thắng được cất lên và bắt đầu vương quốc thiên hi niên có nhiều điều sẽ xảy ra. Ngay sau khi người con trai được cất lên, một tiếng lớn trên trời nói: “Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng, vương quốc của Đức Chúa Trời chúng ta, và uy quyền của Đấng Christ của Ngài đã đến” (12:10). Nhưng khi ấy vương quốc thật ra chưa đến, vì đại nạn trong 3 năm rưỡi vẫn chưa xảy ra. Tuy nhiên, theo cách nhìn của những người đã đưc cất lên các tầng trời thì vương quốc đã đến rồi. Trong 3 năm rưỡi cuối cùng của thời đại này, những việc sau đây sẽ xảy ra: phần lớn các thánh đồ được cất lên; Ba-by-lôn tôn giáo bị hủy diệt, tức là Thi-a-ti-rơ bị phá hủy hoàn toàn; Do Thái giáo bị hủy diệt; và Ba-by-lôn vật chất sụp đổ. Theo sau tất cả những sự kiện ấy sẽ có cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn. Toàn cầu phải được dọn dẹp sẵn sàng để vương quốc Đức Chúa Trời đến. Vào thời điểm của chương 20, hầu như mọi sự đều đã được dọn sạch. Điều duy nhất còn lại là Sa-tan, nguồn gốc của tất cả những nan đề. Vì vậy, điều đầu tiên được đề cập trong chương 20, một chương đề cập đến thiên hi niên là việc cột trói Sa-tan.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 55



CUỘC CHIẾN TẠI HẠT-MA-GHÊ-ĐÔN
Trong bài này, chúng ta đến với cuộc chiến tại Hạt-ma-ghê-đôn (19:11-21). Sau tiệc cưới của Ngài, Đấng Christ như một vị Tướng chiến đấu sẽ cùng đến với Cô dâu ca Ngài, tức các tín đồ đắc thắng là quân đội của Ngài, để giao chiến với Anti-christ, các vua dưới quyền hắn và các đạo quân của chúng tại Hạt-ma-ghê-đôn. Dù bấy giờ phe thứ ba là đại kĩ nữ đã bị hủy diệt, nhưng Chúa vẫn còn ba kẻ thù: Sa-tan là con rồng, Anti-christ là con thú ra từ biển, và tiên tri giả là con thú ra từ đất. Ba kẻ này sẽ tiếp tục chống đối Ngài. Do Anti-christ xúi giục, ngay cả loài người cũng sẽ trực tiếp giao chiến chống lại Chúa của các chúa và Vua của các vua. Anti-christ, tiên tri giả, và mười vua cùng các quân đội của chúng sẽ giao chiến với Chiên con. Thật là kinh khủng! Nếu sự kiện này không được chép trong Kinh Thánh, tôi không thể tin rằng con người có thể thực sự tuyên chiến với Đức Chúa Trời.
Trong 19:11-21, chúng ta thấy rằng Chàng rể với sự giúp đỡ của Cô dâu Ngài sẽ đến chiến đấu với các kẻ thù của Ngài. Chàng rể là Tổng tư lệnh, còn Cô dâu là quân đội. Đó sẽ là tuần trăng mật tuyệt diệu! Trong tuần trăng mật ấy, Đấng Christ sẽ làm sạch vũ trụ. Anti-christ và tiên tri giả sẽ bị ném vào hồ lửa, còn Sa-tan sẽ bị trói lại và ném vào vực sâu. Khi ấy, Đấng Christ sẽ hạnh phúc, và chúng ta là Cô dâu của Ngài cũng sẽ hạnh phúc khi chúng ta vui hưởng tuần trăng mật tuyệt diệu với Chàng rể của mình.

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 54



HÔN LỄ CỦA CHIÊN CON VÀ TIỆC CƯỚI
Sau khi Đức Chúa Trời phán xét tất cả những điều tiêu cực được khải thị trong chương 16, 17 và 18, chúng ta có hôn lễ của Chiên con và tiệc cưới (19:5-10). Có lẽ anh em chưa bao giờ nhận thức rằng là Chiên con, Đấng Christ cần một tiệc cưới. Quan niệm này hoàn toàn phi tôn giáo. Ai nghĩ được rằng Đấng Cứu Chuộc cần một tiệc cưới? Một ngày nọ, Giăng Báp-tít tuyên bố rằng: Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất bỏ tội của thế giới!” (Gi. 1:29). Câu này rõ ràng bày tỏ rằng Đấng Christ đến như Chiên con để cất bỏ tội của thế giới. Sau đó, Giăng Báp-tít cũng cho biết rằng Đấng Christ là Chàng rể, Giăng nói: Ai có cô dâu thì người ấy là chàng r; còn bạn của chàng rể đứng và nghe người, rất đỗi vui mừng vì tiếng của chàng rể” (Gi. 3:29). Vì vậy, trong Phúc Âm Giăng, Đấng Christ được khải thị vừa là Chiên con đến để cất bỏ tội vừa là Chàng rể đến để có Cô dâu. Mục đích ca Christ không phải để cất bỏ tội mà là để có Cô dâu. Trong sách Khải Thị, cũng là sách được sứ đồ Giăng viết, chúng ta thấy rằng Đấng Christ là Đấng Cứu Chuộc ca chúng ta chính là Chiên con và Chàng rể sắp đến. Do đó, là Chàng rể, Ngài phải có một tiệc cưới.