Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 34



NGƯỜI NỮ HOÀN VŨ SÁNG LÁNG
Phần thứ nhất của sách Khải Thị bao gồm 11 chương đầu, đề cập đến mọi sự cho đến cõi đời đời. Phần thứ hai gồm 11 chương còn lại, nêu lên các chi tiết về những điều quan trọng và những vấn đề trọng yếu trong 3 năm rưỡi cuối của thời đại hiện tại, tức đại nạn, đến thời đại đời đời là trời mới đất mới. Điểm đầu tiên trong những điều quan trọng và vấn đề trọng yếu được khải thị trong phần này là người nữ với người con trai (12:1-18).
Mười một chương đầu của sách này đề cập đến bảy ấn và bảy kèn. Bảy ấn và bảy kèn cho chúng ta một bản tóm lược ngắn gọn nhưng đầy đủ về nội dung của sách này. Bốn ấn đầu (6:1-8) bao trùm, gần 2.000 năm lịch sử, từ thời điểm. Đấng Christ tháng thiên đến cuối thời đại này. Chúng ta hiện đang sống vào thời kì rất gần với cuối thời đại này, rất gần thời điểm của ấn thứ năm. Ấn thứ năm (6:9-11) gồm có lời cầu nguyện của các thánh đồ tử đạo. Khi ấn ấy được mở, hàng ngàn thánh đồ tử đạo, tức những người bị giết vì chứng cứ của Chúa, sẽ kêu la xin Đức Chúa Trời báo thù, cầu khẩn Ngài can thiệp và xử lí nhân loại phản loạn. Ấn thứ sáu (6:12-17) sẽ là lời Đức Chúa Trời đáp lại sự kêu la của các thánh đồ tử đạo. Các tai họa siêu nhiên của ấn này sẽ cảnh báo những cư dân trên đất. Sáu ấn ấy đem chúng ta đến cuối thời đại này.

Ân thứ bảy bao gồm bảy kèn thì bao-hàm-tất-cả. Vì bảy kèn là nội dung của ấn thứ bảy nên ấn thứ bảy tương đương vói bảy kèn. Bốn kèn đầu (8:7-12) là những tai họa siêu nhiên, tức là sự phán xét của Đức Chúa Trời trên đất, hiển, các sông, mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao. Bốn kèn này sẽ làm hại trời và đất, làm cho trái đất không còn là nơi thích hợp để nhân loại sống nữa. Các tầng trời dành cho trái đất, và trái đất để nhân loại ở.Tuy nhiên, vì nhân loại cứ luôn làm cho Đức Chúa Trời thất vọng, nổi loạn chống lại Ngài nên cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ tuyên bố rằng Ngài không còn chịu đựng được nữa. Trận động đất lớn và sự rung động của trời sẽ là lời cảnh cáo cho các cư dân trên đất. Sự cảnh cáo này sẽ mở đầu cho các tai họa siêu nhiên theo sau. Sau khi bốn tiếng kèn đầu được thổi lên thì thời điểm của đại nạn sẻ rất gần. Ân thứ sáu và bốn tiếng kèn đầu của ấn thứ bảy chuẩn bị cho đại nạn. Tiếng kèn thứ năm (9:1-11) sẽ trực tiếp làm hại loài người là khởi đầu của đại nạn. Tiếng kèn thứ năm là khốn khổ đầu trong ba khốn, khổ được đề cập trong 8:13. Tiếng kèn thứ sáu (9:12-21) là sự phán xét thêm trên con người sẽ là khốn khổ thứ hai. Khốn khổ thứ ba (11:14) là phần nội dung tiêu cực của tiếng kèn thứ bảy sẽ bao gồm bảy bát từ cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trút ra trên Anti-christ, dân của hắn và vương quốc của hắn (16:1-12, 17-21). Bảy bát này được bao gồm trong tiếng kèn thứ bảy, sẽ kết thúc đại nạn. Sau đó, Chúa Jesus sẽ ngự xuống trái đất để chiến đấu với Anti-christ tại trận chiến Hạt-ma-ghê-đôn. Anti-christ sẽ bị đánh hại, và hắn sẽ bị ném vào hồ lửa cùng với tiên tri giả (19:19-21). Sau sự kiện này, vương quốc thiên hi niên, kéo dài 1.000 năm, sẽ được mở ra. Sau đó là trời mới đất mới cùng với Giê-ru-sa-lem mới cho đến đời đời. Tiếng kèn thứ bảy sẽ kéo dài đến cõi đời đời. Đây là hản tóm lược ngắn gọn về sách Khải Thị.
Cuộn sách về gia tể của Đức Chúa Trời mà Đấng Christ mở ra phải cần đến cõi đời đời mới mở ra hết, Ngày nay, chúng ta chỉ có thể thấy một phần của cuộn sách ấy, Khi bước vào trời mới đất mới và sống trong Giê-ru-sa-lem Mới, chúng ta sẽ có một khải tượng đầy đủ hơn nhiều so với hiện nay Cuộn sách mà chúng ta nhìn thấy trong cõi đời đời sẽ trải dài cho đến đời đời, Tiếng kèn thứ bảy sẽ tiếp tục vào trong cõi đời đời bao gồm nhiều điều có ý nghĩa: phần cuối của đại nạn, sự sống lại và cất lên của đa số tín đồ, phần thưởng cho các thánh đồ, sự sụp đổ của Ba-by-lôn Lớn, tiệc cưới Chiên con, bảy bát, Đấng Christ cùng ngự xuống trái đất với những người đắc thắng là đội quân của Ngài để giao chiến với Anti-christ tại Hạt-ma-ghê-đôn, Sa-tan bị trói, vương quốc thiên hi niên, cuộc phản loạn, cuối cùng cùa nhân loại, Sa-tan bị ném vào hồ lửa, sự phán xét tại ngai trắng lớn, trời mới đất mới và Giê-ru-sa-lem Mới.
Khi còn trẻ, anh Nee đã hướng dẫn nghiên cứu sách Khải Thị, Sau lần nghiên cứu ấy, anh đă thấy thêm ánh sáng về sách này Năm 1983, chúng tôi xin anh hướng dẫn chúng tôi nghiên cứu thấu đáo về sách Khải Thị. Anh nói rằng nếu chúng tôi chưa đọc đi đọc lại sách này nhiều lần, biết từng chương và gần như có thể thuộc lòng toàn bộ sách này thì anh không hướng dẫn chúng tôi nghiên cứu được. Lúc đó, tôi nghĩ rằng đòi hỏi như vậy là quá nhiều. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm tháng, tôi dần đần nhận thấy rằng nếu muốn hiểu sách Khải Thị, chúng ta phải hoàn toàn quen thuộc với mọi điểm và mọi chi tiết trong sách này. Chúng ta phải quen thuộc với từng chương.
Chúng ta đã thấy rằng 11 chương đầu của sách Khải Thị là bản tóm lược tổng quát còn 11 chương cuối nêu lên những chi tiết về những điều quan trọng và những vấn đề trọng yếu nào đó. Đừng xem 11 chương cuối là phần nối tiếp của 11 chương đầu. Không, theo một ý nghĩa, 11 chương cuối trở lại xem xét 11 chương đầu. Đọc sách Khải Thị tương tự như xem bản đồ thành phố. Trước hết, chúng ta xem những con đường chính và có một cái nhìn toàn diện về thành phố. Sau đó, chúng ta trở lại xem những con đường nhỏ hơn, các con hẻm và các chi tiết khác. Sau khi đã hiểu khái quát bản đồ đó, chúng ta bắt đầu xem xét từng phần một.
Chi tiết quan trọng và vấn đề trọng yếu đầu tiên trong phân nửa thứ hai của sách Khải Thị là người nữ được đề cập trong 12:1. Câu ấy chép: “Đoạn, trên trời hiện ra một dấu lạ lớn: có một người nữ mình mặc mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội vương miện bằng mười hai ngôi sao” Ở đây, người nữ được tỏ ra trên các tầng trời và được gọi là “một dấu lạ lớn.” Dấu lạ lớn này không phổi là một người nam mạnh mẽ mà là một người nữ. Người nữ trong khải tượng kì diệu này không ở dưới đất mà ở trên các tầng trời. Bà mặc mặt trời, chán đạp mặt trăng, và đầu đội vương miện bằng mười hai ngôi sao. Bà ở dưới sự chiếu sáng của mười hai ngôi sao, ở trên sự tỏa sáng của mặt trăng, và bao bọc bằng ánh mặt trời. Vì vậy, bà hoàn toàn được giải phóng. Điều gì trong sự tối tăm đều bị ràng bưộc và giam hãm nhưng điều gì ở trong ánh sáng đều được giải phóng và tự do.
Anh chi em có muốn làm một phần của người nữ này không? Tôi xin hỏi anh chị em: Anh chị em là nam hay nữ? Tất nhiên, tất cả các chị em thấy câu hỏi này dễ trả lời. Nhưng các anh em thì sao? Nếu nói mình là nam thì anh em không có phần trong người nữ của khải tượng này. Người nữ này có bao gồm anh em không? Nếu có thì anh em là phái nữ trong cách nhìn của Đức Chúa Trời.
Từ đầu đến cuối Kinh Thánh, theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, dân của Đức Chúa Trời được xem là người nữ. Ê-sai 54:5 chép: "Vì chồng ngươi tức là Đấng đã tạo thành ngươi.” Trong Giê-rê-mi 3:14, Chúa nói vói con cái Ngài rằng Ngài đã kết hôn với họ, và trong Giê-rê-mi 31:32, Ngài nói Ngài là chồng họ. Hơn nữa, trong Ô-sê 2:19 và 20, Chúa nói rằng Ngài sẽ cưới dân Ngài cho chính Ngài đời đời, Như tất cả chúng ta đều biết, dù Chúa Jesus đến vơi tư cách là Đấng cứu rỗi và Chiên con nhưng một ngày nọ, Ngài cho các môn đồ biết rằng Ngài đến để làm Chàng rể (Mat. 9:15; Gi, 3:29). Hơn nữa, trong 2 Cô-rin-tô 11:2, Phao-lô nói: "Tôi đã gả anh em cho một chồng mà thôi, hầu trình diện anh em cho Đấng Christ như một đồng nữ trinh khiết.” Thưa anh em, anh em có chồng không? Ngợi khen Chúa, chồng chúng ta là Đấng Christ, về mặt thiên nhiên, các anh em là phái nam nhưng về mặt thuộc linh, theo một ý nghĩa, chúng ta là phái nữ trong cách nhìn của Đức Chúa Trời. Trong gia tể đời đời của Đức Chúa Trời chỉ có một người nam duy nhất là Đấng Christ. A-đam là biểu tượng, hình bóng về Đấng Christ là Chàng rể, và Ê-va, tức vợ A-đam, là biểu tượng, hình bóng về dân Đức Chúa Trời như người tương xứng, tức vợ của Đấng Christ. Vì vậy, trong gia tể của Ngài, dân được cứu chuộc của Đức Chúa Trời luôn luôn được Ngài xem là Vợ, và Đức Chúa Trời xem chính Ngài là Chồng họ. Trong Khải Thị chương 12, chúng ta có người nữ và người con trai của nàng, nhưng ở đây chúng ta không được biết chồng nàng là ai Thế nhưng, chương này cho thấy nàng có thai và sắp sinh con. Nàng có thai bởi ai, và ai là nguồn gốc của đứa trẻ? Nếu đọc toàn bộ Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy người chồng chính là Đức Chúa Trời trong Christ.
I. MỘT BIỂU TƯỢNG VỀ TOÀN THỂ DÂN ĐỨC CHÚA TRỜI
Khó mà hiểu được sách Khải Thị. Nếu muốn giải nghĩa sách này cách đúng đắn, chúng ta cần đến 65 sách kia của Kinh Thánh. Vì thế, để hiểu người nữ ấy là ai, chúng ta cần toàn bộ Kinh Thánh. Một Bố giáo sư Cơ Đốc có quan niệm rằng người nữ ấv là Ma-ri, tức mẹ của Jesus và người con trai chính là Jesus. Tuy nhiên, quan niệm ấy không hợp với văn cảnh của chương này vì Jesus đã thăng thiên lên các tầng trời cách đây gần 2.000 năm. Nhưng trong 12:5 và 6, chúng ta được biết rằng người con trai sẽ được cất lên đến ngai của Đức Chúa Trời, và sau đó, người nữ sẽ được nuôi trong “1.260 ngày” (c. 6). Một ngàn hai trăm sáu mươi ngày ấy chính là 3 năm rưỡi hay 42 tháng (12:14: 11:2-3; 13:5), và cũng sẽ là đại nạn, Điều này chứng tỏ rằng người con trai không phải là Chúa Jesus và người nữ không phải là Ma-ri. Ma-ri chỉ là một người nữ cá thể trên đất nhưng người nữ này mang tính tập thể hoàn vũ và được bày tỏ ở trên trời.
Những người khác nói rằng người nữ ấy là Israel, tức dân Do Thái. Một số người có quan điểm này đặt nền tảng trên Sáng Thế Kí 37:9. Theo câu Kinh Thánh ấy, Giô-sép có một giấc mơ trong đó “mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao đều sấp mình xuống” trước ông. Vì người nữ mặc mặt trời và mười hai ngôi sao, và đứng trên mặt trăng, có vẻ như tương ứng với giấc mơ cùa Giô-sép về gia đình ông nên người ta nói người nữ trong Khải Thị chương 12 phải tượng trưng cho Israel, tức dân Do Thái. Nhưng 12:17 chứng tỏ rằng người nữ này không những bao gồm những người “giữ điều răn của Đức Chúa Trời” mà còn bao gồm những người “có chứng cớ eủa Jesus.” Những người “giữ điều rán của Đức Chúa Trời” là người Do Thái. Tuy nhiên, những người “có chứng cớ của Jesus” phải là tín đồ Tân Ước, chứ không phải người Do Thái. Đây là một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng người nữ không chỉ bao gồm người Do Thái mà bao gồm hai lớp người: người Do Thái giữ điều răn của Đức Chúa Trời và các tín đồ có chứng cớ của Jesus, Vì vậy, nếu nói người nữ này chỉ là Israel thì không ăn khớp với toàn bộ văn cảnh của chương này
Người nữ trong chương này là toàn thể dân Đức Chúa Trời, Theo khải tượng ấy tổng thể này có ba phần: phần đầu của bà có mười hai ngôi sao, phần thân của bà mặc mặt trời, và phần chân của bà đạp mặt trăng. Vậy người nữ này mang tính hoàn vũ, bao gồm mười hai ngôi sao, mặt trăng và mặt trời Trong giấc mơ của Giô-sép, mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao cộng với chính Giô-sép tượng trưng cho toàn bộ thành phần tạo nên dân Đức Chúa Trời ở trên đất. Dựa trên ngưyên tắc của giấc mơ ấy mặt trời, mặt trăng và mười hai ngôi sao ở đây phải tượng trưng cho toàn thể dân Đức Chúa Trời ở trên đất, mà trong chương nàydân ấy được biểu tượng bởi người nữ.
Phần lớn bản thể của bà được mặc mặt trời. Mặt trời tượng trưng cho dân của Đức Chúa Trời trong thời đại Tân Ước. Trước khi Đấng Christ đến thế giới thì thế giới ở trong đêm tối của thời đại Cựu Ước. Khi Đấng Christ đến, đó là mặt trời mọc từ nơi cao (Lu, 1:78), là bắt đầu thời đại của mặt trời. Trước đó là thời đại của mặt trăng tượng trưng cho dân của Đức Chúa Trời trong thời Cựu Ước. Mặt trăng ở dưới chân người nữ, vì thời đại của mặt trăng là thời đại kinh luật, tức là điều không được tôn cao như các ngôi sao. Các ngôi sao, tượng trưng cho các tổ phụ là dân của Đức Chúa Trời trước khi kinh luật được ban bố, thì ở trên đầu bà như là vương miện, Toàn thể dân Đức Chúa Trời trong ba thời đại này tức là những người cùng cấu thành người nữ, chính là những vì sáng. Do đó, bà là người nữ sáng láng tỏa sáng qua mọi thế hệ.
A.Các tổ phụ được biểu tượng bởi mười hai ngôi sao
Nếu đọc kĩ Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy dân. Đức Chúa Trời, được chia thành ba nhóm. Thứ nhất là các tổ phụ, tức những người sống từ thời A-đam đến Môi-se; thứ hai là dân ở dưới kinh, luật, từ Môi-se cho tới lần đến thứ nhất của Đấng Christ; thứ ba là những người từ lần đến thứ nhất của Đấng Christ tới lần đến thứ hai của Ngài, tức là các tín đồ cấu thành Hội thánh. Những người trong loại thứ ba là phần lớn dân Đức Chúa Trời trong vũ trụ. Các tổ phụ được tượng trưng bởi mười hai ngôi sao (Đa. 12:3) chiếu sáng theo cách cá nhân trong ban đêm bằng ánh sáng thuộc trời. Tất cả những tổ phụ là những ngôi sao cá thể. Họ ở vào ban đêm vì vào thời đại của họ, Đấng Christ chưa đến và ngày chưa rạng. Là những ngôi sao cá thể, họ là vương miện cho người nữ hoàn vũ ấy, làm biểu tượng cho vinh hiển của ân điển Đức Chúa Trời và gia tể được tôn cao của Ngài. Số mười hai tượng trưng cho sự trọn vẹn trong gia tể đời đời của Đức Chúa Trời. Các tổ phụ, những người hiện ở trong nguyên tắc ân điển của Đức Chúa Trời thì không ở dưới kinh luật; vì thế, họ là vương miện, được tôn cao ở trên đầu của người nữ. Tất cả các tổ phụ như A-bên, Ê-nót, Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp đều được xem là vương miện.
B. Con cái Israel được biểu tượng bởi mặt trăng
Sau thời các tổ phụ, chúng ta có con cái Israel, được biểu tượng bởi mặt trăng, phản chiếu mặt trời (tức Đấng Christ) và chiếu sáng cách tập thể trong ánh sáng của Đấng Christ. Con cái Israel ở trong đêm tối dưới kinh luật. Dù kinh luật là tốt nhưng không được tôn cao. Ngược lại, trong chương này, kinh luật được mô tả là mặt trăng ở dưới chân của người nữ. Theo khải, tượng nàv, mặt trăng không ở trên đầu bà nhưng ở dưới chân bà. Mặt trăng dù sáng ngời và tỏa sáng nhưng nó ở đưói chân người nữ. Điều nàv có nghĩa là nguyên tắc của kinh luật không được tôn cao theo cách nhìn của Đức Chúa Trời.
C. Hội thánh bao gồm tất cả tín đồ được biểu tượng bởi mặt trời
Người nữ này mặc mặt trời, tức mặc Đấng Christ. Theo Lu-ca 1:78 và 79, khi Đấng Christ đến, đó là mặt trời mọc. Ma-thi-ơ 4:13-16 chép rằng Đấng Christ đến như ánh sáng lớn chiến trên dân ngồi trong bóng tối. Điền này có nghĩa là thời kì trước khi Đấng Christ đến là ban đêm. Hội thánh bao gồm tất cả tín đồ, được biểu tượng bởi mặt trời chiếu sáng cách tập thể vào ban ngày cùng với vinh hiển của Đức Chúa Trời (Phil. 2:15; 2 Cô. 3:18). Việc Hội thánh là phần lớn dân của Đức Chúa Trời được hàm ý bởi sự kiện thân thể cùa người nữ mặc mặt trời. Từ khi Đấng Christ đến, chúng ta sống trong ban ngày. Dù theo một ý nghĩa, thời đại chúng ta đang sống là ban đêm và chúng ta sẽ có một ngày lớn hơn khi Chúa trở lại nhưng ít nhất ngày bắt đầu với lần đến thứ nhất của Christ là một ngày nhỏ. Vương quốc thiên hi niên sẽ là ngày lớn hơn vì khi ấy, ánh sáng của mặt trời sẽ mạnh hơn gấp bảy lần so với ngày nay (Ês. 30:26). Chúng ta đang sống trong một ngày nhỏ, mong đợi một ngày lớn hơn sắp đến. Chúng ta đang ở trong ánh nắng với cường độ một và mong đợi ngày có ánh nắng với cường độ gấp bảy. Có thể một số người muốn tranh luận rằng La Mã 13:12 nói đêm sắp tàn và Khải Thị 22:16 nói Đấng Christ là sao mai sáng ngời. Tôi quen thuộc với tất cả những câu này. Xin nhớ rằng các lẽ thật trong Kinh Thánh có hai phương diện. Chúng ta phải lưu ý đến cả hai phương diện, cả hai mặt. Từ khi Đấng Christ đến, chúng ta không còn ở trong đêm tối, nhưng ở vào ban ngày. Chúng ta là gì, là ngôi sao hay là một phần của mặt trời? Một mặt, chúng ta là những ngôi sao trong đêm tối (1:20); mặt khác, chúng ta là một phần của mặt trời vào ban ngày.
Dấu hiệu lớn này tuyệt diệu biết bao! Đây là một bằng chứng khác cho thấy Kinh Thánh được chính Đức Chúa Trời cảm thúc và viết ra, Không ai khác có đù khôn ngoan dùng biểu tượng người nữ để biểu thị cho toàn bộ dân của Đức Chúa Trời Môi-se, Đa-vít, Sa-lô-môn, Ê-sai, Giê-rê-mi, Đa-ni-ên v.v. đều là một phần của mặt trăng. Nhưng ngợi khen Chúa, các tín đồ Tân Ước chúng ta là một phần của mặt trời vì chúng ta là một phần của Đấng Christ. Đây là khải tượng về người nữ sáng láng hoàn vũ.
II HOÀN VŨ
Người nữ trong chương này mang tính hoàn vũ cả về mặt thời gian lẫn không gian. Bà mang tính hoàn vũ về mặt thời gian, từ thời điểm tạo nên A-đam cho đến đời đời. Bà cũng mang tính hoàn vũ về mặt không gian, trên đất và trên trời. Đây là một bằng chứng rõ ràng cho thấy bà không phải là Ma-ri, nhưng Ma-ri được bao gồm trong bà, cũng như tất cả chúng ta. Làm sao người ta có thể nói người nữ sáng láng mang tính hoàn vũ này là Ma-ri? Ma-ri thì quá nhỏ bé. Bà không mấy sáng láng và chắc chắn là không mang tính hoàn vũ. Ma-ri không đội vương miện bằng mười hai ngôi sao. Người nữ này cũng không chỉ là dân Israel, vì dân Israel được đại diện bởi mặt trăng. Hãy nhìn xem người nữ này một lần nữa: trên đầu bà có mười hai ngôi sao tỏa sáng tượng trưng cho các tổ phụ. Chắc chắn A-bên, É-nót, Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp đều là những ngôi sao, Con cái Israel được tương trưng bởi mặt trăng. Dù đôi khi họ có xấu xa và thất bại thế nào đi nữa, nhưng nói về mặt tương đối, họ vẫn là dân đóng trên mặt trăng. Chỉ con cái Israel mới là dân đứng trên mặt trăng tỏa sáng chứ không phải dân ngoại giáo hay dị giáo. Dân đứng trên mặt trăng có phải là người Ai Cập, Ba-by-lôn, Hi Lạp, La Mã hay người Hoa không? Đương nhiên là không phải. Họ có thể đứng trên một đống than, chứ không thể đứng trên mặt trăng tỏa sáng. Tất cả các dân tộc khác đã từng và vẫn đang đứng trên những điều tối tăm. Giữa vòng nhân loại, chỉ một dân duy nhất là con cái Israel đứng trên mặt trăng. Tuy nhiên, họ không biết mặt trăng là dấu hiệu cho thấy mặt trời là Đấng Christ sẽ đến. Ngợi khen Chúa, ngày nay chúng ta là mặt trời. Dù giữa vòng chúng ta có một số tín đồ người Do Thái, nhưng họ không còn là một phần của mặt trăng nữa mà là một phần của mặt trời. Hội thánh là mặt trời vì Đấng Christ là mặt trời và chúng ta là một phần của Đấng Christ. Đấng Christ là mặt trời đầu còn chúng ta là mặt trời thân thể. Ngợi khen Chúa, chúng ta là phần chính của người nữ hoàn vũ sáng láng.
III. SÁNG LÁNG TRONG ÁNH SÁNG THUỘC TRỜI
Người nữ trong chương 12 không những mang tính hoàn vũ về mặt thời gian lẫn không gian mà còn sáng láng trong ánh sáng thuộc trời. Bà đứng trên mặt trăng sáng ngời, ở dưới các ngôi sao sáng ngời và mặc mặt trời sáng ngời. Bà hoàn toàn sáng láng, không có chút tối tăm nào. Vẻ sáng láng của bà mang tính thuộc trời. Là Hội thánh, tức phần lớn nhất của bà, chúng ta phải như vậy.
IV. CUỘC CHIẾN HOÀN VŨ
Trong Sáng Thế Kí chương 3, con rắn nhỏ bước vào qua người nữ. Trong suốt các thế kỉ, nhũng nhà giải kinh nói rằng con rắn bước vào qua người nữ vì người nữ vốn yếu hơn người nam. Vào giai đoạn đầu của chức vụ mình, tôi cũng nói giống như vậy. Nhưngbây giờ, tôi nhận thức rằng để thực hiện gia tể của Đức Chúa Trời, trước hết chúng ta phải làm người nữ chứ không làm người nam, Con rắn là kẻ quỷ quyệt biết người nào hắn phải đầu độc. Ngày nay, chúng ta không phải là một phần của A-đam, mà là một phần của người nữ sáng láng hoàn vũ, Sa-tan đến làm hại người nữ vì hắn biết bà sẽ được Đức Chúa Trời dùng để hoàn thành mục đích của Ngài. Người nào trước hết không xem mình là người nữ theo cách nhìn của Đức Chúa Trời thì không bao giờ có thể thực hiện được gia tể của Đức Chúa Trời. Trước hết, anh em phải xem mình là người nữ, và thưa rằng; “Chúa ơi, con không phải là người nam, Chúa ơi, Ngài là người nam và con là một phần của người nữ. Vì Ngài là người nam và con là một phần của người nữ nên con phải nhận lấy Ngài là Chồng và Đầu của con mà thuận phục Ngài” Sau khi con rắn làm hại người nữ thì Đức Chúa Trời can thiệp để phán xét con rắn và nói rằng: “Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người” (Sáng. 3:15). Khải Thị chương 12 phải được giải thích bằng Sáng Thế Kí chương 3. Trong Sáng Thế Kí 3:15, chúng ta có người nữ, con rắn và dòng dõi của người nữ. Trong Khải Thị chương 12 cũng có những điều ấy nhưng ở một mức độ rộng lớn hơn. Người nữ bây giờ lớn hơn nhiều, con rắn trở nên con rồng lớn, và dòng dõi của người nữ cũng phát triển thành người con trai. Người nữ trong Khải Thị chương 12 bắt đầu với người nữ trong Sáng Thế Kí 3:15. Chúng ta cần có khải tượng để nhìn thấy dấu lạ về người nữ hoàn vũ sáng láng trong vũ trụ đang quặn thắt sinh ra người con trai. Trước mặt người nữ ấy cổ con rồng giao chiến với bà và nó tìm cách nuốt chửng đứa bé khi vừa ra đời. Sự thù nghịch này, được thấy lần đầu tiên trong Sáng Thế Kí 3:15, là ra từ Đức Chúa Trời; chính Đức Chúa Trời đặt sự thù nghịch giữa con rắn và người nữ.
Trong vũ trụ ngày nay đang có một cuộc chiến duy nhất - cuộc chiến giữa dân Đức Chúa Trời là người nữ và con rắn là con rồng. Anh em nhìn thấy khải tượng này chưa? Ngày nay tất cả chúng ta đều là phần lớn nhất của người nữ và ở trước mặt chúng ta có con rồng.
Làm sao con rắn trong Sáng Thế Kí chương 3 lại trở thành con rồng trong Khải Thị chương 12? Đó là do nó ăn rất nhiều. Bởi ăn mà con rắn liên tục lớn lên. Nhiều người đã cho nó ăn và bây giờ nó đang cố gắng ăn nuốt chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ bị nó nuốt; ngược lại, chúng ta sẽ giáng trên nó một đòn chí tử. Khi Chúa rủa sả con rắn, Ngài đã định cho nó phải ăn bụi đất (Sáng. 3:14). Hễ chúng ta là bụi đất, thuộc đất thì chúng ta là thức ăn cho con rắn. Nhưng nếu chúng ta thuộc trời thì con rắn không thể ăn nuốt chúng ta. Chúng ta không phải bụi đất, cũng không thuộc đất; chúng ta là một phần của người nữ thuộc trời, sáng láng.
Chúng ta phải nhìn thấy khải tượng là trong vũ trụ có một cuộc chiến đang diễn ra giữa người nữ và con rồng. Người nào bắt bớ Hội thánh cũng đều là một với con xưng. Vì Thi-a-ti-rơ bắt bớ những người yêu mến Chúa nên Thi-a-ti-rơ là một với con rồng. Trong chương 17, chúng ta thấy con thú có bảy đầu và mười sừng, mà con rồng cũng có số đầu và số sừng như vậy (12:3; 17:3). Người nữ cưỡi trên con thú ấy mặc màu tím, màu đỏ điều và được trang điểm, bằng vàng, đá quý và ngọc trai (17:3-4). Thi-a-ti-rơ bội đạo là kĩ nữ cưỡi trên con thú đã hiệp một với con rồng để bắt bớ người nữ sáng láng. Khi sứ đồ Phao-lô còn là Sau-lơ người Tạt-sơ, ông đã bắt bớ Hội thánh. Khi ấy, ông có phải là một phần của mặt trăng, tức một phần của Israel không? Tôi khẳng định là không. Cũng vậy, người Pha-ri-si tuy là người Do Thái nhưng không phải là một phần của mặt trăng. Chúa Jesus gọi họ là “loài rắn” và "dòng dõi rắn độc” (Mat. 23:33). Họ là "dòng dõi của con rắn” như được đề cập trong Sáng Thế Kí 3:15. Cùng với Sau-lơ người Tạt-sơ, họ đã trở nên một phần của con rồng lớn, Nhưng ngợi khen Chúa, Sau-lơ đã được hoán cải!
Anh em có tôn giáo hay không thì không quan trọng, nhưng nếu bắt bớ Hội thánh, anh em là một phần của con rồng hay ít nhất là một với con rồng, Những người Do Thái ngày xưa nghĩ rằng họ chiến đấu vì Đức Chúa Trời. Nhưng họ không nhận biết rằng mình đang sát cánh với con rồng chiến đấu để bắt bớ dân Đức Chúa Trời, phá hoại và ngàn trở gia tể của Đức Chúa Trời. Ngày nay, Cơ Đốc nhân phải cẩn thận. Thái độ của họ đối với Hội thánh quyết định họ là gì và đang ở đâu. Cơ Đốc nhân nào bắt bớ Hội thánh cũng đều là một với con rồng, đứng về phía con rồng mà chống lại gia tể của Đức Chúa Trời. Nếu có khải tượng này, chúng ta sẽ thấy rằng không thể có lập trường trung lập, Chỉ có hai phe - người nữ hoặc con rồng. Anh em thuộc về phe nào? Anh em đứng về bên nào? Một số người gọi là Cơ Đốc nhân dân thù ghét Hội thánh và ao ước nhìn thấy Hội thánh sụp đổ. Họ xuyên, tạc về Hội thánh và phao tin đồn về Hội thánh. Họ chống đối Hội thánh và làm mọi cách để gây trở ngại và phá hoại Hội thánh. Việc làm đó ra từ linh gian ác của con rồng. Những người như vậy là một với con rồng, Nếu không là một phần của con rồng thì ít nhất họ cũng đứng về phía con rồng. Anh em có thể hỏi: "Họ không phải là Cơ Đốc nhân sao?” Tôi trả lời bằng cách hỏi: Người Pha-ri-si có phải là những người theo tôn giáo Do Thái không? Tất nhiên là phải. Họ nắm giữ Kinh văn của họ, Theo ý kiến của họ thi mọi việc họ làm., kể cả việc kết án tử hình Đấng Christ, đều theo Kinh văn của họ. Nhưng trên thực tế họ là gì? Họ là rắn độc, loài rắn, một phần của con rồng lớn, làm những việc phá hủy gia tể của Đức Chúa Trời. Trước khi Chúa tối cao can thiệp khi Sau -lơ trên đường đến Đa-mách thì ông cũng là một phần tích cực của con rồng. Khi Chúa hiện ra với ông, làm ông ngã xuống đất, dường như Ngài nói rằng; “Hỡi Sau-lơ, ngươi đang làm gì vậy? Ta là Jesus đến thăm ngươi. Khi ấy, Sau-lơ được hoán cải và được dời khỏi sự tối tăm của Sa-tan mà vào vương quốc sáng láng của Đức Chúa Trời. Vào thời điểm, ông được hoán cải, Chúa truyền cho Sau-lơ mở mắt người ta “khiến họ xoay khỏi bóng tối mà hướng về ánh sáng, khỏi uy quyền của Sa-tan mà hướng về Đức Chúa Trời, hầu cho họ nhận được sự tha tội và cơ nghiệp trong vòng những kẻ được nên thánh bởi đức tin đến Ta” (Công. 26:18). Qua trường hợp của Sau-lơ người Tạt-sơ, chúng ta thấy rằng bất cứ người nào bắt bớ Hội thánh ngày nay cũng đều là một phần của con rồng hay ít nhất là một với nó.
Con rồng hiện đang bắt bớ Hội thánh và mưu tính phá hoại Hội thánh, Sự chống đối nổi lên tại quận Cam. và trên khắp đất nước này. Con rồng ở khắp mọi nơi trên đất, tìm cách ăn nuốt bất cứ điều gì Hội thánh sinh ra, Anh em đã nhìn thấy khải thị này chưa? Đây không phải chuyện nhỏ. Chúng ta vì sự khôi phục của Chúa. Chúng ta đương đầu với sự tấn công của con rồng nhưng ai sẽ chiến thắng? Ha-lê-lu-gia, con rồng sẽ bị ném xuống và chúng ta sẽ chiến thắng. Trước hết, con rồng từ các tầng trời sẽ bị ném xuống đất, sau đó hắn từ đất sẽ xuống vực sâu, rồi cuối cùng hắn từ vực sâu sẽ xuống hồ lửa. Chúng ta có thể công bố rằng: “Hỡi Sa-tan, hãy đến nơi đã định trước cho ngươi trong hồ lửa. Đừng ở lại trên đất này nữa. Trái đất đành cho Đấng Christ, không dành cho ngươi. Đấng Christ của chúng ta đang đến chiếm hữu trái đất, và ngươi phải ra đi. Hỡi Sa-tan, ngươi không có sự lựa chọn nào khác mà phải xuống hồ lửa!”
Khải Thị là sách cuối cùng của Kinh Thánh bày tỏ phần định của Sa-tan. Trong tất cả những điều quan trọng và vấn đề trọng yếu trong phân nửa thứ hai của sách Khải Thị, điều đầu tiên là người nữ hoàn vũ sáng láng trong chương 12. Chúng ta là điều trên cùng, điều trọng yếu nhất. Bây giờ, không phải là giờ ngủ mà là thời điểm chiến đấu. Ở nơi nào, chúng ta cũng phải nói với sự chống đối và bắt bớ rằng: “Hãy xuống hồ lửa!” Chúng ta là người nữ, còn Sa-tan thì ở trong hồ lửa.