Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

SÁCH KHẢI THỊ BÀI 51



ĐẠI KĨ NỮ CƯỠI TRÊN CON THÚ MÀU ĐỎ ĐIỀU
(1)
Trong bài này, chúng ta đến với Khải Thị chương 17, ở đó chúng ta thấy một người nữ cưỡi trên con thú màu đỏ điều (c. 3). Điều quan trọng là tất cả chúng ta phải hiểu rõ những gì được khải thị ở đây
Một trong bảy thiên sứ cầm bảy bát đã nói với sứ đồ Giăng rằng: “Lại đây, ta sẽ chỉ cho ngươi sự hình phạt của đại kĩ nữ đang ngồi trên nhiều dòng nước kia” (17:1). Trong câu 3, sứ đồ Giăng nói: “Tôi ở trong linh, được thiên sứ đó đem tôi vào hoang mạc, thấy một người nữ cưỡi một con thú màu đỏ điều, có bảy đầu, mười sừng, mình đầy danh hiệu lộng ngôn ” Câu 1 đề cập đến đại kĩ nữ, còn câu 3 nói về một người nữ. Là kĩ nữ cưỡi trên con thú màu đỏ điều, người nữ ấy có quyền năng và uy quyền. Con thú này, giống như được mô tả trong chương 13, có bảy đầu và mười sừng. Tất cả những người nghiên cứu Kinh Thánh đều đồng ý rằng con thú ở đây vừa chỉ về Đế quốc La Mã vừa chỉ về Anti-christ, tức Sê-sa cuối cùng của Đế quốc La Mã phục hưng. Tuy nhiên, vấn đề đang tranh cãi là người nữ và kĩ nữ ấy là ai.


I. ĐẠI KĨ NỮ
Ai là đại kĩ nữ ngồi trên nhiều dòng nước ấy? Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nói đôi lời về người nữ này. Theo câu 18, người nữ là thành phố lớn, tức thành phố La Mã, được xây dựng trên bảy ngọn núi được tượng trưng bởi bảy đầu của con thú (c. 9). Dù người nữ là La Mã nhưng kĩ nữ thì không thể nào cũng là La Mã, vì cuối cùng con thú sẽ ghét kĩ nữ, làm cho nó trở nên hoang tàn, và đốt cháy nó bằng lửa (c. 16). Anti-christ, tức Sê-sa cuối cùng của Đế quốc La Mã, chắc chắn sẽ không đốt cháy thủ đô của chính hắn. Vì vậy, điều bị con thú đốt cháy chắc hẳn sẽ không phải là thành phố La Mã mà là một điều khác. Bây giờ, chúng ta phải đặt câu hỏi: Theo Kinh Thánh và theo lịch sử thế giới, kĩ nữ cưỡi trên Đế quốc La Mã là ai? Ai là người liên hệ mật thiết với chính quyền La Mã? Kĩ nữ liên hệ mật thiết với thành phố La Mã đến nỗi cả hai gần như giống hệt nhau. Trong câu 1, thiên sứ gọi nó là kĩ nữ, còn trong câu 18, thiên sứ gọi nó là người nữ. Kĩ nữ là Thi-a-ti-rơ bội đạo. Lịch sử cho thấy một nhân vật duy nhất hợp với lời mô tả về người nữ trong chương này, và nhân vật ấy là Thi-a-ti-rơ. Kĩ nữ thì không có chồng. Sự kiện này cho thấy rằng Đức Chúa Trời chưa từng thừa nhận có mối quan hệ với Thi-a-ti-rơ bội đạo.
Trong bài 13 của loạt bài nghiên cứu sự sống này, tôi đã nói mạnh về Thi-a-ti-rơ dựa trên chương này. Theo Kinh Thánh, đại kĩ nữ trong chương này chính là Thi-a-ti-rơ. Nếu người nữ trong Khải Thị chương 17 không phải là Thi-a-ti-rơ, thì bà ấy là ai? Chắc chắn theo lịch sử, chỉ Thi-a-ti-rơ là phù hợp với sự mô tả về người nữ ở tại đây.
Cách đây 18 năm, tôi đến thành phố La Mã vài ngày để đặc biệt tham quan Vatican. Để có cái nhìn đầy đủ về điều bội đạo ấy, tôi đã tham quan 8 lần. Càng xem, tôi càng được thuyết phục rằng Thi-a-ti-rơ chính là đại kĩ nữ trong Khải Thị chương 17 mà tôi đã nghiên cứu nhiều năm trước. Khải Thị 17:4 chép: “Người nữ ấy mặc màu tím, màu đỏ điều.” Màu đỏ tràn ngập trong Thi-a-ti-rơ. Chẳng hạn, các hồng y mặc áo dài màu đỏ. Khi nhiều người trong Thi-a-ti-rơ nghe nói Thi-a-ti-rơ là đại kĩ nữ thì họ bị xúc phạm và không thể tin điều đó. Một số người có thể nói: “Sao anh dám nói Thi-a-ti-rơ là đại kĩ nữ? Chúng tôi không thờ phượng Đức Chúa Trời và không tin Jesus sao? Chúng tôi không có Kinh văn sao?” Câu trả lời ở trong câu 4 của chương này.
Xin lưu ý câu 4 chép rằng người nữ cầm trong tay “chén vàng đựng đầy vật gớm ghê, tức là sự ô uế của sự dâm loạn nó.” Theo hình bóng, vàng tượng trưng cho bản chất thần thượng. Dù người nữ ấy bị gọi là đại kĩ nữ nhưng bà cầm trong tay cái chén bằng vàng chỉ về bản chất của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vàng ấy chỉ là vẻ bề ngoài của cái chén, chứ không phải là nội dung của chén. Bên ngoài, chén này có vẻ thần thượng nhưng bên trong thì đầy dẫy vật gớm ghê và sự ô uế. Dù Thi-a-ti-rơ bội đạo thực sự có ít nhiều những điều thánh nhưng giáo hội ấy pha trộn những điều ô uế vào đó. Chẳng hạn, hãy xem xét việc thờ Ma-rír Ma-ri trong Thi-a-ti- rơ thật ra là nữ thầnVenus. Thi-a-ti-rơ đã du nhập truyền thuyết về Venus từ dị giáo. Trong quyển Những lời tiên tri lớn, G. H. Pember chỉ ra rằng ngay cả Phật, dưới cái tên là Thánh Josaphat, cũng đã vào trong Thi-a-ti-rơ. Trong lịch của Thi-a-ti-rơ có một thánh tên là Josaphat mà truyện tích của người ấy thật ra là truyện tích của Phật. Tôn giáo Ba-by- lôn du nhập vào Phật giáo, và Phật giáo là sự phát triển hơn nữa của tôn giáo Ba-by-lôn, được Thi-a-ti-rơ đem vào. Bây giờ, chúng ta hãy đọc trọn một phân đoạn liên quan trong quyển sách Những lời tiên tri lớn (trang 104, tiếng Anh) của Pember: Không đầy một thế kỉ sau cái chết của Bên-xát-sa,
một niềm tin...mới là Phật giáo lan tràn ở Ấn Độ; tôn
giáo ấy chính là tôn giáo Ba-by-lôn với chút ít thay
đổi.... Thật ra...chính Phật là một vị thánh trong lịch
của Thi-a-ti-rơ dưới tên là thánh Josaphat. Truyện
tích về Josaphat và Barlaam, lần đầu tiên xuất hiện
trong các tác phẩm của John người Damascus, một
nhà thần học vào nửa đầu thế ki thứ 8, và trở nên rất
nổi tiếng vào thòi Trung Cổ, và ngày hay chắc chắn đã
được đồng nhất với truyện tích về Phật.
Vì thế, truyện tích về Phật đã được đưa vào Thi-a-ti-rơ. Đây là một ví dụ về việc đem dị giáo vào Thi-a-ti-rơ.
Một ví dụ khác là lễ Giáng Sinh. Quyển Hai Ba-by-lôn chứng minh lễ Giáng Sinh bắt nguồn từ dị giáo của châu Âu, Nhiều thế kỉ trước kỉ nguyên Cơ Đốc, vào ngày 25 tháng 12, những ngươi theo dị giáo tại châu Âu kỉ niệm sinh nhật của mặt trời, Khi Constantine chấp nhận Cơ Đốc giáo, ông khích lệ công dân La Mã trở nên Cơ Đốc nhân, và thậm chí đã thưởng cho hàng ngàn người vì họ chịu làm báp-têm. Hàng ngàn người không biết gì về Đấng Christ đã chịu báp-têm và vào trong Cơ Đốc giáo giới, đem theo những tục lệ dị giáo của họ về sau, danh Đấng Christ được gắn với ngày sinh của thần mặt trời vốn được ăn mừng vào ngày 25 tháng 12. Theo nguyên tắc, việc kỉ niệm lễ Phục Sinh cũng giống như vậy. Dù một số Cơ Đốc nhân tại quận Cam kết án chúng ta là tà giáo, nhưng chính họ vẫn thực hành lễ Giáng Sinh có nguồn gốc ngoại giáo. Chắc chắn là trong 3 năm rưỡi đại nạn, tất cả các Cơ Đốc nhân đều sẽ từ bỏ những điều như lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, thờ Ma-ri và tất cả những điều ngoại giáo.
Trong bài 48, tôi đã chia sẻ với anh em là tôi tin rằng nước Mĩ là quốc gia của chim ưng, và trong những năm sắp tới, các Hội thánh địa phương sẽ có ảnh hưởng tốt trên Cơ Đốc nhân. Tôi cũng tin rằng sự khôi phục của Chúa sẽ lan đến các thành phố hàng đầu trên khắp thế giới, Tại châu Âu đã có vài Hội thánh, và tại Brazil có ít nhất 17 Hội thánh. Hơn nữa, có những Hội thánh tại Ghana, Nigeria, úc, New Zealand và nhiều quốc gia tại vùng Viễn Đông, gồm có Đài Loan, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines. Sự khôi phục của Chúa đang lan rộng. Tại nhiều thành phố hàng đầu, Hội thánh địa phương đã đứng như một chứng cớ cho cả tín đồ lẫn người chưa tin. Chúng ta phải thổi lên tiếng kèn và làm chứng về Đấng Christ và Thân thể. Cuối cùng, tất cả các Cơ Đốc nhân trên thế giới sẽ được ảnh hưởng. Hiện tại, một số người tranh luận với chúng ta, tranh đấu chống lại chúng ta và đối kháng chúng ta. Nhưng sẽ đến ngày mọi miệng phải ngậm lại vì tất cả những gì chúng ta cung ứng đều được ứng nghiệm. Những người đắc thắng sẽ được cất lên, và Anti-christ sẽ lộ ra. Hơn nữa, Thi-a-ti-rơ sẽ bị thiêu đốt, và bị hủy diệt hoàn toàn. Khi Anti-christ và mười sừng hủy diệt thành lớn ấy, anh em nghĩ những người tại Mĩ vẫn dự lễ tại nhà thờ Thi-a-ti-rơ sao? Tất nhiên là không! Khi ấy, nhiều Cơ Đốc nhân thật trong Thi-a-ti-rơ sẽ tìm đến đường lối khôi phục của Chúa.
Tôi tin chắc rằng Chúa đang dùng sự khôi phục của Ngài để sản sinh trái đầu mùa là những người đang sống. Đó là chức năng đầu tiên trong sự khôi phục của Chúa. Sau khi trái đầu mùa được cất lên, các Hội thánh địa phương sẽ được Chúa dùng để giúp đỡ tất cả những Cơ Đốc nhân còn ở lại. Điều ấy sẽ là chức năng thứ hai trong sự khôi phục. Trong đại nạn sẽ có một nơi đúng đắn mà các Cơ Đốc nhân có thể đến. Lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh và tất cả những truyền thống của Cơ Đốc giáo sẽ bị vứt bỏ. Sẽ không còn tranh cãi nữa, tất cả những tên gọi gây chia rẽ của các con gái của đại kĩ nữ đều sẽ bị vứt bỏ, và Chúa sẽ hoàn toàn bênh vực đường lối của Ngài về Hội thánh.
Không ai có thể phủ nhận rằng trong Thi-a-ti-rơ có điều gì đó chân thật. Giáo hội ấy cầm chén vàng trong tay, và được trang điểm bằng vàng, đá quý và ngọc trai (c. 4), tức những vật liệu xây dựng Giê-ru-sa-lem Mới. Biểu hiện bên ngoài của đại kĩ nữ và Giê-ru-sa-lem Mới thì giống nhau. Nhưng bên trong thì khác xa: kĩ nữ đầy dẫy những điều gớm ghê, ô uế và sự gian dâm thuộc linh. Đó là tình trạng thật, và chúng ta cần sáng suốt để nhận thấy tình trạng ấy. Tôi nói về những điều này không phải là chuyện nhỏ. Ồ, tất cả chúng ta đều cần có một cái nhìn rõ ràng biết bao!
Càng tương giao với Chúa về vấn đề này, tôi càng có gánh nặng thổi lên tiếng kèn để sự khôi phục của Chúa cùng với nếp sống Hội thánh đúng đắn có thể lan rộng khắp thế giới. Đó đây, tại tất cả các thành phố hàng đầu, cần có giá đèn chiếu sáng trong đêm tăm tối. Nếu không phải ngày nay thì cùng lắm là trong những năm đại nạn, người nào yêu Chúa bằng một lòng thuần khiết và chân thành tìm kiếm Ngài cũng đều nhìn thấy ánh sáng này. Khi ấy một giá đèn sẽ chiếu sáng rực rỡ trong mỗi thành phố hàng đầu. Sự kiện trái đầu mùa được cất lên sẽ khiến các Hội thánh địa phương chiếu sáng rực rỡ hơn so với ngày nay. Giả sử, 55 anh chị em trong Hội thánh tại Anaheim được cất lên trước thì chắc chắn tất cả những người còn lại sẽ được giục giã hết lòng tìm kiếm Chúa Điều này sẽ xảy ra trên khắp thế giới. Khi các Cơ Đốc nhân bắt đầu chứng kiến tận mắt những lời tiên tri được ứng nghiệm thì họ sẽ không còn ưa thích sự chia rẽ rối rắm, những truyền thống tôn giáo cùng tất cả những điều tội lỗi và thế tục. Trái lại, họ sẽ chạy đến với nếp sống Hội thánh đúng đắn và thuần khiết. Tôi hoàn toàn tin chắc điều này sẽ xảy ra.
Vấn đề chúng ta đang đề cập không phải là tầm thường mà là rất trọng yếu cho thời đại sắp đến. Chúng ta không quan tâm đến sự tranh luận và chống đối của con người. Họ càng tranh luận và chống đối, chức vụ của chúng ta càng được xác quyết. Nhiều lúc, sau khi nói một điều gì đó trong một sứ điệp không làm vui lòng Cơ Đốc giáo, tôi tự hỏi tại sao mình lại nói mạnh như vậy, và quyết tâm lần sau sẽ nhẹ nhàng hơn một chút. Thế nhưng, những gì tôi chia sẻ trong chức vụ không phải là quyết định của tôi. Lời rao giảng không tùy thuộc nơi tôi mà tùy thuộc vào Linh phát ngôn. Nếu trong chức vụ của mình, tôi không mạnh dạn nói về Cơ Đốc giáo thì tôi không được bình an và mất đi sự xức dầu. Nếu không làm như vậy, chức vụ của tôi sẽ yếu đi. Khi tôi nói thẳng thì sự chống đối lại nổi lên. Nhưng tôi lại được vững lập thậm chí bởi sự chống đối đó. Những việc làm và phản ứng của những người chống đối hoàn toàn vạch trần họ. Tôi có gánh nặng là chúng ta sẽ được soi sáng, nhìn thấu tất cả những bức màn, và bước vào phòng bên trong để nhận thấy thực trạng ngày nay trong Cơ Đốc giáo.
Đây không phải là vấn đề giáo lí về Đấng Tam Nhất hay sự dạy dỗ về Hội thánh địa phương. Đó tuyệt đối là vấn đề Ba-by-lôn. Gọi một người chăn bầy là “Đức cha” là thuộc về Ba-by-lôn. Dựng lên cây Nô-en và tôn trọng ông già Nô-en là thuộc về Ba-by-lôn. Tự xưng mình bằng tên giáo phái như Lutheran, Giám lí hay Tân giáo cũng thuộc Ba-by-lôn. Tất cả những tên gọi theo giáo phái đều là nhân tố gây chia rẽ và hỗn loạn thuộc Ba-by-lôn. Khi các Cơ Đốc nhân chứng kiến cảnh đại kĩ nữ bị tàn phá dưới bàn tay của Anti-christ, họ sẽ được thuyết phục về Hội thánh. Khi ấy, họ sẽ thấy Hội thánh là gì và Hội thánh ở đâu. Họ sẽ nhận thấy Hội thánh không liên hệ với bất cứ điều gì thuộc Ba-bỵ-lôn. Nhóm nào vẫn còn thực hành và có những điều thuộc Ba-by-lôn thì không phải là Hội thánh thuần khiết,
Anh em phải coi chừng sự chia rẽ vì sự chia rẽ là một hình thức khác của Ba-by-lôn. Chính tại Ba-bên, nghĩa là lộn xộn, mà ngôn ngữ của loài người bị rối loạn và lộn xộn. Theo tiếng Hê-bơ-rơ, Ba-bên là từ chỉ về Ba-by-lôn. Bất cứ điều gì chia rẽ cũng gây ra lộn xộn, và sự lộn xộn chỉ về tôn giáo Ba-by-lôn. Ngày nay có hàng trăm nhóm tự do; họ ở khắp nơi. Nhưng những gì họ thực hành thì gây chia rẽ và rối loạn; vì thế, điều ấy có tính chất Ba-by-lôn.
Năm 1957, chúng tôi mời đến Đài Loan một anh em yêu dấu được xem là thuộc linh và có chức vụ cung ứng phong phú. Kết quả của cuộc viếng thăm ấy là một số người trẻ, tất cả đều do tôi huấn luyện, đã bị ảnh hưởng là chỉ quan tâm đến cái gọi là thuộc linh, chứ không quan tâm đến tính thực tiễn của Hội thánh. Cuối cùng, giữa vòng họ cứ mãi bị chia rẽ, và hậu quả là tình trạng lộn xộn thuộc Ba-by-lôn.
Ở Mĩ, có một số người ở trong sự khôi phục của Chúa một thời gian và đã học được sự thực hành nếp sống Hội thánh. Sau đó, họ tách riêng ra để lập công tác độc lập cho mình. Làm như vậy cũng gây nên chia rẽ và dẫn đến sự lộn xộn thuộc Ba-by-lôn. Ngày nay, một số người đọc các sách của anh Nee và học biết những điều mà họ nghĩ là phương cách thực hành Hội thánh địa phương. Nếu trước mặt Chúa họ thực sự có ý định khôi phục sự hiệp một đích thực thì chắc chắn họ đã tương giao với chúng ta. Tuy nhiên, họ không chịu tương giao với những người đã ở trong các Hội thánh địa phương rồi. Điều ấy cũng đem đến tình trạng lộn xộn mang tính Ba-bỵ-lôn.
Khi công tác khôi phục của Chúa bắt đầu tại Mĩ vào năm 1962, tôi rất mạnh mẽ về vấn đề Hội thánh địa phương. Một số người cảnh báo tôi đừng giảng dạy về Hội thánh địa phương, và nói rằng nếu tôi làm như vậy thì những người khác sẽ bị xúc phạm. Tôi dứt khoát bác bỏ lời cảnh báo của họ, và nói rằng chúng tôi ở đây vì sự khôi phục các Hội thánh địa phương. Không đầy 10 năm sau, từ liệu “Hội thánh địa phương” trở nên phổ biến trong “sản giao dịch” Cơ Đốc. Từ liệu này thậm chí được những nhà truyền giảng nào đó sử dụng trong các chương trình phát thanh Cơ Đốc. Dường như nhiều người, kể cả những vị mục sư trong các giáo phái, đều muốn nói họ là Hội thánh địa phương. Tình trạng lộn xộn này là một hình thức khác thuộc Ba-by-lôn.
Khi xem xét một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, tôi có thể không nói gì với ai, nhưng tự nhủ rằng: “Điều này là giả dối. Đây không phải là điều chân thật ” Thi-a-ti-rơ, các giáo phái cũng như những nhóm tự do lộn xộn và gây chia rẽ không thể làm gì để sửa soạn Cô dâu. Để sửa soạn Cô dâu, Chúa phải khôi phục nếp sống Hội thánh đích thực, tức nếp sống Hội thánh không có tình trạng chia rẽ, lộn xộn hoặc bất cứ điều gì thuộc Ba-by-lôn.
A. Tên của kĩ nữ
Trong câu 5, chúng ta thấy tên của đại kĩ nữ là: “Huyền nhiệm, Ba-by-lôn Lớn, mẹ của các kĩ nữ và của mọi vật gớm ghê trên đất.” Danh hiệu “Huyền nhiệm” ở đây cho thấy rằng Ba-by-lôn Lớn trong chương này không phải là Ba-by-lôn vật chất trong chương 18, mà là Ba-by-lôn tôn giáo, về phương diện cấu tạo, thực hành và dạy dỗ, Ba-by-lôn tôn giáo, tức giáo hội bội đạo, thực sự huyền bí.

B. Đại kĩ nữ là mẹ của các kĩ nữ
và của mọi vật gớm ghê trên đất
1. Các kĩ nữ
Các kĩ nữ là những giáo phái và các nhóm trong Cơ Đốc giáo có những giáo lí, sự thực hành và truyền thống gian ác của Thi-a-ti-rơ. Vì “mẹ của các kĩ nữ” là giáo hội bội đạo nên các kĩ nữ, tức những con gái của bà, chắc hẳn là tất cả những bè phái và các nhóm khác nhau trong Cơ Đốc giáo; họ đã nắm giữ sự dạy dỗ, thực hành và truyền thống của Thi-a-ti-rơ bội đạo ở một mức độ nào đó. Nếp sống Hội thánh thuần khiết thì không bị tiêm nhiễm bất cứ điều gì gian ác từ giáo hội bội đạo truyền vào. Như tất cả chúng ta đều biết, cái gọi là phong trào linh ân đã vào trong Thi-a-ti-rơ. Phong trào này thậm chí đã pha trộn với việc thờ Ma-ri và các thánh lễ. Dù cái chén thì bằng vàng nhưng người ta uống những vật gớm ghê. Điều người ta nhận được là nội dung của cái chén, chứ không phải cái chén. Nếu không có sự pha trộn gian ác ấy thì người ta đã không bao giờ cho phép phong trào linh ân xâm nhập vào giáo hội của mình.
Mọi giáo phái đều phải xét xem trọng tổ chức của mình có điều gì ra từ đại kĩ nữ này hay không. Chưng cây Nô-ên trong nhà chính là sự thực hành ra từ đại kĩ nữ. Có lẽ anh em không thể tìm thấy một nhóm Cơ Đốc nào không bị ảnh hưởng bởi kĩ nữ ấy, Có lẽ các Hội thánh địa phương là nơi duy nhất không có điều gì của kĩ nữ ấy. Chúng ta đã thấy rằng các con gái của đại kĩ nữ là những nhóm Cơ Đốc nắm giữ những giáo lí, sự thực hành và truyền thống của Thi-a-ti-rơ. Nếu một nhóm nào đó nắm giữ một trong những điều này thì nhóm ấy là con gái của Thi-a-ti-rơ.
Nếu nói những giáo phái và nhóm tự do là các con gái của đại kĩ nữ thì một số ngưòi có thể cảm thấy nói như vậy là quá khắt khe. Anh em có thể nói: “Những người trong các giáo phái và những nhóm tự do không tin Chúa và yêu Ngài sao? Họ chưa được tái sinh sao? Họ không có sự sống thần thượng sao? Sao anh lại nói các giáo phái và những nhóm tự do là những con gái của kĩ nữ?” Madame Guyon là một chị em rất sâu nhiệm trong sự sống nhưng vẫn thờ tượng Ma-ri. Ngay cả Madame Guyon cũng đã bị Thi-a-ti-rơ mê hoặc. Cách đây hơn 40 năm, chúng tôi dịch hầu hết những tác phẩm quan trọng của Madame Guyon. Khi khám phá thấy bà vẫn thờ hình tượng Ma-ri, tôi nói với các anh em rằng chúng ta phải dịch điểm ấy trong các tác phẩm của bà; nếu không, các anh chị em sẽ nghĩ rằng bà hoàn toàn đúng đắn, Nhưng ngay cả bà cũng đã bị Thi-a-ti-rơ bội đạo mê hoặc.
Chúng ta có thể dùng mùi tỏi để minh họa. Nếu ăn tỏi suốt ngày, cuối cùng khứu giác của chúng ta sẽ không còn nhạy mùi tỏi nữa. Nếu một người có khứu giác bình thường đến giữa những người ăn tỏi, người ấy sẽ liền nhận ra mùi tỏi và không thể chịu nổi mùi ấy. Tuy nhiên, những người ăn tỏi thì không nhận thấy mùi khó chịu ấy. Madame Guyon vẫn có thể thờ lạy hình tượng Ma-ri vì bà được sinh ra trong “phòng tỏi” của Thi-a-ti-rơ.
Lí do chúng ta nói rằng những giáo phái và hầu hết các nhóm tự do đều là những con gái của đại kĩ nữ chính là vì giữa họ có những hình tượng. Một số người có thể tranh luận rằng Giáo hội Luther không có hình tượng. Nhưng tên gọi Luther của giáo phái này chính là hình tượng. Anh thuộc về Đấng Christ hay thuộc về Luther? Gọi mình là Cơ Đốc nhân chưa đủ sao? Sao anh phải tự xưng là người theo giáo phái Luther? Những tên gọi liên quan đến sự thờ hình tượng ấy chính là những vật gớm ghê.
Đức Chúa Trời có một nguyên tắc phải tuân theo về việc một Hội thánh dành cho một Đấng Christ, cũng như một vợ dành cho một chồng. Bởi tình trạng chia rẽ, hầu hết Cơ Đốc nhân ngày nay đều vi phạm nguyên tắc chi phối này. Thay vì theo nguyên tắc ấy, họ đã thực hành sự gian dâm tức là sự lộn xộn. Người nào vi phạm nguyên tắc chủ đạo một vợ một chồng là phạm tội gian dâm. Bất luận ở đâu, chúng ta cũng phải giữ nguyên tắc một vợ cho một chồng, một Hội thánh cho một Đấng Christ.              :
Sự chia rẽ nào cũng đều vi phạm nguyên tắc chủ đạo của Đức Chúa Trời. Gây chia rẽ giữa vòng các Cơ Đốc nhân chính là phạm tội gian dâm. Bất cứ ai làm như vậy đều không quan tâm đến nguyên tắc chủ đạo này. Những người gây chia rẽ không quan tâm đến một Thân thể, một Hội thánh; họ không quan tâm gì đến vấn đề một Hội thánh địa phương cho một thành phố. Họ giống như một người nữ không chịu chỉ có một chồng. Sau khi đã chán sống với người này, họ chuyển sang người khác.                              
Chúng ta cần thấy sự khác biệt giữa tội ngoại tình và tội gian dâm. Nếu một người vợ đã chính thức lập gia đình mà còn vi phạm nguyên tắc chi phối về hôn nhân thì người ấy phạm tội ngoại tình. Nhưng người nữ chưa có chồng chính thức mà vi phạm nguyên tắc quản trị của Đức Chúa Trời là người phạm tội gian dâm. Đại kĩ nữ là người phạm tội gian dâm; nó không có chồng. Tình trạng giữa vòng các Cơ Đốc nhân ngày nay thì đầy dẫy tội gian dâm. Nhiều người dường như nói: “Nếu không thích nhóm này nữa, tôi sẽ đến nhóm khác. Và nếu không thích nhóm đó, tôi sẽ lập một nhóm riêng của mình. Hơn nữa, nếu sau một thời gian tôi không còn hài lòng với nhóm mà mình mới lập nữa thì tôi sẽ lập một nhóm khác nữa.” Làm như vậy là gian dâm thuộc linh.
Nếu đã thấy khải tượng, anh em sẽ không dám có bất cứ tên gọi đặc biệt nào, tức bất cứ danh nào khác hơn danh Đấng Christ. Hơn nữa, anh em sẽ không dám có bất cứ sự chia rẽ nào vì chúng ta chỉ có một Chồng, và Ngài cũng chỉ có một Cô dâu là chúng ta. Thành phố nào cũng phải chi có một Hội thánh. Tôi đi đâu, Hội thánh cũng là một. Nếu sự thực hành của chúng ta không được như vậy thì chúng ta phạm tội gian dâm. Hầu hết Cơ Đốc nhân ngày nay đều đang phạm tội gian dâm. Đại kĩ nữ trong Khải Thị chương 17 là mẹ của mọi sự gian dâm, lộn xộn và những sự gớm ghê.
Nếu anh em vẫn còn tự hỏi làm sao các Cơ Đốc nhân thực sự yêu mến Chúa lại có thể phạm tội gian dâm thì tôi sẽ lại chỉ cho anh em minh họa về Madame Guyon, là người thật sâu nhiệm trong sự sống, nhưng đã bị mê hoặc bởi “tỏi” của Thi-a-ti-rơ. Hãy tỉnh táo, lánh xa “phòng tỏi”, và ở trong bầu không khí trong lành suốt 24 giờ một ngày. Nếu làm như vậy, anh em sẽ có mũi bén nhạy. Tôi lánh xa tất cả “các phòng tỏi” suốt 50 năm nên mũi thuộc linh của tôi rất bén nhạy. Tôi đơn giản không thể chịu nổi bất cứ sự chia rẽ nào, vì ngay lập tức tôi có thể ngửi thấy đó là sự gian dâm.
Khi một số người phải đối diện với sự giới hạn của một Hội thánh trong một thành phố, có thể họ nói: “Chúng tôi không được tự do chia sẻ trong buổi nhóm của các anh. Chúng tôi muốn nhóm họp tại nhà mình để có thể nói năng thoải mái.” Nói như vậy chỉ là khéo viện cớ cho một linh chia rẽ. Linh chia rẽ này là nguồn gốc của sự gian dâm, chia rẽ. Giữa vòng các Cơ Đốc nhân không được có bất cứ sự chia rẽ nào vì chúng ta là vợ của một Chồng, một Hội thánh tại một địa phương, giữ nguyên tắc quản trị của Đức Chúa Trời. Khi một số người nghe nói chúng ta là Hội thánh thì họ không vui và nói rằng: “Tại sao các anh lại nói rằng mình là Hội thánh còn chúng tôi thì không phải là Hội thánh?” Họ không phải là Hội thánh vì họ là một kĩ nữ, tức người nữ có mối quan hệ với nhiều người đàn ông thay vì có mối quan hệ đúng đắn với một chồng. Chồng của các anh là ai? Nếu Đấng Christ là chồng của các anh thì tại sao các anh lại tự gọi mình là người thuộc Luther? Nếu tên của chị em thực sự là bà Smith thì tại sao hôm nay chị em lại xưng mình là bà Jones, còn hôm khác thì lại xưng là bà Harris?
Thi-a-ti-rơ bội đạo là một kĩ nữ, và tất cả, các con gái của bà cũng là kĩ nữ. Kĩ nữ là người phạm gian dâm vì lợi. Nhiều nhóm Cơ Đốc ngày nay được hình thành vì lợi, quyền thế, địa vị hoặc tước hiệu. Làm như vậy là kĩ nữ.
Hãy xem xét toàn bộ tình trạng liên quan đến Cơ Đốc giáo trên đất ngày nay. Chúa chắc chắn cần sự khôi phục. Sự khôi phục này sẽ sinh ra trái đầu mùa đang sống cho Ngài, và trong 3 năm rưỡi đại nạn, sự khôi phục ấy sẽ giúp đỡ tất cả các Cơ Đốc nhân còn ở lại trên đất. Tôi tin rằng tất cả các Hội thánh trong sự khôi phục của Chúa sẽ phục vụ cho hai mục đích ấy. Sẽ đến ngày những người đắc thắng được cất lên, và Anti-christ xóa bỏ Do Thái giáo và hủy diệt Thi-a-ti-rơ. Chắc chắn tất cả các Cơ Đốc nhân bị bỏ lại trên đất lúc đó sẽ được tỉnh ngộ. Họ sẽ không còn dự các thánh lễ trong Thi-a-ti-rơ nữa, và cũng không còn đến các giáo phái hay nhưng nhóm tự do. Trái lại, họ sẽ nói: “Trước đây, tôi đã nghe nói về Hội thánh. Bây giờ, tôi phải đến Hội thánh đích thực.” Dù Chúa Jesus có lòng yêu thương nhưng như chúng ta sẽ thấy trong bài sau, Ngài sẽ dùng Anti-christ để tiêu diệt đại kĩ nữ là Thi-a-ti-rơ.



2. Những vật gớm ghê trên đất
Giáo hội bội đạo cũng là mẹ của những vật gớm ghê trên đất. Những vật gớm ghê ấy là các hình tượng (Phục. 7:25-26) đầy dẫy trong Thi-a-ti-rơ bội đạo. Các hình tượng ấy pha trộn với cái gọi là phụng sự Đức Chúa Trời. Khi người ta đến giáo đường Thi-a-ti-rơ để thờ phượng thì họ thờ phượng ai? Một số người mua nến và đứng trước hình tượng mình thích. Trong Thi-a-ti-rơ có chợ hình tượng, và người ta có thể cầu nguyện với hình tượng nào mình thích. Dù nhiều người cầu nguyện với Ma-ri, nhưng đó thật ra không phải là Ma-ri mà là Venus, Các giáo đường trong giáo hội Thi-a-ti-rơ không khác với những đền miếu thờ hình tượng. Ngay cả trong các đền miếu tại Trung Quốc, tôi cũng không thấy có nhiều hình tượng bằng trong các giáo đường Thi-a-ti-rơ. Chắc chắn, giáo hội bội đạo là mẹ của những vật gớm ghê.
C. Trong hoang mạc
Khi sứ đồ Giăng thấy đại kĩ nữ, một thiên sứ đưa ông đi trong linh vào hoang mạc (17:3) Hoang mạc là sa mạc, tức một vùng đất nóng như thiêu. Điều này cho thấy rằng giáo hội bội đạo ở trong sa mạc, là nơi không có các suối nước được Đức Chúa Trời chuẩn bị. Chắc chắn giáo hội bội đạo không thể nhận sự cung ứng nước từ Đức Chúa Trời. Thiên sứ đem sứ đồ Giăng đến hoang mạc để chỉ cho ông thấy giáo hội bội đạo đang ở tại một nơi hoang vu như vậy.
D. Ngồi trên nhiều dòng nước
Câu 1 chép rằng đại kĩ nữ ngồi trên nhiều dòng nước, và câu 15 cho thấy rằng những dòng nước mà “trên có kĩ nữ ngồi đó, tức là các dân, các bộ, các nước và các tiếng.” Câu này được ứng nghiệm bởi sự kiện là Thi-a-ti-rơ bội đạo cưỡi trên các dân và các nước trên khắp thế giới. Thật ra, số người trong Thi-a-ti- rơ lên đến một phần ba dân số trên khắp thế giới.
E. Phạm tội gian dâm với các vua trên đất
Các vua trên đất đã phạm tội gian dâm với đại kĩ nữ ấy. Điều này có nghĩa là bà có mối quan hệ tôn giáo đầy tội lỗi với những nhà cai trị trên đất. Tội mà giáo hội bội đạo phạm không phải là tội ngoại tình, tức tội của người vợ không chung thủy, nhưng là tội gian dâm, tức tội của một kĩ nữ. Gian dâm thì tội lỗi hơn là ngoại tình. Sự gian dâm của giáo hội bội đạo bao gồm việc quan hệ tội lỗi với những nhà cai trị trên đất vì lợi, cũng như một kĩ nữ phạm tội để kiếm sống. Tội gian dâm mà giáo hội bội đạo phạm là tội gian dâm thuộc linh. Thi-a-ti-rơ liên quan mật thiết đến chính trị thế giới, và các vua trên đất trực tiếp phạm tội gian dâm với giáo hội ấy. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, đây là gian dâm thuộc linh.


F. Khiến các cư dân trên đất say rượu dâm loạn nó
Đại kĩ nữ ấy đã khiến những người ở trên đất "say rượu dâm loạn của nó” (c. 2). Rượu ở đây chỉ về những giáo lí tà giáo trong những mối quan hệ tôn giáo đầy tội lỗi của giáo hội bội đạo. Các giáo lí làm hư hỏng những người liên quan đến tôn giáo của nó, giống như rượu làm cho người ta hư hỏng. Đó là rượu dâm loạn của nó. Những người ở trên đất gián tiếp bị say sưa bởi rượu ấy.
Các giáo lí tà giáo của giáo hội bội đạo giống như thuốc phiện. Chúng làm cho người ta mụ mẫm, đần độn và đờ đẫn. Tôi từng nói chuyện với nhiều người theo Thi-a-ti-rơ, và nhận thấy họ hoàn toàn bị mê hoặc. Anh em càng nói chuyện với họ thì họ càng không hiểu. Điều này cho thấy rằng họ đã bị say rượu của đại kĩ nữ.
G. Mặc màu tím, màu đỏ điều
Theo câu 4, người nữ ấy “mặc màu tím, màu đỏ điều” Màu tím chỉ về sự cao trọng với uy quyền (Gi. 19:2-3). Màu này là sự pha trộn giữa màu xanh da trời và màu đỏ, chỉ về sự pha trộn giữa những điều thuộc trời với những điều thuộc đất. Đây là dáng vẻ của giáo hội bội đạo. Người nữ cũng mặc màu đỏ điều là đặc trưng của Thi-a-ti-rơ bội đạo. Chúng tôi đã chỉ ra rằng ở Vatican đâu đâu cũng thấy màu đỏ điều. Màu đỏ điều được dùng rõ nhất trong trang phục của các tăng lữ; họ đội mũ đỏ và mặc áo đỏ.
H. Trang điểm bằng vàng, đá quý và ngọc trai
Người nữ “trang điểm bằng vàng, đá quý và ngọc trai” (c. 4), Vàng, đá quý và ngọc trai là những vật liệu xây dựng Giê-ru-sa-lem Mới (21:18-19, 21). Nhưng người nữ, tức giáo hội bội đạo, không được xây dựng cách chắc chắn bằng những vật liệu quý báu như Giê-ru-sa-lem Mới mà chỉ được trang điểm bằng các báu vật ấy như là vật trang sức để phô trương bên ngoài. Đó là sự lừa dối của bà để thu hút người ta. Đó là bề ngoài giả dối của kĩ nữ.
I. Cầm chén vàng
Kĩ nữ cầm trong tay mình “chén vàng đựng đầy vật gớm ghê, tức là sự ô uế của dâm loạn nó” (c. 4). Theo hình bóng, vàng chỉ về bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Vì thế, chén vàng ở đây có nghĩa là giáo hội bội đạo có điều gì đó của Đức Chúa Trời trong dáng vẻ. Nhưng bên trong, chén vàng của nó đầy dẫy những sự gớm ghê và vật ô uế của sự dâm loạn nó, đầy dẫy sự thờ hình tượng, những thực hành dị giáo và sự ô uế trong mối quan hệ tôn giáo tội lỗi, tà giáo.
J. Say huyết các thánh đồ và chứng nhân
Câu 6 chép: “Tôi thấy người nữ đó say huyết của các thánh đồ, và huyết các chứng nhân của Jesus. Điều này cho thấy rằng Thi-a-ti-rơ đã sát hại các thánh đồ và chứng nhân của Jesus, họ đã giết thánh đồ nhiều hơn so với Đế quốc La Mã. Thi-a-ti-rơ không trực tiếp giết các thánh đồ nhưng gián tiếp qua Đế quốc La Mã. Vì vậy, nó say huyết các thánh đồ và huyết các chứng nhân của Jesus.
Thánh đồ là những người được biệt riêng, được thánh hoá cho Đức Chúa Trời, sống một đời sống thánh khiết vì Đức Chúa Trời thậm chí cho đến chết. Các chứng nhân là những chứng cớ sống động của Chúa Jesus cũng trung tín cho đến chết. Các chứng nhân của Jesus cũng là các thánh đồ; tuy nhiên, các thánh đồ có thể chỉ sống một đời sống biệt riêng và thánh khiết, không tuân theo giáo hội bội đạo, nhưng họ không đứng ra làm chứng chống lại sự bội đạo của Thi-a-ti-rơ như chứng nhân Anti-ba đã làm (2:13). Người nữ này say huyết của cả các thánh đồ lẫn các chứng nhân.
K. Là thành lớn về mặt vật chất
Thiên sứ nói với sứ đồ Giăng rằng: “Người nữ ngươi đã thấy đó tức là thành lớn có một vương quốc trên các vua trên đất (c. 18). Trong khi kĩ nữ chỉ về Ba-by-lôn tôn giáo, tượng trưng cho Thi-a-ti-rơ thì người nữ trong câu này chỉ về Ba-by-lôn vật chất, tượng trưng cho thành phố La Mã. Thành này được gọi là thành lớn có một vương quốc trên các vua trên đất. Khi Giăng viết sách này, La Mã là thành có một vương quốc trên các vua trên đất. Điều Anti-christ và mười vua của hắn thù ghét chính là kĩ nữ, tức Thi-a-ti-rơ, chứ không ghét người nữ, tức thành phố La Mã, là nơi đặt chính quyền của họ.