Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI BA MƯƠI SÁU



SỰ LAN RỘNG TẠI TLỂƯ Á VÀ ÂU CHÂU
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(2)
Kinh Thánh: Công. 13:1-12
Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét 13:1-12. Trong 13:l-4a, chúng ta thấy Ba-na-ba và Phao-lô được Thánh Linh biệt riêng và sai đi. Công Vụ 13:4b-12, mô tả cuộc hành trình của họ đến Ba-phô thuộc Chíp-rơ.
ĐƯỢC THÁNH LINH BIỆT RIÊNG VÀ SAI ĐI
Phụng Sự Chúa
Công Vụ 13:1-2 chép: “Vả, Hội Thánh tại An-ti-ốt có mấy tiên tri và giáo sư, tức là Ba-na-ba, Si-mê-ôn gọi là Ni-giê, Lu-si-út quê ở Sy-ren, Ma-na-hen là người đồng dưỡng với vua chư hầu Hê-rốt, cùng Sau-lơ. Đương khi họ phụng sự Chúa và kiêng ăn, thì Thánh Linh phán rằng: Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta để làm công việc Ta đã gọi họ làm”, ở đây, chúng ta thấy những tiên tri và giáo sư này không trao đổi ý kiến với loài người và tể chức; nhưng họ phụng sự Chúa và kiêng ăn.

Năm người này đang trực tiếp phụng sự Chúa. Điều này có nghĩa là, nói về phương diện thuộc linh, họ không ở Bàn Thờ ở Sân Ngoài, nhưng ở Bàn Thờ Xông Hương trong Nơi Thánh. Trong Cựu Ước, các thầy tế lễ phụng sự tại hai nơi. Khi phục vụ con người, họ phụng sự tại Bàn Thờ ở Sân Ngoài, thay cho con người, dâng các sinh tế cho Đức Chúa Trời. Nhưng khi trực tiếp phụng sự Chúa, họ ở tại một nơi khác-họ đốt hương tại Bàn Thờ trong Nơi Thánh. Năm anh em này tại An-ti-ốt đang ở tại Bàn Thờ Xông Hương trong Nơi Thánh, trực tiếp phụng sự Chúa qua lời cầu nguyện.
Chúa Là Linh Truyền Phán
Khi họ đang phụng sự Chúa như vậy, Ngài là Linh đến phán với họ rằng: “Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta”. Điều này cho thấy rằng ở đây Thánh Linh là Chúa.
Tuy nhiên, nhiều Cơ-đốc nhân nghĩ Chúa tách biệt với Linh. Thậm chí một số người còn nói Linh là đại diện hay đại biểu cho Chúa. Nếu Linh chỉ là đại diện cho Chúa, thì trong 13:2, Thánh Linh đã không phán: “Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta”. Thay vì thế, lẽ ra Linh phải nói: “Ta, tức là Linh, là đại biểu của Chúa. Ta đại diện cho Chúa và làm việc cho Ngài. Vì vậy, Ta không nói các ngươi nên biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta. Ta bảo các ngươi hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Chúa, vì Ta làm việc cho Ngài”.
Trong 13:2, chúng ta có Chúa,Thánh Linh, và “Ta”. Ta này là ai? Phải chăng Ta này chỉ là Thánh Linh mà không phải là Chúa? Chắc chắn Ta trong câu này là Chúa.
Năm tiên tri và giáo sư phụng sự Chúa và kiêng ăn. Đang khi họ phụng sự, Chúa là Thánh Linh phán với họ. Điều này tương ứng với lời Phao-lô: “Vả, Chúa là Linh” (2Cô. 3:17). Vì vậy, Linh có thể bảo họ biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ “cho Ta”. Ta này vừa là Chúa vừa là Thánh Linh. Vì vậy, chúng ta không nên nghĩ rằng Thánh Linh tách biệt với Chúa. Không, Thánh Linh là Chúa mà chúng ta phụng sự. Khi phụng sự, chúng ta phụng sự Chúa, nhưng khi đáp ứng, Ngài đáp ứng với tư cách là Linh. Vì Ngài là Chúa, Ngài có thể phán với tư cách là Linh: “Hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau-lơ cho Ta”.
Chúa Tiến Một Bước Lớn
Để Lan Tràn Phúc Âm Đến Thế Giới Ngoại Bang
Trong 13:2, Thánh Linh là Đấng Christ ở thể linh, là Đầu của Thân Thể, phán với 5 người đó hãy biệt riêng Ba-na-ba và Sau- lơ cho công tác Ngài đã kêu gọi họ. Đó là một bước lớn Chúa đã thực hiện để lan tràn Phúc Âm của Vương Quốc Ngài đến thế giới Ngoại Bang. Điều này bắt đầu từ An-ti-ốt tại Sy-ri là trung tâm của dân Ngoại, không có việc tổ chức đoàn truyền giáo, không có việc cổ động gây quĩ, không có sự phong chức của loài người, không có kế hoạch hay phương pháp loài người, và bắt đầu bởi 5 Chi Thể tìm kiếm và trung tín của Thân Thể. Qua sự phụng sự và kiêng ăn của họ, họ đã tạo cơ hội cho Đầu của Thân Thể, với tư cách là Linh, biệt riêng họ để thực hiện sứ mạng quan trọng là lan rộng Vương Quốc Ngài nhằm thành lập Hội Thánh Ngài tại thế giới Ngoại Bang qua việc rao giảng Phúc Âm.
Bước tiến chính yếu này không liên quan đến Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem về phương diện tổ chức, cũng không ở dưới uy quyền và hướng dẫn của Phi-e-rơ cùng 11 sứ đồ khác tại Giê-ru- sa-lem. Điều này được bắt đầu cách đơn giản từ một trung tâm của dân Ngoại, cách xa hẳn bầu không khí và mọi ảnh hưởng của bất cứ bối cảnh và thực hành nào của người Do-thái, thậm chí cách biệt khỏi thực hành và ảnh hưởng của Hội Thánh tại Giê- ru-sa-lem. Điều đó hoàn toàn là chuyển động bởi Linh, trong Linh, và với Linh, qua sự phối hợp của những Chi Thể trung tín và khao khát của Thân Thể trên đất với Đầu trên các từng trời. Đó không phải là phong trào tôn giáo với chương trình của loài người. Từ An-ti-ốt, chuyển động của Chúa trên đất cho gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời có một khởi đầu hoàn toàn mới. Mặc dầu dòng chảy chuyển động của Chúa bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem vào ngày Ngũ Tuần và về sau đến An-ti-ốt, rồi từ An-ti-ốt đến thế giới Ngoại Bang, nhưng dòng chảy này đã có bước khởi đầu thuần khiết bởi Linh khi chuyển hưởng tại An-ti-ốt.
Đặt Tay
Công Vụ 13:3 chép tiếp: “Vậy, khi đã kiêng ăn và cầu nguyện xong, họ bèn đặt tay trên hai người, rồi sai đi”. Ở đây chúng ta thấy họ kiêng ăn và cầu nguyện, chứ không phải thảo luận và quyết định.
Trong 13:3, đặt tay chỉ về sự đồng nhất. Điều này có nghĩa là người đặt tay hiệp một với người được đặt tay. Qua điều này, họ tuyên bố với mọi người rằng họ hiệp một với những người được sai đi để thực hiện sứ mạng quan trọng của Chúa.
Phần đầu của 13:4 chép: “Vậy, Sau-lơ và Ba-na-ba đã chịu Thánh Linh sai đi”. Trong câu 3, Ba-na-ba và Sau-lơ được 3 người kia sai đi. Nhưng ở đây nói rằng họ được Thánh Linh sai đi. Điều này chứng minh 3 người kia hiệp một với Thánh Linh trong chuyển động của Chúa, và Linh tôn trọng việc họ sai đi như là Ngài sai đi.
Sự đặt tay trong 13:3 không liên quan gì đến phong chức, Ba người đặt tay trên Ba-na-ba và Sau-lơ không phải là những thành viên cửa ủy ban truyền giáo hay tể chức tôn giáo bảo đảm rằng những người được sai đi sẽ được họ hỗ trợ về mặt tài chánh. Đó là thực hành trong nhiều nhóm Cơ-đốc ngày nay. Người nào đó được gửi đến một cánh đồng truyền giáo có lẽ nghĩ rằng nếu các thành viên của ủy ban không đặt tay trên họ, họ sẽ không được bảo đảm về việc hỗ trợ tài chánh. Nhưng nếu được đặt tay, người đó biết rằng sẽ có tiền. Tình trạng ấy là điều thường xảy ra ngày nay.
Nếu chúng ta đặt tay trên những người được sai đi, đừng bao giờ để điều đó là sự bảo đảm về việc hỗ trợ tài chánh. Trái lại trong việc đặt tay, chúng ta nên hiệp một với Đức Chúa Trời Tam-Nhất, không phải để phong chức người được sai đi mà để đồng nhất chính mình với họ. Vì vậy, đặt tay có nghĩa là linh của chúng ta, lời cầu nguyện của chúng ta, và mọi điều ở trong chúng ta, cùng ra đi với những người được sai đi. Đó không phải là phong chức, mà là đồng nhất.
Trong sự khôi phục của Chúa, mỗi khi đặt tay trên người được Chúa sai đi, chúng ta phải thực hiện điều đó theo cách như vậy. Nếu không, chúng ta không nên thực hành đặt tay.
Đặt tay không phải là nghi thức hay là điều liên quan đến phong chức. Đặt tay là vấn đề sự sống trong Linh. Trong Công Vụ chương 13, ba người có gánh nặng chia sẻ sứ mạng của Ba-na- ba và Sau-lơ. Đó là lý do họ đặt tay trên hai người. Qua việc đặt tay, họ bày tỏ rằng họ sẽ cùng đi với Ba-na-ba và Sau-lơ trong lời cầu nguyện của họ và trong Linh. Họ hiệp một với hai người và cùng đi với hai người bằng mọi giá.
Vì ảnh hưởng của xuất xứ tôn giáo và vì tổn hại gây nên do việc đặt tay theo nghi thức nên chúng ta không muốn thực hành đặt tay. Đôi khi tôi có gánh nặng đặt tay trên một người nào đó. Nhưng tôi do dự vì nhiều người xem đó là nghi thức hoặc có liên quan đến phong chức. Chúng ta không nên phong chức hay một nghi thức nào cả. Những gì chúng ta cần là sự đồng nhất chân thật và đúng đắn cần có đặt tay nhưng đừng bao giờ làm điều đó theo nghi thức. Nếu thực hành đặt tay thì nên theo sự dẫn dắt ở bề trong và với gánh nặng thật ở trong Linh. Thực hành của chúng ta cần phải khác với sự đặt tay của Cơ-đốc Giáo truyền thống là điều khác xa khuôn mẫu được trình bày trong Công Vụ chương 13.
Khuôn Mẫu Tuyệt Hảo
Trong Công Vụ chương 13, chúng ta thấy một khuôn mẫu tuyệt hảo. Chúng ta không có một khuôn mẫu như vậy tại Giê- ru-sa-lem vì Hội Thánh tại đó thuộc giai đoạn đầu. Những gì Chúa đã làm tại Giê-ru-sa-lem thật sự bắt đầu với việc Ngài kêu gọi các môn đồ. Khi đi bộ trên bờ biển Ga-li-lê, Chúa Jesus thấy hai anh em là Si-môn và Anh-rê, và Ngài đã kêu gọi họ theo Ngài (Mat. 4:18-19). Khi từ đó đi tiếp, Ngài thấy hai anh em khác là Gia-cơ và Giảng, và Ngài cũng kêu gọi họ (Mat. 4:21-22). Sau khi kêu gọi 4 người này và các môn đồ khác, Chúa đem họ theo Ngài suốt ba năm rưỡi. Ngài đem họ qua Sự đóng đinh và vào trong sự phục sinh của Ngài. Rồi trong sự phục sinh, Ngài hiện ra cho họ trong suốt thời gian 40 ngày. Sau đó, Chúa đem họ lên núi Ô-li-ve và Ngài thăng thiên lên các từng trời cách rõ ràng trước mắt họ. Với bối cảnh và giáo dục thuộc linh như vậy, các môn đồ cầu nguyện suốt 10 ngày. Rồi đến ngày Ngũ Tuần, chức vụ của Phi-e-rơ bắt đầu.
Những gì Chúa thực hiện với các môn đồ trong các Sách Phúc Âm và trong 2 chương đầu của Sách Công Vụ không thể được lặp lại. Ngày nay, Chúa sẽ không kêu gọi những người theo Ngài như đã kêu gọi Phi-e-rơ, Anh-rê, Gia-cơ, và Giăng. Vì vậy, khuôn mẫu của các môn đồ tại Giê-ru-sa-lem không thể được lặp lại giữa vòng chúng ta ngày nay. Nhưng khuôn mẫu trong Công Vụ chương 13 thì có thể.
Khi Chúa Jesus kêu gọi Phi-e-rơ và Anh-rê, Ngài phán với họ rằng: “Hãy theo Ta, Ta sẽ khiến các ngươi trở nên tay đánh lưới người” (Mat. 4:19). Nhưng khi Chúa kêu gọi Sau-lơ người Tạt-sơ, qua A-na-nia, Ngài bày tỏ rằng Ngài sẽ làm cho ông không phải nên tay đánh lưới người mà nên một chiếc bình. Trong Công Vụ 9:15, Chúa phán với A-na-nia về Sau-lơ rằng: “Người này là chiếc bình lựa chọn của Ta, để đem danh Ta ra trước mặt các Ngoại Bang, các vua chúa, và con cái I-xra-ên”. Phi-e-rơ được làm nên nên tay đánh lưới người, nhưng Phao-lô được làm nên một chiếc bình. Có một sự khác biệt khá rõ rệt giữa một người đánh cá và một chiếc bình.
Bước ngoặc mới trong Công Vụ chương 13 không phải là bước ngoặc với những người đánh cá mà với những chiếc bình. Khi Phao-lô được sai đi, ông được sai đi như một chiếc bình. Điều này có nghĩa là ông được sai đi để làm chiếc bình chứa đựng Đấng Christ và đem Ngài đến với thế giới dân Ngoại. Bất cứ nơi nào Phao-lô đi, chức vụ của ông là truyền đạt cho người khác chính Đấng Christ mà ông chứa đựng. Ông là chiếc bình chứa đựng Đấng Christ và ông cung ứng Đấng Christ cho người khác.
Bước đầu tại An-ti-ốt rất khác với bước đầu tại Giê-ru-sa-lem. Bước đầu tại Giê-ru-sa-lem không phải là khuôn mẫu cho ngày nay. Nhưng bước đầu, bước ngoặc tại An-ti-ốt chắc chắn là khuôn mẫu cho chúng ta và chúng ta cần làm theo.
CUỘC HÀNH TRÌNH ĐẾN BA-PHÔ TẠI CHÍP-RƠ
Công Vụ 13:4b cho chúng ta biết Sau-lơ và Ba-na-ba “bèn xuống Sê-lơ-xi, rồi từ đó đáp thuyền qua Chíp-rơ”. Đó là khỏi đầu cuộc hành trình thứ nhất của chức vụ Phao-lô, là cuộc hành trình chấm dứt ở 14:27.
Tuyên Bố Lời Đức Chúa Trời Trong Các Nhà Hội
Công Vụ 13:5a chép: “Đến Sa-la-mi, họ công bố Lời của Đức Chúa Trời trong các nhà hội của người Do-thái”. Ba-na-ba và Phao-lô không đến để dự buổi nhóm tại nhà hội của người Do-thái mà là để lợi dụng sự nhóm họp của họ nhằm công bố Lời Đức Chúa Trời, giống như Chúa đã làm trong chức vụ trên đất của Ngài (Mat. 4:23; Lu. 4:16). Như trong Công Vụ 13:14, mục đích họ đến nhà hội là để có cơ hội rao giảng Phúc Âm.
Chúng ta đã thấy, từ “synagogue” (nhà hội) là hình thức Anh hóa của từ Hi-lạp sunagogue. Từ Hi-lạp này gồm sun nghĩa là cùng nhau, và ago là đem đến. Vì vậy, từ này ngụ ý sự gom lại, qui tụ, hội chúng, sự hội họp. Qua sự chuyển tiếp, nó có nghĩa là nơi nhóm họp. Trong Tân Ước, từ này được dùng để chỉ hội chúng (Công. 13:43; 9:2; Lu. 12:11) và nơi nhóm họp (Lu. 7:5) của người Do-thái, nơi họ tìm kiếm kiến thức về Đức Chúa Trời bằng cách nghiên cứu Kinh Thánh (Lụ. 4:16-17; Công. 13:14-15).
Có Giăng Làm Người Giúp Đỡ
Theo 13:5b, Ba-na-ba và Sau-lơ có Giăng làm người giúp đỡ. Điều này thật sự là một khuyết điểm trong khuôn mẫu do thiếu kinh nghiệm. Ba-na-ba và Sau-lơ không nên đem Giăng theo. Cuối cùng, Giăng lìa họ và trở về Giê-ru-sa-lem (c. 13). Lý do Giăng lìa họ có lẽ là vì ông không chịu nổi những gian khổ của cuộc hành trình.
Khi Ba-na-ba và Sau-lơ sắp lên đường để thực hiện cuộc hành trình thứ hai, “Ba-na-ba có ý đem theo Giăng gọi là Mác. Nhưng Phao-lô cho rằng không đáng đem Mác theo, vì người đã lìa họ trong Bam-phi-ly, chẳng cùng đi làm việc với họ” (Công. 15:37- 38). Như chúng ta sẽ thấy, có cuộc tranh luận gay gắt giữa Ba-na- ba và Phao-lô về điều này. Vì Giăng là cháu của Ba-na-ba, nên ông muốn đem Giăng theo, nhưng Phao-lô không đồng ý. Điểm chúng tôi muốn chỉ ra ở đây là nan đề phát sinh do lỗi lầm đem Mác theo lần thứ nhất.
Những người phụng sự Chúa trọn thì giờ nên thận trọng trong việc đem người khác theo mình. Không phải ai cũng có thể chịu được mọi gian khổ của tình trạng hầu việc trọn thì giờ. Nếu đem người nào đó theo mình cách khinh xuất, có thể anh em sẽ gặp nan đề. Lỗi lầm Ba-na-ba và Phao-lô đã vi phạm trong việc đem Mác theo trong cuộc hành trình đầu tiên, cuối cùng đã dẫn đến sự phân rẽ giữa Phao-lô và Ba-na-ba. Phạm một lỗi lầm như vậy là điều nghiêm trọng.
Ba-na-ba Và Phao-lô Trên Đảo Chíp-rơ
Công Vụ 13:6-7 chép: “Trải qua cả đảo cho đến Ba-phô, gặp một người Do-thái kia, là thuật sĩ và tiên tri giả tên là Bạt Jesus, vốn ở với quan tổng đốc Sẹt-giu Phao-lô là người thông sáng. Quan sai mời Ba-na-ba và Sau-lơ đến, vì muốn nghe Lời Đức Chúa Trời”. Quan này là thống đốc của chính quyền địa phương trong Đế Quốc La-mã.
Câu 8 chép tiếp: “Nhưng Ê-ly-ma, người thuật sĩ (ấy là dịch nghĩa tên người), chống cự hai người, tìm cách làm cho tổng đốc đừng tin”. Đây là đức tin khách quan, chỉ về nội dung của Phúc Âm mà tín đồ trong Đấng Christ vẫn tin.
Công Vụ 13:9 chép tiếp: “Nhưng Sau-lơ, cũng gọi là Phao-lô, đầy dẫy Thánh Linh, nhìn chăm người”. Thay đổi tên có lẽ ngụ ý đến thay đổi trong sự sống. Dầu sao đi nữa, từ đây trở đi, Phao-lô đã được đầy dẫy Thánh Linh, luôn luôn đi đầu trong chức vụ sứ đồ. Sự đầy dẫy Thánh Linh ở đây là đầy dẫy Thánh Linh quyền năng bên ngoài, như trong 2:4; 4:8,31; và 9:17.
Theo 13:10, Phao-lô nói với Ê-ly-ma, thuật sĩ rằng: “Ớ người đầy mọi thứ quỉ quyệt và độc ác, con cái của ma quỉ, thù nghịch cùng cả sự công nghĩa, ngươi cứ làm sai lệch đường ngay thẳng của Chúa không thôi sao?” Đường ngay thẳng là đường lẽ thật và đường công chính (2Phi. 2:2,15,21).
Công Vụ 13:11-12 kết luận: “Nầy, bây giờ tay Chúa giá trên ngươi, ngươi sẽ bị mù, không thấy mặt trời trong ít lâu. Tức thì có sự mù mịt tối tăm phủ trên người, người xoay quanh tìm kẻ dắt mình. Quan tổng đốc thấy sự xảy đến, lấy làm kinh ngạc về sự dạy dỗ của Chúa, bèn tin”. Thuật sĩ Ê-ly-ma bị trừng phạt và bị xấu hổ. Khi đó, Chúa bày tỏ đường ngay thẳng của Ngài cho quan tổng đốc, ông tin và được cứu. Kết quả là có một chứng cớ được dấy lên tại địa phương ấy.