Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

SÁCH CÔNG VỤ BÀI BỐN MƯƠI



SỰ LAN RỘNG TẠI TIỂU Á VÀ ÂU CHÂU
QUA CHỨC VỤ
CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC PHAO-LÔ
(6)
Kinh Thánh: Công. 14:21-28
Trong bài này, chúng ta sẽ suy gẫm 14:21b-28.
LÀM VỮNG VÀNG CÁC MÔN ĐỒ VÀ CHỈ ĐỊNH
CÁC TRƯỞNG LÃO TRONG MÔI HỘI THÁNH
Sau khi Phao-lô và Ba-na-ba đem Phúc Âm đến cho thành Đẹt-bơ và làm cho nhiều người trở nên môn đồ (cc. 20-2la), “thì trở về Lít-trơ, Y-cô-ni, và An-ti-ốt” (c. 21b). Đó không phải là An- ti-ốt mà từ đó họ đã được sai đi trong cuộc hành trình của chức vụ (13:1) mà là An-ti-ốt thuộc Bi-si-đi ở Tiểu Á.
Làm Cho Hồn Các Môn Đồ Được Vững Vàng
Công Vụ 14:22, nói rằng Phao-lô và Ba-na-ba “làm cho hồn các môn đồ vững vàng, khuyên cứ giữ đức tin, và bảo rằng cần phải trải qua nhiều hoạn nạn mới được vào nước Đức Chúa Trời”. Ở đây, mối quan tâm của họ không phải về linh của các môn đồ, nhưng là về hồn của họ. Hồn con người gồm có tâm trí, tình cảm, và ý chí. Làm cho vững vàng hồn của các môn đồ là làm cho họ vững vàng trong tâm trí để họ biết và hiểu Chúa cùng những điều thuộc về Ngài (lCô. 2:16; Phi. 3:10); làm cho họ vững vàng trong tình cảm để yêu Chúa và lòng họ dành cho những gì Chúa quan tâm (Mác 12:30; La. 16:4); và làm cho họ vững vàng trong ý chí để họ mạnh mẽ ở lại với Chúa và thực hiện những điều đẹp lòng Chúa (Công. 11:23; Côl. 1:10; lTê. 4:1). Vì vậy, làm cho hồn của các môn đồ được vững vàng là làm cho họ vững vàng trong tâm trí, tình cảm, và ý chí.
Khuyên Bảo Các Môn Đồ
Tiếp Tục Ở Trong Đức Tin
Theo Công Vụ 14:22, Phao-lô và Ba-na-ba khuyên bảo các môn đồ cứ tiếp tục ở trong đức tin. Trong 13:43, họ tha thiết khuyên lơn các môn đồ tiếp tục ở trong ân điển của Đức Chúa Trời, nhưng ở đây họ khuyên bảo môn đồ tiếp tục ở trong đức tin. Tiếp tục ở trong đức tin là điều khó hơn tiếp tục ở trong ân điển của Đức Chúa Trời.
Cũng như trong 6:7, đức tin trong 14:22 là đức tin khách quan, chỉ về điều tín đồ tin, liên quan đến Thân Vị và công tác của Đấng Christ. Toàn bộ sự khải thị của Tân Ước về Đấng Christ và công tác cứu chuộc của Ngài được kể là đức tin thuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời (La. 16:26).
Nếu hiểu đức tin là gì, chúng ta sẽ nhận biết rằng tiếp tục ở trong đức tin là điều sâu hơn tiếp tục ở trong ân điển. Tiếp tục ở trong ân điển của Đức Chúa Trời là vui hưởng Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Nhưng để tiếp tục ở trong đức tin, không những chúng ta cần vận dụng linh để vui hưởng Đức Chúa Trời Tam-Nhất mà cũng cần vận dụng tâm trí để nghiên cứu khải thị của Tân ước, toàn bộ điều đó được bao hàm trong đức tin khách quan.
Ngày nay, nhiều Cơ-đốc nhân không biết toàn bộ khải thị của Tân Ước về gia tể của Đức Chúa Trời là gì. Tình trạng này nghèo nàn biết bao! Nếu không biết đức tin khách quan là gì, chắc chắn chúng ta không thể tiếp tục ở trong đó.
Lời các sứ đồ khuyên bảo trong 14:22 là lời khuyên sâu hơn so với lời khuyên trong 13:43. Chúng ta đã thấy rằng trong 13:43, các tín đồ được thuyết phục tiếp tục ở trong ân điển của Đức Chúa Trời; tức là họ được khích lệ tiếp tục vui hưởng Đức Chúa Trời Tam-Nhất là ân điển. Bây giờ trong 14:22, họ được khuyên bảo tiếp tục ở trong đức tin; tức là họ được khích lệ nhận biết và tiếp tục ở trong sự khải thị đầy đủ về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, là vấn đề rất sâu sắc và thâm thúy.
Các tín đồ tại Lít-trơ, Y-cô-ni, và An-ti-ốt tin Chúa chưa đầy một năm. Khi Phao-lô và Ba-na-ba mới đến thăm những thành phố ấy, các Hội Thánh được dấy lên. Sau đó, Phao-lô và Ba-na-ba đi đến nơi khác, và cuối cùng trở về Lít-trơ, Y-cô-ni, và An-ti-ốt. Như chúng ta dã thấy, họ khuyên bảo các môn đồ tại đó không những tiếp tục ở trong ân điển mà còn tiếp tục ở trong đức tin. Lời về việc tiếp tục ở trong ân điển của Đức Chúa Trời được nói trong chương 13 cho những người mới tin. Ngay sau khi được cứu, họ được các sứ đồ thuyết phục tiếp tục vui hưởng Đức Chúa Trời Tam-Nhất. Các tín đồ tại Lít-trơ, Y-cô-ni, và An-ti-ốt hẳn đã tiếp tục ở trong ân điển của Đức Chúa Trời ít lâu. Theo những gì Công Vụ chương 14 cho thấy, chắc hẳn họ học tập nhiều về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời trong thời gian ấy. Những gì họ học tập trở nên kiến thức về đức tin cho họ. Dựa trên điều đó, các sứ đồ khuyên bảo họ cứ tiếp tục ở trong đức tin.
Vào Trong Vương Quốc Của Đức Chúa Trời
Qua Nhiều Hoạn Nạn
Vương Quốc Của Sự sống Thần Thượng
Trong 14:22, chúng ta thấy Phao-lô và Ba-na-ba bảo các môn đồ rằng: “Cần phải trải qua nhiều hoạn nạn mới được vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời”. Nhiều người nghĩ rằng Vương Quốc của Đức Chúa Trời chỉ là lãnh vực Đức Chúa Trời cai trị dân Ngài với tư cách là Vua. Theo hiểu biết như vậy, Vương Quốc Đức Chúa Trời chỉ là lãnh vực Đức Chúa Trời cai trị dân Ngài. Tôi không nói hiểu như vậy là sai, nhưng điều đó nông cạn và thiên nhiên.
Vương Quốc Đức Chúa Trời là chủ đề chính mà các sứ đồ rao giảng trong Sách Công Vụ (8:12; 19:8; 20:25; 28:23, 31). Đó không phải là vương quốc vật chất mắt người thấy được mà là Vương Quốc của sự sống thần thượng. Đó là sự lan rộng Đấng Christ là sự sống cho tín đồ Ngài để tạo nên một lãnh vực, mà trong đó, Đức Chúa Trời cai trị trong sự sống của Ngài.
Đấng Christ Là Hạt Giống Sự Sống
Được Gieo Vào Trong Tín Đồ
Trong Nghiên Cứu Sự Sống Sách Mác, chúng tôi đã chỉ ra rằng Vương Quốc Đức Chúa Trời là chính Cứu Chúa (Lu. 17:21) như hạt giống sự sống được gieo vào trong tín đồ là những người được chọn của Đức Chúa Trời (Mác 4:3,26), và phát triển thành một lãnh vực mà trong đó Đức Chúa Trời cai trị như Vương Quốc của Ngài trong sự sống thần thượng của Ngài. Lối vào của Vương Quốc này là tái sinh (Gi. 3:5), và sự phát triển của Vương Quốc này là tín đồ lớn lên trong sự sống thần thượng (2Phi. 1:3-11). Đó là nếp sống Hội Thánh ngày nay, các tín đồ trung tín sống trong đó (La. 14:17), và điều đó sẽ phát triển thành Vương Quốc sắp đến như phần thưởng thừa kế (Gal. 5:21; Êph. 5:5) cho các tín đồ đắc thắng trong thời đại một ngàn năm (Khải. 20:4, 6). Cuối cùng, Vương Quốc sẽ tổng kết trong Giê-ru-sa-lem Mới là Vương Quốc đời đời của Đức Chúa Trời, là lãnh vực đời đời của Đức Chúa Trời, một lãnh vực đời đời của ơn phước đời đời là sự sống đời đời của Đức Chúa Trời cho tất cả những người được cứu chuộc của Đức Chúa Trời vui hưởng trong Trời Mới Đất Mới cho đến đời đời (Khải. 21:1-4; 22:1-5, 14).
Trong Công Vụ 14:22, Phao-lô khuyên những tín đồ mà đang tiếp tục ở trong đức tin, hãy nhận biết rằng chúng ta phải vào Vương Quốc của Đức Chúa Trời qua nhiều hoạn nạn. Anh em có nghĩ rằng Phao-lô xem Vương Quốc Đức Chúa Trời chỉ như lãnh vực của dân Đức Chúa Trời ở dưới sự cai trị của Ngài, và để vào trong Vương Quốc ấy chúng ta phải trải qua hoạn nạn không? Có lẽ Phao-lô có suy nghĩ rằng Vương Quốc của Đức Chúa Trời là lãnh vực trong đó Đức Chúa Trời cai trị dân Ngài, nhưng chắc chắn đó không phải là tư tưởng chính yếu của ông về Vương Quốc Đức Chúa Trời. Chúng ta cần nhớ rằng những tín đồ Phao-lô khuyên bảo là những người đã khá tiến bộ. Không những họ tiếp tục ở trong ân điển Đức Chúa Trời, mà còn tiếp tục ở trong đức tin. Lời khuyên bảo tiếp tục ở trong đức tin vừa cao hơn vừa sâu hơn lời khuyên bảo tiếp tục ở trong ân điển. Vì vậy, những người Phao-lô khuyên trong 14:22 ít nhiều đã hiểu biết về những điều thần thượng. Khi bảo rằng họ phải vào Vương Quốc Đức Chúa Trời qua nhiều hoạn nạn, Phao-lô chắc chắn xem Vương Quốc như một điều gì đó hơn là một lãnh vực khách quan trong đó Đức Chúa Trời cai trị với tư cách là Vua.
Vậy thì tư tưởng chính của Phao-lô về Vương Quốc của Đức Chúa Trời là gì? Nếu muốn biết điều này, chúng ta cần nhận thức rằng theo Tân Ước, Vương Quốc Đức Chúa Trời không phải là một lãnh vực vật chất, mắt thấy được, mà là một Thân Vị, là chính Chúa Jesus Christ. Khi người Pha-ri-si chất vấn Chúa về Vương Quốc, “Ngài đáp rằng: Vương Quốc Đức Chúa Trời không đến cách mắt thấy được; người ta cũng sẽ không nói được: Đây nầy! hay là: Đó kìa! vì nầy, Vương Quốc Đức Chúa Trời ở giữa các ngươi” (Lu. 17:20-21). Văn mạch chứng tỏ Vương Quốc Đức Chúa Trời là chính Cứu Chúa, là Đấng ở giữa người Pha-ri-si. Cứu Chúa ở nơi nào, Vương Quốc Đức Chúa Trời ở nơi ấy. Đó là lý do Ngài có thể nói Vương Quốc ở giữa người Pha-ri-si. Như Lời Chúa trong Lu-ca 17:20-21 cho thấy, Vương Quốc này không đến cách mắt thấy dược; tức là Vương Quốc ấy thuộc linh, không thuộc vật chất và mắt không thấy được.
Trong bốn Sách Phúc Âm, Chúa Jesus gieo chính Ngài là hạt giống Vương Quốc vào trong môn đồ. Sự phát triển của hạt giống Vương Quốc ấy bắt đầu trong Sách Công Vụ và tiếp tục suốt Các Thư Tín. Sự phát triển này đạt đến sự tổng kết là mùa gặt trong Sách Khải Thị. Theo Lời Chúa và hiểu biết của Phao-lô, Vương Quốc Đức Chúa Trời không phải một lãnh vực vật chất. Nhưng Vương Quốc ấy thuộc linh, thần thượng và thậm chí có tính cách riêng tư. Vương Quốc là Đấng Christ như hạt giống được gieo vào trong lòng của những người được chọn. Lòng chúng ta là đất mà hạt giống Vương Quốc được gieo vào, và trong đó, hạt giống phát triển. Như chúng tôi đã chỉ ra, hạt giống của Vương Quốc được gieo trong các Sách Phúc Âm, phát triển trong Sách Công Vụ và Các Thư Tín, và tổng kết bằng một mùa gặt trong Sách Khải Thị. Đó là định nghĩa đúng đắn của Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Bước Vào Vui Hưởng Đấng Christ Phục Sinh
Như Vương Quốc Đức Chúa Trời Cách Trọn Vẹn
Bây giờ, chúng ta đã thấy Vương Quốc Đức Chúa Trời là Đấng Christ như hạt giống được gieo vào trong chúng ta, phát triển và tổng kết thành một mùa gặt, chúng ta cần phải hỏi bước vào Vương Quốc có nghĩa là gì. Bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời là bước vào vui hưởng Đấng Christ như Vương Quốc cách trọn vẹn. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta không hiểu vui hưởng Đấng Christ như Vương Quốc nghĩa là gì. Cả thế giới chống đối việc dân của Đức Chúa Trời bước vào vui hưởng Đấng Christ như Vương Quốc cách trọn vẹn. Chẳng hạn như Do-thái Giáo đã bị Sa-tan sử dụng và lạm dụng để ngăn cản tín đồ khiến họ không bước vào sự vui hưởng này được. Suốt các thế kỷ, những hình thức tôn giáo khác như Công Giáo, Cải Chánh Giáo, và Hồi Giáo cũng đã bị kẻ thù của Đức Chúa Trời dùng để ngăn cản dân của Đức Chúa Trời bước vào vui hưởng Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả như Vương Quốc của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn.
Công Vụ 1:3 cho biết, suốt thời gian bốn mươi ngày, Đấng Christ Phục Sinh hiện ra cho các sứ đồ và nói với họ “những điều về Vương Quốc Đức Chúa Trời”. Phi-e-rơ và tất cả 120 môn đồ đều được đem đến với Chúa, và họ đã nhận lãnh Linh về phương diện thể yếu cho sự sống, nếp sống, và hiện hữu của họ. Họ thật sự là những người theo Chúa Jesus Christ. Tuy nhiên, trong Công Vụ chương 1, họ chưa bước vào vui hưởng Đấng Christ như Vương Quốc Đức Chúa Trời cách trọn vẹn, như lãnh vực Đức Chúa Trời cai trị. Họ vẫn cần bước vào lãnh vực vui hưởng Đấng Christ Phục Sinh như Vương Quốc Đức Chúa Trời cách trọn vẹn. Vào ngày Ngũ Tuần, Phi-e-rơ và tất cả những người khác chắc chắn đã bước vào lãnh vực ấy-lãnh vực vui hưởng Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên cách trọn vẹn là lãnh vực trong đó Đức Chúa Trời cai trị dân Ngài. Khi Phi-e-rơ rao giảng Phúc Âm trong Công Vụ chương 2, với ông và các sứ đồ khác, chúng ta thấy bức tranh về Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Trong Công Vụ chương 2, có 120 người ở trong sự vui hưởng Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên cách trọn vẹn như lãnh vực Đức Chúa Trời cai trị. Lãnh vực ấy là Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Chẳng bao lâu sau khi tín đồ bước vào vui hưởng Đấng Christ cách trọn vẹn như Vương Quốc Đức Chúa Trời, thì tôn giáo Do-thái đến ngăn trở sự vui hưởng này. Nếu trong chương 3, 4 và 5, Phi-e-rơ, Giăng và các tín đồ khác đã tỏ ra yếu đuối, hẳn họ đã đánh mất sự vui hưởng Đấng Christ Phục Sinh và kết quả là họ hụt mất Vương Quốc Đức Chúa Trời.
Trong ánh sáng của những gì chúng ta đã thấy về Vương Quốc. Đức Chúa Trời, bây giờ chúng ta hãy trở lại với Công Vụ chương 14 và hỏi xem các môn đồ mà Phao-lô khuyên bảo, đã bước vào vui hưởng Đấng Christ như Vương Quốc Đức Chúa Trời cách trọn vẹn chưa. Chưa, những tín đồ này chưa bước vào sự vui hưởng ấy; họ vẫn đang trên đường tiến đến đó. Vì vậy, Phao-lô truyền cho họ bước vào lãnh vực vui hưởng cách trọn vẹn Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên như Vương Quốc Đức Chúa Trời, ở đây dường như ông nói: “Tôi đã rao giảng cho anh em Đấng Christ Phục Sinh như những điều thánh khiết và trung tín, như ân điển của Đức Chúa Trời, như sự sống đời đời, và thậm chí như Linh ban-sự-sống bao-hàm-tất-cả. Sự vui hưởng ân điển trọn vẹn, sự sống đời đời, và Linh là một lãnh vực, và lãnh vực ấy là Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Anh em chưa bước vào lãnh vực này-anh em còn đang trên đường đến đó. Vì vậy, tôi khuyên anh em, qua nhiều hoạn nạn, hãy bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời. Anh em nên mong đợi sự chống đối và hãy chuẩn bị cho điều đó. Anh em sẽ đối diện với nhiều hoạn nạn. Nhưng qua tất cả những hoạn nạn ấy, anh em phải nỗ lực vào trong lãnh vực vui hưởng cách trọn vẹn Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên như Vương Quốc Đức Chúa Trời. Khi đã vui hưởng Đấng Christ như vậy, anh em sẽ ở dưới sự cai trị thần thượng. Khi ấy anh em sẽ trở nên Vương Quốc Đức Chúa Trời, là nếp sống Hội Thánh đúng đắn”.
Nếp Sống Hội Thánh Ngày Nay
La-mã chương 14 cho thấy nếp sống Hội Thánh ngày nay là Vương Quốc Đức Chúa Trời. Trong chương này, Phao-lô nói về nếp sống Hội Thánh. Sau đó trong câu 17, ông nói: “Vì Vương Quốc Đức Chúa Trời chẳng tại sự ăn uống, nhưng tại sự công chính, bình an, và vui vẻ trong Thánh Linh”. Sự công chính, bình an, và vui vẻ đều là kết quả của sự vui hưởng Đấng Christ Bao Hàm Tất Cả như Vương Quốc Đức Chúa Trời. Vương Quốc Đức Chúa Trời là nếp sống Hội Thánh, và nếp sống Hội Thánh là lãnh vực vui hưởng Đấng Christ Phục Sinh và Thăng Thiên.
Chỉ Định Các Trưởng Lão Trong Mỗi Hội Thánh
Công Vụ 14:23 chép: “Khi hai người đã tuyển lập trưởng lão trong mỗi Hội Thánh, cầu nguyện và kiêng ăn xong, thì giao thác họ cho Chúa mà họ đã tin”. Từ Hi-lạp được dịch là “trong mỗi Hội Thánh” chứa đựng giới từ kata với cách dùng phân biệt-theo Hội Thánh. Cụm từ “trong mỗi Hội Thánh” trong 14:23, tương đương với “trong mỗi thành phố” trong Tít 1:5. Khi so sánh các cụm từ này, chúng ta không những thấy phạm vi quyền quản hạt của một Hội Thánh địa phương là phạm vi quyền quản hạt của thành phố trong đó có Hội Thánh, mà còn thấy trong một thành phố chỉ nên có một Hội Thánh. Chức vụ trưởng lão của một Hội Thánh địa phương nên bao hàm toàn bộ thành phố nơi có Hội Thánh. Chức vụ trưởng lão duy nhất như vậy trong một thành phố bảo tồn sự hiệp một duy nhất của Thân Thể Đấng Christ. Một thành phố chỉ nên có một Hội Thánh với một chức vụ trưởng lão. Không còn nghi ngờ gì, sự thực hành này được minh họa bởi khuôn mẫu rõ ràng trong Tân Ước (Công. 8:1; 13:1; La. 16:1; 1Cô. 1:2; Khải. 1:11), và đó là điều kiện tiên quyết tuyệt đối để duy trì trật tự đúng đắn trong một Hội Thánh địa phương
Tất cả các Hội Thánh trong đó các trưởng lão được các sứ đồ lần lượt chọn ra trong Công Vụ 14:23 đều được thành lập chưa đến một năm. Vì vậy, các trưởng lão được chọn ra trong các Hội Thánh ấy có lẽ chưa mấy trưởng thành. Chắc hẳn họ được kể là trưởng lão vì họ tương đối là những người trưởng thành nhất giữa vòng các tín đồ. Họ không được hội chúng bầu cử; họ được các sứ đồ chọn ra theo tình trạng trưởng thành về sự sống trong Đấng Christ. Họ được các sứ đồ ủy thác để chăm lo lãnh đạo và chăn bầy trong các Hội Thánh.
TRỞ VỀ AN-TI-ỐT,
KẾT THÚC CUỘC HÀNH TRÌNH LAN THỨ NHẤT
Đã Được Giao Thác Cho Ân Điển Của Đức Chúa Trời
Theo 14:26, từ A-ta-li, Phao-lô và Ba-na-ba “đáp thuyền đến An-ti-ốt, là chỗ họ đã được giao thác cho ân điển Đức Chúa Trời để làm công việc mình vừa mới làm xong”. Chúng tôi đã chỉ ra rằng ân điển này là Đấng Christ Phục Sinh trở nên Linh Ban Sự Sống (1CÔ. 15:45) để đem Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình trong sự phục sinh vào trong chúng ta, làm sự sống và nguồn cung ứng sự sống để chúng ta có thể sống trong sự phục sinh. Do đó, ân điển là Đức Chúa Trời Tam-Nhất trở nên sự sống và mọi sự cho chúng ta. Bởi ân điển ấy, Sau-lơ người Tạt-sơ, một tội khôi (ITi. 1:15-16), đã trở nên sứ đồ xuất sắc nhất, lao khổ nhiều hơn tất cả các sứ đồ (1CÔ. 15:10). Nhờ ân điển này, chức vụ và nếp sống của ông trở nên một chứng cớ không thể chối cãi cho sự phục sinh của Đấng Christ. Ân điển ấy thúc giục ông và hành động trong ông, không phải là sự việc hay một điều gì đó mà là một Thân Vị sống, tức Đấng Christ Phục Sinh, là hiện thân của Đức Chúa Cha trở nên Linh Ban Sự Sống Bao Hàm Tất Cả, là Đấng cư ngụ trong ông như mọi sự của ông.
Nhóm Họp Để Tương Giao
Công Vụ 14:27-28 kết luận: “Khi hai người đã đến nơi, bèn nhóm họp Hội Thánh, thuật lại mọi việc Đức Chúa Trời đã đồng công với mình, và Ngài đã mở cửa đức tin cho dân Ngoại là thể nào. Rồi họ ở lại với môn đồ khá lâu”. Trong câu 27, chúng ta có phần kết thúc chuyến hành trình chức vụ lần thứ nhất của Phao- lô, là chuyến hành trình bắt đầu trong 13:4.
Khi Phao-lô và Ba-na-ba đến An-ti-ốt, họ nhóm họp Hội Thánh lại và công bố tất cả những gì Đức Chúa Trời đã cùng làm với họ. Nhóm họp như vậy là để tương giao về chuyển động của Đức Chúa Trời liên quan đến việc lan rộng Phúc Âm của Ngài, chứ không phải để báo cáo nhiệm vụ.