Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

CÔRÊ (Korah)

                                       CÔRÊ (Korah)

                           Tên Côrê có nghĩa là “đầu hói”.
                                                Lêvi
                                 --------------- --/-----------------
                                 Ghẹtsôn  +   Kêhát   +  Mêrari
    --------------------------------------//-----------------------------------------------------------
                 Amram                            + Dítsêha          +Hếprôn             +        Uxiên
   --------------/-------------               --------/-----                                         --------/--------                             
    Miriam+Arôn+Môise                       Cô Rê                                                Êlisaphan
-----------------/------------                            /                                                 (tổng trưởng)
Nađáp+Abihu+Êlêasa+Ythama                 /
                                                                    /
                                                          Samuên (tiên tri)
                                                                    /
                                                          Hêman (nhạc trưởng)

    Theo gia phả, Côrê là anh em chú bác ruột của Môise và Êlisaphan. Môise và Arôn lãnh đạo toàn dân Israel, Êlisaphan lãnh đạo nhà Kêhát. Nhà Kêhát có 8600 người từ một tháng tuổi trở lên, Dân 3:27-32.

    Có lẽ tuổi tác của Côrê là gần 80, sấp sỉ tuổi của Môise, mà ông phải ở dưới quyền em Êlisaphan, tổng trưởng nhà Kê hát, dưới lệnh của cháu là Êlêasa, tổng trưởng nhà Lêvi, và dưới sự chỉ huy của Arôn và Môise, là hai anh.

   Nhà Kêhát đặc trách khiêng hòm thánh, hai bàn thờ, cái bàn và chơn đèn bảy ngọn. Phải chăng Côrê được đặc cách làm đội trưởng chỉ đạo con cháu khiêng hòm giao ước? Đó là công vụ vô cùng trọng yếu.
   Côrê không lấy điều mình có làm thoả lòng. Ông nổi loạn và bị đất hả miệng nuốt chết. Nhưng các con trai ông còn sống sót, Dân 26:11,58.

*Các Con Trai Của Côrê:
Ngôn ngữ Hêbơrơ có chữ « con trai » (son), nhưng không có chữ « cháu ».Nên đề mục ghi ở các thi thiên 42, ...84 mà bản Việt văn ghi « các con cháu Côrê », thực ra theo nguyên văn là « các con trai của Côrê », các hậu tự của ông.

   Theo 1 Sử Ký 6 :, sau sự việc nổi loạn chừng 470 năm, có hai hậu tự nổi danh của Côrê là tiên tri Samuên và nhạc trưởng Hêman xuất hiện vào thời của vua David. Chúng ta không biết Samuên có sáng tác thi thiên nào chăng, chứ Heman thì chắc có.
   Các hậu tự của Côrê sáng tác 12 thi thiên là 42, 43,44, 45,46,47,48,49,84,85,87,88. Hêman viết thi thiên 88. Tổng cộng có 12 thi thiên của hậu tự Côrê.

  Nhóm chữ « các con trai Côrê » nói lên đức thương xót lớn của Chúa, bày tỏ ân điển vô hạn của Ngài bao trùm trên tội nổi loạn của Côrê.
  Thi thiên 136 nói về « sự nhơn từ của Chúa còn đến đời đời ». Rôma 5 : 20 chép, « nơi nào tội lỗi đã thêm lên, thì ân điển lại càng dư đật muôn phần hơn ». Rôma 11 :33 cũng chép, « Ôi sâu thẳm thay là các sự giàu có của cả sự khôn ngoan lẫn sự tri thức của Đức Chúa Trời ! Sự phán đoán của Ngài nào ai dò lường được, các đường lối Ngài nào ai tìm dấu được ».
  Có phải anh em chúng ta là các con trai, các hậu tự của Côrê nổi loạn chăng ?

CHƠN ĐÈN BẢY NGỌN

CHƠN ĐÈN BẢY NGỌN

Đèn bảy ngọn minh họa Chúa thể này,
Bản chất Cha ấy khối vàng phô bày,
Chúa Con là hình dạng chơn đèn ấy,
Bảy Linh  sáng rực rỡ, nhiệm mầu thay!

Chơn đèn này hình dạng cây hạnh nhân,
Là Đức Chúa Trời Tam Nhất phục sanh.
Chơn đèn vàng giống như cây sự sống,
Mãi lớn lên sinh động cả thân cành,

Trong Xuất Hành, chơn đèn Christ rạng ngời,
Là hiện thân Đức Chúa Trời đời đời
Nơi thánh đền tạm chơn đèn  soi sáng,
Dân Ngài hưởng Bánh trần thiết trọn đời.

Sa-lô-môn xây dựng đền thờ Ngài,
Mười chơn đèn vàng đang đứng hàng dài,
Biều thị Đấng Christ mở rộng vinh hiển,
Toả vinh quang trong vương quốc lâu dài.

Xa-cha-ri, đấng tiên tri tinh tường,
Đèn bảy ngọn, Linh gấp bảy tăng cường,
Tuyển dân Ngài đời đời là chứng cớ,
Khi từ chốn lưu đày về cố hương.

Bảy chơn đèn vàng trong sách Khải Thị,
Tái sản xuất chính Đấng Christ cao quí,
Cũng là sự tái bản của Đức Linh,
Các hội thánh thật vui mừng, hân hỷ.

Tân thiên thành là chơn đèn hoàn vũ,
Có Đấng Christ là ngọn đèn trường cửu,
Đức Chúa Trời là ánh sáng trong Ngài,
Toả chiếu vinh quang khắp cõi tân tạo.

Tổng hoà các chơn đèn từ ban đầu,
Christ và Hội Thánh hoà quyện cùng nhau,
Thần tánh  luôn hòa quyện cùng nhân tánh,
Nên một thực thể tuyệt mỹ, đẹp sao!

Đức Linh với Tân Phụ luôn đồng thanh
Kêu mọi người đến uống nước trường sanh
Trong hết cả cõi đời đời miên viễn,
Ngợi khen Đức Chúa Trời thật tốt lành.






MA QUỈ

                               

“ Con rồng lớn bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là Ma Quỉ và Satan, đứa lừa dối cả thiên hạ, nó bị quăng xuống đất, các sứ giả ( thiên sứ) của nó cũng cùng bị quăng xuống nữa” (Khải 12:9).

“ Bấy giờ có kẻ đem đến cho Ngài một người bị quỉ ám, mù và câm..” (Math. 12:22).

“ Các quỉ nài xin Ngài rằng : nếu đuổi chúng tôi ra, xin khiến chúng tôi nhập trong bầy heo kia” (Math.8:31).

“Khi uế linh ra khỏi người nào, thì dạo qua các nơi khô khan tìm chỗ nghỉ ngơi… đem về bảy linh khác dữ tợn hơn nó nữa”( Math. 12:43,45).

CÂY SỰ SỐNG

Image result for picture of the vine treeImage result for picture of the almond tree

Chúa Trời là Cây Sự Sống,
Từ vô cùng sống đời đời,
Ngài là nguồn sống không vơi,
Phần ăn của toàn nhân loại.
Ta cần ăn trái cây nầy mãi,
Sẽ thành cây sự sống cao,
Biểu lộ Ngài đẹp biết bao,
Có sự sống Ngài cao nhất.

SỰ CỨU RỖI CỦA CHÚA MINH HOẠ TRONG SÁCH ESAI

SỰ CỨU RỖI CỦA CHÚA MINH
HOẠ TRONG SÁCH ESAI

   Tên “Esai” có nghĩa “ sự cứu rỗi của Jah”. Jah là hình thức viết tắt của Jehovah. Chủ đề của sách Esai là sự cứu rỗi của Đức Giehova qua Đấng Christ nhục hoá, bị đóng đinh, được phục sinh, thăng thiên và tái lâm.
   Esai 12:2 chép, “Nầy Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi tôi, tôi sẽ tin cậy và không sợ hãi”. Câu nầy khải thị cách sáng tỏ sự cứu rỗi là chính Đức Chúa Trời. Trong Tân ước, Đức Giehova là Jesus, Đức Chúa Trời nhục hoá, là sự cứu rỗi. Chữ “Giô suê” trong tiếng Heboro đổi sang tiếng Hi lạp tương đương là “Jesus”. Cả hai danh tánh nầy đều có nghĩa “Giehova Cứu Chúa” hay “Giehova sự cứu rỗi”.

   Esai 12:3 “vậy nên các ngươi sẽ vui vẻ mà múc (kéo) nước nơi các nguồn sự cứu rỗi”. Cách tiếp nhận  Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi của mình là múc nước từ các nguồn sự cứu rỗi, là uống Ngài, vì Ngài như nước sự sống.
   Để làm sự cứu rỗi cho chúng ta, Đức Chúa Trời tam nhất đã trải qua tiến trình, trở thành Linh ban sự sống như nước hằng sống, nước sự sống vào ta. Nó thấm nhuần ta, khiến ta được nuôi dưỡng, biến đổi, vinh hoá. Cả Cựu ước, Tân ước bày tỏ rằng sự cứu rỗi thực tiễn của Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời tam nhất như  nước hằng  sống.
   Từ ngữ “các nguồn sự cứu rỗi” hàm ý sự cứu rỗi là nguồn gốc. Là sự cứu rỗi của chúng ta, Đức Chúa Trời là nguồn mạch (Esai 12:2), Christ là các suối nước sự sống cho ta vui hưởng và kinh nghiệm (Giăng 4:14), Linh là sự tuôn đổ sự cứu rỗi vào ta (Giăng 7:37-39).
   Christ như Linh ban sự sống, là nhiều dòng suối sự cứu rỗi văng ra từ nguồn mạch sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời tam nhất. Từ Đức Chúa Trời tín đồ múc nước sự sống để vui hưởng. Là Đức Chúa Trời nhục hoá, Christ là chính hiện thân Đức Chúa Trời tam nhất. Rồi Jesus, Giehova Cứu Chúa và sự cứu rỗi chúng ta, đã trở nên nguồn gốc sự cứu rỗi đời đời qua diễn trình sự chết thay thế của Ngài để hoàn thành sự cứu chuộc đời đời (Heb 5:9; 9:12). Căn cứ trên sự cứu chuộc của Ngài, Cứu Chúa, là Đấng Cứu chuộc, Ngài trở nên Cứu Chúa và sự cứu rỗi của chúng ta.
   Khi chúng ta tiếp nhận Ngài, thân vị Ngài, sự cứu rỗi vào trong ta và biểu lộ ra bên ngoài. Sách Esai khải thị việc uống nước sự sống là tiếp nhận sự cứu rỗi vào trong- Sách cũng còn bày tỏ Thân vị Chúa, thực tại sự cứu rỗi lộ ra bên ngoài như sau:

   1.Esai 61:10 “ ta sẽ rất vui vẻ trong Đức Giehova, hồn ta mừng rỡ trong Đức Chúa Trời ta, vì Ngài đã mặc áo cứu rỗi cho ta, khoác áo choàng công bình cho ta”. Thi thiên 45:13-14 miêu tả Cô dâu là Hội thánh, là các thánh đồ đắc thắng mặc hai áo: áo dệt bằng vàng để ra mắt Đức Chúa Trời, và mặc thêm áo thêu để ra mắt Vua là Christ. Tiên tri Esai nói chúng ta mặc Chúa là áo công nghĩa khi được cứu chuộc, và mặc áo cứu rỗi khi được cứu bên ngoài.
   Động từ “cứu rỗi” trong tiếng Hilạp là sozo, còn tiếng Heboro là yasha có nghĩa là: giải cứu và gìn giữ khỏi sự thiệt hại, hoặc kéo ra khỏi để ban cho sự an toàn.Chúng ta mặc Chúa là sự cứu rỗi, là thực tại sự cứu rỗi, có nghĩa chúng ta được cứu khỏi sức thu hút của thế giới Satan.Roma 13:14 chép, “nhưng hãy mặc  lấy Chúa Jesus Christ, chớ dự trù xác thịt mà làm trọn tư dục nó”.Mặc áo cứu rỗi,  ta được miển dịch, miển nhiểm đối với thế giới Satan, xác thịt và tội lỗi.

   2.Esai 26:1 “trong ngày đó, tại xứ Giu đa, người ta sẽ hát bài nầy: chúng ta có thành
phố bền vững! Chúa lấy sự cứu rỗi làm tường, làm luỹ”. Esai 60:18, “ngươi (Gierusalem) sẽ gọi vách thành mình là sự cứu rỗi, cửa cổng ngươi là sự ca ngợi” ( bản Revised Vietnamese version).

  Trong đêm dân Israel đi gần đến Biển Đỏ, quân Ai cập truy nả kịp và dự định sáp lại gần dân Israel để tiêu diệt. Xuất 14:19-20 chép, “ Thiên sứ Đức Giehova vốn đi trước trại quân của dân Israel, đã di chuyển và đi phía sau; còn trụ mây cũng chuyển từ phía trước mặt họ ra phía sau, đứng giữa trại quân Ai cập và trại quân  Israel. Áng mây làm cho bên nầy tối tăm, nhưng bên kia được soi sáng, nên suốt đêm hai bên không đến gần nhau được.” Trong Galati 6:14 Phaolo nói, “vì nhờ thập tự giá, thế giới (kosmos) đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế giới cũng vậy”.

   Sau khi thánh đồ, Hội thánh, thành Đức Chúa Trời vui hưởng Chúa là nước hằng sống, là sự Cứu rỗi hữu cơ ở bên trong, Chúa sẽ trở nên vách cứu rỗi bao phủ họ bên ngoài. Xa 2:5 bảo Chúa là vách tường bằng lửa xung quanh chúng ta. Nhờ vách tường sự  cứu rỗi nầy Hội Thánh được miển dịch, miển nhiểm với thế giới. Hội thánh được an toàn trong   Chúa, cách ly quyền lực tối tăm của Satan đang có trong thế giới. Dân Israel ở Gosen được phân biệt, được miển trừ khỏi các tai vạ mà dân Ai cập xung quanh họ gánh chịu thể nào, chúng ta cũng được Chúa cứu rỗi khỏi hoàn giới thế tục quanh ta thể ấy.
   Tóm lại, nước hằng sống từ các nguồn sự cứu rỗi là sự cứu rỗi hữu cơ trong chúng ta. Áo cứu rỗi và vách thành sự cứu rỗi là sự cứu rỗi bên ngoài dành cho chúng ta về mặt cá nhân và mặt tập thể, thành của Đức Chúa Trời. Thánh đồ thì có áo sự cứu rỗi để mặc, thành phố thì có vách thành sự cứu rỗi bao bọc.
   Ngợi khen Chúa về sự cứu rỗi lạ lùng mà Ngài bày tỏ trong sách tiên tri Esai. /.







*MỘT SỐ TỪ NGỮ CHỦ YẾU TRONG SÁCH ESAI


(Những kinh văn trong bài nầy trích từ quyển Kinh thánh hiệu đính: Revised
Vienamese Version)


1. Sự Cứu Rỗi:
1. Danh từ: Sự cứu rỗi: Yeshuah (Hebrew), Salvation= Sự an toàn, sự
thanh thản

Esai 12:2,3 “Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi tôi…các ngươi sẽ vui vẻ múc nước

nơi các nguồn sự cứu rỗi”.

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA GIÊRUSALEM MỚI

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA GIÊRUSALEM MỚI


Khải 21:9-10, “Ta sẽ chỉ cho ngươi Tân Phụ là vợ Chiên Con….người chỉ cho tôi thấy thành
                       Thánh Giêrusalem từ trời nơi Đức Chúa Trời mà xuống…
Heb. 11:10, “ Người trông đợi một thành có các nền tảng, mà Đấng kiến trúc và tạo lập thành
                       ấy là Đức Chúa Trời”.
Heb. 12:20, “nhưng chúng ta đã đến núi Siôn và đến thành của Đức Chúa Trời hằng sống, Je
                      rusalem thiên thượng”.
Gal. 4:25-26, “Jerusalem ở trên thì tự do, và là mẹ của chúng ta”
Phil. 3:20, “ nhưng chúng ta là quốc dân trên trời” ( quyền công dân chúng ta ở trên trời”.
     
      Sự khó khăn chủ yếu của chúng ta là phải dứt bỏ khỏi tâm trí mình việc suy nghiệm thành phố Đức Chúa Trời theo nghĩa đen và vật chất. Thành phố của đức Chúa Trời không đơn thuần là chỗ để chúng ta đi đến, nhưng là hội thánh Đức Chúa Trời mà chúng ta có phần trong đó ngay hôm nay.
     Sự vật cuối cùng trong Kinh thánh là thành thánh mà mọi sự việc đều qui hướng vào đó. Chúng ta suy gẫm thành phố Đức Chúa Trời, thiên thành, Jerusalem mới, là chúng ta đang suy gẫm hội thánh, Thân thể Christ, và chỉ bàn về bản chất và các nét đặc trưng của thành phố đó có liên quan các sự việc sau cùng.

     Nói cách cụ thể, tôi muốn trình bày cách bao quát về các yêu tố và nét đặc trưng của sự sống thần thượng trong cá nhân và trong hội thánh. Đây là sự biểu hiện đầy đủ và cuối cùng của việc đồng hoá  theo hình ảnh Con Đức Chúa Trời. “ Vì cớ  những kẻ Ngài đã biết trước, Ngài cũng đã tiền định để được đồng hoá  theo hình ảnh của Con Ngài” Rô. 8:29.

       Nét Đặc Trưng Thuộc Thiên Của Thành Thánh

   Heb. 12:20, “chúng ta đã đến… thành của Đức Chúa Trời hằng sống, Jerusalem thiên
                        thượng”.
       Thánh đồ Việt nam dịch và  hiểu sai từ ngữ “thiên thượng” rất nhiều. Họ hiểu chữ nầy  là “trên trời”. Bản khôi phục Hoa Ngữ dịch từ ngữ “heavenly” là ‘thuộc thiên”. Thiên thượng nói lên vị trí, thuộc thiên nói về tình trạng. Chúng ta có tình trạng thuộc về trời, chớ không đang sống trên trời cách cụ thể.
      Nét đặc trưng đầu nhất của thành thánh, của hội thánh là thuộc thiên, thuộc về trời, không thuộc về đất. Chúng ta có vị trí, có cuộc sống trên đất, nhưng quyền công dân của chúng ta thuộc thiên.

     Abên là dân thuộc thiên, Cain là con người thuộc về đất, cuối cùng bị loại bỏ. Israel là dân được cứu thoát ra khỏi Ai cập. Đó là dân thuộc thiên sống cho Đức Chúa Trời. Dân. 15:38 chép dân Israel phải “ làm một cái tua nơi các chéo áo mình, và trên mỗi tua kết một sợi dây màu thiên thanh” Bản Phan khôi dịch là “màu điều” thì sai trật. Đó là màu blue, xanh da trời, ám chỉ nét đặc trưng thuộc thiên của dân Chúa.

     Sách phúc âm Giăng khải thị Hội thánh Đức Chúa Trời là dân thuộc linh. Họ được sanh lại từ Đức Chúa trời, từ trên cao ( Giăng 3:5). Giăng 6 cũng bày tỏ sự trợ cấp cho dân Chúa thì thuộc thiên và thuộc linh, vì Chúa Jesus là Bánh từ trời đến.
     Vì quá am hiểu đặc trưng thuộc thiên của dân Đức Chúa Trời, nên trong thơ Epheso, khi viết về hội thánh, Phao lô thường nói đến các nơi trên trời”. Như 1:3, “ Ngài đã ban phước cho chúng ta trong Christ, đủ mọi thứ phước thuộc linh ở các nơi trên trời”-  Còn 2:6 chép,“ khiến chúng ta được đồng ngồi với Ngài trong các nơi trên trời trong Christ Jesus” . 4:10 chép, “Các nơi trên trời” ở đây không chỉ bày tỏ các chỗ thuộc thiên mà cũng ám chỉ bản chất, tình trạng, đặc tính và bầu không khí thuộc thiên mà hội thánh vui hưởng được trong Christ Jesus. Quyền năng quá lớn mà đã khiến Christ sống lại từ kẻ chết, cũng đã vận hành  đem hội thánh vào địa vị thuộc thiên, cắt đứt mọi ràng buộc với trái đất thế tục.

   Siôn Thuộc Thiên Đối Nghịch Các Thành Phố Thế Tục

   Tác giả Thi thiên 87 trình bày sự đối chọi giữa Si-ôn thuộc thiên và các thành phố thuộc đất như Raháp, Babylôn, Philitin, Tyrơ và Êthiôbi. Siôn, thành của Đức Chúa Trời ở đây, chính là Jerusalem mới, là Hội thánh theo Tân ước. Tôi trình bày các nét đặc trưng đối chọi giữa Siôn và các thành phố thế giới.

  1. Sion và Ai Cập:
      “ Ta sẽ nói đến Ra háp” .Theo Esai 30:7, Raháp là tên cổ của Ai cập. Sách Xuất Ai cập ký mô tả Ai cập là đất nước có tài nguyên bao la, có nhiều thành phố kho tàng. Ápraham và dân Israel trong Cựu ước thường xuống Ai cập để tìm kiếm sự tài trợ và nương dựa về mặt an ninh. Khi tình trạng thuộc linh của họ xuống thấp, họ quay qua Ai cập tìm sự giúp đỡ. Ai cập tượng trưng tài nguyên thiên nhiên đối chọi tính cách thuộc thiên của Siôn. Mọi tài nguyên thiên nhiên phải được cắt đứt đối với thành phố của Đức Chúa Trời. Nhờ huyết Chiên con lễ  Vượt qua và Biển Đỏ mà dân Đức Chúa Trời được cách ly các tài nguyên và thú vui Ai cập đến đời đời. Điều đó có đúng với các hội thánh hôm nay chăng?

  1. Siôn và Babylon:
    Babylon là sản phẩm của nổ lực con người và là vinh quang của con người sa ngã. Người ở Babylon nói, “chúng ta hãy xây một cái thành và dựng nên một cái tháp…ta hãy làm cho rạng danh”.Vua Babylon tự mãn hô to, “đây chẳng phải là Babylon lớn mà ta đã dựng, bởi quyền cao cả ta.. và làm sự vinh hiển, oai nghi của ta sao?”, Sáng 11:4; Đa. 4:29-30.
   Tại đây chúng ta thấy vinh quang của con người tôn giáo thiên nhiên. Người Babylôn ham thích tôn giáo. Trong sách Khải thị chúng ta thấy đại kỵ nữ vận y phục tôn giáo. Tinh thần tôn giáo đó là do nổ lực phàm nhân, dùng hoạt động tôn giáo để làm cho mình nổi danh, tất cả đều do Satan hà hơi cùng cảm thúc. Êsai 14 khải thị tham vọng muốn được nổi danh và lòng ganh tị của Lucifer. Biết bao người đang hầu việc Chúa, cũng có linh tôn giáo nầy, là hầu việc Chúa bằng nổ lực thiên nhiên, hầu việc để mình có chút danh vọng gì đó và hầu việc để được làm đầu.

    Đức Chúa Trời không chấp nhận việc vua Sau-lơ dựng bia kỷ niệm cho ông tại núi Cạt-mên sau khi chiến thắng quân Amaléc. Đức Chúa Trời lên án tại hội thánh Côrinhtô có đôi điều gì đó dành cho danh con người, “ ta thuộc về Phao-lô, ta tghuộc về A-bô-lô, ta thuộc về Sê-pha”. Trong thơ Êphêsô mọi điều đó ở các nơi trên trời chung với Danh Đức Chúa Trời trên nó. Hội thánh là của Đức Chúa Trời, chớ hội thánh không thuộc về ông nầy, ông nọ.

  1. Si-ôn và Philitin
      Kinh thánh luôn luôn gọi người Philitin là dân không chịu cắt bì, ngụ ý là cơ đốc nhân chưa được xử lý xác thịt và người thiên nhiên của mình. Họ có cách thức chuyển vận hòm giao ước rất là khéo léo. Điều nầy bày tỏ tâm trí thiên nhiên của con người muốn nắm giữ và điều động các sự việc thần thượng mà không có sự xử lý của thập tự giá. Tít 2:18 chép, “ tâm trí xác thịt lên mặt vô cớ”. Có ai xây dựng thành phố Siôn bằng tâm trí đó không?

  1. Siôn và Tyrơ:
     Êsai 23 và Êxêchiên 27 giải thích Tyrơ tượng trưng linh thương mãi. Khải 17 tiên báo về hoạt động thương mãi rộn rịp của các thuyền nhân xuyên quốc gia trong mối liên hệ với Babylôn tôn giáo. Xin Chúa giải cứu hội thánh thuộc thiên khỏi linh thương mãi, linh buôn thần bán thánh, khỏi lòng ham mê tiền bạc là cội rễ mọi điều ác.
     Trước khi qua đời. Phaolô tiên đoán rằng tình trạng hội thánh sẽ có lắm người ái kỷ ( yêu mình, yêu bản ngã mình) và người ham tiền (yêu tiền bạc), II Tim. 3:2. Anh em chú ý , những người nầy là cơ đốc nhân đang sống trong hội thánh khi hội thánh đã biến thể thành nhà lớn, đầy tính phô trương và trống rỗng. Dân Tyrơ không nên thường trú trong thành phố Siôn nầy.

  1. Siôn và Êthiôbi:
Về Êthiôbi chúng ta đọc Sứ đồ 8:26-30. Khi hoạn quan Êthiôbi đang đọc Êsai 53, Philíp đến gần và hỏi, “ông hiểu lời ông đọc đó chăng? Hoạn quan trả lời rằng: nếu chẳng ai chỉ dẫn cho thì thể nào hiểu được?”.
Đây là tiêu biểu của tâm trí tối tăm về thân vị của Chúa Jêsus. Cần có ánh sáng Đức Chúa Trời soi vào lòng chúng ta, khải thị Chúa Jêsus cho chúng ta, II Côr. 4:6.
Hội thánh phải loại trừ những người không hiểu biết thân vị của Chúa Jêsus . Thí dụ tín đồ của Hội Chứng Nhân Đức Giêhôva chỉ tin Chúa Jêsus là một trong các con của Đức Chúa Trời, là thiên sứ (theo Gióp 1,2). Họ không tin Jêsus là Đức Giêhôva. Dân cư Siôn là dân được Đức Chúa Trời dạy dỗ, soi sáng đầy đủ.
Tóm lại thành phố của Đức Chúa Trời khác biệt với mọi sắc thái ghi dấu trên các thành phố khác của trái đất./.

 
  



CHỨC VỤ TÂN ƯỚC

            
1.      Chức vụ không là chức tước chi
Mà là cung ứng Christ từng li,
Christ và Hội Thánh chuyên đề chính
Thực hiện cuộc gia tể diệu kỳ.

BA HỆ THỐNG LỜI TIÊN TRI

 BA HỆ THỐNG LỜI TIÊN TRI


Phaolô được sự soi sáng của Thánh Linh, đã phân chia toàn thể nhân loại thành ba nhóm người là: người Do thái (Israel), người Hi-lạp, đại diên các dân tộc và Hội thánh Đức Chúa Trời ( I Cor. 10:32).
Khi các sứ đồ cùng ngồi với Chúa Jesus trên núi Olove, cùng nhìn về phía thành phố Gierusalem và đền thờ, họ hỏi Ngài về sự tái lâm của Ngài và sự chung kết thời đại nầy. Bài giảng luận của Chúa vào buổi tối hôm đó được ghi chép trong phúc âm Mathio 24 và 25. Có ba hệ thống lời tiên tri của Chúa Jesus liên quan đến ba thành phần nhân loại ở trên.

a/ Chúa diễn giảng về tuyển dân Israel trong 24:4-31.
b/ Chúa giải luận về Hội thánh trong 24:32 đến 25:30.
c/ Chúa tiên báo về các dân tộc ngoại bang ở 25:31-46.

Trong khuôn khổ bài nầy tôi trình bày ba hệ thống lời tiên tri cách tóm tắt như sau: phần một về dân Do thái, ta nên giải thích theo nghĩa đen, phần hai liên quan hội thánh, nên giải nghĩa cách thuộc linh. Thí dụ, mùa đông ở 24:24 là mùa đông thiết thực, còn mùa hạ ở 24:32 ngụ ý thời kỳ sự phục hồi; còn phần ba về các dân tộc phải giải luận theo trực tự.

  (1). Về dân Israel:
       Không ai trong chúng ta biết được khoảng thời gian kéo dài từ câu 4 đến câu 14 của đoạn 24. Nhưng lời tiên tri trong các câu 15 đến 31 về dân sót của Israel xác định xảy ra trong ba năm rưởi sau cùng của thời đại nầy, đó là cơn đại nạn. Đaniên gọi đó là phân nữa sau của tuần lễ thứ 70, khởi đầu từ lúc Antichrist vào đền thờ Đức Chúa Trời tại Giêrusalem, dựng tượng hắn trong đó và chấm dứt khi Đấng Christ hiển lộ cách công khai. Mathio 24:30 nói Chúa Jesus cỡi mây trời tái lâm cách công khai. Rồi Chúa sẽ gom góp dân sót Israel về xứ thánh để xây nước 1000 năm (C.31). Trước khi Antichrist, con người đại tội (2Tes. 2:3) hiển hiện vào ngày đầu tiên của cơn đại nạn thì trong nữa phần đầu của tuần lễ bảy mươi, sẽ có phúc âm vương quốc rao ra khắp đất. Các câu 4 đến 14 mô tả trước về chiến tranh, đói kém, động đất xảy ra nhiều nơi. 24:24 nói đến Christ giả và tiên tri giả là nói đến hai con thú ở Khải thị 13.

   (2). Về Hội thánh:
   Chúa Jesus nói tiên tri về hội thánh trong các câu từ 24:31 đến 25:30. Chúa đưa ra 2 hình ảnh tiêu biểu: 10 trinh nữ và 3 đầy tớ. Các đồng trinh ngụ ý về mặt sự sống của tín đồ, còn các đầy tớ nói lên mặt phụng sự Chúa.
   Trong thành thánh và trong vương quốc đời đời có con số 12 ngụ ý sự trọn vẹn đời đời, mà ở đây chi có 10 trinh nữ , vì 2 người nữa  đang xay bột hoặc ở ngoài đồng. Con số  10/12 ngụ ý đa số tín đồ tân ước đã chết ( ngủ) đang khi chờ Chàng Rễ từ hai mươi thế kỷ qua. Con số 2/12 là số lượng tín đồ còn sống đến ngày Chúa tái lâm. Đó là hai người ở cuối chương 24, là hai người nam làm việc ngoài đồng, hay là hai người nữ xay bột. Một trong hai người được cất đi, tượng trưng số người đắc thắng sớm, được cất đi trước cơn đại nạn. Chính Khải thị 14: 1-6 tiên tri về các trái đầu mùa là tín đồ còn sống, được biến hoá trước khi cơn đại nạn mà Khải thị 14:7-13 mô tả xảy ra. Còn 10 trinh nữ nầy đều thức dậy (sống lại) một lượt , ám chỉ mùa gặt ở Khải Thị 14:14-16. Đây là sự cất lên đại bộ phận dân Chúa kể từ thời A-đam, mà I Te6s. 4:13-17 và I Cor. 15:52 bảo họ được sống lại và cất lên khi kèn chót thổi lên, mà kèn chót là kèn thứ bảy thổi khi cơn đại nạn gần chấm dứt-Xem Khải. 11:15.

   Tóm lại một trong hai người ở Mathio 24 tượng trưng trái đầu mùa được thu hoạch trước cơn đại nạn, còn 10 trinh nữ được cất lên vào cuối đại nạn. Chính II Tes. 2:1,3,4 xác quyết rằng Antichrist và cơn đại nạn xảy ra rồi thì toàn thể tín đồ mới được hội hiệp cùng Chúa.

  Thuyết tiền định của Calvin nói rằng người đầy tớ một ta lâng và 5 trinh nữ dại là người vô tín. Còn thuyết của Arminius  nói họ là tín đồ thật mà sa ngã, nên mất sự cứu rỗi. Thật ra họ là tín đồ chân thật nên mới được gọi là dầy tớ Chúa và là trinh nữ chờ Đấng Christ. . Họ chỉ là tín đồ mất phần thưởng, không hưởng được nước ngàn năm, phải ở ngoài, chịu kỷ luật trong nơi khóc lóc và nghiến răng- Đây không phải là ngục luyện tội.

( 3).Về Các Dân Tộc:
    Sau khi Chúa Jesus hiển lộ tại xứ Do-thái, Ngài sẽ ngồi trên ngai xét đoán. Bị cáo là muôn dân vô tín, chớ không phải tín đồ. Số lượng những người nầy chắc không đông lắm , vì số lượng người còn sống sót sau cơn đại nạn có dùng bom hạt nhân chắc không thể đông được. Khải 6:15 nói các vua, các đại thần, đại tướng, phú hộ có hầm trú bom hạt nhân trong hang núi mới sống nỗi.

    Dù số người nầy không đông lắm, nhưng họ được phân chia làm hai hạng loại. Dân đứng bên tay phải Chúa được gọi là chiên, còn dân bên trái là dê.
   “Những anh em Ta” ở Mathio 25:40 là em Chúa, tức là các tín đồ bị bỏ lại trong cơn đại nạn. Những ai đối xử tốt với họ thì được kể là chiên, và họ được Chúa đền ơn là được cho vào nước ngàn năm. Họ chưa được tái sanh. Những kẻ bị kể là dê sẽ vào hồ lửa  ngay ngày hôm đó trong khi còn sống trong xác thịt.

    Đối với các dân tộc vô tín, tại đây Chúa là Quan án của kẻ sống, rồi sau đó 1000 năm, Ngài sẽ là Quan án cho kẻ chết của họ mà sống tại ngai lớn và trắng ở Khải thị 20:11-15. Chúa là Quan án kẻ sống của các dân tộc trước Thiên hi niên ở Mathio 25, và Ngài là Quan Án kẻ chết (sống lại) của các dân tộc sau thiên hi niên. Xem Sứ đồ 10:42b.

  Nguyện Chúa cho chúng ta phân định rõ ràng ba hệ thống lời tiên tri nầy trong Kinh thánh. Amen.

Minh Khải

SỰ NÊN THÁNH

            SỰ NÊN THÁNH

     Nên thánh có nghĩa là trở nên thánh khiết. Tôi đề nghị dùng chữ “ sự thánh hoá” thay cho chữ “ sự nên thánh” cho dễ hiểu hơn.
     Trong tiến trình kinh nghiệm sự cứu rỗi đầy đủ trong sách La Mã, tiếp theo sau sự xưng nghĩa ( xưng công chính) là sự thánh hoá.
      La Mã 4:25 chép “ Ngài đã bị nộp vì các sự quá phạm của chúng ta và sống lại vì sự xưng nghĩa của chúng ta”. Sự chết của Chúa giải cứu chúng ta khỏi địa vị định tội trước mặt Đức Chúa Trời; sự sống lại của Ngài biện minh cho chúng ta, tức là xưng công bình, là kể chúng ta như trắng án trước mặt Ngài. La Mã 5: 10 nói về bước tiếp theo, “vì nếu đương khi chúng ta còn là kẻ thù nghịch mà đã được hoà lại với Đức Chúa Trời bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã được hoà lại rồi, lại sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu càng hơn là dường nào”. Sự chết của Chúa cứu ta khỏi sự định tội bên ngoài, sự sống của Đấng Christ cứu ta khọi bản chất tội lỗi bên trong, đó là sự thánh hoá, trở nên thánh khiết trong nếp sống.
      La Mã 6: 19 chép, “ như anh em đã dâng các chi thể mình làm tôi mọi sự ô uế và sự bất pháp mà làm sự bất pháp thể nào, thì bây giờ hãy dâng các chi thể mình làm tôi mọi cho sự công nghĩa để làm nên sự thánh hoá cũng thể ấy”-
     Có hai phương diện của sự thánh hoá: sự thánh hoá theo địa vị, và sự thánh hoá về tâm tính. Muốn từng trải sự thánh hoá về mặt địa vị, chúng ta phải dâng mình làm khí giới của sự công chính. Muốn kinh nghiệm sự nên thánh về tâm tính, về tính khí, và bản chất, chúng ta phải để cho Christ làm sự sống hành động và thấm nhuần, biến đổi các phần bên trong của chúng ta như tâm trí, tình cảm, ý muốn v.v…
1.      Thánh hoá theo địa vị:
   Muốn được thánh hoá về địa vị anh em phải dâng mình cho Chúa để làm khí giới của sự công nghĩa. Tình nguyện làm việc cho Chúa. Kế đến anh em phải phân rẽ khỏi các vị trí phàm tục, tội lỗi, và biệt riêng chính mình cho Đức Chúa Trời. Sự thánh hoá nầy là sự thay đổi vị trí, chuyển đổi địa vị. Thí dụ Mathio 23: 17, 18 giải nghĩa sự nên thánh về địa vị như sau, “ cái nào trọng hơn, vàng hay là đền thờ làm cho vàng nên thánh?...cái nào trọng hơn, lễ vật hay là bàn thờ làm cho lễ vật nên thánh?”.
   Vàng hay lễ vật, khi còn ở ngoài chợ thì chúng là vật thông thường, phàm tục; nhưng một khi đem chúng vào đền thờ, đặt chúng lên bàn thờ, thay đổi vị trí của chúng,  thì nhờ đền thờ, nhờ bàn thờ, là những vật thánh thiêng của Chúa, thì vàng và lễ vật sẽ được nên thánh, được thánh hoá. Vậy nên khi nào anh em tin Chúa, dâng mình cho Ngài, đứng về phía Ngài, liên kết với hội thánh, anh em sẽ được nên thánh về mặt địa vị.
    Kinh thánh ghi chép trong hội thánh tại Cô-rinh-tô dù có nhiều tín đồ xác thịt, thiên nhiên, thuộc hồn, còn tội lỗi mà khi viết cho họ, Phao-lô ghi , “đạt cho hội thánh của Đức Chúa Trời tại Cô-rinh-tô, tức là những người đã được nên thánh trong Christ Jesus, được gọi là thánh đồ…” (I Cor. 1:2b). Theo bản kinh thánh Anh văn, nhóm chữ “ đã được nên thánh” dùng thì quá khứ hoàn tất, thể thụ động. Người tin Chúa đều đã được thánh hoá về mặt địa vị rồi. Câu  “ được gọi là thánh đồ” được bản Anh văn dịch sát nghĩa là “the called saints”- Các tín đồ trong Đấng Christ đều là các thánh đồ được kêu gọi, chớ không phải được gọi là thánh đồ. Theo nghĩa đen, thánh đồ là người thánh khiết. Anh em đã tin Chúa, theo địa vị, ngày nay anh em đã là thánh đồ rồi. Anh em có tin như vậy, và nắm vững địa vị ấy chăng? Chúng ta là thánh đồ chân thật của Đức Chúa Trời.
2.      Thánh hoá trong tâm tính:
   La Mã 6: 19 chép, “ Để làm nên sự nên thánh …”. Đây là sự thánh hoá bên trong, là khi tâm tính thiên nhiên, tính khí cũ kỷ, bản chất ô tội của chúng ta được đổi mới, biến chất và biến đổi bởi sự sống của Chúa cho đến khi bản chất chúng ta trở nên thánh khiết như Ngài là thánh khiết và hoàn hảo như Ngài là hoàn hảo. La Mã 5:10 nói sự sống của Đấng Christ bên trong chúng ta sẽ có cơ sở hoạt động trong chúng ta và thấm nhuần mọi phần bên trong chúng ta bằng chính mình Ngài vào khi chúng ta kêu cầu Ngài, tiếp nhận Ngài là sự sống và thân vị cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh mình gặp. Chúng ta sẽ được nên thánh cách tự phát và tự động, vì thực tại bản chất bên trong chúng ta là thánh. Chúng ta sẽ nói năng, cư xử, hành động cách thánh khiết tự động. Bên trong là gì, ta sẽ biểu lộ ra là vậy, không nổ lực hay đóng kịch. Khối lượng Đấng Christ kết tinh trong chúng ta, thành hình trong chúng ta sau nhiều năm theo Chúa, qua tiếp xúc, tiếp nhận Ngài cách liên tục, sẽ tự động phô diễn qua nếp sống của chúng cách cụ thể và sinh động, vì Đấng Christ nội cư trong chúng ta là thánh khiết.
   Nguyện Chúa cho chúng ta là những người đã có địa vị nên thánh sẽ kinh nghiệm sự thánh hoá về mặt tâm tính. “ Nguyện chính Đức Chúa Trời của sự bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn; nguyện tâm linh, tâm hồn và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Chúa chúng ta là Jesus Christ hiên đến. Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó” (I Tes. 5:23-24). Amen.
     

ANH EM GẮN KẾT VỚI NHỮNG AI?


   Giu đa là con của Giacốp do Lê a sinh ra. Bên gia min cũng là con Gia cốp do Ra chên sinh nở. Ép ra im là cháu nội của Ra chên. Theo mối dây huyết  thống, Bên gia min gần gũi với Ép  ra im hơn là gần với Giu đa.

   Theo Giô suê 18:- 19:, chi phái Bên gia min hưởng phần đất nằm giữa phần đất của Giu đa, phía nam và phần đất Ép ra im, phía bắc. Thành phố Giê ru salem thuộc quyền sở hữu của chi phái Bên gia min và nằm trên đường ranh giới giữa Giu đa và Bên gia min

TỂ TƯỚNG

   TỂ TƯỚNG

Có ba chữ gần như đồng nghĩa là tể tướng, thừa tướng và thủ tướng. Đó là vị quan ngồi kế bên vua , giúp đỡ vua và thay vua tể chể cả nước. Lời của người xưa trong Kinh thánh phác họa rõ ràng địa vị, vinh quang, vinh dự, quyền bính của tể tướng như sau:

Pharaôn nói cùng Giôsép: “ngươi sẽ lên cai trị nhà trẩm, hết thảy dân của trẩm sẽ vâng theo lời ngươi, trẩm lớn hơn ngươi chỉ vì ngự ngôi vua mà thôi…Hãy xem! Trẩm lập ngươi cầm quyền trên cả xứ Ai cập. Vua liền cổi chiếc nhẫn trong tay mình, đeo vào tay Giôsép, truyền mặc vải gai mịn, và đeo vòng vàng vào cổ người; rồi truyền cho lên ngồi sau xe vua, có người đi trước hô rằng: hãy quì xuống”.[Sáng 41:40-43].
Giu Đa, anh Giô sép nhận thức rõ về địa vị đó nên phát biểu: “vì chúa [Giôsép] ngang vai [thậm chí như] Pharaôn”.

Còn về người mà vua của đế quốc Batư muốn tôn trọng, người đó được vinh dự gì? “ Hễ người nào vua muốn tôn trọng, khá đem cho áo triều vua mặc, ngựa của vua cỡi và đội mão triều của vua trên đầu người đó, áo triều và ngựa thì hãy giao vào tay của một triều thần tối tôn của vua, để mặc cho người mà vua muốn tôn trọng, dẫn người cỡi ngựa dạo chơi các đường phố của thành nội, và la lên rằng: người mà vua muốn tôn trọng được đãi như vậy”[ Êxơtê 6:7-9].

Hoàng đế, bá chủ của các đế quốc hậu đãi và tôn trọng tể tướng mình như vậy. Giônathan hiểu rất rõ điều đó nên ông nói cùng Đavít: “anh sẽ làm vua Itxraên, còn tôi sẽ làm tể tướng [kế bên anh]”[ I Samuên 23:17].Thế nhưng tâm trí quá mệt mõi, linh yếu suy của anh em chúng ta nhiều lúc quên lững và không nghiêm trọng đánh giá cao lời hứa của Chúa về sự ban thưởng. Chắc rằng chúng ta không được ngôi tể tướng cai trị trăm quan trong vương quốc Đấng christ, nhưng chúng ta cũng quên luôn địa vị cao mà mình có thể được trong nước ấy.Chúa Giêhôva hứa: “Ta sẽ đặt người lên nơi cao, bởi vì người biết danh ta” [Thi thiên 91:14b].  Chúa Jêsus phán:“Ngồi bên hữu và bên tả Ta thì chẳng phải tự Ta cho được, bèn là cho kẻ nào đã được Cha Ta dự bị điều nầy cho” [Mathiơ 20:23].

Chúng ta tin quyền bính đã xếp đặt, hậu đãi Giôsép và Mạcđôchê, nhưng lại không đánh giá đúng mức lời hứa quí như vàng nầy: “nếu bất cứ ai làm tôi mọi Ta [Christ] Cha Ta sẽ tôn trọng người”[ Giăng 12:26]. Ai làm việc trong cơ quan cũng đều vui thỏa khi được thủ trưởng mình tôn trọng, thăng chức. Thế mà các lời và hình ảnh trên đây không thúc đẩy anh em chúng ta tiến lên trong sự thờ lạy và dốc lòng phụng sự Chúa, thì đáng tiếc lắm!

“ Tôi đã thấy những ngôi và những kẻ  ngồi trên đó, họ được quyền xét đoán”. “ Các ngươi thấy Ápraham, Ysác và Giacốp cùng hết thảy các tiên tri đều ở trong nước Đức Chúa Trời, còn các ngươi thì bị quăng ra ngoài, khi ấy các ngươi sẽ khóc lóc và nghiến răng”-“ Đức Giêhôva lại phán” Đây có một chỗ gần Ta [a place by Me] [Xuất 33:21]- Anh em nghĩ sao?




NGÀY SABÁT VÀ NGÀY CỦA CHÚA


  1. Ngày sa bát có tự bao giờ?
   Từ ngữ “sabát” theo tiếng Heboro có nghĩa là “nghỉ ngơi”, tức là ngừng hoạt động. Đó là ngày thứ bảy cuối tuần sau 6 ngày tái tạo trái đất và trời xung quanh trái đất. Sáng 2:1,2 chép “ấy vậy trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi, ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm”. Ngày sabát nhằm ngày thứ bảy, đã có từ thời A-đam  hiện hữu.

  1. Giữ ngày sabat trở thành luật lệ Cựu ước:
   Sau đó khoảng 2500 năm, vào thời Môi-se, khi Đức Chúa Trời ban hành các điều răn và luật lệ Cựu ước, sự vâng giữ ngày sabat trở thành một điều luật rõ ràng. Ngày sabat được qui định để dân Israel có thể:

      a/  Nhớ sự hoàn tất cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời ( Xuất. 20:8-11).
      b/  Giữ dấu hiệu giao ước Đức Chúa Trời lập với họ ( Exechien 20:12).
      c/  Nhớ sự cứu chuộc Đức Chúa Trời hoàn thành cho họ ( Phục. 5:15).

    Dân số ký 15: 32-36 ghi lại việc Đức Chúa Trời ra lệnh dân Israel ném đá xử tử một người đã vi phạm ngày sabat.
    Ngày sabat hằng tuần là ngày nhóm họp, ngày nhóm hiệp thánh (holy convocation- hội đồng thánh khiết) của thánh đồ Cựu ước Lê. 23:3…
   Sau cuộc lưu đày tại Babylon dân Do thái Tân ước luôn nhóm họp vào ngày sabat để nghe đọc kinh thánh cựu ước. Sứ 13:4,44…

  1. Ngày sabat trong nước ngàn năm:
 Trong nước của Con Người trên đất, dân sót Israel và các dân tộc khác phải vâng giữ ngày sabat như dân thời Cựu ước (Exechien 45:17).

  1. Ngày của Chúa là ngày nào?
  Ngày của Chúa là ngày sabat hay là ngày thứ nhất của tuần lễ? Sách Khải thị và phúc âm Giăng đều do sứ đồ Giăng chép, cho nên khi Chúa và các môn đồ họp lại vào ngày thứ nhất (Giăng 20:1,19, 26), nhưng đến Khải. 1:10, sứ đồ Giăng bảo đó là ngày của Chúa. Vậy ngày của Chúa là ngày thứ nhất của tuần lễ.

  1. Tại sao Hội thánh đầu tiên nhóm họp vào ngày thứ nhất là ngày của Chúa?
         a/   Vì Chúa Jesus là Đavít lớn hơn đã hiện ra từng định tâm thay đổi thời đại, phế bỏ ngày sabat. Xem Math. 12:3-12; I Sa. 21;6; Le.24:5-9.

        b/   Vì ngay buổi chiều tối ngày Chúa sống lại, là ngày thứ nhất, Chúa hiện ra cùng các môn đồ, và nhóm họ lại trước mặt Ngài (Lu. 24:1,13,33-49; Giăng 20:19,26). Chúa phục sinh có hiện ra vào ngày sabat để nhóm họp dân Ngài chăng mà hôm nay có lắm người còn mong phục hồi sự nhóm họp vào ngày sabat chứ ?
         c/  Gương mẫu của hội thánh đầu tiên:

Sứ đồ 20:6-7 chép “còn chúng tôi ( Phaolo và Luca) … từ Philip đi thuyền 5 ngày đến cùng họ tại Trô ách, rồi ở lại đó 7 ngày. Ngày thứ nhất trong tuần lễ, chúng tôi nhóm lại để bẻ bánh”. Tại sao Phaolo không nhóm lại cùng Hội thánh Trô ách vào ngày sabat để bẻ bánh? Phaolo và các đồng công ở lại tại Trô ách tương giao với hội thánh địa phương tại đó bảy ngày, nhưng mãi đến ngày thứ nhất đầu tuần lễ họ mới nhóm họp lại để bẻ bánh nhớ Chúa. Điều nầy chỉ dẫn một cách rõ ràng vào thời đó, các sứ đồ và hội thánh coi ngày thứ nhất là để nhóm họp vì Chúa. Chúng ta đáng theo gương mẫu hội thánh đầu tiên hơn lý luận hư không của loài người hiện nay.

  1. Các Lý do Hội thánh Tân ước phải nhóm họp ngày thứ nhất thay vì ngày sa bát:
a/ Từ ngữ “ngày của Chúa” và “ngày thứ nhất” đồng nghĩa. Hai từ nầy xuất hiện từ ngày Chúa Jesus phục sinh. Còn chữ Sunday (ngày mặt trời) đã được dán nhãn vào ngày của Chúa từ thời Constantine (năm 313 S.C.) công nhận đạo Chúa và chữ “Sunday” đó bị cưỡng ép dịch là “Chúa nhật”. Vì theo văn minh La Hi, ngày thứ nhất là Sunday, ngày thứ hai là Monday ( ngày mặt trăng) …và ngày thứ bảy là Saturday ( ngày sao Thổ). Đó là kho từ vựng trong cách chia ngày của đa thần giáo La Hi. Do bị pha men nên ngày thứ nhất trong tuần, là ngày của Chúa bị dán nhãn hiệu là Sunday, ngày của thần mặt trời, chứ thực ra thời ban đầu nó có tên là ngày Chúa sống lại. Hội Sabát chống lại việc nhóm họp ngày thứ nhất vì cho rằng ngày đó là Sunday.Thực ra Hội Sabát nên chống nền văn minh La Hi là tốt hơn.

b/  Ngày Sabát tổng kết cuộc sáng tạo cũ:
    Chúa sống lại ngày thứ nhất, chứ không sống lại vào ngày thứ bảy, ngày sa bát; ngụ ý Chúa tách bỏ cuộc gia tể Cựu ước, khởi đầu xây dựng cuộc gia tể Tân ước mà ngày Chúa phục sinh là ngày đầu tiên của sáng tạo mới.
   Vào ngày phục sinh, nhân tính của Christ sống lại, được sinh ra làm Con đầu lòng của Đức Chúa Trời ( Sứ 13:33; Heb.1:5). Đó là ngày thánh đồ Tân ước phải nhóm họp.

   Ngay trong Leviky 23:15-21, Chúa chỉ dẫn trước về ngày nhóm họp của tuần lễ như sau: Ngày sau  lễ sabat là ngày dâng bó lúa đầu mùa, là ngày Chúa sống lại, và ngày thứ nhất sau ngày sa bát thứ bảy sẽ là ngày ngũ tuần. Trong ngày lễ ngũ tuần phải có sự nhóm hiệp thánh. Ngày lễ ngũ tuần nầy đã ứng nghiệm ở Sứ đồ 2:1, khi hội thánh đầu tiên ở Gierusalem đã nhóm lại một chỗ. Đó là ngày khai sinh hội thánh Tân ước. Vậy chúng ta nhóm vào ngày thứ nhất hằng tuần là đúng theo lời Chúa dự ngôn ở Leviký 23.

c/ Loài người được Chúa sáng tạo và ngày thứ sáu, và ngày đầu tiên trong sự hiện hữu của con người là ngày sabat, ngày nghỉ. Đức Chúa Trời đã làm việc sáu ngày trước đó, kế đến là ngày nghỉ ngơi. Loài người được đưa vào sự nghỉ ngơi trước, rồi mới khởi sự làm việc. Giữ ngày sa bát là bước vào sự nghỉ ngơi trong Đức Chúa Trời, dự phần những gì Đức Chúa Trời đã hoàn thành cho chúng ta. Theo Côlose 2:16-17, thì ngày sabat là một trong các biểu tượng, hình bóng, thị trợ theo chế độ cựu ước để dạy dỗ thánh dân về Christ là sự nghỉ ngơi của Đức Chúa Trời ( Heb. 8:15; 4:1,3).

    Nếu chúng ta còn giữ ngày sabat cách cụ thể, mà không chăm lo vào sự nghỉ ngơi trong Đấng Christ, chúng ta mắc chứng bệnh loạn thị thuộc linh, lẫn lộn các biểu tượng, hình bóng cựu ước và thực tại trong Đấng Christ. Và một khi ra sức phục hồi ngày sabat, tại sao hội Sabat không phục hồi luôn việc dâng sinh tế bằng chiên bò, cắt bì hay xây dựng đền thờ cụ thể?

d/  Vì La ma 7:4,6 chép, “anh em nhờ thân thể của Đấng Christ cũng đã chết đối với luật pháp …nhưng bây giờ chúng ta đã được giải thoát khỏi luật pháp, vì đã chết đối với điều đã đè giữ mình…”, nên đa số anh em cơ đốc nhân hiểu lầm là toàn bộ cựu ước đã bị thủ tiêu đối với cơ đốc nhân. Có đúng như vậy chăng?

   Trong Mathio 5:17-18, dường như có vẻ trái ngược lại lời Chúa Jesus phán : “đừng tưởng Ta đến để phá luật pháp hoặc lời tiên tri; Ta đến không phải để phá đâu, bèn để làm trọn. Vì quả thật, Ta nói cùng các ngươi mãi đến khi trời đất qua đi, một chấm một nét trong luật pháp hẳn không qua đi cho đến khi mọi sự thành rồi”.

    Phaolo nói chúng ta đã chết và được giải thoát khỏi luật pháp cựu ước, còn Chúa Jesus phán toàn bộ cựu ước phải được làm trọn. Hội Sabat cũng chủ trương khôi phục luật pháp cựu ước và một số điều răn quan hệ, họ nhấn mạnh phục hồi điều răn thứ tư, vâng giữ ngày sabat. Điều đó có đúng không?

  Thực ra sự thật là như vầy: chúng ta sống theo nguyên tắc đức tin, chớ không theo nguyên tắc luật pháp. Đức Chúa Trời bãi bỏ mọi điều răn, luật lệ Cựu ước về mặt lễ nghi. Ví dụ luật lệ về việc dâng sinh tế, ngày sa bát, phép cắt bì, lễ lạc, vì tất cả đều là hình bóng, là biểu tượng (Col. 2:16-17), còn thực tại là Đấng Christ. Nhưng mọi điều răn, luật lệ về luân lý đều được duy trì, làm trọn mãi mãi đến khi trời đất cũ qua rồi. Hơn nữa các điều răn, luật lệ nầy trong Cựu ước được Chúa Jesus tăng cường cao hơn nữa. Thí dụ luật cựu ước kết án tội tà dâm đương trường, còn luật mới kết án tội thị dục ( Mathio 5:27-28). Điều răn thứ nhất và nhì cấm thờ hình tượng và tạc tượng để thờ, thì Colose 3:5b nói thêm tham lam là sự thờ hình tượng v.v…

  Nhờ  luật của Linh sự sống trong Christ Jesus… thì điều nghĩa mà luật lệ cựu ước về mặt luân lí buộc, được thành tựu trong chúng ta chớ con người thiên nhiên chúng ta như chết đối với các đòi hỏi của đó. Tự chúng ta không đủ khả năng vâng giữ được, nhưng mọi đều răn luật lệ cựu ước về mặt lễ nghi đều bị phế bỏ qua thân vị và công tác của Chúa Jesus trên thập tự. Điều răn thứ tư về ngày sa bát cũng bị phế thải rồi.

e/ Thi thiên 118:22-24: “hòn đá mà thợ xây loại ra đã trở nên đá đầu góc nhà .Điều ấy là việc của Đức Giê hô va, một sự lạ lùng trước mặt chúng tôi. Nầy là ngày Đức Giê hô va đã làm nên, chúng ta sẽ mừng rỡ vui vẻ trong ngày ấy”. Câu nầy nói Chúa lập ngày thứ nhất là ngày Chúa phục sinh thay thế ngày sabat. Chúng ta hãy vui vẻ trong ngày ấy.
    
    Ngày sa bát do Đức Chúa Trời đặt ra nay đã  bãi bỏ. Ngày nay dân Tân uớc hãy vui hưởng ngày thứ nhất trong tuần lễ và đó là ngày Chúa lập lên khi Ngài từ kẻ chết sống lại.
     Bạn ơi, bạn là ai mà dám lập lại những gì Đức Chúa Trời đã bãi bỏ? Bạn mạnh hơn Ngài sao? Tôi lo sợ cho bạn lắm!

Minh Khải