Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

ROBERT GOVETT (1813-1901)

- Nhà Giải Kinh Nổi Tiếng Về Hình Bóng Học Và Lai Thế Học

   Robert Govett được sinh ra tại Staines, Middlesex vào ngày 14-2-1813. Ông là một nhà thần học danh tiếng của Anh quốc và là một vị quản nhiệm thành công của nhà nguyện độc lập ở Surrey, Norwich, Norfolk, England, vương quốc Anh. Cha ông, Robert Govett Sr., cha sở của Staines, qua đời năm 1854. Ông ngoại của Robert là William Romaine (1714-1795), là mục sư nổi tiếng của thế kỷ XVIII, và là tác giả tác phẩm “The life, Walk And Triumph of Faith”. Govett không hề kết hôn, vì cớ ông muốn dùng trọn thì giờ của mình cho chức vụ cung ứng Lời.
   Ông đã viết nhiều sách lớn và sách nhỏ. Quyển sách nổi tiếng hơn hết là :” Sách Khải Thị: do Kinh Thánh Giải Thích” (1861-1865) mà ông đã viết với bút hiệu Matheethees. Giáo sư Wilbur M. Smith có nói về quyển sách nầy rằng: “một trong các tác phẩm sâu nhiệm hơn hết mà tôi biết là tác phẩm của Robert Govett. Theo ý kiến của tôi ông ấy đã đưa ra sự giải thích tri thức thông suốt đúng với Kinh thánh về sách cuối cùng của Kinh thánh, hơn bất cứ tác giả nào khác trong thế hệ của ông ấy”.

1.Thiếu Thời Và Học Vấn:

   Vào ngày 20-10-1830 Robert Govett được trúng tuyển vào Worcester College (đại học đuờng Oxford). Govett được 17 tuổi khi ông trúng tuyển, điều đó không phải là không thông thuờng, vì cớ vào thời đó nhiều sinh viên đã trúng tuyển vào tuổi 14 hay 15. Robert Govett nhận được bằng cấp B.A vào năm 1834, trở thành nghiên cứu sinh của Worcester năm 1834 ( mãi đến năm 1844) rồi tiếp nhận được bằng MA năm 1837. Vào năm 1937, ông được thụ phong mục sư vào Giáo hội Anh quốc.

II. Khởi đầu Chức Vụ:

   Sau khi Govett được xếp đặt làm cha sở trong hội thánh Anh quốc giáo, ông đã khởi sự với chức cha phó xứ đầu tiên của ông tại Bexley, Kent. Chức cha phó xứ thứ nhì của ông là St. Stephen, Norwich, Norfolk (1841). Các thành viên của hội thánh yêu thích cách ông rao giảng, vừa dũng mãnh và rõ ràng. Nhiều người thuộc giới thượng lưu trí thức ở Norwich và các vùng phụ cận đã bị thu hút vào hội đoàn của ông. Govett nổi tiếng về các năng lực phân tích của ông. Dr. Cyril J. Barber của The Minister’s Library nhận xét về ông, “ít người ngang bằng Govett về tính nguyên thuỷ của tư tưởng. Ông cũng sở hữu một tâm trí có kỷ luật và trật tự giỏi. Ông đã có thể theo dấu vết của một đề tài trải suốt Kinh thánh với sự luận lý không sai lầm”.

III.Độc Lập:

   Govett có ý kiến rằng, Kinh thánh có thể luôn được mở ra đối với sự xem xét kỹ lưỡng tươi mới, căn cứ trên ánh sáng mới mà có thể tiếp nhận được, và vì cớ điều nầy, đang khi năm tháng trôi qua, ông trở nên độc lập với nhiều quan điểm của các hệ phái mà ông đã gắn bó trước kia. Đặc biệt, sau khi chứng kiến lễ báp-têm trầm mình đầy đủ tại nhà nguyện Baptist ở St. Mary, ông được thuyết phục về tính cách toàn vẹn của Kinh thánh về phép báp-têm trầm mình đầy đủ, và về sự sai lầm của việc rảy nước báp-tem cho con trẻ. Ít ngày sau đó, ông đã được mục sư William Brock làm báp-têm trầm mình tại St. Mary. Do đó, đây là năm 1844, giấy cho phép ông làm cha phó xứ của St. Stephen đã bị giám mục của Nowich thủ tiêu, khi Govett thông tin cho ông ấy rằng ông không còn có thể cư xử với một lương tâm trong sáng trong việc làm báp-têm trẻ con. Mãi đến năm 1878, Govett mới lìa bỏ Anh quốc giáo đúng nghi lễ.

   Sau khi lìa bỏ địa vị của ông trong Anh quốc giáo, lập tức ông đã không biết làm sao chống đỡ chính mình. Toàn thể gia đình đều không sung sướng về quyết định của ông, và ông cũng bị nhiều người, là những người nắm giữ các sự dạy dỗ truyền thống của Anh Quốc giáo khai trừ càng hơn nữa. Nhưng ông sẵn sàng trả giá. Sau đó Govett đã khởi sự một công tác độc lập, là xây dựng nhà nguyện Bazaar nổi tiếng tại Victoria RoomsNorwich. Nơi đó ông đã chăn bầy của Chúa mà số lượng càng đông thêm mỗi ngày. Về nếp sống hội chúng, Govett chịu ảnh hưởng  của các Anh Em Plymouth. Ông kết nối với Anh Em và cứ lãnh đạo hội thánh mà ông đã xây dựng tại Norwich. Ông thích các tác phẩm của J.N.Darby và sách của các Anh em khác, nhưng ông giữ thái độ độc lập của mình đối với sự bình giải Kinh thánh. Ông tiếp tục theo cách của mình và rất có khả năng bênh vực quan điểm thấu suốt của mình.

IV. Sự Dạy dỗ Của Ông:

   Govett viết nhiều bài nhỏ về báp-têm và Charles Haddon Spurgeon tán thành các bài nầy. Spurgeon cũng đánh giá cao các tài liệu khác mà Govett đã xuất bản. Một lần kia Spurgeon đã nói về Govett, “ông Govett đã viết sách trước thời đại của ông (Govett) 100 năm, và ngày đến, các tác phẩm của ông ấy sẽ được trân quí như vàng chọn lọc”. Càng lúc, Govett càng quan tâm về Lai Thế học, và ông có ý kiến rằng trước cơn đại nạn sẽ có sự cất lên một phần thánh đồ được chọn lọc, và chỉ các thánh đồ cất lên (các trái đầu mùa) là xứng đáng trị vì với Christ suốt Thiên hi niên. Dường như ông là người đầu tiên giới thiệu cái nhìn sáng tỏ về toà án của Đấng Christ và mục đích của toà án ấy có liên quan đến vương quốc Thiên hi niên.

   Do đó, đây là điểm nhấn mạnh trong hầu hết các tác phẩm của ông. Nhờ Kinh thánh, ông phân biệt cách sáng tỏ giữa sự sống đời đời, là ban tặng miển phí mà Đức Chúa Trời ban cho những ai chấp nhận sự đền trả của Con Ngài đã thực hiện, và giải thưởng tức phần thưởng về sự sự trị vì Thiên hi niên, mà chỉ có thể đạt được bởi sự việc sản sinh các công việc hay bông trái tốt lành, mà có từ bước đi của đức tin. Sự việc thứ hai trong hai điều trên được Đấng Toàn Năng nêu lên cho mọi thánh đồ, nhưng giải thưởng chỉ được ban cho những ai thuận phục công tác của Đức Thánh Linh về sự thánh hoá cá nhân.

   Có hai đặc tính nổi bật trong các tác phẩm của ông: một là khả năng của ông nắm bắt nhiều khía cạnh của các tiêu biểu, hình bóng và biểu hiệu của Lời và bao gồm chúng đang khi so sánh chúng bằng cách đối chiếu với nhau—một cách tiếp cận mà ông sử dụng để xác định hoặc sự hiểu biết của ông về chúng ta có chung đường hướng với các lý do và mục đích mà Đức Chúa Trời ban cho chúng hay không. Thí dụ, nếu sự biểu hiệu được nhấn mạnh lại xung đột với những gì có vẻ là ý nghĩa đen của phần Kinh thánh ấy, ông sẽ đề khởi giải quyết sự xung đột. Do đó, các tác phẩm của ông phong phú về các tiêu biểu và hình bóng của Cựu ước, mà ông cảm thấy cần phải được học hỏi thêm nếu một ai đó trông đợi một sự hiểu biết đúng đắn về sự ứng nghiệm của các hình bóng đó trong Tân ước- Hai là khả năng mà ông có thể khai triển để bước vào ý nghĩa tiên tri của Lời.

V. Những Năm Cuối Cùng:

   Govett đã mở cửa nhà nguyện Surrey, Norwich từ năm 1854, có đủ chỗ cho 1500 người ngồi nghe ông giảng. Ông cứ ở đó chăn bầy của Chúa và rao giảng Lời Ngài suốt 47 năm, mãi đến ngày ông qua đời, là 20-2-1901. Khi ông về với Chúa, hội thánh đó có 200 thành viên. D.M. Panton là người nối nghiệp ông. Các thành viên nổi tiếng của hội thánh nầy là Evan Hopkins và Margaret Barber. Nhà truyền giảng tin lành xứ Wales là Jessie Penn-Lewis, đồng công của cuộc phục hưng xứ Wales là Evan Robert. Cả hai người nầy đều quen biết ông Govett. Margaret Barber trở nên nổi tiếng vì cớ cô là người dìu dắt của Watchman Nee.

VI. Danh Sách Các Tác Phẩm Chọn Lọc:


Volume 1 (1841)
  1. Ê-sai chưa ứng nghiệm (1841).
  2. Lời Tiên Tri Trên Núi Ô-liu- Math. 24-25 (18456).
  3. Cất các Thánh đồ Đến Hiện Diện Của Chúa Jesus (1852)
  4. Lối Vào vương Quốc Hay Phần Thưởng Theo các Công Tác (1853);
Volume 2 (1855).
  1. Bình Giảng Bài Giảng Trên Núi (Math. 5-7)
  2. Sách Khải Thị: Do Kinh Thánh Bình Giải (1861-1865).
  3. Vương quốc Tương Lai Của Đức Chúa Trời (1870).
  4. Sự Phục Sinh Của Christ và Của Chúng Ta ( 1 Cor. 15—1876).
  5. Môi-se Hay Christ—Lý Luận Về Galati (1876).
  6. Các bài ngắn về Vương quốc (1880).
  7. Giải Thích Phúc Âm Giăng (1881).
  8. Christ Cao Hơn Các Thiên sứ, Môi-Se Và A-Rôn—Chú Giải Thơ Heboro (1884).
  9. Jerusalem Mới, Tư Gia Đời Đời Của Chúng Ta (1884).
  10. Ba Sự Việc Ăn (1888).
  11. Hội Thánh Là Gì? Lý Luận Về Thơ Epheso (1889)./.