Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019

TƯ THẾ ĐẮC THÁNG CỦA ÁP-RA-HAM TRONG THỜI ĐẠI CỦA MÌNH-



-
Bố của Áp-ra-ham là Tha-rê , đã sinh ra ông vào năm lên 70 tuổi. Khi Tha-rê qua đời năm 205 tuổi thì Áp-ra-ham phải được 135. Thế mà kinh thánh chép, “Áp-ram đi, theo như lời Đức Giê-hô-va đã phán dạy; Lót đồng đi với người. Khi Áp-ram ra khỏi Cha-ran, tuổi người được bảy mươi lăm”. Tha-rê chết ở Cha-ran, nửa đường kể từ-rơ đến xứ Ca-na-an. Thế thì Áp-ra được 60 tuổi đời thì Đức Chúa Trời vinh hiển hiện ra với ông lần đầu tiên tại quê hương là U-rơ, xứ Canh đê, vùng Lưỡng hà. Bố ông, vợ chồng ông và cháu Lót, kêu ông bằng bác, đã di trú từ U-ro đến sống ở Cha-ran 75 năm.
Sáng thế kí 25 cho biết Áp-ra-ham thọ 175 tuổi, là thời gian kể từ khi ông tin Chúa. Nhưng vậy Áp-ra-ham đã sống cuộc đời tín nhân lữ khách đúng 100 năm tại đất hứa, Ca-na-an,
Ngoài những kẻ thù là các dân ngoại bang ở trong xứ, Áp-ra-ham đã chiến thắng sự thu hút ba tượng đài vĩ đại của Sa-tan thời bấy giờ đang bao vây ông là: xứ Ba-by-lôn, thành phố Sô-đôm và đất Ai cập.
Kinh thánh phô bày những đặc tính của ba địa điểm đó như sau:

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019

Nhưng Từ Ban Đầu Không Có Như Vậy-



-
Câu kinh thánh trên đây trích từ Ma-thi-ơ 19. Bản TKTC dịch: “nhưng từ ban đầu đã không là cách này”
Cách nào có từ ban đầu mà dân Chúa đã thay đổi? Hồi ban đầu qua lời Môi-se Chúa quy định vợ chồng theo chế độ một chồng một vợ, không được phép li hôn. Nhưng vì lòng cứng cỏi của dân Chúa, nên qua Môi-se Đức Chúa Trời như cho phép họ li hôn.
Hôm nay tôi muốn nhấn mạnh những gì mà hồi ban đầu Chúa đã quy định cho hội thánh. Vì lòng cứng cỏi, hội thánh đã dám thay đổi những quy định ban đầu đó:
-
1-    Không có một trung tâm công tác:
Ga-la-ti 2:7-9, “Trái lại, khi họ thấy sự giảng Tin Lành cho kẻ không chịu cắt bì đã uỷ thác cho tôi,cũng như sự giảng Tin Lành cho người chịu cắt bì đã uỷ thác cho Phi-e-rơ  (vì Đấng đã vận hành trong Phi-e-rơ để làm chức nhiệm sứ đồ cho kẻ chịu cắt bì, cũng đã vận hành trong tôi để làm chức nhiệm sứ đồ cho dân Ngoại bang),  và nhận biết ân điển đã ban cho tôi, thì Gia-cơ, Sê-pha, và Giăng, là những người có danh là rường cột, trao tay hữu tương giao với tôi và Ba-na-ba, hầu cho chúng tôi đi đến cùng dân Ngoại bang, còn họ thì đến cùng những kẻ chịu cắt bì”.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Từng Trạm Một-



“Môi-se vâng mạng Đức Giê-hô-va chép sự hành trình của dân chúng, tùy theo các nơi đóng trại”. Dân số kí 33:2
-
Dân số kí 33 là một chương trong Kinh Thánh mà chúng ta có thể đễ bỏ qua và không có sự suy nghĩ nào về nó. Dường như nó không có gì hơn một danh sách dài các địa điểm, các trạm dừng chân của Israel trong hành trình từ Ram-se ở Ai Cập để đến vùng đồng bằng xứ Mô-áp. Nhưng bạn ơi, chương sách nầy quan trọng vì  nó có dòng chữ: "Môi-se vâng mạng Đức Giê-hô-va chép”… ra đó. "(câu. 2).
Tại sao phải giữ bản ghi chép về cuộc hành trình này? Há không phải danh sách này cung cấp một khuôn khổ nhờ đó mà dân Israel vừa nổi lên từ vùng hoang dã có thể hồi tưởng cuộc hành trình bốn mươi năm trong tư tưởng của họ và nhớ lại đức thành tín của Đức Chúa Trời tại mỗi địa điểm hay sao?
Tôi hình dung một vị cha già người Israel, ngồi gần lửa trại, hồi tưởng lại và nói với con trai của mình: "cha sẽ không bao giờ quên Rê-phi-đim! Cha đã sắp chết khát ở đó, không có gì  cả trừ  ra cát và các loại gai sa mạc trải dài hàng trăm dặm. Sau đó, Đức Chúa Trời chỉ đạo Môi-se  lấy cây gậy mình đập vào vầng đá -thực sự là một phiến đá lửa cứng rắn. Lúc đó cha nghĩ, chỉ là một trò đùa. Nhưng ngạc nhiên hết sức, nước phun ra từ đá mà! Một dòng chảy ào ào làm thỏa mãn cơn khát của hàng ngàn người Israel. Cha sẽ không bao giờ quên ngày đó" .

CUỘC ĐỜI-



Thi 39: 4-6, 11-12
“Chúa Hằng Hữu ôi!
Xin cho con biết hồi chung kết,
Đời con thắm thoắt được bao lâu?,
Thân phận mong manh đến bực nào?
Đời con dài lắm độ gang tay,
Khác chi bèo bọt trước mặt Ngài,
Thế nhân đều ví như hơi thở,
Chập chờn như chiếc bóng bên song
Chen chúc lợi danh trò ảo mộng,
Tiền tài tích trữ để cho ai ?
Dù trẻ đẹp cũng chóng tàn phai,
Mong manh chẳng khác gì cánh bướm,
Thế nhân cũng như màn sương sớm
Tan biến ngay dưới ánh thái dương.
Con chỉ là khách lạ,
Phiêu bạt khắp mọi miền
Không một nơi nương tựa
Con là kẻ lữ hành
Tha hương như tổ tiên.

MỘT TÂM TRẠNG CÔ ĐƠN


-
Bạn ơi, tôi xin bạn tối nay,
Đặt trên vầng trán lạnh lẽo nầy,
Một chiếc hôn yêu mến, nồng ấm,
Lối đường tôi cô đơn, hoang vắng,
Xin cho tôi cảm thấy được gần,
Mong bạn nghĩ về tôi thiết thân,
Trải hành trình đất liền, biển lớn,
Sức lực tôi mòn mỏi, hao tổn,
Đôi chân người già vẫn hay run,
Đầy vết sẹo gai gốc đường rừng,
Lòng giá lạnh thật cần bạn lắm,
Xin thứ tha yêu cầu im lặng,
Hướng về nơi yên nghỉ tương lai,
Tôi mong nắm tay bạn lần nầy.
-
Minh Khải cảm tác 5-9-2016
( Theo một bài thơ tiếng Anh)
(Tôi xin chuyển dịch lại tâm trạng cô đơn của một người tôi tớ trung thành của Chúa. Người đã phụng sự Ngài trong những thập niên 40 của thế kỉ trước.-M.K- 

Đấng Christ, Một Hòn Đá Sống



-
1Phi-e-rơ 2: 4-6 “Hãy đến cùng Ngài là hòn đá sống, thật bị người ta loại ra, song đối với Đức Chúa Trời thì được lựa chọn và quí trọng; 5 anh em cũng như đá sống được xây nên nhà thuộc linh, làm chức tế lễ thánh, để dâng linh tế nhờ Jêsus Christ được Đức Chúa Trời vui nhận. 6 Vì Kinh Thánh rằng: “Kìa, ta đặt tại Si-ôn một hòn đá đầu góc nhà, được lựa chọn và quí trọng, Ai tin đến đá ấy, hẳn chẳng bị hổ thẹn.”.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

MẶC KHẢI TIỆM TIẾN VỀ KINH NGHIỆM CỦA TÍN NHÂN TRONG NĂM SÁCH VĂN THƠ KINH THÁNH-



-
Đức Chúa Trời đã tể trị công việc của các nhà tiên tri Ê-sai và Mi-chê (2 Sử: 31:21, Châm 25:1 ) trước cuộc lưu dày Ba-by-lôn và của học giả E-xơ-ra, sau lưu dày, hiệu chính, sàng lọc và sắp xếp 39 sách trong bộ kinh điển Hê-bơ-rơ. Tôi tin rằng Chúa đã dẫn dắt họ sắp xếp theo thứ tự các sách đó, thí dụ thứ tự  Gióp, Thi thiên, Châm-ngôn, Truyền Đạo, Nhã ca có trong bộ kinh thánh hiện nay.
Hôm nay tôi muốn cùng các bạn nhìn thoáng qua sự khải thị liên tiến về đời sống tín nhân trong 5 sách văn thơ nầy.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THƠ HÊ-BƠ-RƠ




Sau 20 thế kỷ, cuộc tranh luận về tác quyền của thơ Hê-bơ-rơ vẫn chưa ngã ngũ. Chúng ta không thể xác quyết Phao-lô là tác giả thơ tín nầy, dù trong các ứng viên mà các học giả đề nghị thì ông là người sáng giá nhất, có nhiềutư cách  nhất.

 Có lẽ thơ Hê-bơ-rơ được viết ra khoảng năm 67 S.C.. Có bảy sách trong Tân Ước mà giáo hội nghị Hội Thánh chậm phê chuẩn là Lời Đức Chúa Trời, trong đó có thơ Hê-bơ-rơ. Những sách nầy là : Gia-cơ, Hê-bơ-rơ; 2 và 3 Giăng, 2 Phi-e-rơ, Giu-đe và Khải Thị của Giăng. Các sách nầy đuợc Giáo hội nghị năm 397 S.C., nhóm họp tại Carthage, Tunisia, Bắc Phi Châu, công nhận là một phần của kinh điển Tân ước. Trong thơ Hê-bơ-rơ nầy có một số điều rất khó hiểu, tôi xin trình bày như sau:

Chỉ Có Hai Người Trong Vũ Trụ-



-
Rô-ma 5:19 “Vì như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người đều trở nên tội nhân thể nào, thì bởi sự vâng phục của một người mà mọi người đều sẽ trở nên công nghĩa cũng thể ấy” - 1 Cô 15:45,47, ““Người đầu tiên là A-đam đã nên hồn sống.” A-đam sau hết lại nên linh ban sự sống. - Người đầu nhứt ra từ đất, là bụi đất, người thứ hai ra từ trời”.

Bạn có bao giờ nghĩ rằng trong toàn vũ trụ chỉ có hai người đàn ông không? Tuy nhiên, trước mắt của Đức Chúa Trời chỉ có hai người đàn ông A-đam và Christ. Tất cả chúng ta được bao gồm trong người đàn ông đầu tiên hoặc thứ hai.

Cầu Nguyện Bốc Dở Gánh Nặng-



-
Tim 2: 1, 8 “Vậy, trước hết ta khuyên rằng, phải nài xin, khẩn nguyện, cầu thay, và cảm tạ cho mọi người, - Vậy, ta muốn người đàn ông đều giơ tay thánh sạch lên mà cầu nguyện khắp mọi nơi, chớ giận hờn, chớ cãi cọ”.
-
Trong một lời cầu nguyện thích hợp, bạn sẽ luôn cảm thấy rất nhiều gánh nặng khi bắt đầu cầu nguyện, nhưng sau đó cảm rất nhẹ nhàng khi kết thúc. Nếu lúc bắt đầu cầu nguyện, bạn thờ ơ và cuối cùng bạn vẫn thờ ơ; nếu bạn không có  gánh nặng hay ánh sáng; nếu  dường như không có sự khác biệt cho dù bạn cầu nguyện hay không; sau đó bạn biết lời cầu nguyện của bạn không đạt tiêu chuẩn. Một lời cầu nguyện phù hợp với tiêu chuẩn phải là một lời trong đó trước tiên bạn đến gần Chúa. Trong khi bạn đến gần, một ý định xâm nhập vào bạn trở thành gánh nặng của bạn, khiến bạn cảm thấy cần phải đi đến trước Chúa để trút bầu tâm sự và bốc dở gánh nặng. Sau đó, sau khi bạn đã cầu nguyện đầy đủ, ngay lập tức bạn cảm thấy nhẹ nhàng bên trong; gánh nặng đã được giải phóng rồi.  Nếu không có tình trạng nầy, lời cầu nguyện của bạn không hoàn toàn đúng đắn.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

DÂN TÂY TẠNG TIN CHÚA-




(200.000 người Tây Tạng, bao gồm 62 tu sĩ (lạt ma) Phật giáo, đã đến với Chúa Giê-su)-
-
Chỉ trong vòng một năm qua, hơn 200.000 người Tây Tạng đã đến với Chúa Giê-su, đó là kết quả của những người lao tác trong cộng đồng Cơ Đốc ở đó.

Một cái gì đó tuyệt vời theo nghĩa của Cơ Đốc giáo đang xảy ra ở Tây Tạng, một khu vực của Trung Quốc, được coi là vùng đất cao nhất thế giới và là ngôi nhà của đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất trái đất, cao hơn 29.009 bộ Anh (9.669 mét) so với mực nước biển.

Theo các nguồn tin, người Tây Tạng chủ yếu theo đạo Phật, nhưng cũng có ít người Hồi giáo và Cơ đốc giáo.

CHỨC NĂNG TIÊN TRI- 3



Nhiệm vụ tiên tri là phục hồi lại tư tưởng và quan điểm Kinh thánh về những điều không thay đổi trước mắt Đức Chúa Trời cho những người đã làm mất chúng nó. Ông truyền tải quan điểm của Đức Chúa Trời cách đặc biệt cho những người không muốn nghe nó. Nếu lời tiên tri là quan trọng , vì là để liên kết  dân của Đức Chúa Trời với quan điểm của Ngài, thì loại ngôn từ mà các tiên tri đưa ra là vấn đề cuối cùng. Nơi có những vị tiên tri chân chính sẵn sàng mang theo những lời không được hoan nghênh, thì sẽ có rất nhiều tiên tri giả khác mang lại những lời giả dối về sự an ủi và nói, "Hòa bình, Hòa bình" khi không có hòa bình
.

Chức Năng Tiên Tri-2-



Do đó, một vị tiên tri đòi hỏi có sự phân biệt phi thường để phê bình và có khả năng phân tích do Đức Thánh Linh rèn luyện. Nó không phải nhìn cách hời hợt, mà là một sự hiểu biết quan điểm của Đức Chúa Trời về điều gì đó, và diễn 
đạt điều đó ra.

Chính cách sống của người tiên tri cũng phải là một sự phủ nhận đối với sự dối trá. Chúng ta không thể phê bình các giá trị sai nếu chính chúng ta đang tán thành chúng. Có một cái gì đó về sự đói nghèo mà nhiều hơn là một tai nạn hay sự cố xảy ra cho chúng ta. Tình trạng nghèo nàn phù hợp với tính xác thực trong sự kết hợp của chúng ta với Đức Chúa Trời. Quần áo lông lạc đà và việc ăn châu chấu là biểu hiện nội tại của đời sống tiên tri.

CHỨC NĂNG TIÊN TRI- 1



Định nghĩa tinh hoa của lời kêu gọi tiên tri được ban cho Giê-rê-mi khi bắt đầu sứ vụ của ông:
"Rồi Đức Giê-hô-va đưa tay chạm vào miệng tôi. Đức Giê-hô-va phán với tôi: “Nầy, Ta đã đặt lời Ta trong miệng con. Hãy xem, ngày nay Ta đã lập con nắm quyền trên các dân tộc,các vương quốc, Để con bứng gốc hoặc phá sập, Tiêu diệt hoặc lật đổ, Xây dựng hoặc vun trồng" (Giê-rê-mi 1: 9,10).
Biểu hiện đầu tiên của sự kêu gọi tiên tri là rao giảng sự phán xét. Trừ khi chúng ta có bụng dạ thích điều đó, thì chúng ta sẽ không được ban cho đặc quyền theo ý nghĩa  từ ngữ xây dựng và vun trồng. Lưu ý thứ tự của các từ ngữ: lật đồ rồi mới xây dựng. Tất cả mọi thứ đều gây đau đớn cho xác thịt và điều 
đó sẽ đem lại cho chúng ta sự bất mãn của con người trước hết.

CON QUẠ-



-
Trong Kinh thánh, Đức Thánh Linh dùng rất nhiều hình ảnh trong cõi thiên nhiên để ví sánh tín nhân của Chúa. Con bồ câu tiêu biểu cho Đức Thánh Linh và tín đồ (Thi 55: 6). Về mặt tiêu cực, sư tử áp dụng cho quỷ Sa-tan (1 Phiero 5:8), nhưng về mặt tích cực sư tử tượng trưng Chúa Giê-su (Khải 5:5 ) và tín đồ. Con quạ có bộ lông màu đen nên Đức Thánh Linh không hề dùng nó làm hình bóng cho Ngài. Vậy con quạ tượng trưng cho ai? Tín nhân hay người vô tín?
Tất cả các loài động vật mà Đức Chúa Trời giảng giải cho Gióp trong các chương 39-41, như sư tử, con bò, đà điểu, trâu nước,  đều ám chỉ người tín đồ. Ngày cả con cá sấu (có lẽ là khủng long) cũng ám chỉ ông Gióp, vì Chúa ngụ ý nói Gióp là “vua các loài thú kiêu căng”.
Trong Gióp 39:1-3, Chúa khải thị rằng Ngài lo cho sư tử ăn no, và cung cấp thức ăn cho loài quạ khi chúng kêu đói. Nên tôi tin rằng con quạ đen đúa xấu dạng cũng là hình ảnh người tín đồ còn non nớt trong đời sống thuộc linh.