Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 15


NHU CẦU CỦA NGƯỜI ĐÓI – SỰ SỐNG NUÔI DƯỠNG (1)

Phúc Âm Giăng là một sách đầy hình ảnh, nói về sự sống thần thượng và các chức năng của sự sống thần thượng. Cả sự sống thần thượng và các chức năng của sự sống ấy đều là những điều thuộc linh. Vì rất khó mô tả những điều ấy bằng ngôn ngữ loài người, sứ đồ Giăng đã nhận được sự khôn ngoan từ nơi Chúa để viết Phúc Âm của mình, không những bằng từ ngữ suông, nhưng bằng nhiều nhân vật nữa. Từ ngữ suông không đầy đủ, cho nên Giăng cũng dùng các nhân vật và hình ảnh. Theo một ý nghĩa, mỗi trường hợp là một bức tranh. Trong chương năm, chúng ta thấy bức tranh linh động về một người bất năng được trở nên sống động. Trong chương sáu chúng ta có một bức tranh khác bày tỏ nhu cầu của người đói và khả năng nuôi dưỡng của sự sống.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 14




NHU CẦU CỦA NGƯỜI BẤT NĂNG – SỰ SỐNG LÀM CHO SỐNG ĐỘNG

Trong bài này chúng ta xem xét đến trường hợp thứ tư – nhu cầu của người bất năng (Gi. 5:1-47). Trường hợp này phơi bày sự hư không của tôn giáo.

I. TÌNH TRẠNG THẤT BẠI CỦA VIỆC GIỮ LUẬT PHÁP TRONG TÔN GIÁO VÀ SỰ ĐẦY ĐỦ CỦA VIỆC
CON BAN CHO SỰ SỐNG
Trường hợp của người bất năng này phơi bày sự bất lực của tôn giáo (5:1-9). Không có tôn giáo nào trên đất tốt hơn Do Thái giáo, vì đó là tôn giáo thật và tiêu biểu được thành lập theo sấm ngôn thánh của Đức Chúa Trời. Do Thái giáo được thành lập theo Lời thần thượng. Tôn giáo này thờ phượng một Đức Chúa Trời chân thật cách đúng đắn, không một tôn giáo nào có thể sánh kịp.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 13




NHU CẦU CỦA NGƯỜI HẤP HỐI – SỰ CHỮA LÀNH CỦA SỰ SỐNG

I. JESUS TRỞ VỀ NƠI Ở CỦA NHỮNG CON NGƯỜI YẾU ĐUỐI VÀ MONG MANH
Jesus trở về Ca-na thuộc xứ Ga-li-lê, là nơi ở của những con người yếu đuối và mong manh (Gi. 4:43-46). Ca-na ở tại Ga-li-lê, là nơi bị khinh miệt (7:41, 52), tượng trưng cho thế giới trong tình trạng thấp kém, đê hèn, nơi ở của những con người yếu đuối, mong manh. Chúa đã có mặt tại đó một lần [khi thực hiện] dấu lạ thứ nhất là đổi nước sự chết thành ra rượu sự sống. Bây giờ Ngài trở lại chính nơi ấy để làm dấu lạ thứ hai, theo nguyên tắc sự sống, dấu lạ này tương ứng với dấu lạ thứ nhất – đổi sự chết thành sự sống.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 12




NHU CẦU CỦA NGƯỜI VÔ LUÂN – SỰ THỎA MÃN CỦA SỰ SỐNG (2)

III. CÁCH NHẬN LẤY NƯỚC SỰ SỐNG
Trong Giăng 4:15-26 chúng ta thấy phương cách nhận lấy nước sống. Nước sống rất tốt, nhưng nếu chúng ta không có cách nào để lấy, thì nước ấy không có ý nghĩa gì đối với chúng ta. Nếu có một điều gì đó kỳ diệu, tuyệt hảo trên các từng trời mà chúng ta không thể với tới được thì ích lợi gì? Nhưng ở đây chúng ta tìm được nước sống và cách nhận lấy nước sống ấy.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 11




NHU CẦU CỦA NGƯỜI VÔ LUÂN – SỰ THỎA MÃN CỦA SỰ SỐNG (1)

Trong bài này chúng ta đến với trường hợp của người đàn bà Sa-ma-ri trong Giăng chương 4. Đây là trường hợp thứ hai trong chín trường hợp. Có một sự tương phản rất lớn giữa trường hợp này với trường hợp của Ni-cơ-đem trong chương ba. Ni-cơ-đem là một người đạo đức, thuộc giai cấp thượng lưu; còn người đàn bà Sa-ma-ri là người vô đạo đức, thuộc giai cấp thấp hèn. Trường hợp đầu giới thiệu một người có những thành đạt cao trong khi trường hợp thứ hai nêu lên một phụ nữ có những việc làm đáng xấu hổ. Người đàn ông ấy là người Do Thái trong khi phụ nữ kia là người Sa-ma-ri. Tôn giáo của người Do Thái rất tốt, đúng đắn, thật và chân chính, nhưng tôn giáo của người Sa-ma-ri thì giả dối và hư hoại. Đây cũng là một điều rất hay khi chúng ta nhận thấy Chúa nói chuyện với người đàn ông vào ban đêm, nhưng lại nói chuyện với người đàn bà vào giữa ban ngày. Vào ban đêm, người đàn ông đến gặp Ngài; vào ban ngày Chúa đến gặp người đàn bà. Địa điểm Chúa nói chuyện với người đàn ông là ở trong nhà hay một tòa nhà nào đó, trong khi Ngài lại nói chuyện với người đàn bà ở ngoài trời.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 10




SỰ GIA TĂNG CỦA ĐẤNG CHRIST VÀ ĐẤNG CHRIST KHÔNG THỂ DÒ LƯỜNG ĐƯỢC

Khi còn trẻ, nhiều điều trong Kinh Thánh làm tôi bối rối, một trong những điều ấy là Giăng chương 3. Mặc dầu chương này rất cao quí, nói về sự tái sinh, nhưng dường như đối với tôi, bắt đầu từ câu 22, chương này bất ngờ hạ xuống khá thấp. Câu 22 chép: “Sau việc đó Jesus cùng môn đồ đến xứ Giu-đê, ở lại tại đó mà làm báp-têm”. Khi còn thanh niên, đọc đến câu này, tôi nghĩ rằng không cần phải có câu ấy. Đối với tôi, dường như phần ký thuật này không cần thiết. Tôi cũng cảm thấy như vậy về câu 23, là câu nói rằng Giăng đang làm báp-têm tại Ê-nôn gần Sa-lim vì tại đó có nhiều nước. Tôi cũng bối rối về câu 24, là câu nói rằng Giăng chưa bị bỏ tù. Tôi hỏi: “Những câu này nói lên điều gì? Sau khi đề cập đến những điều thiên thượng và thuộc linh, sao lại đề cập đến những việc như là bỏ tù?” Lý do giải thích điều này xuất hiện trong câu 26: “Họ đến cùng Giăng mà nói rằng: Ra-bi, kìa, người ở cùng thầy bên kia Giô-đanh, mà thầy đã làm chứng cho đó, nay đang làm báp-têm, và ai nấy đều đến cùng người”. Vì sao sách Giăng bao gồm tất cả những câu này? Đơn giản là để phơi bày cái đuôi của con chồn. Cái đuôi ấy là gì? Đó là vấn đề ai sẽ lôi cuốn được đám đông theo mình. Ngày nay thái độ của người ta là: “Người này đi theo tôi. Tất cả những người này đều theo tôi. Tại sao có một vài người trong số đó lại đến với ông?” Những gì chúng ta thấy ngày nay cũng đã xảy ra trong thời Giăng Báp-tít.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 9 -




NHU CẦU CỦA NGƯỜI ĐẠO ĐỨC –SỰ TÁI SINH CỦA SỰ SỐNG (2)

3. Xác Thịt Sinh Ra Xác Thịt
Ni-cơ-đem nghĩ rằng được sanh lại là trở vào lòng mẹ và được sinh ra một lần nữa. Ông không nhận biết rằng ngay cả nếu có làm được điều đó, ông vẫn là xác thịt. Dầu một người sinh ra từ trong lòng mẹ bao nhiêu lần đi nữa, người ấy vẫn là xác thịt vì xác thịt sinh ra xác thịt. Vì vậy Chúa bảo Ni-cơ-đem: “Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt” (3:6). Xác thịt ở đây chỉ về con người thiên nhiên với sự sống thiên nhiên. Dầu cha mẹ có sinh chúng ta ra bao nhiêu lần đi nữa, chúng ta vẫn là con người thiên nhiên với sự sống thiên nhiên. Điều đó không thay đổi bản chất của chúng ta. Sinh lại không phải là được cha mẹ sinh chúng ta một lần nữa, mà là được sinh bởi Đức Chúa Linh để chúng ta có sự sống thần thượng với bản chất thần thượng của Ngài, một sự sống với một bản chất hoàn toàn khác với sự sống thiên nhiên của chúng ta với bản chất của nó.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 8




NHU CẦU CỦA NGƯỜI ĐẠO ĐỨC – SỰ TÁI SINH CỦA SỰ SỐNG (1)

Sau khi nguyên tắc sự sống và mục đích sự sống đã được đề ra trong Giăng chương 2, người viết đã đề cập đến chín trường hợp được chép trong chương ba đến chương mười một để minh chứng nguyên tắc sự sống như đã được đưa ra trong dấu lạ đầu tiên ở chương hai. Ông dùng những trường hợp này tượng trưng cho một vài điểm thuộc linh và đầy ý nghĩa. Những trường hợp này trước hết bày tỏ tình trạng và nhu cầu của con người, sau đó chúng bày tỏ thế nào Chúa có thể giải quyết mọi tình trạng và đáp ứng mọi nhu cầu của con người. Sự sống đáp ứng nhu cầu của con người trong mọi trường hợp. Chúng ta cần phải nhận biết rằng sự sống ở đây có nghĩa là chính Chúa, là Lời, là chính Đức Chúa Trời đã trở nên xác thịt. Mặc dầu Chúa có thể đã giải quyết hàng ngàn cảnh huống của con người, Giăng chỉ lựa chọn chín trường hợp trong số đó để minh họa thế nào Chúa là sự sống, và Ngài đã có thể và hiện đang có thể đáp ứng nhu cầu của mọi hoàn cảnh của con người.

DƯỠNG LINH-29




Ba-by-lôn-
-
“Tôi đã nghe một tiếng khác từ trời phán rằng: “Hỡi dân ta, hãy ra khỏi nó, hầu khỏi đồng phần tội lỗi nó, mà chịu những tai hoạ của nó; vì tội lỗi nó đã ngập trời, và Đức Chúa Trời đã nhớ đến sự bất nghĩa của nó” (Khải. 18:4-5)
-
Sự sống thuộc linh trong vấn đề thờ phượng là gì? Ô, nó không phải là cơ sở giáo hội, không phải là lễ phục, không phải là pháp lệnh, và cũng không phải là nghi lễ. Tất cả chúng đã qua đi tại Gô gô tha. Nên ai còn duy trì bất cứ điều gì như thế thì điều đó là một sự mâu thuẫn với Gô gô tha. Hãy xem môi trường tôn giáo mà chúng ta sống ngày hôm nay. Việc duy trì loại sự việc nầy  đã làm hỏng việc nhận thức những gì Chúa Giêsu đã mang lại .... Tại sao bạn kéo dài một điều mà Đức Chúa Trời đã đuổi ra ngoài trong thập tự giá, vì bạn nắm giữ điều thấp, mà không đạt điều cao hơn? Bạn có thấy hội thánh nào có mọi thứ đang đi lạc đường ngày hôm nay không?

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 7




MỤC ĐÍCH CỦA SỰ SỐNG

II. MỤC ĐÍCH CỦA SỰ SỐNG – XÂY DỰNG NHÀ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Thật là một điều thích thú khi chúng ta thấy trong Giăng chương 2 trước hết có trường hợp hóa nước thành rượu (2:1-11), rồi sau đó là trường hợp dẹp sạch đền thờ (2:12-22). Chúng ta phải tin rằng cả hai trường hợp này đều được ghi lại với mục đích bày tỏ một ý nghĩa gì vượt xa hơn những bản ký thuật các sự kiện lịch sử. Vì sao sự dẹp sạch đền thờ theo sau sự kiện biến sự chết thành sự sống? Điều này cho thấy sự sống là vì đền thờ của Đức Chúa Trời. Nói cách khác, sự sống là vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời. Trong sự kiện Chúa hóa nước thành rượu, chúng ta thấy nguyên tắc sự sống, tức là biến sự chết thành ra sự sống. Bây giờ, trong trường hợp dẹp sạch đền thờ, chúng ta thấy mục tiêu của sự sống là xây dựng nhà của Đức Chúa Trời.

A. Jesus Tẩy Sạch Đền Thờ
Giăng 2:12-22 bày tỏ hai phương diện của việc Chúa dẹp sạch đền thờ – phương diện tẩy sạch và phương diện xây dựng. Sa-tan, kẻ thù của Đức Chúa Trời, luôn luôn tìm cách phá hoại hay ngăn trở đền thờ của Đức Chúa Trời. Hắn nỗ lực làm ô uế đền thờ bằng nhiều điều tội lỗi. Đó là lý do vì sao nhà của Đức Chúa Trời cần được tẩy sạch.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 6





NGUYÊN TẮC SỰ SỐNG

Phúc Âm Giăng không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Khi viết Phúc Âm của mình, Giăng hoàn toàn ở dưới sự xức dầu của chim bồ câu, là Linh. Do đó, bố cục Phúc Âm này rất kỳ diệu. Chúng ta đã thấy chương một giới thiệu toàn bộ sách này. Dầu vài nhà giải nghĩa Phúc Âm Giăng nói rằng phần giới thiệu chỉ gồm mười tám câu đầu của chương một, Chúa cho chúng ta thấy toàn thể chương một là phần giới thiệu. Phần giới thiệu bắt đầu với cõi đời đời quá khứ và kết thúc với cõi đời đời tương lai. Giữa cõi đời đời quá khứ với cõi đời đời tương lai là chiếc cầu thời gian, trên đó có năm biến cố chính xảy ra để hoàn thành mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã thấy rõ điều đó trong bài trước. Giăng chương 1 cũng là một phần cô đọng của toàn thể Phúc Âm Giăng. Thật ra, đó là một phần cô đọng của toàn bộ Kinh Thánh.

NHỮNG AI ĐẬU VÀO NƯỚC NGÀN NĂM?- 27-


Người nào có nhà vững chắc
-
Mathio 7:24-27-Vậy, hễ ai nghe lời ta đây mà làm theo, ví như người khôn ngoan cất nhà mình trên vầng đá.  Có mưa tuôn, nước đổ, gió thổi, bổ vào nhà ấy, song không sập, vì đã lập trên vầng đá.  Còn hễ ai nghe lời ta đây mà không làm theo, ví như kẻ ngu dại cất nhà mình trên cát.  Có mưa tuôn, nước đổ, gió thổi, đập vào nhà ấy, thì bị sập, đổ nát rất lớn."
Lu ca 6:47-49-Ta sẽ chỉ cho các ngươi biết kẻ nào đến cùng ta, nghe lời ta và làm theo, thì giống ai.  Kẻ ấy ví như một người kia cất nhà, đào sâu, lập nền trên vầng đá; khi lụt tràn ngập, ngọn nước đổ vào nhà đó, thì không rúng động được, vì đã cất chắc chắn. Song kẻ nào nghe mà không làm theo, thì ví như người kia cất nhà trên đất không nền tảng; ngọn nước đổ vào nhà đó, tức thì sụp xuống, và sự hư hại lớn lao.”
-