Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Ê-HÚT DÙNG GƯƠM

  1. Ê-HÚT DÙNG GƯƠM
    Quan 3: 16 – 20

    Dù Ê-hút đã chết trong đức tin chưa nhận phần thưởng về công lao của mình trước mặt Chúa, nhưng hành động can đảm và lời ông vẫn còn vang động, thúc giục anh em ta giáp mặt kẻ thù vô hình mà giết chúng nó.

Ai ăn thổ sản ca-na-an?




Trong thơ Colose, Phao lô nói rằng mọi nghi lễ, yến tiệc, hình thức trong Cựu ước “đều là cái bóng của những sự sẽ đến, còn thể thì là Đấng Christ”. Đấng Christ là cái thể, là thực tế của mọi nội dung Cựu ước. Vậy hình ảnh nào trong Cựu ước là hình bóng của cái thể trong hai câu Kinh thánh ở Colose 2:6-7, chép rằng, “anh em đã tiếp nhận Christ Jesus là Chúa thể nào, thì hãy ăn ở (bước đi) trong Ngài thể ấy, châm rễ và xây dựng trong Ngài”.

CÂY PHỦ VIỆT NHÀ GIU-ĐA




  1. Cụ Gia-cốp nói tiên tri về nhà Giu-đa: “Cây phủ việt chẳng hề đời khỏi nhà Giu-đa, kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chơn nó cho tới chừng Đấng Si-lô hiện tới”.
    Phủ việt là cái rìu và cái búa do vua cấp cho đại tướng cầm quân để trừng trị kẻ có tội. Nghĩa đen thì phủ việt là vương trượng, quyền trượng của quốc gia, thường làm bằng vàng.

THUNG LŨNG HẠNH PHƯỚC

  1. THUNG LŨNG HẠNH PHƯỚC

    “Qua ngày thứ tư họ nhóm họp tại thung lũng Bê-ra-ca, vì nơi đó họ ngợi khen Đức Giê-hô-va, bởi cớ ấy người ta đặt trên chỗ ấy là trũng Bê-ra-ca (Hạnh phước) cho đến ngày nay” ( II Sử 20: 26).

CHỨC NĂNG BA MẶT CỦA CHÚA JESUS


“Thật Đức Giê-hô-va là Quan Án chúng ta, Đức Giê-hô-va là Đấng Lập luật cho chúng ta, Đức Giê-hô-va là Vua chúng ta, chính Ngài sẽ cứu chúng ta” (Ê-sai 33: 22).

“Chỉ có một Đấng lập pháp, một Đấng xét đoán, tức là Đấng có thể cứu, cũng có thể diệt” (Gia cơ 4: 12).
“Đấng xét đoán tôi, ấy là Chúa. Vậy, chớ nên xét đoán gì sớm quá, hãy đợi Chúa đến” (I Cô 4: 4b – 5).
Do các câu kinh thánh trên chúng ta nhận thấy Đức Giê-hô-va ngày nay, là Chúa Jesus, Ngài có ba quyền là: tư pháp, lập pháp và hành pháp. Quyền tư pháp của Quan Án trái đất sẽ hiển lộ vào ngày Quan Án ấy tái lâm. Ngày nay, chúng ta sống dưới hai quyền lập pháp và hành pháp của Ngài.

TỪ- NGỮ THÁNH- KINH—MATHIO 11


I.NHU MÌ:
1. Từ Ngữ Hạt Giống:
Mathio 5:5, “phước cho những kẻ nhu mì vì họ sẽ thừa kế trái đất”. Từ ngữ hạt giống là “nhu mì”
2. Tính Từ: Praus, praeia, prau: gentle, considerate: nhu mì. Chữ nầy xuất hiện 4 lần trong Tân ước:
- Math 5:5, “phước cho những kẻ nhu mì vì họ sẽ thừa kế trái đất”.
- Math. 11:29, “vì Ta (Jesus) nhu mì, khiêm ti trong lòng”
- Math. 21:5, “kìa Vua ngươi đến cùng ngươi, nhu mì mà cỡi lừa”.
- 1 Phi. 3:4, “hãy lấy linh nhu mì, yên lặng mà trang sức người ẩn mật trong lòng”

TỪ NGỮ THÁNH KINH – MATHIO 5

  • I.THẾ GIỚI: Kosmos, Cosmos.


    Mathio 4:8, “Ma Quỉ lại đem Ngài lên đỉnh núi cao chỉ cho Ngài tất cả các vương quốc trên thế gian (kosmos) với sự huy hoàng ( vinh quang) của chúng”.
    Trong Tân ước Hi lạp, từ ngữ kosmos xuất hiện 188 lần. Sứ đồ Giăng dùng từ ngữ nầy khoảng 92 lần, vì đó là từ ngữ yêu chuộng nhất của ông. Tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh viết “thế gian” là “nhân gian”, còn “thế giới” là “vũ trụ, hoàn cầu”.Theo ý nghĩa của từ nguyên Hi lạp, Kosmos nên dịch là”thế giới” thì đúng hơn. Dùn

TỪ NGỮ THÁNH KINH- MATHIO 6


Ma-thi-ơ 6:1 chép, “hãy thận trọng khi làm việc từ thiện...nếu không ...chẳng được phần thưởng từ Cha các ngươi ở trên trời”.


I.PHẦN THƯỞNG: (Tiền Công)
A. Danh Từ: Sự Ban Thưởng, sự báo ứng=misthapodosia ( chỉ xuất hiện 3 lần trong Tân ước).
- Heb. 2:2, “mọi sự vi phạm hay bất tuân đều bị báo ứng” (báo trả).
- Heb. 10:35, “chớ bỏ lòng tin quyết của mình, vì nó sẽ đem lại phần thưởng lớn”(sự đền trả).
- Heb. 11:26, “ông coi sự sỉ nhục về Đấng Christ là quí hơn châu báu Ai-cập, vì ông trông mong sự ban thưởng”( sự đền đáp).

TỪ NGỮ THÁNH KINH—MATHIO 4


  1. PAROUSIA: Sự quang lâm
Liên quan sự tái lâm của Chúa, Kinh thánh Tân Ước dùng ba từ ngữ sau đây:
a/.Parousia: the coming, presence, advent= sự quang lâm, sự hiện đến, sự hiện diện.

TỪ NGỮ THÁNH KINH- MATHIO 10


I.THÁNH HÓA:
- Mathio 23:17, “đền thờ làm cho vàng nên thánh”.
- Mathio 23:19, “bàn thờ làm cho lễ vật nên thánh”.
Thành ngữ hạt giống “ làm cho nên thánh” nên dịch là “thánh hóa” là từ ngữ bàn luận kỳ nầy.
A. Thánh Hóa : Động từ: hagiaro: To make holy, To sanctify, To separate: biệt riêng
1.Thánh hóa các sự vật:

TỪ NGỮ THÁNH KINH- MATHIO 3



Sách Mathio là mảnh đất gieo hạt các lẽ thật, các sự khải thị và từ ngữ cho hầu hết bộ kinh Tân Ước. Tôi dùng sách Mathio để tìm ra các từ ngữ hạt giống ấy:
1.      KATOIKEO: Ở: to dwell, t
o settle down: định cư.
Trong Kinh thánh Hi lạp có 3 từ ngữ mà Việt ngữ đều có thể dịch là “ở”: Ở là  Katoikeo: định cư= to settle down, to make home downward.
Mathio 2:23, “ Giô sép “ đến ở (katoikeo) trong một thành kia, gọi là Naxaret”.
Từ ngữ nầy gồm có :kata ( đi xuống) + oikeo ( dwell, to make home). Oikos là nhà, là house; động từ oikeo là ở, cư ngụ. Có ba chữ “ở “ như sau:

TỪ NGỮ THÁNH KINH—MATHIO 9



I.TA LÀ: I AM: ÉGO EIMI:
- Mathio 14:26,27“Khi môn đồ thấy Ngài đi trên biển, thì hoảng hốt mà nói rằng: ấy là con ma...Rồi vì sợ hãi mà kêu lên: Jesus liền bảo họ rằng: hãy vững lòng Ta đây (I Am), đừng sợ”. Từ ngữ hạt giống kỳ nầy là: Ta Là (I Am).

TỪ NGỮ THÁNH KINH—MATHIO 8

I.SÁNG TẠO: Động Từ: Ktízo: To create

Mathio 19:4, “từ ban đầu Đấng sáng tạo (The creating One) đã làm nên ( work) người nam và người nữ”.
Danh động từ The Creating One xuất phát từ động từ Ktízo: to create: sáng tạo. Đây là một từ ngữ hạt giống quan trọng trong cả Kinh thánh.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

TỪ NGỮ THÁNH KINH—MATHIƠ 7



I.VÔ HIỆU HÓA: to make of none effect, to make powerless.
“vì cớ truyền thống của mình, các ngươi loại bỏ (vô hiệu hóa—akuróo) lời Đức Chúa Trời” (Math. 15:6).
A1: AKURÓO: to make invalid, to cancel: vô hiệu hóa, làm mất hiệu lực: Xuất hiện 3 lần trong Tân Ước.

BỐN HẠNG LOẠI THÁNH ĐỒ

Trong Đức Chúa Trời tam nhất, Cha đứng về mặt nguồn gốc, bản chất, tiêu chuẩn; Con trình bày nguyên tố, màu sắc, hình dạng, vẻ đẹp; Linh biểu thị thực tế, tình trạng, thể yếu.
Nguyên chỉ của Đức Chúa Trời là muốn tín đồ “đồng hóa (giống như) hình ảnh của Con Ngài, hầu cho Con đó làm Con sanh đầu nhất giữa nhiều anh em” (La 8: 29). Chúng ta không đồng hóa theo Con độc sanh của Thiên Chúa, nhưng với Con đầu lòng, từ kẻ chết sống lại của Ngài.

ĐỨC CHÚA TRỜI LINH TRONG BỐN THỜI KỲ

ĐỨC CHÚA TRỜI LINH TRONG BỐN THỜI KỲ

          Cha, Con, Linh là ba dạng khác nhau của một Hữu thể thần thượng. Cha làm nguồn gốc; Con là sự biểu hiện, hiện thân, làm đối tượng, nguyên tố, đường lối; Linh là sự truyền đạt, sự tuôn đổ, là thực tại, thể yếu của Cha và Con. Đức Chúa Trời Cha ở trên trời quy hoạch; Đức Chúa Trời Con ở trên đất thi hành; Đức Chúa Trời Linh ngự trong lòng tín đồ, truyền đạt, thấm nhuần.

BỐN SẮC THÁI VÀ GIAI ĐOẠN BIỂU LỘ CỦA CHRIST JESUS


BỐN SẮC THÁI VÀ GIAI ĐOẠN BIỂU LỘ CỦA CHRIST JESUS


Theo tính cách sắp xếp, gia tể, Đức Chúa Trời Cha như còn ở lại trên trời khi Christ xuống trái đất. Nhưng theo tính cách thể yếu, bản thể chẳng phân ly, khi Christ ở trên đất, Cha ở trong Ngài. Vì Christ vẫn nói “Ta với Cha là một”.

SỰ CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA BẢNG ĐEO NGỰC


SỰ CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA BẢNG ĐEO NGỰC



Theo sách Xuất hành 28, trong bộ lễ phục của thầy tế lễ cả có có Ê-phót và bảng đeo ngực. Ê-phót có hai cầu vai, mỗi cầu vai gắn một viên ngọc. Hai viên ngọc ở hai bên vai khắc tên mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên theo thứ tự ngày sinh.
Còn bảng đeo ngực là một miếng vải gai mịn, hình vuông dài hai tấc rưỡi mỗi cạnh, có thêu dệt chỉ màu lam, đỏ tía, đỏ sậm và kim tuyến.

NGÀ VÀ LAM BỬU THẠCH


NGÀ VÀ LAM BỬU THẠCH


          Tân phụ Su-la-mít nói thêm về Người yêu của nàng: “Thân mình người khác nào ngà bóng láng cẩn ngọc xanh”.
Thực ra chữ “thân mình” ở đây nên dịch là bụng (lòng) như ở 5: 4 “lòng tôi cảm động vì cớ người”. Cả hai chữ này là meim theo tiếng Hi bá lai.

NGỌC CHÂU ĐỎ VÀ LAM BỬU THẠCH



NGỌC CHÂU ĐỎ VÀ LAM BỬU THẠCH


         
          Giê-rê-mi miêu tả dân thánh thời cực thịnh rằng: “các con trai Si-ôn quý báu khác nào vàng ròng… các người sang trọng của nó tinh hơn tuyết, trắng hơn sữa; Nước da đỏ hồng hơn san hô, mình mẫy sáng ngời hơn bích ngọc” (Ca 4: 2, 7).
          Theo bản Anatical concordance to the Bible của Young, theo nguyên văn : “san hô” ở đây là rubies (ngọc châu đỏ) và bích ngọc là “lam bửu thạch”.

NGƯỜI ĐÁC THẮNG


NGƯỜI ĐÁC THẮNG


Trong Tân ước có hai từ ngữ mà chúng ta cần phân biệt là nikao và hupernikao. Nikao là đắc thắng, chinh phục. Thí dụ “kẻ đắc thắng, ta sẽ cho ăn trái cây sự sống – Họ đã chinh phục nó (Satan) bởi huyết Chiên Con và bởi lời làm chứng của mình”. Còn động từ hupernikao, có tiếp đầu ngữ huper (ở trên, vượt trên) đứng trước. Hupernikao chỉ xuất hiện một lần duy nhất ở La-mã 8: 37. Từ ngữ này có nghĩa: đọat được chiến thắng rất vinh diệu, hay đắc thắng có thừa (overconqner). “trái lại, trong mọi sự ấy, chúng ta nhờ Đấng thương yêu chúng ta mà đắc thắng có thừa”.

DÂN MIỀN NÚI

Theo tiêu biểu học trong kinh thánh, núi non ám chỉ địa vị cao, ám chỉ các nhân vật trưởng thành thuộc linh trong Chúa. Khi ghi ghép: “Ngài (Chúa) đứng, làm rung chuyển quả đất, Ngài nhìn, làm cho các dân tộc run rẩy; các núi vạn cổ đều tan nát, các đồi nghìn thu đều sụp xuống (quì xuống)… các núi thấy đều sợ hãi”, tiên tri Ha-ba-cúc đã ví sánh đồi núi là các nhân vật, là các đế quốc, các quyền lực (Hab 3: 6b, 10). Xứ Y-sơ-ra-ên là xứ sở có nhiều đồi núi và toàn xứ có vị trí cao hơn mọi nước lân cận về mặt vật thể.

CÁC THỜI KỲ HAY CÁC SỰ PHÂN PHÁT TRONG KINH THÁNH

CÁC THỜI KỲ HAY CÁC SỰ PHÂN PHÁT TRONG KINH THÁNH

Giáo phụ Augustine nói: “Hãy phân biệt các thời đại mà cả kinh thánh sẽ hòa hợp”.
Thật vậy, nếu không phân biệt được các thời kỳ, kinh thánh sẽ là một “mê hồn trận”. Nhưng một khi đã thực hiện việc ấy, thì kinh thánh sẽ là một công trình đồ khảm hay một bản nhạc tuyệt đẹp, hoàn toàn hòa hợp, đầy dẫy màu sắc rất đáng chú ý.

CÁI NHÌN TỔNG QUÁT VỀ SÁCH ESAI

Tiên tri Esai nói: “nầy, tôi đây, với con cái Đức Giêhova đã ban cho tôi, là dấu và điềm trong Israel” (8:18).

 Tên “Esai” có nghĩa “sự cứu rỗi của Chúa”.Con trai ông là “Mahe Salahatbat” có nghĩa ‘sự cướp bóc mau lên” (8:3).Con trai kia tên” Sê a Gia súp”, ngụ ý “dân sót trở về” (7:3).
Sách Esai có 66 chương, chia làm hai phần, ứng vào ý nghĩa tên tuổi của hai con trai ông cách lạ lùng.

BA LẦN HIỆN ĐẾN CỦA CHÚA JESUS

Phúc âm Giăng khải thị ba lần hiện đến của Chúa Jesus như sau:


10:10 “Kẻ trộm đến chỉ để ăn trộm, làm thịt và hủy diệt, còn Ta đã đến hầu cho chiên được sự sống  và được càng dư dật”

VÀNG VÀ THUỶ THƯƠNG NGỌC


VÀNG VÀ THUỶ THƯƠNG NGỌC

          Trinh nữ Su-la-mít mô tả cánh tay Tân Lang của mình rằng: “Tay người như ống tròn vàng có nạm huỳnh ngọc” (Nhã 5: 14). Bản kinh thánh ASV dịch chính xác là “Ngọc thuỷ thương”.

HOÀNG NGỌC VÀ VÀNG RÒNG

HOÀNG NGỌC VÀ VÀNG RÒNG

          Ông Gióp nói: “Giá trị của sự khôn ngoan thật cao hơn châu báu. Ngọc sắc vàng Ê-thi-ô-bi nào sánh cùng nó được đâu, cũng không hề đánh giá nó với vàng ròng”, Gióp 28: 18-19.

NHỮNG AI LÀ CÔ DÂU TRONG TIỆC CƯƠI CHIÊN CON?

 Khải thị 19:7 chép, “chúng ta hãy vui mừng hớn hở, hãy tôn vinh Ngài, 
vì lễ cưới Chiên Con đã đến, và vợ Ngài đã tự sửa soạn rồi, cũng đã cho nàng 
mặc áo bằng vải gai mịn sáng láng, tinh sạch, vì vải gai mịn ấy là nghĩa 
hạnh của các thánh đồ…Thiên sứ lại bảo tôi rằng, hãy chép phước cho những kẻ 
được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con”.

MỸ VỊ HOÀNG GIA

Trưởng lão Gia cốp chúc tiên tri cho A se rằng: “do nơi A se thực vật sẽ béo bở, người sẽ cung cấp mỹ vị hoàng gia”[Sáng. 49:20 bản A.S.V.].    Ăn là một nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống nhân sinh, cả thiên nhiên lẫn thuộc linh. Chỉ đạo đầu nhất của Đấng Tạo Hóa cho con người nguyên sơ là: “ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn”. Rồi Đấng Tạo Hóa nhập thể đầy lòng trắc ẩn ấy cũng chăm sóc khâu ăn của đứa bé gái, con Giairu, chủ nhà hội, khi cô bé được Ngài kêu sống lại. Kinh thánh chép “Ngài truyền cho nó ăn”. 

DÒNG DÕI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI


Theo quan niệm của vài triết gia Hi lạp và mấy nhà thần học tân phái thì con người là con cái của Đức Chúa Trời. Họ lý luận Ađam là con Đức Chúa Trời, mà Ađam là thủy tổ loài người, vậy cả nhân lọai đều là con của Đức Chúa Trời. Quan niệm nầy còn được củng cố bởi lời Phaolô trích dẫn thơ vịnh của các triết gia Hi lạp.Vì chính Phaolô có nói, “chúng ta cũng là dòng dõi Ngài.Vậy chúng ta đã là dòng dõi của Đức Chúa Trời…”[ Sứ .17:28-29].

   Điều đó đúng với sự dạy dỗ của Tân Ước chăng? Vì nếu chúng ta, người thiên nhiên là dòng dõi và là con Đức Chúa Trời, chúng ta đâu còn cần sự tái sanh thần thượng.

   Thực ra lẽ thật là như vầy. Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa, nguồn gốc muôn loài, nên theo nghĩa chung Ngài là Cha của cả nhân lọai. Tiên tri Malachi diễn giảng quyền làm Cha về mặt sáng tạo của Đức Chúa Trời như sau: “hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một Cha sao? Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên chúng ta sao?”[ 2:10a]. Đức Chúa Trời là Cha về mặt sáng tạo, chứ không phải Cha đẻ thuộc linh của nhân lọai.

   Luca 2:38 chép, “Ađam con của Đức Chúa Trời”, nhưng nguyên văn là “ Ađam kẻ của Đức Chúa Trời”, không có chữ “con”. Thực vậy, Ađam do Đức Chúa Trời sáng tạo, như Sáng thế ký 5:1,2 chép, “ngày Đức Chúa Trời sáng tạo loài người…”.Sáng Thế ký 2:7 chép, “Giêhôva Đức Chúa Trời lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí [ hơi sự sống] vào lỗ mũi, thì người trở nên một hồn sống [sanh linh].

   Trong việc sáng tạo con người, trước hết Đức Chúa Trời nắn thân thể người, hà sanh khí vào bên trong là tạo linh cho thân thể đó. Đức Chúa Trời không ban sanh khí cho loài thú vật, chỉ ban cho người. Từ ngữ “khí” ở đây theo tiếng Hêbơrơ là neshamah, và được dịch là “ linh” theo Châm Ngôn 20:27, “linh loài người vốn một ngọn đèn của Đức Giêhôva”. Hơi thở sự sống từ Đức Chúa Trời vào người sản sinh ra linh con người. Đức Chúa Trời không trực tiếp sinh ra linh con người đầu tiên mà chỉ tạo ra linh ấy. Tiên tri Xachari giải thích cách rõ ràng , “ Đức Giêhôva là Đấng giương các từng trời, lập nền trái đất, và tạo thần [nguyên văn là ruach: linh] trong mình người ta” [12:1].

   Theo tiếng Hêbơrơ, từ ngữ “tạo” ở đây là yatsar, nghĩa đen là nắn, đúc ra hình, nặn thành hình. Từ ngữ yatsar nầy xuất hiện lần đầu tiên ở Sáng. 2:7, “Giêhôva Đức Chúa Trời lấy bụi đất nắn nên hình người”. Từ liệu nầy cũng được dùng ở các chỗ như Sáng. 2:19, Êsai 45:9; Giê. 18:6. Theo nguyên văn Kinh thánh, người thợ gốm là người thợ nặn hình, và Đức Chúa Trời là người Thợ Gốm vĩ đại. Ngài nắn hình người bằng bụi đất, rồi sau đó nặn hình cho linh bên trong bằng hơi thở sự sống, tiếp đến hồn người tự dộng hiện hữu, khi linh và thân thể gặp nhau.

   Tóm lại loài người là loài thọ tạo của Đức Chúa Trời, thân thể và linh người được Ngài nắn nên. Loài người là dòng dõi Ngài, vì linh người giống hình ảnh Đức Chúa Trời bên trong; thân thể người cũng giống hình dạng Con Đức Chúa Trời là Chúa Jêsus ở bên ngoài. Các câu kinh thánh trên đây tuyệt đối không hề bày tỏ Đức Chúa Trời đã sinh ra con người mà chỉ nhấn mạnh Ngài sáng tạo họ. Môise sử dụng cách hạn chế động từ bara [sáng tạo] 9 lần trong cả sách Sáng Thế Ký, mà trong 9 lần đó ông dùng đến 6 lần cho sự sáng tạo con người [Sáng. 1:27; 5:1,2; 6:7]. Con người thiên nhiên là dòng dõi Đức Chúa Trời theo nghĩa thọ tạo, chứ không phải là con cái Đức Chúa Trời do sinh đẻ bởi ban bản chất .

   Mọi tín đồ Đấng Christ đều có hai địa vị là dòng dõi Đức Chúa Trời và con cái Đức Chúa Trời; còn người vô tín chỉ là dòng dõi của Ngài. Chúng ta phải sáng tỏ sự khác nhau giữa dòng dõi Đức Chúa Trời và con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, do Ngài tái tạo linh ta. Con cái Ngài tiếp nhận được sự sống đời đời và bản chất thần thượng của Ngài khi họ tiếp nhận Chúa Jêsus. “Ai tin Con thì có sự sống đời đời….nhờ đó anh em được dự phần thần tánh”[ Giăng 3:36;II Phi.1:4].Đức Chúa Trời tái tạo linh chúng ta, ban sự sống và thần tánh Ngài vào linh đó, vì hễ chi “ sinh bởi Linh là linh”[Giăng 3:6], rồi Ngài trở thành “Cha vạn linh’ của chúng ta [Hêb. 12:9].

    Hơn thế nữa, theo sự khải thị Tân ước, Đức Chúa Trời có hai hạng loại con cái do hai từ ngữ Hi lạp diễn tả rõ ràng.Thứ nhứt, từ ngữ teknon, ngụ ý con cái, con đẻ theo bản tính, theo huyết thống. Chữ thứ hai là huios, có nghĩa con trưởng thành, có địa vị, có khả năng làm người thừa kế cho cha mình. Trong Anh ngữ ta có chữ child và chữ son.

    Ngay sau khi tiếp nhận Chúa, chúng ta trở thành teknon, con cái Đức Chúa Trời. Câu kinh thánh cơ bản là, “nhưng hễ ai đã tiếp nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền bính trở nên các con cái [teknon] Đức Chúa Trời, các kẻ ấy chẳng phải sanh bởi huyết…nhưng bởi Đức Chúa Trời” [Giăng 1:12-13].Đức Chúa Trời có nhiều loại con cái như con đỏ mới đẻ, con trẻ, con xác thịt, con thuộc hồn.v.v…Tình trạng thuộc linh các đứa con có khác nhau nhưng nói chung họ đều là con cái Đức Chúa Trời theo bản chất. Sứ Đồ Giăng kết luận về con cái như sau: “ hãy xem Cha đã ban cho chúng ta sự thương yêu bực nào, để chúng ta được gọi là con cái [teknon] Đức Chúa Trời, mà chúng ta cũng thật như vậy” [I Giăng 3:1].

   Sau một thời gian lâu dài, nhờ sự trưởng thành trong sự sống, con cái [teknon] sẽ trở nên con [huios] của Đức Chúa Trời. Khi tin Chúa, ta được tái tạo bằng sự sống thần thượng, sau đó được thánh hóa bằng bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời, được biến đổi tâm tính bằng nguyên tố thần thượng, rồi được đồng hóa theo hình ảnh của Ngài bằng bản thể thần thượng.Mặt khác ta phải từ bỏ bản ngã, đóng đinh xác thịt, giết chết các hành vi của thân thể, ngày đó chúng ta sẽ là con Đức Chúa Trời như các câu kinh thánh sau đây bày tỏ.” Phước cho kẻ giải hòa, vì sẽ được gọi là con [huios] Đức Chúa Trời….Hãy yêu kẻ thù nghịch, cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi hầu cho các ngươi được làm con [huios] của Cha các ngươi ở trên trời”[ Math.5:9,45].” Các ngươi sẽ làm con [huios] của Đấng chí cao.Hễ con [huios] nào Ngài nhận thì Ngài cho roi cho vọt” [Lu. 6:35; Hêb. 12:6].

    Gút lại, tôi mượn lời Phaolô để làm lời kết luận. Ông nói chúng ta đều có từng trải, “ chính Đức Linh cùng linh chúng ta đồng chứng rằng chúng ta là con cái [ teknon] của Đức Chúa Trời” [La. 8:16]. Trong quần chúng con cái chân chính ấy, “phàm ai được Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt, đều là con [huios] của Đức Chúa Trời”[ La. 8:14].Các con [huios] là một thiểu số giữa quần chúng con cái [teknon].

    Ngày kia các con [huios] sẽ mặc lấy thân thể thuộc linh, phục sanh, là được vinh hóa bằng vinh quang thần thượng, ngày đó họ nhận được quyền làm con theo Êphêsô 1:5 cách thực thụ. Họ cũng trở thành người thừa kế của Đức Chúa Trời chung với Đấng Christ. Rồi khi Chúa Jêsus tái lâm, ngày đó sẽ có cảnh tượng sự hiển lộ các con [huios] của Đức Chúa Trời cho vạn vật xem thấy [La mã 8:19]. Còn các con cái [teknon] chưa kịp trưởng thành sẽ phải học tập trong nơi khóc lóc và nghiến răng ở ngoài để trở thành con [huios] sau một ngàn năm bình an./.
Minh Khải

CHỨC VỤ TU BỔ CỦA SỨ ĐỒ GIĂNG

Phao lô chịu tuẫn đạo vào năm 67 S.C, mà trước đó vài ba năm khi viết hai lá thư cho Timôthê, ông đã đề cập về tình hình suy đồi của các công nhân và hội thánh. Ông nói ở Êphêsô có mấy người dạy dỗ nhiều điều khác hẳn bản chất cuộc gia tể Tân ước, và phần lớn thánh đồ trong các hội thánh ở Asi đều lìa bỏ ông, tức họ lìa bỏ sự dạy dỗ của các sứ đồ. Suốt 30 năm tin theo Chúa và phụng sự Ngài, Phao lô đã có chức vụ làm đầy đủ lời Đức Chúa Trời ( Côlo. 1: 25). Ông đã rao giảng đầy đủ các lẽ thật ở đỉnh cao cho các hội thánh, nhưng nay các hội thánh càng lúc càng suy đồi ngay vào lúc ông sắp sửa ra đi.

VÀNG, TRÂN CHÂU VÀ HỒNG MÃ NÃO



Sáng thế ký 2: 12 theo tiếng Hê-bơ-rơ chép tên ba nguyên liệu là vàng, trân châu và hồng mã não. Bản Phan Khôi dịch thiếu chính xác.
Ba nguyên liệu này tượng trưng thân vị, bản chất và chức năng riêng của Đức Chúa Trời tam nhất. Trong bài này tôi áp dụng cả ba nguyên liệu cho Christ mà thôi

Polycarp: Bị Thiêu Sống Vì Danh Chúa

Polycarp: Bị Thiêu Sống Vì Danh Chúa




Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, hay có lẽ đầu thế kỷ thứ hai, sứ đồ Giăng đã qua đời sau một thời gian dài thi hành chức vụ ở vùng Tiểu Á, bây giờ là một phần của Thổ Nhĩ Kỳ. Sứ đồ Giăng là người còn lại cuối cùng trong số mười hai sứ đồ, nhưng chân lý của Cơ Đốc Giáo không phải vì vậy mà mai một cùng theo với ông. Những đứa con thuộc linh của ông tiếp tục đứng vững trong đức tin nơi Đấng Christ là Con Yêu Dấu của Đức Chúa Trời mà sứ đồ Giăng đã nghe, thấy, và từng rờ mó được (như Giăng đã nói cho chúng ta biết trong 1 Giăng 1: 1-2).

WILLIAM TYNDALE -Nhà Dịch Thuật Kinh Thánh Anh Ngữ


WILLIAM TYNDALE -Nhà Dịch Thuật Kinh Thánh Anh Ngữ



William được sinh ra khoảng năm 1494. Vào những năm của tuổi thiếu niên, ông may mắn được theo họ trường Oxford và Cambridge, nơi ông thu đạt một số bằng cấp và học vị. Khi còn học tại trường, nhờ đọc bản dịch quyển Tân ước Hi lạp của Erasmus mà toàn bộ cuộc đời ông được thay đổi và nhờ đó làm thay đổi toàn bộ thế giới nói tiếng Anh. Với khát vọng nhiệt thành phải nhìn thấy những người khác tại Anh quốc, từ cậu bé cày ruộng thấp hèn cho đến các nguyên thủ cao nhất của quốc gia, có thể nhìn thấy Christ, nên gánh nặng về hồn người Anh quốc càng lúc càng thêm nặng trong lòng ông. Nên ông tìm kiếm ý Chúa cho cuộc đời mình, là phải làm gì cho Ngài. Chúa đáp lời ông bằng cách ban cho ông năng khiếu kiệt xuất về nghệ thuật ngôn ngữ. Vào cuối cuộc đời, ông quán triệt không dưới 6 ngôn ngữ

CÔNG NHÂN XÂY DỰNG


CÔNG NHÂN XÂY DỰNG

Rất nhiều thánh đồ hiểu lầm từ ngữ “xây dựng” và cho rằng nó chỉ có ý nghĩa gây dựng, chấn hưng về mặt luân lý. Thực ra, từ liệu này, theo ý nghĩa đầu tiên trong kinh thánh, nó có nghĩa kiến tạo, xây cất. Chúng ta xem Sáng 2: 22 “Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn, đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam”.
Động từ “làm nên” ở đây là to build, kiến tạo, xây dựng. Tiếng Hê-bơ-rơ là banah, như được dùng ở Sáng 4: 17, xây thành. Chữ này khác với chữ “làm nên” (to make, tiếng Hê-bơ-rơ là asah) ở Sáng 2: 18, cũng như khác với chữ “sáng tạo” (bara = to create) ở Sáng 1: 27.

NHỮNG VIÊN NGỌC CHIẾU SÁNG


NHỮNG VIÊN NGỌC CHIẾU SÁNG

Đa-vít trối cùng Sa-lô-môn, “Ta đã hết sức sắm sửa cho đền của Đức Chúa Trời ta, nào vàng… ngọc chiếu sáng” (I Sử 29: 2). Nghĩa đen chữ “ngọc chiếu sáng” đây là “các viên đá chiếu lấp lánh”.
So sánh 12 viên ngọc ở bảng đeo ngực (Xuất 28) với 12 viên bửu thạch ở Khải 21, chúng ta thấy bảng đeo ngực có 4 viên ngọc không có trong danh sách đá quí thành thánh. Đó là: carbuncle (ngọc thạch lựu), diamond (kim cương), agate (bạch mã não) và onyx (hồng mã não). Như tôi đã nói trước đây, ngọc thạch lựu, màu đỏ, có chức năng làm cho các viên ngọc kế cận sáng chói lên. Tiếng Hê-bơ-rơ của viên ngọc thứ ba, ngọc thạch lựu, trong bảng đeo ngực là bareqeth, nghĩa đen là “đá chiếu lấp lánh”. Do đó, chúng ta kết luận rằng kim cương, bạch mã não và hồng mã não, vốn không có trong Khải thị 21, tất cả đều là ngọc chiếu sáng, đứng xen lẫn các viên ngọc kia, làm phát lộ tất cả.

ĐỒNG CÔNG SULAMIT




   Vừa nhìn thấy Chúa đưa Eva đến cùng mình, A đam buộc miệng phát biểu, “bây giờ mới có người nầy, là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi, nàng sẽ được gọi là người nữ, vì từ người nam mà có”. Nếu đổi câu nầy ra  ngôn từ nồng thắm của người Việt, A đam có thể nói, “mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai”.

JOHN HUSS (1369 (?)- 1415) Nhà Cải Chánh Tôn Giáo Czech

JOHN HUSS (1369 (?)- 1415) - Nhà Cải Chánh Tôn Giáo Czech

Thiếu thời


Ông thuộc gia đ́nh nông dân, sinh ra tại Husinec, Bohemia, nên ông có tên là Huss. Ông theo học tại đại học đường Prague, được tấn phong làm thầy tế lễ năm 1400. Vào năm 1402, ông được bổ nhiệm làm giảng sư tại nhà nguyện Bethlehem, là cơ sở rao giảng bằng tiếng Czech. Ông sớm chịu ảnh hưởng bởi các tác phẩm của John Wyclif, dầu ông không hoàn toàn tán thành giáo lư của Wyclif. Ông chống đối sự lên án mà trường đại học Prague dành cho Wyclif. Năm 1403 ông dịch quyển Triologus (Tam luận) của Wyclif ra tiếng Czech.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

BƯỚC ĐƯỜNG CỦA BA-RÁC




Đê-bô-ra được Linh Đức Giê-hô-va cảm thúc hát: “trong ngày Sam-ga, con trai A-nát và nhằm lúc Gia-ên, các đường cái đều bỏ hoang, những hành khách nương theo các lối quanh quẹo, trong Y-sơ-ra-ên thiếu các quan trưởng cho đến chừng ta là Đê-bô-ra chổi dậy như một người mẹ trong Y-sơ-ra-ên”.

CHỦ CỦA TRÁI ĐẤT


Vào ngày trọng đại là qua sông Giô-đanh, Giô-suê nói cùng toàn dân: “nầy hòm giao ước của Chúa cả trái đất đi trước các ngươi xuống sông Giô-đanh … và khi những thầy tế lễ khiêng hòm giao ước của Đức Giê-hô-va, là Chúa cả trái đất …” (Giô-Suê 3: 11, 13). Ch “Chúa” ở đây là Adon theo tiếng Hê-bơ-rơ, có thể dịch là Chủ, hay Chúa còn bản Hoa văn dịch là “Chủ của thiên hạ”.

CÔNG TÁC CỦA CHÚA ĐẤNG THỐNG LĨNH VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA VUA CÁC DÂN TỘC

CÔNG TÁC CỦA CHÚA ĐẤNG THỐNG LĨNH
VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA VUA CÁC DÂN TỘC

Vua Đa-vít nói về Đức Giê-hô-va rằng: “Ngài bày tỏ cho Môi-se các đường lối Ngài và cho Y-sơ-ra-ên các công việc Ngài” (Thi 103: 7). Đại đa số dân thánh biết các công việc của Chúa    , chỉ có thiểu số các sứ giả được khải thị về các đường lối Ngài. Còn trong bài ca Môi-se và bài ca Chiên Con ở Khải thị 15: bày tỏ thêm rằng các công việc thuộc về Chúa Đấng Thống Lĩnh, còn các đường lối thì do Vua của các dân tộc chỉ đạo.

KIẾN ỐC GIỮA DÒNG ĐỜI BÃO TỐ

KIẾN ỐC GIỮA DÒNG ĐỜI BÃO TỐ
Ê-sai 54: 10 - 17

Ê-sai chương 54 tương tự Khải thị 21. Từ câu 1 đến 10 Chúa ví sánh dân Ngài như người vợ được phục hồi, còn từ câu 11 đến 17 dân thánh được kiến tạo chung với các nguyên tố thần thượng để trở thành kiến ốc vĩnh cửu, chế ngự kẻ thù Sa-tan. Trong Khải thị 21, dân được chuộc trong trời mới đất mới cũng như là vợ (câu 2) và như thành phố (câu 10 – 27).

NHỮNG SỰ PHONG PHÚ CỦA SỰ KHẢI THỊ THẦN THƯỢNG

NHỮNG SỰ PHONG PHÚ CỦA SỰ KHẢI THỊ THẦN THƯỢNG

Tôi cũng được làm chấp sự (người cung ứng) hội thánh ấy, y theo chức quản gia của Đức Chúa Trời vì anh em mà ban cho tôi, để làm trọn lời Đức Chúa Trời” (Col. 1:25).

   Lời Đức Chúa Trời là sự khải thị thần thượng, mà đã không được làm trọn trước khi kinh Tân uớc được viết ra.

NHÂN VẬT CHÍ

NHÂN VẬT CHÍ

   Kinh Thánh đầy dẫy ánh sáng và sự khải thị của Đức Chúa Trời. Kinh thánh là chính Đức Chúa Trời mặc lấy văn tự. Kinh thánh vạch trần loài người. Những con người được Kinh thánh chép đến đều bị phơi bày trước mắt độc giả; rồi khi đọc đến độc giả cũng thấy chính tình trạng thật của mình trong các nhân vật đó trước mặt Đức Chúa Trời.

JOHN CALVIN (1509-1564)

JOHN CALVIN (1509-1564)
John Calvin (10 tháng 7, 1509 - 27 tháng 5, 1564) là nhà thần học hàng đầu trong thời kỳ Cải cách Kháng Cách (Protestant Reformation), và là nhân tố chính đóng góp cho sự phát triển một hệ thống tư tưởng Cơ Đốc gọi là Thần học Calvin. Tại Geneva, Calvin lên tiếng bác bỏ thẩm quyền giáo hoàng và biến thành phố này thành trung tâm quảng bá thần học cải cách. Chính tư tưởng và các tác phẩm của Calvin đã khiến ông trở thành một nhân vật nổi tiếng.

BÍCH NGỌC VÀ HỒNG BỬU THẠCH



Kinh Thánh Việt ngữ ấn hành lần đầu vào năm 1926, giữa tình thế thúc bách, thiếu sự điều nghiên cùng tính chất nhất quán trong cách dụng ngữ, nên còn rất nhiều sai sót, nhất là phần kinh Cựu ước. Thí dụ, các danh từ để dịch tên các thứ ngọc, hay đá quí.
Câu gốc của chúng tôi là Khải thị 4: 3 “Đấng ngồi đó rực rỡ như bích ngọc và mã não”, bản Tân ước nhuận chánh năm 1952 chữa lại “bích ngọc và hồng bửu thạch” là chính xác.

VÀNG VÀ BÍCH NGỌC

VÀNG VÀ BÍCH NGỌC

Sáng thế ký 2 chép: “Tên sông thứ nhứt là Bi-sôn, ngã đó chảy quanh xứ Ha-vi-la, là nơi có vàng, vàng xứ này rất cao, đó lại có trân châu và hồng mã não” (bản Hoa văn). Còn khi đọc sách Khải thị, sách đối ứng Sáng thế ký, ngoài vàng, chúng ta gặp nhiều lần chép bích ngọc. Thí dụ: “Đấng ngự đó xem giống như bích ngọc…”, “sự sáng của thành… dường như bích ngọc, trong như thủy tinh… tường thì xây bằng bích ngọc, thành thì bằng vàng ròng, giống như pha lê trog vắt… Nền thứ nhứt bằng bích ngọc…”.

NGAI PHÁN XÉT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

NGAI PHÁN XÉT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

I.QUAN ÁN TOÀN TRÁI ĐẤT:

   Theo Sáng thế ký 18:25, Áp-ra-ham xưng nhận Đức Chúa Trời là “Quan Án của cả trái đất”. Nhưng Đức Chúa Trời Cha giao quyền phán xét cho Con Ngài là Chúa Jesus, như Giăng 5:22 nói: “Cha cũng không phán xét ai hết, nhưng giao trọn quyền phán xét cho Con”. Còn trong Công vụ 17:31, Phao-lô cho thấy rằng “vì Ngài (Đức Chúa Trời) đã ấn định một ngày mà Ngài sẽ lấy sự công chính phán xét thế giới bởi Người (Jesus) Ngài đã lập”.
   Chúa Jesus là Thẩm Phán tối cao của cả trái đất. Esai 33:22 khải thị Đức Giê-hô-va (Chúa Jesus) có ba quyền là: tư pháp, lập pháp và hành pháp trong cả vũ trụ.

XƯƠNG BỞI XƯƠNG CỦA CHRIST

   XƯƠNG BỞI XƯƠNG CỦA CHRIST


   Phao-lô nói “A-đam là” hình bóng về Đấng phải đến” (Roma 5:14), cho nên lời Adam nói ở Sáng 2: 23,  là chân lý bất di dịch về mối liên hệ hữu cơ của Christ và Thân Thể Ngài. Adam nói, “người nầy (Eva) xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”.
   Sau khi sống lại, Chúa Jesus nói về hai nguyên tố trong thân thể thuộc linh của Ngài: “linh thì không có thịt và xương như các ngươi thấy Ta có đây”( Luca 24:39).

SỰ HÒA LẪN CỦA THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST


Trọng tâm Kinh Thánh Tân Ước nói về Đấng Christ và Hội Thánh. Sau bốn phúc âm thì đến sự xây dựng hội thánh. Hội thánh là một người, một Người Mới (Eph. 2;15), Hội thánh là Cô Dâu, vợ Đấng Christ (Eph.5:24-25), Hội thánh là nhà Đức Chúa Trời (1 Tim, 3:15), đền tạm Đức Chúa Trời (Khải 21:3), đền thờ Đức Chúa Trời (Eph. 2:21-22), thành phố Đức Chúa Trời (Khải 21:2) và quân đội (Eph. 6:11-12).
Ngoài 7 điều nầy: người mới, người vợ, ngôi nhà, đền tạm, đền thờ, thành phố, quân đội—còn có một điều nữa- Thân Thể.

ROBERT MOFFAT--Nhà Truyền Giáo tại Nam Phi

ROBERT MOFFAT -
Nhà Truyền Giáo tại Nam Phi

   Robert Moffat sinh ngày 21 tháng 12, 1795 và qua đời ngày 9 tháng 8 năm 1883. Ông là một giáo sĩ người Scotland thuộc hội thánh Congregation (Hội đồng). Họ sai ông  đến Châu Phi. Ông là  cha vợ của David Livingstone, mà cũng là giáo sĩ ở Phi châu sau ông.
   Moffat do bậc cha mẹ khiêm tốn ở Ormiston, Đông Lothian sinh ra . Để tìm việc làm, ông chuyển về phía nam tới Cheshire ở Anh quốc, như một người làm vườn . Năm 1814, trong khi làm việc tại West Hall  High Legh   Cheshire , ông có kinh nghiệm khó khăn với chủ nhân của mình do sự đồng cảm của mình với hội Methodist. 



Sau một thời gian ngắn, sau khi đã áp dụng thành công cho Hội Truyền giáo London (LMS) đ