Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Giu-đa Ích-ca-ri-ốt là ai?

    Trước đây nhiều năm tôi có tham dự một phiên toà giữa buổi nhóm họp của dân Chúa, do một tôi tớ Chúa lập ra để xét xử bị cang Giu-đa Ích-ca-ri-ốt đã quá cố. Trong phiên toà hôm ấy, có viện công tố đưa ra những cáo buộc nặng nề đối với bị cáo Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Cũng có trạng sư, do một tôi tớ Chúa nhập vai, đưa ra những lý lẽ để bênh vực cho thân chủ mình. Cuối cùng vị thẩm phán đúc kết và ra phán quyết: Giu-đa không đáng tội. Giu-đa là người có góp công vào sự cứu rỗi của Chúa, vì nếu không có Giu-đa bán Chúa, thì làm sao Chúa Jêsus có thể chết, để cứu chuộc cả nhân loại. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt là người đáng thương, chớ không đáng trách.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

PHẢI CHĂNG TIÊN TRI SA-MU-ÊN HIỆN VỀ CÙNG VUA SAU-LƠ?



   Có người viết thơ trao đổi với tôi về câu chuyện vua Sau-lơ cầu đồng cốt, được chép trong Thánh kinh sách 1 Sa-mu-ên, chương 28. Bạn tôi hỏi phải chăng tiên tri Sa-mu-ên hiện về cùng vua Sau-lơ ?
   Đây là một vấn đề khó giải quyết trong việc giải nghĩa Kinh thánh. Có hai luồng ý kiến khác nhau về vấn nạn nầy:

   Tiến sĩ C.S. Scofield và một số nhà thần đạo khác đều cho rằng trường hợp tiên tri Sa-mu-ên hiện về là sự thật. Trong quyển Kinh thánh The New Scofield Reference Bible, trang 354, 1 Sa-mu-ên 28, tiến sĩ Scofield viết, “Đức Chúa Trời thực sự cho phép Sa-mu-ên hiện ra cùng bà phù thuỷ nầy và ban cho sứ điệp về sự diệt vong của Sau-lơ”.

TỔNG LUẬN SÁCH Ô-SÊ


Các tiểu tiên tri bao gồm 12 sách từ Ô-sê cho đến sách Ma-la-chi. Vào thời xưa những sách nầy có thể đã được coi là một sách. Cụm từ “sách các tiên tri” được Ê-tiên đề cập trong Công vụ 7:42, trong việc ông trích dẫn A-mốt 5:25-27, có thể ám chỉ đến bộ sách sưu tập nầy. Muời hai sách nầy hoàn thành sự khải thị thần thượng về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời trong các sự xử lý của Ngài với tuyển dân Ngài (Israel) và các nước, mà được bao gồm cách chi tiết trong sách của các tiên tri chính yếu—E-sai, Giê rê mi, Ezekiel, Daniel. Tất cả các sách, vừa các tiên tri chính yếu và các tiểu tiên tri đều được Chúa Jesus gọi là “các tiên tri” trong đó có những điều đã được viết về Ngài (Lu ca 24:24). Do đó, điểm trung tâm của tất cà các tiên tri là Đấng Christ (xem Lu ca 24:24; Giăng 5:39).

TOÁT YẾU SÁCH DANIEL


Sách nầy do Daniel viết vào khoảng thế kỷ thứ sáu T.C, tại kinh thành Babylon. Sách bao gồm một thời kỳ dài chừng 68 năm, từ năm 605 T.C., là năm thứ ba triều vua Giê-hô-gia-kim (Đa. 1:1) cho đến năm 537 T.C., là năm thứ ba của triều đại đại đế Si-ru của đế quốc Ba-Tư (Đa. 10:1). Có lẽ đây cũng là toàn thời gian Daniel đã sống tại Babylon. Có thể ông hưởng thọ gần 90 tuổi.

ĐẠI Ý SÁCH EZEKIEL


Kinh thánh như là một tổng thể, và sách Ezkiel là mô hình thu nhỏ của Kinh thánh, khải thị rằng chủ tâm đời đời của Đức Chúa Trời là phân phát chính Ngài vào tuyển dân Ngài, làm cho họ y như Ngài trong sự sống Ngài, bản chất Ngài, và hình ảnh của Ngài, nhưng không trong Thần Cách (Godhead) Ngài, hầu họ có thể được trộn lẫn với Ngài như một thực thể và được xây dựng với nhau trong Ngài để làm chỗ cư ngụ đời đời của Ngài, Jerusalem mới. Đây là điểm trung tâm của sự khải thị Kinh thánh và cũng là 4 khải tuợng được giới thiệu trong sách Ezekiel.

Tên “Ezekiel” có nghĩa Đức Chúa Trời củng cố, tên “Bu-xi”, bố ông có nghĩa “bị khinh dể”. Là con trai của Bu-xi, là tiên tri bị dân chúng khinh dể, và đối xử cách khinh khi, nhưng ông đuợc Đức Chúa Trời toàn năng củng cố. Là con trai của sự sỉ nhục, Ezekiel đã đuợc Đức Chúa Trời bổ nhiệm làm một dấu hiệu cho dân Israel, một dấu hiệu về việc họ bị đặt làm sự sĩ hỗ (12:6; 24:24,27). Là một nguời được Đức Chúa Trời củng cố, tăng cường, Ezekiel đã có thể mang sự sỉ nhục và nhục mạ để hoàn thành chức vụ ông như một tiên tri của Đức Chúa Trời, sấm ngôn của Đức Chúa Trời. 

Ezekiel đã viết sách nầy vào khoảng thế kỷ thứ sáu, tại ngôi làng Tel-abib (1:1; 3:15) bên dòng sông đào Kê-ba, rất gần kinh đô Babylon. 

Sách Ezekiel bao gồm một thời kỳ chừng 22 năm, từ năm 593 T.C., là năm thứ năm cuộc lưu đày của Giê-hô-gia-kin, cho đến năm 571 T.C, là năm 27 của vua Giê-hô-gia-kin (28:17).

Chủ đề sách là: sự hiện ra của Đức Chúa Trời trong vinh quang, sự phán xét của Ngài trên cả dân Ngài và các nước, và sự khôi phục tuyển dân của Ngài cho sự xây dựng một chỗ cư trú như một chỗ ở hỗ tuơng và là sự biểu hiện hoàn bị cho chính Ngài và của chính Ngài. Đó là 4 khải tuợng trong sách Ezekiel./.

TÓM TẮT SÁCH CA THƯƠNG


Sách nầy do Giê-rê-mi là vị tiên tri khóc lóc, than thở, viết ra, chứa đựng 5 bài ai ca diễn tả nỗi buồn và tình thương của Giê-rê-mi về thành thánh và dân thánh của Đức Chúa Trời. Giê-rê-mi đã nói tiên tri về sự phá hủy Israel, được thi hành dưới sự xử lý tể trị của Đức Chúa Trời, và ông cũng đã chứng kiến sự phá hủy, sự tàn phá, sự làm nhơ nhớp, sự lưu đày, sự đổ nát của toàn xứ sở, bao gồm Jerusalem.

Bởi tối thượng quyền của Đức Chúa Trời, Giê-rê-mi được tự do khỏi cuộc lưu đày (Giê. 40:1-6). Theo lịch sử, Giê-rê-mi đã ngồi trên một ngọn đồi, rồi từ trên cao quan sát Jerusalem, nhìn qua mọi sự đổ nát ở bên dưới. Ông đã bắt đầu khóc, và ông không thể không ghi lại các cảm xúc của mình.

Giê-rê-mi đã viết 5 bài ca thương của ông theo cách rất tinh tế. Trong tiếng Hê-bơ-rơ, chữ thứ nhất của mỗi một câu trong các chương 1, 2 và 4 là theo thứ tự các chữ cái trong bản mẫu tự Hê-bơ-rơ. Trong chương 3, mỗi 3 câu hình thành một nhóm mà bắt đầu với cùng một chữ cái Hê-bơ-rơ và 22 nhóm tạo thành theo thứ tự 22 chữ cái Hê-bơ-rơ./.

NỘI DUNG SÁCH GIÊ-RÊ-MI


Sách Giê-rê-mi bao gồm một thời gian chừng 42 năm, từ năm 628 T.C, là năm thứ 13 triều vua Giô-si-a (1:2) mãi đến khoảng năm 586 T.C., sau khi Ghê-đa-lia, tổng trấn Giu-đê bị sát hại (41:2) và Giê-rê-mi bị cưỡng bách đem xuống Ai-cập (43:6-8).

TÓM TẮT SÁCH Ê-SAI


Tên “Ê-sai” có nghĩa là sự cứu rỗi của “Jah” (Jehovah). Sách Ê-sai trong nội dung của nó về cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, là sách dẫn đầu giữa mọi sách của các tiên tri. Sách nầy là khải tượng mà E-sai đã thấy (1:1), lời mà Ê-sai đã thấy (2:1) và gánh nặng mà E-sai đã thấy (13:1;15:1). Khải tượng, lời và gánh nặng trong sách E-sai có liên quan cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ, được bàn luận cách thấu suốt trong sách nầy.


Sách Ê-sai tiết lộ rằng sự xử lý của Đức Chúa Trời trong tình thương với dân yêu dấu của Ngài và sự phán xét công nghĩa của Ngài trên các nước để đem Đấng Christ đến, Cứu Chúa ( 43:3; 49:26) Ngài là Đức Chúa Trời (9:6) được nhục hóa làm một con người (7:14), sở hữu cả bản chất thần thượng và bản chất phàm nhân (4:2) sống trên trái đất nầy (53:2-3; 42:1-4) bị đóng đinh (53:7,10a, 12) đã sống lại (53:10b, 11) đã thăng thiên (53:13), và tái lâm (40:10; 64:1) đáp ứng nhu cầu của tuyển dân Đức Chúa Trời và các nước (9:1-7; 49:6) trong sự cứu rỗi tổng bao hàm của Ngài (12:2-3) hầu sự phục hồi muôn vật của cõi thọ tạo nhưng sa ngã của vũ trụ (2:2-5; 11:6-9; 35:1-10; 30:26) có thể được đưa đến mà sẽ tổng kết trong trời mới và đất mới trải cõi đời đời (65:17). Do đó, nội dung sách Ê-sai bao gồm toàn bộ cuộc gia tể về Tân ước của Đức Chúa Trời, từ sự nhục hóa (Math. 1:18-25) đến trời mới đất mới (Khải 21:-22 với bối cảnh Cựu ước của sự xử lý của Đức Chúa Trời với Israel và các nước. Theo lời tiên tri của Ê-sai, Đấng Christ mà đã trải qua tiến trình cho các mục đích thần thượng là trung tâm và sự phổ quát của chiếc bánh xe lớn trong chuyển động của Tam Vị Nhất Thể thần thượng (Exechien 1:15) cho sự hoàn thành cuộc gia tể của Ngài trong sự phân phát thần thượng của chính Ngài vào tuyển dân của Ngài.


Trong sách Ê-sai, tình thương của Đức Chúa Trời hướng về Israel được vận dụng trong đường lối ba mặt: như một người Cha (1:2-3; 63:16; 64:3), như bà Mẹ nuôi dưỡng (66:13), và như người Chồng (54:5). Vì Đức Chúa Trời đối xử với Israel yêu dấu của Ngài theo cách yêu thương, sự giao tiếp của Ngài với họ, cách tổng quát, là sự việc không do sự phán xét nhưng trừng trị. Tuy nhiên, sự xử lý của Đức Chúa Trời với các dân ngoại, các nước, là sự phán xét căn cứ trên sự công nghĩa của Ngài, công lý của Ngài. Đức Chúa Trời xử lý dân chúng theo những gì Ngài là. Đức Chúa Trời thánh khiết và công nghĩa, Ngài là Đấng Thánh và Đấng Công Nghĩa. Là Đấng Thánh, Ngài trừng phạt dân Ngài hầu họ có thể thánh khiết (Hê-bơ-rơ 2:10), và là Đấng Công Nghĩa, Ngài xét xử các nước, vì cớ họ không chân thật và không công nghĩa./.

Cuong Yếu Nhã Ca



Chủ đề sách Nhã ca là lịch sử tình yêu trong cuộc hôn nhân tuyệt vời, mặc khải kinh nghiệm tiệm tiến của một cá nhân tín đồ trong sự tương giao yêu thương với Đấng Christ.

Nhã ca là lịch sử tình yêu trong một cuộc hôn nhân tuyệt vời, chuyện tình giữa vị vua khôn ngoan Solomon, tác giả sách nầy, và Su la mít (6:13), một cô thôn nữ. Như vậy, sách nầy là một chân dung kỳ diệu và sống động, trong hình thức thi thơ, về tình yêu hôn nhân giữa Đấng Christ như Chàng Rễ và các người yêu của Ngài, như Cô Dâu của Ngài (Giăng 3:29-30; Khải 19:7) trong sự vui hưởng hỗ tương của họ trong sự hòa lẫn các thuộc tính thần thượng của Ngài với các mỹ đức phàm nhân các người yêu của Ngài.

TÓM LƯỢC SÁCH TRUYỀN ĐẠO



Chữ “hư không” cũng có thể được dịch là “hơi thở” hay “hơi nước”. Nội dung sách Truyền đạo là lời miêu tả của Solomon, sau khi ông sa ngã đối với Đức Chúa Trời (1 Vua 11:1-8) rồi trở lại cùng Đức Chúa Trời và về cuộc sống làm người của nhân loại sa ngã dưới mặt trời, một cuộc sống trong thế giới hư hoại (Ephs. 2:12). Theo sách nầy, lịch sử loài người, từ ban đầu đến thời hiện tại, là hư không- Qua tất cả các kinh nghiệm tích cực và tiêu cực của cuộc sống con người dưới mặt trời, Solomon đã được ấn tượng sâu sắc và chiếm hữu bởi sự hư không của cuộc đời, con người dưới mặt trời trong sự sa ngã của nó thì lìa khỏi Đức Chúa Trời. Con người đã được Đức Chúa Trời sáng tạo với mục đích cao nhất và rất cao quí, đó là để biểu hiện Đức Chúa Trời trong hình ảnh Ngài với sự sống và bản chất thần thượng (Sáng. 1:26), nhưng kẻ thù của Đức Chúa Trời, Satan, Ma quỉ, đã bước vào và cấy chính mình hắn như tội lỗi vào con người mà Đức Chúa Trời đã sáng tạo cho mục đích của Ngài (Sáng. 3:1-6).

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Giới thiệu Sách Giô-ên


Tác giả là Giô-ên. Thời gian chức vụ, khoảng năm 800 T.C, có thể sau tiên tri Ê-li-sê. Chỗ ông thi hành chức vụ là Nam quốc Giu-đa. Chủ đề của sách là Sự tàn phá của chính quyền loài người trên Israel trong 4 giai đoạn và việc Đấng Christ tiêu huỷ các kẻ tàn phá đó và sự trị vì của Ngài giữa Israel trong sự phục hồi.


Giô-ên 1:4 chép, “Cái gì sâu keo còn để lại, cào cào ăn; cái gì cào cào còn để lại, sâu lột vỏ ăn; cái gì sâu lột vỏ còn để lại, châu chấu ăn”. Bốn chữ dùng cho châu chấu được dùng trong câu nầy có thể ám chỉ một loại châu chấu trong các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Bốn giai đoạn của một loại châu chấu nầy ám chỉ các nước mà gây ra sự tàn phá Israel trong 4 đế quốc nối tiếp nhau: Ba-by-lôn, Mê-đi Ba-tư, Hi lạp, La mã, bao gồm Antichrist là Sê-sa cuối cùng của đế quốc La Mã (Khải. 17:8-11). Quân đội của các đế quốc nầy giống như châu chấu (2;25) đến tàn phá và tiêu huỷ Israel cách trọn vẹn, nuốt dân chúng, đất đai, đồng ruộng, sản vật, thức ăn, nước uống và cắt bỏ các của lễ của họ. Bốn đế quốc nầy tương hợp với 4 phần của pho tượng lớn hình người trong Đa-ni-ên 2:; và với 4 con thú trong Đa-ni-ên 7; và với 4 cái sừng trong Xa-cha-ri 1:. Chúng sẽ bị Đấng Christ chiến thắng và chấm dứt, rồi Ngài sẽ lập vương quốc và sự trị vì giữa dân Israel được cứu trong thời đại phục hồi (Đa. 2:34-35).

LÁ CỜ HỒNG THẬP TỰ



Của Châu Quân

Có một ấn tượng ghi khắc trong tâm hồn và trí nhớ của tôi khi tôi còn là thiếu niên mà vẫn chưa nhạt nhoà sau rất nhiều năm tháng. Đó là tiếng còi hụ và vận tốc vô cùng nhanh chóng của xe cứu thương Hồng thập tự, đang giành đường để chạy nhanh tải bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Lúc ấy bọn học sinh chúng tôi phải vội vàng dừng xe đạp lại và nép vào lề đường cho chiếc xe đó lao vút qua. Người ta bảo với tôi rằng, nếu xe hồng thập tự xổ hai cờ, nó còn chạy nhanh hơn nữa.

Cờ hồng thập tự có nền trắng và hình chữ thập màu đỏ ở giữa. Đó là huy hiệu của hội cứu thương Hồng Thập Tự. Các nước Hồi giáo không chấp nhận hình chữ thập đỏ nên họ đổi thành huy hiệu “trăng lưỡi liềm đỏ”.

Hội Hồng Thập Tự là một tổ chức quốc tế xuất phát từ ý tưởng của một người. Đó là ông Jean Henri Dunant, có quốc tịch Thụy Sỹ (1). Để vinh danh ông, Âu Châu đồng ý chọn nền trắng Chữ Thập Đỏ làm cờ cho Hội này (vì Dunant quốc tịch Thụy Sĩ, mà nước Thuỵ sĩ có cờ nền màu đỏ và chữ thập trắng ở giữa). Sứ mạng của Hội Hồng Thập Tự là để chăm sóc thương binh trong chiến tranh, không phân biệt thương binh đó thuộc phe nào, hay nạn nhân thiên tai.

Ngoài Hội Hồng Thập Tự có cờ hiệu mang hình thập tự, có khoảng 30 quốc gia trên thế giới có quốc kỳ mang hình thập tự như Anh (England), Đan-mạch (Denmark), Hi-lạp (Greece), Na-uy (Norway), Phần Lan (Finland), Tân Tây Lan (New Zealand), Thuỵ Điển (Sweden), Thụy Sỹ (Switzerland), Úc (Australia), v.v.

Bạn thân mến, tại sao hình chữ thập đã có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống văn hóa của nhiều nước, và ảnh huởng đến giới y khoa như vậy? Tại sao có hình chữ thập ở khắp mọi bệnh viện, nhà thờ và một số quốc kỳ như vậy?

Theo lịch sử cổ đại ghi lại, đế quốc Ba-Tư đã sử dụng cây mộc hình hành quyết tội nhân bằng cách treo cổ. Đế quốc La-mã mô phỏng cách hành quyết nầy, đổi mộc hình thành giá gỗ hình chữ thập. Người ta gọi đó là thập tự giá, hay thập ác.


Thập tự giá là cái giá gỗ hình chữ thập, dùng để treo tù nhân lên đó. Trước tiên họ chôn một cây trụ đứng. Họ bắt nạn nhân nằm căng hai tay trên thanh ngang. Sau khi đóng đinh hai bàn tay của nạn nhân vào hai đầu thanh ngang, họ kéo thanh ngang luôn với nạn nhân lên để móc vào đầu cây trụ đứng. Họ dùng đinh to đóng cả hai bàn chân nạn nhân vào chân trụ đứng. Họ lấy dây thừng cột bụng nạn nhân vào thân trụ đứng. Nạn nhân bị treo cách đau đớn và khát nước như vậy cho đến khi tắt thở. Thật là một cách hành quyết dã man và tàn nhẫn.


Thánh Kinh ghi chép lại sự việc Đấng Cơ Đốc Jêsus đã bị hành quyết y như vậy vào khoảng năm 30 sau Công Nguyên tại ngoại ô thủ đô Giê-ru-sa-lem, xứ Do- thái. Kinh thánh chép về Tổng Đốc chính quyền La mã đương thời, là người có quyền uy trong vụ án của Chúa như sau: “khi người nói vậy rồi thì lại đi ra, nói cùng người Do-thái rằng: “Ta chẳng thấy người có tội gì cả”. Đấng Cơ-Đốc vô tội nhưng ông Tổng đốc phải ra lệnh hành quyết Ngài để vừa lòng quần chúng Do-thái căm ghét Ngài. Kinh Thánh tuyên bố cái chết trên thập tự giá của Đấng Cơ Đốc là để bày tỏ tình thương của Đức Chúa Trời, để đền tội cứu chuộc toàn thể nhân loại trải mọi thời đại.

Kinh Thánh chép: “Chúng đã treo Ngài trên cây gỗ mà giết đi. Nhưng ngày thứ ba Đức Chúa Trời khiến Đấng ấy sống lại,… Hết thảy các tiên tri đều làm chứng cho Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì nhờ Danh Ngài mà nhận được sự tha tội” (Thánh Kinh—Công vụ 10:40-41,43).

Các bạn ơi,
Mỗi lần bạn nhìn thấy quốc kỳ của nước nào có hình thập tự, hay cờ xe Hồng Thập Tự, dấu hiệu chữ thập đỏ nơi các bệnh viện, nhà thờ, bạn phải nhớ rằng dấu hiệu đó nhắc nhở chúng ta về tình thương yêu của Đấng Cơ Đốc. Ngài là Đấng Cứu Thế đã giáng trần để chết thế cho bạn trên thập tự giá.

Mong bạn đến với Ngài. Vì “chính Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta đã chết đối với tội lỗi, thì được sống đối với sự công nghĩa. Cũng nhơn lằn đòn của Ngài mà anh em đã được chữa lành” (Thánh kinh, 1 Phi-e-rơ 2:24).
 Chau Quan
(15-10-2013)
Trích nguồn:
1- Hội Hồng Thập Tự,http://maxreading.com/sach-hay/lich-su-cac-phat-minh/hoi-hong-thap-tu-2552.html
( Trích : Http:hoptinhhoply.net)