Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Giới thiệu Sách Giô-ên


Tác giả là Giô-ên. Thời gian chức vụ, khoảng năm 800 T.C, có thể sau tiên tri Ê-li-sê. Chỗ ông thi hành chức vụ là Nam quốc Giu-đa. Chủ đề của sách là Sự tàn phá của chính quyền loài người trên Israel trong 4 giai đoạn và việc Đấng Christ tiêu huỷ các kẻ tàn phá đó và sự trị vì của Ngài giữa Israel trong sự phục hồi.


Giô-ên 1:4 chép, “Cái gì sâu keo còn để lại, cào cào ăn; cái gì cào cào còn để lại, sâu lột vỏ ăn; cái gì sâu lột vỏ còn để lại, châu chấu ăn”. Bốn chữ dùng cho châu chấu được dùng trong câu nầy có thể ám chỉ một loại châu chấu trong các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Bốn giai đoạn của một loại châu chấu nầy ám chỉ các nước mà gây ra sự tàn phá Israel trong 4 đế quốc nối tiếp nhau: Ba-by-lôn, Mê-đi Ba-tư, Hi lạp, La mã, bao gồm Antichrist là Sê-sa cuối cùng của đế quốc La Mã (Khải. 17:8-11). Quân đội của các đế quốc nầy giống như châu chấu (2;25) đến tàn phá và tiêu huỷ Israel cách trọn vẹn, nuốt dân chúng, đất đai, đồng ruộng, sản vật, thức ăn, nước uống và cắt bỏ các của lễ của họ. Bốn đế quốc nầy tương hợp với 4 phần của pho tượng lớn hình người trong Đa-ni-ên 2:; và với 4 con thú trong Đa-ni-ên 7; và với 4 cái sừng trong Xa-cha-ri 1:. Chúng sẽ bị Đấng Christ chiến thắng và chấm dứt, rồi Ngài sẽ lập vương quốc và sự trị vì giữa dân Israel được cứu trong thời đại phục hồi (Đa. 2:34-35).



Khởi đầu khoảng 200 năm trước khi Nê-bu-cát-nết sa, vua Babylon, xuất hiện, Đức Chúa Trời đã sai các tiên tri cảnh cáo Israel, khuyên họ và kêu gọi họ trở về cùng Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, Israel đã không lắng nghe các tiên tri. Điều nầy ép buộc Đức Chúa Trời sai 4 loại châu chấu trừng phạt dân của Ngài. Israel đã chịu đau khổ bởi 4 loại châu chấu trải 27 thế kỷ. Mục đích của Đức Chúa Trời khi cho phép Israel chịu đau khổ dưới 4 loại châu chấu là để sinh ra một cặp vợ chồng Giô-sép và Ma-ri, đến nỗi qua đó Đức Chúa Trời đã có thể được sinh ra trong con người, bởi con người và qua con người, để Ngài không chỉ còn là Đức Chúa Trời nhưng là một Thần Nhân (Người Trời). Do đó, Đức Chúa Trời đã dùng sự đau khổ của dân Do-thái đem lại sự nhục hoá, một biến cố từ trước chưa hề có, hầu đem Đức Chúa Trời vào con người và hoà trộn Đức Chúa Trời và con người làm một. Hơn nữa, Đức Chúa Trời đã dùng châu chấu cung cấp mọi tiện ích cần thiết trong hoàn cảnh để thực hiện mục đích của Ngài. Đế quốc La mã, sự tập kết của 4 đế quốc, cung cấp mọi sự cần thiết cho Đức Chúa Trời nhục hoá sống, chuyển động và làm việc trên trái đất. Họ cũng dự bị phương tiện cho Đấng Christ chịu đóng đinh để hoàn thành sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời (Giăng 18:31-32). Cơ hội cho sự đổ ra của Đức Linh như Đức Chúa Trời đã trải qua tiến trình và tổng kết trên mọi xác thịt để sản sinh Hội Thánh, Thân Thể hữu cơ của Đấng Christ (Công. 2: và các tiện ích để làm lan tràn phúc âm cho toàn thể địa cầu (Math. 28:19, Công 1:8).


Kinh thánh là một văn kiện về hai lịch sử: lịch sử của con người, lịch sử phàm nhân, và lịch sử của Đức Chúa Trời, lịch sử thần thượng. Lịch sử thứ nhất như cái vỏ bọc, lịch sử thứ hai là cái nhân bên trong cái vỏ. Trong các sách Tiểu tiên tri, lịch sử phàm nhân đã được minh định cách rõ ràng và được ngụ ý bởi 4 loại châu chấu được đề cập trong câu nầy, Giô-ên 1:4. Lịch sử thần thượng bên trong lịch sử phàm nhân cũng được khải thị cách chi tiết đáng kể. Lịch sử thần thượng như huyền nhiệm của Đức Chúa Trời tam nhất trong nhân tính, khởi đầu trong cõi đời đời quá khứ với Đức Chúa Trời đời đời và cuộc gia tể đời đời của Ngài (Mi. 5:2; 1 Tim. 1:4, Eph. 1:5,9-11), nó tiếp tục với sự nhục hoá của Đấng Christ, sự chết, chôn cất và sống lại của Ngài, để làm lan tràn sự cứu chuộc và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho mọi nước trên trái đất (Giô na 1:17; 2:10), việc Ngài đổ ra Linh tổng kết để sản sinh Hội Thánh như sự biểu hiện của Đức Chúa Trời tam nhất ( Giô-ên 2:28-32), sự tái lâm của Ngài như niềm khao khát của các nước (A-ghê 2:7a) và như Mặt trời công nghĩa (Malachi 4:2a); sự hiện đến của Ngài và quân đội của Ngài để đánh bại Antichrist và quân đội của hắn (Giô-ên 3:1-15), và sự trị vì của Ngài tại Si-ôn trong vương quốc 1000 năm (3:16-21; Mi chê 4:7), cuối cùng, vương quốc sẽ tổng kết trong Giê-ru-sa-lem mới trong trời mới và đất mới đến đời đời. Giê-ru-sa-lem mới là bước tối hậu, tổng kết của lịch sử Đức Chúa Trời.

Minh Khải biên soạn