Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

GIÀY ĐẠP RẮN RẾT, BÒ CẠP-


 

Kể từ vườn, Ê-đen Sa tan và các quỷ đã chiếm hữu nhân loại, và kể từ đó bè lũ sa tan luôn luôn ẩn núp phía sau loài người để chống lại Đức Chúa Trời.

Kinh thánh bày tỏ rằng lực lượng kẻ thù như vậy thường ẩn núp phía sau các hình thức biểu hiệu như sóng nước, nước lụt, núi non, sư tử, con rồng, các loài rắn rết và bò cạp….v.v..

 Nhưng Kính thánh bày tỏ Chúa đã giải giáp các quỷ: -Hê bơ rơ 2:14, “Ấy vậy, vì con cái có phần trong huyết và thịt thể nào, thì  chính Ngài cũng có phần vào đó thể ấy, hầu cho nhờ sự chết mà Ngài có thể diệt trừ kẻ cầm quyền sự chết là ma quỉ”.

 Động từ “diệt trừ” theo nguyên ngữ là “phế thải, làm mất hiệu lực”.. Sa tan không bao giờ bị hủy diệt, dù mai kia hắn vào hồ lửa, nhưng từ trên thập tự gía của Chúa, hắn đã bị Ngài phế thải. Hắn không còn hiệu lực với mọi người ở trong Đấng Christ.

 Cô lô se 2:15, “Ngài đã ….truất bỏ các chấp chánh, các quyền bính, đem phơi chúng ra tỏ tường, và toàn thắng chúng tại đó.” Động từ “truất bỏ” có nghĩa đen là: put off, spoil, disarm- giải giáp, tước đoạt (tước vũ khí).. Trong sự chết trên thập tự giá, Chúa Giê-su đã giải giáp, đã tước vũ khí toàn bộ lực lượng các quỷ dữ vô hình, bao gồm sa tan, các thiên sứ ác và các loại ác linh và quỷ nhỏ. Đối với những người ở trong Đấng Christ và trưởng thành, bè lủ sa tan đã bị tước vũ khí rồi. Bạn có thấy như vậy chưa?

Mời bạn xem qua các hình ảnh biểu hiệu sau đây:

1/. Sóng nước:

 Khi Chúa và 12 môn đồ đi thuyền qua biển Ga li lê, các quỷ tạo nên cơn bão tố với mục đích cản đường Chúa đến đuổi một người bị quân đội quỷ ám ở bờ biển phía bên kia (Mác 9), nên Chúa quở trách biển như quở trách loài người:Ngài bèn thức dậy, quở gió và phán cùng biển rằng: “Hãy êm đi, lặng đi!” Gió liền dứt,rồi yên lặng như tờ”. Như vậy các quỷ đã ẩn núp trong sóng gió của cơn bão đó.

Thi thiên 29:10, “Đức Gia-Vê ngự trị trên hồng thủy (nước lụt). Đức Gia-Vê ngự trị làm vua muôn đời” (Thi thiên 93:,” Hỡi Đức Giê-hô-va, .Thủy trào đã dấy lên, lạy Yavê, thủy trào đã ầm ầm lên tiếng, thủy trào còn chan chát ào ào! Át hẳn tiếng gầm làn nước bao la, [oai hùng thắng cả ba đào] biển cả,”

Các bạn có thấy rằng những cơn lũ lụt cuồng nộ giữa xã hội loài người trong mọi thời đại đều có bầy quỷ dữ núp trong đó xách động chăng? Thí dụ cuộc náo động tại thành Ê-phê-sô chống lại Chúa và phúc âm Ngài, Lu ca ghi lại, “Cả thành đều đầy hỗn độn; …vì hội  chúng hỗn độn, phần đông cũng không biết vì cớ nào mình nhóm lại. …thì hết  thảy đều kêu rập lên một tiếng ước trong hai giờ, rằng: “Lớn thay là Đi-anh của  người Ê-phê-sô!”

 Quần chúng kêu vang ầm suốt 2 tiếng đồng hồ, nên chúng ta không biết sa tan tập trung bao nhiêu ngàn tà linh, ác linh xúi giục quần chúng như vậy. Nếu ngày nay bạn thấy sa tan chuyển động trong dòng lũ lụt sôi trào trong xã hội loài người, bạn sẽ không ngạc nhiên khi Chúa khiển trách Môi-se bên bờ Biển Đỏ, “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Sao ngươi kêu van ta? Hãy bảo dân Israel cứ đi;  còn ngươi hãy giơ gậy lên, đưa tay trên mặt biển, phân rẽ nước ra, thì dân Y-sơ-ra-ên sẽ xuống biển đi như trên đất cạn” (Xuất hành 14:15-16).

 Môi xe không cần cầu nguyện cầu xin, ông chỉ cần giơ gậy thẩm quyền của Chúa để xứ lí Hồng Hải, tức là đánh đập các quỷ núp trong Biển Đỏ đang cản đường dân Israel.

 Thi thiên nói Chúa đã ngự trị, đã quở trách sóng biển, chế ngự lũ lụt rồi, chúng ta phải như Môi se giơ gậy thẩm quyền của Chúa ra lệnh cho Biển Đỏ rẽ ra làm hai để dân Chúa thoát nạn. Không đánh đuổi các quỷ Chúa đã chế ngự, mà cứ lo xin xỏ, lo kêu van xin Chúa giải cứu, là tầm nhìn sai lầm của dân Chúa ngày nay.

2/.Ra lệnh núi non dời đi:

Tại thập tự giá, Chúa đã quở trách các núi lớn, vì núi non tiêu biểu các quỷ hay những trở lực ngăn đường tiến lên của dân Đức Chúa Trời. Chúa có phán cùng núi non,“Ngươi là ai, hỡi núi lớn kia? Trước mặt Xô-rô-ba-bên, ngươi sẽ thành đồng bằng” (Xa cha ri 4:7).

--Mathio 17:20, “Ngài đáp rằng: Ấy là tại các ngươi ít đức tin: Vì ta nói thật cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi nầy rằng: Hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua”. Chữ “khiến” nghĩa đen là “. Động từ “kiến” nghĩa đen là “nói”. Chúng ta phải nói cùng Chúa, cùng ac1c quỷ núp sau núi, chớ đừng cầu xin Chúa dời hòn núi đi..

--Mathio 21:21 “Song dầu các ngươi biểu hòn núi nầy rằng: Hãy cất mình lên và quăng xuống biển, điều đó cũng sẽ làm được”. Động từ “biểu” nên dịch lại cho đúng là “nói”.

-- Mác 11:23, “Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu (nói cùng)  hòn núi nầy rằng: Phải cất mình lên, và quăng xuống biển, nếu ngươi chẳng nghi ngại trong lòng, nhưng tin chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm, thì điều đó sẽ thành cho”. Kinh thánh không chép chúng ta xin Chúa ra lệnh dời hòn núi, nhưng Chúa bảo chính chúng ta phải nói với núi non cản trở nầy

Có một ngộ nhận, một thói quen sai lầm của dân Chúa là họ thường cầu xin Chúa dẹp bỏ núi non cho họ, trong khi Chúa bảo chúng ta phải mở miệng “nói”-- là ra lệnh cho núi non dời đi chỗ khác.

3/.Giày đạp rắn rết bó cạp:

Sách Ê-phê-sô  chứng minh rằng các cuộc chiến của Israel chinh phục dân khổng lồ thời Giô-suê tiêu biểu cuộc tranh chiến của các thánh đồ hôm nay “với chấp chánh, với quyền bính, với bá chủ của đời tối tăm nầy, với lũ tà linh độc ác ở thiên không” (6:12). Và vào ngày ấy khi “thấy các vua bị điệu đến trước mặt mình, Giô-suê triệu tập  tất cả nam đinh Israel và ra lệnh cho các cấp chỉ huy quân đội đã theo mình: “Hãy đến đạp chân lên cổ các vua này!” Vậy, họ tiến lên đạp chân trên cổ các vua”.

 Việc nam đinh Israel  đạp chân lên cổ các vua trong xứ Ca na an làm hình bóng cho việc chúng ta giày đạp rắn rết, bò cạp hôm nay.

--Lu ca 10:19 TKTC, “Này, Ta đã cho các ngươi thẩm-quyền để giẫm lên rắn và bọ cạp, và trên mọi quyền-năng của kẻ thù, và chẳng có gì sẽ làm hại các ngươi”.

 Chúa đã ban “thẩm quyền” (authority) cho chúng ta đã giày đạp các loại quỷ như rắn, và bò cạp. Chúng có quyền năng (power), sức mạnh siêu nhiên, nhưng chúng ta có quyền hành giày đạp, xua đuổi chúng. Thẩm quyền là lệnh, để chế ngự quyền năng.

 Thi thiên 91:13, “Ngươi sẽ bước đi trên sư-tử và rắn hổ-mang; Sư-tử tơ và rắn, ngươi sẽ giẫm đạp xuống”.

 Chúa không hề phán bảo bạn xin Ngài xua đuổi các loại quỷ đó, mà muốn chính bạn mở miệng ra ra lệnh thiên sứ cột trói các quỷ và chính môi miệng bạn phải xua đuổi chúng, cấm đoán chúng hoạt động. Sư tử rắn hổ mang ở đây có thể tượng trưng cho thiên sứ ác cai trị trên một nước nào từ hồi sau tháp Ba bên đến bây giờ.

 Thí dụ khi bạn thấy ai đó trong hội thánh đang cắn xé tín đồ khác bạn hãy nói với con quỷ như sau: “ Giê-su là Chúa, Đức Chúa Trời của sự bình an giày đạp sa tan. Nhơn danh Chúa Giê su ta cấm con quỷ trong ông X cắn xé anh em tín đồ nữa. Người hãy ngưng hoạt động sát nhân đi. Cút đi”.

 Khi thấy các tà linh đã đại dụng những kẻ phục hồi ngày sa bát, nghe tà linh đang không chế ai nói tiếng lạ vô nghĩa, biết những ai đang rao giảng lời chống thần vị Đức Chúa Trời của Chúa Giê-su, hay kẻ nào chống lẽ thật về Ba Ngôi, khi nhìn thấy những kẻ rao giảng hội thánh hoàn vũ như giáo hội thế giới của mẫu hội La mã..v..v..Chúng ta cậy thẩm quyền mà Chúa đã ban cho, ra lệnh cấm việc làm của  các tà linh lừa đảo  trong những cá nhân mà chúng ta biết. Hãy siêng năng, bền đổ đuổi các tà linh đó nhiều năm, nhơn danh Chúa Giê-su giày đạp chúng, hi vọng sau nhiều ngày hoặc nhiều năm, Chúa sẽ giải phóng các nạn nhân.

Kết luận-

Hê bơ rơ 2:14 chép, “hầu cho nhờ sự chết mà Ngài có thể diệt trừ kẻ cầm quyền sự chết là ma quỉ” . Bản Darby dịch chính xác là: “that through death he might annul him who has the might of death, that is, the devil”—“hầu qua sự chết Ngài có thể hủy bỏ  kẻ có quyền sự chết alk2 ma quỷ. Nên dịch động từ annul là phế thải, bãi bỏ , làm mất hiệu lực.

 Chúa Giê su đã phế thải, giải giáp toàn bộ lực lượng của sa tan, từ Lucifer, đến các thiên sứ ác và các loại tà linh, cùng ô quỷ các loại.

 Cho nên Thi thiên 149  nhắc nhở chúng ta nên hằng ngày thi hành án lệnh của Chúa Giê su trên các quỷ, chuyên cần, bền đỗ hết ngày nầy đến ngày khác, trải cả cuộc đời mình, luôn luốn xua đuối, cấm đoán, và giày đạp các quỷ trong phòng tư riêng của mình, hoặc hiệp chung với ai đó, có cùng tầm nhìn đắc thắng như mình.

“Nguyện những người kính sợ Chúa vui mừng trong vinh hạnh  này; Họ sẽ ca hát vui vẻ ngay trên giường mình Nguyện lời tung hô Đức Chúa Trời nơi miệng họ; Một thanh gươm hai lưỡi nơi tay họ; Để trả thù các nước Và trừng phạt các dân; Để trói các vua chúng nó bằng xiềng Và cột những kẻ quí tộc của họ bằng xích sắt;  Để thi hành án phạt đã ghi cho chúng” (Thi 149:5-9).

 Dân chúng, vua chúa, nhà quý tộc đây là các cấp bậc trong hệ thống phân cấp của sa tan.

 Chúng ta hãy xua đuổi, cấm đoán và chà  đạp chúng mỗi ngày trong danh của Chúa Giê su.

 Châu Quân 22-1-2021

 


Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

CẦU XIN TRONG CẦU NGUYỆN -


 Cầu nguyện là một loại sống đạo của tín nhân, là một loại hình thờ phượng Chúa, nhưng còn rất nhiều người chưa am hiểu và kinh nghiệm đúng mức loại hình cầu xin trong cầu nguyện.

Giăng 16:24 chép lời Chủa dạy dỗ, “Đến bây giờ các ngươi chưa từng nhơn danh Ta mà xin điều gì hết; hãy xin thì sẽ được, hầu cho sự vui mừng các ngươi được đầy đủ”. Bạn đã cầu xin đầy đủ chưa?
Gia cơ, em Chúa, có cùng tâm linh và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, ông nói, “Sở dĩ anh em không có gì là vì không cầu xin”. Làm con của Đức Chúa Trời giàu có vô lượng mà bạn không biết cầu xin Cha mình, từ điều lớn đến điều nhỏ, từ thuộc linh đến thuộc thể là tại sao?
Cầu Xin Như Thế Nào?--
–Bánh hằng ngày của chúng ta-
“Xin cho chúng con hôm nay thức ăn đủ ngày”. Cầu xin cho cái ăn, cái mặc, cho sức khỏe, cho sự an ninh cuộc sống là những cầu xin nhỏ nhất trong bản xếp loại của Chúa trong bài cầu nguyện mà Ngài dạy cho chúng ta trong Mathio 6.
--Việc lớn và khó:
Nhà Cải Chánh John Knox (1505-1572) ở Scotland, cầu xin Chúa ban cho ông sự cứu rỗi dân tộc của ông, hoặc ông sẽ chết. Các vua như A-suê-ru, Hê rốt, vua chúa trần gian còn thách thức người họ thương yêu như Ê-xơ tê hãy xin việc lớn như phân nửa vương quốc, lời cầu xin đó cũng sẽ được nhậm lời. Thế mà tín nhân không dám, không biết mở miệng dể xin những việc lớn và khó. Nên Chúa từng nhắc nhở: “Hãy kêu-cầu Ta, rồi Ta sẽ trả lời ngươi, và Ta sẽ cho ngươi biết các việc phi-thường và lớn-lao, mà ngươi chẳng biết.'(Giê. 33:3).
Bản Truyền thống dịch là “việc lớn và khó”—Bạn đã từng xin những việc lớn và khó từ nới Chúa chưa, hãy cầu xin đi, Chúa sẽ hồi dáp.
Nhiều con cái Chúa chỉ quanh quẩn cầu xin những việc nhỏ mọn liên quan cuộc sống cá nhân như tôi vừa nói trên đây, như là sức khỏe, tiền nong, sự an toàn của gia đình, mà ít khi cầu nguyện những việc đại sự của Chúa như phúc âm hóa đất nước mình, sự xây dựng cho được một hội thánh vinh diệu, không chỗ chê trách, sự tái thiết đền thờ Jerusalem cho sự ứng nghiệm tuần lễ 70 và sự tái lâm cũa Chúa….
--Cầu xin trái lẽ-
Gia cơ khiển trách chúng ta, “Anh em cầu xin mà không nhận lãnh được, vì cầu xin trái lẽ, để dùng trong tư dục mình” (4:2). Bản TKTC dịch, “Anh em xin và không nhận được, vì anh em xin một cách đồi bại, ngõ hầu anh em có thể tiêu pha nó cho các thứ khoái-lạc của anh em”
Chữ “bậy” theo nguyên ngữ là: kakōs có nghĩa là badly (physically or morally): - amiss, diseased, evil, grievously, miserably, sick, sore.--
Thành ngữ nầy có thể dịch là ” với ý xấu”, “theo cách đồi bại”, “sai, hỏng, không thích hợp, bậy bạ”. Có nhiều tín đồ cầu xin nhiều điều sai mục đích như xin được du hành trên trạm không gian, xin Chúa cho đeo nhẫn cô dâu của mình trong lễ hôn phối trên đỉnh núi Hoàng liên sơn, hay cử hành hôn lễ dưới đáy Biển Đông, cầu xin Chúa giết chết những đối thủ của mình trong hội thánh bằng tai nạn giao thông, bệnh tật để mình rộng đồng hầu việc Chúa…
--Không thật mong muốn điều mình cầu xin:
Chúa Giê-su phán hứa, “Ví bằng các ngươi cứ ở trong ta, và những lời ta ở trong các ngươi, hãy cầu xin mọi điều mình muốn, thì sẽ được điều đó” (Giăng 15:7).
Bạn có thực sự hết lòng mong muốn những điều mình cầu xin chăng, hay chỉ là mở miệng cầu xin bằng môi mép, mà tấm lòng bạn không thật tâm mong muốn điều mình cầu xin?. Người mong muốn như vậy sẽ kiên trì cầu xin Chúa lâu ngày, lâu năm, cho đến khi được Chúa đáp lời, chớ không cầu xin chiếu lệ, rồi khi chấm dứt lời cầu nguyện đã quên điều mình vừa cầu xin.
--Hiểu điều mình cầu xin:
Chúa phán, “Bấy giờ bà Xê-bê-đê cùng với các con mình đến quỳ xin Đức Giê-su một điều. Ngài hỏi: Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy cho hai con trai tôi,một đứa ngồi bên phải, một đứa ngồi bên trái Thầy trong Nước của Thầy.” Đức Giê-su đáp: “Các con không hiểu điều mình xin….”(Mathio 20:20-22).
Chúa dạy chúng ta phải cầu xin những việc lớn và khó, những việc phi thường, nhưng đôi khi chúng ta không hiểu hết ý nghĩa điều mình cầu xin và sẽ bị Chúa khiển trách, Ngài không đáp lời.
--Cầu xin theo ý muốn của Chúa-
Do sự kiện trong Mathio 20 trên đây, nên khoảng 60 năm sau, sự sứ đồ cao niên là Giăng đặt bút viết, “Đây là sự bảo đảm chúng ta có để đến gần Đức Chúa Trời: Ấy là nếu chúng ta xin bất cứ điều gì theo ý muốn Ngài thì Ngài sẽ nghe chúng ta. Và nếu chúng ta biết Đức Chúa Trời nghe chúng ta, bất cứ điều gì chúng ta xin, chúng ta biết rằng chúng ta có được điều chúng ta đã xin Ngài” (1 Giăng 5:14-15 BDM).
Ý muốn của Chúa là huyền nhiệm. Chúng ta phải điều khiển lời cầu xin của mình trong phạm vi, trong đường hướng ý muốn của Ngài, thì chúng ta biết Ngài sẽ nghe chúng ta. Thí dụ Kinh thánh chép một phần ý muốn của Chúa là: “Ngài muốn cho mọi người được cứu rỗi và đạt đến sự hiểu biết chân lý” (1 Timothe 2:4).
Chúa muốn mọi người đều được cứu, cho nên khi chúng ta dựa vào ý muốn nầy của Ngài, chúng ta cầu xin cho sự cứu rỗi của dân tộc Việt Nam chúng ta trong một tỉ lệ cao, tôi tin Chúa sẽ rất hài lòng hồi đáp lời cầu xin đó chảng sai.
Kết luận-
Đức Chúa Trời tôn trọng lời cầu xin của Môi se cho dân Israel vài ba lần. Thí dụ, Ngài đã chịu thuyết phục bởi lời cầu nguyện của Môi se. Lời cầu xin của ông đã chi phối hành động của Ngài khi Ngài muốn tiêu diệt dân Israel thờ bò con vàng tại núi Si nai (Xuất hành 32).
Nữ Hoàng Mary Guise của nước Scotland, mặc dù có thành kiến và thù nghịch, ghen ghét John Knox như nước với lửa, nhưng bà đã tuyên bố một câu làm cho ai nghe cũng bị "khuấy động" mỗi khi suy nghĩ: "Trẫm sợ lời cầu nguyện của John Knox hơn cả đạo binh hùng hậu của nước Anh nữa!"
Bạn thân mến, hãy học tập cầu xin trong sự cầu nguyện đúng đắn cho thành thạo hầu bạn sẽ kinh nghiệm sự dự bị nầy của Chúa.
“Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện,nài xin và cảm tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời”. (Phi líp 4:6)—" Xin tôn vinh Đức Chúa Trời là Đấng dùng quyền năng tác động trong chúng ta, có thể thực hiện muôn phần hơn mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng” (Epheso 3:20). A men.
Khải Đạo 18-1-2021

CẦU NGUYỆN NHẮC NHỞ CHÚA-


 Một người bạn viết cho tôi về sự cầu nguyện: “Thật ra tôi rất kính sợ Chúa mà nghĩ rằng không dám làm phiền Chúa khi không có chuyện gì to tát đến phải gõ cửa, tìm xin nầy nọ, vì nghĩ trên thế giới nầy Chúa bận rộn nhiều lắm rồi, việc mình có đáng gì đâu mà phải làm rộn tới Chúa, nên không dám xin điều gì hết đó bạn”.

Lời trên đây của bạn tôi phản ánh tâm trạng dân Chúa hôm nay. Dân Chúa hiểu lầm về Chúa rất nhiều như sau:
1/. Không dám làm phiền Chúa-
Vua Sa-lô-môn, một tâm lí gia khuyên, “Chân con chớ thường xuyên đến nhà người láng giềng E rằng người sẽ chán và ghét con” (Châm ngôn 25:17). Điều nầy rất đúng với tình người xác phàm và khả năng hữu hạn của chúng ta. Chúng ta không thể đến với người láng giềng trong giờ anh ta nghỉ ngơi, hoặc lui tới quá thường xuyên tiếp cận người.
Nhưng với Chúa thì khác hẳn. Ngài không phiền khi chúng ta thường xuyên đến với Ngài. Từ trong kinh Cựu ước đến Tân ước, lúc nào Chúa cũng kêu gọi chúng ta: “Hãy đến cùng Ta”. Chẳng những đến gần bên Ngài, quỳ gối trước mặt Ngài, dựa vào ngực Ngài, núp dưới bóng cánh Ngài mà chúng ta còn có thể cư ngụ mãi trong lòng Ngài đến đời đời.
--Hãy nhắc cho Ta nhớ:
Khi bạn hứa gì với bạn bè mình, nếu sau đó, bạn cố ý quên, hoặc vô tình quên lời mình hứa, và bạn mình nhắc lại, chúng ta sẽ hổ thẹn và phải thực hiện lời hứa ngay.
Chúa không phải là người có xác phàm, hay có tánh ưa quên, ưa thất hứa, nhưng Ngài vui thích chúng ta nhắc Ngài nhớ những gì Ngài đã hứa với chúng ta. Vì khi chúng ta có niềm tin mới nhớ, mới tin những lời hứa của Chúa đã tuyên hứa với chúng ta trong Kinh thánh. Chúa phán, “Hãy nhắc cho Ta nhớ, Hãy cùng nhau tranh luận. Hãy trình bày lý lẽ của ngươi để chứng tỏ rằng ngươi đúng” (Ê-sai 43:26).
Vì biết Chúa không muốn mình bị “bẽ mặt” nên Môi se nhắc nhở Chúa để lấy lời hứa đó tranh luận với Chúa khi cầu thay cho trọng tội của Israel thờ bê vàng tại núi Si nai, “Xin Chúa nhớ lại các tôi tớ của Chúa là Áp-ra-ham, Y-sác và Y-sơ-ra-ên, là những người được Chúa chỉ chính mình Chúa mà thề rằng: ‘Ta sẽ làm cho dòng dõi các ngươi đông như sao rên trời, Ta sẽ ban cho dòng dõi các ngươi tất cả đất đai Ta đã hứa với họ, và đất đó sẽ là cơ nghiệp vĩnh viễn của họ.’” Đức Jehovah đổi ý không giáng tai hoạ trên dân của Ngài như Ngài đã đe dọa” (Xuất hành 32: 13-14).
Bạn ơi, hãy tìm những lời hứa của Chúa đã hứa trong Kinh thánh, rồi dùng những hứa ngôn ấy làm nền tảng để thưa chuyện với Chúa, nhắc nhở Ngài. Đức Chúa Trời thành tín sẽ thực hiện nhiều việc lớn và khó cho bạn theo hứa ngôn ấy chẳng sai.
2/. Chúa bận rộn nhiều lắm rồi—
Augustine, giáo phụ của các hội thánh ở Tunisia, Bắc Phi, và thế kỉ thứ tư sau công nguyên, kể lại một giai thoại lí thú như sau. Ngày kia ông đi dạo trên bờ biển Tunisia. Ông gặp một cậu bé đang dùng cát bờ biển đắp một cái hố rồi cậu dùng mảnh gáo dừa múc nước biển đổ vào hố. Giáo phụ hỏi: “cậu làm gì thế?”. “Dạ, cháu đang múc đại dương đổ vào hố”.
Câu nói đó đem lại một ấn tượng sâu xa trong lòng vị cha già nầy. Ông viết, “tấm lòng nhỏ hẹp của chúng ta không thể nào chứa nỗi bản thể bao la của Chúa. Dù có đến hàng ngàn, hàng vạn chiếc hố cát như vậy cũng không làm vơi cạn, hay gây ảnh hưởng chút xíu nào đối với bản thể vô lượng như đại dương bao la của Chúa, khi chúng ta múc lấy Ngài đổ vào chính bản thể mình. Chúa quá bao la, vô hạn trước nhu cầu của cả nhân loại”.
-- Chúa có đủ thời gian-
Loài người chúng ta thường từ chối tiếp khách và xin lỗi: “tôi không có thời gian”. Nhưng thời gian của Chúa là thì hiện tại hằng hữu vô lượng cách đồng thời. Từ cõi đời đời quá khứ đến cõi đời đời tương lai, thì mọi sự đều đang xảy ra một lượt trước mắt Ngài. Ngài có đủ thời gian dành tiếp xúc cách đầy đủ với mỗi một người trong cả nhân loại trong mỗi một thời đại. Kinh thánh chép đôi khi Chúa chỉ tạm giận một phần con cái Ngài, ẩn mặt với họ, không tiếp họ, nhưng tôi chưa thấy kinh thánh chép Chúa từ chối tiếp nhận những ai, khi người đó có nhu cầu đến với Ngài. “Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu” (Giăng 6:37).
Giô suê 1:5 chép lời Chúa phán với Giô suê, “Như Ta đã ở cùng Môi-se, Ta sẽ ở cùng con, Ta sẽ không bao giờ lìa con hay bỏ con đâu”. Đối với Chúa cái “Ta đã” và cái “Ta sẽ” đang xảy ra một lượt. Với chúng ta thì khác hẳn. Thí dụ năm 1980 bạn nhập ngũ vào quân đội, năm 2022 sẽ nhập cư vào Canada. Khoảng thời gian 42 năm giữa cái “tôi đã” và cái “tôi sẽ” của bạn xảy ra trước sau rõ ràng, vì chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào cõi thời gian của loài người. Nhưng Chúa là Đấng Ta Là (hằng hữu), Ngài có dủ thời gian dành cho mọi người chúng ta từ A đam đến những người hầu việc Ngài trong cõi đời đời tương lai một lượt, và có đủ thời gian dành cho từng cá nhân họ y như nhau. Chúa không bận rộn gì cả.
--Nhiều người nói chuyện một lúc-
Khi một người nói chuyện với chúng ta, ta nghe rõ, nhưng hai hay ba người cùng nói một lượt, chúng ta không nghe kịp. Thế nhưng trong bất cứ thời điểm nào, cũng có khoảng một tỉ Cơ Đốc nhân trên địa cầu ngày đêm cầu nguyện, kêu van với Chúa, Ngài có khả năng nghe kịp, và nghe tinh tường chăng?
Ngày nay con người hữu hạn còn có thể chế tạo những loại máy vi tính có khả năng nhận diện hàng vạn người đứng trước màn hình của nó. Có những loại máy vi tính có thể giải đáp hàng ngàn bài toán trong một giây. Thế thì Đấng Tạo Hóa mà đã sáng tạo ra những bộ óc khôn ngoan như vậy để chế tạo máy vi tính há lại không thể nhớ, không thể nhận diện bạn, tiếp nhận bạn, xử sự với mỗi người của bạn cách chính xác, và đầy đủ hay sao?
-- Chúa tiếp xúc mỗi người cách riêng thân thiết-
Đọc bốn phúc âm, bạn sẽ thấy Chúa có những cuộc tiếp xúc nhiều cá nhân theo nhu cầu riêng của mỗi người. Ngài có thì giờ nhàn rỗi, có lời chính xác, có sự thân thiết đúng mức, không thiên vị, nhưng công bằng đồng đều với mọi người tìm đến Ngài. Cho nên Chúa vẫn đang tiếp nhận và giải quyết nhu cầu riêng của cả tỉ Cơ Đốc nhân tiếp cận Ngài mỗi giờ cách hoàn hảo lạ lùng. Bạn tin như vậy chăng?
--- Ghi tên ta trên vai, ngưc và bàn tay Ngài –
Chúa không làm việc với chúng ta như cách làm việc của máy vi tính vô hồn góp nhặt và xử lí văn kiện về các cá nhân chúng ta. Ngài là Đấng hằng sống vạn năng.
Trong Xuất hành 28 bày tỏ rằng trên hai đai vai, và ngực của thầy tế lễ thượng phẩm có hai viên ngọc bích và bảng đeo ngực có 12 viên ngọc khác nữa. Ba chỗ đó ghi mẫu tự tên tuổi các chi phái Israel--- tượng trưng tên họ toàn bộ con dân của Chúa từ các thời đại.
Ê-sai 49: 15-16, “Một người đàn bà có thể quên con mình đang bú Hay không thương xót con trai một mình sao? Dù những người này có thể quên, Nhưng chính Ta sẽ không quên ngươi. Nầy,Ta đã khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta”.
Khi có việc ghi chép cấp bách mà không có giấy, chúng ta thường ghi tắt điều đó vào lòng bàn tay mình, phải không? Nói theo cách của loài người, Chúa ghi khắc tên tuổi ta vào lòng bàn tay Ngài, để Ngài dễ nhớ đến mỗi chúng ta cách chi tiết. Ngợi khen Chúa.
-- Kết luận--
Tóm lại một lời, Chúa là Đấng vô hạn. Bạn đừng ngây thơ suy nghĩ cách kỉnh kiền rằng mình sẽ làm phiền Ngài khi liên tục gõ cửa của Chúa, hay ngày đêm tiếp cận Ngài. Đừng bao giờ nghĩ lầm Chúa như loài người hữu hạn, Ngài quá bận rộn, và Ngài không có khả năng và thời gian tiếp nhận mỗi chúng ta khi ta đến với Ngài để tìm ân điển và sự thương xót. Tác giả thơ Hê-bơ-rơ khuyên, “Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngai ân sủng, để được thương xót và tìm được ân sủng khả dĩ giúp đỡ chúng ta kịp thời” (4:16 BDM).
Thiên Trình-20-1-2021.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2021

TÔI CÓ THAM MUỐN-

 Giô suê 7: 16- 21—"Vì vậy Giô-suê thức dậy sớm vào buổi sáng và đem Y-sơ-ra-ên đến gần bởi các chi-tộc, và chi-tộc Giu-đa bị bắt. Và ông đem gia-đình Giu-đa đến gần, và ông bắt gia-đình các người Xê-rách; và ông đem gia-đình các người Xê-rách đến gần người này đến người nọ, và Xáp-đi bị bắt. Và ông đem gia hộ của người đến gần, người này đến người nọ; và A-can con trai của Cạt-mi, con trai của Xáp-đi, con trai của Xê-rách, từ chi-tộc Giu-đa, bị bắt. Đoạn Giô-suê nói với A-can: "Hỡi con trai ta, ta nài-nỉ con, hãy dâng vinh-quang cho Đức GIA-VÊ, Đức Chúa TRỜI của Y-sơ-ra-ên, và hãy dâng lời ca-tụng cho Ngài; và bây giờ hãy bảo ta điều gì con đã làm. Chớ giấu nó với ta." Thế là A-can trả lời Giô-suê và nói: "Quả thật, con đã phạm-tội chống lại Đức GIA-VÊ, Đức Chúa TRỜI của Y-sơ-ra-ên, và nhưvầy và con đã làm như vầy: khi con thấy giữa chiến-lợi-phẩm một cái áo choàng đẹp-đẽ từ Si-nê-a200 siếc-lơ bạc và một nén vàng nặng 50 siếclơ, thì con tham muốn chúng và đã lấy chúng; kìa, chúng được giấu dưới đất ở bên trong lều của con, với bạc nằm ở dưới nó."

Trước khi chiếm thành Giê-ri-cô , Giô suê đã tuyên rao chỉ thị của Chúa là mọi người và thú vật phải giết sạch, nhưng mọi của cải  phải sung vào ngân khố đền tạm của Chúa; “Nhưng còn các ngươi, chỉ giữ mình tránh các vật dưới lệnh cấm này, e rằng các ngươi tham muốn chúng và lấy vài vật bị cấm này, thế là các ngươi làm cho trại Y-sơ-ra-ên bị rủa-sả và đem rắc-rối trên nó. Nhưng tất cả bạc và vàng và các đồ bằng đồng và sắt đều là thánh đối với Đức GIAVÊ; chúng sẽ đi vào kho của Đức GIA-VÊ."

 Chúa phải là số một, nên mọi chiến lợi phẩm  thuộc về kho của đền tạm trước nhất. Nhưng từ thành thứ hai là A-hi, mọi tài vật đều thuộc về toàn dân Israel. Trong câu chuyện nầy chúng ta thấy sự tham muốn của A can:

-- một cái áo choàng đẹp-đẽ từ Si-nê-a:

Si nê a là xứ sở có thành phố Babylon, nằm vùng Mê sô bô ta mi (Lưỡng ah2) giữa hai con sông Ơ Phơ rát và Ti gơ rơ. A can ham muốn áo choàng là chuyện thường tình, vì chàng trai nào mà không muốn có áo gió, có bộ cánh lỗng lẫy? Nhưng ở đây là tham muốn  của thánh của Chúa.

Những chữ “áo choàng” nhắc nhở gì cho chúng ta là con dân chúa hôm nay? Ê-sai 3:6-7 chép, “Khi một người bắt lấy anh em của hắn trong nhà cha hắn, nói: "Ngươi có cái áo choàng, ngươi sẽ cai-trị chúng ta, Và các sự đổ nát nầy sẽ ở dưới bàn tay của ngươi(," Vào ngày đó hắn sẽ phản-đối, rằng: "Ta sẽ không là thầy chữa-lành của các ngươi, Vì trong nhà ta không có bánh cũng chẳng có áo choàng; Các ngươi không nên chỉ-định ta cai-trị dân-chúng."

 Người xưa nói” chiếc áo không làm nên thầy tu”, mà khi tình trạng thuộc linh của dân Chúa suy thoái, họ coi rằng ai có “áo choàng” có bộ gió, tướng mạo oai phong như người lãnh đạo, như tướng mạo vua Sau lơ, thì  họ tìm cách đưa người đó lên cai trị dân Chúa.

Ngày nay trong hội thánh người ta tìm kiếm áo choàng, bằng cấp để mình có bộ gió khả dĩ cai trị dân thánh của Chúa. Ôi một sự sa bại là dường nào!

--200 siếc-lơ bạc- và một nén vàng nặng 50 siế-clơ-

 Vàng bạc là hay quý kim căn bản, như 1 Phi e rơ 1:18, “biết rằng anh em đã chẳng được chuộc bằng các vật có thể bị hư hoại như bạc hay vàng từ cách sống không có hiệu quả của anh em, thừa kế được từ tổ-tiên của anh em”.

 Từ các đời bạc là tiên tệ thông dụng để trao đổi, mua bán, ít ai dùng vàng làm tiền tệ. Trong kinh thánh có chép chuyện Đa vít mua sân đạp lúa của một người Giê bu sít để làm bàn thờ của lễ thiêu hầu chặn đứng đại dịch đang diệt dân Israel. 2 sa mu ẽn 24:24, “Tuy nhiên, nhà vua nói với A-rau-na: "Không, nhưng chắc-chắc ta sẽ mua nó từ ngươi với một giá, vì ta sẽ không dâng các của-lễ thiêu lên cho GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI của ta mà ta không tốn-kém gì cả." Thế là Đa-vít mua cái sân đạp lúa và những con bò với giá 50 siếc-lơ bạc”.

 Sau khi cơn đại dịch ngưng, vua Đa vít mua thêm cả ngọn đồi Mô ri a, là điền sản của A-rau na, để làm địa điểm xây dựng đền thờ của Chúa. 1 Sử kí 21: 24-25 chép “Nhưng Vua Đa-vít nói với Ọt-nan: "Không, nhưng chắc-chắn ta muốn mua nó với trọn giá; vì ta không muốn lấy vật gì của ngươi cho Đức GIA-VÊ, hay dâng một củalễ thiêu nào mà ta chẳng tốn gì cả." Vì vậy, Đa-vít cân 600 siếc-lơ vàng trả cho Ọt-nan cho chỗ đó”.

 Đó là chỗ Kinh thánh chép vàng là kim bản vị của tiền tệ.

Bạc là quý kim để trao đổi, mua bán, như của cải nổi của người ta. Còn vàng là loại của chìm.

 Điều đáng buồn là ngày nay có quá nhiều người không đào vàng  ngoài đời , đào trong nghề nghiệp của mình, nhưng lại đào trong kho tàng nhà Chúa. Khi tiền bạc của hội thánh nước ngoài gởi về giúp đỡ, người ta lấy 25% trao cho vợ con, 25% tiêu xài xa xỉ như tiệc tùng, còn 50 % mới thực sự dùng cho công việc Chúa như xây  phòng nhóm, tạo lập hội dường, hay giúp người nghèo. Tôi thấy tiền bạc  nước ngoài gởi về  giúp đỡ cho tín đồ trong nước, cũng bị cấp trên ăn đầu ăn đuôi.

Nhiều “A can” trong hội thánh ngày nay chỉ nói ra sự thật về tội ăn cắp , tội tham dục của mình trước tòa án Đấng Christ mà thôi: “khi con thấy giữa chiến-lợi-phẩm một cái áo choàng đẹp-đẽ từ Si-nê-a và 200 siếc-lơ bạc và một nén vàng nặng 50 siếclơ, thì con tham muốn chúng và đã lấy chúng; kìa, chúng được giấu dưới đất ở bên trong lều của con, với bạc nằm ở dưới nó”.

Ước gì những lời chân thật như vậy sớm được xưng ra hôm nay để hội thánh nói chung không ngã chết trước quân thù tại thành A-hi—

“Thế là khoảng 3 ngàn người từ dân đi lên đó, nhưng họ tháo chạy trước mặt các người ở A-hi. 5Và các người ở A-hi đánh hạ chừng 36 người của họ, và truy đuổi họ trước cổng thành xa đến tận Sê-ba-rim, và đánh hạ họ trên đường xuống dốc, thế là tâm của dân tan chảy và trở thành như nước” (Giô suê 7: 4-5).

 Hodos 4-1-2020-

BÓP MÉO LỜI KINH THÁNH-1-

2 Phi ero 3:15-17:

“Lại phải coi sự kiên nhẫn của Chúa chúng ta là sự cứu rỗi,  cũng như Phao-lô, anh yêu dấu của chúng ta, theo sự khôn ngoan đã ban cho mình mà viết cho anh em.  Trong các thơ của ông cũng nói đến những sự ấy, trong đó có  mấy điều khó hiểu, mà kẻ dốt nát, không vững bền cượng giải các kinh văn khác, chuốc lấy sự hư mất cho mình.  Vậy, hỡi kẻ yêu dấu, vì anh em đã được biết trước sự ấy, thì  hãy giữ chừng, kẻo e anh em cũng bị sự lầm lạc của kẻ gian ác lôi cuốn mà phải  truỵ lạc khỏi chỗ vững bền của anh em chăng”.

 Chữ “cượng giải” được các bản khác dịch là: xuyên tạc, bẻ cong, bóp méo.

 Nguyên ngữ Hi lạp strebloō  có nghĩa: to wrench, that is, (specifically) to torture (by the rack), but only figuratively to pervert: - wrest.-

Wrench: làm trẹo đi; torture: làm biến dạng, bóp méo; pervert: làm sai lạc; wrest: cố moi ra điều không có.

Các giáo sư Kinh thánh đã bóp mép Lời Kinh thánh rất nhiều, để dẫn cộng dồng Cơ Đốc vào lối lầm lạc, nhưng cũng trông có vẻ na ná với sự thật của Chúa.

Người ta bóp méo hai câu nầy: “Kẻ nói tiếng lạ tự gây dựng cho mình, song kẻ nói tiên tri gây  dựng Hội thánh” (! Cor 14:4)—“ Ví bằng có người nói tiếng lạ, chỉ nên hai hoặc ba người là  cùng, mỗi người phải nói theo lượt mình, và phải có một người thông dịch.  Nếu không có ai thông dịch, thì người đó phải làm thinh trong  Hội thánh, chỉ nói với chính mình và với Đức Chúa Trời mà thôi” (1 Cor 14:27-28).

 Chữ “tiếng lạ” trong nguyên văn là” tongue” (tiếng nói) không có chữ “lạ” cặp theo. Ngụ ý tiếng  nói chân thật, tiếng ngoại quốc, hay thổ ngữ có ý nghĩa mà Thánh Linh ban cho nói, chứ không phải độc âm nhân tạo như “ la ba da… la ba da” không dứt và vô nghĩa mà người tự xưng mình có ân tứ Thánh Linh đang nói ầm ỉ ngày nay.

Nếu người ấy nói ngôn ngữ nước ngoài mà không ai thông dịch thì người nên nói một mình, để bồi linh, để tự gây dựng chính mình, và nói với Chúa.

Các quỷ xuyên tạc, bóp méo là nói các chữ “la ba da… la ba da” với mình, với Đức Chúa Trời đi sẽ được gây dựng, được ơn càng thêm ơn. Kết quả người nói độc âm “la ba da… la ba da” đó càng hòa lẫn với các quỷ, được quỷ cấu tạo bản chất của nó vào mình mà không biết. Thật đui mù và đáng thương!

Thật là một sự lừa gạt của các quỷ, một sự bẻ cong ý nghĩa, xuyên tạc ý nghĩa mà sứ đồ Phao lô dạy về “tiếng nói’ (Tongue)

CON ĐƯỜNG NÀO XƯA NAY BẠN ĐI?

 Chúa Giê Su nói Ngài là Đường Lối (Road) Giăng 14:6, và Sau lơ vô tín bắt bớ ai thuộc về Đường Lối nầy. Theo phương diện khác, mỗi tín nhân của Đường Lối sẽ bước đi trên một, hoặc hai hay cả ba con đường sau đây:

1/ Đường cứu rỗi: Công vụ 16:17

“Những người đó là đầy tớ của Đức Chúa Trời Rất Cao, rao truyền cho các ngươi đường cứu rỗi”.

Mọi tín nhân chân thật đều đang đi trên con dường nầy và chuyển sang hai con dường nữa mới vào vương quốc ngàn năm chứ không phải vào thiên đàng.

Có rất nhiều tín đồ chỉ đi trên đường nầy cả cuộc đời, không thăng tiến lên đường thứ hai.

2/Đường hẹp: Mathio 7:13-14-

“"Hãy vào ngõ hẹp, vì ngõ rộng và đường lớn dẫn đến sự hư mất,  kẻ vào đó thì nhiều. Song ngõ hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít”.

 Sau khi bước vào đường cứu rỗi nhiều năm, tín nhân nào dâng mình đầu phục Chúa sẽ đi vào ngỏ hẹp, đường chật. Đó là con dường của người từ bỏ bản ngã mình và vác thập tự giá riêng của mình.

Đa số tín nhân chỉ khoan khoái đi trên đường cứu rỗi, tự khoe mình có cái vé vào thiên đàng. Suốt đời họ chỉ ngợi khen sự cứu rỗi của Chúa không lưu tâm phát triển đời sống thuộc linh của mình. Có lẽ chừng 1/3 dân số Hội thánh đi vào ngỏ hẹp và đường chật nầy.

3/Đường thánh khiết- Ê-sai 35: 8-9-

“Tại đó sẽ có một đại lộ, Một con đường gọi là đường thánh. Người ô uế sẽ không được đi qua, Nhưng những người đi trên đường ấy Dù khờ dại cũng không lầm lạc. Tại đó không có sư tử, Thú dữ cũng không lên trên đường ấy, Người ta không thấy chúng ở đó. Nhưng những người được giải cứu sẽ đi con đường đó”.

Những ai có thể vác thập giá  và đi con đướng từ chối bản thân mình mới có thể vào con đường thánh khiết. Đấy là một thiểu số thánh đồ trưởng thành sau quá trình đi được con đường hẹp nhiều năm.

 Con đường thánh sẽ kéo dài đến cửa vào vương quốc ngàn năm của Đấng Christ. Người trưởng thành thuộc linh mới có thể đi nổi đường ấy và được phép vào nước của Chúa Giê-su.

BẠN ĐANG ĐI CON ĐƯỜNG NÀO XƯA NAY?

 

LỬA GIÁNG TRÊN ĐẦU RA ĐƯỜNG LÀM CHỨNG-

Công vụ 2:1-3, “Vào ngày lễ Ngũ tuần, tất cả môn đồ nhóm lại một chỗ. Thình lình có tiếng từ trời đến như gió lốc thổi ào ào, đầy cả  nhà họ ngồi.  Lại có lưỡi như lửa hiện đến, chia ra, đậu trên mỗi người trong  họ”

Mathio 3:11, "Ta thì làm báp-têm cho các ngươi bằng nước để ăn năn, song Đấng đến sau ta có năng lực hơn ta, ta không đáng xách dép Ngài; Ngài sẽ làm  báp-têm cho các ngươi bằng Thánh Linh và lửa”.

Vào ngày Ngũ tuần đầu tiên, có lửa như hình cái lưỡi đáp đậu trên 120 môn đồ trong phòng cao tại Jerusalem. Nhiều người bóp méo lời Kinh thánh nầy bằng cách nói rằng khi Đức Thánh Linh giáng trên ai hôm nay, sau khi người đó tin Chúa Giê-su, thì phải có lửa giáng trên người đó. Thực ra Mathio 3:11 Nói Chúa Giê su sẽ làm báp têm bằng Thánh Linh và bằng lửa thì không có ý nghĩa như vậy.

 Chữ “báp têm” nghĩa đen trong Hi lạp văn là “nhúng vào”, và “dìm xuống”. Nên Chúa làm báp têm người tin bằng Thánh Linh là Ngài nhúng, Ngài dìm họ  vào Thánh linh, họ được Thánh Linh bao phủ bên ngoài, vì họ trầm mình trong Ngài. Còn câu “báp têm… bằng lửa” là Chúa sẽ nhúng những ai không tin Ngài vào trong lửa của hồ lửa. Vì trong chữ “báp têm bằng Thánh Linh” ngụ ý có lửa trong đó rồi

 Khoảng trước năm 1975, có một linh mục du học nước ngoài về nước tại vùng Saigon. Ông giảng về Đức Thánh Linh, đem lại cuộc phục hưng giữa anh em  Công giáo. Rất nhiều người từ bỏ mẫu hội trở về theo Kinh thánh, nên người ta đặt tên cho phong trào đó là “Về Nguồn”. Nhiều người Công giáo được cứu, cũng có  nhiều phép lạ chân thật xảy ra.

Trong cùng thời gian đó, trong giới Tin lành Saigon, có một quyển sách nhan đề “Gió Thổi Ào Ào”, vì Ngài lễ Ngũ tuần xưa có gió thổi ào ào. Tác phẩm nầy xuất phát từ cuộc phục hung chân thật đã xảy ra tại Indonesia trước đó năm ba năm. Sách ghi những dấu kì phép lạ đã xảy ra tại Idonesia trong cuộc phục hưng. Cả hai sự kiện về Nguồn và Gió thổ ào ào  nhập chung gọi là phòng trào Linh Ân tại Việt nam khoảng thập niên 1970 và 1980.

 Khi nào Chúa làm phép lạ, dấu kì để chứng minh cho sự hiện diện của Ngài, sa tan luôn luôn phát động chương trình làm hàng giả, hàng nhái  chào mời kế bên. Dân Chúa  bị hàng giả lừa phỉnh rất nhiều, đến hôm nay  phong trào Linh Ân vẫn tiềm tàng trong hầu hết các hệ phái lớn nhỏ.

Một người nói với tôi, trong hội thánh anh, có vài người kinh nghiệm hễ khi nào trên đầu mình nóng như lửa cháy, tức thì, bất luận ngày hay đêm, anh sẽ nhào ra đường tìm khách qua đường để giảng đạo. Một nữ thủ lãnh nói với tôi, hễ khi nào tay trái của cô tự động bẽ quặt lại là Cô biết ý Chúa cho cô hiểu về một sự việc nào đó màà cô cần cầu hỏi ý Chúa.

 Một số thiếu nữ phải bò như các em bé trên sàn nhà phòng khách, qua đó sẽ nghe được tiếng Chúa sai bảo về điều gì đó.

 Một số người ngồi cầu nguyện tại bàn khách, thình lình một người trong bọn họ sẽ nhảy lên, nhảy từ thành ghế của người đang ngồi nầy sang thành ghế người khác, cách gọn gang, không hề té ngã. Tất cả người ngồi nhóm đều xanh mặt và nín thở, vì họ giả định Đức Thánh Linh đang hiện ra qua người đang nhảy nhót đó.

 Có một người làm đầu một nhóm tín nhân, anh nói trước mặt  tín đồ của mình: “ Chúa phán vào lỗ tai ngoài của tôi, Ngài sẽ ban tòa nhà đằng kia cho tôi vào ở để lập phòng nhóm,” anh vừa nói vừa chỉ  một tòa nhà to  trước mặt một số người đứng đó. Nhưng tiếng nói giả mạo của quỷ vào tai ngoài của anh nầy đã không xảy ra sau 40 năm qua rồi.

 Tất cả những sự kiện phép lạ trên đây đều là giả tạo, do các quỷ nhỏ mạo danh Đức Thánh Linh mà thực hiện.

 Trong thời Cựu ước, Linh Chúa ngự bên ngoài tín đồ, trong Tân ước, 99% việc làm của Chúa trên tín đồ đều từ bên trong—từ  tấm lòng, tâm linh—mà ra, rất hiếm có việc làm của Thánh Linh ở bên ngoài thân thể tín nhân.

 Rô ma 12:11, “Hãy siêng năng, chớ biếng nhác; lòng phải sốt sắng (nóng cháy); hãy hầu việc Chúa”.  Khải huyền 3:17 “Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng”. ! Tê. 5:19 ” Chớ dập tắt Thánh Linh” vì Ngài là lửa trong lòng chúng ta.

 Tóm lại những việc làm như bẻ quặt cánh tay, lửa cháy nóng trên da đầu, tiếng ai đó nói vào tai ngoài khi bò trên sàn nhà, của các tín đồ đều là  sự lừa đảo của các ác linh, chúng giả mạo công việc chân thật của Đức Thánh Linh.

MK. 6-1-2021

ĐỒNG HÓA THEO GIÊ-SU CHRIST-

 Chờ giờ của Chúa thật mõi mòn,

Lò lửa thử luyện đức tin con,

Xin thuận phục sự quan phòng lớn,

Tình thương Ngài thành tín vẹn toàn.

.

 Kiên nhẫn nắm được hồn đổi hình,

Qua lửa luyện thay hóa vàng tinh,

Hình ảnh Ngài trong con lộ rõ,

Tâm trí Ngài đồng hóa cho mình.

.

Con uống chén ân phước thỏa tình,

Phần hưởng quý giá trên thiên trình,

Mật đắng rủa sả con đáng chịu,

Đã dành cho Chiên Con thập hình.

.

Chúa ơi, Ngài mong mỏi nơi con,

Sống cuộc đời dứt sữa trần hoàn,

Hầu hiển lộ trong ngày vui lớn,

Không gì đáng trách, nhơ bẩn còn.

Khải Đạo- 7-1-2021

NHỮNG LOẠI HÌNH CẦU NGUYỆN TIÊU CỰC-

 Trong 1 Sa mu ên 1: bà An-ne miêu tả sự  cầu nguyện của bà : “tôi đã

tuôn đổ hồn tôi ra trước mặt Đức GIA-VÊ”.

Khi bị vua đột xuất hỏi, Nê hê mi, quan hầu rượu của vua  làm chứng sự cầu nguyện chớp nhoáng của mình trước khi trả lời với vua như sau: “Vì vậy nhà vua nói với tôi: "Tại sao mặt ngươi buồn-rầu dầu ngươi không bị bệnh? Đây chắc là buồn-rầu của tâm mà không là gì khác." Lúc đó tôi rất sợ-hãi. Và tôi tâu với nhà vua: "Nguyện xin nhà vua sống mãi mãi! Tại sao mặt tôi không buồn-rầu cho được khi thành ấy, nơi có mồmả của tổ-phụ tôi, nằm hoang tàn và các cổng của nó đã bị lửa thiêu đốt?" Thế thì nhà vua nói với tôi: "Ngươi muốn xin điều gì?" Thế là tôi cầu-nguyện cùng Đức Chúa TRỜI của trời.  Và tôi nói với nhà vua: "Nếu nhà vua đẹp lòng, và nếu tôi-tớ nầy của bệ hạ đã tìm được ân-huệ trước mặt bệ hạ, xin sai tôi đến Giu-đa, đến cái thành có mồ-mả của tổ-phụ của tôi, để tôi được xây nó lại" (Nê 2 :).

 Đọc Xuất hành 32, Đa ni ên 9, và Ha ba cúc 3… chúng ta thấy tình trạng xảy ra nóng hổi giữa dân Chúa trong thời của họ, đã đặt gánh nặng vào tấm lòng, tâm trí của các ông Môi se, Đa-ni ên, Ha ba cúc. Họ phải mất ăn, mất ngủ, trăn trở rên siếc cầu khẩn, kêu van, khóc lóc cùng Chúa về sự an lạc cho dân Israel.

Phao lô nói đến sự bền bĩ cầu nguyện cầu thay của Ê-pháp-ra, “Ê-pháp-ra, người hàng xứ với anh em, tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ, có lời chào anh em; người vì anh em chiến đấu không thôi trong khi cầu nguyện, để anh  em trở nên toàn vẹn và trọn niềm vâng phục mọi ý muốn của Đức Chúa Trời”.

 Đọc qua những câu Kinh thánh trên đây tôi nhận thấy sự cầu nguyện của dân Chúa ngày nay trong các cộng đồng không giống như vậy:

--Cầu Nguyện Tôn Vinh Mình_

Lu ca 18:11-12 chép, “Người Pha-ri-si đứng và cầu-nguyện thế này với mình: ‘Lạy Đức Chúa TRỜI, tôi cảm-tạ Chúa rằng tôi không như những kẻ khác: lường gạt, bất công, ngoại-tình, hay ngay cả như kẻ thâu thuế này. Tôi kiêng ăn lần một tuần; tôi nộp các một-phần-mười của mọi thứ tôi được.’

Mathio 6:5,“Khi các con cầu nguyện, đừng như bọn đạo đức giả, vì họ thích đứng cầu nguyện trong hội đường hay nơi quảng trường[a] cho người ta thấy”.

--Cầu Nguyện Đánh Đập Bạn Bè-

Nhiều người lời dụng lời cầu nguyện trước mặt cộng đồng dân Chúa để “đánh đập” bạn bè mình đang cùng dự nhóm họp.

--Cầu Nguyện Xin Tiền-

Có người cầu nguyện với Chúa trước sự lắng nghe của nhiều người rằng mình đang lâm vào tình trạng khó khan, cần sự  tiếp trợ của Chúa.

Chúng ta được phép xin tiền cách riêng tư với Chúa, nhưng không nên xin tiền nới bất cứ ai, hay giả bộ cầu nguyện công khai để xin  tiền cách khéo léo như vậy. Chúa đã nói trước: “Ma-thi-ơ 6:32 “Vì tất cả những điều này, người ngoại vẫn tìm kiếm và Cha các con ở trên trời biết các con cần tất cả những điều ấy”.

-- Cầu Nguyện Xin Lỗi Bạn Bè—

Có nhiều người cảm biết mình đã  xúc phạm bạn bè, nhưng không có thái độ hạ mình trực tiếp xin lỗi bạn mình, lại lợi dụng sự cầu nguyện để xin lỗi bâng quơ cho bạn mình nghe. Đó là  cách xoa dịu lương tâm đang cáo tội của mình cách quỷ quyệt.

--Cầu Nguyện Đọc Bài Giảng—

Hội thánh La mã đọc kinh mai, kinh chiều. Cuộc Cải Chánh đã giải phóng tín đồ khổi cách cầu nguyện máy móc vô hồn, là cách cầu nguyện đọc bài cầu nguyện thuộc lòng. Bài cầu nguyện chung là do Chúa dạy chúng ta về cách cầu nguyện,  chúng ta không cần đọc thuộc lòng bài đó như máy móc thay lời cầu nguyện xuất phát từ lòng chân thật.

Có một loại Hội thánh đã nhồi sọ tín đồ, khiến tín đồ có lối cầu nguyện như người máy, là nói nhạy lại bài giảng cài đặt sẵn trong tâm tri, cách vô hồn, chớ không phải lời xuất phát từ tấm lòng vào lúc cầu nguyện.

--Cầu Nguyện Gằn Tiếng Với Chúa.

 Gằn tiếng là gì? Là dằn từng tiếng rành rọt để tỏ thái độ tức bức.

 Tôi đã từng nghe những kẻ có được chút chức phận trong giáo hội và giàu có, khi cầu nguyện trước người khác, anh ta dằn từng tiếng cách thịnh nộ với Chúa. Anh nghĩ Chúa có bổn phận phải thi hành điều anh muốn. Có vẻ Chúa là công cụ, là chiếc máy ủi, san bằng mọi sự cho anh theo lệnh anh truyền.

 Chúa có phán bảo: “Ê-sai 45:11 “Đức Giê-hô-va, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, tức là Đấng đã làm ra Y-sơ-ra-ên,  phán như vầy: Các ngươi hãy hỏi Ta về  những sự sẽ đến; hãy bảo Ta về sự các con trai Ta, và về việc làm bởi tay Ta”.

Chữ “bảo” theo nguyên ngữ là: tsâvâh, to constitute, enjoin: - appoint, bid, give a charge, (give a, give in, send with) command (-er, ment), send a messenger, put, (set) in order.—xếp đặt , ra lệnh, bảo, truyền…

 Con người ta lạm dụng từ ngữ đó nên phát sinh tình trạng phạm thượng quá đà. Chúa chỉ phán chúng ta mở và đóng những gì Chúa đã mở và đóng xong rồi ở trên trời, đã hoàn tất rồi trong cõi đời đời theo quan điểm của Chúa. Thí dụ việc dân Israel qua Biển Đỏ là sự việc “đã xảy ra” rồi trước mặt Chúa từ cỡi đời đời quá khứ, nên trong cõi thời gian, Môi se có quyềnn ra lệnh cho Biển Đỏ rẽ ra. Môi se có quyền rẽ Biển Đỏ, vì nó đã được Chúa đã rẽ nó từ trong cõi đời đời quá khứ rồi.

 Chúng ta không thể hỗn láo hay cuồng tín ra lệnh cho một thi hài đã chết sống lại trước mặt hội thánh. Tôi thấy có sự việc cầu nguyện ra lệnh Chúa như vậy, và thất bại thê thảm. Nhiều kẻ trong hội thánh ra lệnh các quỷ xuất ra tín đồ bị ám ảnh, và cũng thất bại.

9-1-2021

 

NGƯỜI TRỌN VẸN-

 Sáng 17:1, “Bấy giờ, khi Áp-ram được 99 tuổi, Đức GIA-VÊ đã hiện ra cùng Áp-ram và phán với ông: "Ta là Chúa TRỜI toàn-túc (The all-sufficent God); Hãy bước đi trước mặt Ta, và hãy trọn-vẹn”.

“ Hãy bước đi … và hãy trọn vẹn”—“Walk and become perfect”. “Bước đi”  là cư xử, sống đạo, ăn ở; “hãy trọn vẹn” là hãy được trọn vẹn.

Từ Pha dan Ap-ram đến Ca na an, Áp-ram được 75 tuổi, sau 10 năm mà không sinh con thừa kế cho nên Sa-ra cưới Ha ga cho ông làm thiếp. Năm 86 tuổi, Áp-ram có một con trai tên là Ích-ma-ên, con xác thịt, được giả định làm con thừa kế. Đó là một công việc không trọn vẹn, nên Chúa im lặng và ẩn mặt với  ông suốt 13 năm dài.

Đến năm ông 99 tuổi, Chúa hiện ra với ông, Ngài khải thị mình là Đức Chúa Trời toàn túc, ngụ ý một Đức Chúa Trời có nhiều bầu sữa, có khả năng cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu thuộc linh và thuộc thể cho ông. Chúa muốn ông cư xử như một con người trọn vẹn, hoàn hảo trước mặt Ngài.

 Áp-ra ham cũng chỉ là m một con người bụi đất, đại điện cho chúng ta, làm sao có thể cư xử như một người trọn vẹn được. Cho nên 2000 năm sau, Đức Chúa Trời toàn túc hóa thân là Chúa Giê- su, Ngài tuyên hứa với chúng ta: “ye shall therefore be perfect, as your Father who [is] in the heavens is perfect ” (Mathio 5:48 bản Young's Literal Translation”—“ Thế thì, các ngươi sẽ nên trọn vẹn như Thiên Phụ các ngươi là  trọn vẹn vậy”..

Đức Chúa Trời toàn túc ra lệnh Áp-ra-ham “hãy cư xử như người trọn vẹn”, Chúa Giê-su hứa sẽ làm cho mọi con Áp-ra ham trở nên người trọn vẹn. Vì con người thiên nhiên chúng ta  là “nhân vô thập toàn”, không một ai trọn vẹn được cả.

 Hội thánh đầu tiên khai sinh  khoảng năm 30 S.C., và vào khoảng năm 34, Sau lơ, tức là Phao lô đã gặp Chúa. Cuộc đời Cơ Đốc nhân của Phao lộ kể từ đó đến ngày bị chém đầu tuận đạo chỉ kéo dài chừng 33 năm mà thôi.

 Khi ở tù lần thứ nhất, ông viết thơ Phi líp trong ngục thật, ông nói về mình: “Ấy chẳng phải tôi đã được rồi hay là đã nên trọn vẹn đâu; nhưng tôi cứ đuổi theo hầu cho giựt được, bởi vì chính tôi đã được Christ Jêsus giựt  lấy rồi” (Phi-líp 3:12). Ông chân thành bày tỏ rằng mình chưa trở nên người trọn vẹn trước mặt Chúa. Nhưng khoảng 2 năm sau, trong lần ở tù lần thứ hai, ông viết cho Ti mô thê những lời trối trăn nầy:Vì ta đang bị đổ ra như lễ quán, kỳ qua đời của ta gần rồi. Ta  đã đánh trận tốt đẹp, ta đã chạy xong cuộc đua, ta đã giữ được đức tin. Từ  rày về sau mão miện công nghĩa đã để dành cho ta, Chúa là quan án công nghĩa, sẽ ban mão ấy cho ta trong ngày đó,”.

Ông nói riêng với con thuộc linh là Ti mô thê, ông đã  nên người trọn vẹn rồi, đã chạy thành công cuộc đua, đã đánh trận cách khải hoàn, và tìn chắc Chúa đã để dành sẵn mão triều công nghĩa cho ông.

 Chúa ra lệnh cho Áp-ra ham hãy sống cuộc đời trọn vẹn, Chúa Giê su hứa ban cho chúng ta cuộc đời trọn vẹn ấy, và hầu như chỉ có một mình Phao lô dám nó cuộc đời ông đã trọn vẹn, thành toàn. Ông là người duy nhất biết mình đã có mão miện công nghĩa.

 Sau khi dân Israel qua sông Giô đanh rồi, Kinh thánh chép, “Hôm ấy, Đức Jehovah tôn trọng Giô-suê trước mặt toàn dân Israel  nên họ tôn kính ông suốt đời như họ đã tôn kính Môi-se” (Giô suê 4:14). “Tôn trọng là “to exalted, increase, lift up, magnify, promote—tôn cao, gia tăng, nhấc lên, tôn đại, thăng chức.

Chúa sẽ chống đối kẻ kiêu ngạo, tự nhấc mình lên cao trên dân Ngài, nhưng với những người trọn vẹn thật, do Ngài tạo tác, Chúa sẽ tôn vinh tôn trọng trước dân Chúa hôm nay, và người đó chắc sẽ lãnh mão triều công nghĩa ngày mai. Đội mão triều, tôi không biết có đội mão cụ thể như các vua quan  ngày xưa chăng, nhưng chắc chắn Chúa sẽ làm cho người đó có sự tỏa sáng nào đó để cho dân Chúa tôn trọng, tôn kinh đến đời đời.

 Hãy cậy ơn thương xót và ân điển Chúa để sống đời trọn vẹn TRƯƠC MẶT NGÀI, rồi chúng ta có thể sẽ được Chúa làm cho mình được tôn trọng TRƯỚC MẶT dân Ngài hôm nay và  trong cả cõi đời đời.

M.K. 10-1-2020

 

 

LỜI CHÚA SINH SẢN LỜI CHÚA-

 Tôi tin sứ đồ Giăng rất quen thuộc sách Giê rê mi, nên khi đọc Giê 2:2, “GIA-VÊ nói như vầy: "Ta nhớ về ngươi sự hết lòng của tuổi thanh-xuân của ngươi, Tình yêu trong thời hứa-hôn, Việc ngươi đi theo Ta trong vùng hoang-vu, Băng qua đất không gieo-trồng được“,  ông tiêu hóa lời ấy  và viết ra  Khải huyền 2:4, “Nhưng, Ta có điều trách con vì con đã mất tình yêu ban đầu”.

Ông đọc Giê rê mi 5:14 “Đức GIA-VÊ, Đức Chúa TRỜI vạn-quân phán như vầy: ",…Này, Ta đang khiến các lời Ta thành lửa trong miệng của ngươi Và dân nầy thành củi, và nó sẽ đốt cháy chúng hết” --và chuyển hóa ra câu nói ở   Khải  huyền 11: 4-5, “Đây là hai cây ô-liu và hai giá đèn đứng trước mặt Chúa Tể thế  giới. Nếu  có ai muốn hại họ thì lửa từ miệng họ lòe ra đốt chết các kẻ thù nghịch”..

Ông lại đọc Giê rê mi 51:7  “Ba-by-lôn vốn là một cái chén vàng trong tay Đức Giê-hô-va, làm cho say cả đất; các nước đã uống rượu nó, vì đó mà trở nên điên  cuồng” . Sứ đồ  Giăng vay mượn câu nầy và diễn giải cùng áp dụng như sau: “Thiên sứ ấy đưa tôi đi trong tâm linh vào một đồng hoang, cho  tôi thấy một người nữ cưỡi trên một con thú đỏ sậm, mang đầy những danh hiệu  phạm thượng, con thú ấy có bảy đầu và mười sừng. Người nữ mặc áo tím và đỏ sậm trang sức bằng vàng, ngọc quí và  ngọc trai, tay cầm một cái chén vàng đựng đầy những điều ghê tởm và dâm uế của  mình. Trên  trán nàng có ghi một tên: Huyền Nhiệm, Ba-by-lôn vĩ đại, mẹ  của các kỹ nữ và  những điều ghê tởm trên thế giới“ (Khải 17:3-4).

Phải chăng Giăng là người ăn cắp lời Chúa mà Giê rê mi đã nói?

Tác giả Thi thiên 19 là vua Đa vít, được Chúa cảm thúc viết về sự vận hành của mặt trời và các ngôi sao, “Các tầng trời đang kể về sự vinh-quang của Đức Chúa TRỜI; Và khoảng rộng mở ra của chúng đang tuyên-bố việc làm các bàn tay Ngài. Ngày qua ngày tuôn ra bài nói, Và đêm lại đêm tiết-lộ kiến-thức. Chẳng có một bài nói nào, cũng chẳng có các lời gì; Tiếng nói chúng không nghe được. Âm-thanh chúng đã đi ra qua tất cả trái đất, Và lời phát biểu của chúng đến chỗ tận-cùng của thế gian. Trong chúng Ngài đã đặt một cái lều cho mặt trời, Nó như chàng rễ đi ra khỏi phòng của hắn; Nó mừng-rỡ như một người mạnh chạy cuộc đua của hắn.  Nó mọc lên từ một đầu này của các tầng trời, Và đường vòng của nó đến một đầu kia của chúng; Và chẳng có cái gì tránh khỏi sức nóng của nó”.

Phải chăng Phao lô đã ăn cắp lời của vua Đa vít khi ông mượn những ý tưởng của Đa vít và áp dụng cho lãnh vực các bàn chân đẹp rao phúc âm?

 Phao lô viết; “Làm sao họ có thể truyền giảng nếu họ không được sai đi? Như  Kinh Thánh có chép: “Bàn chân của người truyền giảng Phúc Âm xinh đẹp biết  bao!” Nhưng không phải tất cả mọi người đều vâng theo Phúc Âm. Vì Ê-sai có nói: Lạy Chúa! Ai chịu tin lời rao truyền của chúng con?” Vậy, có đức tin là do nghe, và nghe là khi Lời Chúa Cứu Thế  được truyền giảng. Nhưng tôi xin hỏi: Họ chưa nghe sao? Không, họ đã nghe rồi, như  Kinh Thánh có nói: “Tiếng chúng vang ra khắp đất Và lời chúng vang đến tận cùng trần gian.”

 Câu: “Tiếng chúng vang ra khắp đất Và lời chúng vang đến tận cùng trần gian” trích dẫn ý tưởng từ Thi thiên 19, áp dụng cho các sứ giả hôm nay.

Sáng Thế kí gieo trồng những tư tưởng, khải thị, hình ảnh, từ ngữ của Chúa để làm nền tảng cho cả bộ Kinh thánh. Mọi sách tiếp theo sau trong bộ Kinh thánh đều vay mượn trong Sáng thế kí, và dựa vào các sách viết ra trước. Không có sách nào là không vay mượn và dựa vào các sách đi trước mà sáng tác ngoài dòng chảy của sự khải thị thần thượng.

 Châm ngôn 9 nói đến những người giảng thuê, không có sự học hỏi, nghiên cứu, tìm kiếm bài giảng từ Chúa qua sự đọc kinh thánh, hay đọc bài giảng, nghe lời giảng người khác, rồi tiêu hóa ra một bài mới, mà lại bê nguyên si bài giảng của ai đó để giảng lại.

Lời sinh lời, ánh sáng phát sinh ánh sáng mới, khải thị làm gia tăng khải thị mới. Lời Kinh thánh có tính chất sinh hóa đến vô cùng, không bao giờ cạn kiệt sức mạnh sinh sản. Có nhiều người chỉ giảng một vài câu kinh thánh quen thuộc ra nhiều bài giảng, có những ý tưởng khác nhau, trong quá trình nhiều năm một cách lạ lùng.

 Lời kinh thánh không phải là giáo điều chết, hay là giáo lý đóng khuôn, nó có năng lực sinh sản đến vô cùng.

Có nhiều người lười biếng, không mở lòng đọc Kinh thánh tìm kiếm ánh sáng, mà chỉ bê nguyên si bài giảng của người khác. Có một loại giáo hội mạo danh Philadenphia, nghe lệnh của giáo chủ chỉ giảng y trang bài soạn sẵng của tổ chức mình. Kẻ khác giảng bài của tổng quản nhiệm. Những kẻ đó mắc vào sự lên án của Chúa rồi: “Vậy nên Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, ta nghịch cùng những kẻ tiên tri ăn cắp  lẫn nhau về lời của ta” *Giê rê mi 23:30).

 Hodos 11-1-2021

AI ĐIẾU MỤC TỬ NGUYỄN TẤN CẢNH- -

 

Ô Nguyễn Tấn Cảnh! Nguyễn Tấn Cảnh!

Đã qua rồi năm mươi bốn năm,

Kỉ niệm đôi ta đã lặng thầm,

Sét đánh ngang tai—"anh nằm xuống!”

Lòng tôi thật bàng hoàng, luống cuống,

Một bạn hiền cất bước ra đi,

Đoàn tụ dân thánh Paradis.

Nhớ năm xưa…

Tôi đến với anh chiều hôm đó,

Tại Quang Trung hừng hực, lửa đỏ,

Giữa cuộc chiến huynh đệ đau thương,

Anh thật bận rộn giữa quân trường,

Rao giảng, chiếu phim và thăm viếng,

Ba trại lính sắp ra tác chiến,

Giảng cho dòng người chắc qua đời,

Trên chiến trường máu đổ không thôi,

Mong họ tin Chúa trước khi chết,

Anh tận trung chịu khó làm việc,

Xây nhà nguyện cơ sở đàng hoàng,

Tôi thay thế anh giờ giao ban.

Thiên trình anh nay đà kết thúc,

Anh vừa ra đi an nghỉ trước,

Hãy chờ tôi sẽ đến bên anh,

Kèn Si-ôn dội khúc quân hành,

Toàn dân thánh thảy đều tề tựu,

Cùng triều kiến Giê-su Cứu Chúa,

Tôi sẽ gặp anh một lần nữa…

Minh Khải- 12-1-2021

CẦU NGUYỆN CHIẾN ĐẤU

Phi-líp 4:6 nói đến cách “cầu nguyện, xài xin, cảm tạ” của thánh đồ với Chúa, nhưng  rất ít con dân Chúa biết loại hình cầu nguyện chiến đấu như Cô-lô-se 4:17 chép, “Ê-pháp-ra, người đồng hương của anh chị em, đầy tớ của Chúa Cứu Thế Giê-su, kính lời chào anh chị em. Người đã vì anh chị em mà chiến đấu luôn luôn trong sự cầu nguyện để anh chị em đứng vững,trưởng thành và hoàn toàn vững  tin trong mọi ý chỉ của Đức Chúa Trời”.

Ông A. W. Tozer của Giáo hội Phước Âm Liên hiệp, từng thưa với Chúa, “Đức Chúa Trời ôi, xin giáng sự khủng khiếp của Ngài trên con, khi con trễ nải và đuổi con đến nơi cầu nguyện là chỗ mà con có thể tranh chiến với các chủ quyền thế lực, vua chúa của thế giới mờ tối này”.

 Cho nên sự cầu nguyện chiến đấu là cách cầu nguyện của người trưởng thành thuộc linh, có khả năng tham dự vào chiến trận thuộc linh, không phải với những con người xác phàm, nhưng với các chủ quyền thế lực thuộc linh, vô hình của sa tan ở trên không trung mà đang ẩn núp phía sau loài người, và các sự việc đang có trên mặt đất. Kinh thánh thường gọi đó là các “núi lớn” (Xa cha ri 4:7), các trở lực cản đường dân thánh tiến lên. “Vì chúng ta tranh đấu chẳng phải với thịt và huyết, bèn là với  chấp chánh, với quyền bính, với bá chủ của đời tối tăm nầy, với lũ tà linh độc  ác ở thiên không” (Ê-phê-sô 6:12).

Trong Cựu ước có các hình ảnh giải thích cho loại hình cầu nguyện chiến đấu nầy như sau:

--Xuất hành 17: 10-11, “Như vậy Giô-suê chiến đấu chống lại dân A-ma-léc theo lệnh  Môi-se, còn Môi-se, A-rôn và Hu-rơ lên đứng trên đỉnh đồi. Trong khi Môi-se đưa tay lên thì dân Y-sơ-ra-ên thắng thế, nhưng khi nào ông hạ tay xuống thì dân A-ma-léc lại thắng thế”.

Môi se đã  cầu nguyện chiến đấu để chiến thắng các quỷ núp phía sau đội quân A-ma-léc.

--2 Các Vua 13:15- 17, “Ê-li-sê nói với vua: “Xin vua hãy lấy cung tên ra.” Vua bèn lấy cung tên ra.  Ông nói với vua Y-sơ-ra-ên: “Xin vua hãy giương cung lên.” Vua  bèn giương cung. Ê-li-sê đặt tay ông trên tay vua, rồi bảo: “Xin vua hãy mở cửa sổ về hướng đông.” Vua đến mở  cửa sổ. Ê-li-sê nói:“Vua hãy bắn đi.” Vua liền bắn. Bấy giờ Ê-li-sê nói: “Ấy là mũi tên chiến thắng của CHÚA, mũi tên chiến thắng dân A-ram. Vì vua sẽ đánh bại  dân A-ram tại A-phéc cho đến khi vua tận diệt họ”.

Ê-li-sê đã từng cầu nguyện và chiến đấu cùng chiến thắng các quỷ cai trị nước Sy-ri, nên tiên tri truyền sự chiến thắng đó cho nhà vua.

Chúa Giê-su nói về sự cầu nguyện chiến đấu như sau: “Thật, Ta nói cùng các con, ai bảo ngọn núi nầy: Hãy cất lên và ném xuống biển mà lòng không chút nghi ngờ, nhưng tin những gì mình nói sẽ xảy  ra thì sẽ đạt được” (Mác 11:23).

Cô-lô-se 2:15, “Ngài cũng triệt nó đi mà đóng đinh trên thập tự giá,  truất bỏ các chấp chánh, các quyền bính, đem phơi chúng ra tỏ  tường, và toàn thắng chúng tại đó” .

Trong nguyên ngữ Hi lạp, truất bỏ  có nghĩa đen là: “giải giáp”. Chúng  ta chỉ có uy quyển xua,  cột trói các quỷ, vì cớ tại thập tự gi, Chúa đã giải giáp, đã phế thải chúng rồi. Nhờ liên hiệp với địa vị đắc thắng của Chúa, tất cả sa tan và bè lũ đều đã bị mất hiệu lực đối với chúng ta` rồi.

Lắm khi các bạn  gặp nhưng nan đề trong cuộc sống, sau khi cầu nguyện xin Chúa bày tỏ nan đề đó đến từ đâu? Nếu biết rõ điều đó từ Chúa khi Ngài sửa trị tội lỗi chúng ta, hay thử thách chúng ta, khi ấy chúng ta nên cúi đầu thuận phục sự xử lí của Chúa, Nhưng nếu chúng ta biết nan đề đó từ sa tan, cản đường tiến lên của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện theo cách chiến đấu:

Chúng ta trực tiếp nói một mình với nan đề: “trong Danh Chúa Giê-su, dưới sự che phủ của huyết Ngài, ta không chấp nhận nan đề nầy. Hỡi các quỷ núp phía sau nan đề, hãy cút đi”. Nếu bạn là người trưởng thành, sống thanh khiết, lời ra lệnh của bạn sẽ có hiệu quả, dù sớm hay muộn.

 Khi gặp phải những người hầu việc Chúa gian ác, đang cắn nuốt đồng bạn mình, chúng ta cầu nguyện chiến đấu từ sau lưng người đó, “hỡi ác linh sát nhân đang ở trong ông X, ta nhân danh Giê-su truyền lịnh ngươi lui đi, vì tại thập giá Chúa Giê-su đã chiến thắng chúng bây và giải giáp chúng bây từ 2000 năm trước rồi”.

 Hãy cầu nguyện xua đuổi, cột trói các quỷ ham tiền, các quỷ làm đui mù, làm câm, làm điếc trên các thánh đồ. Hãy cột trói  các tà linh đang khống chế các thánh đồ đang nói tiếng lạ vô nghĩa trong cộng đồng dân Chúa. Hãy cầu nguyện Chúa chận đứng sự lan tràn những giáo lí sai lầm của hội sa bát, của phái chối bỏ thần vị của Chúa Giê-su, chối bỏ Ba Ngôi, loại trừ Tân ước mà chuyên giữ ngày sa bát và luật pháp

Chúng ta không cần lí luận với các quỷ, không nên những lời thô tục như chửi thề với chúng. Hãy tuyên bố những câu như: “Đức Chúa Trời của sự bình an chà nát chúng bây” (Rô-ma 16:20). “Con Đức Chúa Trời đã trói người mạnh sức rồi” (Mathio 12:29). “Con Đức Chúa Trời đã hiện ra cốt để trừ diệt công việc của ma quỉ” (1 Giăng 3:8).

 Có giáo hội huynh đệ, đã làm thánh đồ họ trở nên đui mù, tin những lời dạy dỗ sai lầm. Chúng ta không nên phí thì giờ giải nghĩa với thánh đồ đó, chỉ  cầu nguyện trong chỗ tư riêng xử lí, xua đuổi các quỷ đó khỏi những đối tượng nào mà chúng ta mang nặng thương yêu trong lòng mình.

Nếu bạn là người trưởng thành thuộc linh, có năng lực thuộc linh dư dật bạn có thể chế phục các quỷ đó, và giải phóng cho các nạn nhân. Người xác thịt, người mạo nhận mình có uy quyền thuộc linh, không thể đuổi được các quỷ ấy khỏi anh em mình.

 Há Chúa không từng phán: "Ấy là tại các ngươi ít đức tin. Vì quả thật, ta nói cùng các  ngươi, nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ bảo núi nầy rằng: 'Hãy dời  từ đây qua đó,' thì nó dời đi, và không có sự gì bất năng cho các ngươi cả. Nhưng nếu không cầu nguyện,kiêng ăn, thì thứ quỉ nầy không chịu ra" (Mathio 17: 19-20).

 Thi thiên 149:5-9, Nguyện những người kính sợ Chúa vui mừng trong vinh hạnh này; Họ sẽ ca hát vui vẻ ngay trên giường mình  Nguyện lời tung hô Đức Chúa Trời nơi miệng họ; Một thanh gươm hai lưỡi nơi tay họ;  Để trả thù các nước Và trừng phạt các dân; Để trói các vua chúng nó bằng xiềng Và cột những kẻ quí tộc của họ bằng xích sắt; Để thi hành án phạt đã ghi cho chúng. Đây là sự vinh quang cho tất cả những người kính sợ  Chúa. Ha-lê-lu-gia!”

 Tại thập tự giá Chúa Giê-su đã giải giáp tất cả các thiên sứ ác, các quỷ dữ, các ác linh, các tà linh, đó là án lệnh của Chúa. Nay những người đắc thắng, dù đã cao tuổi, nằm trên giường bệnh tuổi già, nhưng những người trưởng thành thuộc linh đó vẫn có quyền uy cột trói các quỷ, đuổi xua hay cấm đoán các quỷ trong các hoạt động phá hoại của chúng. Mức lượng trưởng thành của các thánh đồ càng lớn, thì phạm vi cai trị của họ cũng mở rộng theo sát tỉ lệ thuận. Số lượng thánh đồ trưởng thành càng đông, thì tầm cai trị thuộc linh của họ càng rộng mở, hoặc ngược lại.

 Còn nếu anh  em thất bại trong đời sống thuộc linh, đang là những con trẻ, anh em không thể chạm đến trận chiến với các quỷ vô hình nầy, anh em không thể cầu nguyện chiến đấu đuổi quỷ được. Trái lại sẽ bị các quỷ làm sỉ nhục như 7 con trai của Sê va tại Ê-phê-sô ngày xưa vậy, “Song ác linh đáp cùng họ rằng: “Ta biết Jêsus, cũng quen  Phao-lô, nhưng các ngươi là ai?” Người bị ác linh ám bèn vồ họ, thắng và chế phục họ, đến nỗi  họ phải trần truồng và bị thương mà trốn khỏi nhà”.

 Các thiên sứ ác, các ác linh biết rõ ai là những người có quyền uy thuộc linh, ai là người có quyền đóng trăng, cột trói chúng. Đó là những người có khả năng cầu nguyện chiến đấu như Môi se, như Ê-li-sê và Ê-pháp-ra  ngày xưa. Nguyện Chúa dấy lên nhiều người như vậy.

M.K. 15-1-2021-