Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

THE MOST POWERFUL ENEMIES ARE OFTEN RESERVED FOR THE LAST CONFLICT.


 David made his reputation with the defeat of one giant, but he concludes it with the conquest of four. David did not coast out—he was still taking on great challenges near the end.

From David’s example, we can learn several lessons.

First, we must continue to take on challenges throughout life. In the self-assurance of youth, we may courageously take on all comers. In the timidity of age, we may think the greater value is in choosing our battles carefully and living to fight another day. To be sure, wisdom can be the better part of valor, but we must not shy away from a fight that needs a warrior. Christ has a place for experienced, battle-tested soldiers who can defeat enemies that that might overwhelm new recruits.

Second, David’s first experience in the field of battle was a giant; so, his last was against giants. It is the same in our spiritual warfare (Ephesians 6:13–18). From our baptism until our coffin, we battle the great enemy of mankind, Satan (1 Peter 5:8). Paul wrote, “In all these things we are more than conquerors through Him who loved us” (Romans 8:37).

Third, death is a Christian’s last “son of Anak” (1 Corinthians 15:26). He is a relentless, unstoppable, unbeatable enemy. Death pursues us. From the moment of birth, we start to die. For the first two or three decades of life, however, we never notice. We may attend a grandparent’s funeral or hear a sermon on the brevity of life (Psalm 90:10–12), but we make no personal connection to ourselves. We are growing and gaining—each year getting stronger, smarter, and more physically attractive. We are developing competence in job skills and social confidence.

Usually, sometime in our third or fourth decade, we get a first glimpse of the enemy pursuing us. He is not as far back nor as well hidden as before. This revelation may come at the loss of a long-time friend in a car accident or a person younger than we are who succumbs to cancer. We may spend time in a hospital ourselves for the first time or have a frightening brush with death. The person reflected in the mirror has some before unnoticed grey hairs or lines around the mouth and eyes.

In our seventh or eighth decade, usually, death will eventually deal us a harsh blow (unless Jesus comes), but we are confident in final victory—we will pass through death on to the resurrection of glory (1 Corinthians 15:54–58John 5:28–29). Death cannot separate us from Christ’s love. Death just takes Christians home (2 Corinthians 5:8Philippians 1:23–242 Timothy 4:6–8). Paul writes of the death of death in 1 Corinthians 15.

How was death disarmed? How was its stinger removed? (1 Corinthians 15:57). Christ defeated death in His resurrection. The only real weapon death holds is a valid accusation of unforgiven sin. This is why many people are scared to die. It is not the unknown they fear; it is the known.

During this period between Christ’s resurrection and ours, death is disarmed but not yet destroyed. We need not fear death now any more than the allied soldiers needed to fear Hitler’s defeated army in the weeks after V-E Day (May 8, 1945) but before the Paris Peace Conference officially ended hostilities on February 10, 1947, or any more than Americans needed fear the English after the Revolution. It took three months after the British raised the white flag for their ships to leave New York harbor (November 25, 1783). Disarmament guaranteed victory, but it was delayed in each case.

There is much to learn from David as an old warrior. Keep fighting. Victory is assured.

Những bài học từ một chiến binh già-


 Những bài học từ một chiến binh già-

-
Độ tuổi trung bình của nam giới trong nội chiến ở Hoa kỳ là 25,8 tuổi; Chiến tranh thế giới thứ nhất 24 tuổi; Chiến tranh thế giới thứ hai là 26; chiến tranh Việt Nam là 22; và độ tuổi trung bình trong quân đội Hoa Kỳ ngày nay là 29.
Chiến tranh là công việc của những người trẻ tuổi, nhưng vua David vẫn chiến đấu với những người khổng lồ sau khi giết Goliath ba mươi năm. Ông ta gặp một người khổng lồ Philistine khác tên là Isbi-Benob. Lần này kết quả khá khác biệt. Đa-vít không thể hạ gục anh ta và suýt mất mạng khi cố gắng (2 Sa-mu-ên 21: 15–17). A-bi-sai bước vào và giải cứu David. Quân đội Y-sơ-ra-ên bảo Đa-vít không được chiến đấu nữa, cho nên đây là trận chiến cuối cùng của Đa-vít.-

--Chúng ta học được bài học gì từ người chiến binh già này?
DAVID VẪN CÒN CHIẾN ĐẤU CÁC TÊN KHỔNG LỒ-
Thật ấn tượng làm sao khi vị vua này - đầy danh dự, chiến lợi phẩm và thành công - nhưng vẫn ở trong trận chiến. Ông ấy có vợ, có con, có nhiều trách nhiệm và mọi người trông cậy vào ông ấy, nhưng ông vẫn chiến đấu tốt.

Đời sống Cơ đốc nhân là một cuộc chiến đấu đến cùng. Không có kế hoạch nghỉ hưu phía bên này của thiên đường. Đức Chúa Trời phán rằng người công bình “sẽ vẫn sinh hoa kết trái trong tuổi già; chúng sẽ tươi tốt và nảy nở ”(Thi Thiên 92: 12–14).
---Một số hành động vĩ đại nhất đã được thực hiện bởi những người trong độ tuổi nghỉ hưu trước đây:
Commodore Cornelius Vanderbilt, trong độ tuổi 70–83 (1864–1877), đã thêm 100 triệu đô la vào tài sản của mình.
Alfred Lord Tennyson, ở tuổi 83 (năm cuối của ông), đã viết tác phẩm “Crossing the Bar” (1892).
Giuseppe Verdi viết “Ave Maria” vào năm 85 tuổi (1898).
Cato the Elder (234–149 T.C.N.) bắt đầu học tiếng Hi Lạp ở tuổi 80. Khi được hỏi tại sao ông bắt đầu học một ngôn ngữ khó như vậy ở tuổi cao, ông nói rằng đó là vì ông đã chờ đợi quá lâu để bắt đầu bất kỳ thứ gì trẻ hơn.
--
Một số nhân vật vĩ đại trong Kinh thánh đã xuất sắc trong những năm cuối đời:
Nô-ê đã sống sáu trăm năm trước khi Đức Chúa Trời gọi ông (Sáng thế ký 6).
Áp-ra-ham và Sa-ra tuổi đến gần một thế kỷ khi Y-sác được sinh ra (Sáng thế ký 21).
Gia-cốp xem tuổi già là thời gian để giúp đỡ người khác (Sáng thế ký 47:10). Cho đến ngày hấp hối, ông vẫn ở trên yên ngựa. Ông đã chết khi thờ phượng Đức Chúa Trời và ban phước cho gia đình mình (Hê-bơ-rơ 11:21).

Môi-se đã 80 tuổi khi Đức Chúa Trời sai ông lãnh đạo Israel. Mặc dù Môi-se bào chữa không lãnh sứ mạng, nhưng ông không bao giờ cố bào chữa vì mình đã quá già (Xuất 4:10). (Chúng ta cũng không nên.)
Caleb 85 tuổi khi ông tự mình yêu cầu một nhiệm vụ khó khăn là xua đuổi những người khổng lồ ra khỏi một ngọn núi (Giô-suê 14: 6–12).

Sa-lô-môn viết, “Sự vinh hiển của những người trẻ là sức mạnh của họ, và sự huy hoàng của những người già là mái đầu bạc của họ” (Châm-ngôn 20:29). “Đầu tóc bạc là mão miện vinh hiển, nếu nó được tìm thấy trong đường sự công bình” (Châm ngôn 16:31). Sự khôn ngoan được thu thập qua nhiều năm (Gióp 32: 7). Ở tuổi trẻ, chúng ta đã tự hỏi; về già, chúng ta biết. Kinh nghiệm dạy rằng đáng tin cậy lời của Đức Chúa Trời: “Tôi còn trẻ, và bây giờ đã già; vậy mà tôi chưa thấy kẻ công bình bị bỏ rơi, con cháu nó cũng không ăn xin bánh ”(Thi 37:25).

Khi hoàn cảnh thay đổi, chúng ta tìm những cách khác để phục vụ. Một bài nghiên cứu về 400 người thành đạt xuất sắc cho thấy những người trong độ tuổi từ 60 đến 70 tạo ra 35% thành tựu vĩ đại của thế giới và những người từ 70 đến 80 tạo ra 23%. Điều này có nghĩa là 54 phần trăm thành tựu vĩ đại của thế giới là do những người trên 60 tuổi đạt được. Chúng ta phải cày ruộng đến cuối hàng và không bao giờ nhìn lại (Lu-ca 9: 62), vì “giờ đây sự cứu rỗi của chúng ta đã gần hơn so với lúc chúng ta tin lần đầu” (Rô-ma 13:11).

ANTICHRIST ĐẾN TỪ ĐÂU?


 

ANTICHRIST ĐẾN TỪ ĐÂU?

Do câu Kinh thánh Đa-ni-ên 9:27, “Trong một tuần, vị thủ lãnh ấy sẽ củng cố hiệp ước với nhiều người…” nên trong năm 2020, khi ông Triump đang nỗ lực thực hiện hiệp ước hòa bình cách thắng thế tại Trung Đông, có một số người thuộc trường phái giải kinh có uy tín trên thế giới, họ không công bố, nhưng gần như quả quyết rằng ông Triump là Antichrist nếu hòa ước được thực hiện. Vì theo câu Kinh thánh trên ai kí được hiệp ước, thì người đó là Antichrist. Nhưng kết quả  không đúng như vậy. Ông Triump không thực hiện việc kí hiệp ước được, mà lại còn bị lật đổ.

 Trong năm nay có một trường phái khác ngầm tin rằng Antichrist có thể là hoàng tử William, con của thái tử Charles, là cháu nội của nữ hoàng Anh Elizabeth II tại vương quốc Anh hiện nay.

 Khải huyền 13:1-2, “Tôi đã thấy một con thú từ dưới biển lên. Nó có mười sừng và bảy  đầu, mười sừng đội mười mão,và bảy đầu mang những danh hiệu phạm thượng.  Con thú tôi thấy giống như con báo, nhưng có chân như gấu và miệng như miệng sư tử. Con rồng đã ban cho nó năng lực mình, ngai báu mình và uy quyền lớn”

Tại sao trường phái nầy tin như vậy? Vì trong năm qua, chính từ trong hoàng gia Anh giàu có, đầy quyền lực trên trường quốc tế như vầy, có lời tuyên bố rằng hoàng gia Anh là hậu duệ của chi phái Đan trong tuyển dân Israel.

Tưởng cũng nên giải thích cho các bạn đôi lời. Từ cả trăm năm trước, dân Cơ Đốc Tây phương cuồng tín, mê muội khi công cố rằng chi phái Ru-bên sanh sản ra dân nước Pháp, chi phái Đan sinh sản ra dân cả nước Anh. Tôi xin nói rằng đó là hoang tưởng, vì dân Pháp thuộc giống dân Gaulois, nếu có thì dân Ru-bên chỉ là một cộng đồng dân lưu lạc có cư ngụ tại nước Pháp mà thôi, chớ họ không thể là tổ tông của dân Pháp được. Thì cũng vậy, nếu có thể, vì tôi không dám xác quyết, dân Đan là tổ tông của hoàng gia Anh từ hàng ngàn năm rồi, chứ dân Đan không thể nào tổ tông của cả dân tộc Anglo-Saxon được.

Sáng kiến của trường phái cho rằng hoàng tử William Anh Quốc có thể là Antichrist cũng có thể có lí do:

1/ Từ 35 thế kỉ trước, tổ phụ của Israel là Giô-sép, đã làm thủ tướng đế quốc Ai-cập, Mạc-đô-chê, người Bên-gia-min cũng làm tướng quốc trong đế quốc Ba-tư (Iran), Nê-hê-mi làm quan tửu chánh có thế lực trong triều vua Ba tư khác nữa…

Trong Phục truyền 28:13, Chúa hứa ban phước cho dân Israel: “Đức Giê-hô-va sẽ đặt ngươi ở đằng đầu, chớ chẳng phải đằng đuôi,ngươi sẽ ở trên cao luôn luôn, chớ chẳng hề ở dưới thấp”. Trong lịch sử 3500 năm qua, dù họ bị lưu vong tới đầu cùng đất, nhưng Chúa đã ban phước cho họ luôn luôn được địa vị chóp bưu của mọi cường quốc trên thế giới.

 Cuối năm 2016, tôi có thấy ông Trùm hệ thống ngân hàng hàng đầu thế giới của thành phố New York, đã đứng chính giữa hai ứng cứ viên tổng thống Mỹ là ông Trump và bà Hilary, và cả ba người đều là người Israel chính hiệu. Một trang website của phe Hezbollah tại nước Lebanon đã lên tiếng tố cáo ông Putin, tổng thống nước Nga hiên nay, là người Israel, nên đã ngầm giúp đỡ Israel rất nhiều. Người Israel lúc nào cũng len lỏi vào địa vị chóp bưu  trên các siêu cường quốc, lạ thật--..cho nên nếu hoàng gia Anh đã xuất thân từ chi tộc Đan, thì điều đó cũng có thể xảy ra. Vì yêu cầu đầu tiên cho Antichrist, ông ta phải là người Israel, thì dân Israel mới chấp nhận ông là Đấng Mê-si-a.

Có một câu Kinh thánh, mà từ cả trăm năm qua, nhiều nhà giải kinh cho rằng Antichrist sẽ xuất phát từ chi tộc Đan.

Sáng-thế-kí  49: 16- 19- “Đan sẽ xét xử dân tộc mình theo công lý. Như  các chi tộc khác của Y-sơ-ra-ên. Đan sẽ là con rắn nằm bên đường;Con  rắn hổ nằm dọc đường mòn, Cắn  gót chân ngựa Làm  người cưỡi té ngửa ra sau  Lạy  Đức Jehovah, con trông mong sự giải cứu của Ngài!”.

 Đan xét xử dân tộc mình, đã  ứng nghiệm lần thứ nhất khi Sam-sôn người Đan làm thẩm phán 20 năm. Nhưng lời tiên tri nầy có thể ứng nghiệm lần cuối cùng với William hoàng tử Anh chăng? Không ai  dám quả quyết.

 Đan là con rắn thì rất thích hợp, vì Khải huyền đoạn 12 nói sa-tan là con rồng, cũng là con rắn đời xưa mà Khải huyền chương 13 lại nói Antichrist, là con thú, là antichrist  chỉ là bù nhìn của con rồng.

Anh quốc gần như là nước lãnh đạo của EU, Âu châu, và hơn nữa nữ hoàng Anh đã trị vì 69 năm rồi mà chưa muốn nhường ngôi cho con cháu. Phải chăng bà ta chỉ nhường ngôi cho cháu nội khi cháu nội ấy phải lên ngôi làm bá chủ EU, làm chủ tịch của Liên Minh Châu Âu, tức là làm Antichrist. Nếu Antichrist là người Israel thì chính xác rồi.

 Tôi chỉ trình bày các sự kiện liên quan hoàng gia Anh, và không hề nói rằng William là Antichrist, xin các bạn hiểu cho.

 Hodos April 21, 2021


Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

BỔ DỤNG CÁC CHỨC NHIỆM


 
Phục-truyền 1:9-18-

Câu chuyện Israel lưu lạc 40 năm trong đồng vắng là một thảm kịch, mà  câu chuyện nầy cũng rất khó tìm ra manh mối để ráp nối lại thành một câu chuyện trọn vẹn cho con dân Chúa dễ hiểu những sự việc xảy ra theo thứ tự trước sau như thế nào.

Sau khi dân Israel ra khỏi Ai cập, họ đi bộ dưới sự hướng dẫn của trụ mây và trụ lửa trong 3 tháng thì đến núi Si-nai (Hô-rếp). Chúa để cho họ tạm trú ở chân núi đó khoảng hơn 10 tháng để tổ chức họ thành cơ ngũ như một quân đội chính quy và họ cũng phải xây dựng đền tạm theo sự chỉ dẫn của Chúa.

Từ núi Si-nai vào ngày 20 tháng 2 năm thứ hai, dân Israel ra đi lần thứ nhất theo đội ngũ. Họ đi 11 ngày đường thì đến Ca-đe. Sau khi do thám Đất hứa, dân Israel chống đối Chúa và không muốn vào chiếm xứ. Chúa hình phạt họ, và bắt buộc họ từ Ca-đe trở lại Si-nai lần nữa và kéo lê bước chân đi cách nặng nề ở phíavùng đất nam gần nước Ê-đôm và Ê-lát thuộc vịnh Aqaba mãi đến khi trở lại Ca-đe lần thứ hai là đúng năm thứ 40. Sau Khi an táng Mi-ri-am và A-rôn vào đầu năm đó, dân Israel đi ngang rạch Xê rết, biên thùy của nước Mô-áp. Môi se ghi, “Thời gian từ lúc chúng ta rời Ka-đe Ba-nê-a (lần thứ nhất) cho đến lúc chúng ta đi băng qua khe Xê-rết là ba mươi tám năm” (Phục 2: 14).

 Sau đó họ đánh chiếm hai nước Si-hôn và Ba-san ở bờ đông sông Giô đanh. Sau khi chiếm xong hai nước đó và phân chia cơ nghiệp đó cho hai chi phái Ru-bên, Gát và phân nửa chi phái Ma-na-se, dân Israel tụ họp đóng trại tại đồng bằng Mô-áp, rồi “vào ngày mồng một, tháng mười một, năm bốn mươi, Môi-se truyền lại cho dân Israel tất cả mọi điều Đức Jehovah đã truyền dạy liên hệ đến họ.  Việc này xảy ra sau khi ông đánh bại Si-hôn, vua dân A-mô-rít, đóng đô ở Hết-bôn và tại Ết-rê-i, ông đánh bại Óc,vua xứ Ba-san, đóng đô ở Ách-ta-rốt” (Phục 1: 3-4). Như vậy Môi se có 2 tháng để giảng dạy lại toàn bộ luật pháp xen lẫn những kinh nghiệm lịch sử đi đường của thế hệ trước cho thế hệ thứ hai thấu hiểu hầu chuẩn bị họ vào chinh phục đất hứa. Hội đồng bồi linh nầy kéo dài khoảng hai tháng. Khán thính giả trong cuộc hội đồng nầy, ngoại  trừ Giô-suê và Ca-lép cao tuổi, trên 80, tất cả dân chúng có độ tuổi từ 20 đến 59 tuổi.

So sánh Phục truyền 1:9-18 với sách Xuất Hành 18 thì những lời Môi se nói với thế hệ thứ hai hôm nay là lời tiêu hóa của ông đối với những lời khuyên khôn ngoan đầy sự xức dầu của Linh Chúa từ nhạc phụ Giê-trô của ông.

Sau đây là lời giảng khởi đầu cuộc hội đồng thánh khiết của Môi se về sự “Bổ Dụng Các Chức Nhiệm”. Những lời nầy ông đã nói chuyện sơ qua cho thế hệ thứ nhất, gần 40 năm trước, nay ông giảng lại với sức nặng của kinh nghiệm tuổi già cho thế hệ thứ hai nghe cho rõ:

--Câu 9: “Trong lúc đó ta có nói cùng các ngươi rằng: Một mình ta không sức đủ cai trị các ngươi”.

Diễn giả hôm nay đã được 120 tuổi, tuy mắt chưa làng và sức lực chưa giảm, nhưng ông có thái độ khác hẳn với bộ dạng của ông vào năm 40 tuổi khi ông muốn dân Israel lúc đó hiểu và nhìn nhận ông là người Chúa sẽ dùng tay mình giải cứu họ khỏi kíp tù đày khổ  sai tại Ai-cập. Hôm  nay lão nhân nầy nói, “Ta không có khả năng gánh vác các ngươi một mình”. Sự khiêm tốn thần thượng trong ông đã trở nên sự thật. Khoảng 20 năm trước khi còn Mi-ri-am, chị ông, khinh dể tư cách của ông, thật rất khó cho chính bàn tay Môi se đặt bút viết: “Môi-se là một người rất khiêm tốn, khiêm tốn nhất trái đất” (Dân số kí 12:3). Nhưng hôm nay con người khiêm nhu, nhu mì đang đứng trước hội dồng nầy để rao giảng, và lời nói ông trong thái độ và tâm linh khiêm nhường là một sự thật, nếu không Chúa đã lật đổ kẻ kiêu ngạo, kẻ từng tự tôn làm “thũ lĩnh và quan án” trên dân của Chúa (Công 7:27) từ lâu rồi.

--Câu 10- “Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã gia thêm các ngươi, kìa ngày nay, các ngươi đông như sao trên trời”.

Về một phương diện, tiên tri Ba-la-am nói thay cho Chúa rằng: “Ai đếm được búi cát của Gia- cốp” (Dân. 23:10). Cát bụi là nói theo phương diện  phàm trần của Israel, nhưng “đông như sao trên trời” là nói đến tính cách thuộc trời của họ.

 Dân thế giới coi dân Chúa như cát bụi, nhưng Môi se coi họ như những vì sao sáng trên bầu trời. Rất đúng khi ví sánh các thiên sứ là sao trời, nhưng những ai được sự khải thị của Chúa  đều  nhận thấy dân Ngài cũng như sao sáng trên trời, như Giô-sép từng nói “Tôi thấy mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao” (Sáng. 37: 9) hoặc Phao lô nhấn mạnh: “Anh chị em hãy chiếu sáng trong thế hệ đó như những vì sao trong thế giới” ( Phi líp 2:15).

Các bạn có thấy dân Chúa trong cộng đồng hôm nay là sao sáng thuộc trời không, hay bạn khinh miệt họ như cát bụi thấp hèn, cùng khố , đang bị thế nhân giày đạp dưới chân?

Hơn nữa Phao lô so sánh tín đồ với nhau thì như “vinh quang của ngôi sao này với vinh quang của ngôi sao kia cũng khác nhau”, như vậy bạn có biết, có nhận ra hết vinh quang trong bất cứ đời sống người tín đồ nào chăng? Chúng ta không thể đánh giá hết vẻ đẹp và vình quang của Chúa trong mỗi thánh đồ đâu, nên đừng khinh dể họ.

--Câu 11- “Nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi khiến các ngươi thêm lên gấp ngàn lần và ban phước cho, y như Ngài đã phán cùng các ngươi”

Tôi thấy Môi -se vào ngày hôm ấy như một tổng quản nhiệm, hay một mục tử sắp giao quyền của mình cho người thay thế chức nhiệm của mình, là Giô-suê. Môi-se cầu chúc và hết lòng mong có sự gia tăng của thế hệ hậu tấn, ông không giống như một số mục tử thường tỏ ra thái độ khó chịu khi dân Chúa được phát triển dưới chức vụ của những người thay thế chức vụ mình. Bạn ơi, bạn có tấm lòng vì vinh quang của Chúa mà cầu mong cho bầy của Ngài phát triển vượt bậc dưới tay chăn dắt của người khác chăng? Tôi từng thấy nhiều mục tử, nhiều nhà lãnh đạo đã gài bẫy, đã đặt sẵn âm mưu nhằm hãm hại người đến thay thế mình trong chức vụ khi mình phải ra đi khỏi bầy của Chúa. Vì họ không muốn dân Chúa gia tăng số lượng trong chức vụ kẻ đến sau.

--Câu 12- “Một mình ta làm thế nào mang lấy trách nhiệm và gánh nặng về điều tranh tụng của các ngươi?”. Bản Darby dịch rõ hơn; “How can I myself alone sustain your wear, and your burden, and your strife”, nên bản TKTC cũng làm rõ: “Làm sao một mình ta có thể mang trách-nhiệm nặng-nề và gánh nặng các ngươi và sự cãi cọ của các ngươi?”.

 Tôi từng thấy một số mục tử thích ngồi ghế thẩm phán, rất dễ dàng ra phán quyết về mọi nan giải, mọi gánh năng và những tranh chấp thường xảy ra giữa cộng đồng dân Chúa. Lúc nào họ cũng muốn làm “thầy” (Gia cơ 3:1), bao giờ cũng mặc định ngồi trên “toà Môi-se” (Mathio 23:2), dễ dàng giải quyết, nhanh nhẩu ra phán quyết về mọi sự vụ trong cộng đồng—xét xử và phán quyết mọi sự vụ lớn bé, thậm chí đến hôn nhân, chỗ ở, sinh kế của hầu hết mọi thánh đồ mình chăn dắt. Họ là lãnh chúa đó, và thay mặt Chúa cầm quyền tuyệt đối. Lâu lâu thì thẩm phán đó mở tiệc rồi mời mấy thánh đồ có nan đề đến dùng bữa, và ngay trong bữa ăn, ông đem mấy anh em tín đồ đó ra “mổ xẻ” giữa bàn tiệc. Còn Môi-se lúc nầy thì thối thoát “Ta không thể”. Những thẩm phán tự thị, ngạo mạn, độc đoán, đang hành quyền giữa cộng đồng nhà Chúa hôm nay rất đông!

 Nên Môi se nhấn mạnh lần nữa rằng: “cá nhân ta không đủ khả năng mang vác hoạn nạn, và gánh nặng của các ngươi”. Bạn ơi, bạn có thể hiểu thấu và mang nỗi gánh nặng của hội thánh sao? Bạn giỏi hơn Chúa sao?

Chỉ có Đấng đi giữ bảy chân đèn mới có đủ thầm quyền nói, “Ta đã biết”, “Ta đã thấy”…Khải 2;2, 9  nhiều lần.

--Câu 13 “Hãy chọn trong mỗi chi phái các ngươi những người khôn ngoan, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm”.

Trong ba tính cách  cần có cho người lãnh trách nhiệm khi hầu việc Chúa là:  khôn ngoan, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm. Có bản dịch chữ “có kinh nghiệm” là “có danh tiếng”, vì họ có kinh nghiệm nên nhiều người tên tuổi họ..

Về sự khôn ngoan, Ê-phê-sô 1:18 chép, “Đức Chúa Trời của Chúa chúng ta là Jêsus Christ, là Cha vinh hiển, ban cho anh em tâm linh của sự khôn ngoan và sự khải thị”.

Sự khôn ngoan thuộc về lãnh vực tâm linh, sự hiểu biết (thông sáng) là có tri thức thông thạo về những thông tin và số liệu các ngành trong thế giới, thuộc lãnh vực của tâm trí, của tâm hồn. Vì khôn ngoan hay trí tuệ thuộc trong tâm linh, do Đức Chúa Trời ban khải thị thì người đó sẽ khôn ngoan, thấy những điều mà người tri thức không thấy. Tri thức của một người có thể là tiến sĩ thần học hay tiến sĩ ngành nào đó, nhưng tâm linh anh có thể không nhận được khải thị, nên Lời Kinh thánh do nói anh nói ra không có sự khôn ngoan.

Để đủ tư cách phụng sự Chúa, ngoài việc  có sự khôn ngoan khải thị, có sự hiểu biết, thông sáng là tri thức, anh còn cần có nhiều kinh nghiệm trên quá trình theo Chúa lâu năm rồi. Ngựa non thì háu đá, người già dặn thuộc linh thường yên lặng như kẻ tập sự.  Bạn nên nhớ bông lúa chin trĩu năng là bông lúa cúi đầu. Những kẻ ăn nói lốp bốp, thì sức nặng lời nói của anh ta nhẹ như bấc, không  bao giờ nặng như chì được.

--Câu 14, “Các ngươi có đáp rằng: Việc người toan làm thật tốt thay”.

Đến bao giờ chúng ta mới được nghe những lời tình nguyện vâng phục Chúa như vậy. Biết bao giờ có những thánh đồ mềm mại nói với những ngươi tiền bối có sự khải thị rằng: “Bấy giờ Linh của Chúa bao phủ A-ma-sai, người đứng đầu ba mươi người kia, nói: “Tâu vua Đa-vít, chúng tôi thuộc về ngài;  Thưa con trai Gie-sê, chúng tôi theo ngài; Nguyện ngài được bình an, thịnh vượng;  Những người hỗ trợ ngài cũng được bình an vì Đức Chúa Trời phù hộ ngài.”(1 Sử kí 12:18).

Thông thường, chúng ta không chấp nhận sự sắp xếp của Chúa trong  Hội thánh. Chúa phải chờ Áp-ra-ham đến 60 năm đến khi ông đầu phục sự dẫn dắt của Chúa. Ngài đã chờ sự vâng lời của tuyển dân Israel đến 28 thế kỉ rồi…Ngài vẫn còn chờ đến hôm nay!

 Trong mỗi thời đại, Chúa đều có những ông Môi-se  đưa ra những đường lối phụng sự do Chúa chỉ dẫn, nhưng dân Chúa từng thời đại đó không chấp nhận, và rất ít có người nói với Môi-se của họ, “Việc người toan làm thật tốt thay!”.

 --Câu 15-“ Vì vậy tôi đem những người khôn ngoan, đáng kính trọng trong các chi tộc và bổ nhiệm họ vào các cấp lãnh đạo, có người chỉ huy một ngàn, người chỉ huy một trăm, người chỉ huy năm mươi và có người chỉ huy mười người”.

Môi-se có sự sáng nào, có thẩm quyền gì mà đem, mà nắm họ, mà chọn họ và đem họ vào các chức vụ cai quản khác nhau như vậy?

Nếu Chúa hiện ra lần nữa và như Mác 3: 13-14 chép, “Đức Giê-su lên núi, gọi những người Ngài chọn và họ đến với Ngài. Ngài thiết lập Mười Hai Sứ Đồ,[e] cho họ theo bên cạnh Ngài, để Ngài sai đi truyền giảng…”-- thì chúng ta rất dễ chấp nhận, ngoại trừ kẻ vô tin. Nhưng ở đây một ông già 80 tuổi, từng là kẻ sát nhân, cưới vợ dân Phi châu mà lại muốn lấn lướt trên chúng tôi, làm bậc thẩm quyền trên chúng tôi sao? Ông là ai? Ông có thấy Bụi gai cháy không hay chỉ là chuyện dóc do ông bịa khẩu để thần thánh hóa chức vụ của mình?

 Đó là câu đố cho mỗi một thời đại trong lịch sử dân Chúa để hạn chế số người hầu việc Chúa theo thời cơ, vì Chúa từng sàng sãy và ngăn chặn đến 31.700 người cơ hội chủ nghĩa ào ạt theo Ghê-đê-ôn, mà chỉ chọn lấy vỏn vẹn 300 người.

--Câu 16-“Trong lúc đó, ta ra lịnh cho những quan xét các ngươi rằng: Hãy nghe anh em các ngươi, và lấy công bình mà xét đoán sự tranh tụng của mỗi người với anh em mình, hay là với khách ngoại bang ở cùng người”. Bản TKTC dịch: “Đoạn ta đã trao nhiệm-vụ cho các vị thẩm-phán của các ngươi vào lúc đó, nói: 'Hãy nghe các vụ kiện giữa anh em các ngươi, và hãy phán-xét một cách công-chính giữa một người với anh em của nó, hay người lạ ở với nó”.

 Làm sao Môi se có thể ra lịnh? Ông là ai mà bổ nhiệm các ứng viên đó làm các thẩm phán? Há Cô- rê  và 250 người lãnh dạo Israel đã chẳng từng chất vấn thẩm quyền của Môi-se hay sao? Tại sao Chúa phải “giết” đi hàng loạt người để bênh vực thẩm quyền dẫn dắt toàn dân Israel của Môi-se?. Thật là một điều khó hiểu!

--“ Lấy công bình mà xét đoán sự tranh tụng của mỗi người”.

Thi thiên 97:2 chép,“Công chính và ngay thẳng là nền móng của ngôi Ngài”. Vương quốc ngàn năm của Đấng Christ là nước công nghĩa. Thậm chí  về trời mới đất mới, sứ đồ Phi-e-rơ nói, “Nhưng theo lời Ngài đã hứa, chúng ta chờ đợi một trời mới và đất mới, nơi sự công chính cư ngụ” (2 Phiero 3:13).

 Thế thì, từ trong động cơ cho đến việc xét xử, các chức sự, các thẩm phán được bổ nhiệm đây phải phân xử cách công bình, công nghĩa và công chính. Tôi thấy lắm mục tử bất nhân, bất chính, bất nghĩa đang ngồi chễm chệ trên tòa Môi-se trong cộng đồng dân Chúa ngày nay. Tôi không hiểu tại sao Chúa còn nhẫn nhục, làm thinh để cho họ múa gậy rừng hoang như vây?

--Câu 17-“Trong việc xét đoán, các ngươi chớ tư vị ai; hãy nghe người hèn như nghe người  sang, đừng có sợ ai, vì sự xét đoán thuộc về Đức Chúa Trời”.

--Không vị nể, thiên vị bất luận người sang kẻ hèn.

--Xử lí từ việc lớn đến việc nhỏ cách chu đáo.

-- Đừng có sợ ai, là không sợ mặt con người, vì sợ loài người sẽ sa vào cạm bẫy. Do câu nầy tôi mới hiểu lời Chúa bảo Ê-xê-chi-ên, “Ta sẽ ban cho ngươi trán cứng như kim cương, cứng hơn đá lửa. Đừng sợ chúng nó, chớ kinh hoảng vì bộ mặt chúng nó” (Ezekiel 3: 9).

--“Phàm việc nào lấy làm rất khó cho các ngươi, hãy đem đến trước mặt ta thì ta sẽ nghe cho”.

 Ai ban cho Môi se có khả năng đúc kết và thẩm quyền chung quyết mọi cuộc tranh tụng giữa vòng dân Chúa? Có ai như Môi-se  giữa vòng chúng ta hôm nay không?

-Câu 18. “Vậy, trong lúc đó, ta có truyền cho các ngươi mọi điều mình

phải làm”.

Đương nhiên trong mỗi thời đại đều có Môi-se  tương ứng? Bạn tìm thấy và nhìn nhận ai là Môi-se nói riêng cho nước Việt Nam hôm nay chăng?

Xin Chúa thương xót chúng ta.

Thiên Trình Apil 20, 2021.

 

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

HÀNH-TRÌNH ĐỨC TIN TRONG DANH CHÚA- 8-


 

HÀNH-TRÌNH ĐỨC TIN TRONG DANH CHÚA- 8-

Jehovah Đấng Chăn Chiên— Gia-Vê Rohi--  cho Đa-vít

Đây là hồi ức của tôi là Đa-vít viết vào năm tôi được 70 tuổi, và theo cảm nhận của tôi đây là năm cuối cùng của mình trên trái đất nầy.

 Tên của tôi là Đa-vít có nghĩa là “beloved”– “Được Yêu Thương”. Bố tôi tên là Gie-sê, mà có người đọc lầm là Y-sai. Tổ tiên của tôi được biết đến từ cụ Na-ha-sôn (Sấm Ngôn), ra khỏi Ai-cập, làm quan trưởng chi phái Giu-đa. Sanh- môn, một trong hai thám tử mà Giô-suê đã sai phái  đi trinh sát thành phố Giê-ri-cô, là con của cụ. Khi làm công vụ đó, Sanh-môn đã quen bà Ra-háp (Rộng Rãi) và cưới bà sau khi Giô-suê chiếm được thành phố đó.

 Cụ bà Ra háp sinh ra Bô-ô. Cụ Bô-ô là ông cố của tôi. Và ông nội của tôi là Ô-bết (Thờ Lạy). Tên của bố tôi có nghĩa là (Jehovah hiện hữu), vì đời xưa khi đặt tên cho con cái, các cụ đều gởi gắm một tư tưởng nào đó vào trong tên đứa con của mình. Có một sự kiện mà ít người biết, là khi Bô-ô cưới Ru-tơ, một qủa phụ người Mô-áp, thì bà Ra háp còn sống.

Mẹ của  tôi tên là Na -hách ( 2 Sa.17:25) sinh ra 7 người con trai,  hai người con gái tên là Xê-ru gia và A-bi-ga-in ( 1 Sử 2:16). Vào những năm cuối đời, ông bà sinh ra tôi, con út. Nên tôi được kể là con thứ 8 giữa những người con trai của cụ Gie-sê, có bản chép tôi là con thứ 7, vì có một anh của tôi chết không con để lại. Chúng tôi có 10 anh chị em cả thảy.

Chị Xê-ru-gia của tôi có chồng ở Bết-lê-hem và đẻ ra ba con trai đều là võ tướng là Giô-áp, A-bi-sai  và A-sa-ên. Tuổi của Giô-áp suýt soát với tuổi tôi, nhưng y phải kêu tôi là cậu út. Chị A-bi-ga-in cũng có chồng người Ích-ma-ên, và sinh ra A-ma-sa, về sau làm tổng binh cho Áp-sa-lôm. Ê-li-áp là anh cả, quyền huynh thế phụ, vì bố tôi già yếu, có thành kiến ghét tôi là con muộn, vì anh sợ tôi và đám cháu ngoại của bố tôi, là mấy anh em Giô-áp sẽ chia bớt phần gia tài của bố tôi. Anh thường bắt ép tôi chăn bầy chiên của anh nơi hoang địa cách xa nhà của bố tôi. Mẹ của tôi thường than phiền sự bạc đãi của mấy người anh với chính tôi, nhưng  vì già yếu, bố tôi không thì hành nổi sự công chính trong nhà giữa 10 đứa con cho được. Nên mới 13, 14 tuổi đầu mà tôi phải đi chăn cừu, lớp nào là cừu của bố và của anh tôi. Nhưng chị Xê-ru-gia rất thương tôi, nên chị thường kêu Giô-áp ra đồng vào ban đêm để ngủ với tôi cho có bạn trong nhiều đêm tối bất định. Đó là những thời gian chúng tôi tập luyện ném đá bằng cái trành, luyện tập sử dụng vũ khí.

 Khi cụ Sa-mu-ên đến Bết-lê-hem, tôi không được cho dự tiệc, cho đến khi có người ra kêu tôi về, vì cụ muốn gặp tôi. Sau khi được cụ Sa-mu-ên xức dầu, tôi cảm nhận có Chúa ở gần bên tôi. Tôi không hiểu ý nghĩa sự xứa dầu, dần dần bố tôi giải thích rằng Chúa chọn tôi làm vua Israel trong tương lai. Sự kiện đó tạo nên sự ganh tị trong anh Ê-li-áp của tôi càng sâu nặng.

Nói tóm tắt. sau khi đánh hạ Gô-li-át, tôi làm cận vệ cho vua Sau-lơ, dần dần ông chọn tôi làm phò mã. Tôi kết nghĩa kim bằng với Giô-na-than là anh vợ. Nhưng phụ vương của tôi bị ác linh quấy nhiễu, hai lần ông phóng cây giáo cố ý giết tôi. Tôi trốn đến đền thánh của Chúa xin bánh thánh, xin cây gươm của Gô-li-át’ rồi đến hang đá A-đu-lam. Bốn trăm anh em đã theo tôi, dần dần bạn bè tôi lên đến con số 600 người.

 Chúng tôi  trốn tránh  sự săn đuổi của vua cha suốt 13 năm cho đến ngày vua và anh Giô-na-than tử trận. Sau đó tôi được nhà Giu-đa tôn lên làm vua tại Hếp-rôn, cai trị nhà Giu-đa trong 7 năm 6 tháng (2 Sa. 5: 4). Ngày đó ba anh em Giô-áp đến đầu quân cùng tôi và tôi cho cháu tôi làm đội trưởng.

Sau khi vua em vợ tôi là Ích-bô-sết bị hạ sát, cả nhà Israel tôn tôi làm hoàng đế trên cả Israel theo như sự xức dầu của tiên tri Sa-mu-ên. Sau đó, khi cất binh đánh chiếm đồn Si-ôn, một đồn lũy kiên thủ, của dân Giê-bu-sít. Giô-áp có mưu lược và thông minh, cùng gan dạ, y đã dẫn đội cảm tử chui vào ống dẫn nước ngầm của đồi Si-ôn, bất thình linh chui lên đánh chiếm đồn Si-ôn, nên  y được tôi phong làm quan tổng binh toàn quân đội (1 Sử 11:6).  Tôi được Chúa cho trị vì vững chắc tại Jerusalem suốt 33 năm.

 Trong thời gian trị vì tại Si-ôn, khi sống nhàn nhã sung sướng trong cung điện, tôi đã chễnh mãng sự cầu nguyện như đã từng thức thâu đêm cầu nguyện trong rừng, trong hang, trong sa mạc, nên tôi sa vào sự cám dỗ và sa ngã trong vụ Bát-sê-ba. Vụ ngoại tình nầy đem lại bao đau khổ cho gia đình tôi, thí dụ nghich tử Áp-sa-lôm (Cha Của Sự Binh An) nổi loạn. Tất cả là do tội lỗi của tôi gây ra các hậu quả đó.

 Tôi đã để lộ tính kiêu ngạo, tự tin mình, bằng cách sai Giô áp đi kiềm kê quân số toàn Israel. Sau khi cúi đầu chấp nhận kỉ luật của Chúa, Ngài  mở mắt ra cho tôi thấy địa điểm cất đền thờ  bằng vật liệu năng thay cho đền tạm xưa. Dần dần Chúa khải thị cho tôi cách chi tiết về bảng vẽ toàn bộ khu đền thờ và sơ đồ tổ chức các phân ban, cách điều động nhân viên cho toàn khu vực đền thờ và vương quốc Israel. Mấy năm sau cùng, tôi hết lòng lo thu gom nguyên vật liệu từ vàng, bạc, đá quý, đồng, sắt, gỗ bá hương cho công cuộc kiến thiết ngôi đền.

Trong khoảng 57 năm tìm kiếm Chúa, kể  từ ngày chăn cừu tại rừng vắng Bết- lê-hem, Chúa cho tôi sáng tác 72 bài thi thiên, nay vào tuổi 70, tôi  làm bài thơ cuối cùng là thi thiên thứ 73, chép ở 2 Sa-mu-ên 23, để ca ngợi Chúa là Đấng Chăn nuôi tôi suốt gần 60 năm như thế. Tổ phụ của tôi là Gia-cốp cũng có những kinh nghiệm chăn nuôi của Chúa trên đời sống ông, nên vào năm cuối đời, ông là người đầu tiên nói về: “Đấng Chăn Chiên” (Sáng thế kí 49: 24). Danh Đấng Chăn Chiên xuất hiện lần đầu ở đó.  Khi còn trẻ, tôi đã bắt chước cụ và được cảm thúc viết một thi thiên bất hủ là Thi thiên 23, về Đấng Chăn Chiên của tôi.

 Trong khi ráng sức viết lại bài hồi ức nầy, nhiều lúc tôi đã đổ nước mắt khi suy  gẫm lại những bước đường 67 năm của minh, khi thì bị anh em ruột hà hiếp, khi bị nhạc phụ săn đuổi mạng sống, khi vừa chịu đói mà còn bị  Na banh mắng nhiếc. Khi bị quân thù vây hãm, bị Giô áp lấn lướt, có sự tranh giành giữa các hoàng tử…trên hết là sự chiến đấu với bản ngã mình, tôi đã thấy quả thật Đức Gia -Vê là Đấng Chăn Chiên của tôi.

Đức Jehovah Chăn Giữ là một Danh Xưng rất có ý nghĩa của Chúa trong cả cuộc đời tôi, Ngài khải thị danh xưng nầy cách rõ ràng cho tôi--Jehovah Rohi.  Cám ơn Chúa, vì sự nhân từ và thương xót của Ngài đã theo sau tôi suốt hành trình 57 năm như vậy

 Hodos Deng, April 18, 2021