Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Ý NGHĨA CHỮ “HƯU” TRONG HOA VĂN-

 Những nhà thông thái Trung Hoa, ngay sau khi ra khỏi tháp Ba- bên ở Iraq đã cùng nhau di cư về phương đông, rồi xuôi nam đến vủng Trung nguyên Trung quốc. Họ đã lập quốc tại đó. Vào khoảng thế kỉ 25 TCN, họ đã sáng chế ra loại chữ Trung Hoa tượng hình. Họ đem câu chuyện trong 11 chương đầu tiên của sách Sáng thế kỉ vào kho tàng chữ viết của họ.

Hôm nay tôi muốn bàn về chữ 休 hưu.
Hưu là Thôi, ngưng, ngừng, ngớt, nghỉ ngơi, thôi việc. Chữ “hưu” gồm hai chữ ghép lại. Chữ bên trái là “nhân”, con người đang đứng. Chữ bên trái là “mộc”, cây cối.
Theo ánh sáng của Kinh thánh chữ “hưu” mang hai ý nghĩa sâu sắc:
1--Hưu là ngươi trồng cây:
Theo thông thường, ngươi lớn tuổi, nghỉ hưu công việc công chúng, trở về điền viên chăm lo trồng cây ăn trái, nhất là chăm lo trồng cây kiểng để tiêu khiển. Mọi người già đều sống mật thiết với cây cối trong vườn nhà mình.
Có thể tư tưởng trồng cây như vậy bắt nguồn từ Kinh thánh. Trong Sáng thế kí 2: 15, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn”.
Công việc của những người già sâu nhiệm trong Chúa là phải trồng cây trong cộng đồng, là trồng người, là chăm sóc những cây non trong vườn Chúa.
Tôi rất tâm đắc với lời của Su-la-mít, tượng trưng người tìm kiến Chúa, khi người ví sánh dân Chúa như những cây hương liệu, cây ăn quả trong vườn:
--Nhã ca 4: 12-14, “Em gái ta, tân phụ ta là vườn đóng kín, Là nguồn nước khóa lại, là suối niêm phong. Đám cây mình là vườn địa đàng, Có thạch lựu và trái ngon, Hoa phụng tiên và cây cam tòng; Cam tòng và hồng hoa, xương bồ và nhục quế, Cùng mọi thức cây có mùi thơm, Một dược, lư hội với các hương liệu có danh”.
Vườn đây tượng trưng giáo hội, cộng đồng dân Chúa ngày nay.
--Nhã ca 6:11, “Tôi đi xuống vườn hạnh đào, Đặng xem cây cỏ xanh tươi của trũng, Đặng thử coi vườn nho đã nứt đọt, Thạch lựu đã nở hoa chưa”.
Su la mít là người làm vườn siêng năng chăm sóc cây cối, là chăm sóc nhưng tín đồ đi sau mình
--2. Hưu là người dựa vào cây mà an nghỉ:
1 Phi-e-rơ 2:24, “Chính Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ”. Chúa bị treo mình trên cây gỗ (wood) chớ không trên cây cối còn sống (tree). Nhưng Khải huyền 22: 2, “Bờ sông bên nầy và bên kia đều có cây sự sống ra trái mười hai mùa, mỗi tháng một mùa”. Theo nguyên văn Hi lạp tữ ngữ “cây sự sống” là the wood of life (gỗ chết) của sự sống zoe, đây là gỗ sự sống, không phải Tree of life, cây sự sống như các bản dịch Kinh thánh, và chúng ta đã in trí.
Trong chữ “hưu” có chữ “nhân*(người) dựa vào cây để được hưu trí, được ngừng nghỉ lo toan hay làm việc.
Công việc cứu chuộc của Chúa trên thập tự giá đã xong rồi, đã được trọn vẹn rồi. Đó là nơi linh hồn chúng ta phải dựa vào mà an nghỉ đến đời đời.
Ngay vào thời điểm nầy, năm 2021, vẫn còn giáo phái đang giảng nếu ai không tuân giữ luật Cựu ước, tiêu biểu là không giữ ngày sa bát, thì dù có tin vào công việc cứu chuộc của Chúa trên thập tự giá, người đó cũng không được cứu. ‘ Đó là loại tín đồ chưa được “hưu trí”.
MK.
1
1 bình luận
1 người đã xem

BỨC TRANH VÀ THỰC TRẠNG DÂN THÁNH NGÀY NAY-


 

BỨC TRANH VÀ THỰC TRẠNG DÂN THÁNH NGÀY NAY-
Các quan xét 5:
Trong dòng lịch sử của dân tộc Việt nam của chúng ta gần nửa thế kỉ qua, chúng ta thường được nghe những lời ca tụng về: “Các bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Trong lịch sử của tuyển dân Israel Cựu ước, chúng ta cũng được nghe những lời ca tụng về “Bà Mẹ Trong Israel”. Người ta tin rằng tiên tri Sa mu ên là soạn giả sách Các quan xét. Ông chép, “Trong ngày của Sam-ga, con trai A-nát, Trong ngày của Gia-ên, các đại lộ bị bỏ hoang, Khách bộ hành phải đi tránh vào các con đường nhỏ. Cuộc sống ở nông thôn đã ngưng lại, Nó đã ngưng lại cho đến khi tôi, Là Đê-bô-ra, chổi dậy, Tôi chổi dậy như một người mẹ trong Y-sơ-ra-ên” (Các quan xét 5:6-7).
Sau khi cùng tướng quân Ba-rác lãnh đạo đoàn quân đánh thắng quân Ca-na-an, bà Đê-bô ra đã cảm tác một bài hát dài, có thế sánh ngang hàng các thi thiên trong quyến Thánh ca của hội chúng Đức Jehovah thời Cựu ước.
Qua bài hát nầy, tôi mượn lời của Đê-bô-ra để phác họa về “Bức Tranh Và Thực Trạng Dân Thánh Ngày Nay”.
1. Những Người Đắc Thắng:
--Câu 2--"Những quan trưởng (leaders) đã cầm quyền quản trị trong Israel, Và bá tánh dâng mình cách vui lòng! For that leaders led in Israel, For that the people willingly offered themselves, Bless Jehovah!”
Khi nào có những ông quản nhiệm thuộc linh, đầy ơn Chúa, tức khắc sẽ có nhiều thánh đồ tình nguyện dâng minh, hay dâng tiền cách vui lòng.Trong thời Cựu ước, hễ có một vị vua tốt thì tự nhiên có nhiều con dân Chúa nhiệt thành hầu việc Chúa, không cần lạc quyên tiền hay chiêu mộ người hầu việc Chúa, như chấp sự, cán sự,..v.vv. Và ngược lại.
Chữ “quan trưởng” ở đây là “leaders” người lãnh đạo. Thực ra dân Chúa chưa hiểu “sự cai trị” nhà Chúa là gì? Cai trị là làm leaders. Làm người dẫn dường, chớ không làm giám đốc, ngồi ghế bành xỉ ngón tay, còn mình thì không đụng ngón tay vào công việc. Mathio 20: 28 nói “cai trị” là cấp dưỡng, là cung cấp (to minister), là làm nô lệ cộng đồng. Ê-sai 3:7 cũng nói ai có thể cho hội chúng ăn, người đó là nhà cai trị- “Vì trong nhà ta không có bánh cũng chẳng có áo choàng; Các ngươi không nên chỉ-định ta cai-trị dân-chúng".
Nếu bạn không thể đào đâu ra lương thực thuộc linh, hay có lời khải thị cập nhật, thì đừng “cai trị” cộng đồng dân Chúa.
--Câu 3--“Hỡi các vua, hãy nghe; hỡi các quan trưởng (princes), khá lắng tai! Ta sẽ hát cho Đức Giê-hô-va-- Hear, ye kings; give ear, ye princes, I, [even] I, will sing to Jehovah; I will hymn to Jehovah the God of Israel”.
Tại sao trong Các quan xét 21: 25 nói vào thời ấy không có vua chúa nào cả, mà sao câu nầy nói đến các vua và các quan trưởng?.
Vua ở đây không là chức vị, vương vị để hành quyền, mà là một tình trạng thuộc linh cao hơn những người đồng thời, một tính cách vương giả ưu việt hơn các đồng bạn.
Sách Ma-thi-ơ chép 8 lần nói Chúa Giê-su ở trên núi khi Ngài dạy dỗ quần chúng, Ngài ở trên núi để cầu thay cho các môn đồ chèo thuyền trong đêm tối giông bão, Ngài biến hình trên núi hóa hình, Ngài dạy bài giảng Mathio 5-7 ở trên núi, Ngài ở trên núi khi bị bắt và Ngài đứng trên một núi ở Ga-li-lê để truyền đại mạng lệnh môn đồ hóa muôn dân. Vào lúc nầy, Chúa Giê-su là Vua trong tình trạng thuộc linh của Ngài, chớ chưa làm vua theo nghĩa bề ngoài. Cho nên giữa vòng chúng ta có những tín đồ, không nhất thiết là mục tử quản nhiệm, đang có lối sống như vua chúa thuộc linh, có khả năng đứng trên cao mới ban bánh của Đức Chúa Trời cho quần chúng xung quanh mình.
Có nhiều vua chúa hống hách giữa dân Chúa ngày nay, nhưng rất ít người làm “vua” theo ý nghĩa giảng dạy, cho người khác ăn, vì họ đang ở “trên cao” trong vương vị thuộc linh, ẩn giấu.
--Câu 7-- Cho đến chừng ta là Đê-bô-ra chỗi dậy Như một người mẹ trong Israel.
Phao lô nói ông là nhũ mẫu con cái thuộc linh của ông. “Nhưng chúng tôi đã trở nên mềm mại giữa anh em, như người mẹ cho con bú, dịu-dàng săn-sóc chính con mình” (1 Tê. 2:7). Tôi thấy nhiều bà chủ la hét, hà khắc con dân Chúa, như đà điểu đối xử khắc khổ con cái mình (Gióp 39:19), nhưng ít thấy chị nuôi, chưa thấy nhiều nhũ mẫu như Đê-bô-ra, như Phao lô dịu dàng chăm sóc con dân Chúa. Xin Chúa dấy lên nhiều bà mẹ như Đê-bô-ra.
--Câu 9—“Lòng ta ái mộ các quan trưởng (governors) của Israel, Là những người trong dân chúng dâng mình cách vui lòng- My heart is toward the governors of Israel, who offered themselves willingly among the people. Bless Jehovah!”
Chữ “quan trưởng” trong câu 2 là leaders (người dẫn dắt), còn chữ “quan trưởng” trong câu nầy là governors—nhà cai trị. Khi những người chăn chiên được người khác ái mộ, kính trọng, đưa đến kết quả là có nhiều người vui lòng, tình nguyện dâng đời mình, dâng hiến của cải cho Chúa.
--Câu 13—“Bấy giờ, kẻ còn sót lại trong những người cao quý đều xuống, Đến cùng các tráng sĩ đặng ra trận” Câu nầy dịch trật nhiều. Then come down, thou, the remnant of nobles, [as his] people; Jehovah! come down with me in the midst of the mighty ones”.
Bản Truyền thống dịch sai câu nầy. Những người cao quý là các người có tính cách vua chúa đều đến cùng tôi, là Đê-bô-ra, chớ không đến cùng ai khác. Chúa dấy Đê-bô-ra lên, như một thanh nam châm có sự thu hút con dân Chúa đến với Chúa. Giăng báp tít chỉ đường môn đồ mình đến cùng Chiên Con. Ngôi sao dẫn dường các nhà thông thái đến cùng Tân vương Do Thái mới sinh. Đừng ai thu hút dân thánh đến với mình như Áp-sa-lôm, như A-bi-mê-léc, con riêng của Ghi-đê-ôn ở Si-chem, hay như vua bá đạo Giê-rô-bô-am thu hút hết 10 chí phái Israel. Những người thu hút dân chúng đến với mình sẽ gặp thảm cảnh trong hồi kết.
--Câu 14-- Các quan trưởng (governors) đến từ Ma-ki, Và những kẻ cầm cây phủ việt đến từ Sa-bu-lôn.-- Out of Machir came down governors, And out of Zebulun they that handled the staff of the ruler (bản Darby).
Đây là một câu Kinh thánh dễ bị dịch sai và hiểu lầm. Bản TKTC dịch: “Từ Ma-kia các chỉ-huy-trưởng đi xuống, Và từ Sa-bu-lôn những kẻ nắm cây gậy của thầy thông-giáo ấy”. Bản Dịch Mới 2002 dịch “Những vị tư lệnh từ Ma-ki kéo đến, Và những người cầm gậy cầm quân từ Sa-bu-lôn tiến ra”.
Các quan trưởng (governors) cầm gậy nhà cai trị, không cầm phủ việt của vua chúa. Cây gậy nói lên quyền uy, quyền bính của các mục tử, của những người có trách nhiệm trong cộng đồng dân Chúa. Chúa tạo tác họ từ đồng vắng, trong hậu cảnh nào đó chúng ta không biết được, nhưng đúng giờ của Chúa, Ngài sẽ cho họ xuất hiện để dẫn dắt dân thánh. Họ không xuất thân từ các trường Kinh thánh của tôn giáo, hay của một phe đãng Cơ Đốc nào đó đưa ra hầu gành giật uy thế cho phe mình. Họ là người của Chúa, xuất hiện hầu việc Chúa mà thôi.
--Câu 15-- “Các quan trưởng của Y-sa-ca đều theo Đê-bô-ra, Y-sa-ca và Ba-rác đồng một ý nhau- And the princes in Issachar were with Deborah; And Issachar, like Barak”.
Đê-bô-ra là mẹ, là thầy của Ba-rác, hai người là một, như Phao-lô với Ti-mô-thê. Các quan trưởng Y-ca-sa, kẻ thì theo Đê-bô-ra, người thì hợp tác với Ba-rác cũng được cả. Đê-bô-ra không có quyền lãnh đạo độc chiếm, không muốn lôi kéo mọi người theo mình. Tôi không thấy điều như vậy trong nhà Chúa. Tôi chỉ thấy sự thanh trừng những đối thủ đồng thời để mình có địa vị độc tôn, không chia bớt quyền lực, địa vị cho bất cứ ai. Đê-bô-ra không như vậy.
--Câu 18--, “Sa-bu-lôn và Nép-ta-li, là dân tộc liều mạng mình Ở trên các nơi cao của đồng ruộng.- Zebulun is a people [that] jeoparded their lives unto death, Naphtali also, on the high places of the field”.
Bản Dịch mới 2002 dịch câu nầy thật tuyệt vời, “Sa-bu-luân là những hào kiệt coi thường cái chết; Nép-ta-li cũng vậy, sẵn sàng hy sinh mạng sống ở chốn sa trường”.
Các quan xét 4: 6 nói chỉ có 10 ngàn quân từ Sa-bu-lôn và Nép-ta-li dâng mình bước theo Đê-bô-ra và Ba-rác trong cuộc chuyển động nầy. Đặc biệt Đê-bô-ra nói đến tình trạng “liều mạng” của hai chi phái vùng Ga-li-lê nầy.
Giô-tham, nói về Ghi-đê ôn, bố mình “Vì cha tôi chiến đấu cho quý vị, liều mình mà giải cứu quý vị khỏi tay dân Ma-đi-an”(Các quan xét 9:17). Chữ liều mình ở đây là endangered his life—nguy hiễm cho mạng sống. Phao lô nói về hai người bạn của mình là A-qui-la và Bê-rít -sin, “là hai người liều chết để cứu mạng sống tôi” (Rô ma 16:4) Bản TKTC dịch, “họ vì sinh mạng của tôi đã đánh liều chính cái cổ của họ”.
Rải rác trong cả lịch sử giáo hội, hàng ngàn hàng vạn người đã liều thân, liều mình vì vinh quang của Chúa, để rao phúc âm những vùng chưa có dấu chân người gieo giống, để liều mình rao giảng những lẽ thật hầu lật đổ những hệ thống tôn giáo tối tăm. Xin Chúa dấy lên nhiều thánh đồ liều mình vì cớ chính nghĩa của Ngài ngay hôm nay.
2. Những Người Thất Bại:
--Câu 10—“Hỡi các người cỡi con lừa bạch, Ngồi trên thảm, Đi bộ trên đường cái, khá hát mừng”. BDM “Hỡi các người cưỡi lừa trắng, Ngồi trên yên bọc nhung, Và những người đi bộ trên đường cái, hãy hát mừng”- Bản TKTC “Các ngươi, những kẻ cỡi lừa trắng, Các ngươi, những kẻ ngồi trên các tấm thảm giàu, Và các ngươi, những kẻ đi trên đường—hát lên!” Bản Darby “Ye that ride on white she-asses, ye that sit on carpets, and ye that walk by the way, consider”.
Có ba hạng lọai tín đồ trong giáo hội ngày nay. Người thì cỡi lừa trắng, theo ngôn ngữ hiện đại, họ có xe Rolls-Royce chẳng hạn; kẻ thì sống trong tư gia như cung điện, ngồi chễm chệ trên ghế bành có bọc nhung, và còn rất nhiều người đi bộ, chân đất, hoặc đi xe đạp, honda cũ mèm. Vua Sa-lô-môn hóm hỉnh quan sát ”Ta đã thấy kẻ tôi tớ đi ngựa, còn quan trưởng đi bộ như tôi tớ vậy” (Truyền 10:7) “I have seen servants upon horses, and princes walking as servants upon the earth”.
Tôi đã từng thăm viếng những ngôi nhà nền đất, vách bằng rơm nhồi bùn, mái tranh thấp lè tè, và cũng được thấy những cung điện xa xỉ của thánh đồ tự xưng là môn đệ của Con Người không chỗ gối đầu..
Trong giáo hội ngày nay có những tín đồ công tử, có những tín đồ sống theo lối sống giai cấp thượng lưu. Có nhiều tín đồ có tính cách thuộc linh vương giả, sống như quan trưởng thuộc linh, phải cúi đầu cuốc bộ trước sự khinh chê của hạng tín đồ thượng lưu trong hội thánh. Thân phận thuộc linh mình là tôi tớ ma-môn, là tôi tớ của tổ chức tôn giáo Cơ Đốc lạm quyền, nhưng nhìn bề ngoài, hạng thánh đồ thương lưu đó đang sống trên nhung lụa êm ấm, phè phởn., như những đại gia thế tục.
--Câu 15, 16—"Còn trong các gia tộc của Ru-bên, Người ta cứ đắn đo suy nghĩ trong lòng -- In the divisions of Reuben there were great resolves of heart! In the divisions of Reuben there were great deliberations of heart!”
Câu nầy lặp lại hai lần ngụ ý nhấn mạnh đến tình trạng trù trừ của dân Ru-bên không quyết tâm theo Đê-bô-ra phụng sự Chúa. Giô suê 18 nói 7 chi phái lần lữa không quyết tâm chiếm xứ thánh. Tình trạng trù trừ, suy nghĩ đắn đo, nhưng giẫm chân tại chỗ trước tiếng gọi, trước sự chuyển động của Chúa, Họ mất cơ hội hầu việc Chúa đến đời đời. Cơ hội hầu việc Chúa mở ra cho chúng ta như con chim sẻ, nếu chúng ta không nắm bắt cơ hội, cơ hội sẽ bay mất, chúng ta mất mát trầm trọng. Vì câu tiếp theo nói về Ru-bên “còn nán trễ trong các ràn chiên”
--Câu 17 – “Ga-la-át vẫn còn ở mãi bên kia sông Giô-đanh; Còn Đan, sao ngươi cứ lẩn quẩn trên các chiếc thuyền? A-se vẫn ngồi bất động bên bờ biển, Đành lòng an cư bên các bãi thuyền - Gilead abode beyond Jordan; And Dan, why did he remain in ships? Asher sat on the sea-shore, And abode in his creeks”.
Câu Kinh thánh nầy vạch trần đa số thánh đồ đang hưởng nhàn, chỉ lo cho bản thân, không lưu tâm, mang gánh nặng, cầu nguyện, góp phần vào cuộc tranh chiến từ các thời đại của đoàn người đắc thăng đi đầu chiến tuyến, đánh trận cho vinh quang của Đức Chúa Trời và sự an lạc của đại bộ phận dân thánh.
Có dân Ma -na-se ở Ga-la-át, bên kia sông Giô đanh, có Đan ở miền Bắc, có A-se ờ bờ biển phía Tây, Đời sống theo Chúa của họ trôi lềnh bềnh, sống lần lữa, sống nhàn hạ, không chịu thắt lưng, mang ách của Chúa. Tôi thấy đa số tín đồ ngày nay sống như vậy. Đã yên trí mình có cái vé vào thiên đàng, nên cứ nhàn nhã, không căng thẳng chiến đấu, chỉ lo hưởng thụ cuộc sống đời nầy. Ê-xê-chi-ên 22:13 chép, “thế mà trong các ngươi có sự vui mừng hớn hở. Người ta mổ bò, giết chiên, ăn thịt,uống rượu: Hãy ăn uống đi, vì ngày mai chúng ta sẽ chết!”. Sa tan không bao giờ tấn công lọai tín đồ đó, vì họ đã chiến bại rồi.
---- Hãy rủa sả, rủa sả dân cư của nó! Vì chúng nó không đến tiếp trợ Đức Giê-hô-va, Không đến tiếp trợ Đức Giê-hô-va giữa các dõng sĩ! Curse Meroz, saith the Angel of Jehovah; Curse, curse the inhabitants thereof; For they came not to the help of Jehovah, To the help of Jehovah among the mighty”.
Kết Luận:
Thiên Sứ Đức Jehovah trong câu Kinh thánh nầy là Đấng Christ trước khi giáng sinh. Ngài lên tiếng rủa sả những người dân nào của Chúa đã không đến giúp đở hay tiếp trợ cho dân Chúa đánh giặc.
Cuộc chến thăng nầy là công lao của những người dân đắc thắng, có tư cách vua chúa, liều minh hi sinh việc Chúa và an hem mình. Những tín đồ thất bại ám chỉ người người sống xa xỉ , nhàn hạ, không tiếp trợ những người hi sinh bước ra chiến đâu. Bạn al2 người đắc thắng hay người thất bại?
Có thể là hình ảnh về 3 người và văn bản cho biết 'Ûazor Lake Galilee Deborah Deborah haggoyim Judges Bethel 4:4 Ramah Dead Sea Judge of Israel Knowing-Jesus.com'
Phi Lê và Quang Cao
1 bình luận
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

TIÊU MÒN KHỎI MIỀN ĐẤT LÀNH-


 


Phục truyền 28:15-21 chép:

“15 Nhưng nếu ngươi không nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, không cẩn thận làm theo các điều răn và luật pháp của Ngài mà ta truyền cho ngươi ngày nay, thì nầy là mọi sự rủa sả sẽ giáng xuống trên mình  ngươi và theo kịp ngươi:

16 Ngươi sẽ bị rủa sả ở trong thành và ngoài đồng ruộng,

17 cái giỏ và thùng nhồi bột của ngươi cũng bị rủa sả,

18 hoa quả của thân thể ngươi, bông trái của đất ruộng ngươi,  luôn với lứa đẻ của bò cái và chiên cái ngươi, đều sẽ bị rủa sả!

19 Ngươi sẽ bị rủa sả khi đi ra và lúc đi vào.

20 Vì cớ ngươi làm điều ác, và lìa bỏ Đức Giê-hô-va, nên trong  mọi công việc ngươi bắt tay làm, Ngài sẽ khiến giáng cho ngươi sự rủa sả, kinh khủng, và hăm dọa cho đến chừng nào ngươi bị hủy diệt và chết mất vội vàng.

21 Đức Giê-hô-va sẽ khiến ôn dịch đeo đuổi ngươi cho đến chừng  nào nó diệt ngươi mất khỏi đất mà ngươi sẽ vào nhận lấy”.

Chữ “rủa sả” xuất hiện nhiều lần, tương đương với chữ “khốn thay” cũng xuất hiện nhiều lần trong Ma-thi-ơ 23, ngụ ý sự chết giáng trên thánh dân, nói lên tình trạng có nọc sự chết đang hành hạ những người chủ  mới trên đất Ca-na-an., hay trong hội thánh ngày nay.

Đất lành là gì?

Đừng nghĩ rằng chỉ có Witness Lee của Living Stream Ministry biết áp dụng đất hứa Ca-na-an là Đấng Christ tổng bào hàm. Tôi đọc sách của các ông như John Nelson Darby của hội Anh em Tây phương, ông T. Austin- Sparks và nhiều người khác nữa, họ đã sớm thấy Đất hứa là cơ nghiệp là phần hưởng hiện tại của  mọi thánh đồ ngay trong đời nầy, là các nơi ở trên trời trong Đấng Christ về mặt tình trạng cùng tính cách thuộc linh.

Vào lúc Môi-se giảng những lời trên đây dân Israel chưa vào vui hưởng tài nguyên của Đất hứa, nhưng Môi se cảnh cáo trước cùng họ rằng:  họ có thể bị “diệt ngươi mất khỏi đất mà ngươi sẽ vào nhận lấy”

Động từ “diệt khỏi” theo nguyên ngữ là : kâlâh dịch là  to end, to cease, be finished, perish. consume (away), determine, destroy (utterly), be (when . . . were) done, (be an) end (of), expire, (cause to) fail, faint, finish, fulfil, X fully, X have, leave (off), long, bring to pass, wholly reap, make clean riddance, spend, quite take away, waste.

 Nên dịch là  tiêu mòn đi, tiêu trừ đi, tận diệt, nhưng tiêu mòn là đúng nhất, ám chỉ một tình trạng tan rả, thối lui từ từ, bị cấm vận vui hưởng tài nguyện đất lành.

&& Môi se nói trước các nguyên nhân:

1—Không nghe theo tiếng phán của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”.

Hầu hết các loại giáo hội đều bất tuân lời Kinh thánh ở một mức độ nào đó. Các loại hệ phái Tin Lành thì bất tuân khi không bài trừ đảng Ni cô la, đảng tăng lữ cầm quyền, ăn trên ngồi trước trên dân thánh, trong khi Chúa muốn mọi thánh đồ đều bình đẳng nhau như là anh em. Mathio 23: 8-12, “Nhưng các con đừng để người ta gọi mình là thầy vì các con chỉ  có một Thầy còn tất cả đều là anh em.  Và đừng gọi ai dưới đất là cha của các con. Vì các con chỉ có  một Cha trên trời.  Cũng đừng chịu cho ai gọi mình là người lãnh đạo vì các con chỉ có một vị lãnh đạo là Đấng Christ.  Còn giữa vòng các con, ai là người lớn nhất sẽ làm đầy tớ cho  các con.  Ai tự tôn cao sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống thì được tôn cao”. Khải huyền 2: 6, “Nhưng con có điều này khá là con ghét các việc làm của bọn  Ni-cô-la mà Ta cũng ghét nữa”-

 Hội Anh em dám sửa đổi lời Kinh thánh trong nhiều lãnh vực như làm cho hội thánh địa phương trở thành hội thánh thống nhất hoàn vũ. Sửa đổi lời Kinh thánh về sự nhóm họp., về chức vụ lgiảng ời kinh thánh.

2—Cái giỏ và thùng nhồi bột”:

Cái giỏ và thùng nhồi bột tượng trưng nguồn lương thực thuộc linh nuôi dưỡng dân thánh trong mọi hệ phái, như trường Kinh Thánh, các khóa huấn luyện, các tòa giảng.

Những sinh hoạt nầy ngày nay rất rầm rộ, nhưng tất cả ở dưới sự rủa sả của Chúa khi Ngài nói trước, "Khốn thay cho các ngươi, kẻ văn sĩ và người Pha-ri-si, là bọn giả hình kia! Vì các ngươi đi khắp hải lục để khiến một người nhập giáo; khi đã  nhập rồi, thì các ngươi lại khiến người ấy trở nên con cái địa ngục gấp hai các ngươi."Khốn thay cho các ngươi, là kẻ mù mà lại dẫn đường…” (Ma-thi-ơ 23:15-16).

 Chữ “khốn thay” đồng nghĩa với chữ “rủa sả”. Người ta bôn ba đi khắp các hải lục môn đồ hóa các dân theo giáo lí của giáo phái họ, chứ không môn đồ hóa dân chúng  làm môn đồ của Chúa Giê-su. Họ đui mù thuộc linh mà dám dạy dỗ người khác về ngày sa bát, về Đức Chúa Trời tam nhất, về thần vị của Chúa Giê-su, về hội thánh hoàn vũ…

3—Hoa quả của thân thể ngươi”-

Bông trái thân thể là hậu tự, con cháu. Ô-sê 2:4 “Ta sẽ không thương xót con cái nàng, Vì chúng là con cái gian dâm”.

 Một mặt các giáo hội đều có sự gia tăng số lượng tín đồ, là điều tốt, nhưng về phẩm chất bông trái, về tính cách của tín đồ mới, Chúa không chấp nhận., Chúa muốn nhả họ ra.

4—Bông trái của đất ruộng ngươi”.

Đất ruộng là nơi sản xuất lương thực mới, ngụ ý  các giáo hội ngày nay thiếu lương thực thuộc linh trầm trọng. Họ không thiếu sách vở bồi linh, hay thiếu bản văn Kinh thánh như hồi ba thế kỉ đầu tiên của hội thánh đầu tiên, hay như các vùng đất đặc biệt đang khan hiếm Kinh thánh. Nhưng dân Chúa ngày nay thiếu hụt lời khải thị, y như thời của tiên tri Sa-mu-ên còn ở vào tuổi thiều niên, “Sa-mu-ên thơ ấu phục sự Đức Giê-hô-va tại trước mặt Hê-li. Trong lúc đó, lời của  Đức Giê-hô-va lấy làm hiếm hoi, và những sự hiện thấy chẳng năng có-Sa-mu-ên trở nên khôn lớn, Đức Giê-hô-va ở cùng người: Ngài  chẳng để một lời nào của người ra hư (rơi xuống đất).  Từ Đan cho đến Bê-e-Sê-ba, cả Y-sơ-ra-ên đều biết rằng Sa-mu-ên được lập làm tiên tri của Đức Giê-hô-va.  Đức Giê-hô-va cứ hiện ra tại Si-lô, vì ấy tại Si-lô mà Đức Giê-hô-va đã khải thị cùng Sa-mu-ên, bởi lời  của Đức Jehovah”. Động từ “khiến cho biết” là “khải thị” theo nguyên văn Hê-bơ rơ.And Jehovah appeared again at Shiloh; for Jehovah revealed himself to Samuel at Shiloh by the word of Jehovah”.

5—Bị rủa sả khi đi ra và lúc đi vào”.

Đi ra đi vào là nếp sống hăng ngày trong đời sống riêng và nếp sống của giáo hội chung, tất cả  đều bị sự phán xét, sự rủa sả của Chúa.

6—Diệt ngươi mất khỏi đất mà ngươi sẽ vào nhận lấy”.

Đất đây là bình diện thuộc linh cao, mà theo Ê-phê-sô 1:3 là: “các nơi trên trời”. Đấy không phải thiên đàng về vị trí mà là các nơi trên trời trong tình trạng, trong địa vị thuộc linh hiện thực của cuộc sống tại đây. Dù ta sống làm dân bước đi trên trái đất, nhưng tình trạng thuộc linh của chúng ta ở trong lòng, trong tâm linh là dân thuộc trời, đồng ngồi với Đấng Christ trên các thế lực của các quỷ, các thiên sứ ác hiện nay.

 Sau khi Chúa mở đạo tại Việt nam năm 1911, dù hội thánh còn thô sơ, nhưng tình trạng thuộc linh và tính cách của thánh dồ tốt hơn nhiều so với tín đồ ngày nay cả trăm lần. Sau năm 1980, khi hội anh em được khải đạo tại Việt Nam, Chúa ban cho các thánh đồ một thời kì tươi mới, như vui hưởng thổ sản Ca na an trong nếp sống hội thánh dù còn rất thô sơ vào 6, 7 năm đầu tiên đó.

Ngày nay, nói về mặt giáo hội tập thể, hầu hết dân Chúa trên nước Việt nam bị trục xuất khỏi đất lành, bị tiêu mòn khỏi sự vui hưởng các phong phú tươi mới thuộc linh của buổi đầu, bị cấm vận, bị chặn lại đối với cây sự sống. Ngày nay, tất cả chỉ còn là văn tự chết, bài giảng đúng quy cách nhưng không có sự sống, không truyền đạt được sự khải thị tươi mới của người giảng, mà chỉ có tri thức của các giáo chủ, của các nhà thần học khô cằn. Hầu như không có nhiều tiên tri Sa-mu-ên với lời khải thị xuất hiện phụng sự Chúa và dân Ngài.  Vì chỉ có sự khải thị mới giải phóng và cấp dưỡng dân Chúa, còn văn tự, dù là văn tự từ đỉnh cao, là kinh viện văn tự Kinh thánh, cũng chỉ cầm tù và  làm bần cùng hóa dân Chúa càng them mà thôi.

 1 Sa-mu-ên 4:1, “Lời của Sa-mu-ên được rao truyền cho cả Israel”. Câu nầy tiếp ngay sau  1 Sa mu-ên 3:21. Chúng ta đọc lại, “Đức Jehovah đã cứ hiện ra tại Si-lô, vì Đức Jehovah đã khải thị chính mình Ngài cho Sa-mu-ên tại Si-lô bằng lời của Đức Jehovah. Lời của Sa-mu-ên được rao truyền cho cả Israel”.

 Không có được lời khải thị tươi mới hằng ngày, chúng ta sẽ bị tiêu mòn, bị trục xuất, bị cất phần hưởng phong phú từ miền đất đượm sữa và mật nầy, là Đấng Christ hằng sống. Nói cách khác, chúng ta như ông bà A-đam, bị chặn không hái được trái cây sự sống, nên phải hái trái cây biết điều thiện điều ác, là tri thức văn tự Kinh thánh siêu đẳng và chết đói cách thê thảm như người dân Pha-ri si thời Chúa Giê-su. Xin Chúa thương xót chúng ta.

Khải Đạo- March, 24, 2021

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

HAI PHƯƠNG DIỆN THẤY ĐƯỢC VÀ KHÔNG THẤY ĐƯỢC CỦA MỘT TRẬN CHIẾN-


 

Cuộc chiến tranh giữa Ba-rác cộng với Đê-bô-ra chống lại thế lực quân Ca- na-an làm tiêu biểu cho một cuộc chiến tranh thuộc linh giữa các lực lượng vô hình của sa tan đang hoạt động trên trái đất và lực lượng tín đồ khi họ cầu nguyện chống lại  Ma quỷ.

 Ê-phê-sô 6:12 chép, “Vì chúng ta tranh đấu chẳng phải với thịt và huyết, bèn là với chấp chánh, với quyền bính, với bá chủ của đời tối tăm nầy, với lũ tà linh độc ác ở thiên không”.

 Phao-lô nói chúng ta tranh chiến với các lực lượng các quỷ ở trên không bằng sự cầu nguyện mà thôi. Nhưng chúng ta không thấy  được các quỷ, cũng không thể giáp chiến cụ thể với chúng.

 Sách Các quan xét chương 5 mở ra cho chúng ta thấy hai phương diện thấy được và không thấy được của một chiến trận nào đó như của Ba-rác hay của vua Đa vít cũng đều như vậy. Tôi không áp dụng bài nầy cho các cuộc chiến của các nước loài người với nhau.

1 Sử kí 14 miêu tả sau khi Đa-vít lên ngai trên cả nước Israel thống nhất, quân Phi-li-tin cất quân tấn công Đa-vít hai lần. Trong khi hành quân và bị bại trận, dân Phi- li- tin đã “bỏ các thần tượng mình tại đó; Đa-vít truyền thiêu chúng nó trong lửa”. Điều nầy chứng tỏ có bầy quỷ  trà trộn vào hàng ngũ quân đội thấy được của Phi-li-tin.

 Tác giả sách 1 Sử kí,  là E-xơ-ra, cho chúng ta biết thêm chi tiết về sự tham chiến của Chúa và các đạo binh thiên sứ, khi Chúa đi trước thay cho Đa-vít trong trận chiến..

 “Đa-vít cầu vấn Đức Chúa Trời nữa; Đức Chúa Trời đáp với người rằng: Ngươi chớ đi lên theo chúng nó; hãy đi vòng chúng nó, rồi đến hãm đánh chúng nó tại nơi đối ngang cây dâu. Vừa khi ngươi nghe tiếng bước đi trên ngọn cây dâu,bấy giờ  ngươi sẽ kéo ra trận; vì Đức Chúa Trời ra trước ngươi đặng hãm đánh đạo quân  Phi-li-tin.  Đa-vít làm y như lời Đức Chúa Trời đã phán dặn; họ đánh đuổi đạo quân Phi-li-tin từ Ga-ba-ôn cho đến Ghê-xe.”.

 Những câu Kinh thánh nầy cho chúng ta thấy: có trận đánh giữa các thiên sứ thánh đánh với các quỷ trên ngọn cây dâu trước, và sự phản công của quân đội Đa-vít đánh thắng quân Phi-li-tin thua chạy tơi bời. Chúa đi trước dẫn đoàn thiên binh tấn công các quỷ của dân Phi- li- tin trước.

 Trong trận chiến giữa Ba-rác và Si-sê ra chúng ta cũng thấy hai chiến tuyến như sau trong sách Các quan xét chương 5:

--1. Các lực lượng vô hình đánh nhau:

--Câu 4-5- “Hỡi Đức Giê-hô-va! Khi Ngài ra từ Sê-i-rơ,  Khi trải qua đồng bằng Ê-đôm,  Thì đất rung, các từng trời nhỏ giọt,  Đám mây sa nước xuống. Trước mặt Đức Giê-hô-va núi bèn đổi ra dòng nước,  Tức núi Si-na-i kia ở trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Israel.”

 Khi Chúa chuyển động đồi núi, mặt đất rung chuyển, ngụ ý các thế lực vô hình của các quỷ rúng động và bị lật đổ.

--Câu 20, “Các từng trời có dự vào chiến trận; Những ngôi sao cứ theo đường mình mà đánh Si-sê-ra”.

Si-sê-ra là tổng binh của quân thù, mà làm sao các ngôi sao trên trời là các thiên sứ thánh lại đánh Si-sê-ra là người hữu hình chớ? Câu nầy nói lên có trận đánh trên  không trung xảy ra cách đồng thời với trận đánh dưới đất. Trên trời thì thiên sứ thánh đánh cùng các quỷ của Si-sê-ra,  dưới đất có quân của Ba-rác và quân của Si-sê-ra giao tranh.

--Câu 23, "Thiên Sứ (Sứ Giả) của Đức Giê-hô-va phán: Hãy rủa sả Mê-rô;  Hãy rủa sả, rủa sả dân cư của nó!  Vì chúng nó không đến trợ lực Đức Giê-hô-va,  Không đến trợ lực Đức Giê-hô-va đánh các dõng sĩ!”.

 Bản Truyền Thống dịch là “Sứ Giả của Đức Jehovah”. Nghĩa đen là Malak, nên dịch là sứ giả hay thiên sứ. Thiên sứ Đức Jehovah ở đây không phải một thiên binh thường mà là chính Đấng Christ. Sứ Giả của Đức Chúa Trời. Nhưng tại sao  những dân cư hữu hình nào của Israel không đến trợ lực Đức Giê-hô-va thì bị rủa sả?. Nhưng tại sao bà Đê-bô-ra không nói là trợ lực Ba-rác mà nói trợ lực Đức Chúa Trời?.-- Ngụ ý có sự đồng nhất  giữa Chúa và dân Ngài do Ba-rác lãnh đạo. Trợ lực Đức Chúa Trời là  trợ lực Ba-rác.

--2. Các lực lượng thấy được.

--Câu 2-3—"Vì những quan trưởng đã cầm quyền quản trị trong Israel,  Và bá tánh dâng mình cách vui lòng!  Hỡi các vua, hãy nghe; hỡi các quan trưởng, khá lắng  tai”

-- Câu 7—“Trong Israel thiếu quan trưởng, Cho đến chừng ta là Đê-bô-ra chỗi dậy  Như một người mẹ trong Israel”.

 --Câu 9-“Lòng ta ái mộ các quan trưởng của Israel,  Là những người trong dân chúng dâng mình cách vui lòng;  Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va!”

 --Câu 11, 13, “Bấy giờ, dân của Đức Giê-hô-va đi xuống cửa thành.  Bấy giờ, kẻ còn sót lại trong dân đều xuống,  Đến cùng các tráng sĩ đặng ra trận”

--Câu 14 “Các quan trưởng đến từ Ma-ki, Và những kẻ cầm cây phủ việt đến từ Sa-bu-lôn”

--4:2-3, “Quan thống lãnh đạo binh người là Si-sê-ra ở tại Ha-rô-sết của dân ngoại bang. Vua Gia-bin có chín trăm xe sắt và trong hai mươi năm, người hà hiếp dân Israel cách hung bạo; nên dân Israel kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va”.

 Trên đây là những lời miêu tả về hai phe hữu hình giao tranh. Họ là những con người mà ta thấy được. Bên vua Gia-bin và tổng binh Si-sê ra  quân số đông hơn. Bên Ba-rác có những người dân có tính cách thuộc linh rất tốt.

 Trên không trung các thiên sứ thánh chiến thắng các quỷ  của phe địch trước khi Ba-rác và đoàn quân của ông tiêu diệt quân thù.

--Khải 12: 7-9, “Một cuộc chiến tranh bùng nổ trên trời: Mi-ca-ên và các thiên sứ mình tiến công con rồng. Con rồng và các thiên sứ nó đánh lại, 8 nhưng không thắng nổi nên mất hết chỗ đứng trên trời. Con rồng lớn,tức con rắn xưa, được gọi là ma quỷ và Sa-tan, là lũ lừa gạt tất cả dân cư thế giới, bị quăng xuống đất cùng các thiên sứ nó”.

Sau 2000 năm hàng triệu lời cầu nguyện, lời đuổi quỷ của các hội thánh chất đống cao như ngọn núi, ngày đó xảy ra vào đúng thời điểm khởi sự cơn đại nạn 3,5 năm sau, khi Sa -tan và bầy thiên sứ ác trên trời sẽ bị xua đuổi, ném tung xuống trái đất.

-- Công vụ 19: 23-32, 34)

“Bấy giờ, một cuộc náo loạn lớn xảy ra tại Ê-phê-sô vì Đạo Chúa.  Một người thợ bạc tên Đê-mê-triu chuyên làm các điện thờ nữ thần Ác-tê-mít bằng bạc, đem lại nguồn lợi lớn cho giới thợ bạc.  Ông triệu tập toàn thể thợ bạc và những người đồng nghiệp, và bảo: “Thưa các đồng nghiệp, các bạn đã biết nhờ nghề này mà chúng ta được giàu có.  Chính các bạn cũng đã nghe và thấy rằng tên Phao-lô này dám bảo: Các thần tượng do tay người làm ra không phải là thần. Nó thuyết phục được nhiều người, không những ở thành Ê-phê-sô mà gần khắp cả Tiểu Á nữa.  Chẳng những chúng ta sợ nghề nghiệp mình bị bêu riếu, lại còn có nguy cơ Đền thờ của đại nữ thần Ác-tê-mít cũng sẽ bị khinh dể, và đại danh của nữ thần được mọi người trong cả Tiểu Á và toàn thế giới tôn thờ cũng sẽ bị tiêu tan!” Nghe những lời ấy, họ nổi giận, hét lên: “Vĩ đại thay nữ thần Ác-tê-mít của người Ê-phê-sô!”  Cả thành phố đều rối loạn. Người ta cùng nhau ào ào chạy vào hí trường, kéo theo Gai-út và A-ri-tạc, hai người Ma-xê-đoan bạn đồng hành của Phao-lô-.Đám đông thật là hỗn loạn: Người hô thế này, kẻ gào thế khác. Phần đông cũng chẳng hiểu vì lý do nào mình đến tụ họp. Nhưng vừa nhận ra ông là người Do Thái, đoàn dân đồng thanh hô lớn trong suốt hai tiếng đồng hồ: “Nữ thần Ác-tê-mít của người Ê-phê-sô vĩ đại thay!”

Bạn có tin rằng hôm đó sa-tan phải tổng động viện vài vạn tà linh, ác linh, ô quỷ để tạo ra một cuộc hỗn lọan chống lại Phao lô và những người tin Chúa như vậy chăng? Khi áy toàn dân đang đúng ở quãng trường đồng thanh hô lớn trong suốt hai tiếng đồng hồ: “Nữ thần Ác-tê-mít của người Ê-phê-sô vĩ đại thay!”??

 Bạn ơi hãy nhận ra rằng có bầy quỷ  đứng phía sau mọi cuộc cuồng loạn chống lại Cơ Đốc nhân, đập phá giáo hội hay tàn sát các Cơ Đốc nhân lương thiện ở nơi nào đó ở Phi Châu hiện nay.

---Áp Dụng Bài Học:

Trong mấy năm gần đây các lực lượng khủng bố trên thế giới được dấy lên và phát triển. Hầu như mỗi tuần lễ hiện nay là tháng ba năm 2021 đều có một số nạn nhân trong dân Chúa bị những kẻ khủng bố sát hai tại một nước nào đó. Lực lượng khủng bố đang đe dọa, đang tạo ra bầu không khí căng thẳng, sợ hãi ở rất nhiều nơi trên trái đất , kể cả những ai đang ở tại các nước siêu cường, khi họ vẫn tự hào về sự an ninh nội bộ của mình.

 Bạn có tin rằng các thiên sứ ác của Sa tan và bầy quỷ đang ở phía sau mọi cuộc khủng bố nhắm vào Cơ Đốc nhân chăng? Bạn có tin rằng hiện nay các thiên sứ thánh, là các sao trời vẫn có chiến tuyên vô hình chống lại các quỷ, và hạn chế công việc của chúng trong giới hạn nào đó chăng? “Bấy giờ người ta sẽ hành hạ và sẽ giết các con và vì cớ danh Ta mà các con sẽ bị mọi dân ghét bỏ. 10 Lúc đó nhiều người sẽ sa ngã, phản bội và thù ghét-- Và nếu số những ngày ấy không giảm bớt thì không ai sống sót nổi, nhưng vì những người được chọn,các ngày ấy sẽ được giảm xuống” (Mathio 24: 9,10, 22).

 Bạn ơi, xin Chúa mở mắt cho chúng ta thấy  cuộc giao tranh không thấy được của các thiên sứ thánh với lũ tà linh, ác linh trong mọi cuộc bạo loạn, mọi cuộc khủng bố Cơ đốc nhân hiện nay. Bạn hãy quỳ gối dành nhiều thì giờ cầu nguyện, cầu thay, cầu nguyện đuổi các quỷ để Chúa sẽ cứu và bảo vệ con dân Chúa trên khắp trái đất. Lực lượng dân cầu nguyện phải đông như đoàn quân của Ba-rác, hầu trợ lực  thì các lực lượng thiên sứ thánh mới có thể  thắng nổi các quỷ.

 Khải Đạo , March 22, 2021