Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

DÂY XÍCH NỢ NẦN-




Bạn có biết nan đề lớn nhất trong cuộc sống của chúng ta là gì không?- Lỗi lầm của chúng ta trước mặt Chúa! Tôi muốn minh họa điều này: Hãy tưởng tượng tất cả chúng ta đều có một vòng xích sắt quấn quanh cổ từ khi mới sinh ra. Và mỗi khi tôi phạm tội, thì vòng xích sắt đã cột vào cổ tôi dài thêm ra một mắc. Tôi có một suy nghĩ bẩn thỉu: thêm một móc xích dài ra nữa. Tôi nói xấu người khác: một mắc xích được thêm vào. Tôi đang nói dối với hàng xóm của mình: một khúc  xích thêm nữa. Tôi sống một ngày không cầu nguyện, như thể Chúa không hiện hữu: một đoạn mắt xích trong chuỗi dây xiềng kéo dài thêm ra.
Hãy suy nghĩ chuỗi dây xích bằng sắt này dài bao nhiêu, đến nỗi chúng ta đang kéo chúng ra phía sau lưng mình! Hãy hiểu rõ: Thực tế là lỗi lầm của chúng ta trước mặt Chúa - ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy chuỗi xích sắt này. Nhưng nó dài rất nhiều mét và đè nặng lên chúng ta.
Tôi thường tự hỏi tại sao mọi người không vui vẻ và hạnh phúc. Câu trả lời rất rõ ràng: họ không thể hạnh phúc, vì họ đang mang theo chuỗi xích sắt nợ nần rất là dài!

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

Mục Tử Lê Hoàng Phu - Đời Sống Và Chức Vụ (1926 -2003) .


* Kinh Thánh :
" 7 Hãy nhớ những người dắt dẫn mình, đã truyền đạo Đức Chúa Trời cho mình; hãy nghĩ xem sự cuối cùng đời họ là thể nào, và học đòi đức tin họ."
(Hê Bơ Rơ 13:7) .
Thưa Anh Chị Em Thân Yêu.,
Mục sư Lê Hoàng Phu sinh ngày 17 tháng 6 năm 1926 tại Đà-nẵng, Trung Phần Việt Nam. Là trưởng nam của hai cụ Mục sư Lê văn Long, lúc bấy giờ hầu việc Chúa tại Nam Phần, vừa trở về Trường Kinh Thánh Đà-nẵng học năm tốt nghiệp (1926-1927).
Năm 1938, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được Chúa ban một cơn Phấn hưng lớn: Chúa đưa Tấn sĩ Tống Thượng Tiết, một đầy tớ trung thành của Ngài, đầy dẫy quyền năng Thánh Linh, từ Trung Hoa sang Việt Nam giảng cho Hội Đồng Tổng Liên Hội tại Vĩnh Long, Hội Đồng Phục Hưng tại Đà-nẵng và Hà-nội. Lúc ấy, hai cụ Mục sư Lê văn Long đã về hầu việc Chúa tại Trường Kinh Thánh Đà-nẵng.
Cậu Lê Hoàng Phu, lên 12 tuổi, đi nghe giảng suốt mấy ngày Hội đồng. Vào một buổi tối, Tấn sĩ Tống Thượng Tiết đặc biệt kêu gọi và cầu nguyện cho các thiếu niên thiếu nhi. Cậu Phu được Tấn sĩ Tống đặt tay cầu nguyện. Lúc đó cậu được Chúa tái sinh, rồi vui mừng nhận là cờ thập tự, biểu hiệu về việc làm chứng cho Chúa Jesus. Từ đó cậu ưa thích lời Chúa, siêng năng cầu nguyện. Những ngày nghỉ học, cậu thường ở trong phòng cầu nguyện cho đến trưa, bỏ cả ăn sáng.

Sứ Giả Phục Hưng : TỐNG THƯỢNG TIẾT

* Lời Giới Thiệu :
* Hội Thánh Tin Lành Việt Nam vừa qua giai đoạn hình thành (năm 1927) đã lo “phát triển mạnh và phát triển nhanh”. Trong cuộc “phát triển” ấy, một thành phần mới gia nhập giáo hội vì những lý do thúc đẩy khác nhau: kinh tế, chính trị, tôn giáo v.v... nhưng không phải vì “tìm Chân Lý” hoặc tìm “Chúa Cứu Thế”.
Có những “phong trào quần chúng” (Mass Movements) theo các bản báo cáo lạc quan: có nơi đến 2.000 gia nhập giáo hội, trong một năm – đến nỗi nơi đó được chỉ định tiếp Ðại Hội Ðồng Tổng Liên Hội – và mời được Tiến sĩ Jonathan Goforth nổi danh là vị Sứ giả Phục hưng Trung Quốc làm diễn giả chính. Tuy nhiên, Mục sư Goforth đã buồn bã nhận định rằng:

MỤC TỬ VÕ VĂN ĐÊ 1919-1992


MỤC SƯ VÕ VĂN ĐÊ Được Sinh Ra Tại Vùng Quê Nghèo: Xã Lộc Thuận Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre . Nơi đây là một vùng chiến tranh khốc liệt từ thời Pháp Mỹ nên được mệnh danh là : Quê hương Đồng Khởi Kiến Hòa (Bến Tre) .
Cảm Tạ Chúa. Ngài không muốn một linh hồn nào chết mất, song muốn mọi người ăn năn tin nhận Chúa và hiểu biết lẽ thật.
Ánh sáng Phúc âm Cứu rỗi đã đến và kêu gọi toàn thể đại Gia đình Cụ Võ Văn Thời và Cụ Bà Đỗ Thị Canh là song thân tiếp nhận Chúa.
Thời buổi chiến tranh ly loạn Đức Chúa Trời toàn năng đã gìn giữ bình an.
Tại vùng quê Lộc Thuận chưa có Nhà Thờ nên gia đình Trung Tín hằng tuần từ Lộc Thuận ngày Thứ bảy đã xuống ghe ra Mỹ Tho (Định Tường) nhóm họp Thờ phượng Chúa .
Thuở nhỏ Cụ Mục Sư đã được Chúa kêu gọi dâng mình hầu việc Chúa. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình phải lo mưu sinh để lo cho đàn em.

Mục-sư LÊ-VĂN-THÁI (1890 – 1985

Tóm tắt :
- Mục sư Lê Văn Thái sinh năm 1890 tại làng Văn La, huyện Phú Lộc, tỉnh Quảng Bình.
- 1919, tin nhận Chúa tại nhà thờ Hải Châu – Đà Nẵng.
- 1922, vào học tại Trường Kinh Thánh Đà Nẵng.
- 30/5/1924, lập gia đình với cô CôngTôn Nữ Tú Oanh.
- 6/1924, Truyền đạo, hầu việc Chúa tại Hội Thánh Hội An, Quảng Nam.
- 9/1925, về học tiếp tục tại Trường Kinh Thánh tại Đà Nẵng.
- 5/1926, hầu việc Chúa tại Hội Thánh Mỹ Tho.
- 8/1927, tiếp tục học trường Kinh Thánh tại Đà Nẵng .
- 8/1928, hầu việc Chúa tại Hội Thánh Hà Nội (Hội Thánh đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam).
- 28/11/1928, thụ phong Mục sư tại Hà Nội.
- 6/1929, kiêm nhiệm chức Phái viên địa hạt Trung - Bắc Việt Nam.
- 5/1931, đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Địa hạt Miền Bắc.
- 1933, hầu việc chúa tại Bắc Giang.
- 1935, hầu việc Chúa tại Hội Thánh Hà Nội.
- 1941, chuyển đến Thanh Hóa, chuyên trách công việc Địa hạt miền Bắc.
- 1942, chuyển về Hội Thánh Hà Nội.
- 19/8/1942, đắc cử chức vụ Hội trưởng Hội Thánh Tin lành Việt Nam, kiêm Chủ nhiệm địa hạt miền Bắc. Tổng Liên hội bao gồm các Hội Thánh Tin lành ở Cao Miên và Ai Lao (tức Campuchia và Lào hiện nay).
- 1945, dẫn đầu Phái bộ Tin Lành Việt Nam hội kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh tại miền Bắc.
- 1951, chuyển vào Đà Lạt, tiếp tục giữ chức vụ Hội trưởng, phụ trách công việc Chúa chung của Việt Nam.
- 1953, đứng ra thành lập Cô Nhi Viện Tin Lành và Trường Trung Tiểu Học Bết-lê-hem ở Hòn chồng Nha trang. Cô nhi viện Nha Trang hoạt động đến năm 1975.
- Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1957, tham gia và là diễn giả của Hội đồng Thường niên của Hội Truyền giáo Phúc Âm Liên hiệp tại New York (Hoa Kỳ).
- 1960, thôi giữ chức vụ Hội trưởng tại Hội đồng Tổng liên ở Vĩnh Long.
- 1960 - 1968, giám đốc Cô nhi viện Tin Lành Nha Trang.
- 7/1968, hưu trí và sống tại Nha Trang.
- 1970, xuất bản cuốn Hồi ký “Bốn mươi sáu năm chức vụ”.
- Năm 1985, ông về nước Chúa. 

CÂY BÁ HƯƠNG-




Người công chính cũng được ví như cây bá hương (tuyết tùng) cao lớn mọc trên núi Li-ban. Chúng ta hãy xem xét gợi ý minh họa về Cơ Đốc nhân trong bức tranh này.
--Chiều cao vị trí của người ấy: Có thể “người sẽ ở trên các nơi cao” (Ê-sai 33:16). “Những kẻ trông-cậy nơi Đức GIA-VÊ Thì như núi Si-ôn, không thể bị dời, nhưng vẫn cứ ở đó mãi mãi”(Thi thiên 125: 1). Nhờ ân sủng của Đức Chúa Trời, chúng ta đã được nâng đỡ và thiết lập giữa các vương tử ngay cả với các vương tử của dân tộc Ngài.

CÂY CHÀ LÀ-



Thi thiên 92:12—“Người công chính sẽ lớn mạnh như cây chà là”
-
Trong thánh vịnh 92 này, người tín đồ được so sánh với các cây chà là (cọ). Do từ điển Kinh Thánh chúng ta biết rằng cây chà là một trong những cây thú vị và hữu ích nhất ở Palestine. Nó phát triển từ 9 đến 24 mét chiều cao,  mang những chùm trái lớn và phong phú. treo từ trên ngọn xuống. 

CHẠY ĐUA-



Heb.. 12: 1-3-

Hêbơrơ 11 đề cập đến Abel, Enoch, và nhiều người khác thời xưa và cho chúng ta biết làm thế nào họ đã làm nhiều điều "bởi đức tin." Điều đó có nghĩa là gì? Ở đây chúng ta thấy một điều rất quan trọng cần thiết cho mọi Cơ Đốc nhân. Đây là đức tin. Trong 2: 3, nó đề cập đến "một sự cứu rỗi lớn dường ấy." Ơn cứu độ này không phải là sự cứu rỗi khởi đầu; nó đề cập đến lối vào Canaan, là lối vào vương quốc với Con Đức Chúa Trời. Trong vương quốc này, chúng ta  trị vì với Đấng Christ. Đây là phúc âm của vương quốc.

Trật Tự Thần Thượng-



1. Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của trật tự.
2. Sa-tan là kẻ chủ mưu của tất cả các rối loạn.
3. Đấng Christ trong thân vị và công việc Ngài, là hiện thân của trật tự thần thượng.
4. Hội Thánh là chiếc bình được lựa chọn, trong đó và thông qua đó mà trật tự thần thượng được thể hiện và quản lý ở các thời đại sắp đến.

Si-ôn Đối Lập Các thành Phố Của Sa-tan-



-
Ta sẽ nói đến Ra-háp và Ba-by-lôn, là những người trong bọn quen biết ta; Kìa là Phi-li-tin, và Ty-rơ, với Ê-thi-ô-bi: Kẻ nầy đã sanh ra tại Si-ôn. Phải, người ta sẽ nói về Si-ôn rằng: Kẻ nầy và kẻ kia đã sanh ra tại đó; Chính Đấng Chí Cao sẽ vững lập Si-ôn.  Khi Đức Giê-hô-va biên các dân vào sổ, thì Ngài sẽ kể rằng: Kẻ nầy đã sanh tại Si-ôn. (Thi 87 :4-6)

Theo Chúa—Following The Lord— -




Đoạn, Ngài gọi quần chúng và môn đồ đến, mà phán rằng: “Hễ ai muốn theo ta, thì hãy từ chối mình, vác thập tự giá mình mà theo ta. Vì hễ ai muốn cứu mạng sống mình thì phải mất, còn hễ ai vì cớ ta và Tin lành mà mất mạng sống mình thì sẽ cứu được-Mác -8:34-35-
-
Sự từ bỏ mình là quy luật của nước Đức Chúa Trời. Kẻ nhu mì thừa kế trái đất, người nghèo trong tâm linh giàu có vô hạn. Trong khi phụng sự Đấng Christ, chúng ta chiếm hữu khi chịu mất mát, sống thực khi chết, và tiếp nhận khi ban cho. Điều nầy hầu như hoàn toàn chống lại với những gì thế giới coi là khôn ngoan lành mạnh? Vì cớ sự khôn ngoan của thế giới là ngu dại với Đức Chúa Trời (1 Cor 1:20), và các nguyên tắc của hành động mà con người thiên nhiên tán thành đều tuyệt đối chống lại các nguyên tắc của thiên đàng.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

BỐN CẶP CHÚ RỄ VÀ CÔ DÂU CỔ XƯA-



Lịch sử của sách Sáng thế xoay quanh bảy con người người vĩ đại; A-đam, Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp và Giô-sép. Trong mức độ nào đó, hình ảnh của Đấng Christ đã được hình thành trong bảy người nấy, họ đều là những người nam tiêu biểu cho Chúa. Tất cả những người này đã kết hôn. Tôi không nói về hôn nhân của ba người đầu tiên, nhưng xin mạo muội bàn về bốn người sau. Mỗi người trong số bốn người này đều cưới vợ trong sự đau khổ. Đó là Áp-ra-ham, Gia cốp, Y-sác và Giô-sép.
\
Bốn khía cạnh của Chúa Jesus do bốn người nầy tượng trưng cũng được biểu lộ trong 4 phúc âm: Ma-thi-ơ, Mác. Lu-ca. và Giăng.
Khải huyền 4 :7 chép, "Và con sinh-vật thứ nhất như sư-tử, và con sinh-vật thứ hai như con bò con, và con sinhvật thứ ba có mặt như mặt người, và con sinhvật thứ tư như con đại-bàng đang bay”. Đây là bốn minh họa của Đấng Christ: vua, bò con, người, chim ưng mà các giáo phụ đã dùng làm thứ bậc để sắp xếp bốn sách phúc âm Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca và Giăng như hiện nay trong Kinh thánh. Đấng Christ là Vua (Áp-ra-ham), là Đầy tớ (Gia-cốp), Người (Y-sác) và Con Đức Chúa Trời (Giô-sép).

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Thập giá và ngôi vua


Đức Chúa Trời đặt thập giá đau khô và ngôi vinh quang ở kết cuộc cho Giô-sép 





TÒA ÁN CỦA ĐẤNG CHRIST-



-
Sứ đồ Phao-lô viết, “Vì tất cả chúng ta đều phải xuất hiện trước ngôi xét-xử của Christ, để mỗi người được báo-đáp các điều qua thân-thể, tùy theo các điều hắn đã làm, dù tốt hay xấu” (II Cô-rinh-tô 5:10).

Chữ “chúng ta” đề cập đến những người tin Chúa (những người đã nhận được Đức Thánh Linh và bước đi bởi đức tin trong  Chúa Giêsu) (II Cô-rinh-tô 5: 1-9).

Chữ  “phải” có nghĩa là xuất hiện, là ứng hầu trước ngôi xét đoán của Đấng Christ, là một yêu cầu đối với các tín đồ.

Chữ “tất cả” nghĩa là  mọi tín hữu phải xuất hiện trước ngôi xét xử của Đấng Christ.

Câu “ngôi xét-xử của Christ” có nghĩa là Chúa Giêsu sẽ là Thẩm phán.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Áp-ra-ham -14-



--Áp-ra-ham trở về

"Thế là Áp-ra-ham trở lại cùng các thanh-nam của mình, và họ đứng dậy và đi với nhau đến Bê-e-Sê-ba; và Áp-ra-ham sống ở Bê-eSê-ba." (Sáng 22: 19).

Y-sác không còn được nhắc đến trong câu này. Dường như Đức Thánh Linh  muốn tạo ấn tượng rằng Y-sác vẫn ở trên núi. Khi làm như vậy, chúng ta phải nhớ rằng Chúa Jesus lên trời sau khi hoàn thành công việc, và khi đó không trở về trái đất. Ngài ở lại trên núi. Ngài ngồi trên các tầng trời bên tay phải của ngai vàng (Hê 8: 1). Đối với thế giới Ngài vẫn còn trong mộ ngày hôm nay. Thế giới đã không nhìn thấy Ngài sau thập giá. Nhưng thời điểm không còn xa, từ nơi đó Ngài sẽ trở lại để cai trị trái đất với tư cách là Vua của các vị vua và Chúa Tể của các lãnh chúa. Rồi mọi mắt sẽ nhìn thấy Ngài. (so sánh Khải 1,7; 19,11.16).

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

SÔ-ĐÔM VÀ GÔ-MÔ-RƠ




“Đoạn, Đức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ,  hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó”(Sáng thế ký 19:24, 25)
-
-Sự phán xét thần thượng-
Ngày mới bắt đầu cho cư dân Sô-đôm và Gô-mô-rơ như mọi ngày. Mọi người ra đi theo những mưu cầu thông thường của họ: "Họ đã ăn, họ uống, họ mua, họ bán, họ trồng, họ xây dựng" (Lu-ca 17:28).
Nhưng đột nhiên Chúa khiến  mưa lửa và lưu huỳnh từ trên trời đổ xuống. Ngài đã phá hủy các thành phố và tất cả cư dân của họ. Không ai ở đó thoát khỏi sự phán xét thần thượng.

HÃY NGỪNG NÉM ĐÁ BILLY GRAHAM-




Bài viết này không chứa đựng những phản bác đối với các cuộc tấn công tàn độc vào cuộc đời của Billy Graham, nhưng thay vào đó tôi muốn người đọc nhìn thấy cuộc sống của những vĩ nhân khác của Đức Chúa Trời. Tôi còn giữ một hình ảnh trong đầu tôi về các Cơ Đốc nhân cầm và ném đá vào chính ký ức của Billy Graham, người đã dành cả cuộc đời chia sẻ Tin Mừng của Chúa Jesus Christ cho nhân loại suốt mấy thập niên.
Mục đích của bài viết này là xem xét nhiều nhà thần học khác trong suốt lịch sử, và ngay cả trong Kinh thánh. Tôi hi vọng  người đọc thấy rằng chúng ta (tất cả những người thuộc về Chúa Jesus Christ) đều là con người, với những yếu đuối và lỗi lầm xuất phát từ những thân xác tội lỗi này.