Tóm tắt :
- Mục sư Lê Văn Thái sinh năm 1890 tại làng Văn La, huyện Phú Lộc, tỉnh Quảng Bình.
- 1919, tin nhận Chúa tại nhà thờ Hải Châu – Đà Nẵng.
- 1922, vào học tại Trường Kinh Thánh Đà Nẵng.
- 30/5/1924, lập gia đình với cô CôngTôn Nữ Tú Oanh.
- 6/1924, Truyền đạo, hầu việc Chúa tại Hội Thánh Hội An, Quảng Nam.
- 9/1925, về học tiếp tục tại Trường Kinh Thánh tại Đà Nẵng.
- 5/1926, hầu việc Chúa tại Hội Thánh Mỹ Tho.
- 8/1927, tiếp tục học trường Kinh Thánh tại Đà Nẵng .
- 8/1928, hầu việc Chúa tại Hội Thánh Hà Nội (Hội Thánh đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam).
- 28/11/1928, thụ phong Mục sư tại Hà Nội.
- 6/1929, kiêm nhiệm chức Phái viên địa hạt Trung - Bắc Việt Nam.
- 5/1931, đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Địa hạt Miền Bắc.
- 1933, hầu việc chúa tại Bắc Giang.
- 1935, hầu việc Chúa tại Hội Thánh Hà Nội.
- 1941, chuyển đến Thanh Hóa, chuyên trách công việc Địa hạt miền Bắc.
- 1942, chuyển về Hội Thánh Hà Nội.
- 19/8/1942, đắc cử chức vụ Hội trưởng Hội Thánh Tin lành Việt Nam,
kiêm Chủ nhiệm địa hạt miền Bắc. Tổng Liên hội bao gồm các Hội Thánh Tin
lành ở Cao Miên và Ai Lao (tức Campuchia và Lào hiện nay).
- 1945, dẫn đầu Phái bộ Tin Lành Việt Nam hội kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh tại miền Bắc.
- 1951, chuyển vào Đà Lạt, tiếp tục giữ chức vụ Hội trưởng, phụ trách công việc Chúa chung của Việt Nam.
- 1953, đứng ra thành lập Cô Nhi Viện Tin Lành và Trường Trung Tiểu
Học Bết-lê-hem ở Hòn chồng Nha trang. Cô nhi viện Nha Trang hoạt động
đến năm 1975.
- Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1957, tham gia và là
diễn giả của Hội đồng Thường niên của Hội Truyền giáo Phúc Âm Liên hiệp
tại New York (Hoa Kỳ).
- 1960, thôi giữ chức vụ Hội trưởng tại Hội đồng Tổng liên ở Vĩnh Long.
- 1960 - 1968, giám đốc Cô nhi viện Tin Lành Nha Trang.
- 7/1968, hưu trí và sống tại Nha Trang.
- 1970, xuất bản cuốn Hồi ký “Bốn mươi sáu năm chức vụ”.
- Năm 1985, ông về nước Chúa.
--o0o--
Mục-sư LÊ-VĂN-THÁI (1890 – 1985)
Thời niên thiếu .
Mục sư Lê Văn Thái gọi thời chưa biết và chưa tin nhận Chúa của
đời mình là “khoảng tối”. Chính từ “khoảng tối”, Thiên Chúa đã giúp ông
nhận ra một “khoảng sáng” rất khác, một con đường đến với Chúa Giê-xu,
tin nhận Chúa và đầu phục Ngài đề rồi trở thành một con người trọn đời
hiến dâng cho công việc truyền giảng Tin Lành trên đất nước Việt Nam. Sự
kiện tin nhận Chúa của ông xảy ra vào mùa Xuân năm 1919 tại nhà thờ Hải
Châu, Đà Nẵng.
Xã hội Việt Nam vào những thập niên đầu
thế kỷ XX vẫn còn bao rối ren, đầy biến động. Trước cảnh bị ngoại xâm
thống trị, nhiều sĩ phu yêu nước đã đứng lên đấu tranh nhằm hướng đến
một cuộc sống tự do. Người dân cũng đau đáu về một cuộc sống không còn
cảnh cơ hàn, lầm than. Chàng thanh niên Lê Văn Thái với nguồn gốc của
dòng họ thuộc kinh thành Huế với qua bao biến cố đã khắc ghi trong lòng
niềm căm hận đối với những gì được gọi là “ngoại bang”.
Vì vậy, khi nghe đến đạo Tin Lành, lúc bấy giờ gọi là Gia tô, nhìn thấy
những con người truyền giảng đạo ấy từ một đất nước xa lạ đến, chàng
thanh niên Lê Văn Thái đã không từ những hành động chống đối. Những việc
làm thuở ấy theo chính ông cho biết là để “bảo vệ những truyền thống
tinh thần của dân tộc”. Ông đã không ngần ngại “làm ồn ào giữa đám đông,
khuấy rối bằng mọi cách không cho người khác vào nghe giảng hoặc cãi vã
la lối làm mất trật tự” khi có buổi rao giảng Tin Lành. Thậm chí, có
những lúc ông đã chuẩn bị “tay lăm le những đá” để sẵn sàng ném vào các
giáo sĩ đang truyền đạo. Không những thế, ông còn trang bị, thủ sẵn cho
mình những kiến thức, triết lý nhằm bắt bẻ, hạ bệ những người truyền
đạo.
Thế nhưng, quyền năng của Đức Chúa Trời đã bắt phục
chàng thanh niên đầy cá tính Lê Văn Thái trong kế hoạch của Ngài để gieo
hạt Tin Lành trên nước Việt thân yêu. Lê Văn Thái trở thành một tín đồ
Tin Lành – người của “Gia tô Cơ đốc” trước những thử thách, bắt bớ,
khinh miệt của gia đình, dòng họ, bạn bè và của làng xóm lúc bấy giờ.
Ông đã chứng kiến người bạn cùng niềm tin Cơ đốc của mình chấp nhận
những trận đòn thừa chết thiếu sống, bị nghe nguyền rủa thà chết đi còn
hơn để sống của thân sinh người ấy. Ông lẳng lặng chịu đựng tội bất hiếu
với “cảnh gia đình như có tang” khi bao người thân không tin nhận Chúa
ai oán trách móc khi trong nhà có tổ chức cúng tế. Trong hoàn cảnh như
thế, thanh niên Lê Văn Thái “cương quyết chỉ nhờ cậy sự giúp đỡ và theo
sự dẫn dắt của Ngài mà thôi”.
Đức tin của ông được Chúa
bù đắp. Trong thử thách gian nan, Ngài luôn che chở và gìn giữ ông trên
các bước đường theo Chúa. Trước tình yêu và sự quan phòng của Ngài, ông
đã thốt lên :
- “Cám ơn Chúa - Đức Giê hô va đã chỉ dẫn các bước của tôi”.
--o0o--
Mục-sư LÊ-VĂN-THÁI (1890 – 1985)
Những năm tháng hầu việc Chúa
Tại Hội An – Miền Trung VIETNAM .
Năm 1922, đánh dấu một bước chuyển lớn trong tín đồ Lê Văn Thái. Cơn
bão thiêng liêng đã đánh động trong lòng ông về những đồng bào đang chìm
trong biển đời tội lỗi, chưa nhận thấy ánh sáng cứu rỗi từ Thiên
thượng. Năm đó, ông vào học trường Kinh Thánh tại Đà Nẵng.
30.5.1924, ông lập gia đình với người vợ yêu quý của ông là bà Công Tôn
Nữ Tú Oanh, một nữ sinh của trường Kinh Thánh. Trước khi vào chức vụ,
ông đã thổ lộ: “Cám ơn Chúa đã chọn cho tôi người vợ quý, đã giúp đỡ tôi
rất nhiều trong chức vụ, yên lặng một cách vững vàng trên đường tin
kính và tận tụy hầu việc Chúa”.
Tháng 6.1924, ông được bổ nhiệm chức
vụ truyền đạo tại Hội Thánh Hội An, lúc bấy giờ là tỉnh lỵ Quảng Nam.
Tại Hội An –, truyền đạo Lê Văn Thái sốt sắng trong việc chăn bầy của
mình; đặc biệt quan tâm đến công tác truyền giáo. Ông đã đẩy mạnh công
tác chứng đạo trên khắp địa bàn chung quanh Hội An. Bằng xe đạp, bằng
thuyền, ông đã đến các vùng Phong Thử, Ái Nghĩa, Lạc Thành, Đại An,
Trường An… để làm chứng cho nhiều người tin nhận Chúa, mở thêm những
những Hội Thánh nhánh. Những lớp người đầu tiên tin nhận Chúa tại địa
phương không chỉ là người dân bình thường mà còn có cả những ông giáo,
điền chủ, chánh tổng… của xã hội thời bấy giờ. Nhiều người sau này trở
thành mục sư, truyền đạo tiếp bước theo con đường rao giảng Tin Lành.
Tháng 9.1925, ông lại về trường Kinh Thánh học tiếp.
* Tại Mỹ Tho – miền Nam .
Tháng 5.1926, sau một thời gian về trường Kinh Thánh, truyền đạo Lê Văn
Thái được bổ nhiệm hầu việc Chúa tại Hội Thánh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh
Tiền Giang), một nơi thật xa xôi khác lạ so với miền Trung thân quen.
Nhưng thuận phục ý Chúa, ông sẵn sàng đến nơi Chúa kêu gọi. Dẫu rằng,
những ngày đầu ở Mỹ Tho đầy cám cảnh và không ít những bộn bề của tình
thế xã hội. Hội Thánh Mỹ Tho đang đối diện với tình hình số tín hữu tăng
vọt do có nhiều người theo đạo vì hiếu kỳ và theo đạo để quan sát, theo
dõi. Thế nhưng, cậy vào sức Chúa, đặt niềm tin nơi Ngài, ông “ngay
thẳng trình bày Sứ điệp đơn sơ như thấy trongKinh Thánh, chối bỏ những
lời ám chỉ chính trị mà người đến trước ông đã khôn khéo gợi ý trong bài
giảng mình.” Ông cùng con cái Chúa cấp tốc mở các lớp học Kinh Thánh,
duy trì sinh hoạt của Hội Thánh với hàng ngàn tín đồ từ các nơi: Kinh
Ông Lớn (Gò Công), Long Hựu, Qưới Sơn, An Hữu, Lộc Thuận, Bình Đại, An
Hóa, Phú Thành, Giao Long, Giao Hòa, Rạch Miễu, Tân An, Bến Tranh, Cai
Lậy, Chợ Gạo. Tinh thần nhóm lại của tín đồ ở Mỹ Tho với hình ảnh “từng
gia đình, từng đoàn, từng nhóm như đi trẩy hội”, đi từ thứ bảy, ở lại
nhóm Chúa nhật, sáng thứ hai mới về đã khích lệ ông rất nhiều trong chức
vụ hầu việc Chúa. Từ nhà giảng thuê ban đầu, Hội Thánh Mỹ Tho xây được
nhà giảng mới - đây là nhà giảng đầu tiên tại miền Nam, xây bằng gạch do
tiền của con cái Chúa trong Hội Thánh dâng. Sau đó là nhà thờ bằng gạch
thứ hai, nhà thờ Bến Tre.Nhiều địa bàn lúc ban đầu tổ chức nhóm tại nhà
tín đồ lần hồi cũng xây được nhà giảng riêng, thuận lợi cho công việc
truyền giảng đạo của Chúa. Chỉ sau một năm hầu việc Chúa tại Mỹ Tho đã
có 565 người lớn chịu lễ Báp-têm, Hội Thánh tách thành 3 Hội Thánh tự
lập là Mỹ Tho, Bến Tre và Gò Công.
- Tháng 8.1927, do
phải về học tiếp tại trường Kinh Thánh, truyền đạo Lê Văn Thái rời Mỹ
Tho, chia tay con cái Chúa trong tình thương yêu, quyến luyến đầy cảm
động.
Hội Thánh Mỹ Tho ghi dấu trong truyền đạo Lê Văn Thái “nhiều kỷ niệm đẹp”.
+++++++++++++++++++++++++++
fb Tanduc Vuong