Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

TÁM KÌ LỄ TIỆC CỦA ISRAEL—



-
Theo thông thường chúng ta nói có 7 kì lễ tiệc trong Lê-vi-kí 23. Các kì lễ nầy cử hành trong  mỗi năm theo nghị quyết của Đức Chúa Trời cho dân Israel Cựu ước. Về mặt hình bóng học, tám kì lễ nầy giới thiệu các đường lối của Đức Chúa Trời dành cho dân Ngài trong thời Tân ước, khởi hành từ giờ được cứu chuộc tiến đến chỗ kết cuộc—với sự an nghỉ vào lúc cuối cùng.
Trong bài nầy tôi xin bàn về 8 kì lễ của Israel , không phải để chúng ta tuân giữ theo nghĩa đen, nhưng để áp dụng nguyên tắc thuộc linh trong đó cho nếp sống của hội thánh trong thời Tân ước hôm nay.
Thật ra chỉ có 7 kì lễ tiệc là: Vượt qua, Bánh không men, Trái đầu mùa, Ngũ tuần, Lễ Thổi kèn, Lễ Chuộc tội và Lễ Lều tạm, nhưng chúng ta không thể không bao gồm lễ tiệc ngày sa bát vào 7 kì lễ nầy, vì lễ hội ngày sa bát là điểm theo chốt, đứng đầu, xen lẫn vào và là phần kết cuộc tất nhiên của tiến trình dân Chúa vào cuối thời đại nầy.
Cho nên chúng ta có thể chia 8 kì lễ tiệc nầy ra ba nhóm như sau:

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Hoạn Nạn Đem Lại Sự Chấp Thuận-



-
Rô-ma 5: 3-4 “Và không chỉ việc này, nhưng chúng ta cũng hân-hoan trong những cơn khổ nạn của chúng ta, biết rằng khổ nạn sinh ra kiên-trì (chấp thuận); và kiên-trì (sự chấp thuận), đức tính được thử-luyện; và đức tính được thử-luyện sinh ra hy-vọng”. 1 Phiero 1: 6-7 “Trong việc này, anh em mừng-rỡ một cách lớn lao, dẫu bây giờ trong một chốc, nếu cần, anh em đã chịu đau khổ bởi các thử-thách khác nhau, để bằng chứng (thử nghiệm)  của đức-tin của anh em, thì quí hơn vàng, là thứ có thể bị hư hoại, dẫu được thử bởi lửa, có thể được thấy sinh ra kết quả như ca tụng và vinh-quang và vinh-dự ở sự hiện ra của
Giê-su Christ”.

Tẩy Rửa Bằng Lời Kinh Thánh-



-
Ê-phê-sô 5:26 “để Ngài đã có thể thánh hóa hội-thánh, đã làm sạch hội-thánh bởi việc rửa bằng nước với lời” -- Giăng 17:17 “Xin thánh hóa họ bằng lẽ thật; lời của Cha là lẽ thật”.
Trong tiếng Hi Lạp, từ ngữ được dịch là “rửa” trong câu 26 có nghĩa là cái thùng rửa trong đền tạm. Trong Cựu Ước, các thấy tế rửa thân thể mình khỏi sự ô uế trần gian bằng nước trong cái thùng rửa (Xuất 30: 18-21). Bây giờ việc rửa bằng nước sẽ rửa chúng ta khỏi ô uế. Do đó, chúng ta được làm sạch bởi thùng rửa của nước trong Lời kinh thánh.

Một Cơ Đốc Nhân Iran Tân Tòng Dẫn 1500 Người Hồi Giáo Đến Cùng Chúa-



-
(Từ khi trốn khỏi Iran qua những ngọn núi như một người tị nạn Hồi giáo, cô sống sót sau khi bị lạm dụng và giam cầm trong nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ, và khắc chế một cuộc sống ở Thụy Điển…- câu chuyện của Annahita Parsan giống như hành động của các sứ đồ).
Parsan, một người cải đạo từ Hồi giáo sang Cơ đốc giáo và là mẹ của hai đứa con, đã nổi lên như một trong những nhân vật tôn giáo nổi bật nhất ở châu Âu, cả vì cuộc hành trình về mặt địa lý và thuộc linh không chắc chắn của cô và quyết định đem phúc âm tiếp cận người Hồi giáo – có tính rủi ro lớn cho cá nhân mình.
-
Người Iran chuyển sang Cơ đốc giáo nầy hiện đang là một mục tử được phong chức trong Giáo hội Thụy Điển, cho biết bà đã giúp đưa gần 1.500 người Hồi giáo đến với Chúa Jesus trong năm năm qua.
Annahita Parsan nói với phóng viên tờ báo Fox News trong một báo cáo hôm thứ Tư (3-7-2019) rằng cuộc sống của cô, đã trải qua những khổ nạn lớn, nhưng là một sự khác biệt hoàn toàn kể từ khi đến với Chúa Jesus.
Mục tử Iran nầy cho biết cô được nuôi dưỡng trong một gia đình Hồi giáo ở Iran và kết hôn năm 16 tuổi, mặc dù một vài năm sau đó, chồng cô đã chết trong một tai nạn xe hơi.
-

Làm Thế Nào Dẹp Bỏ Cay Đắng Và Giận Dữ?



-
Ê-phê-sô 4:31-32, “Hãy bỏ đi mọi cay-đắng và phẫn-nộ và giận-dữ và la hét và vu-oan khỏi anh em, cùng với tất cả tính hiểm-độc. Và tử-tế đối với nhau, có lòng mềm-mại, tha-thứ cho nhau, y như Đức Chúa TRỜI trong Cơ-rít-tô cũng đã tha-thứ anh em”.
-
Trong các câu từ 25 đến 32, chúng ta có một mô tả về cuộc sống thực tế hàng ngày trong việc học hỏi  Đấng Christ. Nói bao quát về cuộc sống hàng ngày của việc học hỏi Đấng Christ, Phao-lô đi vào rất nhiều chi tiết. Ông đề cập đến những thứ như giận dữ, ăn cắp, cay đắng, phẫn nộ, kêu la, nói ác, ác ý, dịu dàng, và tha thứ. Mặc dù những chi tiết này rất dễ nhìn thấy, nhưng khó nhận ra hai vấn đề quan trọng hơn mà bài phát biểu của Phao-lô dựa trên. Những vấn đề này là sự thật và ân sủng. Ông muốn chúng ta sống như Chúa Giêsu đã sống, một cuộc sống đầy ân sủng và sự thật (Giăng 1:14, 17). Ân điển là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta để chúng ta vui hưởng, và sự thật là Đức Chúa Trời được mặc khải cho chúng ta như là thực tại của chúng ta.

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

CHÚA GIAO THÁC CHÍNH MÌNH NGÀI CHO AI?



1 Sam. 3: 19-21, “Như vậy Sa-mu-ên lớn lên, và Đức GIA-VÊ ở cùng người và chẳng để bất cứ một lời nào của người rơi xuống đất (bị bỏ qua). Và tất cả Y-sơ-ra-ên từ Đan thậm chí đến Bê-e Sê-ba đều biết rằng Sa-mu-ên được xác-nhận là một đấng tiên-tri của Đức GIA-VÊ. Và Đức GIA-VÊ lại hiện ra tại Si-lô, bởi vì Đức GIA-VÊ tỏ chính Ngài ra cùng Sa-mu-ên tại Si-lô bởi lời của Đức GIA-VÊ”
Giăng 2: 24, “Nhưng Giê-su, về phần Ngài, không phó-thác chính Ngài cho họ (không tín nhiệm họ)”.
Thật là một điều lạ lùng khi vinh dự của Chúa được ràng buộc vào lời nói của Sa-mu-ên. Lời nói của ông về dân Chúa phải ứng nghiệm, lời nói ông về mục đích của Chúa sẽ xảy ra và không lời nào được bỏ qua, hay bị rơi xuống đất. Ô một con người bụi đất có được đặc quyền đến như vậy sao!?
Tấm lòng Sa-mu-ên hiến dâng , mở ra với Chúa hoàn toàn tuyệt đối. Sa-mu-ên cũng được thông công với Chúa, được Ngài đào luyện ít ra cũng 20 năm kể từ ngày còn thơ ấu, để trở thành tiên tri của Đức Chúa Trời. Hầu hết dân Chúa từ Đan cho đến Bê-e-sê-ba đều nhìn nhận như vậy.
Lời của Đức Chúa Trời đã cấu tạo ông trở nên đấng tiên tri chân chính. Đức Gia-Vê thường dùng lời Ngài, hiện ra thường xuyên với Sa-mu-ên. Ông là người giáu có thuộc linh về những mặc khải của Chúa. Ngày nay Chúa cũng có thể dùng lời kinh thánh cấu tạo bản chất và sự sống Ngài trong con người nào đó. Người nầy thấy nhiều khải tượng và được ban cho nhiều khải thị trong lời kinh thánh. Không phải khải thị ngoài kinh thánh để trở nên tiên tri giả, nhưng được những mặc khải tươi mới làm cho lời kinh thánh trở nên mới mẻ, sinh động và có ý nghĩa mới mẻ. Đó là nhà tiên tri theo ý nghĩa Tân ước.

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

NẾP SỐNG CẦU NGUYỆN CỦA SA-MU-ÊN-



-
Đọc: 1 Sam. 7: 1-13, “Và Sa-mu-ên bắt một con chiên con còn bú, và dâng nó
làm một của-lễ thiêu toàn-bộ lên cho Đức GIA-VÊ; và Samu-ên kêu-cầu Đức GIA-VÊ cho Y-sơ-ra-ên, và Đức GIA-VÊ trả lời người. Bấy giờ Sa-mu-ên đang dâng lên của-lễ thiêu, dân Phi-li-tin kéo đến gần để đánh Y-sơ-raên. Nhưng Đức GIA-VÊ làm sấm-sét với tiếng sấm lớn vào ngày đó chống lại dân Phi-li-tin và làm chúng lầm-lẫn, đến nỗi chúng bị đánh tan trước mặt Y-sơ-ra-ên”.
-
Sách 1 Sa-muên giới thiệu đời sống thuộc linh rất thấp của dân Chúa vào thời Sa-mu-ên. Hội mạc hoang loạn, khi hai thấy tế lễ chủ chốt là hai con cụ thượng tế Hê-li, là những người gian tà- con của Bê-li-an—những kẻ đê tiện, thao túng nhà Chúa..

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Con Người Trong Vinh Quang -



Đọc: Công vụ 7: 54-60 TKTC “Bấy giờ khi chúng nghe các điều này, chúng bị cắt trong tim của chúng, và chúng nghiến răng lại người. Nhưng được đầy dẫy Đức Thánh-Linh, người dán mắt chằm chằm vào trong trời và thấy vinh-quang của Đức Chúa TRỜI, và Giê-xu đứng nơi tay hữu của Đức Chúa TRỜI; và người nói: “Kìa, ta thấy các tầng trời mở ra và Con Trai Loài Người đứng nơi tay hữu của Đức Chúa TRỜI.” Nhưng chúng thét lên với một tiếng lớn, và bịt tai của chúng lại, và chúng xông lên người với một cơn xung động. Và khi chúng đã đuổi người ra khỏi thành, chúng ném đá người, và các chứng nhân để áo dài của chúng sang một bên nơi chân của một người trai trẻ tên là Sau-lơ. Và chúng tiếp-tục ném đá Ê-tiên, trong khi người cầu-khẩn Chúa và nói: “Lạy Chúa Giê-xu, xin nhận linh của tôi!” Và ngã trên các đầu gối của mình, người thét lên với một tiếng lớn: “Lạy Chúa, xin đừng cầm tội này chống họ!” Vừa nói điều này xong, người ngủ thiếp đi”.

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỜI NGƯỜI-



--Con người- một tạo vật độc đáo-
Sự phát triển cao nhất, sự trưởng thành, của cuộc sống được tạo ra là con người. Trong suốt tất cả các thế kỷ, không có sự sống nào vượt qua cuộc sống của con người. Về mặt thể chất, con người yếu hơn một số loài động vật, nhưng điểm yếu này vượt xa khả năng ý thức vượt trội của con người, bao gồm cả cảm xúc và khả năng suy luận. Tuy nhiên, con người không chỉ là cuộc sống cao nhất trong số các loài thọ tạo; Anh cũng là cuộc sống độc nhất. Về tất cả các giống thực vật và động vật mà Chúa tạo ra, Ngài nói rằng mỗi loài  đều là người theo loại của chúng. Sáng 1:11, 12, 21, 24, 25 chép 10 lần cầu “tùy theo loại”. (câu 21). Nhưng khi đến với con người, Đức Chúa Trời đã tạo ra con người theo hình ảnh của chính mình Ngài (câu 27). Đây là điểm độc đáo và rất quan trọng liên quan đến con người.