Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

MỪNG XUÂN MỚI - 2014





Hai ngàn mười bốn đến đây rồi,
Mừng bạn tân 
niên thêm tuổi đời.
Tóc bạc, kinh luân vẻ đáng kính,
Thiên trình, chức vụ trổ hoa tươi.
Giữ gìn mão miện ngày chung kết,
Quên lửng thành công mỗi một người.
Ngày Chúa gần kề nên tỉnh thức,
Đi đầu đừng hỏng cuộc ta ơi!

MINH KHẢI
30-12-2013


*Tết nầy Ông Quốc Ấn 63 tuổi, còn Minh Khải 68. Ông Quốc Ấn hoạ lại nguyên vận bài thơ của Minh Khải như sau:


Bài Họa lại:
Sáu ba, sáu tám đến đây rồi!
Tôi chúc anh vui hưởng cuộc đời.
Biết rộng, hiểu nhiều óc chẳng lão,
Đi xa, thấy lắm sức thêm tươi.
Tin Lành phước hạnh mau rao giảng,
Thập Giá vinh quang kíp cứu người;
Tuổi tác thế nào đừng bận rộn,
Ngợi  ca Cha mãi, hỡi người ơi!

Quốc Ấn – 30.12.2013

http://www.songdaoonline.com/e2631-mung-xuan-moi-2014.html

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

CHÚA HAI LẦN HIỆN ĐẾN


Nhân dịp mùa lễ hội Mừng Chúa Giáng Sinh năm 2013 và năm mới 2014, chúng ta nên suy gẫm hai lần Chúa hiện đến thế giới nầy. Kinh thánh sách Hê-bơ-rơ 9:26,28 chép, “Nhưng hiện nay đến kỳ kết cuộc các đời Ngài đã hiện ra chỉ một lần, dâng chính mình làm sinh tế để cất bỏ tội lỗi đi. .. cũng vậy, Đấng Christ, vì đã dâng mình một lần đủ cả để gánh các tội lỗi của nhiều người, thì sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải vì tội lỗi nữa, bèn để cứu rỗi kẻ trông đợi Ngài”.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Tại sao bạn không đến với tác giả của Kinh Thánh?

Cách đây bảy năm, tôi thông công với các sinh viên trong trường đại học về một đoạn Kinh Thánh. Khi thấy họ nói khác với những điều tôi đã nghe và đã đọc trong sách giải nghĩa Kinh Thánh, tôi rất bất bình nên tranh luận khá gây gắt với họ. Họ càng giải thích, tôi càng “cãi tới bến”. Họ mới nói với tôi rằng: “Tranh luận với nhau không có ích gì. Tại sao bạn lại không đến gặp trực tiếp tác giả của Kinh Thánh để hỏi. Tác giả của Kinh Thánh là Chúa Jesus, Ngài không ở đâu xa mà đang sống trong bạn. Bạn nên hỏi Ngài nghĩ gì khi Ngài nói như vậy. Chỉ những gì Ngài nghĩ mới có giá trị thôi”.

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

NHÂN LOẠI TÁM NGƯỜI SAU NƯỚC LỤT


Đa số học giả nghiên cứu chữ viết của người Trung Quốc đều đồng ý rằng chữ Trung Hoa đã được phát minh từ khoảng năm 2500 T.C. Điều nầy phù hợp với sự phân tán các chủng tộc của loài người sau tháp Babel, là khoảng năm 2218 T.C. Và có lẽ sách Sáng Thế Ký được Môi-se viết vào khoảng năm 1490 T.C

Sau khi bị phân tán khỏi tháp Babel, từ vùng Lưỡng hà (Iraq), người Trung Hoa cổ đại di trú về định cư tại Hoa lục. Các nhà thông thái Trung Hoa sáng chế ra Hán tự. Điều lạ lùng là Hán tự có nhiều chữ diễn tả ý nghĩa câu chuyện của 11 chương đầu tiên trong sách Sáng thế ký của Thánh kinh. Dù hiện nay có một số nhà thần học Tân phái đả phá Kinh thánh và phủ nhận tác quyền thần thượng của Kinh Thánh, nhất là sách Sáng Thế ký. Họ nói câu chuyện Sáng thế ký chỉ là chuyện thần thoại, nhưng ý nghĩa sâu sắc của nhiều chữ Hán đã minh chứng Sáng thế ký là sự thật, là Lời của Đức Chúa Trời.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Bị Đóng đinh đối với thế giới tôn giáo

“Nhưng về phần tôi, tôi quyết hẳn chẳng khoe khoang gì, chỉ khoe khoang về thập tự giá của Chúa chúng ta là Jêsus Christ đó thôi; vì nhờ thập tự giá ấy thế giới đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế giới cũng vậy”(Ga-la-ti 6:14).

Thật thú vị khi ghi nhận cách đặc biệt, trong đó vị sứ đồ nói về thế giới ở đây. Từ ngữ nầy là một thuật ngữ rất toàn diện, và bao gồm một lượng rất lớn. Ở đây Paul được hạ xuống đến tinh thần của sự việc. Bạn ghi nhận  bối cảnh. Thật là tốt cho chúng ta đánh giá nó. "Đến đỗi chính họ, là những kẻ chịu cắt bì, cũng không giữ luật pháp đâu; duy muốn anh em chịu cắt bì, hầu được khoe khoang trong xác thịt của anh em thôi" ( câu 13 ).

Sự hiệp nhất của Hội Thánh

Sự hiệp một theo Kinh Thánh và tội lỗi của sự chia rẽ

Chúa Giê-su của chúng ta đã trở thành người không chỉ để mang lại sự sống của Đức Chúa Trời và thể hiện tình yêu của Đức Chúa Trời cho chúng ta. Chúa cũng có một mong muốn lớn lao là tất cả mọi người tin Chúa cũng phải hiệp làm một.

Chúa đã cầu nguyện cho điều này trong Giăng 17:20-23: "Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa, để cho ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ ở trong chúng ta, đặng để cho thế gian tin rằng chính Cha đã sai Con đến. Con đã ban cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để hiệp làm một cũng như chúng ta vẫn là một. Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con".

Sự cất lên của người đắc thắng trong thời tận thế

traidaumuaSự cất lên là sự kiện mà các người còn đang sống được Đức Chúa Trời mang đi khỏi mặt đất để đến với Ngài. Chúng ta, những Cơ Đốc nhân (Ky-tô hữu) đang sống trong thời kỳ cuối cùng này, sẽ có một cơ hội được cất lên với Chúa mà không phải nếm qua cái chết, nếu chúng ta đủ tiêu chuẩn cho điều đó.

Khải Huyền 12:5: "người sanh một con trai, con trai ấy sẽ dùng gậy sắt mà cai trị mọi dân tộc; đứa trẻ ấy được cất lên đến Ðức Chúa Trời, và nơi ngôi Ngài". Chỗ này Khải Huyền nói rất rõ về sự cất lên. Và đây là sự cất lên đến trước ngôi của Đức Chúa Trời. Sự cất lên có nhiều loại khác nhau, nhưng để đơn giản hóa, hôm nay chúng ta chỉ nói về hai loại của sự cất lên, mà nó có liên quan đến tín đồ chúng ta. Một số chỗ khác trong sách Khải Huyền nói về sự cất lên, mặc dù không sử dụng từ "sự cất lên".

Sự giàu có không dò được của Chúa Cứu Thế trong sách Đa-ni-ên-2

Chương 4 - Chủ quyền của Đức Chúa Trời và sự phát xét của Ngài dành cho vua Nê-bu-cát-nết-sa

Trong Hội Thánh, vương quốc Ngài, trong nhà của Chúa, chỉ một mình Chúa là Vua và Đầu. Vì Nê-bu-cát-nết-sa đã không hiểu nguyên tắc này nên Đức Chúa Trời đã sửa trị ông một cách triệt để (chương 4).

Sự giàu có không dò được của Chúa Cứu Thế trong sách Đa-ni-ên-1

Chương 1 – Lời mở đầu

Đối với thời gian này, chúng ta không chỉ muốn đến các buổi nhóm và nghe các thông điệp, mà còn muốn cầu nguyện với nhau càng nhiều càng tốt. Chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều để Chúa hiện ra với tất cả chúng ta và nói với chúng ta thông qua sách Đa-ni-ên. Cho nên, chúng ta hãy dâng thật nhiều nhũ hương trước bàn thờ dâng hương bằng vàng.

Trong hội nghị chúng ta sẽ không xem xét mọi chi tiết trong sách Đa-ni-ên được. Chúng ta cũng không ở đây để nghe một số điều gì đó về các điều tiên tri trong sách này. Thấy và hiểu điều mà Chúa muốn làm ngày nay, thật quan trọng đối với chúng ta, chứ không phải những điều mà Ngài đã làm trong quá khứ.

Con Đường của Sự Sống cho việc Xây Dựng Nước Đức Chúa Trời

Chia sẻ 1: Làm mới tình yêu đầu tiên của chúng ta cho vị Vua-Cứu Rỗi của mình

I. Chúa đã hoàn toàn dâng chính mình là vị Vua-Cứu Rỗi trong tình yêu thương cho chúng ta

Nhưng Đức Chúa Trời tỏ lòng yêu thương Ngài đối với chúng ta, khi chúng ta còn là người có tội, thì Đấng Christ vì chúng ta chịu chết (Rô-ma 5:8).
Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh (1 Phi-e-rơ 2:24).
Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh (Ê-phê-sô 5:25).

Vương quốc các tầng trời đã đến gần!

himmelNhững lời trong quyển sách này được đặc biệt hướng tới các người trẻ tuổi và cho chúng ta một ý thức sâu sắc về mong muốn và kế hoạch của Đức Chúa Trời đối với chúng ta ngày nay - sự đến của vương quốc các tầng trời trên trái đất. Đây cũng là bí mật của sách Phúc Âm Ma-thi-ơ, là Phúc Âm về vương quốc Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su muốn là Vua của chúng ta và đang ngày nay xây dựng vương quốc Ngài trên trái đất.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Không có nơi nào dành cho bất kỳ người làm đầu nào-

Các thánh đồ thân yêu - Với niềm đam mê tôi chiêm ngưỡng những gì con người cố gắng tạo tác cách khéo léo để làm cho Chúa. Hình như chúng ta không giao thác mình cho Ngài, hoặc bằng cách nào đó cảm thấy chúng ta có thể làm những điều tốt hơn để mang lại sự biểu hiện đầy đủ nhất cho nếp sống Thân Thể thuộc linh. Tôi hoàn toàn tin cậy mô tả của ông T.A. Sparks về những gì thực sự xảy ra ngay sau khi Ngài thăng thiên -

Điều huyền nhiệm của mọi thời đại: Đấng Christ trong anh em, niềm hy vọng về sự vinh hiển--2,

Phần 3

Làm quen với Đấng Christ sống trong chúng ta

Kẻ thù rất xảo quyệt. Hắn muốn mối quan hệ của chúng ta với Đấng Christ hằng sống chỉ là tôn giáo, chỉ là hình thức bề ngoài hay giáo lý. Kết quả là: Khi đến với lời hằng sống của Kinh Thánh, nhiều người trong chúng ta bị rơi vào sự diễn giải Kinh Thánh: Chúng ta muốn biết điều này điều nọ có nghĩa là gì và chỉ nói về những điều đó thôi. Cuối cùng, chúng ta hiểu biết nhiều, tuy nhiên khi liên quan đến việc biết hiện thực của Đấng Christ, chúng ta không thể nói là chúng ta quen biết Ngài. Đức Chúa Trời không có ý định ban cho chúng ta thật nhiều hiểu biết khách quan về Đấng Christ, mà Ngài muốn chúng ta quen biết Đấng Christ hằng sống, có mối quan hệ sống với Ngài, giao tiếp với Ngài mỗi ngày và sống trong sự thông công với Ngài. Tất cả các sứ đồ đã biết Ngài theo một cách sống động. Chúng ta không nên tự bào chữa rằng: "Nhưng Chúa ở giữa họ, họ có thể thấy và chạm đến Ngài". Với chúng ta thì sao? Ngày nay Ngài còn gần chúng ta hơn nữa, Ngài đang sống trong anh em! Ai có thể gần anh em hơn là Đấng Christ trong anh em? Tất cả chúng ta phải quyết lòng muốn kinh nghiệm Đấng Christ hằng sống trong chúng ta theo cách chủ quan, muốn kinh nghiệm Ngài mỗi ngày - và còn nhiều hơn thế: biểu lộ Ngài, vì đó là sự ấn định cho chúng ta!

Điều huyền nhiệm của mọi thời đại: Đấng Christ trong anh em, niềm hy vọng về sự vinh hiển--1

Quyển sách này muốn truyền đạt cho người đọc một ấn tượng sâu sắc về mong muốn của Chúa trong Lời của Ngài và giúp tất cả chúng ta kinh nghiệm được hiện thực của điều huyền nhiệm tuyệt vời này: Đấng Christ trong chúng ta, niềm hy vọng về sự vinh hiển. Đồng thời làm trỗi dậy trong chúng ta một khao khát sâu sắc: quen biết Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta, trong sự giàu có không thể dò thấu được của Ngài và nắm bắt sự giàu có đó

Phần 1

Nhận biết Đấng Christ hằng sống

Đời sống đắc thắng

1. Đời sống của Đấng Christ

Khi Đấng Christ còn sống ở thế gian, Ngài đã sống một đời sống hoàn toàn vâng phục Đức Chúa Trời. Ngài chẳng hề yêu thế gian, không làm và nói theo ý riêng của mình. Không một cám dỗ nào có thể thắng được Ngài. Ngài đã hoàn toàn vâng phục Đức Chúa Trời cho đến chết. Đó là cuộc đời của Đấng Christ.

Còn cuộc sống của chúng ta thì như thế nào? Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình rằng chúng ta có hoàn toàn vâng theo lời Đức Chúa Trời không? Không. Chúng ta có làm theo ý mình không? Có chứ. Chúng ta không hề phạm tội? Có, thậm chí nhiều lần. Chúng ta không yêu thế gian? Chúng ta không yêu thế gian lộ liễu nhưng lại kín đáo. Và ai không bao giờ bị lung lay bởi cám dỗ? Chẳng có ai cả. Tại sao vậy anh chị em? Theo Kinh Thánh thì một Cơ Đốc nhân không nên như thế! Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không làm được điều đó. Mặc dù đã trở thành Cơ Đốc nhân được nhiều năm rồi, chúng ta có đạt đến tiêu chuẩn này không? Chúng ta ăn năn thường xuyên và thậm chí khóc cho chính mình nhiều lần! Sự chiến thắng ở đâu?

NGHIỆN UỐNG RƯỢU GIÁNG SINH


Nhà nghiên cứu Trần Đình Tâm có bài nghiên cứu rất có giá trị chứng minh rằng ngày 25 tháng 12 không phải là sinh nhật của Chúa Jêsus. Chúa đã không được sinh ra vào tháng 12 dương lịch mà phải đã sinh ra vào khoảng ngày 15 tháng 9, năm thứ 3 T.C. theo dương lịch (1).

 

Ngày 25-12 năm 354 S.C. là ngày mà lần đầu tiên Hội Thánh chung đã cử hành lễ giáng sinh của Chúa Jêsus trong nhà thờ.

 

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Sự ấn định dành cho loài người: Vui hưởng Đức Chúa Trời là sự sống

diebestimmung

Từ trong bản chất, con người khao khát được vui hưởng 


"Đoạn, CHÚA, Đức Chúa Trời tạo một khu vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt con người mà Ngài vừa dựng nên vào đó" (Sáng Thế Ký 2:8).

Hầu như ai cũng biết về việc Chúa tạo dựng nên loài người như sách Sáng Thế Ký mô tả. Một số người vẫn coi nó như là một câu chuyện cổ tích được nghe từ lớp học Kinh Thánh ngày chủ nhật. Tuy nhiên, hầu như không ai nhận ra điều bí mật ẩn đằng sau những lời trong Sáng Thế Ký 2:8. Câu này chỉ cho chúng ta biết Đức Chúa Trời tạo ra con người để làm gì. Con người nên sống ở Ê-đen và thưởng thức tất cả những gì có ở đó. Điều này có nghĩa là sự ấn định dành cho chúng ta là được hưởng thụ; chính cảm nhận bên trong và kinh nghiệm của chúng ta đã xác nhận điều này. Chúng ta thật sự khao khát được hưởng thụ. Vì nếu có ai đó lấy đi tất cả những gì có thể thưởng thức được khỏi thế giới này thì chúng ta sẽ ra sao? Chúng ta sẽ chết vì chán nản và buồn bã! Cuộc sống mà không có bất kỳ sự hưởng thụ nào thì không thể tưởng tượng được! Nó sẽ làm cho cuộc sống con người trở nên không thể chịu đựng nổi!

CHỈ ĐỊNH JÊSUS LÀ CON ĐỨC CHÚA TRỜI


Danh kép của Chúa chúng ta là Jêsus-Christ rất có ý nghĩa. Christ nói về thần tánh và Jêsus nói về nhân tánh của Ngài. Theo nguyên văn Hi lạp, 1Ti-mô-thê 1:15 chép, “Christ Jêsus đã bước vào thế giới…”. Câu nầy nói Christ là Đức Chúa Trời đã hoá thân thành con người Jêsus. Nhưng con người Jêsus có trở thành Đức Chúa Trời không? Trong bài nầy tôi sẽ luận giải Jêsus được trở thành Con Đức Chúa Trời.

Rô-ma 1;3-4 chép, “Tin Lành ấy luận về Con Ngài, theo xác-thịt thì sanh ra bởi dòng-giống Đa-vít,  còn theo Linh của sự thánh-khiết, thì nhơn sự từ kẻ chết sống lại đã được chứng minh cách có quyền là Con Đức Chúa Trời, tức là Jêsus Christ, Chúa chúng ta”.

Việc xây dựng của Đức Chúa Trời

Việc Chúa muốn xây dựng Hội Thánh không phải là một ý tưởng mới nảy sinh của Chúa vào ngày lễ Ngũ Tuần khi Chúa thấy có nhiều Cơ Đốc nhân, là những người được cứu, từ bỏ tội lỗi và quay trở lại với Chúa, rồi Chúa mới nghĩ đến chuyện phải làm gì với các Cơ Đốc nhân này; nên lập ra các buổi nhóm để các Cơ Đốc nhân đến tham gia rồi từ đó hình thành các Hội Thánh cho Cơ Đốc nhân. Không phải như vậy đâu.Thật sự, Đức Chúa Trời đã có kế hoạch xây dựng Hội Thánh từ trước các thời đại rồi. Trước khi tạo dựng thế giới, trong lòng Đức Chúa Trời đã muốn có Hội Thánh. Đây là một điều tuyệt vời. Ngợi khen Chúa.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Tôn giáo chết hay Đức Chúa Trời hằng sống

Rượu tà dâm của Ba-by-lôn


Hỡi các bạn thân yêu,

Một người say rượu không có khả năng phân biệt. Với người, tất cả chỉ là mây mù và nhầm lẫn. Và đây là một sự việc nghiêm trọng. Bạn chú ý những câu Kinh thánh sau -

"Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng A-rôn rằng:  Khi nào vào hội mạc, ngươi và các con trai ngươi chớ nên uống rượu hay là uống vật chi có tánh say, e phải chết chăng: - ấy là một mạng lịnh đời đời, trải các thế đại,  hầu cho các ngươi được phân biệt điều thánh và điều chẳng thánh, sự khiết và sự chẳng khiết,  và dạy dân Y-sơ-ra-ên các mạng lịnh mà Đức Giê-hô-va đã cậy Môi-se truyền dặn cho" (Lê vi Ký 10:8-11 )

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Chức tế lễ thánh

wasserfall

Phần 1: Sự ấn định dành cho chúng ta: Trở thành thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời

1.Phi-e-rơ 1:3,18-19; 2:5-6,9,1-2, Xuất Ê-díp-tô Ký 19:4-6, Khải Huyền 5:10, Lu-ca 1:74-75
Cầu nguyện: Xin Chúa ban cho chúng con tối nay Thánh Linh của sự khôn ngoan và khải thị. Chúng con không chỉ muốn thông công về chức tế lễ thánh mà chúng con muốn chạm đến Ngài. Chúng con không chỉ muốn nói về điều đó như là một đề tài mà chúng con muốn có hiện thực ngay trong hội nghị này. Amen.

Kế hoạch của Thượng Đế với loài người chúng ta

Thượng Đế hằng sống
Không giống những người đi theo một tôn giáo nào đó, Cơ Đốc nhân thực có mối quan hệ cá nhân mật thiết với Thượng Đế vì họ biết trở về cùng Thượng Đế (1.Tê-sa-lô-ni-ca 1:9). Toàn bộ Kinh Thánh tường thuật lại cách mà con người đã kinh nghiệm Thượng Đế, Đấng hằng sống diệu kỳ. Ngày nay mọi người đều có thể tìm hiểu Thượng Đế khi người đó đi theo con đường đã được Thượng Đế chỉ định.

Kinh Thánh cho biết Thượng Đế đã sáng tạo toàn bộ vũ trụ chỉ bằng Lời phán của Ngài. Vũ trụ của chúng ta thật vô cùng phong phú và đa dạng, không có một nghệ nhân hay thiên tài nào của loài người có thể nghĩ hay sáng tạo ra điều gì lớn hơn thế được.

Bí mật về Ba-by-lôn

Hai người đàn bà ở cuối Kinh Thánh và ý nghĩa của họ đối với Cơ Đốc giáo

Lời mở đầu

Kế hoạch Đức Chúa Trời đối với con người, theo Kinh Thánh

  • Con người – được tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời (Sáng Thế 1:26-27)
  • Tội lỗi vào bên trong con người và làm hủy hoại con người „vì mọi người đã phạm tội và thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời “ (Rô-ma 3:23)
  • Jesus Christ đến để hoàn tất sự cứu rỗi và biểu lộ Đức Chúa Trời trọn vẹn trên trái đất. „Ngài là sự chói sáng của vinh hiển Đức Chúa Trời và là hình ảnh trung thực của bản thể Ngài“ (Hê-bơ-rơ 1:3)
  • Mục tiêu của Đức Chúa Trời: Hội Thánh vinh hiển. „Như Đấng Christ đã yêu Hội Thánh và hy sinh chính mình vì Hội Thánh, […] để Hội Thánh vinh hiển“ (Ê-phê-sô 5:25-27)

Tiếng nói của các tiên tri – 3

Image result for photo of prophet jeremiah to be seized
 Jeremiah bị bắt

Tiếng nói của Jeremiah (tiếp theo)

"
Nhưng những kẻ ở tại Giê-ru-sa-lem và các quan của họ vì chẳng biết Christ, cũng chẳng rõ tiếng nói của các tiên tri mà người ta đọc mỗi ngày sa-bát.. " (Công vụ 13:27

Tìm Kiếm Con Người

"
Hãy đi dạo các đường phố Giê-ru-sa-lem, và nhìn xem. Hãy dò hỏi tìm kiếm nơi các chợ, thử có thấy một người chăng, nếu có một người làm sự công bình, tìm sự trung tín, thì ta sẽ tha thứ cho thành ấy " ( Jeremiah 5:1) .

Sự sống cho việc xây dựng

Chúng ta không bàn gì về đề tài mới. Tôi cảm thấy khó khăn khi chọn một tựa đề. Trọng tâm của buổi thông công hôm nay là sự sống. Trong những tháng trước, hay trong khoảng 1,5 năm, chúng ta đã thấy rất nhiều về những gì mà Chúa muốn làm, mục tiêu Ngài là gì, cũng như thời đại này sẽ kết thúc như thế nào. Chúng ta cũng đã thấy những gì sẽ xảy ra cho thế gian, chúng ta đã thấy mình thể lãnh phần thưởng gì. Con đường để đạt những điều này vẫn luôn là sự sống mà chúng ta nhận được từ Chúa. Sự sống này phải tăng trưởng trong chúng ta và phải được thể hiện qua chúng ta.

Dụ ngôn về mười trinh nữ



hochzeit

"Vì thế, có lời phán rằng: Hỡi người đang ngủ, hãy thức dậy, hãy vùng dậy từ giữa những người chết, thì Đấng Christ sẽ soi sáng ngươi. Vậy, hãy xem xét cẩn thận về cách sống của anh em, đừng sống như người dại dột, nhưng sống như người khôn ngoan, bằng cách anh em tận dụng thì giờ, vì những ngày là xấu. Vì vậy, đừng trở nên như người dại dột, nhưng phải hiểu rõ ý muốn của Chúa là thế nào. Đừng say rượu, vì rượu dẫn đến buông tuồng, nhưng phải đầy dẫy Thánh Linh" (Ê-phê-sô 5:14-18).

"Khi ấy, vương quốc thiên đàng sẽ giống như mười trinh nữ kia cầm đèn đi rước chàng rể. Trong các nàng đó, có năm người dại và năm người khôn. Người dại khi cầm đèn đi thì không đem dầu theo với mình. Song những người khôn khi cầm đèn đi thì đem dầu ở trong bình theo. Vì chàng rể đến trễ, nên các nàng thảy đều buồn ngủ và ngủ gục. Đến khuya, có tiếng kêu rằng: Kìa, chàng rể đến, hãy đi ra rước người! Các trinh nữ bèn thức dậy cả, sửa soạn đèn mình. Các người dại nói với các người khôn rằng: Xin bớt dầu của các chị cho chúng tôi, vì đèn chúng tôi gần tắt. Nhưng các người khôn trả lời rằng: Không, sẽ không đủ cho chúng tôi và các chị; các chị hãy đi đến người bán dầu mà mua. Nhưng trong khi họ đang đi mua, thì chàng rể đến; những người đã sẵn sàng, thì đi với chàng vào tiệc cưới, và cửa đóng lại. Sau đó, những trinh nữ khác cũng đến và thưa rằng: Hỡi Chúa, hỡi Chúa, xin mở cho chúng tôi! Nhưng người đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ta không biết các ngươi đâu. Vậy, hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày, cũng không biết giờ" (Ma-thi-ơ 25:1-13)

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Khoảng cách


Một buổi trưa mùa hạ nắng như thiêu đốt, một người phụ nữ mù lòa bước
đi chậm chạp trên con đường mòn cua một vùng ngoại ô thưa thớt dân cư.
Tay không cầm gậy, lối đi này rất quen thuộc với bà. Bên vệ đường có
một cây to, bà rẽ vào đó dường như để trốn cơn nắng hạ dưới bóng
mát tàn cây phủ trùm trên một khoảng đất rộng. Có thể bà sẽ nghỉ trưa
ở đây như bà đã từng làm như thế sau những buổi đi ăn xin.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Con người là gì?

Cho đến ngày nay thì con người vẫn còn là một bí mật. Không ai có thể định nghĩa đúng đắn được con người, không ai hiểu được con người. Con người nghiên cứu được tất cả những gì xung quanh mình, ở dưới đất và cả trên trời, nhưng lại không tìm được mục đích tồn tại của mình. Càng nghiên cứu sâu vào bên trong, con người càng đặt ra nhiều câu hỏi. Con người đã sáng chế ra nhiều thứ để mang lại hạnh phúc cho loài người, nhưng không có gì làm con người thỏa mãn thực sự.

Bí mật của sách tiên tri Đa-ni-ên

Sách Đa-ni-ên này là một bằng chứng tuyệt vời, chứng tỏ Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời hằng sống, Đấng biết tất cả mọi việc sẽ xảy ra trong tương lai. Chỉ mình Đức Chúa Trời hằng sống mới có thể biết trước mọi sự. Ngoài Đức Chúa Trời hằng sống ra, ai có thể nói trước được thời gian từ vua Nê-bu-cát-nết-sa cho tới ngày nay, tức là lịch sử trong khoảng 2600 năm. Một số giai đoạn của lịch sử thậm chí được Đức Chúa Trời mô tả chi tiết, đã đưa đến nhiều tranh luận về sách Đa-ni-ên.

Thậm chí, một số người cho rằng, tất cả được viết sau khi đã xảy ra. Tuy nhiên, những điều tiên tri trong sách đã ứng nghiệm và sắp ứng nghiệm không phải là bí mật chính của sách Đa-ni-ên mà là sự trung tín của Đa-ni-ên. Bởi hết lòng trung tín với Đức Chúa Trời mà Ngài đã bày tỏ cho ông rất nhiều.

Thời gian về sự trở lại của Chúa trong Kinh Thánh

d1Dẫn nhập

Kinh Thánh đã trình bày các dấu hiệu về lần đến thứ nhất của Chúa Jesus cũng như về sự trở lại của Ngài. Ở lần đến thứ nhất, Kinh Thánh thậm chí cho biết trước hàng thế kỷ, nói chính xác ngày Chúa đến (xem Đa-ni-ên 9). Nhưng về lần đến thứ hai, chúng ta không biết ngày và giờ, tuy nhiên Kinh Thánh nêu một số dấu hiệu để con người có thể nhận biết.

Một trong những dấu hiệu đó là
  • Sự phát triển về chính trị của các quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải
  • Lịch sử của dân Israel cho biết khi nào Chúa Jesus trở lại

Tuổi của trái đất


1Sự hình thành của trái đất là chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa những người tin Chúa lẫn người không tin Chúa. Lời tường thật về sự tạo dựng trong sách SángThế Ký thường được nhắc đến để chỉ trích, vì các thông tin về gia phả trong sách này cho biết con người được hình thành vào khoảng 4000 năm trước CN. Tuynhiên, các đá trầm tích lại được định tuổi là hàng triệu năm, và các hóa thạch được phát hiện có vẻ mâu thuẫn với Kinh Thánh. Kinh Thánh có câu trả lời cho vấn đề  này không?

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

ĐƯỢC CỨU QUA LỬA


    Nhiều năm về trước có một tôi tớ Chúa rao giảng 1 Cô-rinh-tô 3:1-15 trong buổi nhóm họp của một Hội thánh. Trước khi ông dứt lời, có một người nêu câu hỏi xin ông giải đáp giùm. Người tín đồ nói, “Tôi không biết lửa trong câu 15 là lửa gì?”. Thì giờ đã hết, nên mục sư không trả lời được. Cá nhân tôi cũng không được nghe lời giải đáp của ông về câu Kinh thánh đó, “Nếu công trình của ai bị thiêu huỷ, thì người ấy sẽ bị lỗ, còn chính người thì sẽ được cứu, song dường như qua lửa vậy”.  Nhưng bởi sự thương xót của Chúa, ngày nay tôi đã hiểu được phần nào ý nghĩa của câu nầy, -“ được cứu, song dường như qua lửa vậy”.

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

NĂM LOẠI THA THỨ DÀNH CHO CƠ ĐỐC NHÂN


   Kinh thánh khải thị công việc cứu chuộc của Đấng Christ trên thập tự giá, đổ huyết ra, có hiệu quả đời đời. Ê-phê-sô 1:7 chép, “Trong Con ấy chúng ta được sự cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha thứ các sự quá phạm của chúng ta, theo sự giàu có của ân điển Ngài”. Kinh Tân ước nói đến 5 loại tha thứ dành cho Cơ Đốc nhân. Chúng ta phải phân biệt 5 loại tha thứ nầy, nếu không, chúng ta sẽ lẫn lộn về các sự dạy dỗ minh bạch trong Kinh thánh, nhất là sẽ rơi vào sự dạy dỗ về ngục luyện tội. Nhưng nói đúng ra, thì tín đồ Cái chánh không thể tin giáo lý về ngục luyện tội, nhưng lại không chấp nhận sự trừng phạt tín đồ trong nơi khóc lóc và nghiến răng, sau khi Chúa Jêsus tái lâm.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Các khía cạnh của thành phố


Sau đây là trích đoạn vài câu từ hai nơi, một ở Cựu uớc và một trong Tân Ước. Trong Cựu ước là sách 1Các vua chương 7 :

"
Sa-lô-môn cũng cất cung-điện mình, xong mọi việc trong mười ba năm.  Người lại cất cái cung rừng Li-ban, bề dài một trăm thước, bề ngang năm mươi thước, và bề cao ba mươi thước, đặt trên bốn hàng cột bằng gỗ bá-hương, có những xà ngang bằng gỗ bá-hương để trên những cột.  Trần của các phòng bởi cột chống đỡ, số là bốn mươi lăm cây, mười lăm cây mỗi dãy, đều đóng bằng ván gỗ bá-hương.  Có ba dãy phòng, cửa-sổ đối ngang nhau.  Hết thảy cửa và cột đều vuông, và các cửa-sổ của ba dãy phòng đều đối mặt nhau. Người cất hiên cửa có trụ, bề dài năm mươi thước, và bề rộng ba mươi thước: Trước hiên nầy có một hiên khác cũng có trụ và bực. Sa-lô-môn cũng xây hiên để ngai, là nơi người xét-đoán, và gọi là hiên xét-đoán; rồi dùng ván gỗ bá-hương lót từ nền đến trần. Cung của Sa-lô-môn ở trong sân thứ nhì phía sau cửa hiên, cũng xây một cách giống như vậy.Cũng xây cho con gái Pha-ra-ôn mà Sa-lô-môn đã cưới, một cái cung như kiểu của hiên nầy. Các cung điện nầy đều xây bằng đá quí, đục theo thước tấc, cưa-xẻ, hoặc bề trong hay bề ngoài, từ nền đến cổ-bồng cây cột, và cho đến vách cửa sân lớn đều cũng vậy.  Cái nền thì bằng đá quí và lớn, có hòn thì mười thước, hòn thì tám thước.  Trên các nền nầy, lại còn những đá quí đục theo thước tấc và gỗ bá-hương.  Vách hành-lang lớn, tứ-vi có ba hàng đá chạm và một hàng cây đà bằng gỗ bá-hương, y như hành-lang phía trong của đền Đức Giê-hô-va, và y như cửa hiên đền ".

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Cơ Đốc Nhân Có Ở Tù Sau Khi Chúa Tái Lâm Không?

Thánh Kinh Giải Đáp--4
  1. Hỏi:
   Bạn tôi là một tôi tớ Chúa. Có lần kia khi chúng tôi tương giao với nhau về Hê-bơ-rơ 4:9 luận về việc tín đồ có thể không được vào vương quốc thiên hi niên. Bạn tôi hỏi: “họ không vào đó thì họ đi đâu?”
    
  1. Đáp:
   Tôi xin lỗi bạn tôi vì tôi nêu đề tài thông công của chúng tôi vào ngày hôm đó ra đây làm chủ đề cho bài giải đáp Thánh kinh nầy. Tôi xin đáp là: những Cơ Đốc nhân không được Chúa chuẩn nhận cho vào vương quốc thiên hi niên thì sẽ:

Thánh Kinh Giải Đáp -3


Phân Biệt Paradise Hades và Gehenna

Hỏi: Thưa ông, tôi là sinh viên Trường Kinh thánh trên mạng.Tôi không hiểu rõ và phân biệt được các nơi là paradise, âm phủ, địa ngục, hồ lửa. Xin ông giải thích giùm.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

THÁNH KINH GIẢI ĐÁP -2


Câu Hỏi Số 1:

1.I Giăng 3:9, “Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội, vì hột giống của Đức Chúa Trời ở trong người, và người không thể phạm tội được, vì đã sanh bởi Đức Chúa Trời”

-Thưa Mục sư: “Theo câu kinh thánh trên đây tuyên bố, con cái của Chúa chẳng phạm tội. Nhưng theo kinh nghiệm bản thân và nhìn thấy đời sống nhiều tín đồ khác, mà tôi cảm nhận chúng tôi đều là con cái chân thật của Đức Chúa Trời, mà tại sao chúng tôi có phạm tội? Như vậy chúng tôi là Cơ Đốc nhân giả mạo hay tại làm sao mà chúng tôi còn phạm tội?”.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Tuận Đạo Trong Hôn Nhân Thánh

Tờ “Việt báo” trên mạng có viết, “Chưa bao giờ tình trạng li dị tại châu Á lại phổ biến như hiện nay. Trong 20 năm qua, tỷ lệ li dị tăng gấp đôi ở Trung Hoa và gấp ba ở Đài Loan. Tại Singapore, tỷ lệ li dị tăng 1/3 so với năm 1990, tại Thái Lan tăng gần gấp đôi. Ở Hàn Quốc, tỷ lệ li dị vượt cả một số nước châu Âu như Anh, Đan Mạch, Hungary... Thậm chí tại Ấn Độ, một đất nước còn nặng truyền thống "xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử", tỷ lệ này cũng ngày một tăng”.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

SỰ CỨU RỖI LÀ CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA KINH THÁNH?


   Vào hạ tuần tháng 11 năm 2013 vừa qua tôi có gặp một anh em trong Chúa. Anh đang được các giáo sư trường Kinh Thánh huấn luyện để trở thành người chăn bầy. Anh nói với tôi, “các giáo sư dạy rằng sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là chủ đề chính của Kinh thánh. Điều đó có đúng không?” Tôi trả lời “không phải, chủ đề đó còn thiếu”. Sự tương giao của chúng tôi về chủ đề chính của Kinh thánh vào ngày hôm đó là duyên cớ có bài viết nầy:

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH THUỘC LINH




    2 Cô-rinh-tô 12:2 chép, “có một người trong Christ”. Loài người suy nghĩ về công tác Cơ Đốc, Đức Chúa Trời suy nghĩ về loại người của người Cơ Đốc. Trong cả Cựu ước và Tân Ước không có danh nào lớn hơn danh “người của Đức Chúa Trời”. Danh nầy là vàng của đền thờ, là tiêu chuẩn vĩnh cửu cân đo theo siếc-lơ nơi thánh.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Những Thắc Mắc Về Kinh Thánh


Tôi chỉ là người đang tìm kiếm lẽ thật nhưng có một số thắc mắc, mong Hội Thánh dành chút thì giờ giải thích cho tôi hiểu để có thể chấp nhận đạo Thiên Chúa:

       1. Thiên Chúa làm ra tội ác, làm cho người vô tội bị thảm sát ?
9 Vì cớ mọi sự gớm ghiếc của ngươi, ta sẽ làm giữa ngươi một sự mà trước kia ta chưa hề làm, sau nầy cũng không hề làm nữa. 10 Ở giữa ngươi, cha sẽ ăn thịt con, con sẽ ăn thịt cha. Ta sẽ làm sự đoán phạt nghịch cùng ngươi; và mọi kẻ sót lại của ngươi, ta sẽ làm cho nó tan lạc ra mọi gió.
Ê-xê-chi-ên 5

Thánh Kinh Giải Đáp -1




        Một độc giả từ Australia gởi cho chúng tôi những câu hỏi về Kinh thánh như sau:

Hỏi:
1. Nhận xét là không phải bất cứ ai tin nhận Đức Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của mình đều được vào Vương Quốc Ngàn Năm. Vì ai muốn được vào Vương Quốc Ngàn Năm “phải trả giá.”

2. Bất cứ ai tin nhận Đức Chúa Giê-xu là Đấng đã chết trên thập giá, là Ngài chết thay cho con người tội lỗi của người đó, thì người đó được Chúa tha tội và được hưởng sự sống đời đời. Và sự sống đời đời Chúa ban cho con dân của Ngài là một quà tặng và không bao giờ bị tướt mất. Thế thì, trong trường hợp người nầy không được vào Vương Quốc Ngàn Năm. Người nầy sẽ được ở đâu?

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Tiếng nói của các tiên tri--2

Image result for photo of prophet Jeremiah in the stocks



 Tiếng nói của Jeremiah (tiếp theo)

"Nhưng những kẻ … chẳng biết Christ, cũng chẳng rõ tiếng nói của các tiên tri mà người ta đọc mỗi ngày sa-bát" (Công-vụ 13:27 ).

"Đức Giê-hô-va phán: Khi bảy mươi năm ấy sẽ mãn, ta sẽ phạt vua Ba-by-lôn và dân người, vì cớ tội ác chúng nó. Ta sẽ phạt xứ người Canh-đê và biến thành một nơi hoang vu đời đời " (Giê-rêmi 25:12 ).

CÔNG NGUYÊN LÀ GÌ?




Vào tết Dương lịch năm 1937, khi nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu đang bị thực dân Pháp quản thúc tại Huế, có người đem tặng cho ông tập lịch năm mới.  Để giải toả sự bực bội về sự đô hộ của đế quốc Pháp trên Đất Việt chúng ta, Cụ Phan viết hai câu thơ châm chọc:

   “Tháng một đứng trên đầu tháng chạp,
   Ngày Nam nằm dưới đít ngày Tây”.

Thật vậy hai câu thơ nầy nói lên hai loại lịch: lịch của người phương Tây—Dương lịch và lịch của người Á Đông—Âm lịch. Trong bất cứ tập lịch nào trên đất Việt chúng ta, Dương lịch thông dụng hơn nên in nằm trên, Âm lịch in nằm dưới. Trên thế giới còn có một số loại lịch có tính phổ thông giới hạn như lịch của người da đỏ Maya, lịch Hồi giáo và Phật lịch.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Giu-đa Ích-ca-ri-ốt là ai?

    Trước đây nhiều năm tôi có tham dự một phiên toà giữa buổi nhóm họp của dân Chúa, do một tôi tớ Chúa lập ra để xét xử bị cang Giu-đa Ích-ca-ri-ốt đã quá cố. Trong phiên toà hôm ấy, có viện công tố đưa ra những cáo buộc nặng nề đối với bị cáo Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Cũng có trạng sư, do một tôi tớ Chúa nhập vai, đưa ra những lý lẽ để bênh vực cho thân chủ mình. Cuối cùng vị thẩm phán đúc kết và ra phán quyết: Giu-đa không đáng tội. Giu-đa là người có góp công vào sự cứu rỗi của Chúa, vì nếu không có Giu-đa bán Chúa, thì làm sao Chúa Jêsus có thể chết, để cứu chuộc cả nhân loại. Giu-đa Ích-ca-ri-ốt là người đáng thương, chớ không đáng trách.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

PHẢI CHĂNG TIÊN TRI SA-MU-ÊN HIỆN VỀ CÙNG VUA SAU-LƠ?



   Có người viết thơ trao đổi với tôi về câu chuyện vua Sau-lơ cầu đồng cốt, được chép trong Thánh kinh sách 1 Sa-mu-ên, chương 28. Bạn tôi hỏi phải chăng tiên tri Sa-mu-ên hiện về cùng vua Sau-lơ ?
   Đây là một vấn đề khó giải quyết trong việc giải nghĩa Kinh thánh. Có hai luồng ý kiến khác nhau về vấn nạn nầy:

   Tiến sĩ C.S. Scofield và một số nhà thần đạo khác đều cho rằng trường hợp tiên tri Sa-mu-ên hiện về là sự thật. Trong quyển Kinh thánh The New Scofield Reference Bible, trang 354, 1 Sa-mu-ên 28, tiến sĩ Scofield viết, “Đức Chúa Trời thực sự cho phép Sa-mu-ên hiện ra cùng bà phù thuỷ nầy và ban cho sứ điệp về sự diệt vong của Sau-lơ”.

TỔNG LUẬN SÁCH Ô-SÊ


Các tiểu tiên tri bao gồm 12 sách từ Ô-sê cho đến sách Ma-la-chi. Vào thời xưa những sách nầy có thể đã được coi là một sách. Cụm từ “sách các tiên tri” được Ê-tiên đề cập trong Công vụ 7:42, trong việc ông trích dẫn A-mốt 5:25-27, có thể ám chỉ đến bộ sách sưu tập nầy. Muời hai sách nầy hoàn thành sự khải thị thần thượng về cuộc gia tể của Đức Chúa Trời trong các sự xử lý của Ngài với tuyển dân Ngài (Israel) và các nước, mà được bao gồm cách chi tiết trong sách của các tiên tri chính yếu—E-sai, Giê rê mi, Ezekiel, Daniel. Tất cả các sách, vừa các tiên tri chính yếu và các tiểu tiên tri đều được Chúa Jesus gọi là “các tiên tri” trong đó có những điều đã được viết về Ngài (Lu ca 24:24). Do đó, điểm trung tâm của tất cà các tiên tri là Đấng Christ (xem Lu ca 24:24; Giăng 5:39).

TOÁT YẾU SÁCH DANIEL


Sách nầy do Daniel viết vào khoảng thế kỷ thứ sáu T.C, tại kinh thành Babylon. Sách bao gồm một thời kỳ dài chừng 68 năm, từ năm 605 T.C., là năm thứ ba triều vua Giê-hô-gia-kim (Đa. 1:1) cho đến năm 537 T.C., là năm thứ ba của triều đại đại đế Si-ru của đế quốc Ba-Tư (Đa. 10:1). Có lẽ đây cũng là toàn thời gian Daniel đã sống tại Babylon. Có thể ông hưởng thọ gần 90 tuổi.

ĐẠI Ý SÁCH EZEKIEL


Kinh thánh như là một tổng thể, và sách Ezkiel là mô hình thu nhỏ của Kinh thánh, khải thị rằng chủ tâm đời đời của Đức Chúa Trời là phân phát chính Ngài vào tuyển dân Ngài, làm cho họ y như Ngài trong sự sống Ngài, bản chất Ngài, và hình ảnh của Ngài, nhưng không trong Thần Cách (Godhead) Ngài, hầu họ có thể được trộn lẫn với Ngài như một thực thể và được xây dựng với nhau trong Ngài để làm chỗ cư ngụ đời đời của Ngài, Jerusalem mới. Đây là điểm trung tâm của sự khải thị Kinh thánh và cũng là 4 khải tuợng được giới thiệu trong sách Ezekiel.

Tên “Ezekiel” có nghĩa Đức Chúa Trời củng cố, tên “Bu-xi”, bố ông có nghĩa “bị khinh dể”. Là con trai của Bu-xi, là tiên tri bị dân chúng khinh dể, và đối xử cách khinh khi, nhưng ông đuợc Đức Chúa Trời toàn năng củng cố. Là con trai của sự sỉ nhục, Ezekiel đã đuợc Đức Chúa Trời bổ nhiệm làm một dấu hiệu cho dân Israel, một dấu hiệu về việc họ bị đặt làm sự sĩ hỗ (12:6; 24:24,27). Là một nguời được Đức Chúa Trời củng cố, tăng cường, Ezekiel đã có thể mang sự sỉ nhục và nhục mạ để hoàn thành chức vụ ông như một tiên tri của Đức Chúa Trời, sấm ngôn của Đức Chúa Trời. 

Ezekiel đã viết sách nầy vào khoảng thế kỷ thứ sáu, tại ngôi làng Tel-abib (1:1; 3:15) bên dòng sông đào Kê-ba, rất gần kinh đô Babylon. 

Sách Ezekiel bao gồm một thời kỳ chừng 22 năm, từ năm 593 T.C., là năm thứ năm cuộc lưu đày của Giê-hô-gia-kin, cho đến năm 571 T.C, là năm 27 của vua Giê-hô-gia-kin (28:17).

Chủ đề sách là: sự hiện ra của Đức Chúa Trời trong vinh quang, sự phán xét của Ngài trên cả dân Ngài và các nước, và sự khôi phục tuyển dân của Ngài cho sự xây dựng một chỗ cư trú như một chỗ ở hỗ tuơng và là sự biểu hiện hoàn bị cho chính Ngài và của chính Ngài. Đó là 4 khải tuợng trong sách Ezekiel./.