Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Sự giàu có không dò được của Chúa Cứu Thế trong sách Đa-ni-ên-1

Chương 1 – Lời mở đầu

Đối với thời gian này, chúng ta không chỉ muốn đến các buổi nhóm và nghe các thông điệp, mà còn muốn cầu nguyện với nhau càng nhiều càng tốt. Chúng ta cần phải cầu nguyện nhiều để Chúa hiện ra với tất cả chúng ta và nói với chúng ta thông qua sách Đa-ni-ên. Cho nên, chúng ta hãy dâng thật nhiều nhũ hương trước bàn thờ dâng hương bằng vàng.

Trong hội nghị chúng ta sẽ không xem xét mọi chi tiết trong sách Đa-ni-ên được. Chúng ta cũng không ở đây để nghe một số điều gì đó về các điều tiên tri trong sách này. Thấy và hiểu điều mà Chúa muốn làm ngày nay, thật quan trọng đối với chúng ta, chứ không phải những điều mà Ngài đã làm trong quá khứ.


Chúng ta đang sống trong thời gian mà Chúa sắp trở lại. Trước kia tôi thường ghen tị với các môn đệ, vì họ được thường xuyên ở bên cạnh Chúa. Nhưng tôi đã nhận ra rằng, thật là một đặc quyền khi được sống trong thời gian mà mọi thứ trở nên chín muồi. Hội Thánh trong thời gian này cũng sẽ trưởng thành, điều này có nghĩa là chúng ta có thể trở thành trái đầu mùa. Trong quá khứ, không ai trong số các thánh đồ đã chết có được cơ hội này, tất cả họ đều phải nếm mùi sự chết. Ngày nay, việc trải nghiệm sự đến của Chúa mà không cần phải thấy cái chết trước tiên là điều có thể. Vì vậy, thời gian chúng ta đang sống ngày nay rất đặc biết, và chúng ta muốn cảm tạ Chúa về điều này cũng như cầu nguyện nhiều để chúng ta đến được mục tiêu.

Nhiều năm trước, khi đọc sách Đa-ni-ên, tôi đã rất ấn tượng rằng, Đức Chúa Trời của chúng ta thật tuyệt vời. Chỉ mình Đức Chúa Trời hằng sống mới có thể biết trước mọi sự. Toàn bộ lịch sử của nhân loại đã được Ngài nói trước rõ ràng. Ngoài Đức Chúa Trời hằng sống ra, ai có thể nói trước được thời gian từ vua Nê-bu-cát-nết-sa cho tới ngày nay, tức là lịch sử trong khoảng 2600 năm.

Một số giai đoạn của lịch sử thậm chí được Đức Chúa Trời mô tả chi tiết, đã đưa đến nhiều tranh luận về sách Đa-ni-ên. Thậm chí, một số người cho rằng, tất cả được viết sau khi đã xảy ra. Trong lúc chuẩn bị cho hội nghị, tôi cũng đã suy nghĩ về điều này và tra cứu một số sách có liên quan, cho đến khi Chúa khiển trách tôi: Con không tin đó là lời Ta sao? Hãy đọc trong Ma-thi-ơ 24:15: "Khi các ngươi sẽ thấy sự gớm ghiếc tàn nát lập ra trong nơi thánh, mà đấng tiên tri Ða-ni-ên đã nói (ai đọc phải để ý)". Do đó tôi phải ăn năn. Khi Chúa đã trích dẫn sách Đa-ni-ên, đó đủ là bằng chứng cho chúng ta rằng Đa-ni-ên là một tiên tri của Chúa.

Sách Đa-ni-ên này là một bằng chứng tuyệt vời, chứng tỏ Đức Chúa Trời là một Đức Chúa Trời hằng sống, Đấng biết tất cả mọi việc sẽ xảy ra trong tương lai. Trong Ê-sai 41:21-23, chúng ta thấy: "Hãy trình đơn các ngươi; Vua của Gia-cốp phán: Hãy bày tỏ lẽ mạnh các ngươi. Phải, hãy thuật lại đi! Hãy rao cho chúng ta điều sẽ xảy đến! Hãy tỏ ra những điều đã có lúc trước, cho chúng ta để ý nghiệm sự cuối cùng nó là thế nào, hãy là bảo cho chúng ta biết những sự hầu đến. Hãy rao những việc sẽ xảy đến sau nầy, cho chúng ta biết các ngươi là thần, cũng hãy xuống phước hoặc xuống họa đi, hầu cho chúng ta kinh ngạc hay cùng nhau chiêm ngưỡng". Ai có thể cho chúng ta biết tương lai? Ngoài Đức Chúa Trời ra, không có ai cả. Chúng ta phải ngợi khen Chúa vì chúng ta có quyển sách Đa-ni-ên này, bởi vì trong đó Chúa đã chỉ cho chúng ta thấy nhiều điều cho tới lần đến thứ hai của Chúa. Vì đang sống ở cuối thời đại này, chúng ta phải hiểu điều mà Chúa muốn nói với chúng ta.

I. Bối cảnh

Bối cảnh của quyển sách này là cảnh tù đày tại Ba-by-lôn - một thời kỳ khủng khiếp đối với dân Đức Chúa Trời lúc đó. Lý do cho sự tù đày này là gì? Tội lỗi và sự nổi dậy của dân Israel chống lại Đức Chúa Trời.
Trong bài hát của Môi-se (Phục Truyền Luật Lệ Ký 32), Chúa đã nói tiên tri rằng, dân Ngài sẽ nổi loạn và đi theo các thần khác, rằng họ thờ lạy ma quỷ, dâng con mình để cúng các hình tượng, sau đó Đức Chúa Trời sẽ đem họ vào cảnh tù đày. Chúng ta không được phép nghĩ rằng điều này chỉ xảy ra đối với dân Israel thời đó thôi. Chúng ta cũng nổi loạn, sa ngã, tội lỗi và theo xác thịt. Chúng ta nghĩ mình yêu Đức Chúa Trời và cùng lúc yêu nhiều điều khác. Lịch sử 2000 năm qua nói lên Cơ Đốc nhân cũng bị rơi vào cảnh tù đày ra sao.

2.Sử Ký 36:11-16: "Sê-đê-kia được hai mươi mốt tuổi, khi người lên ngôi làm vua, và cai trị mười một năm tại Giê-ru-sa-lem. Người làm điều ác trước mặt Chúa,là Ðức Chúa Trời của người, không hạ mình xuống trước mặt Giê-rê-mi, là đấng tiên tri vâng mạng Chúa mà khuyên bảo người. Người cũng dấy lên nghịch cùng vua Nê-bu-cát-nết-sa, là vua đã buộc người chỉ Ðức Chúa Trời mà thề; song người lại cứng cổ rắn lòng, không khứng trở về cùng Chúa, là Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Những thầy tế lễ cả và dân sự đều theo những sự gớm ghiếc của các dân ngoại bang mà phạm tội lỗi nhiều quá đỗi; làm cho ô uế đền của Chúa mà Ngài đã biệt riêng ra thánh tại Giê-ru-sa-lem. Chúa, Ðức Chúa Trời của tổ phụ chúng, vì có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài; nên hằng sai sứ giả đến cùng chúng; nhưng chúng nhạo báng sứ giả của Ðức Chúa Trời, khinh bỉ các lời phán Ngài, cười nhạo những tiên tri của Ngài, cho đến đỗi cơn thạnh nộ của Chúa nổi lên cùng dân sự Ngài, chẳng còn phương chữa được". Anh em có tưởng tượng được là dân Israel sa ngã đến nỗi thỉnh thoảng họ còn làm nhiều điều tồi tệ hơn các dân ngoại bang không? Cuối cùng, họ đã cúng con trai và con gái của mình cho ma quỷ, và Đức Chúa Trời đã dùng Nê-bu-cát-nết-sa để đem họ vào cảnh tù đày. Rất nhiều dân Israel thời đó hoặc bị giết hoặc bị đày qua Ba-by-lôn. Đức Chúa Trời quyền năng đã để dân mình bị đánh bại, vì họ đã không trung tín, phản nghịch và phạm tội cùng Ngài.

Đức Chúa Trời muốn có một dân tộc thánh, có một quốc gia thánh, tương ứng với Ngài, một dân thuộc về Ngài, hoàn toàn dành riêng cho Ngài. Bao nhiêu thánh đồ hiện nay có được ý thức và ước muốn này! Có phải chúng ta không chạy theo xu hướng của thế gian này và cũng không muốn giống người khác không? Nhưng Lời Chúa cảnh báo rằng: "Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Ðức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy" (1.Giăng 2:15), hay "... anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Ðức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Ðức Chúa Trời vậy" (Gia-cơ 4:4), và "Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình..." (Rô-ma 12:2).

Chúa có được gì nếu Hội Thánh Ngài bị giống thế gian này? Những gì thuộc về Ngài phải thánh, vì Ngài là thánh (1.Phi-e-rơ 1:16) - cả dân trong Cựu Ước lẫn trong Tân Ước. Chúng ta đọc thấy gì trong 1.Phi-e-rơ chương 2, câu 5 và câu 9? Chúng ta được chọn lựa, là dân tộc thánh, là thầy tế lễ hoàng gia và là một dân thuộc về Đức Chúa Trời. Một cuộc sống mà chỉ có hưởng thụ là mục tiêu thì sẽ mau dẫn đến cảnh tù đày. Chúng ta tuy muốn sống trong tâm linh, nhưng cũng không muốn hoàn toàn từ bỏ thế gian. Chúng ta có cần phải hỏi tại sao Hội Thánh không tiến lên không? Chúng ta có thực sự hiểu lòng của Chúa chúng ta không? Vì vấn đề là ở điều này.

Trong Khải Huyền chương 2 và 3, chúng ta thấy được Chúa cũng đã cảnh báo Hội Thánh Ngài trong vùng Tiểu Á ra sao. Tuy nhiên, họ đã không ăn năn và quay trở lại. Cơ Đốc nhân chúng ta ngày nay cũng bướng bỉnh, nặng tai và nổi loạn làm sao. Chúng ta có thể thấy điều này trong cuộc sống thường ngày của mình, là Hội Thánh của Chúa, chúng ta thường nổi loạn chống lại Lời Ngài ra sao.

Sự lưu đày sang Ba-by-lôn xảy ra trong năm 606 trước CN và là sự khởi đầu của một cảnh tù đày kéo dài của dân Đức Chúa Trời. Mỗi lời, mà Đức Chúa Trời nói thông qua các tiên tri, đã ứng nghiệm.

II. Ý nghĩa thuộc linh của Ba-by-lôn

Kể cả ngày nay cũng có một Ba-by-lôn, cụ thể sự tù đày thuộc linh đã được Khải Huyền 17 mô tả là con đại điếm: "Bấy giờ trong bảy vị thiên sứ cầm bảy bát ấy, có một vị đến gần mà nói với tôi rằng: Lại đây ta sẽ chỉ cho ngươi sự phán xét về con đại điếm, nó ngồi trên các dòng nước lớn kia. Các vua trong thiên hạ phạm tội tà dâm với nó, và dân sự trong thế gian cũng say sưa vì rượu tà dâm của nó. Thiên sứ đó đưa tôi đi trong tâm linh tới nơi đồng vắng; thấy một người đờn bà ngồi trên lưng một con thú sắc đỏ sặm, mình mang đầy những danh hiệu phạm thượng, có bảy đầu và mười sừng. Người đờn bà ấy mặc màu tía và đỏ sậm, trang sức những vàng, bửu thạch và hột châu; tay cầm một cái chén vàng đầy những đồ gớm ghiếc và dâm uế. Trên trán nó có ghi một tên, là: sự mầu nhiệm, Ba-By-Lôn Lớn, Là Mẹ Của Các Con Điếm Và Sự Ghê Tởm Trong Thế Gian. Tôi thấy người đờn bà đó say huyết các thánh đồ và huyết các nhân chứng Chúa Giê-su; tôi vô cùng kinh ngạc" (Khải Huyền 17:1-6). Điều Đức Chúa Trời đã chỉ cho Giăng trong Khải Huyền cũng tương tự với những điều được nói trong sách Đa-ni-ên. Đa-ni-ên là Giăng của Cựu Ước và Giăng là Đa-ni-ên của Tân Uớc. Cả hai đều nói rất rõ ràng về tương lai. Đa-ni-ên được cho thấy những gì sẽ xảy ra vào thời Cựu Ước cho đến lúc Chúa đến lần đầu. Và Giăng đã thấy những gì xảy ra từ lúc Chúa thăng thiên đến lần tới thứ hai của Chúa, thậm chí cả vương quốc ngàn năm và Giê-ru-sa-lem Mới. Sự khải thị của Giăng là sự tiếp tục của những gì Đức Chúa Trời đã chỉ cho Đa-ni-ên thấy. Nếu mang hai quyển sách này lại với nhau, chúng ta sẽ thấy lịch sử của dân Đức Chúa Trời trong mọi sự rõ ràng. Chúng ta phải nhận biết nó và xem trọng rằng ngày nay cũng có một sự tù đày, là Ba-by-lôn thuộc linh. Vì nếu chúng ta không thấy, sẽ có một mối nguy hiểm rằng chúng ta cũng bị rơi vào cảnh tù đày này.

Giăng đã sửng sốt làm sao khi được thấy những khải thị này. Trong sách Đa-ni-ên, chúng ta cũng thấy rằng, ông bị kinh hoàng và bị mất an vì suy nghĩ của mình về những điều Đức Chúa Trời đã chỉ ông. Ông thậm chí bị ngất đi khi thấy những điều sẽ xảy ra với dân tộc mình, với Giê-ru-sa-lem, là đền thờ của Đức Chúa Trời và là thành thánh. Chắc chắn, ông thật khó tin là mọi điều sẽ ứng nghiệm. Ông yêu Đức Chúa Trời và dân Ngài, và cầu nguyện mỗi ngày cho Giê-ru-sa-lem.

Chúng ta thấy nguồn gốc và tên của Ba-by-lôn trong Sáng Thế Ký 11:1: "Cả thế giới có một cùng ngôn ngữ và một thứ tiếng". Ngày nay, nhiều Cơ Đốc nhân không nói cùng một ngôn ngữ (thuộc linh), mà mỗi người có ngôn ngữ của riêng mình. "Nhưng khi ở Ðông phương dời đi, người ta gặp một đồng bằng trong xứ Si-nê-a, rồi ở tại đó. Người nầy nói với người kia rằng: Hè! chúng ta hãy làm gạch và hầm trong lửa. Lúc đó, gạch thế cho đá, còn chai thế cho hồ. Lại nói rằng: Nào! chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời! ". Đó là mục tiêu của họ! "Ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất. CHÚA bèn ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên" (câu 2-5). Ngày nay cũng vậy, mỗi người đều muốn làm việc riêng của mình và làm rạng danh mình. Đó là nguyên tắc của Ba-bên!

"CHÚA phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đương khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. Thôi! chúng ta, hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia" (câu 6-7). Một dấu hiệu của Ba-by-lôn là sự rối loạn về ngôn ngữ. Ngày nay cũng vậy. Mỗi người có quan điểm và sự diễn dịch riêng của mình. Mỗi người hiểu khác nhau. Mỗi người có hướng của mình, có gánh nặng riêng, có sứ mệnh riêng và có công việc riêng. Người này không còn hiểu những người khác nữa, hậu quả là sự tản lạc.
"Rồi, từ đó CHÚA làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên, vì nơi đó CHÚA làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất" (câu 8-9).

Tuy nhiên, đáng lẽ phải thật đơn giản đối với Cơ Đốc nhân chúng ta để sống với nhau trong sự hiệp nhất. Tất cả chúng ta không cùng tin một Đức Chúa Trời hằng sống sao? Và Chúa Cứu Thế Giê-su không phải là Đấng Cứu Rỗi của tất cả chúng ta sao? Anh em có nhận một Thánh Linh khác với tôi nhận không? Không phải chúng ta có cùng một quyển Kinh Thánh sao? Thế thì tại sao chúng ta không thể là một? Tại sao Cơ Đốc nhân lại phân rẽ hơn bất cứ tổ chức hoặc dân tộc nào trên thế giới? Như vậy chính là Ba-by-lôn! Thời đó, họ đã là một dân với một ngôn ngữ, nhưng sau khi xây tháp Ba-bên, Đức Chúa Trời đã làm họ tản lạc khắp thế gian. Nhiều ngôn ngữ và nhiều dân tộc xuất hiện, để rồi dân tộc này không còn hiểu dân tộc khác nữa. Đó không phải là sự chúc phước của Chúa, mà là một hình phạt, một sự phán xét. Ngay cả 2000 năm qua, chúng ta cũng không nhận ra rằng, chúng ta, dân tộc thánh của Đức Chúa Trời lại phân rẽ như vậy, rằng chúng ta thực sự đang ở trong cảnh tù đày.

Trong Khải Huyền 17, Chúa chỉ chúng ta "một sự mầu nhiệm, Ba-By-Lôn Lớn, Là Mẹ Của Các Con Điếm Và Sự Ghê Tởm Trong Thế Gian" (câu 5). Ở đây chúng ta lại thấy Ba-by-lôn, không phải là Ba-by-lôn thời đó, mà là Ba-by-lôn thuộc linh hôm nay, mẹ của các con điếm thuộc linh, có nghĩa là sự trộn lẫn với nhiều thứ của con người, của chính trị và kinh tế, những điều đã lẻn vào Hội Thánh ban đầu, tinh sạch và thánh khiết, để rồi cuối cùng phát triển thành Công Giáo La Mã. Vậy vương quốc thiên thượng là La Mã hay Đức hay Anh Giáo? Chúng ta phải nhận ra rằng có một Ba-by-lôn thuộc linh và phải xem trọng Lời Chúa trong Khải Huyền 18:4-5: "Tôi lại nghe một tiếng khác từ trên trời đến rằng: Hỡi dân Ta; hãy ra khỏi Ba-by-lôn, kẻo các ngươi dự phần tội lỗi với nó, cũng chịu những tai họa nó nữa chăng; vì tội lỗi nó chất cao tày trời, và Ðức Chúa Trời đã nhớ đến các sự gian ác nó". Đó là lời kêu gọi của Đức Chúa Trời: "Hãy ra khỏi nó - hãy ra khỏi Ba-by-lôn!"

Nhưng chúng ta, Hội Thánh của Ngài, thì đi đến đâu? Đến núi Si-ôn! "Nhưng anh em đã đến núi Si-ôn, thành của Ðức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời..." (Hê-bơ-rơ 12:22). Thật là một đặc quyền mà chúng ta đã đi đến Giê-su-sa-lem trên trời. Nếu chúng ta ở Giê-ru-sa-lem trên trời, thì chúng ta cũng phải hành động cho tương xứng. Chúng ta không thể ở Si-ôn mà đồng thời ở thế gian. Có thể một số người cho rằng chúng ta quá chặt. Không! Thậm chí chúng ta phải đóng chặt cửa trái tim mình trước thế gian để giữ gìn trái tim của mình. Điều này không có nghĩa là anh em bị cấm làm điều này, điều nọ. Trái lại, nó có nghĩa là anh em được tự do, không bị cầm giữ và cũng không bị ràng buộc với nhiều vật của thế gian này.

Tôi nhớ lại Chúa, cách đây khoảng 40 năm, ở đây tại Đức, đã chinh phục được một vài người trẻ tuổi, những người sẵn sàng vì Ngài mà từ bỏ mọi thứ. Tôi hy vọng rằng, chúng ta sau 40 năm vẫn còn một trái tim như vậy. Bây giờ, chúng ta cần phải khích lệ thế hệ thứ hai và thứ ba của chúng ta, đừng để bị lôi cuốn vào thế gian này.

III. Đa-ni-ên trung tín và các bạn đồng hành của ông

Vua Nê-bu-cát-nết-sa đã biết đem những người trai trẻ tốt nhất từ dân Đức Chúa Trời về cho vương quốc mình, để phục vụ mình (Đa-ni-ên 1). Đức Chúa Trời chúng ta ngày nay có hài lòng với điều ít hơn vậy không? Ngày nay, Ngài cũng cần một dân trẻ cho vương quốc mình. Ngày nay trên thế giới, thanh thiếu niên bị hư hỏng sớm hơn bao giờ hết. Trong thời niên thiếu của tôi, cái ác không hiển lộ như hôm nay. Mới 9 hay 10 tuổi, người ta đã đi vũ trường, xem phim, hoặc tới các buổi tiệc mù mờ đến sau nửa đêm. Hãy học từ Đa-ni-ên, làm quyết định đúng đắng trong tuổi trẻ của mình và nói với Chúa: "Lạy Chúa, con muốn dâng mình cho Ngài và hữu ích cho công việc của Ngài trên trái đất này!". Không ai quá trẻ để hiến dâng mình cho Chúa cả.

Lúc đó, Nê-bu-cát-nết-sa đã chỉ thị cho các quan cận thần của mình để đem về cho mình những thanh thiếu niên tốt nhất của dân Giu-đa, những người có dòng dõi cao quý, thông minh, đẹp trai và khỏe mạnh. Nhưng người trẻ này sẽ được học văn hóa, ngôn ngữ và văn học của người Canh-đê để hầu việc nhà vua. Ngay cả tên họ cũng bị biến đổi thành tên theo ngôn ngữ của Ba-by-lôn, họ phải ăn thức ăn của Ba-by-lôn và được dạy dỗ trong vòng ba năm.

Đó là một cơ hội tốt đối với nhiều người, không bị bán làm nô lệ. Nhưng trong số nhiều thanh thiếu niên bị các quan cận thần đem qua Ba-by-lôn, chỉ có Đa-ni-ên và ba người bạn của mình đã quyết định trong tim là giữ mình trong sạch cho Đức Chúa Trời. Chỉ bốn người này được Đức Chúa Trời nhắc đến, vì họ rất quan trọng đối với Ngài. Đó là điều mà ngày nay Chúa cũng muốn - Ngài không cần 40.000 người hay 400.000 mà Ngài cần những người trẻ, là những người có sự hiến dâng tuyệt đối như Đa-ni-ên và các bạn ông. Nếu không nhận ra được điều này và sách Đa-ni-ên đối với chúng ta chỉ là một câu chuyện đẹp mà thôi, thì chúng ta sẽ không thực sự hữu dụng cho Chúa.

"Vả, Ða-ni-ên quyết định trong lòng rằng không chịu ô uế bởi đồ ngon vua ăn và rượu vua uống, nên cầu xin người làm đầu quan cận thần để đừng bắt mình phải tự làm ô uế" (Đa-ni-ên 1:8). Anh em cũng phải làm một quyết định như vậy. Anh em phải rèn luyện ý chí của mình và quyết lòng để giữ mình trong sạch cho Chúa. Hãy cầu xin Chúa ban sức mạnh cho anh em trong quyết định của mình.

"Tôi xin ông hãy thử những kẻ tôi tớ ông trong mười ngày, cho chúng tôi chỉ ăn rau uống nước!" (câu 12). Ở đây chúng ta thấy chàng trai trẻ này đã thật rõ ràng và tuyệt đối cho Chúa như thế nào. Tôi không tin là Đa-ni-ên lớn hơn 15 tuổi. Càng lớn tuổi thì càng khó khăn để thay đổi mùi vị của mình. Nhưng ai đã nếm được Chúa, thì không còn hứng gì nữa với rượu của thế gian này nữa. Theo nghĩa thuộc linh, rượu trong Đa-ni-ên chương 1 tượng trưng cho sự hưởng thụ của thế gian, trái lại nước là cho sức khỏe. Uống rượu có nghĩa là hưởng thụ thế gian. Bởi sự hưởng thụ của thế gian, lòng anh em sẽ mau bị hủy hoại, nó chẳng cần phải là điều xấu hay là điều tội lỗi gì cả. Nhiều điều hấp dẫn của thế gian này có thể nhanh chóng nắm bắt tim chúng ta. Anh em không thích gìn giữ lòng mình cho Chúa và có được Ngài nhiều hơn sao? Anh em phải làm quyết định này! Nó không có nghĩa là chúng ta phải sống như những thầy tu, mà chúng ta là những người hoàn toàn bình thường với một cuộc sống bình thường.

Đa-ni-ên và bạn đồng hành đã tin và trông cậy Đức Chúa Trời. Kết quả là gì? Dáng vẻ bên ngoài của họ khỏe mạnh hơn và đẹp hơn những người khác. Vì sự khôn ngoan và thông hiểu thì họ giỏi hơn bậc thông thái trong nước mười lần và họ đã đạt đến những địa vị tốt nhất trong Ba-by-lôn thời đó. Nếu hôm nay chúng ta học để hiến dâng mình hoàn toàn cho kế hoạch của Đức Chúa Trời, Chúa cũng có thể làm chúng ta trở nên hữu dụng trong vương quốc Ngài. Tôi hy vọng rằng trong thời gian này Chúa cũng có thể chinh phục được nhiều Đa-ni-ên giữa vòng chúng ta!

Tối hôm qua chúng ta đã thấy trong chương một về thời đại của Đa-ni-ên và lúc bắt đầu sự tù đày của dân tộc Y-sơ-ra-ên. Toàn bộ dân sự khi ấy đã sa ngã và xa rời Đức Chúa Trời. Nhưng trong những người bị đày đó có bốn thiếu niên đã nguyện với lòng, giữ mình trong sạch cho Đức Chúa Trời và vì thế Ngài đã có thể dùng họ được. Chúa đã chỉ chúng ta thấy rằng Ngài cũng cần những thanh thiếu niên như vậy trong thời đại cuối cùng ngày nay, một thế hệ mới mà Ngài dấy lên cho kế hoạch của mình. Khi Chúa ở trên đất, Ngài cũng đã gọi những người trẻ tuổi trước hết.

Chắc vài anh em đã đọc thấy trong bài ca của Môi-se (Phục Truyền Luật Lệ Ký 32), dân sự đã bội nghịch và chống Đức Chúa Trời như thế nào, đến nỗi họ dâng cả lễ vật cho ma quỷ, điều đã làm nên cơn giận của Đức Chúa Trời và hình phạt tù đày. Chỉ khi qua hết bảy mươi năm ở Ba-by-lôn họ mới được trở về. Nhưng theo thời gian, dân sự lại tiếp tục sa ngã, vì họ không học được gì từ lịch sử của mình. Và khi Chúa Giê-su đến trên đất, Ngài nói về họ: "Dân nầy lấy môi miếng thờ kính Ta; Nhưng lòng chúng nó xa Ta lắm" (Ma-thi-ơ 15:8). Bề ngoài họ có vẻ sống theo luật lệ, nhưng bên trong thì trái tim rất xa rời Chúa. Cuối cùng họ đã đóng đinh Chúa, vị Vua của mình.

Ngày nay cũng vậy, có nhiều công việc tôn giáo nhưng lòng con người thì thật xa rời Chúa. Nhiều người thậm chí chẳng biết Chúa Giê-su là ai. Và ai trong số những người tin Chúa chuẩn bị một cách nghiêm chỉnh cho sự trở lại của Chúa? Đa số sống trong sự tù đày thuộc linh ngày nay, nghĩa là họ ở trong Ba-by-lôn. Sinh ra trong sự giam cầm này hay bị dính vào đó thì dễ, song để ra khỏi nó thì thật khó khăn. Nguyện xin Chúa chinh phục những thanh thiếu niên, những người ra khỏi Ba-by-lôn và dâng mình cho ý Chúa. Điều đó cần sự cầu nguyện của chúng ta.

Đa-ni-ên và bạn của ông muốn gìn giữ mình và đã từ chối đồ ăn và thức uống của vua. Họ đã nguyện với lòng, ở cùng sự trong sạch theo Lời Đức Chúa Trời và không để mình bị ô uế bởi những thứ ở Ba-by-lôn. Họ biết và làm theo nhiều luật pháp trong sách Lê-vi Ký mà Đức Chúa Trời đã ban cho dân Ngài, để dân này giữ mình trong sạch. Đức Chúa Trời thánh khiết nên dân Ngài cũng phải thánh khiết.

Chúng ta không còn luật lệ về thức ăn nữa, tuy nhiên nguyên lý thuộc linh đó vẫn còn giá trị đến ngày nay: Trong lòng chúng ta phải phân biệt, điều gì trong sạch và điều gì ô uế, điều gì đến từ Đức Chúa Trời và điều gì không. Nó không chỉ liên quan đến những thứ trong thế gian mà còn trong tôn giáo. Sự ô uế và dơ bẩn của thế gian dễ nhận biết hơn là men của tôn giáo. Ngày trước Chúa đã cảnh báo các môn đệ Ngài: "Hãy giữ mình cẩn thận về men của người Pha-ri-si và Sa-đu-sê" (Ma-thi-ơ 16:6). Được ám chỉ là những truyền thống khác nhau, sự dạy dỗ, quan điểm, sự chia rẽ và còn nhiều thứ khác, là những điều đem chúng ta khỏi kế hoạch của Đức Chúa Trời và ngăn cản sự xây dựng.

Cả những điều thế gian đưa mời, chúng ta cũng không được phép thụ hưởng tùy thích. Niềm vui thú đổ đầy lòng chúng ta và chiếm lấy phần không gian thuộc về Chúa. Rồi dần dà tình yêu của Chúa sẽ từ từ không còn trong anh em nữa và thậm chí trở thành thù địch chống lại Ngài. Để điều đó không xảy ra cho chúng ta, Đức Chúa Trời đã cảnh báo: "Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy" (1.Giăng 2:15), và "ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy" (Gia-cơ 4:4). Là kẻ nghịch thù của Đức Chúa Trời, anh em có thể sẽ còn bắt bớ anh em khác, những người muốn giữ mình trong sạch cho Đức Chúa Trời và trung tín với Ngài.

Làm bạn với thế gian là sự thù địch chống lại Đức Chúa Trời. Các anh em là cha mẹ, cầu xin Chúa ban cho sự khôn sáng, để không chỉ cấm đoán con cái anh em điều gì đó mà còn giúp đỡ chúng đọc Lời Chúa và gìn giữ lòng mình. Chúng ta phải cầu nguyện cho con cái mình và cũng phải là một nhân chứng cho chúng.

Chương 2 – Bắt đầu kỳ dân ngoại cho tới lần đến thứ hai của Chúa Cứu Thế, vị Vua

Giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-xa trong chương 2 có một ý nghĩa rất lớn. Qua ông, Chúa đã chỉ cho chúng ta thấy những thời kỳ dân ngoại, bắt đầu từ Nê-bu-cát-nết-xa và kéo dài cho tới lần đến thứ 2 của Vua chúng ta, Chúa Giê-su. Tại sao Chúa gọi là những thời kỳ dân ngoại? Và khi nào kết thúc những thời kỳ này? Để hiểu điều đó, chúng ta cần có toàn bộ bối cảnh của ý định Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn xây dựng Nước Ngài trên trái đất này và đã chọn dân Y-sơ-ra-ên cho điều đó. Vì vậy Y-sơ-ra-ên không chỉ là một đất nước, một quốc gia, mà trên hết đã được định là vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất này. Và điều gì đã ở trong lòng Chúa Giê-su chúng ta khi Ngài đến trên đất này? Ngài đã dạy môn đồ Ngài cầu nguyện như thế nào? "Lạy Cha chúng con ở trên trời; Danh Cha được thánh; Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời!" (Ma-thi-ơ 6:9-10). Vì lẽ đó, Ngài không chỉ đến để giải cứu chúng ta, mà còn để cứu rỗi người cho vương quốc của Ngài.

Từ trước khi sáng tạo thế gian, trước khi Đức Chúa Trời dựng nên tất cả mọi thứ, Ngài đã quyết định trong lòng là lập vương quốc Ngài trên đất này. Tại sao Đức Chúa Trời muốn có Nước Ngài trên đất này? Và tại sao Ngài lại không thể tự xây nó lên một cách tùy thích? Ví dụ như, nước Mỹ có thể đơn giản đến Đức và cai trị ở đây được không? Hay ngược lại, nước Đức muốn đến Mỹ và xây dựng nước Đức ở đó? Để được như vậy, đầu tiên nước kia phải bị chinh phục. Như vậy, nếu Chúa muốn xây dựng nước Ngài trên đất này, đầu tiên Ngài cũng cần phải loại bỏ kẻ cai trị trên trái đất: Sa-tan cùng với toàn bộ quân đội hắn của quyền lực và sức mạnh sự dữ. Nhưng theo ý định của Chúa, Ngài không muốn tự làm, mà là qua con người chúng ta. Nguyện xin Chúa mở mắt chúng ta để thấy được kế hoạch của Ngài với chúng ta là lớn lao và vinh hiển như thế nào.

Nguồn gốc của tội lỗi và sự nổi loạn

Làm sao và từ khi nào Sa-tan có quyền lực trên đất này? Và khi nào quả đất đã được dựng nên? Trong Kinh Thánh chép rằng, Đức Chúa Trời đã dựng nên trời và đất một cách tuyệt vời, đến nỗi các thiên thần đã ngợi ca về điều đó (Gióp 38; Êsai 45:18). Đức Chúa Trời đã không nói thời điểm khi nào trong Lời Ngài, cũng không nói thời gian đó kéo dài bao lâu, chỉ có nói rằng, sự thống trị thế gian trước thời A-đam đó được trao cho thiên sứ trưởng Lu-xi-phe. Tuy nhiên khi hắn tự nâng mình lên và cầm đầu sự nổi loạn (Êsai 14:12-14; Ê-xê-chi-ên 28:12-17), Đức Chúa Trời đã trừng trị thế gian lúc đó bằng nước lũ. Vì thế quả đất đã trở nên hoang vu và trống không, một "mớ hỗn độn", như trong Sáng Thế Ký 1:2 chép. Sau lúc đó, trong Sáng Thế Ký 1:2 - chúng ta không rõ thời điểm -, Thánh Linh của Đức Chúa Trời đến và "vận hành trên mặt nước". Như thế Đức Chúa đã bắt đầu từng bước một, tái tạo lại quả đất này.

Sự tạo nên loài người cho sự cai trị của Đức Chúa Trời và sự sa ngã của loài người

Thêm vào sự tái tạo, Đức Chúa Trời làm một cái gì đó thật mới, theo Kinh Thánh đó chính là loài người (Sáng Thế Ký 1:26). Từ thời điểm này, Đức Chúa Trời bắt đầu thực hiện chương trình Ngài với loài người chúng ta, thực hiện ý định mà Ngài đã có từ trước khi sáng thế (Ê-phê-sô 1:4). Đức Chúa Trời muốn chấm dứt sự thống trị của Sa-tan trên thế gian qua loài người và dựng lên Nước Ngài cùng sự trị vì của Ngài với loài người. Ngài đã tạo nên con người với một ý muốn tự do và ban cho quyền tự do lựa chọn (Sáng Thế Ký 2:15-17). Tất nhiên Đức Chúa Trời đã biết trước điều sẽ diễn ra là: con rắn dụ dỗ loài người, tội lỗi xâm nhập vào loài người, và loài người sẽ cứ sa ngã sâu hơn - trong khoảng thời gian tới Nô-ê, thời đại Ba-bên và đến tận Áp-ra-ham. Nhưng Đức Chúa Trời đã không từ bỏ ý định Ngài. Từ Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, Ngài đã chọn một dân mà Ngài muốn là vua ở đó. Ngài đem dân Ngài ra khỏi Ai Cập và đưa vào vùng đất hứa. Sự giải cứu ra khỏi Ai Cập để làm gì? Tại sao Đức Chúa Trời đã gắng sức và ban cho họ đất này? Đức Chúa Trời cần một dân cho vương quốc của Ngài!

Toàn bộ lịch sử của dân tộc Y-sơ-ra-ên trong Cựu Ước là một sự chuẩn bị cho sự đến của Đấng Mê-si (Đấng Christ). Vì thế, sách đầu tiên trong Tân Ước là sách Phúc Âm Ma-thi-ơ, một cuốn sách về vương quốc Đức Chúa Trời. Ngay trong câu đầu tiên, Chúa Giê-su được giới thiệu cho chúng ta không phải là Đấng Cứu Rỗi mà là Con Vua Đa-vít. Và khi Ngài bắt đầu rao giảng, Ngài nói ngay về vương quốc Đức Chúa Trời: "Các ngươi hãy ăn năn, vì Vương Quốc Của Các Tầng Trời đã đến gần" (Ma-thi-ơ 4:17)Chúng ta thì chắc hẳn đã rao giảng rằng: "Các ngươi hãy ăn năn, vì sự cứu rỗi đến!". Trong trái tim chúng ta khắc sâu sự Cứu Chuộc, Cứu Rỗi đến nỗi chẳng còn chỗ cho Nước Đức Chúa Trời trong đó. Chúng ta tuy đã nghe về điều này, nhưng nó không ở trong lòng mình. Ngày nay chúng ta có còn rao giảng như Chúa thời đó và như Giăng Báp-tít không (Ma-thi-ơ 3:2)? Cả những môn đệ cũng đã rao giảng Phúc Âm không chỉ là sự ăn năn, mà còn là Phúc Âm về Nước Đức Chúa Trời nữa (Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38; 8:12). Mục tiêu là Nước Đức Chúa Trời.

Dân Y-sơ-ra-ên chối bỏ Đức Chúa Trời làm Vua họ

Đức Chúa Trời ngày trước đã đem dân Ngài vào vùng đất hứa và sau đó chọn Giê-ru-sa-lem để có Ngôi Ngài ở Si-ôn nơi đó và thực thi sự trị vì của Ngài. Tuy nhiên Y-sơ-ra-ên đã không nhận ra và từ bỏ vị Vua của họ (1.Sa-mu-ên 8:7; 10:19). Họ muốn một người làm vua giống như các dân ngoại (1.Sa-mu-ên 8:20). Tôi nhấn mạnh: như những dân ngoại! Chúng ta có muốn như các dân ngoại không? Đức Chúa Trời muốn một dân Thánh, một dân thuộc quyền sở hữu của Ngài. Đức Chúa Trời muốn sống trong dân Ngài, xây dựng Nước Ngài với dân đó và cai trị trên các dân ngoại. Nhưng Y-sơ-ra-ên đã không muốn điều đó.

Ngay từ thời của tiên tri Sa-mu-ên, họ đã từ chối Đức Chúa Trời làm Vua của họ. Ai có thể là một vị Vua cho Y-sơ-ra-ên tốt hơn Đức Chúa Trời của họ? Trong đời sống của anh em thì thế nào? Ai là vua trong đời sống anh em? Ai làm chủ trong trái tim anh em? Ai quyết định, ai có tiếng nói? Chúa hay là anh em? Chẳng phải là chúng ta phần lớn có quyết định của mình và thực hiện những gì mình muốn sao? Anh em nghĩ rằng, chúng ta tốt hơn người Do Thái khi xưa sao?
Họ đã đi trên những con đường của dân ngoại, nghĩa là, họ muốn được giống như những dân ngoại. Mặc dù Đức Chúa Trời đã cảnh báo trước dân Ngài, đừng sống như những dân ngoại, đừng tiếp nhận những tập tục của dân ngoại, đừng theo đuổi những thần của dân ngoại và đừng thờ lạy giống như dân ngoại đã thờ lạy. Cả đồ ăn của dân ngoại họ cũng không nên ăn và thật không trộn lẫn mình với dân ngoại.

Đức Chúa Trời muốn có một dân Thánh. Cái chữ "Thánh" này phải ở trong tim chúng ta. Đa-ni-ên và các bạn đồng hành của ông đã có điều răn này của Đức Chúa Trời ở trong lòng. Họ đã tin vào Đức Chúa Trời hằng sống và chắc chắn cũng đã kinh nghiệm Ngài. Đức Chúa Trời thật thành tín. Ai yêu Ngài, Ngài sẽ hiện ra với người đó. Đức Chúa Trời chúng ta là một Đức Chúa Trời hằng sống, một Đức Chúa Trời hiện đến, một Đức Chúa Trời biết nói. Đức Chúa Trời không chỉ có ban luật pháp và điều lệ, không, chúng ta thường đọc trong Kinh Thánh thấy Ngài hay hiện ra như thế nào với những người hỏi về đường lối Ngài hay những người kêu gào tới Ngài trong lúc hoạn nạn. Đức Chúa Trời đã nói với ngay cả A-ga, người hầu gái của vợ Áp-ra-ham, chứ không chỉ mình Áp-ra-ham.

Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời trên dân bội nghịch và tội lỗi của Ngài dẫn tới sự tù đày - Các thời kỳ của dân ngoại bắt đầu

Dân Ngài đã đi quá xa: họ thờ thần tượng, làm đổ máu vô tội, họ sỉ nhục và chế nhạo những nhà tiên tri và khinh dễ Lời Đức Chúa Trời. Vì thế, trong cơn thịnh nộ Ngài, Đức Chúa Trời đã để họ bị dẫn vào sự tù đày vào năm 606 TCN. Với dân này, Đức Chúa Trời không thể xây dựng vương quốc của Ngài được. Chắc chắn Đức Chúa Trời đã biết rằng con người hoàn toàn không có khả năng gìn giữ luật pháp Ngài, nhưng Ngài đã cần thời kỳ Cựu Ước để chuẩn bị cho Giao Ước thứ hai, Tân Ước. Về Giao Ước này, Đức Chúa Trời đã nói tiên tri qua Giê-rê-mi : "Ta sẽ đặt luật pháp Ta bên trong chúng nó và chép vào lòng" (Giê-rê-mi 31:33).

Như vậy, những thời kỳ dân ngoại đã bắt đầu từ 606 TCN, vì Đức Chúa Trời đã xóa bỏ vương quốc thuộc đất của Ngài và giao lại quyền cai trị cho dân ngoại. Khi Chúa lập nên vương quốc đời đời của Ngài (Đa-ni-ên 2:44), thì quyền cai trị đó sẽ kết thúc. Tất cả những gì Chúa đã phán qua Đa-ni-ên về thời Cựu Ước đã xảy ra. Và tất cà những gì Giăng cho chúng ta biết trong Khải Huyền về thời Tân Ước, cũng sẽ ứng nghiệm như thế. Chúa phải mở mắt chúng ta ra để thấy rằng mọi điều ở đây đều liên quan đến vương quốc Ngài.

Vương Quốc Của Các Tầng Trời - sự cai trị của sự sống bên trong chúng ta

Ngay từ lúc đầu công việc mình, Chúa Giê-su đã rao giảng: "Các ngươi hãy ăn năn, vì Vương Quốc Của Các Tầng Trời đã đến gần!" (Ma-thi-ơ 4:17). Và khi Ngài được những người Pha-ri-si hỏi là: khi nào Nước Đức Chúa Trời sẽ đến, thì Ngài đáp: "Nước Ðức Chúa Trời không đến cách mà người ta có thể quan sát được" (Lu-ca 17:20). Trong Tân Ước ngày nay là một cách cai trị khác với trong Cựu Ước. Vương quốc mà đã đến cùng với Chúa, có bản chất thuộc trời. Vì thế, Đức Chúa Trời cần một dân thuộc trời, dân cai trị trong Vương Quốc Của Các Tầng Trời với Ngài. Ngày nay, nước này là một sự cai trị bên trong bởi sự sống của Chúa trong chúng ta. Vị Vua muốn ngự trong anh em và cai trị trong anh em. Ngài muốn là sự sống của anh em. Nước Trời lớn lên trong chúng ta như thế.

Người Do Thái ngày trước đã mong chờ với Đấng Mê-si không phải là một Đấng Cứu Rỗi, mà là một vị vua vĩ đại. Tuy nhiên, vị Vua này đã hoàn toàn khác với suy nghĩ của họ: "Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái" (Xa-cha-ri 9:9). Ngài phải đem sự cứu chuộc đến cho con người trước đã. Bởi vậy, Ngài đã tự hạ mình và đến một cách khiêm nhường. Tuy vậy, Ngài là Vua, vị Vua - Cứu Rỗi. Ở lần đến đầu tiên của Ngài, quan trọng với Chúa hoàn toàn không phải là sự cai trị bên ngoài, mà Chúa muốn cứu chuộc dân thuộc đất của Ngài, và làm họ trở thành một vương quốc thuộc trời. Nhưng họ đã không hiểu Ngài và đã hoàn toàn chối bỏ Chúa, Vua của họ; các thầy tế lễ và các thầy thông giáo đã muốn tự mình cai trị. Chúng ta thấy đó, khi Chúa đến lần thứ nhất, người Do Thái lần thứ hai đã chối bỏ Đức Chúa Trời làm Vua họ.

Sự đến của Vương Của Quốc Các Tầng Trời qua việc xây dựng Hội Thánh

Trong sự chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-xa, Đa-ni-ên đã thấy tất cả các đế chế của thế gian cho tới Chúa đến lần thứ nhất và cho tới sự thiết lập Nước Trời của Ngài. Nước Trời này ngày này còn được ẩn bên trong nhưng đã được xây dựng rất thực tiễn trong Hội Thánh. Vì thế Chúa đã nói ngay với Phi-e-rơ: "Còn Ta, Ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi -e-rơ, Ta sẽ lập Hội Thánh Ta trên đá nầy, các cửa âm phủ chẳng thắng được Hội Thánh đó. Ta sẽ giao chìa khóa Vương Quốc Của Các Tầng Trời cho ngươi; hễ điều gì mà ngươi buộc dưới đất, thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì mà ngươi mở dưới đất, thì cũng sẽ mở ở trên trời" (Ma-thi-ơ 16:18-19). Hội Thánh không chỉ là một buổi lễ ngày chủ nhật, một buổi nhóm để nghe giảng, mà Hội Thánh còn là Vương Quốc Các Tầng Trời ngày nay, được định để mang Nước Đức Chúa Trời và sự cai trị đến trên đất này.

Cuộc chiến của chúng ta chống lại những quyền lực và sức mạnh vô hình (Ê-phê-sô 2:2), không phải chống lại con người: "...Vì chúng ta đánh trận, chẳng phải với thịt và huyết, bèn là với chủ quyền, với thế lực, với vua chúa thế gian của sự tối tăm nầy, với các thần dữ ở các tầng trời vậy" (Ê-phê-sô 6:12). Chỉ Hội Thánh mà Chúa xây mới có thể chiến thắng cuộc chiến thuộc linh này. Khi chúng ta rao giảng Phúc Âm về vương quốc Đức Chúa Trời cho mọi người, chúng ta phải rõ, đó là một cuộc chiến chống lại các quyền lực trên trời và các thế lực của bóng tối.

Việc xây dựng Hội Thánh là trọng tâm kế hoạch của Đức Chúa Trời, vì nó liên quan đến vương quốc Đức Chúa Trời, về sự cai trị. Không phải ngẫu nhiên khi Chúa chỉ nói trong Phúc âm Ma-thi-ơ: "Ta sẽ lập Hội Thánh Ta. Và Ta sẽ giao chìa khóa Vương Quốc Của Các Tầng Trời cho ngươi". Điều đó có nghĩa là, Hội Thánh sẽ thực thi toàn quyền của Chúa trên đất này, trong việc họ buộc và mở. Ở đây không nói về một quyền lực bề ngoài, một sự cai trị bề ngoài, mà là về một điều bên trong. Đầu tiên, vị Vua phải cai trị trên chúng ta. Rồi sau đó, khi tất cả đã được chuẩn bị và chín muồi cho sự cai trị bên ngoài, vị Vua sẽ đến lần thứ hai. Khi đó chúng ta sẽ cai trị với Ngài trong Vương Quốc Một Ngàn Năm trên tất cả các quốc gia.

Để sử dụng chìa khóa của Vương Quốc Của Các Tầng Trời, chúng ta phải lớn lên trong sự sống. Các Cơ Đốc nhân, ví dụ trong Cô-rinh-tô, đã vẫn là những con nhỏ trong Chúa Cứu Thế (1 Cô-rinh-tô 3:1). Họ đã không có thẩm quyền sử dụng chìa khóa này. Chúng ta có thẩm quyền chăng? Chúng ta có sử dụng chìa khóa đó chăng? Tại sao nhiều điều vẫn chưa được mở cũng như chưa được buộc trong cuộc sống Hội Thánh chúng ta. Bởi vì chúng ta như con nhỏ, chúng chỉ biết chơi với chiếc chìa khóa thôi. Chúng ta thật chưa đủ trưởng thành, để sử dụng đúng chìa khóa của Vương Quốc Của Các Tầng Trời.

Anh em hưởng thụ Chúa Cứu Thế trong Hội Thánh để làm gì, khi không có sự tăng trưởng xảy ra ở đó. Chỉ có những thánh đồ "xác thịt" trong Hội Thánh thì sẽ cản trở sự cai trị của Chúa. Chúa phải cai trị trong chúng ta, trong đời sống hàng ngày chúng ta, ở nơi làm việc, trong cuộc sống Hội Thánh, trong đời sống gia đình. Khi anh em hoàn toàn một mình, Chúa có cai trị lúc đó chăng? Chúa có cai trị trong suy nghĩ anh em? Chúa muốn cai trị, và Hội Thánh là sự biểu hiện của vương quốc thiên thượng.Trước điều đó Sa-tan rất sợ hãi. Khi trong Hội Thánh, chúng ta vẫn cứ quyết định theo suy xét riêng của mình và mỗi người làm theo điều mình muốn thì sự cai trị của Chúa ở đâu? Khi trong Hội Thánh, chúng ta không để cho Chúa cai trị, thì chúng ta còn phải đợi lâu nữa đến khi vị Vua trở lại.

Trong thư Hê-bơ-rơ nói rằng, chúng ta trong Hội Thánh đã đến núi Si-ôn chân thật, đến Giê-ru-sa-lem thiên thượng: "Nhưng anh em đã tới núi Si-ôn, tới thành của Ðức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời,..." (Hê-bơ-rơ 12:22). Ngày nay không còn nói đến Giê-ru-sa-lem thuộc đất nữa, mà là thuộc trời. Một số tín hữu tưởng rằng, họ phải trở về nước Y-sơ-ra-ên, vì Si-ôn ở đó. Chúng ta thì có thể tiết kiệm cho mình chuyến đi đó, vì Si-ôn chân thật là ở đây trong Hội Thánh.

II. Sự chiêm bao của vua Nê-bu-cát-nết-xa (Đa-ni-ên 2:31-45) - Các thời kỳ của dân ngoại (Lu-ca 21:24b)

Chúng ta hãy quan sát pho tượng trong sự chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-xa. Đế chế Ba-by-lôn đã kéo dài thêm khoảng 70 năm, tính từ lúc Đa-ni-ên bắt đầu tù đày. Trong đó, Nê-bu-cát-nết-xa đã cai trị khoảng 43 năm. Kẻ cai trị cuối cùng trong những hậu duệ của ông là Bên-xát-sa. Nê-bu-cát-nết-xa đã là nhà cai trị lỗi lạc duy nhất. Sau ông không còn ai có nhiều thế lực và uy quyền như vậy. Ông đã là "vua của các vị vua, vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức mạnh, và sự vinh hiển cho vua... vua là cái đầu bằng vàng" (Đa-ni-ên 2:37-38). Cái uy quyền mà lẽ ra nhà Đa-vít nên có, đã được Chúa giao cho Nê-bu-cát-nết-xa, ông là cái đầu bằng vàng. Không có ai trước và sau ông có nhiều thế lực hơn vậy. Tất cả đến sau ông, là thuộc vào phần dưới cái đầu đó - nghĩa là thấp hơn và ít thế lực hơn.

Nối tiếp đế chế của ông là đế chế Mê-đi (Medes) và Phe-rơ-sơ (Persian) - cái vai và cả hai cánh tay của pho tượng (bằng bạc), trong đó đế chế Phe-rơ-sơ (cánh tay phải) mạnh hơn và đoạt lấy cả hai đế chế sau đó. Trong pho tượng, chất lượng của vật liệu giảm dần từ trên xuống dưới - những đế chế nối tiếp sau đã luôn yếu hơn. Cái bụng và hông của pho tượng tượng trưng đế chế Hy Lạp - nó chỉ còn bằng đồng. Sau đó đến đôi chân là đế quốc Tây La Mã và Đông La Mã bằng sắt, đế chế này đã không được nói đến trong Kinh Thánh - một thời gian dài của sự trộn lẫn với thế gian và tôn giáo trong những Giáo Hội Công Giáo La Mã và Chính Thống Giáo. Quá khứ không quan trọng đối với chúng ta, mọi người đều có thể đọc lại nó. Nhưng điều chúng ta phải biết là khi nào "phần bàn chân" này bắt đầu. Đế chế La Mã bằng sắt không còn quý nữa, nhưng rất cứng. Ở đây, chúng ta thấy cuối cùng của pho tượng là bàn chân và các ngón chân. Nơi này không chỉ có sắt mà là đất sét trộn lẫn với sắt. Đất sét trong Kinh Thánh tượng trưng cho dân chúng hay là các dân tộc. Toàn pho tượng cho chúng ta thấy, hình thức cai trị đã thay đổi như thế nào và nó đã luôn yếu hơn: từ chế độ chuyên quyền, chế độ quân chủ qua chế độ quý tộc và cho đến chế độ dân chủ ngày nay.

Ý nghĩa của sự phát triển này được mô tả trong một tạp chí như sau: "Cuộc cách mạng Pháp, bắt đầu bằng sự nổi dậy trên pháo đài Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, tượng trưng cho một bước ngoặt quyết định của đại lục Châu Âu. Với tuyên bố chủ quyền của tầng lớp trung lưu và tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền vào ngày 26 tháng 8 năm 1789, điều mà sau đó được nhắc lại trong hiến pháp của Pháp, thì sự cai trị chuyên chế của chế độ cũ đã sụp đổ và việc giải phóng khỏi trật tự xã hội phong kiến đã thành công. Pháp quyền bình đẳng cho cá nhân và dân sự đã đặt nền tảng cho một hình thức chính thể tự do và dân chủ trên đại lục Châu Âu" 

Với cuộc cách mạng Pháp năm 1789, xã hội đã có một sự thay đổi căn bản. Dân chúng bây giờ đã có quyền tham gia quyết định. Nhưng không chỉ trên đại lục Châu Âu, mà ở Mỹ cũng có một cuộc cách mạng và tuyên bố độc lập năm 1776.
Từ thời điểm cách mạng Pháp (1789) đến ngày nay đã trải qua 221 năm. Còn kéo dài bao nhiêu lâu nữa cho đến lúc kết thúc thời đại này, khi đôi chân tượng trưng cho 1800 năm đã ở sau lưng chúng ta. Chúng ta biết rằng, mười ngón chân này là mười vị vua sẽ giao quyền lực của mình cho con thú trong ba năm rưỡi cuối cùng, và sau đó là tận thế (Khải Huyền 17:12-13). Thời đại này đã trải qua được tương đối nhiều, tôi nghĩ rằng, chúng ta đang ở rất gần mười ngón chân. Khi quan sát những mối tương quan giữa các bộ phận cơ thể với nhau, chúng ta phải thừa nhận rằng, thời gian còn lại rất ngắn.

Dấu hiệu lớn đầu tiên cho sự trở lại của Chúa là việc thiết lập nước Y-sơ-ra-ên vào năm 1948. Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đã thay đổi thế giới mạnh mẽ và đặc biệt thúc đẩy sự phát triển của dân chủ và cả nhân quyền. Thêm đó chúng ta thấy sự sụp đổ của bức tường Berlin năm 1989 và sự tan rã của khối Xô Viết năm 1991, cũng như sự phát triển không ngừng tiến lên một hình thức chính thể dân chủ hơn và ảnh hưởng của dân trong những quốc gia luôn tăng cao hơn.

Hòn đá đục ra từ núi, không phải bởi tay người – Chúa Cứu Thế và vương quốc đời đời của Ngài do Đức Chúa Trời đã dựng nên

Tại sao Chúa lại chờ lâu như vậy, cho đến khi Ngài đánh tan những vương quốc thời đại này với một hòn đá (Đa-ni-ên 2:44-45) và lập vương quốc Ngài lộ ra ngoài thấy được trên cả đất? Bởi vì Đức Chúa Trời cần Hội Thánh. Trước cuộc cách mạng Pháp, lỗi do sự thất bại của vua, vua định đoạt, vua có trách nhiệm. Ngày nay, trong thời kỳ dân chủ, tất cả đều có lỗi chung, vì chính quyền làm theo điều dân muốn. Chưa bao giờ trước đây, con người có nhiều tự do đến vậy để làm và để bỏ điều mà họ muốn. Có rất ít giới hạn, giống như thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ vậy.

Chúng ta hãy cùng đọc các câu trong Đa-ni-ên 2: "Hỡi vua, vua nhìn xem, và nầy, có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và rực rỡ lạ thường; đứng trước mặt vua, và hình dạng dữ tợn. Ðầu pho tượng nầy bằng vàng ròng; ngực và cách tay bằng bạc; bụng và hông bằng đồng; ống chân bằng sắt; và bàn chân thì một phần bằng sắt một phần bằng đất sét. Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan nát. Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc, và vàng đều cùng nhau tan nát cả; trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa họ, phải gió đùa đi, chẳng tìm nơi nào cho chúng nó; nhưng hòn đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy khắp đất. Ðó là điềm chiêm bao. Bây giờ chúng tôi sẽ giải nghĩa ra trước mặt vua. Hỡi vua, vua là vua các vua, vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức mạnh, và sự vinh hiển cho vua. Ngài đã trao trong tay vua những con cái loài người, những thú đồng và chim trời, dầu chúng nó ở nơi nào, Ngài cũng đã làm cho vua được cai trị hết thảy; vậy vua là cái đầu bằng vàng. Nhưng sau vua, sẽ dấy lên một nước khác, kém nước của vua; rồi một nước thứ ba, tức là đồng, sẽ cai quản khắp đất. Lại có một nước thứ tư mạnh như sắt; vì sắt hay đập vỡ và bắt phục mọi vật, thì nước ấy cũng sẽ đập vỡ và nghiền nát như là sắt vậy. Còn như vua đã thấy bàn chân và ngón chân nửa bằng đất sét nửa bằng sắt, ấy là một nước sẽ phải phân chia ra; nhưng trong nước đó sẽ có sức mạnh của sắt, theo như vua đã thấy sắt lộn với đất sét. Những ngón chân nửa sắt nửa đất sét, nước đó cũng nửa mạnh nửa giòn. Vua đã thấy sắt lộn với đất sét, ấy là chúng nó lộn nhau bởi giống loài người; song không dính cùng nhau, cũng như sắt không ăn với đất sét. Trong đời các vua nầy, Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước không bao giờ bị hủy diệt, quyền nước ấy không bao giờ được giao cho một dân tộc khác; song nó sẽ đánh tan và hủy diệt hết các nước trước kia, mà mình thì đứng đời đời" (câu 31-44). Chúa dựng lên vương quốc Ngài với ai? Với chúng ta, Hội Thánh. Thật vậy, nếu Hội Thánh ngày nay là vương quốc Ngài trên đất này chưa chín muồi, thì Chúa vẫn chưa đến được. Nếu chúng ta ngày nay chưa sẵn sàng, bỏ lại sau lưng tất cả những gì thuộc tôn giáo, thuộc thế gian cho Chúa - vị Vua chúng ta, thì Ngài phải tiếp tục chờ để có thể trở lại.

"Nhưng có một Ðức Chúa Trời ở trên trời tỏ ra những điều kín nhiệm; và đã cho vua Nê-bu-cát-nết-sa biết điều sẽ tới trong những ngày sau rốt" (câu 28). Không ai ngoài Đức Chúa Trời có thể vẽ một bức tranh chỉ trong một chương duy nhất, nói trước cả lịch sử của 2600 năm cho tới tận lần đến thứ hai của Chúa (Đa-ni-ên 2:29). Khi chúng ta thấy điều đó và vẫn không muốn xây dựng Hội Thánh, một ngày nào đó chúng ta buộc phải gánh lấy trách nhiệm về điều này. Hội Thánh là Vương Quốc Của Các Tầng Trời, Hội Thánh chẳng liên quan gì tới toàn bộ sự phát triển sai lầm trong 2000 năm qua - chẳng liên quan tới Giáo Hội Công Giáo La Mã lẫn Chính Thống Giáo Hy Lạp. Toàn bộ lịch sử Châu Âu đã hoàn toàn hỗn loạn với tôn giáo. Hãy nghĩ nghĩ về khái niệm "Đế quốc La Mã thần thánh của quốc gia Đức" (tên nước Đức trước năm 1806, mấy nước ở Châu Âu cũng từng có tên tương tự)! Chúng ta phải đi ra khỏi tất cả những điều này và chuẩn bị cho sự đến của Vương Quốc Các Tầng Trời. Chúng ta không thuộc nước của thế gian này, mà chúng ta là công dân trên Trời (Phi-líp 3:20). Và "tại đây không còn chia ra người Do Thái hoặc người Hy Lạp; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đờn ông hoặc đờn bà; vì trong Ðức Chúa Cứu Thế Giêsu, anh em thảy đều là một" (Ga-la-ti 3:28). Chúng ta tất cả đều thuộc về Nước Trời, và ngày nay chúng ta xây dựng Vương Quốc Của Các Tầng Trời trong Hội Thánh

Khi việc xây dựng này hoàn tất, thì Chúa chúng ta sẽ đến. Chúng ta có sẵn sàng không? Chúng ta có muốn dâng hiến mình cho điều đó không? Sẽ là không khôn ngoan nếu chọn một điều khác.
Ngày nay tất cả mọi thứ đều đồi bại, đến nỗi người ta có thể thấy lại toàn bộ tội lỗi và sự bừa bãi phóng túng của Sô-đôm và Gô-mô-rơ. Thật không tốt nếu có quá nhiều tự do phóng túng như vậy, bởi vì chúng ta sẽ đánh mất mọi chuẩn mực. Chúng ta cũng không được cho phép con cái hoàn toàn tự do. Tất cả chúng ta đều cần giới hạn lại. Nguyện xin Chúa giúp chúng ta xây dựng vương quốc Ngài: "Lạy Chúa, Ngài phải cai trị trong chúng con! Chúng con muốn học cách vâng lời và để Chúa cai trị chúng con! Ngợi khen Chúa!"

Chương 2 - Bắt đầu thời kỳ dân ngoại đến lần tới thứ hai của Chúa Cứu Thế, tức vị vua (Tiếp theo)

Cầu nguyện: "Lạy Chúa, chúng con rất muốn chuẩn bị cho sự trở lại của Chúa. Sự khát khao của chúng con là Hội Thánh của Ngài được hoàn thành, vương quốc Ngài được xây dựng xong và Ngài sắp đến. Lạy Chúa, xin hiện đến với chúng con tối hôm nay thật mới! Xin hãy nói với chúng con và hãy mở Lời Ngài trong sách Đa-ni-ên. Amen".

Đối với chúng ta thì mục đích không phải là giải nghĩa sách Đa-ni-ên hay kiến thức Kinh Thánh, mà nhiều hơn nữa là vương quốc của Đức Chúa Trời. Thật quan trọng đối với Đức Chúa Trời làm sao, rằng nước Ngài đến trên trái đất này. Ngài muốn trị vì trên trái đất này. Vì thế, chúng ta muốn gìn giữ những gì mình đã thấy ở trong lòng.

Khi Chúa đến lần thứ nhất, thông điệp của Ngài là: "Các ngươi hãy ăn năn, vì Vương Quốc Các Tầng Trời đã đến gần!" (Ma-thi-ơ 4:17). Ngày nay, Hội Thánh là dân của Ngài, dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời (Ga-la-ti 6:16). Hội Thánh cũng là núi Si-ôn, Giê-ru-sa-lem trên trời (Hê-bơ-rơ 12:22). Một mặt, Hội Thánh ngày nay đã là Vương Quốc Của Các Tầng Trời; mặt khác, Chúa đang chuẩn bị chúng ta để tiếp nhận vương quốc này khi nó đến. Đừng chỉ nghĩ rằng, chúng ta có thể đơn giản sống thật vô tư, rồi nhận được vương quốc. Vì vậy, hiểu Lời Chúa và gìn giữ Lời trong lòng rất quan trọng đối với chúng ta.

Chúng ta cũng phải nhận ra rằng, sự đến của Chúa gần kề như thế nào. Chúng ta đang sống ngày nay trong một thời kỳ đặc biệt mà Kinh Thánh gọi là "sự cuối cùng". Đó là lý do vì sao Chúa nói ở cuối sách Ma-thi-ơ ở câu 28:20 rằng: "Và nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế". Vì thời đại này sẽ có một kết thúc, và chúng ta đang sống trong thời gian của sự hoàn thành đó.

Sự ứng nghiệm thời kỳ của các dân tộc (ngoại bang)

Trong Lu-ca 21:24, chúng ta đọc: "Họ sẽ bị ngã dưới lưỡi gươm, sẽ bị đem đi làm phu tù giữa các dân ngoại, thành Giê-ru-sa-lem sẽ bị dân ngoại giày đạp, cho đến chừng nào các kỳ dân ngoại được trọn". Các thời kỳ dân ngoại đã được trọn vào năm 1967, khi Y-sơ-ra-ên tái chiếm lại phía đông Giê-ru-sa-lem trong Cuộc chiến sáu ngày. Nếu thời kỳ của các dân ngoại đã được trọn rồi, một câu hỏi được đặt ra là Chúa còn chờ đợi điều gì nữa. Tại sao Ngài vẫn chưa quay lại? Tại sao ba năm rưỡi cuối lại không nối tiếp kết thúc của thời kỳ của các dân ngoại? Chỉ có một lý do: Chúng ta vẫn chưa sẵn sàng và chưa đủ tiêu chuẩn để lãnh nhận vương quốc.

Giai đoạn sau năm 1967 đến thời điểm mà Chúa trở lại, chắc chắn không phải để cho chúng ta theo đuổi nhiều mục tiêu riêng của mình. Thay vào đó, Chúa chờ đợi việc xây dựng Hội Thánh được hoàn tất. Chúng ta, những người đang ở trong Hội Thánh, phải được trưởng thành hoàn toàn. Trong nhận thức của chúng ta về Chúa và trong kinh nghiệm với Ngài, chúng ta hiện vẫn chưa đến đúng mức. Nó vẫn còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ với Chúa. Cũng như vào thời Nô-ê, Chúa phải đợi cho đến khi "chiếc thuyền" được làm xong, mặc dù thời kỳ đã chín muồi. Vào thời điểm đó, thế gian cũng đã chín muồi cho việc phán xét của Chúa, nhưng nước lụt chỉ đến khi Nô-ê đã xây dựng xong chiếc thuyền. Đức Chúa Trời phải đợi đến lúc đó. Chúng ta có tự hỏi mình rằng: Đức Chúa Trời phải đợi bao lâu nữa cho đến khi Hội Thánh sẵn sàng không? Chúng ta cần phải ý thức rõ rằng, sự kết thúc của thời đại này phụ thuộc vào chúng ta rất nhiều. Thời gian thực ra đã chín muồi từ năm 1967, nhưng Chúa vẫn phải đợi cho đến khi Hội Thánh được hoàn thành và chúng ta trưởng thành để lãnh nhận vương quốc. Thông qua tiếng phán của Chúa trong Hội Thánh, Ngài thúc giục chúng ta phải tiến nhanh hơn nữa, nhưng chúng ta thường quá lười biếng, thậm chí muốn thưởng thức thế gian thêm một chút nữa. Anh em nghĩ Đức Chúa Trời chưa chuẩn bị sẵn hòn đá mà không được tạo bởi tay con người sao (xem Đa-ni-ên 2:34)? Chúa muốn quay trở lại, chấm dứt các vương quốc của thế gian và thiết lập vương quốc Ngài. Thời gian thực sự ngắn ngủi. Chúng ta phải làm gì ở gian đoạn cuối của thời kỳ này để làm Chúa mau đến hơn?

Đòi hỏi vô lý của nhà vua

"Trong năm thứ hai đời vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua thấy chiêm bao, thì trong lòng bối rối và mất giấc ngủ. Vậy vua truyền đòi các pháp sư, thuật sĩ, thầy phù thủy, và người Canh-đê để cắt nghĩa chiêm bao cho vua. Họ bèn đến chầu trước mặt vua. Vua nói cùng họ rằng: Ta đã thấy một chiêm bao; và lòng ta bối rối, muốn biết chiêm bao đó. Những người Canh-đê nói cùng vua bằng tiếng A-ram rằng: Tâu vua, chúc vua sống đời đời! Xin thuật chiêm bao cho những kẻ tôi tớ vua, và chúng tôi sẽ giải nghĩa. Vua trả lời cho những người Canh-đê rằng: Lệnh ta đã công bố. Nếu các ngươi không nói cho ta biết chiêm bao đó thể nào và lời giải nó làm sao, thì các ngươi sẽ bị phân thây, nhà các ngươi sẽ trở nên đống phân" (Đa-ni-ên 2:1-5).

Chắn chắn Nê-bu-cát-nết-sa đã không quên giấc mộng. Thế thì tại sao ông lại đòi hỏi người khác biết giấc mộng của mình? Làm sao mà các nhà thông thái và nhà chiêm tinh có thể biết được nhà vua đã nằm chiêm bao thấy gì? Đây chính là chủ quyền của Đức Chúa Trời: Nê-bu-cát-nết-sa đã phải đòi hỏi điều không thể được để Đa-ni-ên được triệu tập.

Chúng ta cũng phải là những người tự giữ mình tinh sạch cho Chúa và hữu dụng cho Ngài. Đặc biệt là những người trẻ phải học để giữ mình trong sạch. Những người là thanh thiếu niên hôm nay giữ mình trong sạch và có ước muốn được Chúa dùng, có cơ hội tốt trung tín với Chúa đến cuối cùng như Đa-ni-ên. Lòng chúng ta không kiên định. Vì thế, thật không dễ đối với Đức Chúa Trời để tìm thấy những người trung tín với Ngài cho đến cuối cùng.

Đức Chúa Trời đã cộng tác với Đa-ni-ên và đã sử dụng tình huống này bằng quyền năng và sự biết trước mọi chuyện của Ngài. Các nhà thông thái trong vương quốc không thể giải nghĩa giấc chiêm bao của nhà vua. Và thế là Nê-bu-cát-nết-sa đã ra lệnh giết họ. Khi Đa-ni-ên nghe điều này, ông yêu cầu được đưa đến nhà vua: "Tức thì Ða-ni-ên vào, xin vua cho mình một hạn nữa, hầu có thể giải nghĩa điềm chiêm bao đó cho vua" (câu 16 và câu 24). Chúng ta cũng có một sự tin cậy như vậy không? Từ đâu mà Đa-ni-ên có sự tin cậy và chắc chắn này? Ông đã kinh nghiệm Đức Chúa Trời một cách phong phú. Như vậy, ông cũng có lòng tin và sự tin tưởng rằng mình có thể giải được giấc mộng. Ông nhận ra được tình huống này đã được Đức Chúa Trời sắp đặt theo chủ quyền của Ngài. Ngày nay, Đức Chúa Trời cũng cần những người như vậy.

Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật đã tiết lộ cho Đa-ni-ên bí mật này

"Ðoạn, Ða-ni-ên trở về nhà, và tỏ sự ấy cho các bạn mình là Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria. Người xin họ cầu Ðức Chúa Trời ở trên trời dủ lòng thương xót họ về sự kín nhiệm nầy, hầu cho Ða-ni-ên và đồng bạn mình khỏi phải chết với các nhà thông thái khác của Ba-by-lôn" (Đa-ni-ên 2:17-18). Trước tiên, Đa-ni-ên chia sẻ yêu cầu của vua với ba người bạn của ông? Và họ đã phản ứng ra sao? Họ đã cầu nguyện. Đa-ni-ên là một người của sự cầu nguyện. Ông đã có thói quen cầu nguyện một ngày ba lần, có lẽ nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, ba lần trong ngày, ông đã dành riêng thời gian để cầu nguyện, mặt hướng về Giê-ru-sa-lem (Đa-ni-ên 6:10). Nếu không có sự thông công thường xuyên với Đức Chúa Trời thì không thể có mối quan hệ sống như vậy với Ngài được.

"Vậy sự kín nhiệm được tỏ ra cho Ða-ni-ên trong sự hiện thấy ban đêm" (câu 19). Đức Chúa Trời đã không bày tỏ cho Đa-ni-ên trước nhưng đợi cho đến khi Đa-ni-ên cầu nguyện. Nguyên lý này chúng ta cũng phải học. Chúng ta không cần một tâm linh của sự hiểu biết, mà cần một tâm linh của sự khôn ngoan và khải thị. Trong Tân Ước, tất cả đều diễn ra bởi sự khải thị. Làm thế nào mà chúng ta có thể biết được những bí mật ẩn kín trong lòng Đức Chúa Trời, nếu chúng ta không nhận được khải thị từ Ngài? Do đó, chúng ta cũng phải cầu xin Chúa ban cho khải thị trong lúc cầu nguyện - không phải chỉ riêng cho chúng ta, mà để hoàn tất kế hoạch của Ngài.

Sau khi Đức Chúa Trời ban cho ông khải thị, ông nói: "Ðoạn Ða-ni-ên cất tiếng nói rằng: Ngợi khen danh Ðức Chúa Trời đời đời vô cùng! vì sự khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài. Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua; ban sự khôn ngoan cho kẻ khôn ngoan, và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng. Chính Ngài tỏ ra những sự sâu xa kín nhiệm; Ngài biết những sự ở trong tối tăm và sự sáng ở với Ngài. Hỡi Ðức Chúa Trời của tổ phụ tôi! Tôi cảm ơn và ngợi khen Ngài, vì Ngài đã ban cho tôi sự khôn ngoan và quyền phép, và bây giờ Ngài đã khiến tôi biết điều chúng tôi cầu hỏi Ngài, mà tỏ cho chúng tôi biết việc của vua" (câu 20-23).

Chúng ta có lòng kính trọng đối với Đức Chúa Trời hằng sống của mình không, Đấng mà không có gì che dấu được, Đấng thay đổi thời gian và thời điểm, Đấng bỏ và lập các vua? Vào cuối thời đại này, chúng ta phải là những người đói khát Đức Chúa Trời hằng sống, tìm kiếm và giữ mối quan hệ như thế với Ngài.

"Vậy nên Ða-ni-ên đến nhà A-ri-ốc, là người vua đã truyền cho diệt những nhà thông thái của Ba-by-lôn; và nói cùng người như vầy: Ðừng diệt những nhà thông thái của Ba-by-lôn; nhưng hãy đưa tôi vào trước mặt vua, thì tôi sẽ giải nghĩa điềm chiêm bao cho vua!" (câu 24). "Ða-ni-ên ở trước mặt vua trả lời rằng: Sự kín nhiệm mà vua đã đòi, thì những nhà thông thái, thuật sĩ, đồng bóng, chiêm tinh đều không có thể tỏ cho vua được. Nhưng có một Ðức Chúa Trời ở trên trời tỏ ra những đều kín nhiệm; và đã cho vua Nê-bu-cát-nết-sa biết điều sẽ tới trong những ngày sau rốt. Vậy, chiêm bao của vua và các sự hiện thấy của đầu vua đã thấy trên giường mình là như vầy" (câu 27-28).

Từ đâu mà Đa-ni-ên đã biết điềm chiêm bao này? Từ Đức Chúa Trời tuyệt diệu ở trên trời! Nê-bu-cát-nết-sa đã được ấn tượng sâu sắc về sự giải thích của Đa-ni-ên và về Đức Chúa Trời của ông, Đấng có thể tiết lộ tất cả điều này. Việc đó đã làm cho Nê-bu-cát-nết-sa tin rằng Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên là một Đức Chúa Trời đặc biệt. Nếu chúng ta ngày nay cũng có một mối quan hệ như thế với Đức Chúa Trời hằng sống, chúng ta cũng có thể làm chứng cho Ngài. Nhưng nếu không có mối quan hệ với Đức Chúa Trời hằng sống của mình, không kinh nghiệm Ngài và cũng không biết Ngài một cách tuyệt vời như vậy, thì chúng ta cũng không thể làm chứng cho Ngài trước loài người.

Thông qua điềm chiêm bao, Đức Chúa Trời đã cho cả thế gian biết diễn tiến lịch sử của các quốc gia và cũng cho thấy vương quốc Ngài sẽ đến trên trái đất vào cuối thời đại này. Vậy thì anh em muốn ở đâu? Ở trên trời hay ở trái đất? Vương quốc thiên thượng sẽ đến và lấp đầy trái đất. Giấc mộng này cũng là một viễn tượng cho chúng ta thấy sự kết thúc của thời đại này. Bây giờ chúng ta đã biết nó rồi, vậy chúng ta phải làm gì?

"Bấy giờ vua Nê-bu-cát-nết-sa sấp mặt xuống, lạy Ða-ni-ên..." (câu 46). Cuối cùng, cái đầu vàng sấp mình xuống trước Đa-ni-ên.
Hai cái chân dài trong giấc chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa không chỉ tượng trưng cho đế chế La Mã, mà còn cho sự phát triển của tôn giáo trong đế chế này. Tại đế quốc Tây La Mã phát triển Giáo Hội Công Giáo La Mã, ở đế quốc Đông La Mã phát triển Giáo Hội Chính Thống Giáo. Theo thời gian, Hội Thánh sau một thời gian dài đã sa ngã, trở thành một tổ chức tôn giáo thế tục - trở thành kiệt tác của Sa-tan. Một mặt chúng ta thấy sự phát triển của các vương quốc chính trị của thế giới này, mặt khác chúng ta thấy kẻ thù Đức Chúa Trời cho đến ngày nay cố gắng hủy diệt vương quốc của Đức Chúa Trời bằng những việc tôn giáo thuộc Ba-by-lôn của hắn. Vì thế, dân Đức Chúa không phải chỉ ra khỏi thế gian mà cũng phải ra khỏi Ba-by-lôn. Chúng ta không phải chỉ được tự do khỏi thế gian này mà cũng phải được giải thoát khỏi tôn giáo (kể cả Thiên Chúa giáo, Cơ Đốc giáo). Đó là một trận chiến thuộc linh.

Vua Nê-bu-cát-nết-sa công nhận rằng, Đức Chúa Trời của Đa-ni-ên là Đức Chúa Trời của các thần và là Chúa của các vua

"... Và truyền dâng lễ vật cùng đồ thơm cho người. Ðoạn, vua cất tiếng nói cùng Ða-ni-ên rằng: Quả thật, Ðức Chúa Trời các ngươi là Ðức Chúa Trời của các thần, và là Chúa của các vua; là Đấng tiết lộ điều kín nhiệm, vì Ngài đã ban cho ngươi khả năng giải bầy sự kín nhiệm này" (câu 46-47).

Lời chứng của Đa-ni-ên và của các bạn ông được ban thưởng

"Vua bèn tôn Ða-ni-ên lên sang trọng và ban cho người nhiều lễ vật trọng. Vua lập người cai trị cả tỉnh Ba-by-lôn, và làm đầu các quan cai những nhà thông thái của Ba-by-lôn. Ða-ni-ên cầu xin vua, thì vua lập Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô cùng cai trị tỉnh Ba-by-lôn, còn Ða-ni-ên thì chầu nơi cửa vua" (câu 48-49).
Nê-bu-cát-nết-sa đã lập Đa-ni-ên làm người cai trị. Đa-ni-ên không chỉ nghĩ đến bản thân mà còn nghĩ đến ba người đồng hành. Bốn người anh em này đã được "xây dựng" cùng nhau và là một bằng chứng cho Chúa. Bốn anh em trẻ này, những người giữ mình trong sạch, quan trọng hơn cả điều tiên tri trong chương này. Họ đã hoàn toàn cho kế hoạch của Đức Chúa Trời và do đó cũng hữu dụng cho Ngài.


Qua sách Đa-ni-ên (chương 9), chính các nhà thông thái từ phương Đông cũng biết được nơi sinh của Chúa Giê-su - nếu không thì từ đâu họ biết được điều đó? Ngày nay, Đức Chúa Trời cũng cần nhiều người như Đa-ni-ên. Nguyện xin Chúa chinh phục được một thế hệ trẻ và cũng giữ gìn mọi anh em lớn tuổi hơn để họ trung tín đến cuối cùng. Họ cũng rất quan trọng như thế hệ trẻ. Nguyện xin Chúa khích lệ tất cả chúng ta để tiến lên và để tăng tốc thời điểm Ngài trở lại. Chẳng phải tất cả chúng ta đều có khao khát rằng, Chúa có thể trở lại sớm sao?

Chương 3 - Phản ứng của Nê-bu-cát-nết-sa đối với khải thị đầu tiên của Đức Chúa Trời

Trong các chương 3 và 4 của sách Đa-ni-ên, chúng ta thấy phải ứng của Nê-bu-cát-nết-sa đối với viễn tượng mà ông đã thấy trong chương 2. Con người thì phản ứng khác nhau với những gì mình thấy. Tôi không tin rằng Nê-bu-cát-nết-sa đã hiểu được tại sao Đức Chúa Trời cho ông thấy viễn tượng này. Ông đã bị bản ngã mình khống chế và tự hào về việc, chỉ mình ông là cái đầu bằng vàng và sau ông sẽ không có ai được như ông cả.

Tất cả chúng ta đều như thế. Căn bệnh kiêu ngạo là một phần bản ngã sa ngã của chúng ta. Ngay sau khi chúng ta làm được một chút ít gì hay đạt được một vị trí cao, thì một cái gì đó dâng lên trong chúng ta. Quyền lực và địa vị luôn là một cám dỗ lớn - không chỉ ở Nê-bu-cát-nết-sa. Chúng ta không được đánh giá thấp điểm này, mà phải học từ Nê-bu-cát-nết-sa và phải nhìn thấy được điều gì ở đây. Vì có được chép thường xuyên và rõ ràng rằng: "Ðức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo" (Gia-cơ 4:6, 1.Phi-e-rơ 5:5). Cuối cùng, chúng ta không thèm nghe Đức Chúa Trời nữa, vì nghĩ rằng mình có thể làm tất cả mà không cần đến Ngài.

Sự kiêu ngạo đã làm nhiều người sa ngã. Dù người đó có là người tin Chúa hay không, hay dù trong lĩnh vực Cơ Đốc hay trong lĩnh vực thế gian, nó không có sự khác biệt: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo. Điều này cũng đúng với chúng ta trong Hội Thánh. Tất cả đều đến từ Đức Chúa Trời. Việc là cái đầu vàng không phải do Nê-bu-cát-nết-sa đạt được, kể cả khi ông rất đủ tiêu chuẩn. Không, Đức Chúa Trời đã ban cho ông quyền lực này. Nhưng có lẽ Nê-bu-cát-nết-sa không thấy rõ điều này mà ông chỉ tự thấy mình là cái đầu bằng vàng.

Không chỉ có thời đó là như thế. Ngay cả các môn đệ của Chúa Giê-su cũng không muốn nghe gì về đau khổ và sự chết cả, mà muốn có một vị trí trong vương quốc Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 20:17-28). Họ muốn đến ngai vàng ngay. Cả mẹ của Giăng và Gia-cơ cũng đã muốn sử dụng mối quan hệ tới Chúa Giê-su để các con mình được ngồi bên hữu và bên tả Ngài.

Ngày nay cũng vậy. Chúng ta không là ngoại lệ! Anh em ơi, nếu chúng ta không cẩn thận, tội này, căn bệnh này có thể dễ dàng thức giấc trong chúng ta. Có lẽ hiện giờ chưa thấy được. Nhưng nó có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
(Còn phần 2)