Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Bản Xứ Hóa Cơ Đốc Giáo Đầu Tiên Và Sự Thờ Lạy Ma-ri




Đế quốc La mã (63 T.C- 476 S.C.) kế thừa đế quốc Hi-lạp (của Alexandre đại đế), và văn minh Hi lạp đã thống trị toàn bộ Âu châu (ngoại trừ Đức), Trung đông và Bắc Phi gần 500 năm, trong đó tôn giáo Hi lạp đã mô phỏng tôn giáo Babylon.

Nhiều Cơ Đốc nhân trong thời kỳ nầy (30- 313 S.C.) âm thầm giữ niềm tin của mình và thờ phương Chúa trong các phòng nhóm hầm mộ thầm lặng dưới đất, chịu đựng sự bắt bớ của đế quốc La mã và liều mạng sống của họ. Cuối cùng, do ảnh hưởng của người mẹ, là người đã tiếp nhận Tin lành qua các Cơ đốc nhân thầm lặng, hoàng đế La mã Constantine chấp nhận Cơ đốc giáo vào năm 313 S.C. Sau nầy Cơ Đốc giáo đầu tiên trở thành quốc giáo của đế quốc La mã trong thời trị vì của hoàng đế Theodosius I, vào năm 380 S.C.

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

Nghiên Cứu Từ Ngữ Ngôi Lời—Logos


Khi một độc giả tình cờ vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên đọc lời tiểu dẫn của phúc âm Giăng (1:1-18), người sẽ không mấy khó khăn để hiểu lời diễn tả của Giăng về Logos. Là một ý niệm, điều đó đơn giản đủ. Logos là một luật dễ hiểu về muôn vật. Logos của Đức Chúa Trời (Ho Logos Tou Theou) là sự duy lí siêu việt của Đức Chúa Trời, ban trật tự và mục đích cho vũ trụ. Một người Do thái nói tiếng Hi lạp (Hellenized Jew) nhanh chóng với tới bộ sách văn chương khôn ngoan giải thích rằng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, Ngôi Lời của Ngài (Logos) đã dự bị hình thức và kết cấu cho vũ trụ. Như vậy, Logos của Đức Chúa Trời xa lạ với các đường lối của con người, nó ở trên chúng ta, cách xa chúng ta và hướng dẫn chúng ta từ xa.

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Đa-ni-ên 7

Chương 6 - Đa-ni-ên được cứu khỏi miệng sư tử

(Thi Thiên 22:21, Hê-bơ-rơ 11:32-33)

Lời chứng của Đa-ni-ên trong thời cai trị của Ða-ri-út

Vào thời Đa-ri-út, Đa-ni-ên được khoảng 85 tuổi. Nếu chúng ta luyện tập hằng ngày sống trong tâm linh, và nhờ đó làm quen với Chúa là Đức Chúa Trời hằng sống của chúng ta bởi kinh nghiệm và thử thách, thì khi về già chúng ta cũng sẽ trở nên những người trưởng thành về tâm linh. Để cuộc sống Hội Thánh được lành mạnh, Chúa cần cả hai: một thế hệ trẻ sẵn sàng học và rèn luyện cũng như những anh chị em có nhiều kinh nghiệm và trưởng thành về mặt thuộc linh. Đa-ni-ên đã chứng minh bản thân trong sự hiến dâng và sự trung tín với Đức Chúa Trời từ thời thanh thiếu niên cho đến lúc cao tuổi.

Đa-ni-ên- 6

Chương 5 - Quyền tối cao của Đức Chúa Trời và sự phán xét của Ngài đối với những vua của các nước

Chúa là câu trả lời cho tất cả nan đề của chúng ta. Vì thế, cách duy nhất trong đời sống Hội Thánh là nhìn tới Chúa Giê-su (Hê-bơ-rơ 12:2). Nếu tất cả chúng ta đều hướng mắt mình tới Ngài mỗi ngày và không nhìn ngắm những điều khác, thì không nan đề nào có thể xảy ra cả. Còn điều gì quan trọng hơn và tốt hơn Chúa chúng ta, ai có thể vinh hiển hơn Ngài? Khi chúng ta đã chín trong sự sống, thì Chúa là tất cả và ở trong tất cả.

Đa-ni-ên -5

Chương 4 - Chủ quyền của Đức Chúa Trời và sự phát xét của Ngài dành cho vua Nê-bu-cát-nết-sa


Trong Hội Thánh, vương quốc Ngài, trong nhà của Chúa, chỉ một mình Chúa là Vua và Đầu. Vì Nê-bu-cát-nết-sa đã không hiểu nguyên tắc này nên Đức Chúa Trời đã sửa trị ông một cách triệt để (chương 4).

Giấc chiêm bao đầu tiên chưa đủ, ông đã cần thêm cái thứ hai. Phao-lô cũng có một kinh nghiệm tương tự: ông có một mạc khải siêu việt mà Đức Chúa Trời đã đặt ông lên đến tận tầng trời thứ ba. Nhưng Đức Chúa Trời cũng đã chăm sóc ông. Để Phao-lô không lên mình kiêu ngạo về những khải thị này, Đức Chúa Trời đã cho một cái dằm đâm vào thân xác ông (2.Cô-rinh-tô 12:7). Chúng ta phải được sửa trị - trong bất cứ cách nào. Đức Chúa Trời phải sửa trị chúng ta. Thật khốn khổ cho chúng ta, nếu chúng ta không chấp nhận sự sửa trị của Đức Chúa Trời và không sẵn sàng cho điều đó! Giấc chiêm bao của Nê-bu-cát-nết-sa là một lời cảnh báo cho chúng ta.

Đa-ni-ên-4

Chương 3 - Phản ứng của Nê-bu-cát-nết-sa đối với khải thị đầu tiên của Đức Chúa Trời

Trong các chương 3 và 4 của sách Đa-ni-ên, chúng ta thấy phải ứng của Nê-bu-cát-nết-sa đối với viễn tượng mà ông đã thấy trong chương 2. Con người thì phản ứng khác nhau với những gì mình thấy. Tôi không tin rằng Nê-bu-cát-nết-sa đã hiểu được tại sao Đức Chúa Trời cho ông thấy viễn tượng này. Ông đã bị bản ngã mình khống chế và tự hào về việc, chỉ mình ông là cái đầu bằng vàng và sau ông sẽ không có ai được như ông cả.

Tất cả chúng ta đều như thế. Căn bệnh kiêu ngạo là một phần bản ngã sa ngã của chúng ta. Ngay sau khi chúng ta làm được một chút ít gì hay đạt được một vị trí cao, thì một cái gì đó dâng lên trong chúng ta. Quyền lực và địa vị luôn là một cám dỗ lớn - không chỉ ở Nê-bu-cát-nết-sa. Chúng ta không được đánh giá thấp điểm này, mà phải học từ Nê-bu-cát-nết-sa và phải nhìn thấy được điều gì ở đây. Vì có được chép thường xuyên và rõ ràng rằng: "Ðức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo" (Gia-cơ 4:6, 1.Phi-e-rơ 5:5). Cuối cùng, chúng ta không thèm nghe Đức Chúa Trời nữa, vì nghĩ rằng mình có thể làm tất cả mà không cần đến Ngài.

Đa-ni-ên -3

Chương 2 - Bắt đầu thời kỳ dân ngoại đến lần tới thứ hai của Chúa Cứu Thế, tức vị vua (Tiếp theo)

Cầu nguyện: "Lạy Chúa, chúng con rất muốn chuẩn bị cho sự trở lại của Chúa. Sự khát khao của chúng con là Hội Thánh của Ngài được hoàn thành, vương quốc Ngài được xây dựng xong và Ngài sắp đến. Lạy Chúa, xin hiện đến với chúng con tối hôm nay thật mới! Xin hãy nói với chúng con và hãy mở Lời Ngài trong sách Đa-ni-ên. Amen".

Đối với chúng ta thì mục đích không phải là giải nghĩa sách Đa-ni-ên hay kiến thức Kinh Thánh, mà nhiều hơn nữa là vương quốc của Đức Chúa Trời. Thật quan trọng đối với Đức Chúa Trời làm sao, rằng nước Ngài đến trên trái đất này. Ngài muốn trị vì trên trái đất này. Vì thế, chúng ta muốn gìn giữ những gì mình đã thấy ở trong lòng.

Khi Chúa đến lần thứ nhất, thông điệp của Ngài là: "Các ngươi hãy ăn năn, vì Vương Quốc Các Tầng Trời đã đến gần!" (Ma-thi-ơ 4:17). Ngày nay, Hội Thánh là dân của Ngài, dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời (Ga-la-ti 6:16). Hội Thánh cũng là núi Si-ôn, Giê-ru-sa-lem trên trời (Hê-bơ-rơ 12:22). Một mặt, Hội Thánh ngày nay đã là Vương Quốc Của Các Tầng Trời; mặt khác, Chúa đang chuẩn bị chúng ta để tiếp nhận vương quốc này khi nó đến. Đừng chỉ nghĩ rằng, chúng ta có thể đơn giản sống thật vô tư, rồi nhận được vương quốc. Vì vậy, hiểu Lời Chúa và gìn giữ Lời trong lòng rất quan trọng đối với chúng ta.

Chúng ta cũng phải nhận ra rằng, sự đến của Chúa gần kề như thế nào. Chúng ta đang sống ngày nay trong một thời kỳ đặc biệt mà Kinh Thánh gọi là "sự cuối cùng". Đó là lý do vì sao Chúa nói ở cuối sách Ma-thi-ơ ở câu 28:20 rằng: "Và nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế". Vì thời đại này sẽ có một kết thúc, và chúng ta đang sống trong thời gian của sự hoàn thành đó.

Sách Đa-ni-ên -2

Chương 2 – Bắt đầu kỳ dân ngoại cho tới lần đến thứ hai của Chúa Cứu Thế, vị Vua

Giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-xa trong chương 2 có một ý nghĩa rất lớn. Qua ông, Chúa đã chỉ cho chúng ta thấy những thời kỳ dân ngoại, bắt đầu từ Nê-bu-cát-nết-xa và kéo dài cho tới lần đến thứ 2 của Vua chúng ta, Chúa Giê-su. Tại sao Chúa gọi là những thời kỳ dân ngoại? Và khi nào kết thúc những thời kỳ này? Để hiểu điều đó, chúng ta cần có toàn bộ bối cảnh của ý định Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời muốn xây dựng Nước Ngài trên trái đất này và đã chọn dân Y-sơ-ra-ên cho điều đó. Vì vậy Y-sơ-ra-ên không chỉ là một đất nước, một quốc gia, mà trên hết đã được định là vương quốc của Đức Chúa Trời trên đất này. Và điều gì đã ở trong lòng Chúa Giê-su chúng ta khi Ngài đến trên đất này? Ngài đã dạy môn đồ Ngài cầu nguyện như thế nào? "Lạy Cha chúng con ở trên trời; Danh Cha được thánh; Nước Cha được đến; Ý Cha được nên, ở đất như trời!" (Ma-thi-ơ 6:9-10). Vì lẽ đó, Ngài không chỉ đến để giải cứu chúng ta, mà còn để cứu rỗi người cho vương quốc của Ngài.

Sách Đa-ni-ên--1

Chúng ta đang sống trong thời gian mà Chúa sắp trở lại. Trước kia tôi thường ghen tị với các môn đệ, vì họ được thường xuyên ở bên cạnh Chúa. Nhưng tôi đã nhận ra rằng, thật là một đặc quyền khi được sống trong thời gian mà mọi thứ trở nên chín muồi. Hội Thánh trong thời gian này cũng sẽ trưởng thành, điều này có nghĩa là chúng ta có thể trở thành trái đầu mùa. Trong quá khứ, không ai trong số các thánh đồ đã chết có được cơ hội này, tất cả họ đều phải nếm mùi sự chết. Ngày nay, việc trải nghiệm sự đến của Chúa mà không cần phải thấy cái chết trước tiên là điều có thể. Vì vậy, thời gian chúng ta đang sống ngày nay rất đặc biết, và chúng ta muốn cảm tạ Chúa về điều này cũng như cầu nguyện nhiều để chúng ta đến được mục tiêu.

THỜ THẦN SAO


Các tôn giáo thế giới bị tôn giáo Babylon tác động nên họ không chỉ thờ nữ thần Semiramis nhưng cũng thờ Tham-mu, thần sao. Chiêm tinh học (astrology) hay đoán số tử vi khởi sự từ Babylon. Chiêm tinh học khác với Thiên văn học (astronomy). Thiên văn học là môn vật lý về các vì sao và bầu trời. Đồng lúc đó người Canh đê cai trị xứ Babylon, xứ Canh-đê là quê hương của Abraham.

Ảnh hưởng của Chiêm tinh học Babylon rất lớn. Độ chừng 2000 năm sau thời Nim-rốt, chiêm tinh học truyền vào Hi-lạp và La-mã, cùng những nơi khác, từ ngữ “Canh- đê” (Chaldeans) trở thành một danh từ chung chỉ về chiêm tinh gia.