Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

THẢM KỊCH CỦA BỐN TÔI TỚ CHÚA-



Kinh thánh xét đoán những người được nó chép đến. “Những gì đã được chép từ xưa đều nhằm dạy dỗ chúng ta, để nhờ sự kiên định và khích lệ của Kinh Thánh mà chúng ta có niềm hi vọng (Rô ma 15: 4). Chúng ta không có đủ tư cách thẩm quyền xét đoán các tôi tớ Chúa trong Kinh Thánh.


1. Ích-bô-sết-- tín đồ bạc nhược thuộc linh
2 Sa mu ên 3:1, “Cuộc chiến kéo dài giữa nhà Sau-lơ và nhà Đa-vít; Đa-vít ngày càng vững mạnh, còn nhà Sau-lơ càng ngày càng suy yếu”. Ích bô sết tượng trưng tín đồ yếu nhược thuộc linh, bị Áp ne chủ trị và sợ hãi bên Đa vít. Nhiều tôi tớ Chúa đang tự xưng là tổng quản nhiệm, làm ông gì đó trên công động dân Chúa, nhưng lại quá yếu nhược thuộc linh, hoàn toàn dựa vào tài trợ nước ngoài và giảng sư khách mời, bằng cách đưa bao thơ mua chuộc họ sau khi họ giảng trợ lực cho mình.


BA DÒNG THẦY TẾ LỄ-


Tuy nhiên, dân chúng vẫn còn dâng sinh tế trên các nơi cao, vì cho đến bấy giờ chưa có đền thờ nào được xây cất cho danh Đức Giê-hô-va. Sa-lô-môn kính yêu Đức Giê-hô-va nên bước đi theo các luật lệ của Đa-vít, cha mình. Tuy nhiên, vua vẫn còn dâng sinh tế và đốt hương trên các nơi cao. Vua đi đến Ga-ba-ôn để dâng sinh tế tại đó vì ấy là nơi cao quan trọng nhất. Trên bàn thờ đó, Sa-lô-môn dâng một nghìn sinh tế làm tế lễ thiêu. Tại Ga-ba-ôn, Đức Giê-hô-va hiện ra với Sa-lô-môn trong giấc chiêm bao ban đêm; Đức Chúa Trời phán: “Hãy xin điều gì con muốn Ta ban cho con.” Sa-lô-môn thức dậy, thấy đó là một giấc chiêm bao. Rồi vua trở về Giê-ru-sa-lem, đứng trước Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va, dâng tế lễ thiêu và tế lễ bình an. Sau đó, vua mở tiệc khoản đãi tất cả quần thần của mình. 1 Vua 3:2 -5, 15.

ĐẤNG MÊ-SI-A TRỊ VÌ TẠI SI-ÔN-



(Vài lời về Ê sai 11-12)
E-sai 11 và 12 bày tỏ Đấng Mê si a (Đấng Christ) là nguồn gốc mọi ân phước thiên hi niên của dân Ngài. Chương 1 nói về tính cách của Chúa Jesus còn phần sau chương 11 và 12 nói hiệu quả sự trị vì của Ngài trên vương quốc, mà thủ đồ là Si ôn.
-
Linh Jehovah ngự trên Chúa,
Linh khôn ngoan, thông sáng, mưu toan,
Linh hiểu biết, mạnh sức, kính sợ,
Xét xử mọi người cách đường hoàng.
Thắt lưng đức công bình, thành tín,
Gậy miệng Ngài trừng phạt ác nhân;
Chiên con, muông sói sống hòa hợp,
Bò, sư tử , gấu vui thỏa quây quần.
Trẻ con thò tay hang rắn lục,
Nhân loài hiểu biết Chúa tận tường,
Không đau thương, giết hại trong nước,
Vinh quang Chúa Trời dẫy tràn luôn;
Dân sót Giu đa lạc nhiều nước,
Chúa đem về đoàn tụ hoan ca;
Con đường cái thông các dân tộc,
Ép-ra-im hết ghét Giu- đa,
Đấng Thánh Israel hiển trị,
Tại Si-ôn xứ thánh, dân mình,
Cứu ân thần giảng rao các nước,
Giếng cứu rỗi, nước sống vĩnh sinh,
Chúa là sức mạnh, bài ca mới,
Tân Israel ca hát thỏa tình.
16-5-2018

ĐỀN THỜ THỨ BA TẠI SI-ÔN-


Theo tin tức báo chí đang tải, hôm 14-5-2018 khi tòa đại sứ Hoa kì chuyền về Jerusalem, dân Palestine diễu hành rầm rộ phản đối, gây số tử vong 61 người và 2000 người bị thương. Người Palestine hay Philitine xưa đó chống đối việc Israel sắp xây dựng ngôi đền thờ thứ ba tại núi đền Si-ôn.
Chương 66 sách tiên tri Ê sai nói trước về sự xây dựng nầy và dẫn đến việc dân tân Israel hoạt động truyền giáo trong thiên hi niên như sau:


Câu 1-2-“Đức Giê-hô-va phán: “Trời là ngai của Ta, Đất là bệ chân Ta. Các ngươi sẽ xây nhà thế nào cho Ta? Nơi nào sẽ làm chỗ nghỉ ngơi cho Ta? Tay Ta đã làm ra mọi điều nầy, Và tất cả đều hiện hữu.” Đức Giê-hô-va phán vậy. “Đây là người mà Ta đoái xem, Là người khiêm nhường và có tâm linh thống hối, Người run sợ khi nghe lời Ta phán”

DÂN ISRAEL TRONG CƠN ĐẠI NẠN-



(Đa-ni-ên 12)
Mi-ca-ên với đoàn thiên sứ,
Đuổi sa-tan ra khỏi khoảng không,

Kèn năm đại nạn liền khởi diễn,
Con thú, tiên tri giả, con rồng.


Đại nạn Israel thật khổ,
Suốt một kỳ, nửa kỳ, những kỳ,
Người nào có tên sách sự sống,
Sẽ được cứu lập nước diệu kỳ.


Khổ nạn trước kia chưa hề có,
Mãi sau chẳng có nữa bao giờ,
Kẻ ngủ sống lại chịu nhơ nhuốc,
Kẻ khôn được danh tiếng thơm tho.


Người khôn rực rỡ như sao sáng,
Kẻ chinh phục hồn sáng chói ngời,
Đa-ni-ên chổi dậy ngày cuối,
Được thừa hưởng sản nghiệp vui tươi.


Kẻ tinh sạch, kẻ được luyện lọc,
Sáng chói, am hiểu mầu nhiệm Lời,
Tín đồ dữ cứ làm điều ác,
Chẳng thể nào hiểu được đến nơi.

Chức Tế Lễ Của Đấng Christ Và A-Rôn-



He6 bơ rơ 7:26-28, “Thật vậy, Ngài là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta cần đến: thánh khiết, vô tội, không ô uế, biệt riêng khỏi kẻ có tội, được tôn cao hơn các tầng trời. Không như những thầy tế lễ thượng phẩm khác, Ngài không cần phải dâng sinh tế mỗi ngày, trước vì tội mình, sau vì tội dân. Ngài dâng chính mình Ngài làm sinh tế một lần đủ cả. Vì luật pháp lập những người vốn yếu đuối làm thầy tế lễ thượng phẩm; còn lời thề có sau luật pháp thì lập Con, là Đấng được toàn hảo đời đời. 


Hê bơ rơ 10: 11-12, “Mỗi thầy tế lễ hằng ngày đứng phục vụ và thường xuyên dâng cùng một loại sinh tế, là điều không bao giờ có thể cất tội lỗi đi được. 12 Nhưng Đấng Christ đã vì tội lỗi dâng một sinh tế chuộc tội duy nhất và đời đời, rồi ngồi bên phải Đức Chúa Trời; và từ đó, Ngài chờ đợi cho đến khi những kẻ thù của Ngài bị đặt làm bệ cho chân Ngài. Vì nhờ một sinh tế duy nhất, Ngài làm cho những người được thánh hóa trở nên toàn hảo mãi mãi.
Lê vi kí 9:23, “Môi-se và A-rôn vào Lều Hội Kiến rồi đi ra chúc phước cho dân chúng”
Lê vi kí 10:17-18, “Trong lúc thầy tế lễ vào Nơi Chí Thánh để làm lễ chuộc tội,không một ai được ở trong Lều Hội Kiến cho đến khi người trở ra. Như vậy, người làm lễ chuộc tội cho chính mình, cho nhà mình và cho cả hội chúng Y-sơ-ra-ên. Rồi người đi ra chỗ bàn thờ trước mặt Đức Giê-hô-va để làm lễ chuộc tội cho bàn thờ; người lấy một ít máu bò đực tơ và máu dê đực bôi lên các sừng của bàn thờ,

CẤT LỄN TRƯỚC ĐẠI NẠN?


Đa 9:27, Luca 17:;26-37; Khải 14:1-5, 14-16; Lu ca 21:36, !Cor 15: 52
-
Lời rao giảng bảy năm đại nạn,
Không đúng lời Chúa dặn xưa nay,
Chỉ ba năm rưởi họa tai,
Đa-ni-ên chép trước đây tỏ tường.
-
Ngày đại nạn trông dường nước lụt,
Gia đình Nô-ê thoát tai ương,
Đoàn người đắc thắng lên đường,
Trước giờ con thú xưng vương đất nầy.

Tuổi Tác Của Những Người Trong Kinh Thánh




Đa-ni-ên 6

Thật dễ dàng để đánh giá sai tuổi tác của những người trong Kinh thánh. Điều này có thể được nhìn thấy đặc biệt là khi các họa sĩ đã phác họa những cảnh tượng trong Kinh thánh và miêu tả các nhân vật chính rất trẻ.
Dưới đây là bốn mẫu chuyện tiêu biểu:
-Gia-cốp không phải là một chàng trai trẻ khi anh trốn khỏi Ê-sau, anh mình. Lúc đó ông khoảng 77 tuổi.
-Thật sai lầm khi họa sĩ vẽ Bên-gia-min như cậu thiếu niên khi gặp lại Giô-sép. Ngày đó Giô sép đã 39 tuổi thì Bên-gia-min cũng phải 32 tuổi và có 10 con trai.
-Mi-ri-am, người ca ngợi Chúa bên bờ Biển Đỏ, bà lớn hơn Môi-se vài tuổi. Môi-se đã 80 tuổi vào thời điểm đó. Kết quả là, Mi-r-am đã ở vào tuổi U 90 và không còn là một phụ nữ trẻ khi điều hành dàn hợp xướng phụ nữ vui vẻ.
-Đa-ni-ên khoảng 85 tuổi khi bị ném vào hang của sư tử. Cần nhớ rằng khi còn là một chàng trai trẻ, anh ta đã bị bắt cóc đến Ba-by-lôn và vua Mê-đi đã khiến ông ta bị ném vào hang của sư tử.  Có một ông già trong hang sư tử tin tưởng Chúa của mình!

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

BẠN YÊU THƯƠNG ĐIỀU GÌ NHẤT?





2 Ti-mô-thê 2:20, “Vả, trong một nhà lớn chẳng những có bình bằng vàng bằng bạc mà thôi, cũng có cái bằng gỗ bằng đất nữa, thứ thì dùng việc sang trọng, thứ thì dùng việc thấp hèn”
2 Ti-mô-thê 3:1-4, “Vì người ta đều sẽ ái kỷ (self-lovers), ham tiền (money-lovers), ….ưa thích sự vui chơi (pleasure- lovers)  hơn là kính mến Đức Chúa Trời (God-lovers)”.
Trong kho tàng văn thơ thánh còn lưu lại bài thơ thánh 3 khổ, mỗi khổ có 8 câu. Có lẽ bài thơ nầy do một giáo phụ ẩn danh nào đó hồi thế kỉ thứ 3 sau Công nguyên đã cảm tác cách rất sâu sắc về vấn đề yêu thương tương đương lời của sứ đồ Phao-lô viết về 4 loại người yêu trên đây. Đến thời ông A.B. Simpson, sáng lập viên Hội Phước Âm Liên Hiệp, có bà Margaret Simpson đã phổ nhạc bài thơ nầy thành thánh ca thuộc linh, cổ điển, và ông A.B. Simpson viết cho một điệp khúc.Tôi xin trích dẫn khổ 2 như sau:

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

A-BÔ-LÔ TƯỚI NƯỚC




    Vào thế kỷ thứ nhất, Ê-phê-sô là thành phố hải cảng và là thủ phủ của tỉnh A-si, Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Tại Ê-phê-sô có trục đường giao thông thủy bộ trong khu vực. Đánh giá được yếu tố địa lợi đó của Ê-phê-sô, nên sứ đồ Phao-lô đã công tác tại đó 3 năm ròng rã để xây dựng một Hội thánh lớn tại thành phố và qua Ê-phê-sô rao giảng lời chức vụ cho cả vùng đến nỗi sử gia Lu-ca ghi: “hết thảy những kẻ trú tại A-si, cả người Do-thái lẫn người Hi-lạp đều nghe Lời Chúa” (Sứ. 19:10).

    Theo Sứ đồ 20, Phao-lô nói rằng ông đã rao giảng phúc âm ân điển Đức Chúa Trời, vương quốc Đức Chúa Trời và cả nghị quyết của Đức Chúa Trời cho Hội thánh Ê-phê-sô. Rồi khi Phao-lô ở tù lần thứ nhất, ông viết thơ tín lẽ thật thần thượng đỉnh cao, là thơ Ê-phê-sô. Theo các bản chép tay cổ nhất thì Ê-phê-sô 1:1 chép, “Phao-lô, sứ đồ của Christ Jêsus, do ý chỉ của Đức Chúa Trời đạt cho các thánh đồ ở….”. Từ ngục thất La mã Phao-lô nhờ Ti-chi-cơ mang thơ nầy về Ê-phê-sô, sao chép ra nhiều bản rồi điền tên các hội thánh trong vùng vào chỗ trống, vì đây là bức thư luân lưu, và Ê-phê-sô nhận thơ trước nhất. Hội thánh Ê-phê-sô đi đầu so với các hội thánh trong vùng, và các đồng công thường xuyên ghé thăm hội thánh đó.

Bạn Có Chồng Chất Của Cải?




Gia-cơ 5:1-6 “À, các ngươi là kẻ giàu có kia, hãy khóc lóc, kêu la vì cớ khổ nạn sẽ đổ trên các ngươi.  Của cải các ngươi bị mục nát, áo xống các ngươi bị sâu mọt ăn đi.  Vàng bạc các ngươi bị ten rét; ten rét đó sẽ làm chứng nghịch các ngươi, ăn thịt các ngươi như lửa vậy. Các ngươi đã dồn chứa tiền của trong những ngày sau rốt.  Kìa, tiền công con gặt đã gặt ruộng các ngươi, mà các ngươi đã gian lận không chịu trả, thì kêu rêu, và tiếng kêu oan của con gặt đã thấu đến tai Chúa Vạn quân.  Các ngươi đã ăn ở xa hoa trên đất, buông lung vui thú, nuôi béo lòng mình trong ngày làm thịt.  Các ngươi đã định tội và giết người công nghĩa, mà người chẳng chống trả các ngươi”
Gia-cơ nặng lời khiển trách người giàu trong chương 5:1-6 của bức thư. Người giàu có bốn đặc điểm:

Nghèo Mà Vẫn Giàu




Gia cơ 2:5 “Hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy nghe: Đức Chúa Trời há chẳng lựa chọn kẻ nghèo của thế giới nầy để được giàu có trong đức tin, và thừa thọ nước Ngài đã hứa cho kẻ thương yêu Ngài hay sao?”
Lu-ca 12:21 “Kẻ nào dồn chứa của cải cho mình mà không giàu có nơi Đức Chúa Trời, thì cũng như vậy”
Những người giàu nhất là những người nghèo không có Đấng Christ. Và tín đồ sở hữu Đấng Christ (và mọi thứ thuộc linh với Ngài) rất giàu có, ngay cả khi anh ta phải làm việc chăm chỉ để kiếm bánh  ăn hàng ngày.
Tôi nhớ một người bạn đã từng nói với tôi về một nhà quý tộc giàu có. Ông sở hữu những vùng đất rộng lớn, hầu hết tất cả đều nằm trong một thung lũng. Nơi ở của anh ta cũng ở đó. Trong thung lũng này cũng có một Cơ Đốc nhân già nghèo nhưng hạnh phúc và kiên định, sống ở đó. Anh ta kiếm được tiền trong các mỏ đá của nhà quý tộc. Một ngày nọ, nhà quý tộc bị bệnh nặng, và bệnh càng ngày càng tệ hơn. Một đêm kia anh cảm thấy rất tệ. Các bác sĩ lắc đầu và bảo rằng anh ta ít có hy vọng.

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

CHÚA TRỊ VÌ TRONG VƯƠNG QUỐC



Hỡi Đức Chúa Trời, xin ban cho vua sự xét đoán của Chúa, Và ban cho vương tử sự công bình của Ngài. Người sẽ đoán xét dân sự Chúa cách công bình, Xử kẻ khốn cùng cách ngay thẳng. Nhân vì sự công bình, các núi và gò nổng Sẽ đem bình an đến cho dân chúng. Trong ngày vua ấy, người công bình sẽ hưng thịnh, Cũng sẽ có bình an dư dật cho đến chừng mặt trăng không còn. Thi 72:1-3, 7

MỐI LIÊN HỆ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN VỚI LUẬT PHÁP-



Khi đọc các thư tín điều cần thiết là phải phân biệt giữa "pháp luật- law" và "pháp luật- the law".  (Trong nguyên văn tiếng Hi lạp có chép: law và the law—mà tiếng Việt không thể dịch được). Nơi nào có mạo từ xác định (the) được sử dụng, từ ngữ đó (the law) đề cập đến pháp luật Môi-se; khi nào không có mạo từ “the”, từ ngữ “law” nói đến pháp luật như một nguyên tắc. Việc chúng ta được giải thoát khỏi "luật pháp" được dựa trên sự chúng ta được giải thoát  khỏi "pháp luật" như một nguyên tắc. Đức Chúa Trời không còn giao dịch với chúng ta theo các nguyên tắc của pháp luật. Kết quả là, chúng ta không có kết nối với pháp luật của Si-nai. Là một nguyên tắc, "luật pháp"  lớn hơn " the luật pháp" như một sự vật. Là một nguyên tắc, luật pháp bao gồm "the luật pháp" như một sự vật. Chúng ta có ngụ ý gì khi chúng ta nói rằng Đức Chúa Trời không giao thiệp với chúng ta trên cơ sở luật pháp? Chúng ta có ngụ ý rằng Ngài không còn đưa ra các đòi hỏi với chúng ta nữa. Nếu tôi đang sống theo nguyên tắc của pháp luật, tôi đang tìm cách làm hài lòng Đức Chúa Trời, nhưng việc tìm cách làm hài lòng Đức Chúa Trời bằng những việc làm tuân giữ luật pháp chết như vậy, không làm Ngài đẹp lòng .

Ngày Tàn Của Triều Đại Vua Sau-lơ-



(2 Samuel 4)
Câu gốc: 2 Samuel 3:1b
I.                   Triều đình vua Sau-lơ suy thoái- 2 Sa. 4:1-3
Tác giả sách 2 Samuel giới thiệu cái chết của tổng bính Áp-ne là báo hiệu ngày suy tàn của triều đại vua Sau-lơ đã đến.
II.                Ứng viên không thể làm vua. 2 Sam 4:4
Tác giả giới thiệu Mê-phi-bô-sết, con trai của Giô na tha, cháu nội của vua Sau-lơ trong tình trạng bại liệt, ngụ ý sự chấm dứt của dòng vua Sau-lơ.
III.              Hai người nổi loạn- 2 Sam. 4:5-7
Chúa cho phép sự nổi loạn trong hàng hoàng thân của vua Ích-bô-sết để  đưa đến sự kết thúc triều vua Sau-lơ đúng thì giờ Ngài cho phép.
IV.            Tính cách công nghĩa vủa vua David- 2 Sam. 8-12
Vua David không ban thưởng cho hai tên sát nhân mà còn trừng phạt chúng. Ông không mừng khi vua Mê-phi-bô-sết, kẻ thù của mình,  chết. Đó là một điều hiếm có.

Phục Hồi Hình Ảnh-



-
Giăng 15:14-Các con là bạn hữu của Ta nếu các con thi hành điều Ta truyền.
-
Ý tưởng về tình bạn thần thượng- phàm nhân, bắt nguồn từ Đức Chúa Trời. Há chẳng phải Đức Chúa Trời đã nói trước tiên sao? Các ngươi là bạn bè của Ta? (Giăng 15:14), vì đó sẽ là đống mảnh vỡ không tha thứ được cho bất kỳ người nào dám nói như vậy phải không? Tôi là bạn của Đức Chúa Trời? Nhưng vì Ngài tuyên bố chúng ta là bạn bè của Ngài, thì đó là một hành động vô tín khi ai bỏ qua hoặc từ chối mối quan hệ đó. . . . Mặc dù mỗi bên hoàn toàn khác nhau tận căn bản, nhưng hai thân vị có thể tận hưởng tình bạn gần gũi nhất cho cả cuộc đời; vì  điều kiện tiên quyết của tình bạn không phải là những người tham gia phải như nhau trong tất cả mọi thứ; họ chỉ cần giống nhau ở những điểm mà tính cách của họ cần chạm vào.


Sự hòa hợp là giống hệt nhau tại các điểm tiếp xúc, và tình bạn là sự giống nhau của hai trái tim hợp nhất. Vì lý do này, toàn bộ ý tưởng về tình bạn thần thượng- phàm nhân là đủ hợp lý và hoàn toàn đáng tin cậy. Đức Chúa Trời vô biên và con người hữu hạn có thể kết hợp cá tính của mình trong tình bạn dịu dàng, hài lòng nhất. Trong mối quan hệ như vậy, không có ý tưởng về sự bình đẳng; chỉ có sự giống nhau khi trái tim của con người đáp ứng được trái tim của Đức Chúa Trời. Sự giống nhau này có thể có được bởi vì hồi nguyên thủy Đức Chúa Trời đã tạo con người theo hình ảnh của Ngài và vì cớ Ngài hiện đang làm lại những gì trong hình ảnh của con người mà đã bị tội lỗi làm tiêu mất.