Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017
Mối bất mãn đang gia tăng - -
Có một sự bất mãn ngày càng gia tăng với hiện trạng tư mọi dân tộc trên trái đất. Đâu đâu người ta cũng tỏ ra thái độ bất mãn với xã hội và tôn giáo mà họ đang sống.
Chúa Jêsus đã phải chết để sự thành lập ở Y-sơ-ra -ên có thể duy trì nguyên trạng. Vào lúc cuối cùng chức vụ Ngài, những người Pha-ri-si, người Sa-đu-sê và đảng Hê-rốt (tầng lớp chính trị) tụ họp nhau để nhất trí rứt bỏ một người có thể làm rung chuyển xã hội của họ.
Họ vốn đã ghét nhau nhưng tìm ra nguyên nhân chung trong việc bảo vệ bản thân mình, bằng cách tiêu diệt kẻ thù chung là Chúa Jesus.. Đó là những gì tất cả các cơ chế đều làm, cho dù đó là tôn giáo hay thế gian. Đức Chúa Trời phán rằng sự phán xét bắt đầu tại nhà của Chúa. Chúng ta đã thấy điều đó đã và đang diễn ra, bây giờ chúng ta thấy các cấu trúc của xã hội loài người khắp nơi bắt đầu rạn nứt. Và điều đáng sợ đối với thế giới, là một khi có sự tan rả bắt đầu, thì thực sự có thể có kết thúc. Thế giới cuối cùng sẽ bị nghẹt thở vì cái mà họ gọi là tự do.
NHỮNG NGƯỜI CAO QUÝ CỦA CHÚA-
Xuất hành 24:9-11: "Đoạn Môi-se đi lên với A-rôn, Na đáp, A-bi-hu và 70 trưởng lão Y-sơ-ra-ên, và họ thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên và dưới các bàn chân của Ngài giống như mặt đường lát bằng đá sa-phia (lam ngọc) và trong sáng như chính bầu trời. Nhưng Ngài dđã chẳng duỗi tay Ngài ra chống các người cao quý của những con trai Y-sơ-ra-ên, họ trông thấy Đức Chúa Trời và họ ăn uống"-(TKTC)
Các bạn chú ý câu: "các người cao quý của những con trai Y-sơ-ra-ên". Theo xác thịt người thiên nhiên chúng ta nhận biết thánh đồ khác là xác thịt, và họ nhận biết chúng ta cũng là người xác thịt thấp hèn. Những sự nhận biết như vậy ảnh hưởng sự thông công và cộng tác hầu việc Chúa giữa chúng ta với anh em tín đồ khác.
CHỪNG NÀO SỰ CUỐI CÙNG ĐẾN?
"Tin Lành về vương quốc Đức Chúa Trời sẽ được rao giảng khắp đất để làm chứng cho muôn dân; bấy giờ, sự cuối cùng sẽ đến" (Mathio 24:14).
"Nhiều người trong Hội thánh ngày nay cố gắng xác định sự tái lâm gần kề của Đấng Christ bằng cách tìm đọc những dấu hiệu của thời đại. Chúng ta thấy những dấu hiệu đó cụ thể; ví dụ như sự trở lại đất Y-sơ-ra-ên của người Do Thái. Tuy nhiên, một trong những tuyên bố rõ ràng nhất mà Chúa Giêsu đưa ra về lần xuất hiện thứ hai của Ngài được nêu trong câu trên. Sự cuối cùng chỉ sẽ đến sau khi phúc âm đã được rao giảng cho tất cả các quốc gia như một lời chứng. Lời Chúa Giêsu sử dụng cho chữ "nhân chứng" trong câu này cũng giống như từ ngữ Hi Lạp "chứng cớ". Nói tóm lại, Ngài nói Tin Mừng mà chúng ta rao giảng chỉ có hiệu quả nếu nó được hỗ trợ bởi một đời sống chứng tỏ cho thực tế đó" (David Wilkerson)
Bạn đã ngồi ở bàn Chúa hay bạn sẽ chạy trốn?
Thánh thi 23: 5, "Chúa dọn bàn trước mặt con trong sự hiện diện của kẻ thù con, Chúa dã xức dầu đầu con, chén con đầy tràn" (TKTC)
Con đường trở nên hẹp hơn và cuộc leo trèo trở nên gay go khi có dốc cao và vực sâu hơn trong khi chúng ta tiến bước vào Vương quốc của Đức Chúa Trời. Không có cách nào quay trở lại, không có phương tiện gì để trở lại, chỉ có tiến lên và leo cao cho dù con đường phía trước có tiếp tục như thế nào (chúng ta hiếm khi nhìn thấy sự khen ngợi Đức Chúa Trời). Đối với những người đã bước vào Vương quốc và đã làm cho thế giới đảo lộn, khi đó dường như thế giới thấp thỏi đối với họ. Khi họ nhìn thấy những thử thách và hoạn nạn, họ nhìn thấy thất bại và sự từ bỏ vì lí do nào đó. Nhưng những thử nghiệm của chúng ta là những cú đục đẽo. Nhà điêu khắc vĩ đại đang định hình chúng ta để chúng ta có thể hợp thành một ngôi đền vinh quang, nơi trú ngụ cho Chúa của chúng ta.
Ai sẽ chịu nổi những ngón đòn đục đẽo? Ai sẽ không chạy trốn khỏi những thử thách, phiền não và ngược đãi? Ai sẽ tiếp tục hành trình dù trước mặt là bối cảnh đen tối nhất mà có chút ít ánh sáng nhỏ bé của chúng ta tỏa ra và bằng chứng về vinh quang của Ngài? Bạn sẽ là Cơ đốc nhân quy phục Chúa không? Bạn sẽ cho phép mình được định hình? Bạn sẽ duỗi tay ra vì sự nghiệp của Thầy mình không? Bạn có thể vui mừng trong những thung lũng sâu nhất không? Những ngón đòn mạnh mẽ nhất từng chống lại kẻ thù của Vương quốc là tiếng ồn ào hân hoan phát sinh từ những thung lũng sâu nhất. Trong một nơi mà những người khác khóc than, nghiến răng và thất vọng, đời sống con người bị đảo lộn, thì con người của Vương quốc vui mừng trong Chúa của mình và ma quỷ im lặng. Quả thực Chúa Giêsu chuẩn bị một cái bàn trước mặt chúng ta trước sự có mặt của những kẻ thù chúng ta. Bạn có phải là Cơ đốc nhân ngồi tại bàn này không? Đây là bàn của Chúa, sự tốt lành và sự ân cần thương yêu đi theo chúng ta suốt những ngày hành trình dọc theo con đường hẹp.
Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017
Mặt trời hai cánh- -
[Chúa phán:] "Ta đã nghe lời cầu nguyện của con và thấy nước mắt con". Êsai 38: 5
Trong năm năm, một con dấu bằng đất sét cổ xưa vẫn còn nằm trong kho Viện Khảo cổ học Giê ru-sa-lem. Sau khi con dấu được đào lên từ phần phía nam dưới chân bức tường cổ của thành phố Giê ru-sa-lem cuộc kiểm tra sơ bộ đã không xác định được tầm quan trọng của đối tượng cổ xưa gần 3.000 năm tuổi. Nhưng sau đó một nhà nghiên cứu cẩn thận kiểm tra các chữ cái trên con dấu, kết quả là có một khám phá quan trọng. Dòng chữ viết bằng tiếng Hê-bơ-rơ cổ, ghi khắc: "thuộc về Ê-xê-chia, con của A-cha, vua Giu-đa".
Ở trung tâm của con dấu là hình một mặt trời hai cánh bao quanh bởi hai hình ảnh tượng trưng cho sự sống. Các nhà khảo cổ học mà phát hiện ra con dấu này đều tin rằng vua Ê-xê-chia đã bắt đầu sử dụng dấu ấn này như một biểu hiệu cho sự che chở của Đức Chúa Trời sau khi Chúa chữa lành ông ta khỏi một căn bệnh đe dọa mạng sống (Êsai 38: 1-8). Vua Ê-xê-chia đã cầu khẩn Chúa chữa bệnh cho ông. Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện của vua. Ngài cũng ban cho Ê- xê-chia một dấu hiệu rằng Ngài thực sự làm theo những gì Ngài đã hứa, "Nầy, Ta sẽ làm cho bóng mặt trời đã chiếu xuống các bậc của đồng hồ mặt trời của A-cha lui lại mười bậc” (câu 8).
Lạy Chúa, xin giúp con tin vào quyền năng và tình yêu của Chúa, và luôn luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài.
Sự kiện liên quan đến hiện vật khảo cổ này cho chúng ta một lời nhắc nhở đáng khích lệ rằng thánh đồ trong Kinh thánh vẫn luôn học hỏi, như chúng ta làm hôm nay, là kêu cầu Chúa lắng nghe mình khi chúng ta kêu cầu Ngài giúp đỡ. Và ngay cả khi những câu trả lời của Ngài không phải là những gì chúng ta muốn hoặc mong đợi, chúng ta có thể yên tâm rằng Ngài có lòng từ bi và Ngài có quyền năng. Đấng ra lệnh cho sự di chuyển của mặt trời chắc chắn có thể chuyển động trong tấm lòng chúng ta.
Bạn có kêu cầu Ngài trong mọi gian truân của cuộc sống chăng: " Hãy kêu cầu Ta trong ngày gian truân, Ta sẽ giải cứu ngươi và ngươi sẽ tôn vinh Ta” (Thi thiên 50:15)
Ở trung tâm của con dấu là hình một mặt trời hai cánh bao quanh bởi hai hình ảnh tượng trưng cho sự sống. Các nhà khảo cổ học mà phát hiện ra con dấu này đều tin rằng vua Ê-xê-chia đã bắt đầu sử dụng dấu ấn này như một biểu hiệu cho sự che chở của Đức Chúa Trời sau khi Chúa chữa lành ông ta khỏi một căn bệnh đe dọa mạng sống (Êsai 38: 1-8). Vua Ê-xê-chia đã cầu khẩn Chúa chữa bệnh cho ông. Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện của vua. Ngài cũng ban cho Ê- xê-chia một dấu hiệu rằng Ngài thực sự làm theo những gì Ngài đã hứa, "Nầy, Ta sẽ làm cho bóng mặt trời đã chiếu xuống các bậc của đồng hồ mặt trời của A-cha lui lại mười bậc” (câu 8).
Lạy Chúa, xin giúp con tin vào quyền năng và tình yêu của Chúa, và luôn luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của Ngài.
Sự kiện liên quan đến hiện vật khảo cổ này cho chúng ta một lời nhắc nhở đáng khích lệ rằng thánh đồ trong Kinh thánh vẫn luôn học hỏi, như chúng ta làm hôm nay, là kêu cầu Chúa lắng nghe mình khi chúng ta kêu cầu Ngài giúp đỡ. Và ngay cả khi những câu trả lời của Ngài không phải là những gì chúng ta muốn hoặc mong đợi, chúng ta có thể yên tâm rằng Ngài có lòng từ bi và Ngài có quyền năng. Đấng ra lệnh cho sự di chuyển của mặt trời chắc chắn có thể chuyển động trong tấm lòng chúng ta.
Bạn có kêu cầu Ngài trong mọi gian truân của cuộc sống chăng: " Hãy kêu cầu Ta trong ngày gian truân, Ta sẽ giải cứu ngươi và ngươi sẽ tôn vinh Ta” (Thi thiên 50:15)
ĐÂM RỄ TRONG ĐỨC CHÚA TRỜI
"Người ấy giống như cây trồng gần dòng nước, đâm rễ đến
lòng sông, gặp mùa hạn hán cũng không lo sợ, lá cứ xanh tươi, dù không mưa liên
tiếp cả năm vẫn cứ ra trái không dứt." (Giê-rê-mi 17:8 -Bản hiện đại).
Khi vợ chồng đôi bạn của tôi chuyển đến ngôi nhà mới, họ đã
trồng cây đậu tía gần hàng rào của họ và trông đợi hoa màu tím sẽ xuất hiện sau
năm năm tăng trưởng. Họ rất thích thú thưởng thức hàng rào trồng hoa này trải hơn
hai thập niên. Họ tỉa xén và chăm sóc nó cách cẩn thận.
Thình lình dàn hoa đậu tía chết, vì người láng giềng đã đổ
thuốc độc trừ cỏ dại bên kia hàng rào hoa đẹp nầy. Hai vợ chồng bạn tôi nghĩ
như vậy. Chất độc ngấm vào gốc rễ của cây hoa đậu tía và cây chết. Nhưng đáng
ngạc nhiên cho họ, năm sau một số chồi hoa đậu tía đã vươn lên khỏi mặt đất.
Chúng ta từng nhìn thấy hình ảnh của cây cối phát riển sum
suê và cây cối tàn úa khi tiên tri Giê-rê-mi liên hệ cây cối với dân của Đức Chúa Trời, những người tin tưởng
Chúa hoặc bỏ qua các đường lối của Ngài. Những người theo Đức Chúa Trời sẽ đâm
rễ của họ vào đất đai ở gần mé nước và sẽ sinh hoa trái (Giê. 17: 8), nhưng những
người bước đi theo lòng họ sẽ giống như một bụi cây trong sa mạc (câu 5-6). Vị
tiên tri khao khát dân của Đức Chúa Trời sẽ nương dựa vào Đức
Chúa Trời chân thật và hằng sống, họ sẽ
là "cây trồng gần dòng nước" (câu 8). Đất đai ở đây tượng trưng Đức
Chúa Trời, chúng ta hãy đâm rễ vào trong Ngài. "Anh em đã đâm rễ trong
Chúa, hãy lớn lên trong Ngài" (Colose 2:7)
Chúng ta biết "Cha là người làm vườn" (Giăng 15: 1)
và trong Ngài chúng ta có thể tin cậy và
hi vọng ."Phúc cho người tin cậy Chúa Hằng Hữu và hoàn toàn hi vọng nơi
Ngài" (Giê-rê-mi 17: 7). Nguyện mong chúng ta theo Ngài bằng cả tấm lòng của
chúng ta khi chúng ta sinh hoa kết trái lâu dài..
"Chúa ơi, con muốn theo Ngài một cách hoàn toàn, cho dù
trong những lúc hạn hán hay dư dật. Giúp tôi quay về với Chúa để tìm được sự giúp
đỡ và hy vọng".
Khi chúng ta đi theo Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng ta
phát triển.
VÂNG PHỤC HAY ĐỘC LẬP
"Nếu các ngươi thương yêu ta, thì chắc giữ các điều răn
Ta" (Giăng 14:15 BNC)
"Nếu các con yêu thương Ta, hãy vâng giữ mệnh lệnhTa"
(Giăng 14:15 BHĐ).
Chúa chúng ta không bao giờ khăng khăng đòi hỏi chúng ta vâng
phục. Ngài nhấn mạnh rất xác định điều chúng ta phải làm, nhưng Ngài không bao
giờ buộc chúng ta phải làm việc đó. Chúng ta phải vâng lời Ngài từ trong sự hiệp
nhất của tâm linh tự nguyện của chúng ta với Linh của Ngài.- Vì "còn ai
liên hiệp với Chúa sẽ có một tâm linh với Ngài" (! Cor 6:17). Đó là lý do
tại sao bất cứ khi nào Chúa chúng ta nói về việc làm môn đồ, Ngài đã mở đầu bằng
một chữ "Nếu", có nghĩa là "con không cần phải làm điều này trừ
khi con muốn làm như vậy".
Nhân Vật Thánh Kinh- Si La
--Tên Tuổi-
Si-la có hai tên được sử dụng
trong Kinh Thánh, Si-la và Si-vanh. Tên Si-la được sử dụng 13 lần trong Tân Ước,
tất cả trong sách Công-vụ (15:22, 27, 32, 34, 40, 16:19, 25, 29, 17: 4, 10, 14,
15; 18 : 5). Tên khác của ông, Si-vanh, chỉ được sử dụng bốn lần và chỉ có
trong các thư tín (1Phiero 5:12, 1Tê 1: 1, 2Tê 1: 1, 2 Cor 1:19). Ông Edmond
Hiebert đã lưu ý: "Si-la rõ ràng là hình thức tiếng Hy Lạp của tên Aramaic
cho tên Sau-lơ, một tên theo tiếng Hê-bơ-rơ, trong khi Si-vanh là tên La-tinh của
ông ta. Si-la có thể đã chọn tên La-tinh vì sự giống nhau của nó trong âm thanh
với tên Hê bơ rơ của ông". Người khác lại gợi ý: "Cái tên Si-vanh là
một danh hiệu Rôma, một dạng của chữ Si-la được La tinh hóa" (Gillman
1992: 6: 22). Tên Latin của ông cho biết ông có quốc tịch La Mã. Lưu ý lời của
Phao-lô nói cho các thẩm phán tại Phi-líp: “Chúng tôi [Phaolô và Si-la] là công
dân Rô-ma, thế mà khi chưa định tội, họ đã đánh đòn chúng tôi giữa công chúng rồi
tống giam vào ngục; bây giờ họ lại lén lút thả chúng tôi sao? Không thể được! Họ
phải đích thân đến đây để thả chúng tôi!”(Công vụ 16:37). Giống như Phao-lô, Si-la
có quốc tịch La Mã. Làm thế nào ông đã nhận được quốc tịch đó, chúng ta không
biết.
NHỮNG NGƯỜI CAO QUÝ CỦA CHÚA-
Xuất hành 24:9-11: "Đoạn Môi-se đi lên với A-rôn, Na đáp,
A-bi-hu và 70 trưởng lão Y-sơ-ra-ên, và họ thấy Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên và
dưới các bàn chân của Ngài giống như mặt đường lát bằng đá sa-phia (lam ngọc) và
trong sáng như chính bầu trời. Nhưng Ngài dđã chẳng duỗi tay Ngài ra chống các
người cao quý của những con trai Y-sơ-ra-ên, họ trông thấy Đức Chúa Trời và họ
ăn uống"-(TKTC)
Các bạn chú ý câu: "các người cao quý của những con trai
Y-sơ-ra-ên". Theo xác thịt người thiên nhiên chúng ta nhận biết thánh đồ
khác là xác thịt, và họ nhận biết chúng ta cũng là người xác thịt thấp hèn. Những
sự nhận biết như vậy ảnh hưởng sự thông công và cộng tác hầu việc Chúa giữa
chúng ta với anh em tín đồ khác.
Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017
Mối bất mãn đang gia tăng - -
Có một sự bất mãn ngày càng gia tăng với hiện trạng tư mọi
dân tộc trên trái đất. Đâu đâu người ta cũng tỏ ra thái độ bất mãn với xã hội và
tôn giáo mà họ đang sống.
Chúa Jêsus đã phải chết để sự thành lập ở Y-sơ-ra -ên có thể
duy trì nguyên trạng. Vào lúc cuối cùng chức vụ Ngài, những người Pha-ri-si,
người Sa-đu-sê và đảng Hê-rốt (tầng lớp chính trị) tụ họp nhau để nhất trí rứt
bỏ một người có thể làm rung chuyển xã hội của họ.
Họ vốn đã ghét nhau nhưng tìm ra nguyên nhân chung trong việc
bảo vệ bản thân mình, bằng cách tiêu diệt kẻ thù chung là Chúa Jesus.. Đó là những
gì tất cả các cơ chế đều làm, cho dù đó là tôn giáo hay thế gian. Đức Chúa Trời phán rằng sự phán xét bắt đầu tại nhà của
Chúa. Chúng ta đã thấy điều đó đã và đang diễn ra, bây giờ chúng ta thấy các cấu
trúc của xã hội loài người khắp nơi bắt đầu rạn nứt. Và điều đáng sợ đối với thế
giới, là một khi có sự tan rả bắt đầu,
thì thực sự có thể có kết thúc. Thế giới cuối cùng sẽ bị nghẹt thở vì cái mà họ
gọi là tự do.
Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017
KỈ NIỆM CUỘC CẢI CHÁNH GIÁO HỘI-
KỈ NIỆM CUỘC
CẢI CHÁNH GIÁO HỘI-
(1517--2017)
Kỉ niệm ngày
cải chánh giáo hội,
Lão nhân góp
một bài thi ca:
Nhớ lại thời
sáu trăm năm qua,
Thời hội
thánh tối tăm, ám thế,
Lời loài người
ngôi cao đường bệ,
Dân hội
thánh ít người tái sanh,
Bọn tăng lữ
quyền thế tung hoành,
Sao mai cuộc
cải chánh hiện rõ,
Wycliffe dịch
kinh thánh rất khó,
Hội thánh
đào hài cốt trả thù,
Tội phổ biến
kinh văn dân cư,
Giúp hiểu cơ
bản sự cứu rỗi,
Ông Huss giảng
kinh thật là giỏi,
Hội thánh
thiêu sống trên trụ đồng,
Chúa Trời
chuyển động thật lạ lùng,
Tyndale dịch
kinh thánh đắt giá,
Mở tâm trí
quần chúng kì lạ,
Máu tuận đạo
ấn tượng nhiều người,
Tu sĩ Luther
giảng tuyệt vời,
Hai ngàn bài
bênh vực kinh thánh,
Viết thành
chín lăm luận đề chánh,
Thách tranh
luận thần học đương thời,
Bị giáo quyền
dứt thông công rồi,
Chúa che giấu
ông lạ lùng bấy,
Thoát bọn
say máu muốn làm hại,
Chức vụ lời
Luther sinh sôi,
Zwingli Thụy
sĩ mở rộng lời,
Học giả
Calvin nghiên cứu kĩ,
Cuộc cải
chánh Pháp có giá trị,
Giáo hội Anh
li khai giáo hoàng,
Mở rộng chân
lí thật vinh quang;
Năm một ngàn
năm trăm mười bảy,
Cuộc cải
chánh chánh thức nổi dậy,
Lời phúc âm
soi sáng nhiều người,
Lời ân điển thắng
truyền thống tồi,
Lời thập giá
khử bùa xá tội,
Kinh thánh mở
ra thật tuyệt đối,
Chức tư tế
phổ thông tuân hành,
Hội thánh giũ
bụi bặm tiến nhanh,
Ngợi khen
Chúa cuộc cải chánh ấy,
Ta thoát
Ba-by-lôn hư hoại,
Năm trăm năm
Chúa làm kì công,
Ngợi khen
Danh Chúa đến vô cùng.
Minh Khải-
30-1-2017
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)