Gia-Vê (יַהְוֶה) là Tên của Đức Chúa Trời, ý nghĩa của “Gia-Vê” là Đấng
Hằng Hữu (I Am). Danh Gia-Vê xuất hiện khoảng 7000 lần trong kinh Cựu ước, người
Israel đọc là yehôvâh và phiên âm là Yahweh,
nên người Công giáo Việt Nam cũng phiên âm là Yavê. Bản Kinh thánh
Pháp văn dịch nghĩa là l'Éternel-
Đấng Hằng Hữu. Bản King James, đã ngự trị trên các hội thánh nói tiếng Anh suốt
4 thế kỉ vừa qua, nhưng họ lại dịch Danh Gia-Vê là LORD, nên một số bản dịch Việt
văn cũng dịch noi theo là CHÚA. Chữ “CHÚA” nầy không phải là Tên của Đức Chúa
Trời, và nó dễ lẫn lộn với chữ “Lord- Chúa” là Adonai, nghĩa là Chủ trong kinh
Cựu ước. Trong những bài viết của tôi, tôi thường dùng Danh “Gia-Vê” như bản
Thánh Kinh Tiêu Chuẩn Việt văn đã sử dụng.
Trong bài nầy tôi dùng kí hiệu
TKTC cho kinh văn của bản Thánh Kinh Tiêu Chuẩn dịch, và kí hiệu NTT (linh mục Nguyễn
Thế Thuấn) cho bản văn Công giáo.
Gia-vê là đơn Danh của Đức
Chúa Trời, Ngài còn khải thị 14 hợp Danh của Gia-vê trên dòng lịch sử của dân
Israel kéo dài chừng 1400 năm , từ Áp-ra-ham (2000 T.C.) đến tiên tri
Ê-xe6chi-ên (571 T.C). Đức Chúa Trời đã tiệm tiến khải thị những ý nghĩa cặp
theo với 14 lần các hợp danh Gia-vê xuất hiện, ứng theo nhu cầu của tuyển dân
trong lịch sử của họ.
& Với Áp-ra-ham – năm 2000
TC.
1.Gia-Vê Jireh (Yehôvâh
yir'eh)
Sáng thế kí 22: 14- TKTC: “Áp-raham
bèn gọi tên chỗ đó là Đức GIA-VÊ Sẽ Cung-cấp; như được nói cho đến ngày nay:
"Trên núi của Đức GIA-VÊ nó sẽ được tìm thấy". Bản NTT: “Chỗ ấy
Abraham gọi tên là "Yavê sẽ liệu" khiến ngày nay người ta còn nói:
"Trên núi Yavê sẽ liệu".
Danh Yehôvâh yir'eh có chữ
yir'eh, chữ nầy nghĩa đen là perceive, present, provide, regard, chúng ta có thể
dịch là: thấy, dự bị, quan phòng, thiên hựu. Danh nầy là Danh cơ bản, Danh làm nền của Đức Gia-Vê. Ngài
bày tỏ rằng chính Ngài là Đấng tiên liệu, thấy trước, quan phòng trước theo ân
thiên hựu của Ngài về mọi nhu cầu của thánh dân. Tại chỗ đó, trên núi Mô-ri-a,
Chúa đã dự phòng nhu cầu Chiên Con, là Đấng Christ cho Áp-ra-ham. Qua Danh Gia-Vê
Jireh, chúng ta được mặc khải rằng Đấng Christ là sự dự bị của Đức Chúa Trời ứng
cho mọi nhu cầu của tín nhân trải các thời đại đến cả cõi đời đời vô tận. Chúng
ta phải đến chỗ nhận ra rằng chỉ có Đấng Christ là giải pháp, là dự liệu của
Chúa cho chúng ta đến mãi mãi.
& Với Môi-se – năm 1500
TC.
-
2.Gia-Vê Ropheca (Yehôvâh
râphâ')
Xuất hành 15:26 TKTC, “Ta sẽ
chẳng giáng trên ngươi một trong các chứng bịnh mà Ta đã giáng trên dân
Ê-díp-tô, vì Ta, GIA-VÊ, là Đấng chữa lành của ngươi"-
Trong nguyên văn Hê-bơ-rơ,
thành ngữ “GIA-VÊ, là Đấng chữa lành” là Yehôvâh râphâ' , bản NTT dịch:
“Ta là Yavê, Ðấng chữa lành ngươi”. Ông Rotherham dịch là:”.Gia-Vê là Lương Y”.
Chữ ‘râphâ' có nghĩa “vá” như vá áo,
“sửa lại” ngôi nhà như Thi 60:2, 1 Các vua 18:30; “chữa” trong chữa bệnh, Gióp
5:18. Thi 103: Ngài chữa lành mọi bệnh tật, chữa lành lòng đau thương,Thi
147:3; chữa lành tật nguyện thân thể, như trường hợp A-bi-mê-léc, Sáng 20:17,
chữa bệnh của vua Â-xê-chia 2 Vua 20:5.
Trong bước đầu trên con đường
theo Chúa, dân Chúa vốn bị nhiễm tạp chất Ai cập, như thích ăn thực phẩm Ai cập,
thích thờ bò con vàng, nên tại đây Chúa khởi sự khải thị cho họ thấy rằng Ngài là
Gia-Vê Lương Y. Nhưng rất tiếc thế hệ đầu tiên khoảng 600 ngàn người nam trên
20 tuổi và các bà vợ đông như vậy, đều bị những chứng bệnh nan y, mãn tính của
Ai cập hành hạ, cuối cùng họ chết rải rác trong sa mạc, chỉ còn hai người mà
thôi.
Xin Đức Gia-Vê Ropheca chữa
cho tận gốc bệnh Ai cập của mỗi chúng ta.
3.Gia-Vê Nissi- (Yehôvâh
nissı̂y)
Xuất hành:17:26TKTC- “Môi-se
bèn xây một bàn-thờ, và đặt tên nó là Đức GIA-VÊ là Cờ Của Ta”. Bản NTT dịch: “Môsê
đã xây tế đàn và gọi tên là Yavê-Nissi, Yavê, cờ trận của tôi”.
Chữ “Nissi” được dịch là “buồm”
trong Ê-sai 33:23;, là “cờ” trong Ê-sai 49:20; 62:10; là “sào” treo rắn đồng
trong Dân 21:8,9; là “cờ xí” trong Thi 60: 4.. Ngài bị treo lên cây sào để chiến
thắng sa-tan, tội lỗi, xác thịt (A ma léc) cho chúng ta. Chúa là ngọn cờ luôn
đưa chúng ta đến chiến thắng khải hoàn. Chúa là cờ chiến thắng, cờ chứng cớ của
đời sống chúng ta, Ngài cũng là cánh bưồm để đưa chúng ta lướt tới. Ê-sai 33:23
NTT, “Ðỏi của ngươi đã chùng, không phương giữ vững cột buồm, không trương cờ
hiệu. Bấy giờ mù sẽ chia phần chiến quả (và) què quặt tha hồ cướp của”. Thi
thiên 60:4 BDM, “Ngài đã ban cho những người kính sợ Ngài cờ hiệu, Để họ trương
lên vì chân lý”.
4. Gia-Vê Eloheca (Yehôvâh
'ĕlôhı̂ym)
Danh nầy có nghĩa là “Gia Vê
Đức Chúa Trời ngươi”, hơi giống mục 6 “Gia Vê Đức Chúa Trời chúng tôi”. Danh nầy
xuất hiện lần đầu ở Xuất hành 20:2,"Ta là GIA-VÊ Chúa TRỜI của ngươi, đã
đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, ra khỏi nhà các kẻ nô-lệ”. Bản NTT dịch: “Ta là
Yavê, Thiên Chúa của ngươi, Ðấng đã đem ngươi ra khỏi đất Aicập, khỏi nhà tôi mọi”.
Danh nầy xuất hiện trong Xuất
hành chương 20 các câu 2,3,7,10,12, khi Chúa muốn có môt mối liên hệ cá nhân của Ngài với mỗi một tín
nhân mà Ngài đem ra khỏi Ai-cập. Giu dđaa Ích-ca-ri-ốt gọi Chúa Giê-su là Thầy,
chứ không hề gọi Ngài là “Chúa”. Khi đề cập đến Chúa trước mặt Sa-mu-ên, vua
Sau lơ nói “Đức Chúa Trời của ông”, Sau lô không xưng nhận Chúa là sở hữu của
mình. Danh naa62y xuất hiện 16 lần trong Phục truyền chương 16, Moi6i se cũng
nhấn mạnh mối liên hệ cá nhân của mỗi một con dân với Chúa của mình, trước khi
ông từ biết họ ra đi.. Đó là một sự nhấn mạnh đáng kể trong Kinh thánh.
5.Gia-Vê Mekaddeshcem- (Yehôvâh
qâdash)
Chữ qâdash có nghĩa là
thanh tẩy, thánh hóa, làm cho nên thánh.
Danh Giê-Vê Đấng Thánh hóa
xuất hiện 7 lần trong sách lê vi kí. Lê 20:8, “Và các ngươi sẽ giữ các luật-lệ
của Ta và thực-hành chúng; Ta là GIA-VÊ, Đấng làm các ngươi nên thánh”.
Bản NTT dich: “Ta là Yavê Ðấng
đã tác thánh các ngươi”. Chúa là Đấng Thánh hóa cho tín đồ, như tác giả thơ
Hê-bơ rơ 2:11 nói về Đấng Christ, “Vì cả Ngài, là Đấng thánh-hóa lẫn tất cả những
kẻ được thánh-hóa đều từ một Cha”. Trong
1 Tê sa lô ni ca 5:23, Đấng Thánh hóa đây còn có danh hiệu: Đức Chúa Trời của sự
bình an”…Bản TKTC dịch: “Bây giờ xin chính Đức Chúa TRỜI bình-an thánh hóa anh
em hoàn-toàn; và xin linh và hồn và thân-thể của anh em được giữ-gìn trọn-vẹn, không
trách được lúc Chúa Giê-xu Christ của chúng ta đến”.
Sau khi được chữa lành bệnh
tật, và chiến thắng A ma léc, tượng trưng xác thịt, con dân Chúa sẽ được Ngài
thánh hóa cách trọn vẹn trong tâm linh, tâm hồn và thân thể.
6.Gia-Vê Eloheenu (Yehôvâh
'ĕlôhı̂ym)-
Danh Yehôvâh 'ĕlôhı̂ym
nghĩa là “Gia-Vê Đức Chúa Trời chúng tôi” xuất hiện lần đầu tiên ở Phục truyền
1:6 TKTC, “GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI chúng ta đã phán với chúng ta tại Hô-rếp,”. Hợp
danh nầy chép 19 lần trong sách Phục truyền và 3 lần trong Thi thiên 99. Danh
thánh nầy ngụ ý Đức Gia-Vê là sở hữu của dân thánh. Trong những bài giảng từ giả,
được gọi là Đệ nhị luật, Môi-se nhấn mạnh mối liên hệ thân ái giữa Đức Gia-Vê
và dân Ngài. Môi-se trình bày Ngài là Ai, Ngài ở đâu, Ngài đã nói gì, Ngài đã
làm gì, Ngài đã ban cho những gì, Ngài đã có gì, Ngài bày tỏ những gì. Gia-Vê Đức
Chúa Trời chúng tôi là Vị Cha nhân từ, nhẫn nhục với đàn con khờ dại, ưa nổi loạn
trong đồng vắng. Ngài đã ẵm bồng và nuôi dưỡng họ như con mọn và đưa họ đến bờ
sông Giô đanh để họ vào chiếm hữu cơ nghiệp mà Ngài đã hứa ban cho là xứ Ca na
an màu mỡ và phong phú.
7. Gia-Vê Salam (Yehôvâh
shâlôm)
Thẩm phán 6:24, “Đoạn
Ghê-đê-ôn xây một bàn-thờ cho Đức GIA-VÊ ở đó và đặt tên nó là: Đức GIA-VÊ là Sự
Bình-an”.Bản NTT dịch: “Ghêđêôn đã xây ở đó một tế đàn và ông gọi là:
"Yavê-Bằng yên".
Chữ shâlôm
có nghĩa “ mạnh giỏi, mạnh khỏe” trong Sáng 43:27,28; “bình an vô hại” trong 2
Sa 18: 28-29; “may mắn” trong Thi 35:27; “an nghỉ, lành mạnh” trong Thi 38:3
Tại sao Chúa khải thị Danh
Gia-vê Salam cho Ghê-đê-ôn? Ghê-đê-ôn sống trong thời tao loạn, thời kì các sứ
quân mà Phao-lô ước chừng 450 năm kéo dài từ sau khi chinh phục đất hứa đến thời
Sa-mu-ên (Công vụ 13;19). Riêng bản thân Ghê-đê-ôn là một thanh niên có thân
hình cao to lực lưỡng, nhưng tâm hồn rất nhát gan, không có sự bình an khi Chúa
kêu gọi ông dẫn quân chiến đấu với quân thù là Ma-đi-an. Cho nên Ghê-đê ôn phải
kinh nghiệm sự bình an ccu3a Chúa gự trị trong lòng, nhiên haa65u ông mới đánh đuổi
kẻ thù và đem lại hòa bình cho xứ sở. Thẩm phán 8:28 ghi lại: “Thế là Ma-đi-an
bị khuất-phục trước mặt các con trai Ysơ-ra-ên, và chúng đã chẳng cất đầu lên
được nữa. Và đất ấy đã không bị quấy-rầy trong 40 năm trong những ngày của
Ghê-đê-ôn”
(còn nữa)