Thứ Tư, 16 tháng 2, 2022

Những Mẫu Người Trong Kinh Thánh- 3-

Vua Giê-hu- Làm công việc nửa vời-

1 Các vua 19: 15-17 chép lại sự tiền định và bổ nhiệm của Chúa trên Giê-hu như sau: “Nhưng Đức Giê-hô-va phán với ông: “Hãy theo con đường hoang mạc .. sẽ xức dầu cho Giê-hu, con trai của Nim-si, làm vua Y-sơ-ra-ên. Ai thoát khỏi gươm của Ha-xa-ên sẽ bị Giê-hu giết, ai thoát khỏi gươm của Giê-hu sẽ bị Ê-li-sê giết

Từ trước khi Ê-li ra đi, Chúa đã muốn Giê-hu dấy lên làm dụng cụ phán xét của Ngài trên nhà A-háp. Tôi không hiểu tại sao Chúa không nói tỏ tường là bao gồm hai con bò của nhà Giê-rô-bô am vào trong sự ủy nhiệm của Giê-hu?

 Sau khi Giô-ram, con trai A-háp cai trị 12 năm, thì sự phán xét Chúa đã định dùng tay Giê-hu mới giáng xuống. Như vậy từ khi Chúa tuyến án hủy diệt nhà A-háp, Ngài cũng chờ đơi khoảng trên 15 năm, mới thi hành án.

Tiên tri Ê-li-sê sai một học trò tiên tri còn trẻ xức dầu cho Giê-hu. 2 Các vua 9: 1-2, 6-10 chép, “Nhà tiên tri Ê-li-sê gọi một người trong số môn đồ của các nhà tiên tri và bảo: “Hãy thắt lưng và cầm theo lọ dầu nầy mà đi đến Ra-mốt Ga-la-át. Khi con đã đến đó, hãy tìm Giê-hu là con của Giô-sa-phát, cháu Nim-si. Con đến mời người đứng dậy khỏi anh em mình, và dẫn người vào trong một phòng kín đáo.Bấy giờ, con sẽ lấy lọ dầu, đổ trên đầu người…Nhà tiên tri đổ dầu trên đầu ông, và nói: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phán: ‘Ta xức dầu cho ngươi làm vua Y-sơ-ra-ên, là dân của Đức Giê-hô-va. Ngươi sẽ đánh giết nhà A-háp, chủ ngươi; như vậy Ta sẽ báo trả Giê-sa-bên về máu của các đầy tớ Ta là các nhà tiên tri, cùng máu của tất cả đầy tớ Đức Giê-hô-va. Cả nhà A-háp phải bị diệt sạch. Ta sẽ diệt trừ mọi người nam của nhà A-háp, bất kể là nô lệ hay tự do trong Y-sơ-ra-ên. Ta sẽ làm cho nhà A-háp giống như nhà Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, và giống như nhà Ba-ê-sa, con trai A-hi-gia. Chó sẽ ăn thịt Giê-sa-bên trong cánh đồng Gít-rê-ên, không ai chôn cất.’” 

 Sau khi Giê-hu hoàn thành sứ mạng tiêu diệt nhà A-háp, tác giả sách 2 Các vua, có lẽ là Giê-rê-mi hay một nhóm các tiên tri học trò của Ê-li và Ê-li-sê, đã phê bình về Giê-hu,Như vậy, Giê-hu tiêu diệt thần Ba-anh khỏi Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, ông chẳng từ bỏ tội của Giê-rô-bô-am, con trai Nê-bát, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội. Giê-hu đã không tiêu diệt sự thờ phượng các bò con bằng vàng tại Bê-tên và Đan. -Nhưng Giê-hu không hết lòng cẩn thận tuân theo luật pháp của Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Ông chẳng từ bỏ tội của Giê-rô-bô-am, là tội đã gây cho Y-sơ-ra-ên phạm tội.

 Và có lẽ Chúa trực tiếp hay gián tiếp qua một tiên tri phán cùng Giê-hu, “Đức Giê-hô-va phán với Giê-hu: “Vì ngươi đã làm tốt điều công chính trước mặt Ta, đúng như những gì Ta muốn ngươi làm đối với nhà A-háp, nên con cháu ngươi sẽ ngồi trên ngai Y-sơ-ra-ên cho đến đời thứ tư.” Chúa ban thưởng cho sự vâng lời của Giê hu trong sự việc tuyệt đối tiêu diệt nhà A-háp, nên triều đại của ông kéo dài đến đời thứ tư.

 Nhưng trong nhận xét của các nhà tiên tri, họ ba lần nhấn mạnh là Giê-hu không nhạy cảm với hai tượng bò con vàng mà Giê-rô-bô-am đã lập để tiêu diệt chúng đi. Tại sao?

 Phải chăng ông có ý tưởng về quyền lợi chính trị của Bắc quốc Israel, như vua Giê-rô-bô-am đã từng tự nhũ thầm: “Bấy giờ, Giê-rô-bô-am tự nhủ: “Không khéo vương quốc có thể lại trở về với nhà Đa-vít. Nếu dân nầy cứ đi lên Giê-ru-sa-lem để dâng sinh tế trong đền thờ Đức Giê-hô-va thì lòng họ chắc sẽ quay về với chủ mình là Rô-bô-am, vua Giu-đa. Họ sẽ giết ta và quay về với Rô-bô-am, vua Giu-đa.” ?

 Phải chăng Giê-su cũng có nỗi lo sợ như Giê-rô bô am? Giê hu đã giết vua A-cha-xia, cháu nội vua Giô-sa-phát, Giê hu há không sợ Nam quốc trả thù sao? Cho nên Giê-hu không đập phá hai con bò, hai trung tâm thờ hình tượng như vậy là rất đúng theo quyền lợi của cha con ông. Ông không muốn vương quốc Israel thông nhất như cũ.

 Ô sê 4:8 vạch trần thâm ý trục lợi chính xác của Giê-hu

Chúng sống nhờ tội lỗi dân Ta, Thích thú khi dân Ta phạm tội” ( bản HĐ)--Bản D2011 lại dịch “Chúng đã trở nên mập béo vì dân Ta phạm tội, Nên lòng chúng thầm mong cho dân Ta cứ phạm tội cho nhiều”-- Một bản dịch Việt văn  khác; “Chúng sống nhờ tội lỗi dân Ta, Chúng khao khát cho dân Ta phạm tội” (BDM).

Nếu tàn phá hai tượng bê con vàng, Nhà Giê-hu sẽ mất vương triều, cho nên Giê hu ngầm duy trì hai tượng bò vàng để dân israel không đi lên Jerusalem thờ phượng Chúa.. Đó là th6am ý của Giê-hu.

Có mục tử nào không dám giảng chống tội lỗi trong các nhà giàu trong hội thánh, để mình có thể yên thân trên tòa Môi-se chăng? Tôi tin là có.

MK. 16-2-2022

 

 

 

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2022

Nô-ê Trên Núi A-ra-rát-

Trong kinh thánh núi thường tiêu biểu cho Chúa, cho sa tan, cho vương quốc của Chúa hay những trở lực cản phá đường đi lên của dân Ngài. Núi ám chỉ bình diện thuộc linh tuyệt đỉnh mà một người của Chúa nào đó có thể leo lên được trong khả năng của họ. Núi đó là tuyệt đỉnh của họ mà Chúa cho họ, không phải là đỉnh cao tối chung của Chúa.

Tôi sẽ luận giải 6 nhân vật trong Cựu ước với những đỉnh núi cao mà họ lên được, minh họa nơi đến mà Chúa mong muốn mỗi anh chị em đạt được: bài hôm nay nói về Nô ê và núi A-ra-rát. Tên “A- ra- rát” (Sáng 8: 4) có nghĩa đen là Holy Land-- Đất Thánh.
Chúa đã cấu tạo trong Nô ê các đặc điểm sau đây, ông mới lên được trên núi A-ra-rát:
--Sáng 6: 8-9, Nô- ê tìm được ân huệ trước mặt Chúa. Nô ê đồng đi với Đức Chúa Trời. Hai người đồng thuận mới đi chung với nhau. A mốt 3: 3. Đi chung với Chúa sẽ bị lột sạch những điểm không giống Chúa. Ông cố của ông là Hê nóc 65 tuổi cưới vợ, các cụ tổ đều trên 150 tuổi mới cưới vợ, còn tại sao Nô-ê đến 500 tuổi mới sinh con? Bên gia min và Sa lô môn 15 tuổi đã cưới vợ và có con rồi. Còn Nô-ê có ân điển Chúa tiết dục rất đặc biệt, dù tình dục không có gì là xấu xa.

-- Hê-bơ-rơ 11:7, “Nô-ê được Chúa cảnh báo về những việc chưa thấy, và ông thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu cả nhà mình”. “ Cụm từ “được cảnh báo “ nguyên ý là “được cảnh cáo như sấm truyền”. Do đồng đi thân mật với Chúa trong nếp sống hằng ngày, Chúa khải thị cho ông về cơn nước lụt, về những điều chưa hề có là mưa. Nhân loại thời đó chưa biết mưa là gì. Ông cố ông là Hê nóc được Chúa cho biết ngày nước lụt đến, Nô ê cũng biết như vậy. Và ông trông chừng ngày nào ông nội mình là Mê-tu-sê-la chết, ngày đó sẽ có nước lụt.
Trong cuộc sống của bạn, bạn có đồng đi với Chúa không? Bạn có được Chúa khải thị, cảnh báo về ngày sau cùng chăng? Không phải biết đích xác ngày Chúa tái lâm, nhưng có nhận được nhiều loại khải thị khác nhau về lời Kinh thánh, để bạn thấy nhiều điều tươi mới từ trong quyển kinh thánh cổ xưa nầy không? Nếu không được khải thị tươi mới liên tục từ Kinh thánh, chứng tỏ anh em đang đồng đi với thế giới, chứ không đồng đi với Chúa.

--Hê-bơ-rơ 11:7, “ông thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu cả nhà mình”. Nhà ông gồm có 8 người. Đây là một tiêu biểu về giáo hội của Chúa thời tân ước. Nô-ê đóng tàu hình bóng chúng ta đang xây dựng hội thánh hôm nay. Nhưng anh em xây hội thánh theo đồ án, kiểu mẫu như cách mà Chúa chỉ vẽ cho Nô ê khi đóng tàu không? Nô ê đóng tàu, xây dựng chiếc tàu vuông theo đúng lời Chúa. Sáng 6: 21-21“Ngoài ra, con cũng đem theo các thứ thức ăn dự trữ để làm lương thực cho con và các loài đó”. Nô-ê làm mọi điều đúng như lời Đức Chúa Trời đã truyền phán”. Có người cấp dưỡng, có sự dự bị thức ăn thuộc linh đầy đủ-- không phải là sách vở suông đâu nhá-- trong hội đoàn Cơ đốc của anh em chăng?
--2 Phiero 2: 5, “Nô-ê, giảng sư sự công nghĩa”. Theo sự tính toán của các học giả Kinh thánh, Chúa khải thị cho Nô- ê về cơn nước lụt và chỉ thị ông đóng tàu vào năm ông 480 tuổi. Sau 120 năn giảng sự công nghĩa của Chúa, Nô ô được 600 tuổi. Đầu năm đó, cụ Mê tu sê la, ông nội của Nô-ê qua đời. Và có lẽ cuối năm đó cơn lụt đã đến. Cho nên Nô ê đã có ân điển, có sự sống, có quyền năng và sự bền đổ rao giảng sự công nghĩa của Đức Chúa Trời cho thế giới đầy tội ác thời đó suốt 120 năm ròng rã. Chính con người Nô ê là preacher, chứ không phải là người giảng đạo thuê mướn, giảng đạo như người máy, như máy cassett. Lời rao giảng sự công nghĩa đã thành hình trong ông. Ông sống đời công nghĩa như lời công nghĩa mà ông giảng..

Là ô-liu tươi xanh ông tiếp nhận được từ núi A-ra-rát ngụ ý ông có sự sống mới đầy dầu Thánh Linh, là dầu. ô-liu. Ông cũng có nếp sống bàn thờ hiến dâng trên đỉnh núi ấy.
--Sáng 9: 20-21, “Nô-ê làm nghề nông. Ông là người đầu tiên trồng nho. Ông uống rượu say mèm, rồi cởi áo quần nằm giữa trại mình.”

Những người leo được lên những núi cao như Hoàng liên sơn hay Everest ở Tây tạng đều kể lại những cảm giác, những nỗi sợ hãi và mối nguy hiễm có thể xảy ra cho họ từ trên những đỉnh núi cao đó.. Họ dễ ngã té xuống hố sâu mà vong mạng.
Thi thiên 105:15 chép, “Rượu nho khiến lòng người hứng khởi”. Sau khi đạt được đỉnh cao A-ra rát, là Đất thánh, Nô ê đã lơi lõng trong cuộc đời thuộc linhcủa mình. Ông đã sống nhàn hạ trong 350 năm cuối đời. Say sưa trong chiến thắng, được tôn vinh trong kỳ công bậc nhất thời đại, Nô ê đã ngủ mê trong chiến thắng, trong thành công tuyệt vời, nên ông uống rượu nho để hứng khởi, để tìm niềm sảng khoái. Đó lý do ông té xuống trũng sâu.
Ôi Xin Chúa đật sự kính sợ, sự sợ hãi, đặt lòng tìm tiếm Chúa mãi mãi trong chúng ta. Dù có thành đạt được đều gì, dù đạt được đỉnh núi cao nào rồi, chúng ta cũng phải tỉnh thức. Không nên thoái mái, bỏ mất tự chế, sống vô độ, tìm kiếm sự sảng khoái, nghiện sự thỏa thích qua các thú vui như rượu chè, hay lời khen ngợi của dân Chúa, chúng ta sẽ té ngã thê thảm chẳng sai.
MK. 15-2-2022