Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Chức vụ sinh tử trong thời kỳ chuyển tiếp.

"Này, Ta sẽ sai vị tiên tri Ê-li đến với các con, trước khi ngày trọng đại và đáng sợ của Chúa đến” (Ma-la-chi 4:5).

"
tất cả các tiên tri và pháp luật đều nói tiên tri cho đến John."
"Và nếu
các con sẵn sàng tiếp nhận, thì ấy là  Ê-li , tức ngưởi phải đến” (Ma-thi-ơ 11:13-14).

Bất Ái Thế Giới-11

CƯỚP TÀI SẢN KẺ CHIẾM ĐOẠT
“Christ Giê-su đã đến trong thế giới để cứu tội nhân”. Vì trong mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, con người (chứ không phải hữu thể nào khác) có quyền thống trị, nên khi lòng thương xót dành cho các tội nhân dấy lên trong chúng ta thì đó là điều tự nhiên và đúng đắn. Bất kể những gì đã được bàn đến nay, chúng ta có thể cảm thấy trong ngày ân điển ngắn ngủi này, việc chinh phục tội nhân cho Cứu Chúa của thế gian có lẽ là phương tiện cao cả nhất mà chúng ta có được để cướp tài sản của Sa-tan. Chắc chắn chính “con người” là chủ đề của chúng ta; vì vậy, chúng ta nên dành nhiều thì giờ ở điểm này để bàn về đề tài chinh phục hồn người.

Bất Ái Thế Giới-10

CÁC QUYỀN NĂNG CỦA THỜI ĐẠI SẮP ĐẾN
Tác giả sách Hê-bơ-rơ có ý gì khi ông nói về các Cơ-đốc-nhân “đã nếm trước... các quyền năng của thời đại sắp đến” (Hê 6:5)? Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng có một thời đại tương lai huy hoàng mà chúng ta mong đợi. Trong thời đại ấy, vương quốc mà hiện nay “ở giữa” chúng ta như là sự hành động mạnh mẽ của Linh Đức Chúa Trời (Math. 12:28) khi ấy sẽ được mọi mắt trong vũ trụ trông thấy và không một thế lực nào dám thách thức. Vương quốc của thế giới khi ấy đã trở nên vương quốc của Đức Chúa Trời chúng ta và của Đấng Christ của Ngài (Khải 11:15). Nhưng chúng ta có thể thắc mắc rằng như vậy thì “các quyền năng” mà ngày nay chúng ta chỉ nếm chứ chưa được thưởng thức cách trọn vẹn ấy là gì? Hiển nhiên đó là những điều chúng ta nhận lãnh và vui hưởng, vì từ ngữ “nếm” không chỉ ngụ ý một giáo lý để suy nghĩ hay phân tích, nhưng chỉ về một điều gì đó trong kinh nghiệm chủ quan và thuộc riêng về chúng ta. Các quyền năng này là vị nếm trước của một bữa tiệc có nhiều món ăn hơn nữa sẽ dọn ra sau mà chúng ta chỉ mới ăn được một ít.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

HIỂU BIẾT BẢN NGÃ


Kinh văn: Phục 8: 2 
Nếu chúng ta muốn hiểu lý do cho câu kinh thánh này, ta phải trở lại nhìn xem lời hứa ban cho con cái Y-sơ-ra-ên tại chân núi Si-nai. Khi Đức Chúa Trời hiện ra trên núi Si-nai, Ngài phán, “Nếu các ngươi vâng lời ta và giữ giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta (báu vật đặc biệt cho ta) (Xuất 19: 5). Ngay sau khi nghe lời này, không phản đối, con dân Y-sơ-ra-ên “đồng thinh đáp rằng: chúng tôi xin làm mọi việc Đức Chúa Trời đã phán dặn” (câu 8). Điều này thăng tiến là dường nào! Con

Na-tha-na-ên- Một người tốt gặp sự nguy hiểm

Đây không phải là điều nhỏ khi Chúa Giêsu đã nói về một người "Kìa thật là người Israel, trong người không có sự quỉ quyệt", do đó đánh dấu và phân biệt ông là một người đứng ngoài phần lớn dân tộc mình, có tính thuộc linh hơn xác thịt hoặc nhục dục: một con trai của Israel chứ không phải là con trai của Jacob. Hơn nữa, đây không phải là điều nhỏ mà người đàn ông này đến một sự mặc khải và am hiểu đầy đủ hơn về Giê-su là ai, và do đó có thể để kêu lên "Ngài là Con của Đức Chúa Trời, Ngài là Vua của Israel."

THÀNH THÁNH, JERUSALEM MỚI--1

1.      BẢN CHẤT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Jerusalem.jpg
Jerusalem ở Israel

"Một trong bảy thiên sứ ....đến nói cùng tôi rằng: hãy đến đây, ta sẽ chỉ cho ngươi tân phụ là vợ Chiên con. Tôi ở trong linh, được người đem tôi đến một núi lớn và cao, chỉ cho tôi thánh thành thánh, Jerusalem từ trời ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống” (Khải. 21: 9, 10). 

Bất Ái Thế Giới-9


LUẬT PHÁP TA TRONG LÒNG HỌ
Trong những chương trước, chúng ta đã dựng lên một bức tranh về thế giới, không chỉ như một vị trí, cũng không phải như một dòng giống loài người, thật sự cũng không phải là bất cứ điều gì vật chất, nhưng trái lại là một hệ thống thuộc linh, mà đứng đầu hệ thống ấy là kẻ thù của Đức Chúa Trời. “Thế giới” là kiệt tác của Sa-tan, và chúng ta đã suy nghĩ về việc hắn đem hết sức lực và mưu trí của mình để làm cho thế giới thịnh vượng. Hắn làm thế với mục đích gì? Chắc chắn để bắt lấy sự ủng hộ của loài người và kéo họ đến với chính hắn. Hắn có một mục tiêu: ấy là thiết lập sự cai

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Bất Ái Thế Giới-8

LÀM TƯƠI MỚI LẪN NHAU
Trong Phúc-âm Giăng, có một sự kiện mà chỉ có Giăng ghi lại cho chúng ta. Đó là một sự kiện đầy ý nghĩa thần thượng, giúp soi sáng cho chúng ta rất nhiều về nan đề sống trong thế giới. Tôi muốn nói đến sự kiện trong chương mười ba, tại đó Chúa Giê-su tự lấy khăn thắt lưng mình và lấy chậu rửa chân cho các môn đồ. Hành động này của Chúa có nhiều bài học dạy dỗ chúng ta mà tôi không dự định bàn đến một cách đầy đủ ở đây. Thay vào đó, tôi muốn chúng ta đặc biệt xem xét mạng lệnh Ngài đã phán tiếp theo đây: “Các ngươi cũng phải rửa chân lẫn nhau. Vì Ta đã làm gương cho các ngươi

Bất Ái Thế Giới- 7

SỰ TÁCH BIỆT
Chúng ta đã thấy Hội-thánh như một cái gai bên hông Sa-tan, làm cho hắn rất khó chịu và làm cho hắn không còn được tự do hoạt động. Mặc dầu ở trong thế giới, Hội-thánh không những từ chối giúp đỡ xây dựng thế giới, mà còn kiên trì công bố sự phán xét trên nó. Nhưng nếu điều này

Bất Ái Thế Giới- 6


Photo: Light echo from a red supergiant 
ÁNH SÁNG TRONG THẾ GIỚI
Chúa Giê-su có thể nói mà không sợ thách thức: “Ta là sự sáng của thế giới” (Giăng 8:12). Lời tuyên bố của Ngài không làm chúng ta ngạc nhiên chút nào. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là sau đó, Ngài nói với các môn đồ, và cũng ngụ ý nói về chúng ta: “Các ngươi là sự sáng của thế giới” (Math. 5:14). Vì Ngài không khuyên chúng ta hãy làm sự sáng ấy; Ngài đơn giản nói rằng chúng ta  sự sáng của thế giới, dầu chúng ta đem ánh sáng của mình đến những nơi người ta có thể nhìn thấy, hay giấu ánh sáng

LỜI KẾT LUẬN VỀ LỊCH SỬ CÁC VUA ITXRAÊN


                      CÓ BỐN MƯƠI MỐT VUA TRONG LỊCH SỬ ITXRAÊN  

   Có 41 vua trong lịch sử Itxraên. Ba vua đầu tiên là Saulơ, Đavít và Salômôn đã trị vì trên toàn dân Itxraên. Có 19 vua từ Rôbôam đến Sêđêkia đã trị vì trên Giuđa ở miền Nam, và 19 vua, từ Giêrôbôam đến Ôsê , trị vì trên Itxraên ở Miền Bắc.  

CÁI NHÂN CỦA SÁCH GIÊRÊMI



   Kinh văn Giê.2;13;17:9; 13:23 ; 23:5-6; 33:16; 31:33
   
Trong bài nầy tôi thích đưa ra lời kết luận vắn tắt về Giêrêmi.

Cái Vỏ Và Cái Nhân
    Sách Giêrêmi có thể được so sánh như quả hạt dẽ: bên ngoài có cái võ cứng và bên trong có cái nhân. Khi còn trẻ, tôi đọ

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Bất Ái Thế Giới--5


SỰ KHÁC BIỆT
Bây giờ xin anh em chú ý đến những lời Chúa Giê-su nói với người Do-thái trong Giăng 8:23: “Các ngươi ra từ dưới, Ta ra từ trên; các ngươi thuộc về thế giới này, Ta không thuộc về thế giới này”. Tôi ao ước chúng ta đặc biệt chú ý đến cách dùng những chữ “từ” và “thuộc về”. Trong cả hai trường hợp, từ ngữ Hi-lạp được dùng là ek, có nghĩa là “ra từ” và chỉ về nguồn gốc. Ek tou kosmos là nhóm chữ được dùng có nghĩa là “từ hay thuộc về, hay ra từ thế giới này”. Vậy, ý nghĩa của phân đoạn này là: “Nơi ở nguyên thủy của các ngươi là ở dưới; nơi ở nguyên thủy của Ta là ở trên. 

Bất Ái Thế Giới--4


ĐỐI VỚI TÔI THẾ GIỚI ĐÃ BỊ ĐÓNG ĐINH
Phân rẽ cho Đức Chúa Trời, phân rẽ khỏi thế giới, là nguyên tắc đầu tiên của đời sống Cơ-đốc. Trong sự khải thị về Giê-su Christ, Giăng đã thấy hai thái cực không thể hòa giải với nhau, hai thế giới là hai thái cực cách biệt về mặt đạo đức. Trước hết, trong Linh, ông đã được đưa vào trong đồng vắng để thấy Ba-by-lôn, là mẹ của các dâm phụ và của những điều gớm ghiếc trên đất (17:3). Sau đó, trong cùng Linh ấy, ông được đưa đến một ngọn núi lớn và cao, từ đó nhìn thấy Giê-ru-sa-lem, là cô dâu, vợ của Chiên Con (21:10). Sự khác biệt thật rõ ràng và khó có thể trình bày chính xác, đầy đủ hơn.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

MƯỜI MINH HỌA CHÚA JESUS LÀ ĐÁ THUỘC LINH

“ Anh em cũng to béo, mập tròn—lìa bỏ Đức Chúa Trời, Đấng dựng nên mình và khinh thường Vầng Đá cứu chuộc mình” (Phục. 32:15).
“Vua ra lệnh họ phải lấy những tảng đá lớn và quí giá mà đẽo để dùng làm nền đền thờ”.(1 Vua 5:17).

Bất Ái Thế Giới-3

Thumbnail

MỘT THẾ GIỚI Ở DƯỚI NƯỚC
“Hãy đi khắp thế giới, giảng Phúc-âm cho cả cõi thọ tạo. Ai tin và chịu báp-têm thì được cứu rỗi, ai không tin sẽ bị định tội” (Mác 16:15, 16).
Đối với nhiều người trong chúng ta, hình thức của câu thứ hai làm cho chúng ta ngạc nhiên. Chúa Giê-su không nói ai tin và được cứu sẽ chịu báp-têm. Không, Ngài đặt câu này theo một thứ tự ngược lại. 

HAI PHƯƠNG DIỆN CỦA LẼ THẬT KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN

                         
    Kinh văn:    Giăng 3;16; 14;16; 15:4-5; 14:17; 6:47; 4;14;
                        1 Giăng 2:8; Phil.1:20-21; 1 Côr.1;30; Côl. 1;27
   Ta thường nói về sự việc lẽ thật chủ quan và lẽ thật khách. Mọi lẽ thật trong Tân ước đều được chia làm hai hạng loại, tương tự mọi lẽ thật trong Cựu ước cũng được chia làm hai hạng loại như vậy. Để làm sự việc này trở nên sáng tỏ với nhiều người của anh em, trước hết tôi thích giải thích ý nghĩa  của các lời khách quanchủ quan. Ý nghĩa trực tự [ nghĩa đen] trong chữ Hoa cho khách quanchủ quan là “quan điểm của người khách” và “quan điểm của người chủ”. Khách quan là nhìn xem mọi

"Ta sẽ lật đổ"


"T
a sẽ úp đổ, úp đổ, úp đổ,  .... cho đến khi nào Đấng đáng được quyền xét xử đến, thì Ta sẽ giao cho Người" (Ê-xê-chi-ên 21:27).

Bạn sẽ thấy, nếu bạn nhìn, những lời đó có bối cảnh lập tức và rộng lớn hơn nhiều. Bối cảnh ngay lập tức của chúngchức vụ ban sự sống của vị tiên tri. Những lần rao giảng của ông đã được nhìn thấy ở ban đầu và sự tiếp

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

CUỘC SỐNG VỚI BÀN THỜ VÀ LỀU TRẠI


Kinh Thánh: Sáng 12:7-8; 13:3, 4, 18

Cuộc sống của Cơ-đốc nhân là một cuộc sống với bàn thờ và lều trại. Bàn thờ là [thái độ] đối với Đức Chúa Trời trong khi lều trại là [thái độ] đối với thế gian. Trong sự hiện diện của Ngài, Đức Chúa Trời yêu cầu con dân Ngài phải có bàn thờ, và trên đất này, Ngài yêu cầu họ sống trong lều trại. Bàn thờ đòi hỏi phải có lều trại, và ngược lại, lều trại đòi hỏi phải có bàn thờ. Không thể có bàn thờ mà không có lều trại, và cũng không thể có lều trại mà không có bàn thờ. Bàn thờ và lều trại liên quan hỗ tương với nhau, không thể tách rời ra được.

THUỘC LINH HAY THUỘC TRÍ ÓC


Kinh văn II Cô-rinh-tô 3: 6 
Chữ “văn tự” trong II Cô-rinh-tô 3: 6 ám chỉ luật pháp cựu ước. Khi luật 
pháp được so sánh với Đức Thánh Linh, cái trước giết chết vì nó không có 
quyền năng ban sự sống của Đức Thánh Linh. Chúa Jesus phán “ấy là Đức Linh 
ban sự sống” (Giăng 6: 63). Ngoài Đức Thánh Linh không có gì có thể ban sự 
sống cho con người. Sự sống Đức Chúa Trời ở bên trong Đức Thánh Linh. Thế 
giới vật lý của chúng ta được hình thành hồi ban đầu qua sự ấp ủ của Đức 

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Bất Ái Thế Giới- 2


KHUYNH HƯỚNG LÌA XA ĐỨC CHÚA TRỜI
Vì tất cả chúng ta đều từng làm nô lệ cho tội, nên chúng ta đã sẵn tin rằng những điều tội lỗi thuộc về Sa-tan. Nhưng chúng ta có tin rằng những điều của thế giới cũng thuộc về Sa-tan y như tội lỗi không? Tôi thiết tưởng nhiều người trong chúng ta vẫn còn phân vân về điều này. Tuy nhiên, Kinh-thánh khẳng định cách rõ ràng: “Cả thế giới đều nằm trong kẻ ác” (1 Giăng 5:19). Nói chung, Sa-tan biết rõ rằng tìm cách gài bẫy các Cơ-đốc-nhân chân chính bằng những điều hoàn toàn tội lỗi chỉ là tốn công vô ích. Họ thường cảm thấy nguy hiểm và trốn khỏi hắn. Cho nên thay vào đó, hắn mưu mô thiết lập một hệ thống đầy sức cám dỗ, một mạng lưới được đan dệt vô cùng tinh xảo để

BẤT ÁI THẾ GIỚI - 1





LỜI NÓI ĐẦU DÀNH CHO TÁC PHẨM NGỒI ĐI ĐỨNG  ĐỪNG YÊU THẾ GIới TRONG BỘ SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM CỦA WATCHMAN NEE

Vào Tháng Bảy năm 1938, anh Watch man Nee đến Anh Quốc và lưu lại tại đó đến tháng Năm 1939. Trong thời gian ấy, anh đi khắp Âu Châu và giảng một số sứ điệptheo ánh sáng Chúa ban cho anh. Trong số những bài giảng này, nhiều bài được giảng bằng tiếng Anh và chưa được dịch sang tiếng Hoa.

CUỘC SỐNG VỚI BÀN THỜ VÀ LỀU TRẠI


Kinh Thánh: Sáng 12:7-8; 13:3, 4, 18

Cuộc sống của Cơ-đốc nhân là một cuộc sống với bàn thờ và lều trại. Bàn thờ là [thái độ] đối với Đức Chúa Trời trong khi lều trại là [thái độ] đối với thế gian. Trong sự hiện diện của Ngài, Đức Chúa Trời yêu cầu con dân Ngài phải có bàn thờ, và trên đất này, Ngài yêu cầu họ sống trong lều trại. Bàn thờ đòi hỏi phải có lều trại, và ngược lại, lều trại đòi hỏi phải có bàn thờ. Không thể có bàn thờ mà không có lều trại, và cũng không thể có lều trại mà không có bàn thờ. Bàn thờ và lều trại liên quan hỗ tương với nhau, không thể tách rời ra được.

TỘI LỖI VÀ THÂN THỂ


La mã 6: 6-14 giải thích mối liên hệ giữa tội lỗi và thân thể trong đường lối sáng tỏ nhất. Chúng tôi muốn nhìn vào phân đoạn kinh thánh này cách vắn tắt.

TRONG CHRIST

  Chúng ta phải nhớ rằng tất cả chúng ta đều là các tội nhân vì cớ ta đều đã ở trong Ađam. Mọi người được sinh ra từ Ađam đều có bản chất của Ađam. Ta không cần nổi giận, nói dối.v.v. , vì cớ bản chất, sự sống và cách cư xử của Ađam, tất cả đều đổ vào chúng ta. Đường lối cứu rỗi của Đức Chúa Trời không phải bởi làm cho mình tốt hơn nhưng giải cứu ta khỏi Ađam và đặt chúng ta vào Christ. Tương tự, mọi sự của Christ đã đổ vào chúng ta. Kinh thánh bày tỏ rằng đang khi ta ở trong Ađam, ta sẽ phạm tội; đang khi ta ở trong Christ, ta công nghĩa. Nhưng trong chỗ rất bí mật của tấm lòng chúng ta, có một khát vọng sai lầm của chúng ta. Ta mong ước rằng Đức Chúa Trời sẽ làm đôi điều trên chúng ta. Nhiều người tạo ra loại sai lầm nầy. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không bao giờ làm bất cứ điều gì trên ta; đúng ra, Ngài đặt chúng ta vào Christ.

SỰ KẾT THÚC CỦA THỜI ĐẠI VÀ VƯƠNG QUỐC


Chúng ta tin tưởng cách sâu xa rằng chúng ta đã đến chỗ kết thúc thời đại. Chúng ta biết rằng sau thời đại hội thánh là thời đại vương quốc. Ở những chỗ khác chúng tôi đã nói rằng đôi mắt của Đức Chúa Trời đã hướng về vương quốc và tập trung trên vương quốc. Nếu chúng ta hiểu biết cách đúng đắn, chúng ta tin tưởng cách sâu xa rằng trong mục đích của Ngài, Ngài đang nhiệt tình, nỗ lực đưa vương quốc đến. Hội thánh là vì vương quốc. Sau khi các đầy tớ của Đức Chúa Trời thấy địa vị vương quốc chiếm được trong mục đích đời đời của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ sẵn sàng thấy vương quốc đến nhanh chóng như thế nào, và chúng ta sẽ thiết tha mong thấy rằng mỗi con các Đức Chúa Trời đồng công với Đức Chúa Trời để đưa vương quốc đến là dường nào!

SỰ CẦU NGUYỆN LÀ GÌ?

                              
                                                                                                                                     Cầu nguyện là hành động rất kỳ diệu trong lãnh vực thuộc linh; nó cũng là sự việc rất huyền nhiệm.
                                                                                                                                    Cầu nguyện là một huyền nhiệm. Sau khi chúng ta giới thiệu một ít câu hỏi về sự cầu nguyện, ta sẽ thấy thế nào cầu nguyện là

ĐƯỜNG LỐI SỰ CỨU CHUỘC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

            
                                 Galati 4:4-5, La 10:17; Heb.11;6; Gal.4 :6; Giăng 14:26; 16:13

      Sâu bên trong tôi, tôi cảm thấy cần rao ra một bài giảng về ý nghĩa của đức tin. Hêbơrơ 11:6 chép, “vả không có đức tin thì chẳng có thể đẹp lòng Ngài”. Điều quan trọng nhất trong cả cuộc đời cơ đốc nhân là làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Nếu một cơ đốc nhân không có đức tin, anh ta không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Tại sao đức tin quá quan trọng? Mới đây tôi nhìn vào một quyển thánh kinh phù dẫn chép về chữ đức tin và nhận thấy rằng hầu hết mọi sự

NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐA VÍT VỀ TÍNH DỤC

                     
    I Sa. 28:39-44 -  kết luận một lời về sự kết hôn của Đavít với Abigain. Sắc đẹp và trí tuệ nàng đã nắm bắt Đa vít. Ngay sau khi Nabanh chết, ông đã lấy nàng làm vợ. Tại đây ta thấy điểm yếu đuối trong đời sống Đa vít. Ông hoàn toàn thắng thế và đắc thắng hầu hết mọi sự, nhưng ông yếu đuối trong sự việc tính dục nầy. Đavít chiến thắng sư tử và gấu, nhưng ông không đắc thắng tư dục tính dục mình được. Cuối cùng sự yếu đuối và sự buông lung của Đavít làm ô nhiểm vương quyền sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Gốc rễ sự lỗi lầm về sau của ông khi sát hại Uri và lấy Bátsêba đã bày tỏ ở đây rồi.

THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ


Kinh văn: Mathiơ 23:16-26
     Con người thường đo lường giá trị vật gì đó theo lượng hiểu biết mà anh ta có về vật đó. Trong Mathio 23:16-26 ta nhận thấy một số người để mắt họ trên vẽ huy hoàng của đền thờ và thế nào nó đã được xây dựng phần lớn bằng vàng. Họ coi đền thờ rất có giá trị. Một số người nhìn thấy bàn thờ và so sánh nó với bò, chiên, chim bò câu dâng lên đó. Họ kể bàn thờ ít có giá trị nhưng bò

XỬ LÝ TÍNH NÓNG GIẬN


Sự Cứu Rỗi Ảnh Hưởng Sự Thay Đổi Tâm Tính Và Hạnh Kiểm

Sau khi một người được cứu, người ấy nên kinh nghiệm sự thay đổi xác định trong tâm tính của mình cũng như trong hạnh kiểm của mình. Sự cứu rỗi thay đổi chúng ta trong sự sống, trong tâm tính và trong hạnh kiểm. Sự thay đổi quan trọng nhất trong tâm tính và hạnh kiểm của người tín đồ là sự thay đổi trong tiính nóng giận của ông ta. Nan đề lớn nhất nhiều người có trước khi họ được cứu là tính nóng giận của họ. Nếu một người đã là cơ đốc nhân trãi nhiều năm mà chưa kinh nghiệm một sự thay đối nào trong tính nổi giận của anh ta, anh sẽ đánh mất lời chứng của anh trước mặt dân ngoại và hội thánh. Theo tình trạnh bình thường, một người nên kinh nghiệm sự thay đổi trong tính nổi giận của anh ngay sau khi anh được cứu.

Những Dấu Hiệu Đúng Đắn Của Người Tín Đồ

Khi một người được cứu, ta nên nói với người ấy rằng anh sẽ có một ít dấu hiệu. Dấu hiệu thứ nhất là thương yêu lẫn nhau. Thương yêu lẫn nhau là lệnh Chúa truyền cho các môn đồ Ngài [Giăng 13:34]. Đây là dấu hiệu mạnh mẽ nhất của người tín đồ. Dấu hiệu thứ hai là sự nhu mì. Chúa nói người nhu mì sẽ được phước [Math.5:5]. Ngài cỡi con lừa con nhỏ vào thành Gierusalem. Đây là dấu hiệu sự nhu mì của Ngài (Math. 21:5) và là khuôn mẫu cho chúng ta noi theo. Dấu hiệu thứ ba là sự từ chối chính mình. Chúa nói,” nếu ai muốn theo Ta, anh ta phải từ chối chính mình” [Math.16:24].Cơ đốc nhân không nên cố gắng xây dựng chính mình.Thay vào đóanh ta nên từ chối chính mình. Dấu hiệu thứ tư là sự kiên nhẫn. Người tín đồ phải học tập kiên nhẫn dưới mọi loại tình cảnh.[1 Cor. 13:7].Dấu hiệu thứ năm là luôn luôn vui mừng. Một người được cứu không nên thiếu hụt niềm vui của mình dưới bất cứ tình cảnh nào.” Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn”[Phi. 4:7]. Đây là điều răn của Chúa. Dấu hiệu thứ sáu là sự bình an. Chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Trời và sự bình an nầy bảo vệ lòng và tư tưởng của chúng ta [Phi. 4:7]. Dấu hiệu thứ bảy là sự khiêm nhường. Chúa nói, “Ta có lòng nhu mì và khiêm nhường” [Math. 11:29]. Ta phải tiếp lấy ách của Ngài và học theo Ngài. Christ không cứ ở trên cao nhưng hạ mình trong sự khiêm nhường. Một công nhân cơ đốc nên nói với các tín đồ mới bảy điểm nầy và nhắc nhở họ rằng đây là các sự biểu hiện bình thường của một cơ đốc nhân. Sau đó anh nên nói với người ấy rằng tình nóng giận và nổi giận không thích hợp với một cơ đốc nhân.

Tính Nóng Giận Không Thích Hợp Với  Tính Cách Của Cơ Đốc Nhân

Tính nóng giận không thích hợp sự biểu hiện đúng đắn của cơ đốc nhân. Nó không thích hợpvới chính tâm tính của người tín đồ. Ta nên nhận thức rằng,nơi nào tình thương phát triển, tính nóng giận không thể tồn tại. Chúa truyền lịnh ta thương yêu mọi người, bất kể anh ta là ai, thậm chí anh ta là kẻ thù của ta [Math.5;44].Nếu ta thương một người, ta không giận người đó. Ta không thể đồng thời vừa thương và giận một người. Tánh nóng giận đi ngược lại với bản chất thương yêu.Cả cuộc đời cơ đốc nhân của ta không bao gồm điều gì khác hơn trừ ra thương yêu kẻ khác; ta không nên giận bất cứ ai.

Chúa cũng truyền lịnh ta nhu mì. Ngài nhù mì trong chính Ngài. Kinh Thánh nói Ngài nhu mì và khiêm nhường trong lòng. Ngài luôn luôn dành sự an ủi cho người khác.Nếu một người nhu mì, và sự nhu mì của anh ta biểu lộ trong thái độ và bước đi của anh, anh sẽ không nổi giận. Người ưa nổi giận là người thô lỗ. Tính nổi giận là đều thô lỗ nhất trong mọi tình cảm của con người, còn tình thương yêu là tính tế nhị hơn hết trong mọi tình cảm. Tình thương yêu được biểu hiện trong sự nhu mì. Nếu một người nhu mì trước mặt Đức Chúa Trời, chắc chắn anh ta sẽ không nhạy nổi giận.

Thứ ba, ta phải bày tỏ cho các tín đồ mới  rằng Chúa muốn ta từ chối chính mình. Nói cách đặc biệt, từ chối chính mình có nghĩa là từ khước bản ngã. Từ chối chính mình là không nói đến quyền lợi của mình và học tập chịu đựng mọi sự. Bất luận người khác đối xử ta thế nào, ta sẽ không giận. Con cái Đức Chúa Trời nên từ chối bản ngã mình và tự do khỏi bản ngã.Khi họ tự do khỏi bản ngã, tính giận dữ sẽ ra đi. Tính nóng giận là dấu hiệu của những kẻ khước từ việc từ bỏ bản ngã.

Thứ tư, ta phải bày tỏ cho các người mới rằng đặc tính mạnh mẽ của cơ đốc nhân là sự kiên nhẫn Sự kiên nhẫn chịu đựng mọi sự. Thật là đúng khi một vài người đối xử các vô lý với ta, nhưng ta nên luôn luôn thương yêu, và tình thương yêu không dễ bị chọc tức. Chúa đã sắp xếp nhiều tình cảnh khác nhau quanh ta. Ta nên kiên nhẫn và không nên dễ nổi giận.

Thứ năm, cơ đốc nhân nên vui mừng. Đức Chúa Trời ban cho ta cuộc sống vui mừng luôn luôn. Có thể ta không nổi giận. Nổi giận không có chỗ trong đời sống cơ đốc nhân. Từ ngày đầu tiên cuộc đời cơ đốc nhân của ta nên đầy dẫy sự vui mừng. Điều nầy vì cớ cuộc sống chúng ta có là cuộc sống vui vẻ.

Cơ đốc nhân không chỉ có sự vui mừng mà cũng cói sự bình an nữa. Giống như sự vui mừng, sự bình an là một phần của cuộc sống mà cơ đốc nhân sở hữu. Không gì có thể quấy rối sự bình an mà ta có bên trong lòng. Ta phải cầu nguyện để Chúa sẽ bảo vệ tấm lòng và tư tưởng của ta khỏi mọi sự tấn công. Điều nầy sẽ giữ ta khỏi sự nổi giận.

Thứ bảy, cơ đốc nhân nên khiêm nhường. Con cái Đức Chúa Trời là người khiêm nhường nhất trong thế giới. Nổi giận và khiêm nhường không thích hợp với nhau. Người nổi giận không bao giờ là người khiêm nhường; trong anh ta không có khiêm nhường gì cả. Con cái Đức Chúa Trời nên bước theo Chúa khiêm nhường và tiếp lấy lối đi khiêm nhường. Họ nên học tập không nổi giận trong bất cứ điều gì. Ta nên nói với anh em mới , “Mathiơ 5;22 chép rằng mọi người nổi giận anh em mình thì đáng bị xét đoán. Nổi giận và nóng giận không thích hợp trong lối đi của cơ đốc nhân”. Nan đề rất thường xuyên và lớn hơn hết một tín đồ đối diện là tính nóng giận của anh ta. Nóng giận liên kết với giận dữ. Tín đồ mới nên xử lý sự việc nầy ngay lúc khởi đầu đời sống cơ đốc nhân của mình. Đây là sự xử lý rất cơ bản anh ta cần kinh nghiệm. Một vài anh em có thể hỏi,Tại sao xử lý tính nóng giận của ta là rất thiết yếu? Tại sao ta phải giải quyết nan đề nầy?” Ta phải giải quyết nan đề nầy trước khi ta có thể giúp đỡ người khác.Ta phải giải quyết việc nầy cách triệt để trước khi ta ta có thể giới thiệu lối đi ngay thẳng cho anh em tín đồ mới.

NÓNG GIẬN KHÔNG PHẢI LÀ CHỨNG BỆNH , NHƯNG LÀ TRIỆU CHỨNG

Tại sao một người nổi giận? Nói cách hạn hẹp, tính nóng giận không phải là chứng bệnh. Giữa vòng con cái của Đức Chúa Trời ngày nay, nóng giận là một nan đề lớn, nhưng Kinh thánh dành chỗ thảo luận về tính nóng giận lại rất ít. Kinh thánh không chú ý thật nhiều đến tính nóng giận. Ta phải nói cùng những người mới rằng Kinh thánh không chú ý nhiều đến tính nóng giận vì cớ nóng giận không phải là chứng bệnh; nó chỉ là triệu chứng của chứng bệnh suông. Một người có thể có chứng đau ruột thừa và sốt cao. Chứng đau ruột thừa là bệnh, còn sốt cao là triệu chứng. Nếu chỉ chữa trị triệu chứng – là sốt cao thì vô dụng. Ngay khi một người cất bỏ được chứng đau ruột thừa, cơn sốt giảm xuống. Ta phải nhận thức rằng nóng giận không phải là chứng bệnh. Vào lúc con người nổi giận, thì quá trễ; chứng bệnh của anh đã tiến triển và vượt quá giai đoạn ngăn ngừa. Nóng  giận không phải là lý do của chứng bệnh. Có lý do sự nóng giận của anh. Trừ khi cất bỏ lý do nầy, không có cách nào dứt bỏ triệu chứng. Nếu ta không nhận thấy lẽ thật nầy, ta sẽ có nan đề với các khúc kinh văn như Lamã 6:11.Khi ta nổi giận, có thể ta nhớ đến câu nầy, nhưng nó không giúp ích gì cho ta vì cớ câu nầy xử lý gốc rễ chứng bệnh, ta phải xử lý bản ngã trước hết. Một khi bản ngã được xử lý rồi, nan đề nóng giận được giải quyết. Để xử lý bản ngã, ta phải xử lý các sự biểu hiện khác nhau của bản ngã. Một khi ta chú ý các biểu hiện của bản ngã, ta xử lý bản ngã , và  tính nóng giận sẽ xảy ra sau.

CÁCH XỬ LÝ TÍNH NÓNG GIẬN—XỬ LÝ BẢN NGÃ TRONG CÁC HÌNH THỨC KHÁC NHAU CỦA NÓ

Tính Chủ Quan

Biểu hiện thứ nhất của bản ngã là tính chủ quan. Thực vậy, chủ quan là biểu hiện lớn nhất của bản ngã. Nhiều người rất là chủ quan. Họ luôn luôn coi chính mình là trung tâm; bản ngã họ rất là quan trọng đối với họ. Nếu họ đưa ra ý của tâm trí mình, họ cố nài ý tưởng họ. Họ không buông bỏ cho đến khi họ đạt được mục tiêu. Nếu người khác không đồng ý với họ hay bước theo đường lối của họ, họ giận dữ và nổi nóng. Gốc rễ của tính nóng giận nầy nằm trong ý muốn chủ quan của họ, thực ra họ không thể thực hiện các quan điểm chủ quan của mình. Nếu tính chủ quan họ đã được xử lý, họ sẽ nói,” Chúa ôi, đây là tay Ngài, Con không có gì để nói”. Nếu họ đầu hàng theo lối nầy, họ không còn nổi giận nữa. Nếu mỗi người được xử lý theo lối nầy, tính nóng giận sẽ biến mất. Không ai có cái nhìn toàn cảnh về bản ngã mình khi anh ta nổi giận. Nếu tính chủ quan của một người bị đánh đập và phá vỡ, anh ta sẽ tự phát được giải thoát khỏi tính nóng giận của mình.

Kiêu Ngạo

Biểu hiện thứ hai của bản ngã là sự kiêu ngạo.Người kiêu ngạo không biết chính mình. Chỉ những ai không biết bản ngã mình mới thấy mình cao hơn chính họ là gì. Những ai suy nghĩ cao về mình và coi chính mình tốt hơn, hay ít ra cũng khác biệt anh em khác, không biết bản ngã. Người dốt nát về chính bản ngã mình và luôn luôn suy nghĩ cao về mình là người kiêu ngạo.Những người kiêu ngạo muốn người khác tôn cao họ. Họ muốn thấy người khác ở dưới họ. Những người như vậy không bao giờ muốn làm vinh hiển ai. Họ luôn luôn muốn người khác tôn họ lên. Nếu họ gặp một người mà không biết họ, không nhìn nhận sự ưu việt của họ, lại còn chỉ trích họ, họ giận dữ người đó ngay. Họ giận dữ vì sự kiêu ngạo của họ bị tổn thương. Từ điều nầy ta thấy gốc rễ của tính nóng giận là sự kiêu ngạo. Do đó ta phải xử lý sự kiêu ngạo. Khi nào ta bị khinh miệt, phỉ báng, chế giễu và chỉ trích, ta phải học tập nói,”Chúa ôi, đây là bàn tay xử lý của Ngài.Con chấp nhận điều nầy.Ngoại trừ tay Ngài, không ai có thể làm điều nầy cho con”.Một khi ai nắm giữ quan niệm nầy, anh ta thuận phục chính mình dưới tay của Chúa  và từ bỏ chính mình. Tự phát, sự kiêu ngạo của anh sẽ ra đi, và sự nóng giận của anh sẽ biến mất. Khi một người giết sự kiêu ngạo của mình, sự nóng giận của anh sẽ mất năng lực.

ÁI KỶ

Sự biểu hiện thứ ba của bản ngã là ái kỷ. Ái kỷ là yêu chính bản ngã mình. Nhiều người biểu hiện sự tự ái của họ khi giao thông với người khác. Người ái kỷ chỉ chú ý đến mình khi anh ta ở chung với người khác. Nhân vật tối quan trọng là chính anh. Bất luận anh làm gì, anh coi mình là trung tâm. Người ái kỷ chỉ chú tâm đến mình trong mọi nhu cầu của cuộc sống, anh chỉ quan tâm đến anh. Anh yêu cầu ăn thức ăn tốt nhất, có nhà tốt nhất, ngủ trên giường tốt nhất, sữ dụng dồ dùng tốt nhất. Nếu anh em khác có thức ăn tốt nhất, chỗ ở tiện nghi nhất, hay ghế ngồi tốt nhất, anh cảm thấy bị tước đoạt cơ hội nuông chiều sự  ái kỷ của anh. Kết quả, anh sẽ nổi giận. Một người như thế không thể chịu khổ hay bị lợi dụng. Nếu anh em khác tình cờ làm tổn thương sự tự ái của anh anh nổi giận. Thật vô ích cho một người xử lý tính nóng giận mà không xử lý bản ngã mình. Trên trái đất nầy ta nên sống bằng ân điển và sự thương xót của Chúa hơn là bằng  chính mình. Nếu bản ngã chúng ta được xử lý, ta sẽ không nổi giận thậm chí gặp các tình cảnh bị chọc tức. Một người mà bản ngã không được xử lý không bao giờ thoát khỏi tính nóng giận của mình.

HAM MÊ VẬT CHẤT

Biểu hiện thứ tư của bản ngã là sự ham mê vật chất. Một số người không chỉ yêu chính mình họ; họ còn yêu vật chất. Những người như vậy chưa được giải cứu khỏi thế giới vật chất. Thí dụ, một số người ham thức ăn, tiền bạc hay một số điều khác. Những vật nầy là thần tượng của họ. Nếu ai đó tình cờ làm vỡ món đồ thủy tinh quí trọng của họ hay làm thiệt hại báu vật của họ, họ giận dữ. Sự ham mê vật chất của họ bị tổn thương. Nếu sự yêu thích vật chất của một người không được xử lý, tính nóng giận của anh ta còn nguyên.

Sự kiện một người dễ nổi giận không liên hệ gì với người khác; nó liên hệ đến anh. Một lần kia, Anh Lawrence vỗ tay anh trên một miếng gỗ, rồi vỗ trên thủy tinh và trên vách tường. Anh dùng cùng bàn tay đánh vào ba vật khác nhau, và âm thanh phát ra cũng khác nhau. Anh chỉ dẫn rằng âm thanh khác nhau không vì bàn tay, nhưng vì các loại nguyên liệu khác nhau được chạm đến. Cơn giận của con người cũng như vậy. Nó không nổi cáu vì cớ hoàn cảnh nhưng vì cớ chính bản chất ở trong con người. Hoàn cảnh chỉ làm cho tính nóng giận có sẵn trong con người lộ ra. Nếu một người không xử lý bản ngã mình nhưng chỉ  nổ lực xử lý sự nóng giận của mình, anh ta là người ngu dại.Anh sẽ không bao giờ có thể đủ sức xử lý tính nóng giận của mình vì cớ anh chỉ xử lý triệu chứng cơn bệnh của anh; anh đã không chạm đến gốc rễ tính nóng giận của mình.

GỐC RỄ TÍNH NÓNG GIẬN

Ta đã thấy rằng tính nóng giận không phải là bệnh tật nhưng là triệu chứng. Song le do các triệu chứng, ta có thể chẩn đoán một chứng bệnh. Nếu một người nổi giận, có nghĩa có điều gì đó bất thường trong anh ta. Có bốn lý do cho một cơ đốc nhân nổi giận. Thứ nhất, người nào khước từ sự sửa trị của Đức Thánh Linh, sẽ nổi giận. Người có tính nổi giận ưa phàn nàn và nổi giận khi anh ta đối diện nghịch cảnh. Anh ta không chỉ thiếu hụt ánh sáng từ Đức Chúa Trời, nhưng anh chê trách người khác nữa. Anh không muốn chấp nhận kỷ luật của Đức Thánh Linh đặt để trong tình cảnh của anh. Thứ hai, Người ưa nổi giận vì anh không hai lòng với sự sắp xếp của Đức Chúa Trời. Người ưa nổi giận là người thường không thỏa mãn với hoàn cảnh của mình. Bất cứ Đức Chúa Trời làm gì cho hoàn cảnh anh, anh luôn luôn không thỏa mãn. Anh luôn luôn mong muốn nhiều hơn. Thứ ba, Cơ đốc nhân ưa nổi giận vì cớ anh ta chỉ chăm chú việc riêng của anh. Theo bản chất, có người thường yên tỉnh. Họ chỉ lưu tâm việc riêng của họ, họ không lưu tâm các sự việc của người khác. Mọi sự họ làm là vì chính họ. Họ không có thì giờ dành cho người khác. Khi người khác đến, họ cảm thấy bị quấy rầy. Nếu công việc của họ tốn nhiều thì giờ, họ sẽ giận dữ. Họ không thể chịu nỗi sự quấy rầy của người khác. Khi ai đó quấy rầy họ, họ kết tội người khác đó và nói rằng người khác đã xâm phạm sự tự do của họ. Nhiều người nổi giận vì cớ họ chỉ chăm chú việc riêng của mình. Do đó , ta nên nói với các người mới rằng gốc rễ của mọi sự nổi giận là bản ngã. Thứ tư, người ưa nổi giận vì cớ sự tự tôn cao. Một số người trở nên điên và giận dữ vì họ tranh đấu để tôn cao chính mình. Họ nghĩ rằng người khác không được ngang hàng như họ. Họ muốn mọi sự cho mình và không dành gì cho người khác. Họ luôn luôn ghen tị anh em khác, không chỉ về vật chất mà về các điều thuộc linh nữa. Khi họ thấy anh em khác đạt được đôi điều gì, họ ghen tị và nổi giận. Đây là thái độ rất đê hèn. Họ có cùng loại cảm xúc như Satan có. Khi những người họ không thích sa ngã, họ vui mừng. H là những người ủng hộ Satan. Những người như vậy đẫy dẫy sự ganh tị trong lòng. Để giải thóat khỏi sự giận dữ như vậy, họ phải cất bỏ sự ganh tị khỏi lòng mình. Khi ai mà hiểu biết Đức Chúa Trời được tôn cao, anh ta vui mừng khi anh em khác được tôn cao nữa. Anh sẽ không chà đạp anh em khác hay tranh cãi với ai khác.

HỌC TẬP CHẤP NHẬN KỶ LUẬT CỦA ĐỨC THÁNH LINH

Sự nóng giận xuất phát từ bản ngã. Nếu một người có sự nổi giận, vì cớ bản ngã anh ta không được xử lý cách nầy hay cách khác. Ta phải học tập phủ phục chính mình rước mặt Đức Chúa Trời và mở ra để Ngài soi sáng. Ta nên suy nghĩ về tình trạng của mình. Nhiều điều xảy đến cho chúng ta mỗi ngày. Ta nên cúi đầu xuống vbà thưa “Chúa ôi, các sự sắp xếp của Ngài luôn luôn là tốt nhất”.Nhiều con bò và chiên bực dọc ở dưới bàn tay của người chăn của chúng vì cớ họ không biết chủ mình; họ chỉ thấy cây gậy và cây trượng của người chăn. Nếu ta chỉ thấy hoàn cảnh mà không thấy Chúa ở phía sau hoàn cảnh, ta sẽ không được bình an, và ta sẽ nổi giận. Nhưng nếu ta thấy rằng mọi tình cảnh đều ở trong tay Đấng Chăn Giữ chúng ta, đều đã được Ngài đo lường, ta sẽ bình an. Nếu ta chấp nhận kỹ luật của Đức Thánh Linh và các sự sắp xếp của Đức Chúa Trời, mọi nan đề tiêu cực sẽ biến mất. Khi sự nóng giận nổ lực nổi lên, ta sẽ cô lập bản ngã và tìm được sự giải thóat trong sự sáng. Theo cách nầy ta sẽ có thể nhanh chóng chổi dậy trên chân mình.

W.N.