Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018

GIÁ TRỊ THUỘC LINH CỦA TÍN ĐỒ-



Châm ngôn có ba câu nói về sự cân đo như sau: “Trái cân và giá cân công bình thuộc về Đức Giê-hô-va; Các trái cân trong bao là công việc của Ngài.- Hai thứ trái cân, và hai thứ lường, Cả hai đều gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va. Trái cân hai thứ lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va; Và cây cân giả nào phải vật tốt lành” (Châm 16:11, 20:10,23).
Bạn nghĩ rằng vua Sa-lô-môn dùng cân thật hay cân giả khi cân đo về mình qua lời nói của Su-la-mít như sau: “Lương nhân tôi sang chói và hồng hào, Đệ nhứt trong muôn người” (Nhã ca 5:10).
Ông là người ra sao mà dám cho giá trị của mình trổi hơn 10 ngàn người nam khác? Về mặt tiêu cực. cuộc đời Sa-lô-môn là vua bại hoại, nhưng về mặt tích cực ông là một tiêu biểu (type) của Chúa Jesus. Cho nên theo Nhã 5:10,  giá trị thuộc linh của Chúa vượt trên một muôn người.

MUA VÀ BÁN LẼ THẬT-



Từ ngữ “chân lí” hay “sự thật” đồng nghĩa với chữ “lẽ Thật”. Chúa là Lẽ thật (Giăng 14:6), Đức Thánh Linh là lẽ thật (1 Giăng 5:7), Lời Đức Chúa Trời, Kinh thánh cũng là lẽ thật (Giăng 17:  17).
Vua Sa-lo-môn được mặc khải của Đức Chúa Trời viết:  Châm ngôn 23:23
--Bản truyền thống: Hãy mua chân lý, Sự khôn ngoan, sự khuyên dạy, và sự thông sáng; chớ hề bán đi.
--Bản TKTC: Hãy mua lẽ-thật, và đừng bán nó, Hãy có được sự khôn-ngoan, sự dạy-dỗ, và sự hiểu-biết.
--Bản ASV: Buy the truth, and sell it not; Yea, wisdom, and instruction, and understanding.
Chữ “lẽ thật” tương đưỡng chữ “chân lí”, nhưng trong nguyên văn kinh thánh Tân ước Hi lạp chỉ có chữ “chân” mà không có chữ “lí” hay “lẽ”. Chân lí là doctrine of reality, Nguyên văn chỉ có reality, là thực tế, hay sự thật.

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Chuẩn Bị Trị Vì Với Đấng Christ -



“Anh em không biết rằng các thánh đồ  sẽ xét đoán thế giới sao?” (1 Cô-rinh-tô 6: 2) Đức Chúa Trời có một mục đích gấp đôi trong việc cứu chuộc chúng ta. Về mặt tiêu cực, đó là cứu chúng ta khỏi địa ngục — mà chúng ta nên biết ơn Ngài suốt cõi vĩnh hằng. Về mặt tích cực, đó là chuẩn bị một dân cho chính mình Ngài, dân đó sẽ dự phần ngai vàng với Đấng Christ.
Trước khi bạn đọc thêm, hãy tạm dừng một lúc và xem xét ý nghĩa của cá nhân bạn với tư cách là một Cơ đốc nhân, rằng bạn nên chuẩn bị cho mình trị vì  suốt cõi vĩnh hằng với Đấng Christ. Về phần những bạn chưa được cứu, tôi đã thấy rằng Đức Thánh Linh đang đặt trọng tâm ngày càng tăng về việc chuẩn bị cho vận mệnh của họ trong cõi đời đời.

Hội thánh tuận đạo-



“Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Si-miệc-nơ rằng: Đây là lời phán của Đấng Đầu Tiên và Cuối Cùng, Đấng đã chết và đã sống lại: ‘Ta biết sự hoạn nạn và nghèo khó của con, nhưng thật ra con giàu có! Ta biết những lời phỉ báng của những kẻ tự xưng là người Do Thái mà thật sự không phải, nhưng chúng thuộc về nhà hội của Sa-tan. Con đừng sợ những gian khổ mình sắp trải qua. Nầy, ma quỷ sắp ném một số người trong các con vào ngục tù để thử thách các con; và các con sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Hãy trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho con mão triều thiên của sự sống.’ Ai có tai, hãy nghe lời Thánh Linh phán với các Hội Thánh:‘Người nào thắng sẽ không bị hại bởi sự chết thứ hai.’”(Khải thị 2:8-11).

Đường chân trời của cõi vĩnh hằng-



Con người có thể đứng trên đỉnh núi Everest trong dãy Hi-mã-lạp-sơn và nhìn thấy độ cong của trái đất và thở hổn hển. Con người có thể đứng trên mặt trăng, nhìn lại vẻ đẹp của trái đất và há hốc miệng thở gấp. Nhưng con người có thể đứng trên đường chân trời của cõi vĩnh cửu và nhìn thoáng qua sự oai nghi và bao la của Đức Chúa Trời. Tiếng thở hổn hển của anh ấy là âm thanh của anh đang bị cuộc sống này hủy hoại rồi. Anh không còn kinh ngạc về cõi vĩnh hằng nữa.
Thật kinh ngạc trái đất có 250.000 dặm cách xa mặt trăng, và 93 triệu dặm xa cách về phía mặt trời. Chỉ có dưới 6 nghìn tỉ dặm trong một năm ánh sáng. Rõ ràng ngôi sao gần nhất trong hệ mặt trời của chúng ta là Proxima Centuri với chỉ hơn 4 năm ánh sáng cách xa trái đất... tức là 24 nghìn tỷ dặm. Thiên hà xa nhất được biết đến cách xa trái đất 14 tỷ năm ánh sáng, tức là 14 tỷ lần 6 nghìn tỷ dặm. Điều đó khiến đầu óc tôi đau nhức. Đây là điều kỳ diệu, không có vật nào chứa đựng nổi Đức Chúa Trời, Ngài chứa tất cả những điều đó. Và điều kỳ diệu là Đức Chúa Trời mênh mông này, đã cho chúng ta được biết đến về Ngài. Thực là kinh ngạc. Khi Kinh thánh nói rằng những điều mắt không nhìn thấy, tai không nghe và cũng không có trong lòng con người mà Đức Chúa Trời đã chuẩn bị cho những ai biết Ngài. Bây giờ, trong ánh sáng này, ta hãy xem xét Kinh thánh ..

Từng Trạm Một-



“Môi-se vâng mạng Đức Giê-hô-va chép sự hành trình của dân chúng, tùy theo các nơi đóng trại”. Dân số kí 33:2
-
Dân số kí 33 là một chương trong Kinh Thánh mà chúng ta có thể đễ bỏ qua và không có sự suy nghĩ nào về nó. Dường như nó không có gì hơn một danh sách dài các địa điểm, các trạm dừng chân của Israel trong hành trình từ Ram-se ở Ai Cập để đến vùng đồng bằng xứ Mô-áp. Nhưng bạn ơi, chương sách nầy quan trọng vì  nó có dòng chữ: "Môi-se vâng mạng Đức Giê-hô-va chép”… ra đó. "(câu. 2).
Tại sao phải giữ bản ghi chép về cuộc hành trình này? Há không phải danh sách này cung cấp một khuôn khổ nhờ đó mà dân Israel vừa nổi lên từ vùng hoang dã có thể hồi tưởng cuộc hành trình bốn mươi năm trong tư tưởng của họ và nhớ lại đức thành tín của Đức Chúa Trời tại mỗi địa điểm hay sao?

SỰ DƯ DẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI RÚT LẤY TỪ NGUỒN GỐC- 2




    Trong bài học đầu tiên vừa qua của tôi trong loạt bài "Sự Dư Dật Của Đức Chúa Trời", trước tiên chúng ta nhìn vào những từ ngữ liên hệ với sự dư dật, mang ý nghĩa cụ thể của chúng để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về sự dư dật thực sự bày tỏ. Sau đó, tôi tiếp tục trình bày cách chi tiết hai trong số năm nguyên tắc cơ bản đầu tiên, mà tôi tin rằng Đức Chúa Trời đã tiết lộ cho tôi từ Kinh Thánh. Chúng là: 1) Sự cung ứng của Đức Chúa Trời nằm trong lời hứa của Ngài - những lời hứa này được dự bị cho chúng ta trong Lời của Đức Chúa Trời. Và 2) Những lời hứa là cơ nghiệp của chúng ta - chúng thuộc về chúng ta một cách hợp pháp. Giống như khi Giô-suê bước vào đất hứa. Đức Chúa Trời đã hứa với ông rằng mọi nơi bàn chân trần của ông đạp đến đều sẽ thuộc về ông - nhưng điều đó tùy thuộc vào việc Giô-suê bước đi trên đó.
   Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang nguyên tắc thứ ba trong sự cung ứng của Đức Chúa Trời.

Bài Kiểm Tra Khó Nhất (tt)



3 - Những người thành công trong Tân Ước
Điều gì về Tân ước? Có cung cấp các tiêu chuẩn khác nhau không? Chúng ta hãy nhìn vào tính cách quan trọng nhất: chính Chúa Jêsus và ba môn đệ hàng đầu của Ngài, Phi-e-rơ, Giăng và Phao-lô. Kết cuộc của họ ra sao?
Chúa Jêsus, tất nhiên, là duy nhất - Con hoàn hảo, vô tội của Đức Chúa Trời. Ngài không bao giờ kinh nghiệm sự thất bại. Tuy nhiên, Ngài đã kết thúc cuộc đời Ngài khi treo lơ lửng trên thập tự giá, trước sự chế nhạo của tội nhân . Đó là lần cuối cùng thế giới nhìn thấy Chúa Jêsus. Sự phục sinh tiếp theo của Ngài, và vinh quang theo sau, chỉ được tiết lộ cho “những nhân chứng được Đức Chúa Trời chọn trước.” (Công vụ 10:41).

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Bài Kiểm Tra Khó Nhất -



Nếu tôi hỏi từng người một, bạn coi thử thách nào là khó khăn nhất mà các Cơ Đốc nhân phải đối mặt là gì? Có lẽ tôi sẽ nhận được nhiều câu trả lời khác nhau. Câu trả lời của tôi có thể làm bạn ngạc nhiên nhiều, nhưng nó được dựa trên hơn năm mươi năm trong toàn bộ chức vụ Cơ đốc giữa các hội thánh mà có. Tôi tin rằng bài kiểm tra khó khăn nhất, trắc nghiệp khó nhất mà chúng ta phải đối mặt- và điều nầy chúng ta ít có khả năng vượt qua nhất - là SỰ THÀNH CÔNG.

Khiên Vàng Hay Khiên Đồng-



2 Sử kí 9:16-20, 22-23- "Vua cũng làm ba trăm cái khiên nhỏ dát vàng, mỗi cái dùng khoảng ba ký rưỡi vàng. Vua để các khiên ấy trong cung Rừng Li-ban. Vua làm một cái ngai lớn bằng ngà và bọc vàng ròng .Ngai có sáu bậc và một bệ chân bọc vàng gắn liền với ngai, hai bên chỗ ngồi của ngai có thanh nâng tay, cạnh các thanh nâng tay có hai tượng sư tử. Trên sáu bậc của ngai có mười hai tượng sư tử đứng hai bên. Không có vương quốc nào làm ngai giống như thế. Các vật dụng để uống của vua Sa-lô-môn đều làm bằng vàng, và tất cả những vật dụng trong cung Rừng Li-ban cũng đều làm bằng vàng ròng. Trong đời Sa-lô-môn, bạc chẳng có giá trị gì Vậy, vua Sa-lô-môn trổi hơn tất cả các vua trên đất về sự giàu có và khôn ngoan.Tất cả các vua trên đất đều mong được hội kiến Sa-lô-môn để nghe sự khôn ngoan mà Đức Chúa Trời đã đặt trong lòng vua".

Giờ Vua A-Háp Hấp Hối-



1 Các Vua 22: 34-40, “Bấy giờ, có một người nọ ngẫu-nhiên giương cung của hắn và bắn trúng vua Y-sơ-ra-ên tại chỗ nối của áo giáp. Vì vậy người nói với kẻ đánh xe của mình: "Hãy quay lại, đem ta ra khỏi trận đánh; vì ta bị thương nặng." Và trận-chiến diễn ra ác-liệt trong ngày đó, và nhà vua được đỡ dựng lên trong chiến-xa của mình trước mặt quân A-ram, và chết vào buổi chiều, và máu từ vết thương chảy vào trên sàn chiến-xa. Lúc đó một tiếng kêu-la truyền khắp quân-đội lúc mặt trời sắp lặn, rằng: "Mọi người về thành của mình và mọi người về đất của mình." Thế là nhà vua chết và được đem về Sa-ma-ri, và họ chôn nhà vua tại Sa-ma-ri. Rồi họ rửa chiến-xa ấy bên cạnh cái ao Sa-ma-ri, những con chó liếm máu của người (bây giờ, các gái điếm tắm ở đó), theo lời của Đức GIAVÊ mà Ngài đã phán. Bây giờ phần còn lại của công vụ của A-háp và mọi điều mà người đã làm và cung-điện bằng ngà mà người đã xây và tất cả các thành mà người đã xây, há chúng chẳng được viết trong Sách Sử-ký những Vua Y-sơ-ra-ên hay sao? Thế là A-háp ngủ với tổ-phụ của mình, và A-cha-xia con trai của người thành vua trong chỗ của người».

Áo Trắng Của Tín Nhân Đắc Thắng-



Phụng -tiên trang điểm người vợ mới,
Thân hèn vẻ đẹp Chúa phủ bao,
Áo cứu rỗi, mão hoa thay đổi,
Địa vị của tín nhân bước đầu.

Dân hồi hương Si-ôn, thành thánh,
Áo bẩn nhơ Ba-bên bạc màu,
Chúa cấp áo vinh quang sáng rỡ,
Trước mắt xoi mói kẻ thù sâu.

Hãy cởi bỏ lối sống xác thịt,
Mặc lấy Christ áo trắng sáng choang,
Chúa nói còn ít người áo trắng,
Đồng đi với Ngài vẻ hiên ngang.

Xin Linh vinh quang ngự trên bạn,
Áo lễ cưới gai mịn sáng ngời,
Áo dệt kim tuyến chỉ tái sinh,
Áo thêu tiệc cưới người được ngồi.
M. K. 11-10-2018

Hừng Đông Gặp Chúa-



Hừng đông Chúa đến với tôi diệu bấy,
Tiếng Ngài êm dịu, ngọt ngào như  ru,
Ánh quang mầu nhiệm soi thấu tâm tư,
“Giữ mình trong tình yêu Ta, con hỡi,
Kẻo con mất tương ứng và chới với,
Con yêu ta, khá giữ lấy lời Ta,
Ta đến bên con lập cư với Cha ».
-
« Ôi Chúa, lòng con bồn chồn nhiều  lắm,
Quá khứ đọa dày hằn sâu nét đậm,
Lời đe dọa kẻ ác nghe đâu đây,
Cần lệnh Chúa « im đi ! » cho hồn nầy.
-
« Kèn Si-ôn rộn ràng vang dội,
Con lo toan trình diện Ngài hiện tới,
Tính cách, cuộc đời, hầu việc ra sao ?
Chỉ còn trông ơn thương xót dồi dào ».
11-10-2018

CÁC TIÊN TRI GIẢ-



Vào ngày 17 tháng 8 năm 1999, một trận động đất 7,2 độ richter đã tấn công Kocaeli, Thổ Nhĩ Kỳ. Cơn địa chấn kéo dài trong 45 giây và sự kiểm tra đầu tiên cho biết có 17.000 người đã chết. Trong cuộc điều tra sau này, người ta phát hiện ra rằng nhiều người đã chết vì các quy luật xây dựng không được tôn trọng và do đó các tòa nhà sụp đổ không cần thiết. Các nhà thầu bị buộc tội có trách nhiệm giết người.
Các thành phần chính giúp gắn kế tòa nhà là vữa, cát, vôi, xi măng và nước. Thành phần đắt tiền và quan trọng nhất là xi măng. Một phân tích về vữa ở Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra rằng có rất ít xi măng trong vữa, do đó, khi sự rung chuyển xảy ra, các cấu trúc cao tầng không có sức mạnh gắn kết tổng hợp và vữa theo nghĩa đen biến thành bụi.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Ba Con Người Tức Giận-



Sáng thế Ký 4: 4-6 “A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt. Đức Giê-hô-va phán hỏi Ca-in rằng: Cớ sao ngươi giận, và cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống?”
2 Vua 5:12 “ A-ba-na và Bạt-ba, hai sông ở Đa-mách, há chẳng tốt hơn các nước trong Y-sơ-ra-ên sao?Ta há chẳng tắm đó cho được sạch hay sao? Vậy, người trở đi và giận dữ”

SỰ DƯ DẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI-



-Dân Chúng- Mục Đích Của Sự Dư Dật-
   Bài học kết thúc của chúng ta về sự dư dật của Đức Chúa Trời tập trung vào mục đích của sự phong phú. Phần cuối của 2 Cô-rinh-tô 9: 8 nói, “Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em ân điển sung mãn để đáp ứng mọi nhu cầu của anh em, lại còn có dư dật để làm mọi việc lành”. Mục đích mà Đức Chúa Trời cung cấp sự dư dật không chỉ là nuông chiều cho sự ích kỷ. Đừng nghĩ tôi sai lầm. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời thích thấy chúng ta được vui hưởng sự chu cấp của Ngài. Nó làm cho Ngài hạnh phúc. Nhưng đó không phải là mục đích tối hậu. Thay vào đó, chúng ta sẽ có sự dư dật "cho mọi công việc tốt". Mục đích của sự dư dật là chúng ta sẽ có thể làm tất cả những gì Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta làm với sự đầy đủ hoàn toàn .

Lỗi Lầm Của Ba-la-am-



Dân số kí 22, 23, 24, 25, 31
Thoạt nhìn, có vẻ như câu chuyện về Ba-la-am, thầy bói, được ghi lại trong Dân số kí 22-25 không có liên quan gì với các Cơ Đốc nhân ngày nay. Tuy nhiên, các tác giả của Tân Ước đề cập đến Ba-la-am trong ba đoạn văn riêng biệt-- luôn luôn có một lưu ý cảnh báo. Do đó, rõ ràng câu chuyện của ông có những bài học quan trọng cho Cơ Đốc nhân.

EMMANUEL--Đức Chúa Trời Ở Cùng Chúng Ta-



“Nầy, một trinh nữ sẽ mang thai, và sinh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai ấy là Em-ma-nu-ên,” nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta" ( Mathio 1:23).
" Nầy, Ta đứng ngoài cửa mà gõ; nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho thì Ta sẽ vào cùng người ấy, ăn bữa tối với người và người với Ta" (Khải 3:20).

SỰ HIỆP NHẤT CƠ ĐỐC THEO LỐI BA-BY-LÔN-



Ba-by-lôn thường được nhắc đến trong Kinh thánh, không chỉ trong thời dân của Israel trong giao ước cũ, nhưng cũng trong sách Khải Huyền: "Ba-by-lôn, thành lớn" (Khải 17:5). Ba- bên là thành phố đầu tiên được xây dựng sau cơn lũ lụt (Sáng 11:1-9). Khi Ê sai nói về Ba-by-lôn, đó là một lời tiên tri, bởi vì vẫn chưa có sự lưu đày của dân Israel  ở Ba-by-lôn. Tuy nhiên, hôm nay, đó là Ba-by-lôn: đó là toàn bộ tôn giáo, toàn thể hệ thống Cơ Đốc giáo. Nhưng hầu hết các tín đồ không nhận ra rằng họ đã bị sập bẫy trong hệ thống này. Nhưng Khải huyền 18:4 tuyên bố rõ ràng dân của Chúa -- những Cơ Đốc nhân- đang ở Ba-by-lôn. Chữ "Ba-by-lôn" có nghĩa là sự lộn xộn, pha trộn và chia cắt. Mọi người đi vào con đường dường như đúng đắn với chính mình, nhưng đó không phải là đường của Chúa. Trong cùng một cách, chúng ta nhìn thấy điều đó trong ngày hôm nay tại Cơ Đốc giáo: sự hỗn loạn về việc giảng dạy, sự hòa trộn với những điều thế tục, và rất nhiều sự chia rẽ giữa con cái của Đức Chúa Trời. Đây là Ba-by-lôn. Trong hệ thống này, những tín đồ bị sập bẫy. Nhưng Đức chúa Trời gọi họ bước ra ngoài.

CHUẨN BỊ CHỜ CHÚA ĐẾN--



Phi-e-rơ Khuyên chúng ta: "Sự cuối cùng của muôn vật đã gần; vậy hãy tỉnh táo và tiết độ để cầu nguyện" (1. Phi ero 4:7). Chúa Jesus đã không đến vào thời  Phi-e-rơ, nhưng tại sao Phi-e-rơ viết lời như vậy? Bởi vì nó chính xác là thái độ của ông. Ông ấy đã chờ Chúa Jesus đến. Đó là niềm tin của ông ta. Phi-e-rơ không thể chờ đến 2000 năm. Nhưng cuộc sống của ông đã được tập trung vào sự sắp tới của Chúa. Phi-e-rơ luôn luôn có thể lìa bỏ thế giới này bởi vì không có gì có thể giữ ông lại. Điều gì đang giữ chúng ta ở lại? Tất cả các sứ đồ đã sống trong kỳ vọng rằng sự kết thúc của muôn vật đã đến gần. Tất cả chúng ta nên tập luyện thái độ này. Đây là một phần sự chuẩn bị của chúng ta. Nếu hôm nay  tôi hỏi anh em "cái gì quý giá đối với anh?". Điều quý giá đầu tiên trong danh sách của anh em là gì? Điều gì quan trọng với anh? Nếu chúng ta hỏi Phi-e-rơ, ông ấy sẽ nói với chúng ta rằng sự cuối cùng của mọi thứ đã đến gần. Điều đó ở trong tấm lòng ông ta. Ông chỉ chờ đợi Chúa đến và sẵn sàng được cất lên. Tất cả các sứ đồ đã sống trong sự mong đợi Chúa tái lâm như vậy.

Muối Của Đất-



Sự hiện diện của chúng ta tạo ra nhiều khác biệt “Ngươi là muối của đất” (Ma-thi-ơ 5:13). Trong tuyên bố này, Chúa Jesus không chỉ nói với các môn đệ của Ngài, mà cho tất cả chúng ta, những người thừa nhận thẩm quyền lời giảng dạy của Ngài. Chúa Jêsus so sánh chức năng của chúng ta trên đất với muối. Ý nghĩa của Ngài trở nên rõ ràng khi chúng ta xem xét hai cách sử dụng quen thuộc của muối liên quan đến thực phẩm: muối cung cấp hương vị và muối kiềm chế sự hư hoại.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Tóc Đen Như Quạ-



Nhã Ca 5:11 “His head is like [precious] gold, pure gold; His hair is [curly] like clusters of dates And black as a raven.-Đầu người bằng vàng thật ròng; Lọn tóc người quăn, và đen như quạ”.
Mái tóc đen nói về tuổi trẻ và sức mạnh. Tóc còn đen vì quá trình lão hóa chưa bắt đầu. Truyền đạo 12:5 nói tóc người già như “cây hạnh trổ bông” trắng xóa.
Chúa Jêsus đã dâng mình cho Đức Chúa Trời với tất cả năng lực của mình. Trong sự dâng mình này không có sự mất mát, không có sự suy yếu. Sự tận tâm của Chúa Jêsus đối với Đức Chúa Trời của Ngài là hoàn hảo từ đầu đến cuối. Thậm chí, vào lúc cuối đời, trên thập tự giá chúng ta còn tìm thấy sự biểu hiện năng lực còn tươi trẻ cao nhất của Ngài. Ngay cả trên đường đi đến thập tự giá, Ngài vẫn có thể tự gọi mình là “cây tươi”.

KHÔNG SỢ LOÀI NGƯỜI, NHƯNG SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI-



"Nhiều dân tộc sẽ đến và nói rằng: “Hãy đến, chúng ta hãy lên núi Đức Giê-hô-va, Đến đền thờ Đức Chúa Trời của Gia-cốp. Ngài sẽ dạy chúng ta đường lối Ngài, Chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài”(Ê-sai 2:3). Nhiều Cơ Đốc nhân ngày nay không thể còn được sửa chữa nữa. Bạn không thể nói gì được nữa. Nếu bạn nói sự thật với họ, họ bị xúc phạm. Cuối cùng, nên những người tuân theo sự thật của kinh thánh sẽ bị ném ra khỏi hội thánh. Chúa Jesus cũng xác minh điều này: 'bởi vì các nhà tiên tri trước các con cũng từng bị người ta bắt bớ như vậy' (Ma thi ơ 5:12). Tất cả những người muốn theo Chúa phải chờ đợi bị đuổi ra khỏi các hội chúng. Rất nhiều người trong dân của Chúa không có lỗ tai để lắng nghe Đức Chúa trời. Họ đã làm cứng lòng của mình (Ê-sai 6:9-10; Công 28:26-27).

KHẢI TƯỢNG THUỘC THIÊN CỦA TIÊN TRI Ê-SAI-



Trong Ê-sai 6 nhà tiên tri Ê-sai nhìn thấy một khải tượng thuộc thiên tuyệt vời. Đối với những người phục vụ Chúa, điều đó rất quan trọng để nhìn thấy một khải tượng thiên thượng. Môi-se, Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên đã nhìn thấy một khải tượng. Phi-e-rơ, Giăng và Gia cơ cũng vậy. Phao-lô và Ê-tiên. Với chúng ta thì thế nào? Chúng ta cũng cần nhìn thấy một khải tượng thiên thượng đi theo với chúng ta đến cuối đời. Nếu chúng ta chỉ tìm hiểu kiến thức và sự dạy dỗ từ kinh thánh, sẽ không giúp chúng ta trong cuộc chạy đường dài. Nhưng nếu Chúa đã hiện đến với chúng ta, khải tượng thiên thượng này sẽ đi cùng chúng ta đến cuối đời. Hãy cầu nguyện với Chúa: "Con thích nhìn thấy những gì Ê-sai đã thấy. Cho con xem những gì Ê-xê-chi-ên và Đa-ni-ên đã thấy về sự vinh quang của Đức Chúa Trời!"

Có một cái nhìn vào chủ đề tòa án của Chúa



Nhiều Cơ Đốc nhân nhấn mạnh linh (tinh thần) rất nhiều. Nhưng câu hỏi là, loại linh này là gì? Ê-sai nói về Linh rất chi tiết trong chương 11, câu một đến ba. "Có một chồi sẽ nứt ra từ gốc Gie-sê, Một cành từ rễ nó sẽ ra trái.  Thần (Linh) của Đức Giê-hô-va sẽ ngự trên Ngài, Là thần khôn ngoan và thông sáng, Thần mưu lược và quyền năng, Thần tri thức và kính sợ Đức Giê-hô-va. Ngài vui thích trong sự kính sợ Đức Giê-hô-va. Ngài sẽ không xét xử theo mắt thấy,Cũng chẳng phán quyết theo tai nghe".

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Chúa Phản Ứng Tình Trạng Suy Thoái Của Tín Đồ-



Ê-xê-chi-ên 43:10-13, “Hỡi con người, khá cho nhà Y-sơ-ra-ên biết nhà nầy, hầu cho chúng nó xấu hổ về tội lỗi mình. Chúng nó khá đo theo kiểu nó.  Khi chúng nó hổ thẹn về mọi điều mình đã làm, ngươi khá giơ hình nhà nầy ra cho chúng nó, là những hình thế, đường ra, lối vào, hết thảy các hình trạng, hết thảy những mạng lịnh nó, hình nó, và hết thảy lệ luật nó. Hãy viết mà tả ra mọi điều đó trước mặt chúng nó, hầu cho chúng nó giữ lấy cả hình nó và cả lệ luật nó để làm theo. Nầy là luật của nhà: Cả châu vi nó ở trên chót núi, là nơi rất thánh. Ấy là luật của nhà như vậy”.

Nói Xấu



1 Phi-e-rơ 2: 1 “ Vậy, anh em sở dĩ cổi bỏ mọi điều độc ác, mọi điều quỉ quyệt, giả hình và ganh ghét, cùng mọi sự nói xấu”.
Biết bao đau đớn và biết bao nước mắt tuôn rơi vì những lời phỉ báng gây ra! Đó là một trong những phương tiện hiệu quả nhất trong tay kẻ thù hồn người tín đồ,  làm tan vỡ trái tim, gây chia rẽ con cái của  Chúa, thậm chí phá hủy các gia đình và các cuộc nhóm họp thịnh vượng. Tuy nhiên, làm thế nào các tín hữu rơi vào hố bẫy này một cách dễ dàng như vậy. Nói xấu dễ dàng xảy ra do sự vi phạm của đôi môi, kẻ nói xấu coi như thể không có ý nghĩa gì cả, nếu anh ta gây tổn hại danh tiếng của anh em mình.

Sự hoàn hảo ưu việt của Chúa Jesus-



Nhã ca 5:10, “Người yêu tôi trắng trẻo hồng hào, Tuyệt nhất trong muôn người”.
Nguyên văn kinh văn Hê-bơ-rơ là “Lương Nhơn tôi sáng chói và hồng hào”.
Su-la-mít trong Nhã ca từng được hỏi, "Người yêu của chị có hơn gì người khác không?" (Nhã 5: 9). Đang khi cô chờ câu hỏi này, lời nầy tuôn ra từ trong cô. So sánh với người khác cô ưu tiên yêu mến lương nhơn mình, cuối cùng đi đến kết luận: trước tất cả mọi người thì chàng đáng yêu nhất.

TRUYỀN ĐẠT QUYỀN NĂNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI-



   Đây là điểm thứ tư của các giáo lý nền tảng được liệt kê trong Hê-bơ-rơ 6: 1–2, - sự đặt tay, mà tôi đã diễn luận ra bài “Truyền Đạt Quyền Năng của Đức Chúa Trời”.
   Nhiều người trong chúng ta có lẽ sẽ hơi ngạc nhiên khi thấy việc đặt tay lại nằm trong số các giáo lý nền tảng, bởi vì hiện tại rất ít người rao giảng về điều nầy trong hầu hết các hội thánh. Nếu chúng ta tạm dừng và cân nhắc, điều nầy cực kỳ hợp lý khi chủ đề nầy nằm trong danh sách đó - bởi vì đặt tay (hoặc truyền quyền năng và thẩm quyền của Đức Chúa Trời) là điều mang đến sự liên tục cho Thân Thể của Đấng Christ. Sư liên tục được thiết lập giữa một người có chức vụ cung ứng cao cấp và một người có chức vụ thấp hơn, giữa thế hệ đi trước và thế hệ tiếp theo. Chức năng thiết yếu của chức vụ đặt tay này là cung cấp sự liên tục trong Thân Thể của Đấng Christ.

NGƯỜI DỰ PHẦN SỰ THÁNH KHIẾT-



   Sự thánh khiết là một thuộc tính duy nhất của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có nhiều thuộc tính khác - chẳng hạn như tình yêu, sự khôn ngoan và quyền năng - mà chúng ta có thể hiểu ở mức độ nào đó bằng cách tham khảo đến con người hay các sự vật trong lãnh vực thiên nhiên thể hiện những thuộc tính này. Nhưng đức thánh khiềt không có sự song hành trong thiên nhiên; điều đó là duy nhất. John Wesley đã định nghĩa sự thánh khiết là “tình yêu trọn vẹn”. Tuy nhiên, tôi muốn định nghĩa sự thánh khiế như một sự kết hợp giữa sự công bình của Đức Chúa Trời và tình yêu của Đức Chúa Trời. Tình yêu mời bạn đến; sự công bình nói rằng bạn không thích hợp để đến. Có sự căng thẳng được xây dựng trong sự thánh khiết này.

ĐẶT TAY



   Nếu nó chỉ để lại sự hiểu biết phàm nhân hầu quyết định đó là sáu giáo lý cơ bản của đức tin Cơ Đốc, thì hoàn toàn có thể là giáo lí đặt tay này sẽ không bao giờ được bao gồm. Tuy nhiên, trong phương sách cuối cùng, lời dẫn giải tốt nhất về Kinh Thánh chính là Kinh Thánh. Trong bài giảng dạy này, chúng ta sẽ kiểm tra các khía cạnh trong điểm thứ tư của các giáo lý này - việc đặt tay.
   Chúng ta hiểu chính xác gì về cụm từ này,“đặt tay”? Đó là một hành động trong đó có một người đặt tay lên cơ thể của người khác, với một số mục đích thuộc linh nhất định. Thông thường, hành động này được đi kèm với lời cầu nguyện, lời nói tiên tri, hoặc cả hai.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2018

THUỘC LINH HAY THUỘC HỒN?



  Trong bài học trước, tôi đã phân tích ba yếu tố tạo nên toàn bộ tính cách con người: tâm linh, tâm hồn và thân thể. Trong bài này tôi sẽ tiếp tục với cùng chủ đề, nhưng tôi sẽ tập trung vào vấn đề cụ thể: mối quan hệ giữa tâm linh của con người và tâm hồn của người đó.
  Tâm linh của con người đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời và liên hệ trực tiếp với Đức Chúa Trời. Trong mô hình sáng tạo hồi ban đầu, có một mối quan hệ giảm dần. Đức Chúa Trời chuyển động trên tâm linh của con người; tâm linh của anh ta chuyển động trên tâm hồn anh ta; và tâm hồn anh ta kiểm chế thân thể anh ta. Tuy nhiên, thông qua sự nổi loạn của con người, tâm linh anh ta đã bị gạt sang một bên và tâm hồn anh ta đã giành quyền kiểm soát. Kết quả là, con người không tái sanh được ba chức năng của tâm hồn mình kiểm soát:  đó là ý muốn, trí năng và tình cảm.

SỰ DƯ DẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI - TIẾP NHẬN LỜI HỨA-


   Trong hai bài học trước của tôi trong loạt bài này, tôi đã cung cấp một danh sách năm nguyên tắc cơ bản liên quan đến sự cung ứng của Đức Chúa Trời. Nguyên tắc 1 : Sự cung ứng của Đức Chúa Trời nằm trong những lời hứa của Ngài. Nguyên tắc 2: Những lời hứa là cơ nghiệp của chúng ta. Nguyên tắc 3: Các lời hứa của Đức Chúa Trời là sự thể hiện ý muốn của Ngài. Nguyên tắc 4: Tất cả những lời hứa của Đức Chúa Trời hiện có sẵn cho chúng ta qua Đấng Christ. Nguyên tắc 5: Việc ứng nghiệm những lời hứa của Đức Chúa Trời không phụ thuộc vào hoàn cảnh của chúng ta, mà đúng hơn là khi chúng ta đáp ứng các điều kiện của Đức Chúa Trời.

- Lời tiên tri về Ả-rập:



Ê-sai 21:13-17: "Hỡi đoàn thương buôn người Đê-đan, Các ngươi sẽ nghỉ đêm trong rừng Ả-rập. Hỡi cư dân đất Thê-ma, Hãy đem nước đến cho những kẻ khát, Và đem bánh cho những người lánh nạn. Vì họ chạy trốn để thoát khỏi lưỡi gươm, Trốn khỏi gươm tuốt trần, Trốn khỏi cung giương ra, Và trốn cuộc chiến ác liệt.  Chúa đã phán với tôi thế nầy: “Còn một năm nữa, theo năm của người làm thuê, mọi vinh quang của Kê-đa sẽ chấm dứt. Những dũng sĩ bắn cung của dân Kê-đa còn lại rất ít. Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã phán vậy".

SI-ÔN THÀNH CỦA VUA LỚN



1. Corinthians 5:7- Vì Đấng Christ,Chiên Con lễ Vượt Qua của chúng ta đã được dâng làm sinh tế rồi-
Hê bơ rơ 8:5- Sự phục vụ của họ là mô phỏng và là cái bóng của những thực thể trên trời; vì khi Môi-se sắp dựng đền tạm thì được Đức Chúa Trời phán dặn: “Hãy cẩn thận, làm mọi việc theo kiểu mẫu đã chỉ cho con trên núi.”
Giăng 6:51- Ta là bánh sự sống từ trời xuống; nếu ai ăn bánh nầy thì sẽ sống đời đời. Bánh mà Ta sẽ ban cho vì sự sống của thế gian chính là thịt Ta.”
Vào thời điểm của giao ước cũ, Đức Chúa Trời đã dẫn dân Ngài ra khỏi ách  nô lệ ở Ai cập để đưa họ tới vùng đất tốt lành, đến Israel. Nơi đó họ phải đến nơi mà Chúa đã chọn để đặt Danh của mình sống ở đó (xem Phục. 12). Nơi này được gọi là Sion, thành phố của Vua vĩ đại: "Đức Giê-hô-va thật vĩ đại, rất đáng được ca ngợi Trong thành của Đức Chúa Trời chúng ta Và trên núi thánh Ngài Núi Si-ôn cao vút và đẹp đẽ Là niềm vui của cả trái đất" (Thánh Vịnh 48:2-3). Tại Sion, Đức Chúa Trời muốn lập lên ngai vàng của mình trên trái đất và từ đó cai trị như Vua trên tất cả các quốc gia xung quanh, như lời tuyên bố trong thánh vịnh 110:2 là câu nói: "Từ Si-ôn, Đức Giê-hô-va sẽ mở rộng Vương quyền hùng mạnh của Con. Hãy thống trị trên các kẻ thù của Con !"

Tổng thống thứ 45 của Mỹ--



Ngày 20/1/2017, Donald Trump chính thức trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Chưa từng có tổng thổng nào của Mỹ lại làm thế giới hoang mang và lo lắng như ông ta.
Tôi quan tâm đặc biệt đến chính sách về Israel của ông. Vì nếu Trump hòa giải được Israel và Palestine với nhau thì 3,5 năm sau đó chắc chắn "Ngày thịnh nộ lớn của Đức Chúa Trời sẽ ập xuống nhân loại" (còn gọi là tận thế). Sau đó thì chính Jesus Chirst sẽ tái lâm trị vì trên trái đất này. Tôi liệt kê một số tin tức để các bạn thấy khả năng có hiệp định hòa bình trong thời Trump cực kỳ cao.
Israel đã gọi Trump là người bạn thật sự của Israel. Con rể của Trump, người Do Thái, được giao nhiệm vụ để đàm phán hòa bình, xem Con rể ông Trump lãnh nhiệm vụ 'khó nuốt' nhất: Hoà giải Israel và Palestine.

VIÊN QUẢN LÍ SÉP-NA



Trong Esai 22, Đức Chúa Trời nói với người quản lý trên ngôi nhà của mình: "Chúa là Đức Giê-hô-va vạn quân phán bảo tôi: “Con hãy đi nói với viên quản lý Sép-na là người cai quản cung điện, rằng..." (c. 15 a). Sự Quản trị ngôi nhà của Chúa ở đây rõ ràng đã có vấn đề. Như Ê-sai đã nói trong các chương 1 đến 12, nhiều điều trong số những vấn đề trong nhà của Chúa bắt đầu với cái đầu, tức là với quản trị viên. Chúa nói: "Cả đầu đều bị thương tích,.. Từ bàn chân cho đến đỉnh đầu, Không chỗ nào lành, Những thương tích, vết sưng bầm, Và những vết thương mới, Chưa được rịt lại, chưa được băng bó, Cũng chưa được xoa dầu cho êm" (1:5 b-6). Ai là cái đầu này? Những người phục vụ này là ai? Chúa nói: "Đầu là trưởng lão và người được tôn trọng, Đuôi là kẻ tiên tri dạy điều dối trá " (9:14). "Kẻ dẫn đường ngươi làm cho ngươi lạc hướng, Họ làm rối loạn đường lối ngươi" (3:12 b). Điểm này cho chúng ta biết rằng tất cả những vấn đề nghiêm trọng của dân Chúa đều  bắt đầu với các trưởng lão, giáo sư và các mục sư, là các kẻ làm đầu hội thánh. Đó là cách diễn tả về sự quản trị của Sép-na. Chúa nói với Ê-sai: "Con hãy đi nói với viên quản lý Sép-na là người cai quản cung điện, rằng: ‘Ông đang làm gì ở đây? Ông có bà con gì ở đây không mà lại đục cho mình một phần mộ tại đây? Thật, ông đang đục cho mình một phần mộ trên cao, khoét cho mình một nơi an nghỉ trong vầng đá!" (22:15 b-16 a).

Cầu Nguyện Lúc Bình Minh



Mác 1:35, “Đến sáng sớm. khi còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó”
Thánh vịnh 119:147, “Tôi thức trước rạng đông và kêu cầu; Tôi trông cậy nơi lời Chúa”.
Trong Mác 1, chúng ta đọc về một ngày làm việc trong đời sống của Chúa Giêsu. Ngài đi đến nhà hội và dạy ở đó với uy quyền khiến mọi người ngạc nhiên. Đột nhiên một linh ô uế ám vào một con người. Chúa Giêsu ra lệnh cho uế linh im lặng và trục xuất nó. Từ hội đường Do Thái, Ngài đi thẳng đến ngôi nhà của Si-môn Phi-e-rơ, nơi mẹ vợ của anh nằm liệt giường vì một cơn sốt dữ dội. Chúa dùng ít thời gian của mình và chữa lành cho bà ấy.

GẮN KẾT VỚI NHAU-


   Trong Phúc âm của Giăng, chương 17, Chúa Jêsus đã cầu nguyện cùng Đức Chúa Cha cho tất cả những ai tin Ngài. Ngài cầu nguyện rằng chúng ta sẽ là một như Ngài và Cha là một, để tất cả thế giới có thể tin và biết rằng Đức Chúa Cha đã sai Ngài. Trong những năm gần đây, Đức Chúa Trời đã bắt đầu mở mắt của tôi theo cách mà chúng ta có thể hiệp một theo cách hiệu quả và thực tế - không phải trong một thời đại tương lai xa xôi, nhưng trong thế hệ của chúng ta. Tôi tin rằng đó là một khả năng thực tế hiện nay. Trong thực tế, tôi tin rằng đó là những gì Đức Chúa Trời đang làm việc hướng tới qua Đức Thánh Linh.
   Chúng ta hãy xem xét một số suy nghĩ cơ bản theo cách đúng đắn và thực tế về “con đường đi vào sự hiệp nhất” được lấy từ hai phân đoạn trong sách Thánh Vịnh.

SỰ DƯ DẬT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI- BỐN ĐIỀU KIỆN CUỐI CÙNG-




   Cho đến nay trong loạt bài này, chúng ta đã thấy rằng Đức Chúa Trời mong muốn cung cấp cho dân của mình một cách dồi dào nếu họ đáp ứng các điều kiện của Ngài. Kinh thánh cho thấy sự giàu có - cùng với uy quyền,  khôn ngoan, uy lực, tôn trọng, vinh quang và ca ngợi đều thuộc về quyền vĩnh cửu của Chúa Jesus Christ. Tuy nhiên, trên thập tự giá, Ngài đã từ bỏ những lợi ích đó để tham gia vào một sự trao đổi thần thượng. Trong giao dịch đó, Chúa Jesus đã tiếp lấy sự rủa sả, đó là phần đáng nhận của nhân loại bởi công lý thần thượng, hầu chúng ta có thể nhận được phước lành, đó là phần của Chúa Jesus bởi sự vâng lời hoàn hảo của Ngài.
   Một trong những sự rủa sả đặc biệt mà Chúa Jesus đã bị kiệt sức là sự rủa sả về sự nghèo nàn được nêu lên trong Phục truyền 28. Trên thập tự giá, Ngài đói, khát, trần truồng, và cần tất cả mọi thứ. Đó là một mô tả về sự đói nghèo tuyệt đối. Chúa Jêsus hoàn toàn bị cạn kiệt  từ sự rủa sả do nghèo đói hầu chúng ta có thể nhận được “phước lành của Áp-ra-ham” (Ga-la-ti 3: 13–14). Và phước lành của Áp-ra-ham là gì? Sáng thế ký 24: 1 nói Áp-ra-ham đã được ban phước trong “mọi sự”.

CHÔN BẢN CHẤT CŨ



Một lời rõ ràng về chủ đề Báp-têm
Vào lúc kết thúc bài giảng của Phi-e-rơ trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, những người nghe (người vô tín, vẫn chưa tin) liền hỏi, “Các anh ơi, chúng tôi phải làm gì đây?’ Công Vụ Các Sứ Đồ 2:37.Khi nghe câu hỏi này, Phi-e-rơ phát ngôn nhân của Đức Chúa Trời và của Hội Thánh - đã lập tức đưa ra một câu trả lời rõ ràng: “ Hãy Ăn năn ... nhận báp têm ... và nhận lãnh quà tặng là Đức Thánh Linh.” Đây là điều kiện bắt buộc của Đức Chúa Trời cho mọi tội nhân muốn được giải hòa với Ngài. Nó bao gồm ba kinh nghiệm riêng biệt nhưng liên quan với nhau: ăn năn, báp-têm và tiếp nhận Đức Thánh Linh. Điều kiện này của Đức Chúa Trời chưa bao giờ thay đổi. Thậm chí cho đến hôm nay.
Điểm chính trong điều khoản của Đức Chúa Trời là sự giảng dạy về phép báp-têm. Trong toàn bộ Tân Ước, phép báp-têm luôn được liên kết trực tiếp với sự cứu rỗi. Hội thánh đầu tiên không biết gì về một sự cứu rỗi nếu không có phép báp-têm xảy ra tiếp theo sau. Từ ngày Lễ Ngũ Tuần về sau, mỗi người tin đều chịu phép báp-têm ngay sau khi tin, thường xảy ra cùng ngày hôm đó. Lễ báp-têm là một nghi thức được bao gồm Hội Thánh của Đức Chúa Jêsus Christ. Đặc biệt trong câu chuyện chấp sự Phi-líp đi xuống Sa-ma-ri ‘rao giảng Đấng Christ’ cho dân chúng ở đó.