Khi bạn tham khảo ý kiến bác sĩ, bạn muốn đảm bảo rằng ông ấy biết những
gì ông ấy đang nói đến. Chúng ta hi vọng các bác sĩ có thể cho chúng ta biết
cách phòng bệnh tốt hơn, chữa trị đau yếu hoặc bệnh tật khi cần thiết, và luôn
khỏe mạnh. Chúng ta muốn họ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng họ
cũng cần phải được đào tạo cách phù hợp. Có bao nhiêu người trong chúng ta đã gặp
một bác sĩ chưa bao giờ đến học trường y khoa, chưa bao giờ nghiên cứu sách vở,
và không theo kịp tiến bộ trong nghiên cứu chăng? Người đó được trang bị như thế
nào để giúp mọi người cách thành công?
Điều tương tự như vậy cũng áp dụng cho chúng ta là các Cơ Đốc nhân.
Chúng ta có thể có tất cả “kinh nghiệm thực địa” có thể tưởng tượng được, nhưng
nếu chúng ta chưa nghiên cứu Quyển Sách - nếu chúng ta không dựa vào sách hướng
dẫn có thẩm quyền - chúng ta sẽ không thành công trong cuộc sống cách dồi dào.
Bạn có thể tán thành triết lý hợp lý và những tư tưởng cao quý về Đức Chúa Trời
suốt cả ngày, nhưng nếu bạn không châm rễ trong Lời Ngài, lời nói của bạn không
đáng tin cậy. Không có phương cách nào xung quanh điều đó: đời sống Cơ đốc của
chúng ta phải được xây dựng trên nền tảng của Lời Đức Chúa Trời.
Có hai ứng dụng trong Kinh Thánh cho danh hiệu “Lời của Đức Chúa Trời.”
Một là chính Kinh Thánh (chữ viết của Đức Chúa Trời), và một kia là Jesus Christ
(Lời cá nhân của Đức Chúa Trời). Mỗi một danh hiệu đều được gọi là Lời của Đức
Chúa Trời. Nếu chúng ta muốn có mối liên hệ đúng đắn với Chúa Jésus, chúng ta
phải liên hệ đúng đắn với Kinh Thánh. Vì vậy, hãy khám phá thẩm quyền và quyền
năng của Lời Đức Chúa Trời.
-
Lời Của Ai?
Thẩm quyền của Lời xuất phát từ tác giả của Lời. Thẩm quyền của bất kỳ
tác phẩm nào là thẩm quyền của tác giả. Chính tác giả trao thẩm quyền cho bất cứ
điều gì anh ta tạo ra. Vì vậy, điều quan trọng là phải biết danh tính tác giả của
Kinh Thánh.
“Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa
Trời cảm thúc, có ích cho sự dạy dỗ, khiển trách, sửa trị và huấn luyện trong sự
công chính, để người của Đức Chúa Trời
được toàn vẹn và sẵn sàng cho mọi việc lành” 2 Ti-mô-thê 3: 16–17
Nếu bạn muốn được trang bị đầy đủ và kỹ lưỡng cho mọi công việc tốt, nguồn
gốc tất cả sự trang bị đều là Kinh thánh. Phao-lô cũng nói: “Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời cảm
thúc”.
Chữ Hy lạp cho câu "được Đức
Chúa Trời cảm thúc" được định nghĩa là "Đức Chúa Trời thở (hà
hơi)". Từ ngữ "hơi thở" và từ ngữ "tâm linh" là giống
hệt nhau. Phao-lô đang nói, “Tất cả Kinh thánh đều được Thần Linh của Đức Chúa
Trời thở vào”. Thẩm quyền đằng sau tất cả Kinh thánh là thẩm quyền của Đức
Thánh Linh. Cuối cùng chính Ngài là tác giả. Ngài đã sử dụng nhiều công cụ khác
nhau, nhưng thẩm quyền của Đức Thánh Linh —Ngài là chính Đức Chúa Trời — chỉ đạo
mỗi một người. Khi chúng ta rút lời nào ra từ Kinh thánh, chúng ta đang rút ra
từ thẩm quyền của chính Đức Chúa Trời.
Phao-lô cũng lưu ý rằng tất cả Kinh thánh, chứ không phải một vài phần,
đều được cảm thúc. Chúng ta không quá lời trong việc tách các phân đoạn mà
chúng ta xem là có giá trị hơn so với những phân đoạn chúng ta không trích dẫn.
Chính Đức Thánh Linh đã tuyên bố tất cả Kinh thánh đều được Đức
Chúa Trời cảm thúc, và mọi Lời Kinh thánh đều có lợi ích. Không có sách nào bạn
có thể bỏ qua hoặc cho là không quan trọng. Chúng ta không chỉ tập trung vào một
vài phân đoạn Kinh Thánh nổi tiếng và phải nghĩ rằng tất cả chúng đều quan trọng.
Nếu bạn muốn được trang bị - và còn được trang bị thêm— bạn phải dựa vào
toàn bộ Kinh thánh. Bạn sẽ thấy rằng bạn càng đi tới sức mạnh lần lần gia tăng
thêm lên khi bạn suy gẫm, nghiên cứu và áp dụng Lời Đức Chúa Trời. Chúa Giê Su
nói chúng ta cần phải nghe và làm theo Lời của Đức Chúa Trời; không chỉ nghe
suông, nhưng phải nghe và làm theo.
Bạn có thể nói, “Nhưng trong nhiều trường hợp những người viết Kinh
Thánh rất yếu đuối và có thể sai lầm. Và thậm chí Kinh Thánh còn ghi lại rất
nhiều tội lỗi của họ”. Có thể bạn chính xác. Tôi tin rằng đó là một dấu hiệu về
tính chính xác của Kinh thánh-- nó ghi lại
tội lỗi của những người đã viết ra nó. Rất nhiều người ngày nay muốn bỏ qua tội
lỗi của họ và cố gắng thể hiện mình là người không thể sai lầm. Những người viết
Kinh thánh thì không như vậy. Ngay cả Đa-vít, người đã viết hầu hết các thánh vịnh,
đã ghi lại những tội lỗi nghiêm trọng của mình cho mọi người đọc.
Vậy làm sao Kinh Thánh có thể không sai lầm được nếu những người viết nó
có thể đã sống cách sai lầm? Có một câu trả lời hay ho cho câu hỏi đó bằng một
câu đơn giản:
“Lời của Đức Giê-hô-va là lời
thanh sạch, Giống như bạc đã luyện trong lò bằng gốm, Tinh luyện đến bảy lần”
Thi thiên 12: 6
Đây là một bức tranh về cách người ta tinh luyện kim loại. Họ sẽ xây lò
nung bằng đất sét, đốt một ngọn lửa trong đó và sau đó đặt kim loại vào đó để tinh
luyện. Cho nên bạn có ba điều trong bức tranh đó: lò nung bằng đất sét, là dụng
cụ của con người, chỉ là đất sét; ngọn lửa, đó là Đức Thánh Linh, và bạc
được tinh luyện, đó là thông điệp. Vì vậy, điều đó cho chúng ta biết làm thế
nào những người nam và người nữ sai lầm mà có thể làm các ống dẫn để tạo ra Lời
được cảm thúc và có thẩm quyền của Đức Chúa Trời. Đất sét là chiếc bình phàm
nhân, ngọn lửa là Đức Thánh Linh, và bạc-- được tinh
luyện bảy lần, tuyệt đối tinh sạch - là thông điệp của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh, mặc dù có đi qua các chiếc bình bằng đất sét-- những người nam
và phụ nữ yếu đuối, sai lạc, tội lỗi– nhưng đã được tinh luyện đến bảy lần bởi
ngọn lửa của Đức Thánh Linh. Nên Kinh thánh hoàn toàn đáng tin cậy.
-
Chúa Jesus và Lời
Chúng ta cần phải xem xét thái độ của
chính Chúa Jesus đối với Kinh Thánh, bởi vì chúng ta là những môn đồ của Ngài,
Ngài là khuôn mẫu. Ngài đã liên hệ như thế nào với Kinh thánh? Chúng ta hãy
nhìn vào phản ứng của Ngài trong một cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo Do
Thái.
“Nếu luật pháp gọi những người nhận
được lời của Đức Chúa Trời là thần, và lời Kinh Thánh không thể hủy bỏ được”
(Giăng 10:35).
Ở đây Chúa Jésus ban cho Kinh Thánh hai danh hiệu mà những môn đệ của
Ngài đã sử dụng hai từ ngữ đó: Lời của Đức Chúa Trời và lời Kinh thánh. Nơi nào
Ngài sử dụng câu “Lời của Đức Chúa Trời”, điều đó có nghĩa là nó được phát xuất
từ Đức Chúa Trời. Lời đó không xuất phát từ con người; nó đến từ thiên đàng,
từ Đức Chúa Trời. Và chỗ nào Ngài nói “Lời Kinh thánh”, điều đó có nghĩa là lời
đã được ghi lại bằng văn bản. Đức Chúa Trời đã nói nhiều điều không được ghi lại
bằng văn bản, nhưng những điều được ghi lại trong Kinh Thánh đều có lợi ích đặc
biệt cho chúng ta. Chúng chứa đựng mọi thứ chúng ta cần biết để cứu rỗi chúng
ta.
Thái độ của Chúa Jésus được tóm tắt trong cụm từ, “Kinh Thánh không thể bị hủy bỏ” Không gì có thể diễn tả thẩm quyền
Kinh Thánh hoàn toàn hơn cụm từ đơn giản đó.
Hãy xem Chúa Jésus đã sử dụng Kinh thánh như thế nào. Ngài là khuôn mẫu của
chúng ta. Chúng ta sẽ nhìn vào những gì đã xảy ra khi Chúa Jésus ở trong vùng
hoang mạc bị Sa-tan cám dỗ. Phần cuối của Ma-thi-ơ 3 ghi lại phép báp-têm của
Chúa Jésus ở sông Giô-đanh:
“Khi được báp-têm xong, vừa lúc Đức
Chúa Jésus lên khỏi nước, thì kìa, các tầng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của
Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu đậu trên Ngài. Nầy, có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu
của Ta, đẹp lòng Ta hoàn toàn” Ma thi ơ 3: 16–17.
Bạn và tôi có thể nghĩ rằng sau điều nầy Chúa Jésus được sắp xếp để có một
thời gian dễ chịu. Ngài đã có sự chứng thực của cả Chúa Cha lẫn Đức Thánh Linh
— cùng với sự chứng thực của vị tiên tri - Giăng Báp-tít. Nhưng điều đó đã
không xảy ra.
Sau cuộc gặp gỡ thanh thản và mạnh mẽ này, Chúa Jésusthấy chính mình phải
nhịn ăn trong bốn mươi ngày và bị Sa-tan cám dỗ. Xin bạn đừng tưởng tượng rằng
phước lành của Đức Chúa Trời sẽ luôn làm cho cuộc sống dễ dàng cho bạn. Thực
ra, theo một nghĩa nào đó, nó có thể làm cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn, bởi
vì Sa-tan phản đối mạnh mẽ những người mà Đức Chúa Trời đã xức dầu.
Lu-ca nói rằng Chúa Jésus đã được Thánh Linh dẫn dắt vào nơi hoang dã
(Lu-ca 4: 1), nhưng vào cuối bốn mươi ngày, Ngài đã bước ra trong quyền năng của
Đức Thánh Linh (câu 14). Lưu ý sự khác biệt. Điều thứ nhất, được Thánh Linh dẫn
dắt; điều kia là chuyển động và vận hành trong quyền năng của Thánh Linh. Chúa Jésus
không làm được điều sau cho đến khi Ngài đã xung đột với Sa-tan và chiến thắng
hắn. Ở một mức độ nào đó, mỗi người chúng ta sẽ cần phải đi cùng con đường đó.
Chúng ta sẽ phải chiến thắng sự cám dỗ và phản đối để chuyển động trong quyền
năng của Đức Thánh Linh.
Khi Sa-tan đến với Chúa Jésus trong Ma-thi-ơ 4, điều đầu tiên hắn cám dỗ
Chúa Jésus làm là Ngài nghi ngờ. Điều đó gần như luôn luôn là cách tiếp cận ban
đầu của Sa-tan. Hắn sẽ không lập tức phủ nhận Lời của Đức Chúa Trời; hắn sẽ đặt
câu hỏi hoặc khiến bạn nghi ngờ điều đó. Hãy lưu ý điều đầu tiên mà Sa-tan nói
với Chúa Jésus.
Bây giờ khi kẻ cám dỗ đến với Ngài, hắn nói, “Nếu ngươi là Con Đức Chúa Trời, hãy khiến những đá nầy thành bánh đi”
Ma-thi-ơ 4: 3.
Hãy nhớ rằng, Đức Chúa Trời vừa phán từ trên trời, nói rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta”. Nhưng Sa-tan
đã thách thức Chúa Jésus nghi ngờ điều Ngài đã nghe từ Đức Chúa Trời. “Nếu Người
là Con của Đức Chúa Trời, thì hãy làm điều gì đó để chứng minh điều đó. Hãy làm
cho đá hóa thành bánh đi”.
Nhưng Ngài đã trả lời và nói, “Có
lời chép rằng: ‘Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, nhưng cũng nhờ mọi
lời nói từ miệng Đức Chúa Trời” Ma-thi-ơ 4: 4.
Điều này rất quan trọng. Chúa Jésus đã đối phó với sự cám dỗ bằng cách dùng
Lời của Đức Chúa Trời đối với nó. "Có
lời chép rằng”. Đừng nghĩ rằng bạn đủ thông minh tranh luận với ma quỷ; hắn
thông minh hơn bạn nhiều. Hắn đã làm nghiệp vụ này trong một thời gian dài. Đừng
cố gắng thuyết phục hắn bằng những lý luận của bạn. Thay vào đó, hãy đối diện hắn
bằng lời Kinh Thánh. Mỗi lần Chúa Jésus bị cám dỗ, Ngài đáp lại, “Có lời chép rằng”. Và bất cứ khi nào
Chúa Jésus nói điều đó, Sa-tan đã thay đổi chủ đề. Hắn biết mình không có câu
trả lời với Kinh thánh. Đừng bị cám dỗ cố gắng chiến thắng Satan bằng trí thông
minh của bạn. Chỉ cần dùng Lời Chúa trả lời với hắn. Kinh Thánh có thẩm quyền.
Hãy chấp nhận kinh thánh. Hãy nhờ nó mà sống. Hãy trả lời ma quỷ bằng lời kinh
thánh. Hắn không thể trả lời nổi đối với Lời của Đức Chúa Trời.
Trong Ê-phê-sô 6:17 Phao-lô nói: “cầm
gươm của Thánh Linh, là lời Đức Chúa Trời”. Có hai chữ Hy lạp dùng cho từ
ngữ “lời”: một là logos cái kia là rhéma. Logos là toàn bộ lời khuyên dạy đời
đời của Đức Chúa Trời. Rhéma là một lời nói của Đức Chúa Trời. Đây là từ ngữ được
sử dụng trong Ê-phê-sô 6:17: hãy lấy “thanh
gươm của Thánh Linh, đó là lời (rhema, lời nói) của Đức Chúa Trời”. Khi bạn
gặp Sa-tan, bạn phải gặp hắn bằng cách nói Lời của Đức Chúa Trời.
Kinh Thánh sẽ không bảo vệ bạn nếu kinh thánh chỉ nằm trên giá sách của
bạn, hoặc ngay cả khi nó nằm trên bàn cạnh giường ngủ của bạn. Kinh thánh chỉ
hoạt động khi bạn trích dẫn nó. Bạn phải tiếp lấy nó trong miệng của bạn và nói
nó ra thay cho lời nói của chính mình. Sau đó, nó trở thành một thanh kiếm sắc
bén mà từ đó ma quỷ lùi lại. Hắn không
có câu trả lời cho kinh thánh.
Hãy xem những gì Chúa Jésus đã nói về thẩm quyền của Lời Đức Chúa Trời, Ngài
nói về điều chúng ta gọi là Cựu Ước:
“Đừng tưởng Ta đến để bãi bỏ luật pháp hay lời
tiên tri; Ta đến, không phải để bãi bỏ nhưng để hoàn tất. Vì thật, Ta bảo các con, trước khi trời đất
qua đi thì một chấm, một nét trong luật pháp cũng không thể qua đi được, cho đến
lúc mọi sự được hoàn tất” (Ma-thi-ơ 5: 17–18)
Từ ngữ "jot", trong tiếng Hê-bơ-rơ hiện đại, là yod, chữ cái
nhỏ nhất trong bảng chữ cái. Chữ "một chút" (keraia) là một đường
cong nhỏ đặt trên một chữ nào đó để phân biệt nó với một chữ tương tự. Đó là
hai nét chữ nhỏ nhất trong văn bản tiếng Hê-bơ-rơ được viết ra, và
Chúa Jésusnói không một nét nào trong các nét ấy sẽ qua đi. Ngài không nói về Lời
nói của Đức Chúa Trời vào thời điểm đó, bởi vì những từ ngữ “jot” và “tittle”
chỉ áp dụng cho những từ ngữ được viết ra. Vì vậy, Chúa Jésus hoàn toàn ủng hộ
toàn bộ thẩm quyền Lời được viết ra của Đức Chúa Trời- kinh thánh.
Nói xa hơn một chút, gần cuối chức vụ của mình, Chúa Jésus đã đối phó với
những người Sa-đu-sê, là những người tân phái tự do ngày hôm đó, những người
không chấp nhận thẩm quyền của mọi Lời Kinh thánh. Trong thực tế, họ chỉ chấp
nhận thẩm quyền của năm cuốn sách đầu tiên, Ngũ Kinh. Họ đã thách thức việc giảng
dạy về sự phục sinh của người chết, và họ đã đến với Chúa Jésus với một câu hỏi
thông minh, nhưng đây là cách Chúa Jésus trả lời họ:
“Còn về sự sống lại của người chết,
các ngươi chưa đọc lời Đức Chúa Trời phán: ‘Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham,
Đức Chúa Trời của Y-sác, Đức Chúa Trời của Gia-cốp’ hay sao? Ngài không phải là
Đức Chúa Trời của kẻ chết, nhưng của người sống”( Ma thi ơ 22: 31–32).
Hãy để ý xem Chúa Jésus đã áp dụng Kinh Thánh đó như thế nào. Những lời
này được Môi-se viết mười bốn thế kỷ trước đó. Chúng thực sự là những lời nói của
Chúa trực tiếp cho Môi-se. Nhưng Chúa Jésus không nói về những lời đó như một
điều gì đó đã được nói với Môi-se mười bốn thế kỷ trước. Ngài nói, “các ngươi chưa đọc lời Đức Chúa Trời phán
sao?”. Kinh Thánh không bao giờ lỗi thời. Nó không bao giờ chỉ là bản ghi
chép sự thông minh của con người. Kinh thánh do Đức Chúa Trời cảm thúc. Và ngay
cả khi nó được viết cách đây ba nghìn năm, nhưng vẫn là Đức Chúa Trời đang nói
với bạn hôm nay. Đó là thẩm quyền của Kinh thánh y như Chúa Jésus hiểu điều đó.
-
Thẩm Quyền Của Kinh Tân Ước
Thẩm quyền ở đằng sau kinh Tân ước cũng giống như thẩm quyển ở phía sau kinh
Cựu ước. Chúng ta hãy nhìn Chúa Jésus với các môn đồ của Ngài. Ngài đang chuẩn
bị cho họ về sự kiện Ngài sẽ rời bỏ họ mà ra đi.
“Ai không yêu mến Ta thì không
vâng giữ các lời Ta. Những lời các con nghe không phải là lời của Ta, nhưng của
Cha là Đấng đã sai Ta đến. Ta đã nói những điều nầy cho các con trong lúc Ta
còn ở với các con” (Giăng 14: 25–26)
Thẩm quyền đằng sau các tác phẩm của các sứ đồ là thẩm quyền của Đức
Thánh Linh. Và Chúa Jésus nói rằng Ngài sẽ làm hai điều: “Bất cứ điều gì Ta
không dạy cho các ngươi, Ngài sẽ dạy các ngươi; và bất cứ điều gì Ta đã nói mà
các ngươi có thể quên, Ngài sẽ nhắc cho
các ngươi nhớ lại”. Vì vậy, văn kiện của các sách phúc âm không phụ thuộc vào
trí nhớ của con người; nó phụ thuộc vào sự thật của Đức Thánh Linh.
Ngẫu nhiên, hãy để tôi chỉ ra rằng Chúa Jésus vi phạm luật ngữ pháp để
nhấn mạnh rằng Đức Thánh Linh không phải là “nó” (it) mà là “Ngài” (He). Theo
ngữ pháp Hy lạp, Ngài nên sử dụng giới từ đó (nó), nhưng Ngài không làm như vậy;
Ngài nói “Ngài”. [It là thuộc trung tính (neuter), còn He là đại từ ngôi thứ ba
số ít, Ngài- LND]. Điều tối quan trọng là bạn hiểu Đức Thánh Linh không chỉ là
một điều đó (nó), Ngài là “Ngài”, một
thân vị, và bạn cần phải liên hệ với Ngài như một thân vị.
Trong Giăng 16, Chúa Jésus tiết lộ một đặc tính rất quan trọng khác của
Đức Thánh Linh.
“Vì
Ngài không tự mình nói, nhưng sẽ nói những gì mình nghe, và công bố cho các con
những gì sẽ đến. Ngài sẽ tôn vinh Ta, vì
Ngài sẽ lấy những gì thuộc về Ta mà công bố cho các con” (Giăng 16: 13–14).
Đức Thánh Linh luôn tôn vinh Chúa Jésus. Nếu bao giờ bạn phải đối mặt với
những biểu hiện thuộc linh không tôn vinh Chúa Jésus nhưng dâng vinh hiển cho một
người hay theo một hướng nào khác, bạn có thể chắc chắn rằng đó không phải là Đức
Thánh Linh. Chức vụ cao nhất của Đức Thánh Linh là tiết lộ và tôn vinh Chúa Jésus.
Kinh Thánh nói rằng chúng ta phải thử nghiệm các linh, và bạn có thể thử nghiệm
nếu điều gì đến từ Đức Thánh Linh thì nó
sẽ tôn vinh Chúa Jésus.
Nếu nó không làm như vậy – thì cho dù nó có vẻ rất tốt hay thuộc linh,
nó có thể được thốt ra bằng một giọng nói lớn, vang dội -- nhưng nó không phải
là từ Đức Thánh Linh, bởi vì Ngài sẽ không tôn vinh bất cứ ai trừ Chúa Jésus.
Tôi rất ý thức về điều đó. Tôi liên tục kiểm tra bản thân mình bằng cách hỏi,
“Tôi có dâng vinh hiển cho Chúa Jésus, hay tôi đang cố gắng thuyết phục mọi người
rằng Derek Prince là một nhân vật quan trọng?” Derek Prince chỉ là một tội nhân
được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời.
Trong bài giảng dạy tiếp theo của
chúng ta, chúng ta sẽ khám phá thêm về bản chất Lời của Đức Chúa Trời. Tôi sẽ
giúp bạn khám phá quyền năng đáng kể của nó và những hiệu quả mà nó có thể có
trong cuộc sống của bạn.