Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018

Bài Kiểm Tra Khó Nhất -



Nếu tôi hỏi từng người một, bạn coi thử thách nào là khó khăn nhất mà các Cơ Đốc nhân phải đối mặt là gì? Có lẽ tôi sẽ nhận được nhiều câu trả lời khác nhau. Câu trả lời của tôi có thể làm bạn ngạc nhiên nhiều, nhưng nó được dựa trên hơn năm mươi năm trong toàn bộ chức vụ Cơ đốc giữa các hội thánh mà có. Tôi tin rằng bài kiểm tra khó khăn nhất, trắc nghiệp khó nhất mà chúng ta phải đối mặt- và điều nầy chúng ta ít có khả năng vượt qua nhất - là SỰ THÀNH CÔNG.

Một tôi tớ kì cựu của Chúa người Trung Quốc, đã trải qua hơn 20 năm tù vì đức tin của mình và về sau đã ra đi với Chúa, đã đưa ra nhận xét cá nhân này: “Tôi đã thấy nhiều người có khởi đầu tốt, nhưng ít người có kết thúc tốt”. Tôi có thể nói giống như vậy. Sau đây là những ví dụ về những người đã đạt được sự thành công, chúng ta sẽ xem xét một số vị vua của Y-sơ-ra-ên.
1 - Ba vị vua đầu tiên
--Vị vua đầu tiên, Sau-lơ, là một người trẻ mạnh mẽ, xuất sắc, người mà đầu tiên trong sự nghiệp của mình đã giành được nhiều chiến thắng quân sự. Nhưng khi được Đức Chúa Trời sai đi trong một sứ mệnh tiêu diệt người A-ma-léc, ông đã sợ hãi dân chúng nên không vâng phục trọn vẹn lệnh của Đức Chúa Trời. Kết quả, tiên tri Sa-mu-ên đã đến trao cho ông một thông điệp rằng Đức Chúa Trời đã từ bỏ ông ta làm vua. Vấn đề gốc rễ của Sau-lơ được tóm tắt trong sứ điệp của Sa-mu-ên: “Lúc ngươi còn nhỏ theo con mắt của ngươi, ngươi há chẳng trở nên đầu trưởng của các chi phái Y-sơ-ra-ên sao?” (1 Sa 15:17)
 Nếu Sau-lơ vẫn cứ khiêm nhường, Đức Chúa Trời có thể ban phước cho ông. Nhưng khi ông tự hào, Đức Chúa Trời đã phải gạt ông sang một bên. Điều này áp dụng cho tất cả chúng ta. Khi chúng ta còn nhỏ theo con mắt của mình, chúng ta dành chỗ cho sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Nhưng khi chúng ta trở nên vĩ đại theo mắt mình, chúng ta không còn chỗ để Đức Chúa Trời bày tỏ sự vĩ đại của Ngài qua chúng ta.
Lòng kiêu hãnh của Sau-lơ đã khiến ông đi đến một kết cục bi thảm. Đêm cuối cùng của cuộc đời, ông ta đã hỏi ý kiến ​​một bà phù thủy, và ngày hôm sau ông ta tự sát trên chiến trường.
--Vị vua kế tiếp, Đa-vít, là một người vừa lòng Đức Chúa Trời. Trong nhiều năm, ông đã phải sống như một kẻ chạy trốn, bị vua Sau-lơ bức hại và săn lùng. Tuy nhiên, ông đã trải qua tất cả những điều đó một cách đắc thắng và cuối cùng ông đã có một chứng ngôn tuyệt vời: “Đức Giê-hô-va đã thưởng tôi tùy sự công bình tôi. Báo tôi theo sự thanh sạch của tay tôi,  Vì tôi đã giữ theo các đường lối Đức Giê-hô-va. Chẳng có làm ác xây bỏ Đức Chúa Trời tôi” (Thi 18:20-21). Nhưng sau đó, Đa-vít đã thay đổi, và ngôn ngữ của ông ấy cũng vậy: “Đức Chúa Trời ôi! xin hãy thương xót tôi tùy lòng nhân từ của Chúa; Xin hãy xóa các sự vi phạm tôi theo sự từ bi rất lớn của Chúa.  Xin hãy rửa tôi cho sạch hết trọi gian ác, Và làm tôi được thanh khiết về tội lỗi tôi.” (Thi 51:1-2)
Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao có sự thay đổi? Đa-vít đã trải qua sự thành công. Được lập làm vua trên cả Y-sơ-ra-ên, chiến thắng trên tất cả kẻ thù của mình, ông được hưởng thành quả của sự thành công. Ông ta không còn chiến đấu nữa. Ông vẫn ở nhà tại Jerusalem, tự do nuông chiều vui hưởng tất cả những gì mình mơ ước.
Vì vậy, ông đã không ngần ngại quyến rũ Bát-sê-ba, vợ của một tướng lãnh của mình, U-ri. Ông cũng không ngại kiếm cách giết U-ri để che giấu tội lỗi của mình. Trong thời kỳ thành công của Đa-vít, ông đã quên đi những nguyên tắc mà trước kia ông đã sống trước khi trở thành vị vua.
Cảm ơn Chúa, cuối cùng Đa-vít đã ăn năn và Đức Chúa Trời tha thứ cho tội lỗi của ông. Tuy nhiên, tội lỗi của Đa-vít đã tạo ra một bóng tối trên con cháu của ông từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đức Chúa Trời đã cảnh cáo ông ta: “Nên bây giờ, gươm chẳng hề thôi hủy hoại nhà ngươi,.. ”. (2 Sa 12:10). Điều quan trọng mà tất cả chúng ta phải nhớ là sự tha thứ của Đức Chúa Trời không nhất thiết hủy bỏ mọi hậu quả của tội lỗi chúng ta.
--Con trai của Đa-vít, Sa-lô-môn, người kế vị ông, đã được Chúa yêu quý và chọn lựa. Bởi vì ông khiêm nhường thừa nhận nhu cầu của mình về sự khôn ngoan, Đức Chúa Trời cũng đã ban cho ông giàu có và danh dự. Ông trở thành người khôn ngoan, giàu nhất và nổi tiếng nhất trong tất cả các vị vua của Y-sơ-ra-ên.
Tuy nhiên, mặc dù có tất cả sự khôn ngoan của mình, Sa-lô-môn đã không vượt qua được bài kiểm tra về sự thành công. Vì như vậy, “Trong buổi già yếu, các hoàng hậu của Sa-lô-môn dụ lòng người đi theo các thần khác: Đối cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, lòng người chẳng trọn lành như thể lòng của Đa-vít, là cha người.  Vì Sa-lô-môn cúng thờ Át-tạt-tê, nữ thần của dân Si-đôn, và thần Minh-côm(b), là thần đáng gớm ghiếc của dân Am-môn.  Như vậy, Sa-lô-môn làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, chẳng vâng theo Đức Giê-hô-va cách trọn lành như Đa-vít, cha người, đã làm!” ( Các vua 11)
Sa-lô-môn đã làm điều ác trước mắt Ðức Giê-hô-va.  Mặc dù khởi đầu trong vinh quang của mình, cuối cùng Sa-lô-môn đã chết một như một người thờ hình tượng. Chúng ta không biết ông có kịp ăn năn trước khi chết hay không.
2 - Hai vị vua khác
Tiếp sau Sa-lô-môn, vương quốc đã bị chia cắt. Tất cả vua của Y-sơ-ra-ên, vương quốc phía bắc, đều trở thành những người thờ thần tượng và bị Đức Giê-hô-va từ bỏ. Nhiều vị vua của vương quốc miền nam, Giu-đa, cũng đã lìa bỏ Đức Giê-hô-va chạy theo sự thờ thần tượng. Tuy nhiên, có một số vị vua thực sự chân chính trong Giu-đa. Tuy nhiên, không ai trong số họ hoàn toàn vượt qua bài kiểm tra sự thành công
Ví dụ, Ê-xê-chia đã giới thiệu các sự cải cách sâu rộng và tái lập sự thờ phượng thật sự của Đức Giê-hô-va. Khi San-chê-ríp, vua của A-si-ri, vây hãm Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-hô-va can thiệp và ban một sự giải cứu kỳ diệu cho Ê-xê-chia và dân của Ngài. Sau đó, khi Ê-xê-chia  bị bệnh đến mức chết, Chúa không chỉ chữa lành cho ông ta, mà còn cho ông ta một dấu hiệu kỳ diệu bằng cách đảo ngược quá trình chuyển động của mặt trời. Ngài cũng hứa với Ê-xê-chia mười lăm năm cuộc đời. (2 Sử 32:25).
Dấu hiệu kỳ diệu trong ánh mặt trời đã mở rộng danh tiếng của Ê-xê-chia đến các quốc gia khác. Kết quả là, đại sứ đến từ Ba-by-lôn. Háo hức bởi sự chú ý của họ, Ê-xê-chia đã cho họ nhìn thấy mọi thứ có giá trị trong cả vương quốc của mình. Nhưng ông đã không dâng vinh quang  cho Đức Chúa Trời!
Kinh thánh cung cấp hai ý kiến ​​soi sáng về hành vi của Ê-xê-chia: “Nhưng Ê-xê-chia chẳng báo đáp lại ơn Chúa mà người đã lãnh, vì lòng người tự cao…” (2 Sử 32:21).
“Song khi sứ giả mà vua Ba-by-lôn sai đến người đặng hỏi thăm dấu lạ đã xảy ra trong xứ, thì Đức Chúa Trời tạm lìa bỏ người đặng thử người, để cho biết mọi điều ở trong lòng người” (2 Sử 32:31)..
Từ  Ê-xê-chia chúng ta có thể học hai điều:
Thứ nhất, nếu Đức Chúa Trời ban cho bạn một số phép lạ đặc biệt, điều đó không làm cho bạn thành một người đặc biệt; nó chỉ có nghĩa là bạn có một Đức Chúa Trời đặc biệt.
Thứ hai, nếu Đức Chúa Trời rút sự hiện diện của Ngài và dường như không còn tích cực làm việc trong cuộc sống của bạn, điều đó có nghĩa là Ngài đang thử nghiệm bạn để xem bạn sẽ cư xử như thế nào khi còn lại một mình.
Sau này trong lịch sử của Giu-đa, đã có một vị vua công bình khác —Giô-si-a. Giống như Ê-xê-chia, Giô-si-a cũng giới thiệu những cải cách triệt để và phục hồi sự thờ phượng thật sự của Đức Giê-hô-va. Ông cũng phá hủy bàn thờ thần tượng tại Bê-tên ở vương quốc phía bắc. Nhưng, những thành công của Giô-si-a khiến ông tự tin, và trở nên người bừa bãi. Ông không hỏi ý kiến của Chúa và khi đối mặt với cảnh báo long trọng, ông đã chống đối Pha-ra-ôn Nê-cô, vua của Ai Cập, và đã bị giết trong trận chiến. Với ông ta, ánh sáng lung linh trong niềm hi vọng cuối cùng của Giu-đa cũng đã chết.