Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Nê-hê-mi - một người hầu việc với một gánh nặng-


-
Nê-hê-mi, một người đàn ông trong Cựu Ước, đã viết ra câu chuyện của chính mình trong cuốn sách mang cùng tên.
Ông sống vào thời của vị vua vĩ đại là Ạt-ta-xét-xe ở Su-sơ, thủ đô của đế chế Ba Tư cũ. Ạt-ta-xét-xe là con của vua A-suê-ru của sách Ê-xơ-tê. Vào lúc Nê-hê-mi đang làm quan, thì bà Ê-xơ-tê là kế mẫu, và là thái hậu của nhà vua. Ở đó, Nê-hê-mi được thuê làm quan hầu rượu của nhà vua - anh ta là người bạn tâm giao tín cẩn của nhà vua, ở một vị trí có trách nhiệm và phải đảm bảo rằng nhà vua không bị đầu độc bởi thức ăn và đồ uống được dâng lên.
Là một người Do Thái, Nê-hê-mi ở trong một môi trường không phải là nhà thực sự của anh ta. Người Do Thái từ vương quốc phía nam Israel bị dẫn vào cảnh giam cầm của Ba-by-lôn và chỉ sau khoảng 70 năm, người Do Thái đầu tiên mới có thể trở về Jerusalem. Nê-hê-mi chưa trở về quê hương, nhưng anh ta đã hoàn thành chức vụ của mình trong sự trung thành và kỷ luật ở Su-sơ.
Vào một ngày nào đó, anh của Nê-hê-mi là Ha-na-ni từ Jerusalem trở về Su-sơ cùng với một số bạn đồng hành (chương 1: 2). Ngày này đã trở thành một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Nê-hê-mi!

Chúa Giàu Và Trở Nên Nghèo-.


"Vì anh em biết ân điển của Chúa chúng ta là Jêsus Christ, Ngài tuy vốn giàu, nhưng vì anh em mà trở nên nghèo, hầu cho anh em nhờ sự nghèo của Ngài được trở nên giàu" (2 Cô-rinh-tô 8: 9)
Điều gì cản trở trí tưởng tượng của chúng ta suy nghĩ Chúa Jesus "giàu có" như thế nào. Tất cả những gì bạn nhìn thấy xung quanh bạn, và cả những gì bạn không nhìn thấy, đều thuộc về Chúa Jesus.Thi thiên 50:10-12- “Vì mọi thú trong rừng là của Ta, Các bầy súc-vật trên ngàn đồi núi cũng vãy. Ta biết rõ mọi con chim trong các núi, Và mọi vật di-động ngoài đồng là của Ta.Vì thế giới là của Ta, và mọi vật nó chứa”. Với tư cách là Con Đức Chúa Trời vĩnh cửu, Ngài đã tạo ra vạn vật, nên mọi sự "trên trời và dưới đất, hữu hình và vô hình” đều ở dưới quyền chủ tể của Ngài. Dĩ nhiên, tất cả mọi thứ được tạo ra cho Chúa, nên có câu hỏi thực tế về việc chúng ta thực sự sống vì ai? (Côl. 1:16)
Không bao lâu nữa, khoảnh khắc sẽ đến khi Chúa Jêsus, với tư cách là người thừa kế hợp pháp của muôn vật, sẽ cai trị cả cõi sáng tạo (Hê-bơ-rơ 1: 2). Chúa Giêsu giàu quyền lực. Ngay bây giờ, Ngài nâng đỡ tất cả mọi thứ "bằng lời nói của quyền năng của Ngài"! Dầu bạn có thể thở, chạy nhảy, cười nói, ca hát, suy nghĩ, sáng tạo, chơi giởn, v.v., bạn đều nợ một mình Ngài (Heb. 1:3).

Một Thông Điệp Từ Chúa Cho Vua A-sa—


-
Triều đại Asa bắt đầu bằng việc thanh tẩy triệt để của nhà vua trong vương quốc của mình, đặt nền móng cho sự hồi sinh mới trong dân Chúa và trong chính ông ta. Các bàn thờ dân ngoại không còn, tượng thần A-sê-ra bị phá hủy, ông xây dựng các thành phố vững mạnh và bảo vệ chúng bằng các bức tường, tháp, cổng và then cài đối với kẻ thù.
Sau một thời gian nghỉ ngơi, theo quan điểm của con người, thì đã xảy đến một cuộc đối đầu dường như vô vọng của nước Giu đa đối với người Ê-thi-ô-bi. Một triệu binh sĩ Cút có vũ trang tấn công quân đội của Giu-đa, chỉ có 580.000 quân. Một lực lượng vượt trội của kẻ thù - Asa sau đó hoàn toàn dựa vào Chúa của mình. Ông cầu nguyện "Lạy Đức Giê-hô-va! Ngoài Chúa, chẳng ai giúp người yếu thắng được người mạnh. Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng con! Xin giúp đỡ chúng con, vì chúng con nương cậy nơi Ngài. Nhân danh Chúa, chúng con đương đầu cùng đoàn quân đông đảo nầy. Đức Giê-hô-va ôi! Ngài là Đức Chúa Trời của chúng con, xin đừng để loài người thắng hơn Chúa!” Đức Giê-hô-va đánh bại quân Cút trước mặt dân Giu-đa và vua A-sa; quân Cút bỏ chạy”.

NHỮNG MẢNH ĐẤT HƯU CANH-


“Vì Đức GIA-VÊ phán cùng các người của Giu-đa và cùng Giê-ru-sa-lem như vầy: "Hãy làm vỡ đất hưu-canh (hoang) của các ngươi, Và chớ gieo ở giữa vòng gai-gốc “Giê-rê-mi 4: 3 TKTC
Điều gì đã làm cho hạt giống rải rác trên mặt đất không bị phá vỡ, không bị xới tung, mọc lan rộng giữa cỏ dại và gai? Trong câu chuyện ngụ ngôn về người gieo giống và hạt giống trong Mathio 13, Chúa Giê-su giải thích rằng hạt giống được gieo giữa chông gai là người nghe lời của Đức Chúa Trời nhưng lại quan tâm đến thế giới này quá mức và theo đuổi sự giàu có của nó thì hạt giống đã bị bóp nghẹt từ đó và chết đi. Đất hoang, đất hưu canh, những cánh đồng chưa bị phá vỡ và được chăm sóc, không thể sinh trái. Chỉ có những trái tim đã tan vỡ, những cõi lòng được chăm sóc, cày xới và sẵn sàng có thể mang lại kết quả cho Đức Chúa Trời.

Có bốn lối đường người tầm thường khó biết:


Châm ngôn 30:18-19, "Có ba việc quá diệu-kỳ cho ta, Bốn là việc ta không hiểu: Đường bay của chim ưng trong bầu trời, Lối đi của con rắn trên hòn đá, Lằn chạy của một chiếc tàu ở giữa biển cả, Và lề-lối của một người nam với một đứa hầu gái".
-1. Đường bay của Chim ưng Mẹ và chim ưng con—Phục 32:11-12 “Như phụng hoàng phấp phới giỡn ổ mình, Bay chung quanh con nhỏ mình, Sè cánh ra xớt nó, Và cõng nó trên chéo cánh mình thể nào, Thì một mình Đức Giê-hô-va đã dẫn dắt người thể ấy”.
-2- Đường bay của con rồng và con rắn trên đá. Gióp 1: 7, “Đức Giê-hô-va phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi ở đâu đến? Sa-tan thưa với Đức Giê-hô-va rằng: Tôi trải qua đây đó trên đất và dạo chơi tại nơi nó”. Thi 104:26, “Tại đó tàu thuyền đi qua lại, Cũng có Lê-vi-a-than mà Chúa đã nắn nên đặng giỡn chơi nơi đó”.

Bí ẩn?




“Vì điều huyền bí của sự vô luật-lệ đang vận hành rồi; duy Đấng bây giờ đang kiềm-chế sẽ cứ làm vậy cho đến khi Ngài được hoàn toàn cất đi”(2Th 2: 7).
Hầu hết các thánh đồ đều biết rằng trong bức thư này gửi cho người Tê-sa-lô-ni-ca, một phần, đang làm dịu nỗi sợ hãi của họ khi họ nghĩ rằng mình có thể sẽ bỏ lỡ lần đến thứ hai của Chúa. Trong câu bảy chúng ta thấy một điều gì đó bí ẩn. Nó nói về "Đấng bây giờ đang kiềm-chế sẽ cứ làm vậy cho đến khi Ngài được hoàn toàn cất đi”. Bây giờ, trong bản NKJV, chữ "Đấng" được viết hoa và điều này cho chúng ta biết họ nghĩ ai là người kiềm chế. Có nhiều giả thuyết cho rằng người kiềm chế là đế chế La Mã hoặc chính phủ loài người, v.v. Người khác nữa tin rằng "Đấng" đây, thực sự là Đức Thánh Linh, hay thiên sứ trưởng Mi-ca-ên, vì Mi-ca-ên xua đuổi con rồng xuống đất vào đầu đại nạn ba năm rưỡi. Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết để tranh luận, bạn có thể tự nghiên cứu, nhưng đủ để nói rằng đây là điều bí ẩn.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Chúa Jêsus Động Lòng Thương Xót--


Mỗi ngày trên hành tinh của chúng ta có 24.000 người chết vì đói. Trên toàn thế giới, có khoảng 126.000 ca phá thai hàng ngày. Bạn có biết rằng có khoảng 3 tỉ người trên trái đất chưa bao giờ nghe Tin Lành về Chúa Giê Su Christ không? Lòng bạn cảm thấy thế nào khi nghe thông tin đó?
Có rất nhiều nỗi đau khổ, đau buồn và khó khăn xung quanh chúng ta. Mỗi ngày, những tin tức khủng khiếp chồng chất trước mặt chúng ta và đôi khi chúng ta gặp nhiều rắc rối để xử lí mọi thứ, sắp xếp, không để cho cuộc sống mình bị những cảnh đau lòng kiềm kẹp. Nhưng cũng có thể đôi khi chúng ta lạnh lùng -- chúng ta hoàn toàn có máu lạnh và trái tim chai đá quá mức, bởi vì chúng ta đã quen với sự đau khổ và có lẽ không còn thực sự cảm thấy rằng mọi thứ là kết quả của tội lỗi đầu tiên.
Thật rất cảm động khi bạn quan sát Chúa Jesus trong cách Ngài đối phó với tất cả những rắc rối, hậu quả của tội lỗi. Ngài đã có phản ứng đúng trong mọi tình huống, sự đồng cảm đầy đủ, cảm xúc sâu sắc, một tấm lòng rộng mở và lời nói đúng lúc. Trong Tân Ước, trong các Tin mừng, một số sự kiện được báo cáo về Chúa Giêsu khi Ngài "động lòng thương xót". Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là "gan ruột của Ngài chuyển động". Người Việt nam thường nói “đứt ruột đứt gan”. Ngài vô cùng cảm động khi nhìn thấy sự khốn khổ của loài người. Đây không phải là lòng trắc ẩn hời hợt, mà là những cảm xúc chân thật, không có giới hạn mà Chúa chúng ta có vì Ngài nhìn mọi người bằng con mắt của Đức Chúa Trời.

NGÔI SAO


Sáng thế kí 1:14-16, “Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy. Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao”
Đa ni ên 12:3, “Những kẻ khôn sáng sẽ được rực rỡ như sự sáng trên vòng khung; và những kẻ dắt đem nhiều người về sự công bình sẽ sáng láng như các ngôi sao đời đời mãi mãi”.
Khải huyền 1:16 a, 20, tay hữu người cầm bảy ngôi sao, ..Sự mầu nhiệm về bảy ngôi sao mà ngươi đã thấy trong tay hữu ta, …thì bảy ngôi sao là các sứ giả của bảy Hội thánh, còn bảy giá đèn là bảy Hội thánh vậy”.
IIPhi-e-rơ 1:19- Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em.
Khải huyền 2:26, 28, “Kẻ đắc thắng và giữ công việc ta đến cùng, …. Ta sẽ cho người ngôi sao mai”
-

Bạn phải cháy bùng để có thể tỏa sáng-


-
“He was the burning and shining lamp” (John 5:35).
"Người đã là ngọn đèn đã cháy và đã chiếu sáng và các ngươi đã sẵn lòng vui-mừng trong một chốc trong ánh-sáng của người" (Giăng 5:35).
Giăng Báp-tít là một nhân chứng rất đặc biệt đối với Chúa Jesus. Chính Chúa Giêsu đã từng nói về ông,"Quả thật, Ta bảo các ngươi, giữa những kẻ được sinh ra bởi các bà, đã chẳng có ai nổi lên trổi hơn Giăng Báp-tít!"(Math 11:11). Qua sứ điệp mà Giăng có, anh ta được người đương thời coi như là “nhà hiệp sĩ”. Nhiệm vụ của ông là loan báo về Đấng Mê-si-a và chuẩn bị dân Y-sơ-ra-ên cho Chúa Jêsus đến. Do đó, ông trở thành người tiền trạm và sứ giả của Chúa Giêsu (Math 11, Mác 3: 1).
Chúa Giêsu cũng làm chứng cho Giăng rằng ông là một ngọn đèn đang cháy bừng và tỏa sáng. Giăng đã làm chứng cho Đấng Mê-si-a bằng niềm tin và niềm đam mê bên trong lòng. Giăng đã "bùng cháy" cho Chúa và cũng sẵn sàng chịu "tiêu hao" vì Ngài. Cuộc đời của ông là một cuộc đời từ bỏ và sẵn sàng hi sinh cho Chúa Jesus. Đầy lòng sùng kính, ông giảng đi giảng lại nhiều lần về "sự ăn năn" với hi vọng mọi người sẽ quay lại và chấp nhận Đấng Mê-si-a (Đấng cứu thế).

Sự Hi Sinh Của Người Góa Phụ Nghèo -- Và Sự sẵn Lòng Của Chúng Ta?!




-
"Và Ngài nhìn lên và thấy các người giàu bỏ tặng phẩm của họ vào kho tiền. Và Ngài thấy một bà góa nghèo nọ bỏ 2 đồng tiền bằng đồng nhỏ vào. Và Ngài phán: “Quả thật Ta bảo các ngươi: bà góa nghèo này đã bỏ vào nhiều hơn tất cả bọn họ; vì tất cả họ đã bỏ tặng phẩm vào từ số thặng dư của họ; nhưng bà đã bỏ vào tất cả cuộc sống mà bà đã có từ sự nghèo-khó của bà”(Lu-ca 21: 1-4).
Chúa Jêsus đã một lần nữa dạy trong đền thờ ở Jerusalem và phải đối mặt với một lần nữa với sự cứng lòng không ngừng nghỉ của giới lãnh đạo người Do Thái. Họ đã hỏi thẩm quyền của Chúa (Lu-ca 20: 1- 1) và muốn dồn Ngài vào nhiều câu hỏi để bắt bí Ngài (Lu-ca 20:20). Nhưng bây giờ, Ngài đặt một góa phụ nghèo vào giữa của chúng ta, qua đó Ngài cho chúng ta một tấm gương chỉ dẫn trong việc xử lý tiền bạc. Một người phụ nữ mà Chúa Jesus đang mong chờ trên hành trình cuối cùng đến Gô-gô-tha.
--Một chú ý ngắn ngủi-