Với cái tuổi cổ lai hi, tôi mạn phép góp ý phê bình đôi lời
về thảm trạng cuộc sống lứa đôi của người Cơ Đốc mà tôi từng thấy, từng nghe
trong hơn nửa thế kỷ qua. Tôi cũng đau lòng chứng kiến nhiều cảnh li thân, li
hôn của dân Chúa. Tôi muốn viết đôi điều may ra cứu các bà các cô khỏi mật đắng
và xiềng xích tội ác—tánh ưa không chế chồng mình.
Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
Những Hiện Tượng Của Tâm Trí Thụ Động
Ù LÌ
Các ác linh cũng công tác để khiến các tín đồ
mất khả năng suy nghĩ. Vì tâm trí bị bắt phục dưới sự tấn công của các ác linh
trong một thời gian đáng kể và vì các ác linh đã mở rộng được lập trường mà
chúng chiếm được nên nhiều tín đồ trở nên mất khả năng suy nghĩ. Khi điều này
xảy ra, tâm trí họ hầu như hoàn toàn sa vào trong tay các ác linh và họ không
thể đưa ra quyết định được nữa. Tại điểm này, các tín đồ không còn có thể suy
nghĩ. Mặc dù muốn suy nghĩ, họ vẫn không có khả năng khởi xướng bất cứ điều gì
trong tâm trí mình. Đã có một dòng thủy triều tư tưởng cuồn cuộn dâng lên trong
tâm trí họ. Họ không có sức lực ngăn các ý tưởng này và đặt các ý tưởng của
chính mình vào lại. Dường như dòng thủy triều đó quá mạnh và họ không có cơ hội
đặt các ý tưởng của mình vào. Mặc dù nhiều lúc họ có thể tìm được một chỗ trong
tâm trí cho những điều mà họ muốn suy nghĩ, nhưng họ cảm thấy rất khó duy trì
các ý tưởng như vậy. Dường như đã có sẵn quá nhiều tiếng nói bên trong rồi;
chương trình nghị sự đã đầy rồi và các ý tưởng của họ vô tình bị đẩy ra. Chúng
ta biết rằng nếu một người muốn suy nghĩ, người ấy phải vận dụng trí nhớ, sự
tưởng tượng và lập luận của mình. Khi một tín đồ đánh mất chủ quyền của mình
trên những điều này, người ấy không có cách nào suy nghĩ về bất cứ điều gì nữa.
Người ấy không thể sáng tạo. Người ấy không thể suy luận. Người ấy không thể
nhớ lại. Người ấy không thể quyết định hay hiểu biết. Tóm lại người ấy không
thể suy nghĩ.
TÌNH TRẠNG CỦA MỘT TÂM TRÍ THỤ ĐỘNG
Thật đáng thương vì các tín đồ không biết sự
khác biệt cơ bản giữa công tác của các ác linh và công tác của Thánh Linh. Nếu
không nhận thức được điều đó, họ để cho các ác linh bước vào và chiếm hữu tâm
trí mình. Bây giờ, chúng ta muốn nhìn thấy cách vắn tắt một tâm trí đang ở dưới
sự tấn công của các ác linh.
Sự Thụ Động Tâm trí Của Tín Đồ
Bất cứ lập trường nào các tín đồ nhường cho
các ác linh đều xui khiến các ác linh công tác. Trong tất cả các lập trường
này, lập trường quan trọng nhất là sự thụ động vì sự thụ động biểu hiện thái độ
của ý muốn, và ý muốn đại diện cho cả con người. Sự thụ động có thể khiến các
ác linh công tác tự do. Tất nhiên, một công tác như vậy luôn luôn được ngụy
trang bên ngoài để các tín đồ không nhận thức rằng các ác linh đang công tác.
Các tín đồ lún sâu vào trong sự thụ động qua sự thiếu hiểu biết. Khi họ hiểu
lầm vị trí của tâm trí trong nếp sống thuộc linh, cho nó quá quan trọng hoặc
kém quan trọng, họ sẽ để cho tâm trí của mình lún sâu vào trong sự thụ động.
Khi đó, họ bước theo các ý tưởng của tâm trí thụ động. Do đó, việc nhìn thấy
cách dẫn dắt của Đức Chúa Trời là tuyệt đối cần thiết.
Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014
LÝ DO CÁC ÁC LINH TẤN CÔNG TÂM TRÍ TÍN ĐỒ
Tại sao tâm trí các tín đồ bị các ác linh tấn công nhiều như vậy? Câu
trả lời là chính các tín đồ cung cấp cho các ác linh (còn gọi là các quỷ) cơ
hội để tấn công trong tâm trí họ. Chúng ta phải nhận thức rằng rất có thể tâm
trí các tín đồ chịu các sự tấn công của các quỷ. Điều này được minh chứng bởi
các kinh nghiệm của nhiều tín đồ. Nơi mà các quỷ thường tấn công nhất là tâm
trí vì tâm trí và các ác linh có quan hệ đặc biệt. Các sự tấn công của các ác
linh trên tâm trí các tín đồ sản sinh ra hiện tượng được đề cập ở trên. Các
phần hoặc toàn bộ tâm trí con người tự cô lập khỏi sự cai trị tối cao của con
người và rơi vào trong tay các ác linh. Kết quả là các ác linh có thể suy nghĩ
và dừng lại tùy ý chúng và phớt lờ ý muốn của các tín đồ. Mặc dù tâm trí vẫn ở
trong thân thể, nhưng chủ quyền của nó thuộc về một người khác. Dù các tín đồ
có thể chống đối điều đó thì cũng chẳng đem lại kết quả gì. Trong bất cứ phương
diện nào mà các tín đồ nhường chỗ cho các ác linh, thì phương diện đó sẽ không
còn vâng phục ý muốn của con người nữa. Thay vì vậy, nó sẽ vâng phục một ý muốn
khác. Khi các tín đồ nhường bất kỳ lập trường nào trong tâm trí mình cho các ác
linh, họ sẽ đánh mất chủ quyền trên tâm trí của mình. Nói cách khác, nếu tâm
trí của một tín đồ đánh mất chủ quyền của nó và không còn có thể cai trị trên
chính minh nữa thì tâm trí con người đã bị các ác linh chiếm hữu. Nếu các ác
linh không tấn công tâm trí tín đồ thì chắc hẳn ý muốn người ấy sẽ có thể cai
trị trên mọi sự, người ấy có thể suy nghĩ khi người ấy muốn suy nghĩ và dừng
suy nghĩ khi người ấy muốn dừng. Người ấy sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào.
CHIẾN TRƯỜNG TÂM TRÍ TÍN ĐỒ
Tâm trí con người là cơ quan suy nghĩ của con
người. Qua tâm trí, chúng ta nhận biết, tưởng tượng, ghi nhớ và hiểu biết. Khả
năng trí tuệ, sự hợp lý, sự khôn ngoan và trí thông minh của con người đều
thuộc về tâm trí. Nói chung, mọi điều liên quan đến bộ não của chúng ta thì
thuộc về tâm trí. Tâm trí là một thuật ngữ tâm lý, trong khi não bộ là thuật
ngữ sinh lý. Tâm trí trong tâm lý học là bộ não trong sinh lý học. Tâm trí
chiếm hữu phần lớn trong đời sống con người vì tâm trí chỉ đạo cách cư xử của
con người nhiều nhất.
Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014
“Điểm danh” những tật xấu của đàn ông Việt-
Bạn cố gắng đọc hết bài mới thấy được cái hay của bài nầy.
-----
Các ông chồng cần biết rằng: tất cả mọi người vợ đều yêu chồng, đều muốn gia đình êm ấm hạnh phúc cho tới khi không duy trì nổi điều đó nữa.
-----
Các ông chồng cần biết rằng: tất cả mọi người vợ đều yêu chồng, đều muốn gia đình êm ấm hạnh phúc cho tới khi không duy trì nổi điều đó nữa.
Trước hết, tôi xin được giải thích luôn: “Tôi có một cuộc sống
vô cùng hạnh phúc với một người chồng là đàn ông Việt, vì vậy tôi viết bài này
không phải trong tâm trạng cay cú, trả thù gì cả”.
Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014
Con Số Bốn Mươi—Sự Thử Nghiệm
Bốn mươi là
số nhiệm mầu,
Phô bày thử
thách xiết bao kinh hồn:
Tàu Nô-ê chịu
mưa tuôn,
Bốn mươi
ngày chẳn vẫn luôn vững bền;
Đó là hội
thánh thuộc thiên,
Tố giông, lũ
lụt nhận chìm được đâu.
Môi-se chịu
thử nghiệm lâu,
Ba lần bốn
chục ngày nào cũng qua;
Bốn mươi
ngày cứ kêu la,
Cho dân của
Chúa quá đà tội sâu.
Mười hai
thám tử đi đầu,
Thăm dò đất
hứa thật giàu, Chúa ban;
Niềm tin nơi
Chúa vỡ tan,
Chịu thua trắc
nghiệm đồng hoang ngã nằm,
Bốn mươi
ngày ứng số năm,
Là lời cảnh
báo thâm trầm cho ta!
Ê-li tuyệt vọng
đó mà,
Cội cây nằm
ngủ, kêu la qua đời;
Bánh ăn, nước
uống từ trời,
Giúp ông đủ
sức bốn mươi ngày đường.
Gô-li-át mạnh
phi thường,
Bốn mươi
ngày cứ phô trương lực mình;
Rồi ngày
Đa-vít hiển vinh,
Cứu dân của
Chúa khiếp kinh hãi hùng.
Jesus chịu
cám dỗ chung,
Bốn mươi
ngày quỉ cố công dụ Ngài;
Nhờ lời kinh
thắng quỉ ngay,
Nêu gương thử
nghiệm dân Ngài, bạn ơi.
Bốn mươi mà
thiếu một roi,
Năm lần ai
chịu thiệt thòi vì dân?
Bạn ơi, hãy
khá ân cần,
Chịu qua thử
thách dự phần nước Cha;
Những ai đắc
thắng vượt qua,
Sẽ như mặt
nhật sáng lòa vô chung./.
Minh Khải
16-11-2014
Con Số Ba Mươi –Sự Đầy Đủ
Exechien
1:1, “Năm thứ ba mươi, ngày mồng năm tháng tư, khi ta đương ở giữa phu tù, trên
bờ sông Kê-ba, các từng trời mở ra, và ta xem những sự hiện thấy của Đức Chúa
Trời’.
Exechien 41:6,
“Những phòng bên hông có ba tầng, mỗi tầng ba mươi phòng;…”.
Luca 3: 23, “Khi
Jêsus khởi hành chức, thì độ ba mươi tuổi..”
Ba mươi, con
số trọn đầy,
Tỏ bày người
đã đến ngày lập thân,
Người hai
lăm tuổi tập dần,
Năm năm tập
sự chu tuần tế tư,
Vào năm ba
chục có dư,
Làm thầy tế
lễ theo như Chúa truyền.
Ê-xê-chi-ên
biệt riêng,
Jesus công
tác y nguyên khuôn nầy.
Bạn ơi, có
được như vầy?
Ba mươi năm
đã tin Ngài hay chưa?
Mới tin non
nớt nói bừa
Những lời ngạo
mạn hơn thua người già!
Ê-xê-chi-ên
tả ra
Ngôi đền
hoành tráng bao la khôn lường;
Ba mươi
phòng ốc lạ thường,
Cả ba tầng của
đền vuông rộng dài.
Phòng dành
cho khách trong ngoài,
Ngồi vào vui
hưởng hằng ngày với Vua.
Bạn ba mươi
tuổi hay chưa?
Quan phòng của
Chúa có thừa cho ta.
Bạn ơi, tăng
trưởng mau nha,
Để ta dự tiệc
trong nhà Chúa luôn.
Minh Khải
16-11-2014
Con Số Sáu Huyền Bí
Giăng 2:6, “Vả,
tại đó có sáu cái ché đá, để dùng theo lề thói tẩy sạch của dân Do-thái, mỗi
cái chứa hai ba vuông nước”.
Khải thị 12:
9, “Con rồng lớn bị quăng xuống, tức là con rắn xưa, gọi là Ma quỉ và Sa-tan, đứa
lừa dối cả thiên hạ..”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)