Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Chúa Jesus Đã Sống Lại Vào Chiều Thứ Bảy?



-
Tôi không có ý định gây cuộc bút chiến hay mạ lị ai nhưng viết bài nầy ra để trình bày lẽ thật của Đức Chúa Trời trong kinh thánh về sự phục sinh của Đấng Christ- Vì nhiều con dân Chúa bị hoang mang trước lí luận của một trường phái nọ về ngày phục sinh của Chúa.
Có một trường phái tuyên bố rằng: “Chúa Jesus đã sống lại vào chiều Thứ Bảy, ngay sau 6:00 giờ, là lúc chấm dứt ngày Sa-bát và bước qua ngày thứ nhất (vì ngày Thứ Nhất trong tuần lễ bắt đầu lúc 6:00 chiều của ngày Thứ Bảy cho đến 6:00 chiều ngày Chủ Nhật), đúng như lời Ngài đã tuyên bố: “Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm”.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC--BÀI 4


KHỞI ĐẦU PHÚC ÂM
VÀ SỰ BỔ NHIỆM CỨU CHÚA-NÔ LỆ
(2)
Kinh Thánh: Mác 1:1-13
Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét về sự khởi đầu Phúc Âm và việc bổ nhiệm Cứu Cháu-Nô Lệ.
KẾT LIỄU VÀ NẨY MẦM SỐNG
Mác 1:1 và 2 chép: “Khởi đầu Phúc Âm của Jesus Christ, là Con Đức Chúa Trời, như trong tiên tri Ê-sai đã chép: “Kìa, Ta sai sứ Ta đi trước mặt ngươi, là ngưỡi sẽ dọn dường cho ngươi”. Sự khởi đầu Phúc Âm của Cứu Chúa –Nô lệ thì giống như những gì đã được ghi trong sách Ê-sai về chức vụ của Giăng Báp-tít. Điều này chứng tỏ rằng việc Giăng rao giảng báp-têm về sự ăn năn cũng là một phần trong Phúc Âm của Jesus Christ. Sự rao giảng này kết liễu thời kỳ Kinh luật và đổi thời kỳ ấy thành thời kỳ ân điển. Vì vậy, thời kỳ ân điển bắt đầu với chức vụ của Giăng trước chức vụ của Cứu Chúa-Nô Lệ.
Khởi đầu Phúc Âm là kết liễu Kinh luật và nẩy mầm ân điển. Sự khởi đầu Phúc Âm đã kết liễu thời kỳ Kinh luật và bắt đầu thời kỳ ân điển. Sự mở đầu Phúc Âm không những bắt đầu thời kỳ ân điển mà còn nẩy mầm thời kỳ ân điển. Bắt đầu điều gì đó thì có tính chất bê ngoài, nhưng nẩy mầm điều gì đó là làm cho nó có sự khởi đầu ở bề trong sự sống.
Khởi đầu Phúc Âm là kết liễu toàn bộ thời kỳ cũ, là thời kỳ Kinh luật. Nhưng để sự kết liễu được gọi là khởi đầu thì sự kết liễu ấy phải có sự nẩy mầm theo sau. Việc nẩy mầm này đòi hỏi một sự truyền phát thần thượng, và sự truyền phát này là việc bổ nhiệm Cứu Chúa- Nô Lệ