Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

EM-MA-ÚT VÀ BÊ-THA-NI-


 

EM-MA-ÚT VÀ BÊ-THA-NI-

Câu chuyện Phúc âm Ma-thi-ơ được kết thúc trên một ngọn núi xứ Ga-li-lê (Math. 28:16). Ngọn núi đó như bụt diễn đàn của Nguyên Thủ và Cứu Chúa vũ trụ công bố thẩm quyền của Ngài  và đại mạng lệnh môn đồ hóa muôn dân của Ngài cho 11 sứ đồ làm đại diện cho hội thánh Tân ước. Câu chuyện của phúc âm Giăng kết thúc tại bờ biển Ga-li-lê với mạng lịnh “Hãy nưôi chiên Ta” cho Phi-e-rơ, làm đại diện của dân Tân ước. Còn sách Lu ca chấm dứt tại đâu?

Lu-ca là một sử gia, người La-mã, khi viết phúc-âm thứ ba, ông rất chính xác khi nào đề cập đến niên hiệu, địa điểm của các sự kiện lịch sử. Cuối chương 24, chúng ta thấy Lu-ca cố tình đưa Em-ma-út và Bê-tha-ni  vào phần kết thúc câu chuyện phúc âm luận về Một Con Người, hay về một Nhà Tiên Tri-- Giê-su -Christ.

1-    Em-ma-út:  Ra Khỏi Cựu Ước Bước Vào Tân Ước-

Địa danh Em-ma-út có nghĩa là “Hot Baths”—Sự tắm rửa nước nóng.  Đó là một ngôi làng cách Jerusalem 60 stadia, theo đơn vị đo lường đường bộ của người La-mã. Sáu mươi stadia vị chi khoảng 12 cây số, theo cách tính toán của bản Kinh Thánh HĐ 2010.

Có thể hai môn đồ nầy thuộc trong số 70 môn đồ mà Chúa đã tuyển dụng, khác với 11 sứ đồ tiền phong (Lu ca 10:1). Một trong hai người có tên là Cơ-lê-ô-ba.

Sau cái chết của Đấng họ nửa tin, nửa ngờ là Đấng Mê-si-a, mọi hi vọng của Israel, nhất là của bộ tộc Do thái tin kính về một vương triều vật chất của Chúa Cứu thế đều sụp đổ. Câu chuyện càng rắc rối hơn, khi sáng sớm hôm nay, họ nghe nói lại về ngôi mộ trống, về vầng đá chặn cửa mộ đã bị lăn ra. Phải chăng thi hài của Đấng mà họ hằng yêu kính đã bị đánh cắp mất tích? Kẻ thì nói Ngài sống lại, hiện ra cho họ thấy, người thì nói đó là chuyện ảo tưởng khó tin.

 Với những bước đi nặng nề, lòng và tâm trị rối bời về các sự kiện chưa rõ ràng. Khi đến một ngã ba đường, hai anh thấy có một người khách lạ từ ngã rẽ cố ý đến gần hai anh để làm bạn đồng hành trên con đường còn hơi xa để về làng Em-ma-út.

 Người khách lạ hỏi thăm đề tài câu chuyện hai người đang đàm luận dang dở. Từ lúc ấy người khách lạ có sức thu hút diễn giải kinh văn Cựu ước qua một số tiên tri, như Ê-sai 53, Xa-cha-ri 11:12-13 và các Thi thiên như Thi thiên 22 cho họ cách rất dễ hiểu.

 Tâm trí hai anh hoàn toàn bị Người Khách lạ kiểm chế  và họ cảm thấy mình được truyền dẫn vào một nguồn ánh sáng lạ lùng, một nguồn sự sống mới và nhiệt năng nóng hực mà họ chưa bao giờ  có được trong cả cuộc đời của mình trước đây. Mắt họ bừng mở ra, lòng họ phơi phới nhẹ nhỏm, một tầm nhìn mới bao la kì điệu hiện ra trước mắt tâm linh và tâm trí  họ. Nên hai anh cố ép mời Người Khách lạ ghé lại nhà mình nghỉ ngơi vì trời sắp tối rồi. với mục đích được nghe Ông Khách nói chuyện thêm.

Không đợi chủ nhà mời, Người khách Lạ đã tự cầm bánh tạ ơn bẻ ra trước mặt hai người, một luồng ánh sáng phi thường lòe ra, họ đột nhiện nhận ra Người Khách chính là vị Thầy yêu dấu của mình. Lòng rung động cực độ, miệng họ há hốc, chưa kịp kêu lên “Chúa ơi” thì Người Khách đã biến mất.

Hai người bàn với nhau:“Trong lúc đi đường, Ngài nói chuyện và giải nghĩa Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bùng cháy sao?”

Sau khi ăn uống qua loa cho có sức, “ngay giờ đó, họ liền đứng dậy trở về thành Giê-ru-sa-lem, gặp mười một sứ đồ cùng các môn đồ khác đang nhóm lại,  và nói: “Chúa thật đã sống lại và hiện ra với Si-môn!”

 Em-ma-út một địa danh đặc biệt, nơi ghi dấu công việc của Chúa phục sinh,  đã nỗ lực kéo tâm trí các môn đồ ra khỏi  sự ràng buộc, sự bế tắc của Cựu ước, nhất là ra khỏi những hiểu lầm, nhưng ảo vọng của dân Do thái tin kính, trong đó có 70 môn đồ và 11 sứ đồ và chừng 500 anh em (1Cor.15:6 ), ra khỏi đường chân trời bế tắc của Cựu ước về một nước trần thế do Chúa ban cho Israel. Thập tự giá và ngôi mộ trống đã chấm dứt Cựu ước. Chúa đưa họ vào đường chân trời mới, một cảnh quan bao la theo tầm nhìn Tân ước, về một vương quốc đời đời mà tiên tri Đa- ni-ên đã mô tả: “Và trong các ngày của những vua đó, Đức Chúa TRỜI trong trời sẽ dựng nên một vương-quốc sẽ chẳng bao giờ bị hủy-diệt, và vương-quốc đó sẽ chẳng dành cho một dân tộc nào khác; nó sẽ nghiền-nát và kết-liễu tất cả các vương-quốc nầy, nhưng chính nó sẽ tồn-tại mãi mãi” (2: 44).

Với tấm lòng nóng cháy, hai môn đồ nhanh chân trở lại Jerusalem trong đêm tối. Họ vào nhà chị Ma-ri, là mẹ Giăng Mác, gặp 11 sứ đồ trên phòng cao. Họ bắt đầu kể lại câu chuyện gặp Chúa như thể nào thì, “trong khi họ đang kể các điều này, chính Ngài đứng vào giữa họ và phán cùng họ: “Bình an ở với các ngươi.” Song họ giật mình và hoảng-sợ và nghĩ rằng họ đang thấy một linh”.

 Sau khi chứng minh mình là vị Thầy sống lại, thì Chúa,“phán cùng họ: “Đây là các lời của Ta mà Ta đã bảo các ngươi trong khi Ta đã còn ở với các ngươi, rằng mọi điều được viết về Ta trong Luật-pháp Môi-se và các Tiên-tri và các Thánh-thi đều phải được ứng-nghiệm.” Thế thì Ngài mở trí họ để hiểu Thánh-Kinh”.

 Sách Ma-thi-ơ giới thiệu Chúa Giê-su là vị Vua, thường hiệu triệu dân Ngài trong những huấn ngôn của vương gia như bài giảng trên núi, bài giảng về nước trời trên bờ biển Ga-li-lê. Còn Lu ca giới thiệu Chúa Giê-su là nhà đại tiên tri của Đức Chúa Trời, nên một lần nữa trong cùng một ngày Chúa nhật, Chúa lại giải nghĩa những điểm bí trong các lời tiên tri Cựu ước về Ngài cho họ hiểu. Hai môn đồ Em-ma-út được nghe đến hai lần. Thật không ngạc nhiên khi giáo hội Thụy sĩ rất sớm thành lập một trường Kinh thánh mang tên là Em-ma-út tại Lausame từ nhiều thập niên về trước, để kỉ niệm công việc giải kinh lỗi lạc của Chúa phục sinh của chúng ta trong ngày Chúa nhật phục sinh.

Bạn ơi, bạn còn vướng mắc trong những điểm bí của Cựu ước như sự nhóm họp ngày sa bát, Đức Giê-hô-va trong Dân số kí là Vị Hung Thần, Đấng Mê-si-a chỉ là một sứ giả, một thiên sứ trưởng, là tạo vật của Đức Giê-hô-va, không phải là chính Đức Chúa Trời nhục hóa, hay một Đức Giê-hô-va mặc lấy hình một con người vô tội. Bạn hãy tìm đến Nhà Tiên Tri của Em-ma-út nhá.

2-    Bê-tha-ni—Ra Khỏi Bê-Tha-Ni Đem Vào Sự Chúc Phước

Chữ “Bê-tha-ni” nghĩa đen là House of unripe fig—Nhà trái vả chưa chín. Làng nầy ở về sườn phía đông của dãy núi Ô-liu (Núi Cây dầu), cách thành Jerusalem chừng 2 dặm Anh, là 2600 mét. Còn vườn Ghế-sê-ma -nê ở về sườn tây của núi. Ngày nay Bê-tha-ni được đổi tên là Lazariych—Chổ ở của La-xa-rơ.

Trái vả chin là thức ăn ngon, nên A-bi-ga-in, vợ của Na-banh, đã tặng cho Đa-vít 200 cái bánh trái vả. Trái vả cũng là một loại dược liệu, nên Chúa bảo Ê-sai lấy một trái vả đắp và chữa lành mục ung độc của vua Ê-xê-chia.

Bê-tha-ni là quê quán của ba anh em La-xa-rơ, Ma-thê và Ma- ri.  Chúa và 12 sứ đồ đã thăm ngôi nhà nầy nhiều lần. Trong tuần lễ cuối cùng trên trái đất, ban ngày Chúa giảng dạy tại Jerusalem, đến tối  Ngài và 12 sứ đồ về nghỉ ngơi tại Bê-tha-ni (Lu ca 21:37). Cạnh bên nhà Ma-thê có nhà của Si-môn, đó là người Chúa đã chữa lành bệnh phong. Nên khi Si-môn dọn tiệc đãi Chúa và 12 sứ đồ, hôm ấy có cô Ma-ri là em gái của La-xa-rơ, đem bình ngọc đựng dầu thơm cam tòng rất quý, xức lên thân thể Chúa giữa bữa tiệc.

 Sau 40 ngày khi thì biến đi, lúc thì hiện ra của Chúa, Ngài kêu 500 anh em đến Bê-tha-ni. Ngài dẫn họ ra khỏi làng, khỏi tình trạng chưa trưởng thành, vì ở đó trái vả chưa chín, tụ hội tại khu đất trống trên sườn phía đông của núi Cây Dầu,  Chúa ra lệnh cho họ hai điều:

-- Phải nhân danh Ngài mà rao giảng cho tất cả các nước về sự ăn năn để được tha tội-

-- Hãy đợi trong thành (Jerusalem) cho đến khi được mặc lấy quyền năng từ trên cao-

 Sau khi phán dặn hai điều đó, Chúa giơ tay lên chúc phước cho 500 anh em, rồi Ngài từ từ được cất lên không trung.

500 anh em đều chia tay từ giả nhau tại Bê-tha-ni, và chỉ còn 120 người tụ hội tại nhà của chị Ma-ri, mẹ của Mác, cùng nhau hiệp ý cầu nguyện suốt 10 ngày. Đức Thánh Linh đã giáng lâm trên họ.—Một trăm hai mươi  môn đồ nầy đại diện cho tất cả các giáo hội thời Tân ước trải 2000 năm qua, tất cả đều được Chúa dẫn ra khỏi ngôi nhà trái vả chưa chin, rồi dẫn vào sinh hoạt dưới sự chúc phước của Đấng thăng thiên.

 Theo anh em nghĩ, Chúa ban phước gì cho các môn đồ, và cho chúng ta ngày nay? Sự thịnh vượng vật chất không chỗ chứa nổi chăng?. Ngày nay khi một mục tử giơ tay lên chúc phước cho dân Chúa, họ tiếp nhận được điều gì? Phao lô trả lời đây: “trong Đấng Christ Jêsus phước lành dành cho Áp-ra-ham đến được với các dân  ngoại, và bởi đức tin chúng ta nhận lãnh lời hứa về Thánh Linh” (Ga-la-ti 3:14)..

 Khi giơ tay lên chúc phước cho hội chúng của Chúa, nếu bạn không thể truyền Đức Chúa Trời, không thể ban Linh của Chúa cho họ qua lời chúc phước, qua lời giảng dạy Kinh thánh, chức vụ của bạn đã hỏng rồi. Nếu chỉ là sự giơ tay chiếu lệ, theo truyền thống, hình thức, mà “Người bậc cao chúc phước cho người bậc thấp”( Heb 7:7) cách thiết thực nhưng không đạt yêu cầu, thì chức vụ bạn chỉ là nghề nghiệp của thầy thông giáo Pha-ri-si trong nhà Chúa mà thôi.

Đúc Kết:

Bạn nên được Chúa đưa đến Em-ma-út, để tắm rửa bằng nước nóng của Đức Thánh Linh, hầu bạn thoát khỏi các chứng bệnh đau mắt như: cận thị, viễn thị, đui mù bán phần, hay loạn thị… Ngày đó bạn sẽ nhìn thấy rõ Tân ước là gì.

 Sau đó bạn cần được Chúa đem ra khỏi ngôi nhà có trái vả chưa chin, mà dẫn vào sự chúc phước của Chúa…rồi dần dần Thánh Linh sẽ được truyền dẫn, được thấm nhuần trên bạn thường xuyên. Bạn được mặc quyền năng từ trên cao. Chân trời rao phúc âm “sự ăn năn để được tha tội” sẽ mở rộng cho bạn cho tới khi Ngài sẽ hồi lai.

Giê-hô-gia đa, May 7, 2021

 

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

LÓT, MỘT ANH EM-


 

Ý nghĩa của tên “Lót” có nghĩa là “Dark Coloured”--Nhuộm Đen, hay “concealed”, Che đậy, Giấu giếm..

Chấp sự Ê-tiên nói rằng Đức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra cùng Áp-ra-ham tại U-rơ, xứ  Canh Đê. Chúa chỉ gọi một mình Áp-ra-ham, nhưng Sáng thế kí 11 chép rằng Tha-rê, bố của Áp-ra-ham nắm quyền lãnh đạo vợ chồng Áp-ra-ham, và Lót, cháu nội, rời khỏi Canh đê, chỉ đi nửa chặng đường đến đất hứa rồi dừng lại. Họ lưu lại Cha-ran trong 60 năm, cho đến khi Tha-rê qua đời. Sáng thế kí 12: 4-5 chép, “Rồi, Áp-ram đi, theo như lời Đức Giê-hô-va đã phán dạy; Lót đồng đi với người. Khi Áp-ram ra khỏi Cha-ran, tuổi người được bảy mươi lăm. Áp-ram dẫn Sa-rai, vợ mình, Lót, cháu mình, cả gia tài đã thâu góp, và các đầy tớ đã được tại Cha-ran, từ đó ra, để đi đến xứ Ca-na-an; rồi, chúng đều đến xứ Ca-na-an”.

 Chúa kêu gọi Áp-ra-ham, ông đồng đi với Chúa. Áp-ra-ham kêu gọi Lót, Lót đồng đi với Áp-ra-ham. Giống như chúng ta trực tiếp nghe tiếng gọi của Chúa, chúng ta được cứu, chúng ta mời bạn bè theo Chúa, họ tin Chúa qua sự rao giảng phúc âm của chúng ta.

Do tin Chúa, thế hệ thứ hai là Lót cũng được sứ đồ Phi-e-rơ xác nhận Lót là người công bình, “Ngài đã giải cứu người công bình là Lót, tức là kẻ quá lo vì  cách ăn ở luông tuồng của bọn gian tà kia, (vì người công bình nầy ở giữa họ, mỗi ngày nghe thấy việc trái phép của họ, bèn cảm biết đau xót trong lòng công bình mình) (2 Phi-e-rơ 2:7-8). Lót là con cái thuộc linh của Áp-ra-ham, và là con chân thật của Đức Chúa Trời.

Về mặt huyết thống, Áp-ra-ham là bác ruột của Lót, và Lót là cháu của Áp-ra-ham. Nhưng Đức Thánh Linh cảm thúc tác giả Sáng thế kí là Môi se viết rằng: “Khi Áp-ram hay được cháu mình bị quân giặc bắt, bèn chiêu tập ba trăm mười tám gia nhân đã tập luyện, sanh đẻ nơi nhà mình, mà đuổi theo các vua đó đến đất Đan” (Sáng thế kí 14:14).

 Trong tiếng Hê-bơ-rơ không có danh từ “cháu”. Chỉ có chữ “con” và “anh em”. Cho nên từ ngữ “cháu mình”, dù hầu hết các bản Kinh thánh Việt văn đều dịch là “cháu”, nhưng trong nguyên ngữ hay một số bản Kinh thánh Anh văn, vốn là  thành ngữ “anh em của mình” – (his brother).

 Khi bạn tin Chúa, bạn là con của Chúa, rồi sau đó con trai của bạn tin Chúa, nó cũng được gọi là con của Chúa, không hề được gọi là “cháu” của Chúa. Vì trước mặt Đức Chúa Trời, bạn và con bạn đều là anh em thuộc linh, ngang hàng nhau.

 Trong hội thánh tại Cô lô se có trưởng lão, như mục tử, tên là Phi-lê-môn. Ông có một một nô lệ tên là Ô-nê-sim. Khi ở nhà thì Ô-nê-sim quỳ xuống phục vụ Phi-lê-môn, nhưng khi hai người đến buổi nhóm của hội thánh Cô-lô-se, thì trước mặt Chúa và hội thánh hai người phải gọi nhau là anh em.

 Ngày nay Kinh thánh dạy người đáng tuổi cha, anh em phải gọi là cha, (1 Tim. 5:1-2), nhưng khi  nhóm trước mặt Chúa, mọi tín đồ già hay trẻ đều là anh em của nhau.

 Sau khi ở trong xứ hơn 10 năm, Áp-ra-ham dẫn vợ mình và Lót cháu mình xuống Ai-cập để tìm cái ăn. Chúa đã thương xót giải cứu vợ chồng Áp-ra-ham, lại còn được nhà vua ban cho nhiều của cải và bầy gia súc đông vầy. Ông Lót cũng vậy.

 Hai gia đình cùng dắt nhau về vùng đất Bê-tên, là nơi Áp-ra-ham đã lập bàn thờ thứ hai hồi mấy năm trước. Xảy khi có sự tranh chấp về đồng cỏ cho bầy súc vật, hai đoàn mục đồng của hai bác cháu tranh đấu với nhau. Vì Lót cũng có nhiều gia súc.

Áp-ra-ham cho Lót chọn lựa lấy phân nửa cánh đồng cho bầy súc vật sống, và do đó hai bác cháu phân rẽ nhau. Dĩ nhiên Chúa kêu gọi Áp-ra-ham hãy ra khỏi vòng thân nhân, nhưng trong sự việc nầy, Áp-ra-ham có lỗi. Nếu có thể giải quyết cho Lót chọn cánh đồng phía tây, tránh Sô-đôm, có lẽ Lót không đi đến một kết cuộc bi thảm như vậy. Vì Lót là con thuộc linh của Áp-ra-ham, Áp-ra-ham không nên cắt đứt sự thông công với Lót, thì có lẽ Lót sẽ tránh được Sô-đôm, một thành phố đồng tính trong thời ấy.

Khi nhìn cánh đồng trải dài đến sông Giô Đanh, tác giả Sáng thế kí phơi bày bụng dạ của Lót như sau: “Lót bèn ngước mắt lên, thấy khắp cánh đồng bằng bên sông  Giô-đanh, là nơi  thảy đều có nước chảy tưới khắp đến Xoa; đồng đó cũng như vườn của Đức Giê-hô-va  và như xứ Ai-cập vậy. Lót bèn chọn lấy cho mình hết cánh đồng bằng bên sông Giô-đanh  và đi qua phía đông. Vậy, hai người chia rẽ nhau.  Áp-ram ở trong xứ Ca-na-an, còn Lót ở trong thành của đồng bằng và dời trại mình đến Sô-đôm.  Vả, dân Sô-đôm là độc ác và kẻ phạm tội trọng cùng Đức Giê-hô-va” (13:10-13)..

 Tôi tin rằng vợ chồng Lót bàn luận rất kĩ trước khi phát biểu lời nầy cùng Áp-ra-ham, “Đồng đó cũng như vườn của Đức Giê-hô-va  và như xứ Ai-cập vậy”. Lót đánh giá cánh đồng đó giống như “vườn Đức Giê-hô-ha” và như “xứ Ai-cập”.

Có hai sự việc vương vấn trong tầm nhìn và tư tưởng của vợ chồng Lót.

-- “Như vườn của Đức Giê-hô-va”:

Vườn nầy là vườn Ê-đen. Khu vườn nầy lúc ấy không còn nữa. Thủy tổ của Lót sau cơn nước lụt, là Nô-ê  còn chưa thấy, Áp-ra-ham cũng vậy mà làm sao Lót có tư tưởng, có cảnh quan đó  đã gây ấn tượng trong tâm trí ông?

Tôi nghĩ đó là ảo tưởng của Lót, mơ điều không có, trong sự mê tín. Con dân Chúa ngày nay cũng có ảo tưởng, ảo giác như vậy khi họ mơ rằng khi Chúa tái lâm họ sẽ được vào thiên đàng, ăn sung mặc sướng, sống trong miền cực lạc. Đó là sự mê tín, một loại thuốc an thần cần uống vào  những lúc họ gặp khổ nạn trong đời sống.

 Thực ra sau khi Chúa tái lâm, con dân Chúa không có vào thiên đàng liền, mà tất cả phải qua tòa án Đấng Christ để chia luồng cho họ. Một phần sẽ vào vương quốc 1000 năm trên địa cầu cũ nầy, một phần lớn phải vào nơi khóc lóc nghiến rang, vì Chúa đã nói rõ trong Mathio 24, 25 rồi. Tôi khuyên bạn bỏ ảo tưởng cuồng tín, loại bỏ sự mê tín đó đi. Hãy chuẩn bị cho mình phải ứng hầu trước phiên tòa của Chúa xét xử chính mình nay mai.

--"Như xứ Ai-cập”.

 Tại sao Lót ví sánh cánh đồng kéo dài đến sông Giô-đanh giống xứ Ai cập. Mà chắc gì điều đó là sự thật. Gióp đã xuống Ai cập, đã nếm mùi hoan lạc, sung sướng ở một đất nước đượm sữa và mật đó một thời gian rồi. Cảnh thịnh vượng, hoan lạc của Ai-cập cứ lởn vởn trong đầu óc của ông, nên ông nghĩ cánh đồng kéo dài đến Sô-đôm cũng giống xứ Ai-cập được phần nào. Từ tư tưởng tìm kiếm sự thịnh vượng, hoan lạc, dần dần Lót  di trú đến thành phố đại tội là Sô-đôm, để thường trú.

Thời xưa, nhà cầm quyền của thành phố ngồi ở cổng thành, vì mỗi thành phố chỉ có một  ngõ ra vào. Lót làm quan chức rồi.

 Lời cầu nguyền lần thứ 6 của Áp-ra-ham với Chúa là ông xin Chúa tha thứ cho Sô-đôm nếu gia đình Lót có đủ 10 người công nghĩa. Như vậy Áp-ra- ham ước tính rằng Lót phải có 5, 6 đứa con trai gái, cộng với hai vợ chồng Lót và các  chàng rễ theo đạo vợ mà tin Chúa, thì con số 10 người công bình không là vấn đề.

 Cuối cùng thảm cảnh đã xảy ra. Vợ chết, con cái chết, Lót quá sợ hãi cùng với hai con gái còn lại chui rút trong hang núi và lưu lại hai hậu tự là tổ phụ hai dân tộc Am-môn, Mô áp, là dân Jordania hiện nay. Đó là hai kẻ thù truyền kiếp, ở sát sườn của Israel. Vì đã bị Ai cập và Sô đôm nhuộm đen cuộc đời, Lót mất tất cả,

Chúa nói trước, “Nước Ai-cập sẽ là một nước yếu hèn hơn hết các nước, và sẽ  không dấy lên trên các nước nữa; ta sẽ khiến chúng nó kém đi, hầu cho chúng nó  không cai trị các nước nữa. Nước ấy sẽ không còn làm sự nhờ cậy cho nhà Y-sơ-ra-ên; khi  nhà Y-sơ-ra-ên trông xem chúng nó thì sẽ nhắc lại sự gian ác; và chúng nó sẽ  biết rằng ta là Chúa Giê-hô-va” (Ezekiel 29:15-16).

 Chúa đã tiêu diệt Sô-đôm khoảng năm 2000 TCN, làm suy yếu Ai cập mãi đến hôm nay, để làm một bài học hầu chúng ta hôm nay không theo gương ông Lót, không bị Sô đôm hay Ai cập tân thời thu hút nữa.

 Nhưng tạ ơn đức thương xót của Chúa, trong nước ngàn năm, hai dân tộc Am- môn và Mô áp vẫn còn hiện hữu, vì “ Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Đức Chúa Trời nhân từ, thương xót, chậm  giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng, và tội  lỗi” (Xuất hành 34:6-7).

 Minh Khải-- May 6, 2021

 


Thứ Tư, 5 tháng 5, 2021

GIAO TIẾP CHỨNG CỚ CỦA CHÚA-


 

Có một giáo hội tự xưng mình là “Chứng Nhân Của Đức Jehovah”, ngụ ý chỉ có họ là đại diện chính thức của Đức Gia-Vê trên trái đất.

Có một tạp chí của một giáo sư Kinh thánh, Theodore Austin Spark, tại London, Anh quốc đã phát hành trên toàn cầu trong nửa sau thế kỉ 20 vừa qua, có nhan đề: A Witness and a testimony- “Chứng Nhân và Chứng cớ”.

 Trong nguyên ngữ Hi lạp, chữ martus (Khải 1:5, Công. 1:8)  dịch là chứng nhân và người tuận đạo. Vì martus có hai ý nghĩa: witness “chứng nhân” và martyr “người tuận đạo”. Người chứng nhân của Chúa là người tuận đạo. Còn chữ marturia dịch là “chứng cớ”, là bằng chứng, thực chứng. Chứng nhân ngụ ý tính cá nhân, còn chứng cớ nói lên tập thể, cộng đồng các chứng nhân.

Khải huyền 1: 5  giới thiệu Chúa Giê-su là Chứng Nhân thành tín của Đức Chúa Trời, còn Khải huyền 1:9  hàm ý giáo hội là “chứng cớ của Giê-su”.

 Trong Cựu ước, cái rương giao ước của Chúa cũng được gọi là hòm chứng cớ. Cái hòm nầy là một tiêu biểu quan trọng bậc nhất trong mọi tiêu biểu hay hình bóng trong Cựu ước.

 Hôm nay tôi xin bàn luận qua những cách giao tiếp của thánh dân Cựu ước đối với cái rương chứng cớ nầy trong lịch sử của cái hòm, kể từ khi cái hòm ra đi từ đến tạm Si-lô đến khi nó cư ngụ trong nhà của A-mi-na-đáp. Thời gian nầy kéo dài  khoảng 107 năm.

Sách 1 Sa-mu-ên chương 4 kể lại thế nào hai con trai của thượng tế Hê-li đã cẩu thả rước hòm thánh ra chiến trường, lợi dụng nó làm một loại vũ khí, một Lá Bùa Hộ Mệnh để chống trả quân Phi-li-tin trong trận chiến. Kết quả dân Israel bại trận, cái hòm thánh bị quân thù cướp lấy. Tiên tri Sa-mu-ên chép lại rằng:  dân “Phi-li-tin cướp được rương giao ước của Đức Chúa Trời, họ khiêng rương từ Ê-bên Ê-xe về Ách-đốt”.

 Thật ô nhục biết bao, khi chứng cớ của Chúa, vinh quang của Ngài đã từ một thành phố Ê-bên Ê-xe có mang tên Đức Chúa Trời (El) bị cầm tù, bị vùi dập vào chốn thờ ma lạy quỷ.

 Nhạc trưởng A-sáp nói tiên tri, “Đến nỗi Ngài bỏ chỗ ở tại Si-lô, Cái lều mà Ngài đã dựng lên giữa loài người, Và phó sức mạnh của Ngài cho sự bị giam-cầm, Và vinh-quang của Ngài vào trong tay cừu-địch” (Thi thiên 78:60-61).

Người ta muốn xóa bỏ những vết tích, những chứng cớ, những hiện vật liên quan đến Chúa, về danh Giê-su Christ, nhưng trải nhiều thời đại con người đã thất bại. Triết gia người Pháp là Voltaire sống vào đầu thế kỉ 18.  Ông Voltaire nói rằng: “ trong 50 năm sắp đến, loài người sẽ không còn đọc Kinh thánh nữa”. Nhưng trớ trêu thay, mấy mươi năm sau khi ông phát biểu lời đó, ông đã chết, ngôi biệt thự của ông phải phát mãi, và Chúa cho phép Thánh Kinh hội của Hội thánh tại Pháp quốc đã mua ngôi nhà ấy để làm trụ sở của Thánh Kinh hội, in ấn và phát hành Kinh thánh Pháp ngữ, bán cho dân Âu châu, Phi châu.

Trong mọi thời đại, con người có thể xóa bỏ những ngôi nhà giảng, những giáo đường, những họ không thể tiêu diệt hết các chứng nhận, nhất là không thể nào xóa nhòa, hay làm phai mờ Danh của Chúa Jesus Christ và chứng cớ của Ngài trên trái đất.

 Thánh đồ thời tiên tri Sa-mu-ên đã có những kinh nghiệm liên quan cái rương chứng cớ  như sau:

-- Vui mừng vì cái rương chứng cớ-

 “Bấy giờ, dân Bết-Sê-mết đang gặt lúa mì trong thung lũng, và họ ngước mắt mình lên, thấy cái rương, và vui mừng thấy nó” (1 Sa-mu-ên 6:13).

 

Thi thiên 119:14 “Tôi vui mừng về đường chứng cớ Chúa, Như thể vui mừng về  của cải hiếm hiệm”

 Châm ngôn 8:31 bày tỏ về tấm lòng của Chúa Giê-su đối với chứng cớ của Đức Chúa Trời ở trên trái đất, “Ta lấy làm vui vẻ về chỗ có người ở trên trái đất của Ngài, Và sự vui thích ta ở nơi con cái loài người”.

Bạn có vui mừng khi gặp được một thánh đồ xa lạ, có hoan hỉ khi tình cờ gặp một cộng đồng dân Chúa ở một nơi nào đó không?

--Không đứng nổi trước Nhan Chúa qua cái rương:

“Và các người ở Bết-Sê-mết nói: "Ai có thể đứng nổi trước mặt Đức GIA-VÊ, Đức Chúa TRỜI thánh nầy? Và đến ai Ngài sẽ đi lên từ chúng ta?" Thế là họ sai các sứ-giả đến cùng cư-dân ở Ki-ri-át-Giê-a-rim, nói: "Dân Phi-li-tin đã đem trả lại rương của Đức GIA-VÊ; hãy xuống và lấy nó lên cùng quý ông." (1 Sa. 6:20-21).

Dân Bết-sê-mết đã tò mò  dở nắp rương chứng cớ để dòm vào bên trong Do đó Chúa hình phạt họ một số người ngã chết.

 Cô rê, Đa than, A-bi-ram và 250 nhà lãnh đạo các cấp trong 12 chi phái Israel không thể đến đứng nổi trước mặt Môi-se. Họ từ xa nói xấu, phỉ báng Môi se, nhưng họ không đủ sứ đối diện Môi-se. Khi Ghê-ha-xi mạo danh thầy mình là Ê-li-sê để ăn xin quan tổng binh Na-a-man, Kinh thánh chép, “Lúc đã đến trên gò, Ghê-ha-xi lấy các bao khỏi tay hai đầy tớ,  và để trong nhà mình, đoạn cho họ đi trở về.  Người bèn ra mắt Ê-li-sê, chủ mình; người hỏi rằng: Ớ Ghê-ha-xi, ngươi ở đâu đến? Người thưa rằng: Tôi tớ thầy không có đi đâu.  Nhưng Ê-li-sê tiếp rằng: Khi người kia xuống khỏi xe đặng đi  đón ngươi, lòng ta há chẳng ở cùng ngươi sao? Rày há có phải lúc nên nhậm lấy  bạc, quần áo, vườn ô-li-ve, vườn nho, chiên và bò, tôi trai và tớ gái sao?   Vì vậy, bịnh phung của Na-a-man sẽ dính vào ngươi và dòng dõi  ngươi đời đời. Ghê-ha-xi đi ra khỏi Ê-li-sê, bị tật phung trắng như tuyết” (2 Các vua 5: 24-27).

 Ghê-ha-xi không thể đứng nổi trước mặt Ê-li-sê nữa, phải tránh mặt Ê-li-sê mãi mãi. Nếu bạn nói xấu chứng nhân nào, mượn danh chứng cớ của Chúa để làm điều gì cho quyền lợi của minh, bạn không còn đứng nổi trước mặt giáo hội. Vì vua Sa-lô-môn chẩn bệnh của các bạn,“Mặt dọi mặt  trong nước thế nào, Lòng người đối với người cũng thế ấy”  (Châm 27:19”.

 Lối sống của dân Hoa-kì có một điểm tôi cho là rất hay. Khi nói chuyện với ai, họ nhìn ngay vào con mắt của người đối diện.Tôi hỏi bạn: bạn có đứng nổi, có đối diện nỗi với cộng động dân Chúa, hay đối diện nói chuyện với mọi con cái của Chúa khi có cơ hội gặp nhau?

--Cung hiến người chầu chực cái rương:

“Những người ở Ki-ri-át-Giê-a-rim đến và lấy rương của Đức GIA-VÊ và đem nó vào trong nhà của A-bi-na-đáp ở trên đồi, và biệt Ê-lê-a-sa ra, con trai của người, để giữ rương của Đức GIA-VÊ” ( 1 Sa. 7:1).

2 Sa-mu-ên 6:3 nói A-bi-na-đáp có hai con trai và U-xa và A-bi-giô đi hai bên chiếc xe bò khi vua Đa-vít rước cái rương về Jerusalem. Có thể Ê-lê-a-sa là con thứ ba của A-mi-na-đáp chăng?

 Dân Ki-ri-át-Giê-a-rm đề cử Ê-lê-a-sa dâng trọn thì giờ chầu chực bên cái hòm để bảo vệ nó.

 Thật rất khó hiểu về tuổi thọ của các con của A-mi-na-đáp khi phục vụ cái rương nầy. Vì sau khi cái hòm ở nhà nầy 20 năm, dân Israel nhớ Chúa, Ngày đó tiên tri Sa-mu-ên khởi sự một chức vụ quan xét, chức thầy tế lễ và tiên tri 40 năm. Sau đó vua Sau-lơ cai trị cũng 40 năm. Sau khi vua Đa vít cai trị chi phái Giu đa 7 năm 6 tháng, ông mới rước cái rương chứng cớ từ ngôi nhà nầy lên Jeruslaem. Cho nên thời gian cho cái rương nầy ngụ trong nhà của A-mi-na-đáp cũng phải đến chừng 107 năm. Ê-lê-a-sa cùng sống nổi đến ngày thấy vua Đa-vít đến chăng? U-xa và A-hi-giô là con đẻ của A-mi-na-đáp hay là cháu của cụ ấy. Vì trong tiếng Hê-bơ-rơ của Kinh văn Cựu ước không có chữ “cháu”.

 Phải chăng gia đình cụ A-mi-na-đáp phụng sự Chúa, tức là chầu chực canh giữ cái rương chứng cớ, nên Chúa chúc phước cho họ trường thọ?.

   ngôi nhà và gia đình A-mi-na-đáp không được Chúa chúc phước dồi dào trong suốt 107 năm như gia đình Ô-bết Ê-đôm được chúc phước trong ba tháng hay sao?. “Và Đa-vít không muốn dời rương của Đức GIA-VÊ vào trong thành Đa-vít với người; nhưng Đa-vít đem nó qua một bên đến nhà của Ô-bết-Ê-đôm, người Gát. Như vậy rương của Đức GIA-VÊ ở lại trong nhà của Ô-bết-Ê-đôm, người Gát trong 3 tháng; và Đức GIA-VÊ ban phước cho Ô-bết-Ê-đôm và tất cả gia-hộ của người” (2 Sa-mu-ên 6:10-11).

 Phước cho tư gia của bạn hôm nay tiếp đãi giáo hội tư gia nhóm họp trong nhà bạn hết năm nầy đến năm kia.

--Giữ Gìn Cái Rương:

“Ê-lê-a-sa ra, con trai của người, để giữ rương của Đức GIA-VÊ” (! Sa. 7:1).

Tại sao con cái A-bi-na-đáp phải giữ gìn, bảo vệ cái rương nầy? Thứ nhất cái rương nầy làm bằng gỗ cây keo sa mạc và bọc vàng. Mà vàng dễ kích động lòng tham của những người bất lương. Thứ hai chúng ta phải bảo vệ chứng cớ của Chúa, là gìn giữ cộng dồng các chứng nhân. Đấng Christ là hiện thân của Đúc Chúa Trời, giáo hội của Chúa là hiện thân của Đấng Christ. Bảo vật nầy khêu gợi lòng tham lam, ganh tị của Sa-tan. Bằng mọi giá chúng ta phải dâng đời mình để bảo vệ chứng cớ của Chúa Giê-su trên trái đất.

--Thương Nhớ  Đức Gia-Vê:

“Và xảy ra từ cái ngày mà cái rương ở lại tại Ki-ri-át-Giê-a-rim, thì thời-gian đã lâu, vì đã 20 năm; và tất cả nhà Israel đều than-khóc tìm Đức GIA-VÊ”(1 Sa. 7:2). Theo nghĩa đen chữ “thương nhớ” đây có nghĩa  rên rỉ, kêu gào khóc lóc.

 Cái rương nầy tượng trưng Đấng Christ và tiêu biểu cho hội thánh của Ngài.

 Đa-vít làm chứng, “Tôi sẽ không vào nhà ở,Sẽ không lên giường ngủ; Tôi sẽ không chợp mắt ngủ nghỉ, Không để cho mí mắt nghỉ ngơi; Cho đến khi tôi tìm được một địa điểm cho CHÚA, Một nơi cư trú cho Đấng Quyền Năng của Gia-cốp” (Thi 132: 3-5).

 Nguyện chúng ta có tấm lòng vưi mừng, yêu thích, gìn giữ chứng cớ của Chúa trong địa phương của chúng ta. Đức Chúa Trời sẽ ban phước dồi dào cho anh em cả về  thuộc linh và thuộc thể.

 Khải Đạo- May 5, 2021