Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

CÁC KẾ HOACH CỦA CHÚA—

 



Châm ngôn 19:21, “Trong lòng loài người có nhiều mưu kế (kê hoạch);

Song ý chỉ của Đức Giê-hô-va sẽ thành được”

Giê rê mi 1;12, “Đức Giê-hô-va bèn phán: Ngươi thấy phải đó; ta sẽ tỉnh thức, giữ lời phán ta đặng làm trọn”.

-

Mọi kế hoạch Chúa Trời quy định,

Trở nên hiện thực chẳng sai ngoa,

Xu thế biến chuyển càng tỏ rõ,

Đúng thì giờ Chúa đã định ra.

--

Nhiều chương trình, khải thị ẩn giấu,

Nay cho thấy rõ ở hôm nay,

Tiếng bước chân Ngài ta noi dấu,

Ắt thời gian quy định phô bày.

-

Thời gian và kỉ nguyên liên tiếp,

Đều có ý nghĩa rất tư riêng,

Do nghị quyết Chúa Trời đã định,

Không đều nào thất bại, ngã nghiêng.

-

Thật đáng tin cậy Đấng Thành Tín,

Đời của ta giao kế hoạch Ngài,

Lòng trung thành tuyệt đối gắn bó,

Tin cậy lời Chúa chẳng dời lay.

-

Điều gì Chúa hứa luôn quý báu,

Ngài luôn nghĩ tới cách thực thi,

Tay Ngài giơ ra khó ai chặn,

Đó là thuộc tánh Đấng diệu kì.

Khải Đạo—March 6-2021

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

ÔM LẤY THẬP TỰ GIÁ-

Bạn ơi, muốn đến bầu trời đó,

Hãy cỡi trên ngọn gió cuối trời,

Trải qua thập giá đơn côi,

Xác thân chịu khổ, “qua đời” mới nên.

-

Bao người thích được phần mão miện,

Nhưng ít kẻ tình nguyện thiệt thòi,

Kho tàng thiên thượng tìm đòi,

Mà không chấp nhận cuộc đời mất đi.

-

Ánh bình minh diệu kì buổi sáng,

Ai mà không thỏa mãn kiếm tìm,

Muốn lên đỉnh núi thánh thiêng,

Phải qua thung lũng ưu phiền, đau thương.

-

Muốn hoa màu cuối đường chất đống,

Hãy cầm cày, gieo giống nhiều năm,

Phước ân Chúa thánh ngàn tầm,

Ban cho lính giỏi tận tâm theo Ngài.

-

Bình minh đến cho ai chịu khổ,

Vinh quang sau cây gỗ nhục hình,

Mão triều dành sẵn tinh binh,

Vui mừng mất mát thiên trình gian lao.

Giê-hô-gia đa- March 2, 2021-

-

KẺ ÁC ĐƯỢC PHÉP LÀM ÁC?

 

Chúa không bao giờ cám dỗ hay làm điều gì ác chạm đến loài người. Dân vô tín cuối cùng phải tự buộc mình, và bị ném vào hồ lửa, chứ thực ra Chúa không tự tay quăng những người vô tín vào chỗ ấy.

Sa tan lúc nào cũng muốn làm những điều ác độc đối với tín đồ và nhân loại vô tín nói chung. Vì lí do khách quan đối với tín đồ, nhiều lần Chúa cho phép sa tan làm những điều ác đối với các tín đồ của Chúa. Nhưng Chúa luôn luôn có sự hạn chế Sa tan trong sự cho phép của Ngài.

Thí dụ, Chúa cho phép sa tan sàng sãy Gióp, nhưng Ngài giới hạn sa tan:

--Gióp 1:12, “Đức Giê-hô-va phán với Sa-tan rằng: Nầy, các vật người có đều phó trong tay ngươi;nhưng chớ tra tay vào mình nó”.

-- Gióp 2:6, “Đức Giê-hô-va phán với Sa-tan rằng: Kìa, người ở trong tay

ngươi; nhưng chỉ hãy giữ mạng sống người”.

 Hai lần Chúa giới hạn Sa tan khi hắn được Chúa cho phép chạm đến Gióp.

Tại sao Chúa cho phép kẻ ác làm ác đối với con dân Ngài trên cả  trái đất hiện  nay?

 Tại sao Chúa cho phép sự phá thai, giết hài nhi chưa sinh ra của hầu hết các nước trên thế giới, nhất là Hoa kì?

 Tại sao Chua cho phép kẻ ác hành hung, giết chết dân của Ngài trong các nước Hồi giáo ở Phi Châu. Hằng tuần, đôi lúc hằng ngày, có hàng chục, hàng trăm Cơ Đốc nhân bị giết hại?

Chúa có mục đích cao quý khi Ngài cho phép nhiều kẻ ác làm tàn hại và nhiều lúc là giết chết dân Ngài.

 Sách Khải huyền 13 bày tỏ sự việc Chúa cho phép kẻ ác trong những năm cuối cùng nầy:

--câu 5a: “Nó (antichrist) được ban cho cái miệng nói những lời kiêu ngạo phạm thượng”

-- Câu 5b:  “và nó lại được quyền làm việc trong bốn mươi hai tháng”.

--Câu 6 a: “Nó lại được phép giao chiến cùng các thánh đồ và được thắng”.

 --Câu 6 b “Nó cũng được quyền trị mọi chi phái, mọi dân tộc, mọi tiếng và mọi nước”.

 --Câu 15: “Nó (tiên tri giả) cũng được quyền hà hơi sống vào tượng con thú, hầu cho tượng ấy nói được và  khiến hết thảy những kẻ nào không thờ lạy tượng con thú đó bị giết đi”.

 Các bạn chú ý thành ngữ được lặp lại: “được ban cho”, “được quyền”, “được phép”… nói lên bù lũ sa tan và các tai sai của hắn chỉ được phép khi Chúa ban cho. Những thành ngữ nầy bày tỏ rằng trong đại nạ 3,5 năm sau, ma quỷ được quyền làm ác trên cả địa cầu

Hiện vào đầu thế kỉ nầy, chúng ta đều tin lời kinh thánh có chép rằng: “Kẻ ác đi nghênh ngang khắp nơi, Khi điều đồi bại (gian ác) được tôn cao giữa loài người” (Thi thiên 12:8).

 Con dân Chúa đôi lúc bất bình, khẩn đảo xin Chúa cất bỏ điều ác đang lên ngôi, nhưng Chúa làm thinh không hồi đáp. Ngài còn cấp phép cho những kẻ ác làm ác trong một giới hạn mà Chúa đã ấn định. Sa tan biết rõ giới hạn đó, và hắn không dám vi phạm, hay đi quá giới hạn của Chúa ấn định. Chỉ có tín đồ không hiểu được giới hạn đó, nên thường phàn nàn Chúa và ngã long, tuyệt vọng.

 Chúng ta hãy tin cậy Chúa, vì Phao lô nói, “Vì Đức Chúa Trời không định cho chúng ta chịu cơn thịnh nộ “ (1 Tê. 5:9). Vị tiên tri bị tan vỡ hồn minh dưới sự xử lí của Chúa, trong khi Israel vong quốc, đã nói lên kinh nghiệm của mình khi ông đã nhìn thấy Chúa phó dân Ngài cho kẻ ác trừng trị, “Vì Chúa chẳng hề bỏ cho đến đời đời. Dầu Ngài đã làm cho lo buồn, còn sẽ thương xót theo sự dư dật của lòng nhân từ Ngài” (Ca thương 3:31-32).

 Tôi nói điều nầy để các bạn nhớ rằng có khi nào đó, mà Chúa phó dân Ngài vào bàn tay kẻ ác, thì bổn tâm Ngài không muốn làm dân Ngài bị tiêu diệt hay khốn khổ vô hạn đâu. Dù phải bị kẻ ác hành hung, làm ác, chúng ta khá nhớ rằng trong cái ác đó của kẻ ác Chúa đã quy định một giới hạn rồi. Ngài “chẳng hề cho anh em bị cám dỗ (thử thách) quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được”.

Gióp 23:10, “Nhưng Chúa biết con đường tôi đi;  Khi Ngài đã thử rèn tôi, tôi sẽ ra như vàng”.  Thi Thiên 66: 10-12 “Vì, Đức Chúa Trời ơi, Chúa đã thử thách chúng tôi,  Rèn luyện chúng tôi y như luyện bạc.  Chúa đã đem chúng tôi vào lưới,  Chất gánh nặng quá trên lưng chúng tôi.  Chúa khiến người ta cỡi trên đầu chúng tôi;  Chúng tôi đi qua lửa qua nước;  Nhưng Chúa đem chúng tôi ra nơi giàu có”.

 MK. Feb. 28, 2021-

DÂN BỊ TẢN LẠC TRONG ISRAEL—


 

Sáng thế kí 49: 5- 7, “Si-mê-ôn và Lê-vi là anh em. Thanh gươm của chúng là khí giới bạo tàn. Cầu cho tâm hồn cha không thông đồng với chúng, Linh hồn cha chẳng kết giao với chúng; Vì trong cơn giận dữ chúng đã giết người, Trong lúc ngông cuồng chúng cắt nhượng bò đực. Ðáng nguyền rủa thay là cơn giận của chúng, vì nó thật dữ dằn! Ðáng nguyền rủa thay là cơn thịnh nộ của chúng, vì nó thật bạo tàn! Cha sẽ chia cách chúng ra trong nhà Gia-cốp, Cha sẽ cho chúng tản lạc trong khắp cả Israel”.

 Trong ba câu Kinh thánh trên, Gia cốp lấy quyền gia trưởng, quyền thầy tế lễ gia tộc và quyền vị tiên tri của Chúa đem sự việc sát nhân của hai anh em Si mê-ôn và Lê vi ra xét xử và ra phán quyết. Hai kẻ sát nhân  nầy được quan án Gia cốp phạt là dòng dõi hai người sẽ sống phân tán. Nhưng đối với chi phái Lê vi thì là sống phân tán, còn đối với hậu tự của Si-mê-ôn là sống tản lạc.

 Tại sao hai người có cùng tâm địa tàn bạo, và sát nhân, mà chi tộc Lê vi phải sống phân tán trong 48 thành phố, phân chia đều trong toàn lãnh thổ Israel, còn chi phái Si-mê-ôn phải sống tản lạc?

Dù bị thi hành án lệnh sống tản lạc, nhưng khi dân Israel ra khỏi Ai cập, đến núi Si-nai, khi dân Israel đã thờ lạy bò con vàng. Theo lời kêu gọi của Môi se: “Khi Môi-se thấy dân chúng buông tuồng, vì A-rôn đã để họ buông tuồng, đến nỗi thành trò cười trước mặt kẻ thù,  thì ông đứng tại cổng trại quân và nói: “Ai thuộc về Đức  Giê-hô-va, hãy đến với ta!” Tất cả các con trai Lê-vi đều tụ họp quanh ông.  Ông nói với họ: “Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, đã  truyền rằng mỗi người trong anh em hãy đeo gươm bên mình, đi qua đi lại khắp  trại quân, từ cửa nầy đến cửa kia, và mỗi người hãy giết anh em, bạn hữu, và kẻ  lân cận mình.” Các con trai Lê-vi làm đúng theo lời Môi-se; trong ngày đó có  khoảng ba nghìn người trong dân chúng bị giết chết. Môi-se nói: “Hôm nay chính anh em đã tự cung hiến cho Đức  Giê-hô-va con trai hay anh em mình, nên ngày nay Ngài ban phước cho anh em.” (Xuất hành 32: 25-29)

 Dân Lê vi giết những người Lê vi nào đã lạy bò con vàng, và 3000 người Lê vi đã bị anh em Lê-vi (không lạy bò vàng), giết chết.

  Trước khi qua đời, Môi se có nói về sự dâng mình của chi phái Lê vi, nói rõ rằng họ không bị tản lạc, vô gia cư, vô sản nghiệp, mà chỉ bị sống phân tán theo quy hoạch 48 thành phố khắp cả nước (Giô suê chương 21).

Phục 33:8-11, “Về Lê-vi,  Môi-se nói rằng: “Xin ban Thu-mim cho Lê-vi Và U-rim cho người tin kính Ngài. Mà Ngài đã thử thách tại Ma-sa, Cùng tranh đấu bên mạch nước Mê-ri-ba  Lê-vi nói về cha mẹ mình rằng: ‘Tôi không nhìn thấy họ,’ Người không nhận anh em mình, Cũng chẳng biết con cái mình. Vì họ tuân thủ lời Chúa, Giữ gìn giao ước của Ngài. Họ dạy mệnh lệnh của Chúa cho Gia-cốp Và luật pháp Ngài cho Y-sơ-ra-ên; Họ dâng hương trước mặt Chúa, Và tế lễ toàn thiêu trên bàn thờ Ngài. Lạy Đức Giê-hô-va, xin ban sức lực cho người, Và hài lòng về công việc của tay người. Xin đánh gãy hông của kẻ thù, Và kẻ ghen ghét, để chúng không ngóc đầu lên nổi!”

 Thế thì tội sát nhân của hai anh em Si-mê-ôn và Lê vi, sau vụ bò con vàng, dân Lê vi cũng bị phạt tản lạc, nhưng lại tản lạc trong kế hoạch của Chúa. Vì dân Lê vi cần ở tản mát để làm thầy tế lễ, làm hạt nhân truyền bá lời Chúa  cho 12 chi phái  đều khắp lãnh thổ Israel. Như Ma-la-chi 2:5-7 nói, “Giao ước của Ta với Lê-vi là giao ước sự sống và bình an mà Ta  đã ban cho để người tôn kính Ta; người đã tôn kính và run sợ trước danh Ta.  Luật pháp chân thật ở trong miệng người; và người ta không tìm thấy điều gian ác nào trong môi người. Người đã bước đi với Ta trong sự bình an và ngay thẳng, làm cho nhiều người quay khỏi tội lỗi.  Vì môi miệng của thầy tế lễ phải giữ tri thức, người ta tìm luật  pháp trong miệng người, vì người là sứ giả của Đức Giê-hô-va vạn quân”.

 Cho nên trong bài nầy mục đích của tôi là tìm ra những sự hình phạt, các xử lí của Chúa trên tội cố ý sát nhân của Si mê-ôn, anh của Lê-vi.

--Dù chưa có phán quyết trừng phạt của Gia cốp, nhưng khi 10 anh em xuống Ai cập mua lúa nơi Giô sép lần thứ nhất, Si-mê-ôn bị Giô-sép bắt làm con tin, vì Si-mê-ông đã chủ trương giết Giô-sép, nhưng Ru bên và Giu đa ngăn cản. “Giô-sép quay đi chỗ khác mà khóc, rồi mới tiếp tục nói chuyện với họ. Trong số họ, ông truyền bắt Si-mê-ôn ra và trói lại trước mặt họ.- Gia-cốp, cha họ, nói: “Chúng mầy đã cướp đi các con ta! Giô-sép mất tích, Si-mê-ôn không còn, bây giờ lại còn muốn dẫn Bên-gia-min đi nữa!- Người quản gia nói: “Mọi việc đều bình an, đừng sợ! Chính Đức Chúa Trời của các  anh, cũng là Đức Chúa Trời của thân phụ các anh, đã ban báu vật vào bao các anh.  Còn tiền của các anh đã đến tay tôi rồi.” Nói xong, ông đưa Si-mê-ôn ra gặp họ” (Sáng 42:26,36; 43:23).

 Si -mê- ôn bị giam cầm suốt một năm tại Ai cập. Bạn nghĩ rằng ông có ăn năn về tội sát nhân của mình đối với cha con Si chem và Giô sép chăng?

--Theo Dân số kí chương 1, vào năm thứ hai, tháng hai tại chân núi Si-nai, Chúa truyền lệnh Môi se kê sổ toàn dân Israel lần thứ nhất.

Theo Dân 1:22-23 chép, “Con cháu Si-mê-ôn, theo gia phả của họ, được ghi tên từng người theo từng bộ tộc và gia đình, tức là tất cả nam đinh từ hai mươi tuổi trở lên  trong bộ tộc Si-mê-ôn có thể ra trận, đếm được năm mươi chín nghìn ba trăm người”. Dân số chi phái Si-mê-ôn là 59.300, được xếp hạng thứ ba sau Giu- đa và Đan.

--Theo Dân số kí 26: 1-3, 63-64, chúng ta có bản ký thuật sự kê sổ dân Israel lần thứ hai vào năm 40, tại đồng bằng Mô áp trước khi dân Israel qua sông Giô đanh. Chương 26: 12-14 chép, “Con cháu Si-mê-ôn tùy theo gia tộc mình gồm có: Nê-mu-ên ….Sau-lơ. Đó là các gia tộc của Si-mê-ôn; tổng số là hai mươi hai nghìn  hai trăm người”. Dân số Si mê ôn trong cuộc tu bộ lần thứ hai là: 22.200. Dân số chi phái Si-mê-ôn bị sút giảm đến 37.100 người. Dân số Si-mê ôn đứng hạng cuối cùng.

 Bạn ơi, ai dám không nhìn nhận rằng đây là sự đoán phạt của Chúa trên chi tộc Si mê ôn sau 40 năm trong đồng vắng?

--Kinh thánh chép rất rõ ràng về cơ nghiệp của chi phái Si- mê- ôn.

-Giô suê 19:1, 9 “Bộ tộc thuộc con cháu Si-mê-ôn bắt thăm được phần đất thứ nhì theo từng gia tộc của họ. Sản nghiệp của bộ tộc nầy ở giữa sản nghiệp của con cháu Giu-đa-Sản nghiệp của con cháu Si-mê-ôn lấy từ phần đất của người Giu-đa vì phần đất của con cháu Giu-đa rất rộng. Như vậy, con cháu Si-mê-ôn được sản nghiệp giữa  phần đất của con cháu Giu-đa”.

 Chi tộc Si-mê-ôn ăn theo sản nghiệp của chi phái Giu đa hùng mạnh.

--Các Quan xét 1:3,17 “Người Giu-đa bèn nói cùng người Si-mê-ôn, là anh em mình, rằng: Hãy đi lên cùng  tôi trong xứ đã bắt thăm về tôi, thì chúng ta sẽ đánh dân Ca-na-an; rồi tôi cũng  sẽ đi cùng anh em đến xứ đã bắt thăm về anh em. Người Si-mê-ôn bèn đi với họ-- Kế ấy, người Giu-đa đi cùng anh em mình, là người Si-mê-ôn, đánh dân Ca-na-an ở tại Xê-phát, tận diệt nơi ấy,rồi gọi tên nó là Họt-ma”.

Si mê ôn rất hung ác, sống hung dữ, tàn bạo với các anh em mình, nhưng con cháu ông rất bạc nhược đối với kẻ thù bên ngoài. Thật là khôn nhà dại chợ.

--1 Sử kí 4:24, 27, 48 “Con trai của Si-mê-ôn là Nê-mu-ên, Gia-min,…. cả họ hàng chúng sánh với số người Giu-đa thì kém… Chúng đánh người A-ma-léc còn sót lại, rồi ở đó cho đến ngày nay.”

Những câu nầy bày tỏ rằng chi phái Si-mê-ôn ở cuối đất Israel, gần tiếp giáp núi Si-nai. Đây là một chi phái bạc nhược, không giàu có, có thể là chi phái yếu nhất. Nên Chi phái Si mê ôn ăn theo, sống nương dựa vào chi phái hung mạnh, là Giu đa gần như hoàn toàn.

--1 Các vua 12: 19- 21, “Ấy vậy, Israel phản nghịch nhà Đa-vít cho đến ngày nay. Khi dân Israel hay rằng Giê-rô-bô-am đã trở về, bèn sai sứ mời người đến hội mình, và lập người làm vua trên cả Israel. Chỉ có chi  phái Giu-đa cứ theo nhà Đa-vít mà thôi.  Rô-bô-am đến Giê-ru-sa-lem nhóm hết thảy nhà Giu-đa và chi  phái Bên-gia-min, số là một trăm tám mươi ngàn người lính chiến kén chọn, toan  tranh chiến cùng nhà Israel đặng bắt nước phục lại Rô-bô-am, con trai Sa-lô-môn”.

 Khi cuộc chính biến xảy ra chỉ còn chi phái Giu đa theo nhà David, sau đó có thê chi phái Bên gia min gia nhập, họ xây nên nước Giu đa ở miền nam. Còn 10 chi phái kia theo Giê rô bô am, lập ra nước Israel, ở phái Bắc.

 Tôi xin hỏi bạn. Chi phái Si mê ôn đi đâu, theo Bắc quốc hay Nam quốc, trong khi họ phía nam tổ quốc, và lọt thỏm trong đất Giu đa. Kinh thánh không chép cảnh trạng cả chi phái Si mê ôn dắt nhau bỏ sản nghiệp, để chạy theo Giê rô bô am. Họ sống ở đâu với một chi tộc khá đông như vậy? Ai chứa chấp họ, ai cấp đất,  xây nhà cho họ ở? Há họ đã không tản lạc, tan tác trong khắp 9 chi phái kia hay sao? Quả thật lời trừng phạt tiên tri của Gia cốp ứng nghiệm cách đầy đủ.

2 Sử kí 30: 1,10-11, “Ê-xê-chia sai sứ đến cả Israel và Giu-đa, cũng viết thư cho người Ép-ra-im và người Ma-na-se, đòi chúng tới đền Đức Giê-hô-va, tại Giê-ru-sa-lem,đặng giữ  lễ Vượt qua cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.. Các trạm đi thành nầy qua thành kia, trong khắp xứ  Ép-ra-im,Ma-na-se, và cho đến đất Sa-bu-lôn; song người ta chê cười nhạo báng  chúng.  Dầu vậy, cũng có mấy người trong A-se, Ma-na-se, và Sa-bu-lôn chịu hạ mình xuống và đến Giê-ru-sa-lem”.

Chi phái Si mê ôn và 9 chi phái kia bị vua Giê-rô-bô-am cấm xuống Jerusalem trong đất Giu đa thờ phượng Chúa. Họ bị Giê rô bô am dụ dỗ thờ lạy bò con vàng. Nhưng khi các sứ giả của vua Ê-xê-chia lên Bắc quốc mời 10 chi phái xuống Jerusalem dự lễ Vượt qua, tại sao Kinh thánh không nhắc đến tên chi phái Si mê ôn? Họ đã bị tản lạc, mất đất, mất nhà, mát lãnh thổ của chi phái mình. Họ sống biệt tăm và tản lạc khắp địa cầu mãi cho đến năm 1948  mới hồi hương về đất Israel từ từ.

 Kết luận:

 Gia cốp xử án hai tên sát nhân. Lê vi  được Chúa thay đổi tánh tình, nên họ có sự dâng mình trong sự việc “từ bỏ” cha mẹ anh em mình mà theo Chúa trọn lòng. Y như lời Chúa nói “Nếu ai đến cùng ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đồ ta” (Lu ca 14:26). Chúng ta không giết cha mẹ mình theo nghĩa đen khi theo Chúa, nhưng khi ta hết lòng trung thành theo Chúa, điều đó làm cho cha mẹ chúng ta “chết điến” trong hồn thiên nhiên của họ.

Anh em có nhìn thấy con mắt của giáo dân sát nhân long lên nhìn anh em chưa? Họ như muông sói hay cắn xé, mà tánh nết cắn xé chứng tỏ họ không phải là Cơ Đốc nhân chân thật. Vì chiên thật không thể cắn anh em cùng bầy, chỉ có muông sói mới cómáu ở miệng nó, và sự gớm ghiếc nó giữa răng nó” (Xa cha ri 9:7) mới ưa cắn xé anh em mình, như Si mê ôn với Giô sép, như vua Sau lơ với David.

 Trong những việc làm của tín đồ xác thịt có hành động “tàn sát”- “Vả, công việc của xác thịt đều hiển nhiên, tức là gian dâm, ô  uế, phóng đãng, …, ganh đua, tàn sát, …” (Ga la ti 5:22). Theo nguyên văn chữ “tàn sát” là phonos, nên dịch là  murder—sát nhân mới chính xác.

 Những Cơ Đốc nhân mà có dã tâm sát nhân nghĩa đen, có thể là Cơ Đốc nhân giả mạo. Còn nếu Cơ Đốc nhân chân thật mà có khả năng tàn sát anh em mình, đánh đập bạn dồng công mình, cuộc sống họ trong đời nầy sẽ điêu đứng như chi phái Si mê ôn lưu lạc, mất nhà đất, hoặc trễ lắm họ sẽ bị Giô-sép (tượng trưng Chúa Giê-su) xứ lí gắt gao. Họ sẽ bị cầm tù trong nơi khóc lóc nghiến răng, như Si mê ôn đã bị Giô sép phạt vậy.

 Khải Đạo- March 3, 2021.

.