Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Đia vị của Gia-cơ trong Hội thánh tại Giê-ru-sa-lem



Thiên Trình
Ma-thi-ơ chương 13 bày tỏ gia đình của ông Giô-sép và bà Ma-ri có chín nhân khẩu: Giô-sép, Ma-ri, Jêsus, bốn con trai: Gia-cơ, Giô-sép, Si-môn, Giu-đa và hai con gái. Gia đình hoàng tộc nầy cư trú tại thị trấn Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê.
Chúng ta cần phân biệt Gia-cơ, em của Chúa với sứ đồ Gia-cơ, em của sứ đồ Giăng. Sách Công vụ 12 bày tỏ rằng vua Hê-rốt đã hành quyết sứ đồ Gia-cơ không bao lâu sau khi Hội Thánh Giê-ru-sa-lem ra đời.

Những Con Số Có Ý Nghĩa Trong Đời Sống Dân Chúa


Con số một Chúa là duy nhất,
Chẳng có ai ngoài Chúa quyền uy,
Dân thánh sống như Chúa diệu kỳ:
Một Thân Thể--hướng đi Thành Thánh.

Số hai tương giao thật hoàn chỉnh,
Làm chứng, phối hợp với đồng công,
Của hai người hợp ý, đồng lòng,
Vì chính nghĩa Chúa--ôi cao quí!

Ta được gọi, yêu dấu, giữ kỹ,
Là ba công tác Chúa nhiệm mầu;
Ngài xếp hạng chính xác dường bao:
Kẻ được gọi, chọn và trung tín.

Chúa lựa chọn năm loại người chính:
Kẻ ngu dại, nghèo hèn, khinh khi,
Người yếu ớt, kẻ chẳng có gì,
Để chẳng ai dám khoe khoang nữa.

Tha thứ nhau theo như Lời Chúa,
Bảy mươi lần bảy cũng phải tha,
Bởi ai từng xúc phạm đến ta,
Ô! Tha thứ, nhân từ và thương xót.

Con đỏ tám ngày cắt bì tốt,
Tiêu biểu khởi đầu mới đi lên;
Tám người Nô-ê chuyển đầu tiên,
Vào đất mới ô-liu sung mãn.

La-ban, tín đồ ưa buôn bán,
Công giá con rễ đổi mười lần,
Cái ác khai triển đến tối chung,
Là số mười trong người xác thịt.

Bốn mươi ngày thử thách Đấng Christ,
Là khuôn mẫu trắc nghiệm tín đồ,
Ai mà trốn thoát lửa hỏa lò,
Đâu nên người hoàn hảo, kinh luân.

Các con số trong đời thánh dân,
Có ý nghĩa thuộc linh sâu nhiệm,
Linh Chúa thật cao thâm, đa diện,
Cho ta hiểu vẹn tuyền Thánh Kinh./.

Thiên Trình—03-8-2013
http://prayers4vn.net/node/198

NHỮNG DIỄN GIẢ TRONG SÁCH GIÓP



“Jêsus đáp rằng: “Có phải ngươi tự nói điều đó, hay là có kẻ khác đã nói về Ta như vậy cho ngươi chăng?”( Giăng 18:34)
“Chớ có lời thối tha nào ra từ miệng anh em, nhưng khi có cần thì hãy dùng lời lành có thể gây dựng, để giúp ân điển cho kẻ nghe.” (Eph. 4:29).
“Bởi lưỡi chúng ta chúc tụng Chúa là Cha, và cũng bởi nó chúng ta nguyền rủa loài người, là loài được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Đồng một miệng mà ra cả sự chúc tụng lẫn sự nguyền rủa. Hỡi anh em tôi, không nên như vậy. Suối kia đồng một mạch há lại phun ra cả nước ngọt lẫn nước đắng sao? Hỡi anh em tôi, cây vả há có thể ra trái ôliu, hoặc cây nho ra trái vả được chăng? Nước mặn cũng không có thể ra nước ngọt được.” (Gia cơ 3:9-12).
“Hỡi trời, hãy lắng tai, tôi sẽ nói; Và đất, hãy nghe những lời của miệng tôi. Lời của tôi rải ra như mưa; Lời tôi sa xuống khác nào sương móc, Tợ mưa phùn trên cây cỏ, Tỉ như mưa tầm tã trên đồng xanh” (Phục 32:1-2)
“Lòng tôi đầy tràn những lời tốt; Tôi nói điều tôi vịnh cho Vua; Lưỡi tôi như ngòi viết của văn sĩ có tài.” (Thi 45:1).

Lời tự thuật - Thơ của Nhật Minh




Quan điểm về Hội Thánh và dân tộc 



1- Tôi đã đổ ra trên bàn thờ cả sinh mạng,

Cuộc đua cùng dân thánh, tôi thu xếp chạy xong;

Thắng trong trận chiến khiến vinh quang Chúa soi rạng,

Rồi đây mão quí Chúa ban cho tôi thỏa lòng.

Đạo đức suy đồi của nhân loại -


 

Thơ của Châu Quân

Giải nghĩa Thánh Kinh


Từ Salem đi xuống,
Giê-ri-cô nhắm hướng;
Người bộ hành ra đi,
Tâm tư chẳng lo gì.
Bổng từ nơi mé lộ,
Bọn hung đồ nhí nhố,
Đánh bộ hành ghê thay,

CON NGƯỜI HỐI CẢI




Chàng công tử chăn heo khốn khổ,
Chẳng có chi lót dạ, đỡ lòng,
Cả đồ ăn của heo cũng không,
Ngủ giữa trại bầy heo hôi thối.

Chủ trại heo rầy la inh ỏi,
Chàng cúi đầu nhục nhã vâng trình,
Để cố sống hết cuộc nhân sinh
Trong tuyệt vọng, không còn lối thoát.

Lời thống hối - Thơ của Thiên Trình



Quan điểm về Hội Thánh và dân tộc


Khải tượng Mi-chê, ôi quá kinh hãi!
Vết thương khá nặng máu ra liên hồi;
Lừa bịp anh sui, dã tâm quá bậy,
Chúa ôi, tội lỗi của tôi cao vời.
Ngày nầy Ê-li đã rao thật sợ,
Bây giờ tôi xin thành tâm ăn năn,
Đoạt vườn nho Na-bốt, đáng xấu hổ,
Qui về với tổ tông, tôi nguyện thầm.
****

Ngập tội Sa-lem chính tôi thi thố,
Máu oan nhiều người cáo tôi xưa rày;
Ngồi tù, mang gông đáng cho tôi đó,
Cứu tôi, ôi lạy Chúa, theo ân Ngài,
Ngày nào ngôi vua cố đô hồi phục,
Tôi triệt để trừ Ba-anh mọi nơi;
Trùng tu đền thờ Si-ôn tiếp tục,
Bước theo đường lối Đa-vít lâu đời.
****
Lời vàng U-ri khắc ghi tâm khảm,
Trẻ vô tội chết oan, ôi đau buồn;
Đè nặng trên tôi án treo sợ lắm,
Lấy chi chuộc tội lỗi tôi khôn lường.
Định liệu âm mưu sát hại người bạn,
Bây giờ tôi ăn năn thật bi thương,
Đợi chờ ân thương xót Chúa vô hạn,
Xóa bôi tội sát nhân khác người thường.
****
Đầu cạo, thân suy, mắt đui nhục nhã,
Tiếng trêu chọc khiến tôi thêm đau buồn;
Tình dục buông lung, chỉ tiêu tất cả,
Phán quan là thiên chức tôi coi thường.
Xiềng đồng đen, thân yếu mang mệt lắm,
Tôi thành tâm ăn năn mấy đêm dài;
Đền thờ Đa-gôn chết chung cả đám,
Cúi xin Ngài tiếp linh hồn tôi rày.
(9-9-2013)

Trích nguồn: http://prayers4vn.net/node/204

CÓ QUỈ TRONG HỒN NGƯỜI KHÔNG?


 Để mở đầu cho bài nầy tôi mượn lời của một bác sĩ truyền giáo tại Thái Lan như sau:

“Hơn 20 năm về trước, một cuốn sách nhỏ in tại Hong Kong nhan đề, “Sáng Thế Ký và chữ viết Trung Hoa” đã lọt vào tay tôi. Tôi nhận thấy nội dung nó quá thích thú. Các chữ viết Trung Hoa được giải phẩu và bày tỏ cách kinh ngạc các câu chuyện trong 11 chương đầu tiên của Sáng thế ký”.

“Do sự nghiên cứu riêng tư của tôi vào lịch sử ngôn ngữ viết của Trung Hoa qua nhiều luận án bằng Anh văn mà tôi tìm thấy ở thư viện Hoa Nhật Yenching Harvard. Do đọc cá tư liệu nầy, tôi nhận thấy thời gian khi các nhà thông thái Trung Quốc tạo ra chữ viết Trung Hoa hồi nguyên thủy là vào khoảng năm 2500 T.C.N. Niên hiệu nầy có tính khiêu khích, vì nó hoàn toàn trùng hợp cách chặt chẽ với thời gian (năm 2218 T.C.N) có sự phân tán vĩ đại của các chủng tôc từ tháp Babel, như được tính toán từ các bản gia phả trong sự nghiên cứu niên đại học mới đây”. Đoạn văn trên đây trích từ lời tựa của quyển sách “The discovery of Genesis” của bác sĩ truyền giáo Ethel R. Nelson và mục sư C.H.Kang, trên mạng.

VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC SỐNG LỨA ĐÔI TRONG CHÚA


Nhà cải chánh Giáo Hội, Martin Luther có nói, “Đức Chúa Trời đã đặt tiêu biểu của cuộc hôn nhân ở khắp mọi nơi trong cả cõi sáng tạo. Mọi tạo vật đều tìm được sự hoàn hảo của mình trong tạo vật đương đối kia. Chính các từng trời và trái đất đã minh hoạ điều ấy.

1 

Nói theo một phương diện, Thánh kinh chép một câu chuyện tình thuộc linh và thần thượng giữa Đức Chúa Trời và loài người được cứu chuộc. Đức Chúa Trời chủ động tìm kiếm, theo đuổi và bày tỏ tình yêu của Ngài cùng con người khi Ngài gọi, “hỡi A-đam, con ở đâu?--khi Ngài bày tỏ tình thương của mình với con người: “Phải, Ta đã lấy sự yêu thương đời đời mà yêu ngươi-- Ta sẽ cưới ngươi cho Ta đời đời; Ta sẽ cưới ngươi cho Ta trong sự công bình và chánh trực, nhân từ và thương xót. Phải, Ta sẽ cưới ngươi cho Ta trong sự thành tín, và ngươi sẽ biết Đức Giê-hô-va” (Giê-rê-mi 31:3; Ô-sê 2”19-20). Ngài cũng cật vấn tình yêu hồi đáp của con người khi Ngài hỏi Phi-e-rơ, “ngươi có thương Ta hơn những kẻ nầy chăng?”. Con người đã yêu Chúa, vì Ngài đã thương con người trước. Sứ đồ Giăng cũng có nói đến tính chung thuỷ trong tình thương của Chúa dành cho Hội Thánh như sau,“Ngài đã thương yêu kẻ thuộc về mình trong thế giới, thì cứ thương yêu họ đến cuối cùng” (Giăng 13:1). Kết quả là ngày hôn lễ của Chiên Con sẽ đến, và Vợ Mới của Ngài “ đã tự sửa soạn rồi” (Khải-thị 19:7). Cuộc hôn nhân thần thượng nầy là nến tảng và khuôn mẫu cho đời sống lứa đôi của tín đồ hôm nay.

BA NHÂN VẬT TRỌNG YẾU TRONG VŨ TRỤ


Kinh văn Phúc Âm Giăng 16:5-11 chép, “Nhưng bây giờ Ta sắp về với Đấng đã sai Ta đến, và không ai trong các con hỏi Ta: ‘Thầy đi đâu?’ Nhưng vì Ta đã nói những điều nầy cho các con, nên lòng các con đầy đau buồn. Dù vậy, Ta nói thật với các con: Ta đi là ích lợi cho các con. Vì nếu Ta không đi, thì Đấng An Ủi sẽ không đến với các con. Nhưng nếu Ta đi, thì Ta sẽ sai Ngài đến. Khi Ngài đến, Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, về sự công chính và về sự phán xét. Về tội lỗi, vì họ không tin Ta; về sự công chính, vì Ta đi đến với Cha, và các con không còn thấy Ta nữa; về sự phán xét, vì kẻ cai trị thế gian nầy đã bị phán xét”.


Trên đây là lời từ giã của Chúa Jêsus cùng các môn đệ của Ngài trước khi Ngài chịu chết trên thập tự giá. Ngài chịu đóng đinh trên thập tự giá vào khoảng năm 30 sau Công nguyên. Theo một ý nghĩa khác, tại đây Ngài từ giã các môn sinh để đi về cùng Đức Chúa Trời, là Cha của Ngài. Ngài hứa rằng sau đó Ngài sẽ sai Đức Thánh Linh, đại diện cho Ngài, đến trái đất nầy, ở cùng các môn đồ và làm công tác trong thế giới nầy.

Chúa Jêsus giới thiệu ba công tác của Đức Thánh Linh đối với thế giới. Ba công việc nầy là thuyết phục thế giới về tội lỗi của họ, thuyết phục thế giới biết sự công chính trong Đấng Cơ đốc, và thuyết phục thế giới biết sợ về sự phán xét của Đức Chúa Trời. Ba sự thuyết phục nầy có liên hệ ba nhân vật là :A-đam. Đấng Cơ đốc và Sa-tan, quỉ vương. Đây là ba nhân vật trọng yếu trong cả vũ trụ. Nên hôm nay tôi bàn luận với các bạn về công tác của Đức Thánh Linh có liên quan đến ba nhân vật đó.

I A-đam và tội lỗi:--
“Khi Ngài đến sẽ thuyết phục thế gian về tội lỗi..về tội lỗi, vì họ không tin ta”. 
A-đam là thuỷ tổ nhân loại. Tất cả nhân loại đều là hậu tự của ông. Con cái phải giống cha mẹ của mình. Dù muốn, dù không tất cả chúng ta cũng đều được di truyền địa vị, tính năng và cuối cùng phải dự phần định mệnh của A-đam. Kinh thánh chép, “Cho nên, như bởi một người (A-đam) mà tội lỗi vào trong thế gian, lại bởi tội lỗi mà có sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội”.Vì đã được di truyền tánh tội lỗi, chúng ta đã là tội nhân trước khi sinh ra. Hoàng đế Đa-vít của nước Y-sơ-ra-ên đã thú nhận, “Kìa, tôi sanh ra trong sự gian ác, Mẹ tôi đã hoài thai tôi trong tội lỗi”. Các bạn có nhìn nhận mình “sanh ra trong tội lỗi” chăng?”. Ông Phao-lô cũng có nói, “Vì như bởi sự không vâng phục của một người (A-đam) mà mọi người đều trở nên tội nhân”. Chúng ta đã được cấu tạo thành tội nhân trong bụng mẹ. Sau khi được sinh ra, chúng ta phạm tội cách tự động, tự nhiên. Chúng ta đã là tội nhân trước khi phạm tội, chứ không phải vì phạm tội mới trở thành tội nhân.

Do được di truyền tánh tội lỗi của A-đam, chúng ta cũng thừa hưởng địa vị của ông mà Kinh thánh nói là, “bởi sự quá phạm của một người mà nhiều người đều phải chết”. Khoa học định nghĩa “chết” là “cắt đứt thông công với hoàn giới”. Cành hoa lìa khỏi gốc, nó đã bắt đầu chết, dù nó còn có thể sống thêm một thời hạn ngắn ngủi trong chính nó. Con người trong A-đam, lìa khỏi nguồn gốc là Đức Chúa Trời, cũng đã chết trong linh, hồn và xác thể mình như vậy. Kinh thánh xác nhận “anh em đã chết trong sự quá phạm và tội lỗi mình”. Đó là tình trạng chết chóc hiện tại trong mỗi người hậu tự của A-đam. Kinh-thánh còn nói đến sự chết lần thứ hai của những người trong A-đam như sau: “Lại theo như đã định cho người ta phải chết một lần, rồi sau có sự xét đoán”—“Đoạn, tôi đã thấy một ngai lớn và trắng cùng Đấng ngự ở trên, trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa. Tôi thấy những kẻ chết bị xét đoán tuỳ công việc của họ, cứ như đều đã ghi trong những sách ấy. Biển giao lại những kẻ chết trong nó, Chết và Âm phủ cũng giao lại kẻ chết trong nó, chúng đều bị xét đoán mỗi người theo công việc của họ. Chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Nếu có ai không được ghi vào sách sự sống thì bị quăng xuống hồ lửa--Còn những kẻ nhát sợ, kẻ chẳng tin, kẻ gớm ghê, kẻ giết người, kẻ gian dâm, kẻ tà thuật, kẻ thờ hình tượng, và mọi kẻ nói dối, phần của chúng nó ở trong hồ cháy bằng lửa và lưu hoàng, ấy là sự chết thứ hai”.

Sau khi loài người chết lần thứ nhất, linh hồn lìa khỏi thân thể nầy. Họ còn sống lại trong thân thể cũ vào lúc cuối cùng. Mọi người trong A-đam đó sẽ trở thành các bị cáo trước ngai lớn và trắng của Đức Chúa Trời, để chịu xét xử. Khi bị xét xử như vậy “mọi miệng phải ngậm lại, và cả thế gian đều phải phục dưới sự xét đoán của Đức Chúa Trời”. Dù các bị cáo nhìn nhận các tội lỗi của mình, nhưng họ không bị ném vào hồ lửa vì các vi phạm đó, nhưng họ sẽ bị quăng vào hồ lửa vì họ đã không tin nhận Đấng Cứu Thế Jêsus, là phương pháp cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Vì Kinh thánh trên đây chép, “Nếu có ai không được ghi vào sách sự sống thì bị quăng xuống hồ lửa”. Đó là hình phạt khổ sai chung thân đời đời dành cho mọi người trong A-đam mà không chịu tin Chúa. Bạn ơi, bạn phải nhớ rằng bạn có thể bị ném vào hoả ngục, không vì cớ bạn đã phạm tội, nhưng vì cớ bạn khước từ Đấng Cứu Thế của bạn là Chúa Jêsus.


II.Đấng Cơ-Đốc và sự công chính: 
--“Khi Ngài đến sẽ thuyết phục thế gian ….về sự công nghĩa…về sự công nghĩa, vì ta đi đến cùng Cha, và các ngươi chẳng còn thấy ta nữa”
Người Do-thái gọi Chúa Jêsus là Đấng Mê-si-a. Người Công giáo Việt Nam gọi Ngài là Đức Ky-tô, còn dân Tin Lành gọi là Đấng Cơ-Đốc hay Đấng Christ. Nói cách dễ hiểu Đấng Cơ-Đốc là Chúa Cứu Thế của nhân loại. 

Đấng Cứu Thế đã sống tại xứ Do-thái trước đây 2000 năm. Cuộc đời vô tội và cái chết hi hữu của Ngài đã thoả đáp đức công chính mà Đức Chúa Trời đã đòi hỏi nơi nhân loại ô tội. Sau khi chết, Ngài đã sống lại và trở về cùng Đức Chúa Trời, chứng tỏ Đức Chúa Trời đã hài lòng và ưng thuận cuộc đời và công vụ của Ngài.

Chỉ có Chúa Jêsus là Đấng Công Nghĩa, còn trong nhân loại thì “chẳng ai công nghĩa, dẫu một người cũng không”- “Nhưng Đức Chúa Trời chứng tỏ sự thương yêu của Ngài đối với chúng ta, là khi chúng ta còn là tội nhân, thì Christ vì chúng ta mà chịu chết”. Đấng công nghĩa đã chết thay thế nhân loại, hễ ai tin Ngài thì sẽ được chuyển dời từ địa vị trong A-đam sang địa vị trong Chúa Jêsus, Đấng Cơ-Đốc.

Đức Thánh Linh thuyết phục thế nhân về sự công chính, có nghĩa là vì nhân loại đã sống bất chính, họ cần am hiểu địa vị mình và cần tiếp nhận Đấng Cứu Thế Jêsus để được Đức Chúa Trời tha thứ các tội lỗi và tuyên xưng họ là công bình, như người vô tội trước mặt Ngài. Vì Đức Chúa Trời đã ban Đấng Cứu Thế làm sự công chính cho tội nhân nào tiếp nhận Đấng Cứu Thế đó. Kinh thánh tuyên bố, “Ngài (Chúa Jêsus) đã bị nộp vì sự quá phạm của chúng ta, và sống lại vì sự xưng nghĩa của chúng ta.--Vậy nếu miệng ngươi nhận Jêsus là Chúa và lòng ngươi tin Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại, thì ngươi sẽ được cứu”.

Ngay sau khi tin nhận Đấng Cứu Thế, họ được chuyển đời từ A-đam qua Đấng Cứu Thế, vì Kinh thánh có tuyên bố họ đuợc “ xây khỏi tối tăm mà hướng về sự sáng, khỏi quyền bính của Sa-tan mà hướng về Đức Chúa Trời--Vậy, nếu ai ở trong Christ, thì nấy là người được dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới”.


Sau khi được chuyển dời vào Đấng Cứu Thế, người tin không còn sợ số phận diệt vong mà Đức Chúa Trời đã tuyên án trên A-đam và nhân loại ở trong ông. Kinh thánh tuyên hứa, “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì có sự sống đời đời, không đến sự định tội, song đã vượt khỏi sự chết mà vào sự sống rồi.--Cho nên hiện nay chẳng có sự định tội cho những kẻ ở trong Christ Jêsus”.


Các bạn muốn được chuyển đổi như vậy không? Hãy tiếp nhận Đấng Cứu Thế Jesus ngay ngày hôm nay.


III. Sa-tan và sự phán xét:
“Khi Ngài đến sẽ thuyết phục thế gian…về sự xét đoán:…về sự xét đoán, vì bá chủ của thế gian nầy đã bị xét đoán”.

Nghĩa đen tên của Sa-tan” là “kẻ thù”. Trước khi có trời đất, hắn là Lucifer, thiên sứ trưởng tối cao trên tất cả các thiên sứ trưởng khác. Vì nổi loạn chống Đức Chúa Trời, hắn trở thành quỉ vương Sa-tan. Hắn là tác giả của tội lỗi trong vũ trụ. Hắn đã cám dỗ A-dam phạm tội, để A-đam đứng chung vào địa vị nổi loạn với hắn. Vì nghe lời Sa-tan, A-đam trở thành kẻ tòng phạm, kẻ đồng loã với hắn trong sự bất phục Đức Chúa Trời.


Qua cái chết trên thập tự giá Đấng Cứu Thế đã lên án, xua đuổi và phế thải Sa-tan. Vì Kinh thánh chép, “Hiện nay có sự xét đoán thế gian nầy, hiện nay bá chủ của thế gian nầy bị đuổi ra”- “nhờ sự chết mà Ngài có thể diệt trừ kẻ cầm quyền sự chết là ma quỉ”. Động từ “diệt trừ” ở đây sát nghĩa là “phế thài, làm mất hiệu lực”. Thật vậy, Sa-tan đã mất hiệu lực với mợi người trong Đấng Cứu Thế. Đó là sự phán xét Sa-tan trên nguyên tắc. Nhưng sau khi tái lâm, Đấng Cứu Thế sẽ ném Sa-tan vào hồ lửa như Kinh thánh chép, “Còn ma quỉ (Sa-tan) là đứa đã lừa dối chúng thì bị quăng xuống hồ lửa lưu hoàng, trong đó cũng có con thú và tiên tri giả. Chúng nó sẽ bị thống khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời vô cùng”. Chúa Jêsus nói “lửa đời đời, là nơi đã sắm sẵn cho ma quỉ (Sa-tan) cùng các sứ giả nó”. Đức Chúa Trời đã chỉ sắm sẵn hồ lủa cho Sa-tan và các thiên sứ tòng phạm với hắn, nhưng vì con người không tin Đấng Cứu Thế, họ sẽ dự phần sự phán xét và hình phạt dành cho Sa-tan. Cho nên, ai không tin nhận Đấng Cứu Thế Jêsus, thì người ấy vẫn còn trong địa vị tội nhân, trong địa vị dồng loã với Sa-tan. Ngày đến, khi Đức Chúa Trời phán xét và hình phạt Sa-tan, ai không tin Đấng Cứu Thể đều sẽ bị hình phạt chung với hắn như vậy. Kinh thánh chép, “Nếu ai thờ lạy con thú và hình tượng nó, nhận ghi dấu hiệu trên trán hay trên tay mình, thì nấy cũng sẽ uống rượu phẫn nộ không pha của Đức Chúa Trời rót trong chén thạnh nộ của Ngài; nó sẽ bị thống khổ trong lửa và lưu hoàng ở trước mặt các thiên sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự thống khổ chúng bay lên đời đời vô cùng. Những kẻ thờ lạy con thú và hình tượng nó, cùng những kẻ nhận dấu hiệu của danh nó, thì cả ngày lẫn đêm chẳng được nghỉ ngơi”. Bạn không lưu tâm và lo chuyển đổi định mệnh của mình sao?


Kết luận:
Ba nhận vật trọng yếu trong vũ trụ là A-đam, Đấng Cơ -Đốc, và Sa-tan. Quỉ vương Sa-tan là tác giả của tội lỗi. Nhưng A-đam là người đầu tiên đem tội lỗi vào thế giới nầy. Do A-đam toàn bộ nhân loại đều là tội nhân, sống cuộc đời không thể không phạm tội và không thể không chết. Nhưng Đấng Cơ Đốc là Chúa Cứu Thế đã đến trái đất nầy, chết trên thập tự giá để cứu nhân loại. Hễ ai tiếp nhận Đấng Cơ Đốc, người đó được tha thứ tội lỗi, chuyển dời từ A-đam vào cư ngụ trong Đấng Cơ Đốc ấy, và cuối cùng không còn dự phần sự hình phạt mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho Sa-tan.

Các bạn không nhìn nhận địa vị tội nhân của mình sao? Các bạn không muốn tin nhận Đấng Cơ Đốc đã chết thay cho các bạn sao? Các bạn không run sợ sự hình phạt mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn cho Sa-tan mà cũng sẽ thi hành trên mọi người liên hệ với hắn sao? Mong các bạn tiếp nhận Đấng Cơ Đốc ngay giờ nầy. Muốn thật hết lòng.

Châu Quân—9-10-2013


CON SỐ 6 TRONG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT



Ba mươi năm trước, lần đầu tiên khi tôi lo cất một ngôi nhà lá nhỏ bé cho vợ con cư trú, tôi lâm vào sự tranh luận với các ông thợ dựng nhà. Theo phong tục và qui luật xây dựng nhà của người Việt trong miền của tôi, mỗi mái nhà, dù tranh hay ngói, chỉ được phép dùng 5, hoặc 6 hay 9 cây đòn tay. Các cây đòn tay nằm trên những cây kèo, để nâng đỡ hai mái lá cho ngôi nhà. Họ bảo với tôi nếu mái nhà có 7 hay 8 cây đòn tay, an ninh của người trong nhà sẽ lâm nguy, có khi phải tử vong nữa. Con số 7 và 8 là hai con số tối kỵ với luật xây dựng nhà, chỉ con số 6 là con số tối hảo. Rồi qua sự quan sát, dần dần tôi nhận ra rằng con số 6 có địa vị tối ưu, có quyền uy chế ngự trong văn hóa, trong sinh hoạt của dân Á Đông, nhất là dân tộc Việt Nam chúng ta.

PHẢI CHĂNG SA-LÔ-MÊ LÀ MẸ CỦA SỨ ĐỒ GIA-CƠ VÀ GIĂNG?


Theo thông thường con dân của Chúa đều biết trinh nữ Ma-ri có liên hệ họ hàng thân thuộc với bà Ê-li-sa-bét, mẹ của Giăng Báp-tít. Điều đó là chính xác. Vì theo Lu-ca 1: 26, 36, 39, 42, 56 có chép “Đến tháng thứ sáu, Đức Chúa Trời sai thiên sứ Gáp-ri-ên đến thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê, tới cùng một người nữ đồng trinh tên là Ma-ri, đã hứa gả cho một người nam tên là Giô-sép, về dòng vua Đa-vít--Kìa, Ê-li-sa-bét, bà con ngươi, cũng đã chịu thai một trai trong lúc già nua; người ấy vốn có tiếng là son, mà nay cưu mang được sáu tháng rồi.--Trong những ngày đó, Ma-ri chờ dậy, lật đật đi trong miền núi, đến một thành về xứ Giu-đa, vào nhà Xa-cha-ri mà chào Ê-li-sa-bét…Nhân đâu ta được sự vẻ vang nầy, là mẹ Chúa ta đến thăm ta-Ma-ri ở với Ê-li-sa-bét chừng ba tháng, rồi trở về nhà mình…”. Những câu Kinh thánh nầy cho chúng ta thấy trinh nữ Ma-ri, mẹ Chúa sống tại thành Na-xa-rét, miền bắc xứ Do-thái, còn Ê-li-sa-bét sống ở miền nam là xứ Giu-đê, mà theo Giô-suê 21:10-12, đó là thành phố Hếp-rôn, cơ nghiệp của các thấy tế lễ, nhà A-rôn, chi tộc Kê-hát.

CHIẾC GIƯỜNG NGỦ VÀ SỰ CẮT TÓC



Có ai muốn đọc qua Kinh Thánh để học về sự hớt tóc hay cái giường ngũ không? Bạn yêu mến, chúng ta có thể đến Kinh thánh để học nhiều điều thích thú mà bạn nghĩ không có ở đó. Nếu Chúa hằng sống chịu rắc rối khi dùng thời gian và không gian để ghi chép những điều nhỏ mọn không có ý nghĩa, chúng ta cũng có thể chắc rằng có vài bài học bổ ích trong các văn kiện nầy cho tấm lòng chúng ta.

Trong Phục-truyền 3:11 chúng ta tìm thấy một lời cáo phó ngắn về một vị vua vĩ đại. Rất nhiều lời ghi chép như được miêu tả trong những câu không liên quan đến vị vua gì cả, nhưng là một miêu tả về chiếc giường mà ông nằm ngủ trên đó. Bạn có thích đặt trên mộ bia của bạn vài lời miêu tả về chiếc giường của bạn với vài lời về bạn không? Chúa có phạm lỗi lầm khi Ngài viết tiểu sử nầy không? Môi-se có viết một điều sai trật khi ông viết về chiếc giường thay vì viết về người giềnh giàng hùng mạnh ngủ trên đó không? Không, không có các lỗi lầm trong Kinh thánh!

Cái giường nầy tiêu biểu tính cách của vua Óc. Óc là người giềng giàng. Ông cần một cái giường rộng. Óc rất nặng. Ông cần một cái giường mạnh. Óc không an nghỉ được. Ông cần một cái giường rộng rãi. Óc tự kỷ trung tâm. Ông dự bị một cái giường cho sự sử dụng cá nhân. Những bài học như vậy có thể học được từ câu chuyện ngắn ngủi nầy. Giường nầy bằng sắt, làm cho Óc vững chắc, an toàn, không tổn hại gì. Ông chăm sóc sự an ninh và an lạc cá nhân. Ông thấy nó không đem lại sự tổn hại cho chính ông.

Giường nầy dài 14 bộ Anh (4, 2 mét), rộng 6 bộ (1,8 mét). Ông chăm lo sự thoải mái của ông. Ông có thể vươn mình ra mà không đụng đầu và bị kẹt ngón chân. Ông có thể lăn trên giường mà không sợ té. Ông dự bị giỏi cho sự thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc của mình. Ông không chăm lo gì cho Đức Chúa Trời. Ông đã bắt bớ dân Đức Chúa Trời. Ông khinh dể ý muốn Đức Chúa Trời. Cái giường là bức tranh về cuộc đời ông. Vì vậy, Đức Thánh Linh, qua Môi-se đã chọn lọc chiếc giường như chủ đề của một bài giảng về đời sống của Óc, kẻ loại bỏ Đức Chúa Trời.

Trong Ê-sai 28:20, chúng ta đọc về một chiếc giường quá hẹp cho một con người, và chiếc mền không đủ đắp ông. “Giường ngắn quá không thể duỗi mình; mền hẹp quá không thể quấn mình”.Trong câu kinh văn nầy bày tỏ thế nào mọi mưu chước của con người hoàn toàn không đủ làm thỏa mãn các khát vọng của con người.

Đức Chúa Trời, Đấng làm nên tấm lòng là Đấng duy nhất có thể làm thoả mãn tấm lòng. Bạn có thể tạo ra chiếc giường cho sự dễ chịu của bạn, nhưng bạn sẽ được tìm thấy trong nó vào lúc cuối cùng và nước mắt sẽ làm cho nó ướt đẫm trước khi bạn bị kết liễu chung với nó.

Sự chăm sóc mà Đức Chúa Trời bày tỏ hướng về những người thương kẻ nghèo được minh hoạ bởi các lời nầy trong Thi-thiên 41:3. Bản dịch tốt hơn chép, “bạn sẽ xoa dịu mọi nếp nhăn trong giường họ khi họ bệnh”. Đức Chúa Trời chú ý nếp nhăn trên người năm các chiếc giường với sự khó chịu mà điều nhỏ mọn nầy gây ra sao? Vâng, Chúa thân yêu của bạn lưu tâm mọi sự nhỏ hay lớn khi nó có liên quan sự bình an, an ủi và hạnh phúc của con cái Ngài.

Điều hoàn toàn hiển nhiên là sau khi chối Chúa, Phi-e-rơ đã được dấy lên bởi vợ hay mẹ ông. Trong Công-vụ 9:34, Phi-e-rơ đã nói cùng Ê-nê, “Phi-e-rơ nói với người rằng: Hỡi Ê-nê, Đức Chúa Jêsus Christ chữa cho ngươi được lành, hãy chờ dậy, dọn dẹp lấy giường ngươi. Tức thì, người vùng chờ dậy”. Người nầy đã nằm trên giường 8 năm. Không để tạo ra một cái giừong như vậy, nhưng một trong các dấu hiệu là con người đã thực sự được chữa lành sau khi chổi dậy khỏi giường bệnh đó, ông đã êm ái dọn dẹp giường. Các Cơ Đốc nhân được giả định là người gọn gàng, sạch sẽ và trật tự. Bạn có dọn dẹp giường mình, hay bỏ nó cho bà mẹ nặng nề, mệt nhọc dọn thay cho bạn sau khi bạn ra khỏi nhà mình không?

Áp-sa-lôm có sự cắt tóc. Kinh thánh chép về điều đó. Bản ghi chép về sự cắt tóc đã được bảo tồn trải nhiều thế kỷ. Đây không phải là sự cắt tóc thông thường. Đó là sự cắt tóc của một người đẹp. Áp-sa-lôm con trai vua Đa-vít. Tiểu sử sơ lược của ông được tìm thấy trong 2 Sa-mu-ên 14:25-26. “Vả, trong cả Y-sơ-ra-ên chẳng có một người nào được khen chuộng về nhan sắc mình như Áp-sa-lôm; nơi mình người, từ bàn chân cho đến chót đầu, chẳng có tì vít gì hết. Mỗi năm người hớt tóc mình, - vì nặng làm cho người bất tiện, - thì tóc người cân được hai trăm siếc-lơ, theo cân của vua”. Vẻ đẹp của ông được ghi chép, vì cả Y-sơ-ra-ên không có ai hoàn toàn thật đẹp trai như ông. Mỗi năm ông phải cắt tóc một lần, vì tóc um tùm và dài, cần cắt gọn. Tóc cắt bỏ nặng đến 200 siếc-lơ, hay 6, 5 pounds , tức là 2, 951 kilôgram. Thậm chí Chúa bị quấy rầy khi chép lại sức nặng của khối tóc cắt bỏ của ông. Có bao giờ bạn cân tóc cắt bỏ của bạn chưa? Có bất cứ ai phỏng vấn bạn về tóc của bạn, đền nỗi nó có thể được đặt vào kỷ lục thế giới chăng?
Tại sao Đức Chúa Trời muốn câu chuyện cắt tóc được mọi người ở mọi nơi biết đến? Vì cớ câu chuyện ngắn ngủi nầy chứa đựng các bài học quan trọng cho chúng ta.

Áp-sa-lôm đã sống vì sắc đẹp của thân thể ông và vinh quang của thân vị ông. Kinh thánh nói ông có một thân hình đẹp đẽ. Ông không có bướu, mục cóc, nốt ruồi, hay tàn nhang trên toàn thân thể mình. Chân ông hoàn hảo như mặt ông. Các ngón tay ông thanh tú như những nét đặc sắc của ông. Không nghi ngờ gì, ông dùng nhiều thì giờ trước gương soi và phòng tắm, và cắt sửa móng tay, giữ cho mình đẹp, trong điều kiện phù hợp. Đức Chúa Trời ban cho ông danh tiếng về mọi điều nầy. Đức Chúa Trời luôn luôn ban danh tiếng cho bất cứ điều gì Ngài có thể.

Áp-sa-lôm làm cho tóc mình mọc thật nhiều, nhưng ông không thể phát triển bất cứ ân điển nào trong lòng mình. Áp-sa-lôm chăm lo sắc đẹp thân thể minh nhưng xao lảng sự phát triển hồn mình. Áp-sa-lôm cẩn thận lo chở che cho thân thể khỏi bị tổn hại, nhưng xao lảng bảo tồn hồn mình khỏi tội lỗi. Ông đã sống cuộc đời độc ác và đã chết một cái chết đau thương, khốn khổ. Ông đã giã từ tất cả sắc đẹp của mình nơi phần mộ. Thật là một lời cảnh cáo cho tất cả chúng ta.

Một sự cắt tóc khác được miêu tả trong Các Quan xét 16:19, “Nàng khiến Sam-sôn nằm ngủ trên đầu gối mình, gọi một người, biểu cạo bảy mé tóc trên đầu chàng. Như vậy, nàng khởi làm khốn khổ người, sức lực bèn lìa khỏi người”.
Sam-sôn là một người của Đức Chúa Trời. Ông là người Na-xi-rê và sống dưới qui luật của Đức Chúa Trời, không được phép cắt tóc. Tóc dài trên đầu ông là một chỉ dẫn công khai rằng ông đã chấp nhận các lời hứa nguyện Na-xi-rê, dâng cuộc đời mình cho Đức Chúa Trời và các sự sử dụng thánh khiết. Đức Thánh Linh đã dẫy đầy Sam-sôn bằng sức mạnh bất thường. Ông đã làm nhiều việc hùng mạnh. Ông đã giết nhiều kẻ thù. Ông đã vác nỗi cổng thành phố. Đang khi ông đồng đi với Đức Chúa Trời, ông đã hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời.

Một ngày kia , trong giờ phút không phòng thủ, Sam-sôn đã si-mê Đa-li-la, một thiếu nữ Phi-li-tin. Nàng đã chiếm được sự tin tưởng của ông và xoay lòng ông khỏi Đức Chúa Trời. Tấm lòng dịu ngọt thế tục luôn luôn làm được như vậy. Các con cái tốt nhất của Ma Quỉ trở nên các kẻ thù tồi tệ nhất của Đức Chúa Trời. Sự tin tưởng người lạ nầy đã để lộ bí mật sức mạnh của ông. 

Một lần kia, đang khi ông ngủ, nàng đã cắt các lọn tóc dài của ông. Ông đã không được ngủ trong cánh tay nàng. Ông đã không có được sư yêu thương từ kẻ thù của Đức Chúa Trời. Với các lọn tóc bị cắt, Linh Đức Chúa Trời lìa bỏ ông, và ông trở nên bất lực trong quyền năng các kẻ thù. 
Nguyện Chúa giữ chúng ta khỏi tạo ra lỗi lầm tai hại như vậy.
Walter L. Wilson
Châu Quân sưu tầm và dịch thuật.

NHỮNG BIỂU HIỆU CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ



Lúa mì biểu hiệu người tín hữu,
Lớn lên trong ruộng với cỏ lùng,
Chúa thu hoạch vào lúc tối chung,
Tách rơm rạ, đem vào kho lúa.

Giống tốt tượng trưng con cái Chúa,
Chúa gieo sự sống Ngài vào trong,
Tăng trưởng nên vương quốc sau cùng,
Được an hưởng trời và đất mới.

Đưa dân vào vương quốc sắp tới,
Là người đánh cá Chúa vẫn tìm,
Dùng phúc âm bủa lưới cứu thêm,
Nhiều cá tốt đưa vào Hội Thánh.

Muối của đất có tác dụng mạnh,
Ngăn thế nhân băng hoại, rã tan,
Người tín đồ làm mặn thế gian,
Mọi độc tố trên đất tiêu diệt.

Bản chất tín đồ là muối thiệt,
Cách sống đạo - ánh sáng toả ra,
Vào xã hội tăm tối, sa đà-
Thế giới hôm nay cần ánh sáng.

Cái đèn đặt trên đế chiếu rạng,
Là dân vương quốc tôn vinh Cha,
Đèn soi sáng mọi kẻ trong Nhà,
Cái đấu mưu sinh không che khuất.

Thành vững lập trên núi cao vượt,
Dường tín đồ toả sáng gần xa,
Là Sa-lem mới cuối cùng mà,
Kinh đô ánh sáng trời đất mới.

Dân đắc thắng trong vương quốc tới,
Như mặt trời toả rạng hào quang,
Xuống cai trị vương quốc trần gian,
Mà cư trú trời cao Cha thánh.

Trinh nữ khôn, lo lường, suy tính,
Dầu Linh dự trữ thật dư đầy,
Sống cuộc đời khác biệt trần ai,
Đèn cháy sáng chờ Chàng Rễ đến.
Cây cối Chúa trồng luôn trưởng tiến,
Tôi tớ Ngài trồng, tưới dày công,
Trong Hội Thánh, mảnh đất gieo trồng,
Gỗ biến thể hoá thành bửu thạch.

Chúa gọi Sê-pha viên đá thật,
Ông gọi ta là đá hôm nay,
Xây Nhà là Hội Thánh diệu thay,
Cấu tạo bằng rất nhiều đá sống.

Chiên một bầy đông vui, sống động,
Gồm người Do-thái-giáo bước ra,
Cùng dân ngoại bang đến từ xa,
Có Đấng Chăn hiền lành đã chết.

Chúa là hạt lúa mì duy nhất,
Gieo xuống đất chịu chết, phục sanh,
Kết quả thành nhiều hạt tinh anh,
Tạo ổ bánh là Thân Thể Christ.

Cây Nho hoàn vũ cành chi chít,
Giống tín đồ Đấng Christ khắp nơi,
Ở trong Chúa, nhựa sống nhận rồi,
Nhánh ra trái tôn vinh Cha thánh.

Là bình thương xót quá vinh hạnh,
Tín đồ được chọn bởi Chúa Cha,
Chứa đựng và biểu lộ Ngài ra,
Trong lai thế bình được vinh hiển.

Nhánh cây ô-liu hoang bất tiện,
Tháp vào ô-liu thật Chúa trồng,
Là Israel Chúa chọn xong,
Hưởng nhựa từ gốc cây phong phú.

Cuộc đấu giữa tù nhân- thú dữ,
Tín đồ diễn trò trước thế gian,
Thiên thần, quỉ dữ cũng chiêm quan,
Khi tín hữu chịu lời nhục mạ.

Họ coi tín đồ là cặn bã,
Như rác rến cần phải loại trừ,
Phao-lô sánh mình như rác hư,
Trước ác nhân và Do-thái-giáo.

Thân thể người tín đồ quí báu,
Được ví như đền thánh Đức Linh,
Dùng thân ấy để Chúa hiển vinh,
Mà Chúa đã tậu mua bằng huyết.

Bò đạp lúa giống tín đồ nhất,
Lao tâm, lao lực cả cánh đồng,
Hội Thánh cần bồi dưỡng, nhớ công,
Như Chúa dạy nghìn xưa không đổi./.
Minh Khải 28-9-2013

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

NHỮNG BÀI HỌC TỪ THÂN THỂ CHÚNG TA



1.Mùi vị, màu sắc, hình dạng:
Thuyết tiên hoá đã thấm nhập các trường học và đại học đường chúng ta đến một mức độ mà đây là lúc các Cơ Đốc nhân chúng ta khi rao ra các sứ điệp như vầy sẽ chạm trán sự dạy dỗ sai lầm như vậy. Không ai có thể sản xuất một lý thuyết hợp lý về nguồn gốc mùi vị, màu sắc, hình dạng, khẩu vị, năng lực. Không một điều nào ở đây là sản phẩm của sự phát triển, nhưng là kết quả từ phía Đức Chúa Trời hằng sống. Dâu tây luôn luôn có cùng mùi vị cho dù trồng chúng ở đâu, mùi vị của chúng không bao giờ lẫn lộn với mùi của bất cứ loại trái nào khác trên toàn thế giới. Mỗi loại trái có mùi riêng và cũng như vậy với mỗi con thú. Mùi của con thú nầy không bao giờ giống mùi của con kia.

Hương vị của rau, quả, hạt, thịt..v..v..luôn luôn giữ nguyên như vậy trong mỗi trường hợp,..v..v, mỗi loại không bị lầm lẫn với loại khác. Chỉ Đức Chúa Trời hằng sống có thể ban cho các quả đào mùi vị đặc biệt của chúng. Cá có mùi vị riêng, màu sắc cũng không tự chúng mà xảy ra, chuối màu vàng vì cớ Đức Chúa Trời làm chúng như vậy. Một Đức Chúa Trời thông minh đã thiết kế mỗi một loại nầy bằng quyền năng và ý muốn tối thượng của Ngài. Mỗi loại cây ăn trái và con thú có hình dạng riêng, Gà con không lớn lên bằng đà điểu, trái chuối không dài ra bằng cán chổi. Không có trái bom hình khối vuông hay bí ngô khối chữ nhật. Mọi vật có hình dạng đặc biệt do Đức Chúa Trời ban cho.

Ai biết lúc đầu mặt trời đã được đặt trên bầu trời, hay khi nào mà thùng nước đầu tiên chảy xuống thác Niagara? Tất cả mọi điều nầy là một huyền nhiệm, ngoại trừ chúng ta tin Lời Đức Chúa Trời về sự sáng tạo.