Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2022

ĐẤNG CHÂN THẬT



Đang khi nghiên cứu sách Khải Thị, chúng ta cần cẩn thận tránh thuộc linh hóa cảnh thái quá những gì chúng ta đọc. Trời mới và đất mới của Giăng là thiết thực, không phải tưởng tượng, và Giê ru sa lem mới của ông là thiết thực, thiết thực y như Chúa phục sinh là thiết thực. Thuộc linh hóa các điều thần thượng là phương tiện liều lĩnh làm dân chúng không sở hữu được thực tế. Nhiều anh em thân yêu đang chỉ tích trữ lẽ thật thuộc linh và tiên tri, tôi sợ để xây dựng cho chính họ một thế giới hư ảo.
Để thực hiện được điều này phải trốn thoát thực tế, thực y như những người, mà chúng ta đã thấy trước đây, ngày nay đang đủ sẵn sàng sống trong bầu không khí thuộc linh của Ê phê sô nhưng muốn né tranh đối diện sự thách thức thực tiễn của thơ I Cô rinh tô. Nhưng hãy nhớ đây là chính sự lừa đảo mà đã bắt lấy Lao đi xê, khiến cho họ có thể tin lời dối trá.
Dấu hiệu của sự trưởng thành thuộc linh sẽ luôn luôn tỏ rõ khi các điều thần thượng trở nên thiết thực đối với chúng ta, vì cớ Đấng Christ là thiết thực đối với chúng ta. Thực sự, chúng ta thấy Ngài, như sự sống thiết thực, sự thánh khiết thiết thực, như “lẽ thật”; và tôi dùng lẽ thật ở đây theo một ý nghĩa rất khác biệt với cách dùng về chữ đó trước đây khi diễn giảng về “lẽ thật tiên tri”. Nhiều người lẫn lộn lẽ thật và giáo lý, nhưng hai điều này không giống nhau. Giáo lý là điều được giảng trên trái đất về lẽ thật vĩnh cửu. Tôi biết rõ rằng chữ “lẽ thật” của chúng tôi trong Hoa văn là chen– li (chân lý, dịch sát là: giáo lý của thực tế) nhưng thực ra theo ý nghĩa Hi văn chỉ có chen không có li, có thực tế mà không có giáo lý, có “sự thât” mà không có “lí lẽ”. Chúa Jesus phán “các người sẽ biết lẽ thật (Giăng 8:32), chính Ngài thể hiện tất cả những gì chân thật (Khải 3:7 so với I Giăng 5:20) và nhờ đó chúng ta sẽ biết Ngài.
Lẽ thật “ở trong Jesus” (Eph 4:21) và như ân điển, nó “đã đến xuyên qua Jesus Christ (Giăng 1:17) Chúng ta hoan nghinh ân điển Ngài, nhưng chúng ta biết lẽ thật Ngài chăng? Ân điển đã đến cùng chúng ta trong một hành động lịch sử khi Ngài đã phó dâng chính Ngài trên thập tự giá nhưng chắc chắn lẽ thật đã được cột chặt với thân vị và công tác của Ngài cách không kém sút, chớ không chỉ là những gì được diễn giảng suông qua sự rao giảng của Ngài. Do đó, nếu ân điển mở rộng đến chúng ta bây giờ chắc chắn lẽ thật sẽ lan rộng đến chúng ta và bao bọc lấy chúng ta, tức những kẻ, xuyên qua đức tin trong công tác hoàn tất đó, bây giờ được hiệp nhất với Ngài.
Song le đang khi nhiều người biết Ngài như Đường lối và Sự sống, thực ra ngày nay lại hiếm có người biết Ngài là lẽ thật. Đây là một sự thiếu hụt nghiêm trọng, vì chúng tôi đã nói, lẽ thật là thực tế. Trước Ngài và cách xa Ngài không có thực tế, nếu chúng ta có thể bước vào lẽ thật, nếu chúng ta muốn, vì cớ công tác hoàn tất của Ngài còn tồn tại cho chúng ta ở hôm nay như là điều chân thật nhất trong thế giới. Chúng ta là gì trước mặt Đức Chúa Trời, chúng ta là vậy trong thực tế vì cớ những gì Ngài đã thực hiện.
Điều nầy có một diễn tiến quan trọng trong kinh nghiệm thực tiễn của chúng ta. Sự trở ngại theo lý thuyết của tôi luôn luôn là đây, tôi là gì ở đây, đều rất thường khải thị tất cả điều gì sai lầm nhiều. Công tác của Đấng Christ đã tạo cho tôi là một điều, nhưng những gì tôi kinh nghiệm trên trái đất lại rất thường tỏ ra là nghịch lại với sự thật về điều đó. Làm thế nào tôi làm tốt sự mâu thuẫn đó? Làm sao tôi sống để đến nổi phẩm hạnh tôi ở đây biểu hiện cách cương quyết cho điều tôi biết là chơn thật ở đó chớ?
Xuyên qua thập tự giá, điều tôi phải thấy là điều mà Đức Chúa Trời đã làm cho tôi trở nên là gì trong Ngài, là điều thiết thực. Đó là nền tảng của mọi kinh nghiệm Cơ Đốc nhân chân thật của tôi. Không có gì khác nhờ mỹ đức của việc ở trong Đấng Christ, điều gì tôi đã trở nên là lẽ thật vĩnh cửu. Lỗi lầm duy nhất của tôi sẽ là cứ bận bịu nơi các cảm xúc và kinh nghiệm của mình, các nỗ lực và lỗi lầm của mình, các nỗi nghi ngờ và hi vọng của mình, chớ không buộc chặt đức tin tôi nơi Đấng chân thật.
Mọi sự tập trung nơi Ngài. Chúng ta thấy Đấng Christ trên thập tự giá tại chính trung tâm của kinh văn. Chúng ta đã được bao hàm trong sự chết của Ngài và khi Ngài đã phục sinh chúng ta phục sinh với Ngài, các chi thể của Thân Thể Ngài. Giăng khải thị Ngài cho chúng ta vì Ngài hằng hữu hôm nay và ngợi khen Đức Chúa Trời, sự thăng thiên và vinh quang của Ngài thuộc về chúng ta! Nhưng chúng ta rút niềm xác tín của chúng ta về các điều này từ đâu? Không từ các cảm xúc của chúng ta, nhưng từ thực tế của thân vị và công tác của Ngài. Những gì Đấng Christ đã làm là chỗ an nghỉ của đức tin chúng ta. Đó không phải là các cảm xúc của chúng ta, thậm chí cũng không phải tri thức của chúng ta mà có thể giải phóng chúng ta. Đó là lẽ thật, là sự thật (Giăng 8:32) Điều Giăng 8:32 bày tỏ cho chúng ta là mãi đến khi chúng ta thấy được các điều này, chúng ta cứ còn bị ách nô lệ, nhưng vì cớ công tác của Đấng Christ là thiết thực và vì cớ những gì chúng ta đã trở nên trong Ngài là lẽ thật, sự khám phá suông về các thực tế này cũng mở đường cho chúng, rồi nhờ chính bản chất của chúng, giúp chấm dứt ách nô lệ của chúng ta.
Đây là giá trị lớn lao đến với chúng ta từ sự tiết lộ mới mẻ của Giăng về Chúa Jesus. Nhìn theo một tầm mức loài người suông– thí dụ, từ quan điểm của một tù nhân La Mã ở trên đảo gọi là Bát mô – sự toàn thắng của Đấng Christ là thực tế không giống mấy đối với bất cứ điều gì chúng ta có thể nghĩ về nên điều đó có như vậy và cũng có như vậy hôm nay. Chúng ta nhìn vào xã hội, nhìn vào Cơ đốc giáo bề ngoài, thấy ách nô lệ, sự áp chế, hư hỏng và bất cứ điều gì khác trừ sự tự do. Nên chúng ta cầu nguyện và cầu xin sự đắc thắng và đang khi làm như vậy đem lại sự nói dối cho sự toàn thắng của Gô gô tha. Lẽ thật, thực tế vinh diệu là điều Christ đã chinh phục rồi, chớ không phải Ngài sắp chiếm hữu điều gì Đức Chúa Trời đang làm ngày nay là những điều đã thực hiện rồi trong Christ. Nhu cầu tối thượng của chúng ta là phải thấy được thực sự đó.
“Cầu Chúa phát sinh ánh sáng và sự thật của Chúa ra” (Thi 43:3) Hai điều này liên kết với nhau. Sự thật đã được hoàn bị trong Đấng Christ nhưng nhu cầu của lòng chúng ta là phải có được ánh sáng Đức Chúa Trời soi rọi trên lẽ thật đó. Lẽ thật, được rao giảng mà không có ánh sáng trở nên giáo lý. Còn có ánh sáng thần thượng nó trở nên sự khải thị. Nó luôn luôn đến cùng chúng ta như một giáo lý này hay giáo lý kia. Nhưng lẽ thật, sự thật, thực tế vĩnh cửu là chính mình Đấng Christ và rồi nhờ ân điển Ngài những gì Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta đều ở trong Ngài.
W.N.

Bài giảng sáng 8-7-2022

 

Chủ đề: Lời chúc tiên tri của Gia-cốp cho 12 con --1-


https://youtube.com/watch?v=RIBDsDhfHsc&feature=share

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

SỰ THẤT BẠI CỦA BA CHỨC VỤ NGÀY NAY-


 Dân số ký 20:1, "Tháng Giêng toàn thể hội chúng của dân I-sơ-ra-ên đã tới Ðồng Hoang Xin, và dân chúng đóng trại ở Ca-đe. Mi-ri-am qua đời tại đó và được chôn ở đó."

Dân số ký 20: 22-24, "Toàn thể hội chúng I-sơ-ra-ên rời Ca-đe di chuyển đến Núi Hô-rơ. Bấy giờ CHÚA phán với Mô-sê và A-rôn ở Núi Hô-rơ, gần biên giới xứ Ê-đôm, “A-rôn sẽ về sum họp với tổ tiên của ông. Ông sẽ không vào xứ Ta sẽ ban cho dân I-sơ-ra-ên, vì các ngươi đã cãi lệnh Ta trong việc truyền cho nước phun ra ở Mê-ri-ba"
Phục truyền 33;1,4, "Bấy giờ Mô-sê từ đồng bằng Mô-áp đi lên Núi Nê-bô, rồi lên đỉnh Núi Pít-ga, đối ngang Giê-ri-cô. CHÚA cho ông nhìn thấy cả xứ, từ Ghi-lê-át đến Ðan, CHÚA phán với ông, “Ðây là xứ Ta đã thề với Áp-ra-ham, I-sác, và Gia-cốp rằng, ‘Ta sẽ ban nó cho dòng dõi các ngươi.’ Bây giờ Ta cho ngươi nhìn thấy nó tận mắt, nhưng ngươi sẽ không đi qua đó.”
-
Đấng Christ bình diện cao đầy đủ,
Là miền đất hứa Ca-na-an,
Kẻ trưởng thành được vào nơi đó,
Người xác thịt ngã chết đồng hoang.
.
Môi-se chức vụ truyền luật pháp,
Trên diễn đàn định tội tín nhân,
Hôm nay ai giảng luân lí đạo,
Nào giúp tín đồ được đến gần.
.
Nhiều mục tử hôm nay tự thị,
Cho mình thầy tế lễ A-rôn,
Họ vô quyền đưa dân vào xứ,
Giáo quyền, giáo lễ bị khinh lờn.
.
Tiên tri Mi-ri-am hát giỏi,
Chức vụ lời chấm dứt bên ngoài,
Bản thân không thể vào đất hứa,
Còn sức đâu giúp đở cho ai.
.
Chức tiên tri, tế lễ, luật pháp,
Vô quyền nâng bước các thánh đồ,
Không thể đưa ai vào xứ thánh,
Cảnh trạng tôi tớ Chúa bây giờ.
Minh Khải- 5-7-2022

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2022

Gieo và gặt-

goog_1005878973

 Sáng thế ký 8:22; Thi Thiên 126: 5, 6; Truyền đạo 11: 6; 2 Cô-rinh-tô 9: 6; Ga-la-ti 6: 7, 8; Gia-cơ 5: 7
Gieo hạt và thu hoạch là những quá trình tự nhiên trên trái đất sẽ không dừng lại chừng nào trái đất còn tồn tại (Sáng thế ký 8:22). Nhưng cũng có gieo và gặt trong lĩnh vực thuộc linh: về mặt này, cả cuộc đời chúng ta là một lần gieo giống và thu hoạch tương ứng. Mọi thứ chúng ta nghĩ, nói và làm, theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này, là hạt giống tạo ra kết quả tương ứng. Việc rao truyền Lời Chúa cũng được Kinh Thánh so sánh như một hạt giống sinh hoa kết trái - nhiều hay ít, tùy theo bản chất của “đất trong lòng người” (Mat 13, 3-8).

--Gieo điều gì?
Trong tự nhiên, mỗi hạt tạo ra một loại cây rất đặc trưng với quả tương ứng, đặc trưng của hạt về hình dáng, mẫu mã và mùi vị. Hạt cà rốt sẽ không tạo ra cà chua và hạt đinh hương sẽ không bao giờ tạo ra hoa phong lữ. Hạt giống quyết định vụ thu hoạch. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong hàng giáo phẩm: hễ ai gieo gì thì sẽ gặt nấy (Gal. 6, 7).

--Trái của Linh-
Mỗi ngày chúng ta trải qua, chúng ta gieo cho xác thịt hoặc cho Thánh Linh. Hậu quả của hạt giống này không thể ngược lại: nếu chúng ta gieo vì xác thịt, chúng ta sẽ gặt hái hư hỏng từ xác thịt; nhưng nếu chúng ta gieo cho Thánh Linh, thì chúng ta sẽ gặt sự sống đời đời từ Thánh Linh (Gal 6: 8; Gióp 4: 8; Châm ngôn 22: -8-). Đức Thánh Linh, Đấng ngự trong chúng ta, muốn sinh hoa trái của Linh trong chúng ta: yêu thương, vui vẻ, bình an, nhịn nhục, nhân hậu, nhân hậu, trung tín, hiền lành, tiết chế (Gal 5:22).

Ngài muốn chúng ta nhìn thấy điều gì đó về Chúa Giê-su và những vẻ đẹp của Ngài. Chúng ta càng để cho Thánh Linh hoạt động trong chúng ta, thì hoa trái của Thánh Linh sẽ trở nên rõ ràng hơn trong đời sống của chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình hàng ngày: Hạt giống tôi đang gieo rắc hôm nay nảy sinh từ bản chất tội lỗi của tôi hay từ Thánh Linh ngự trong tôi? Động cơ và mục tiêu của những gì tôi đang gieo là xác thịt hay Thánh Linh?

--Những công việc tốt
Công việc tốt là một lĩnh vực quan trọng mà chúng ta có thể đầu tư thời gian và năng lượng. Đó là một lĩnh vực công việc rộng lớn mà tất cả chúng ta - già trẻ, trai gái - đều có thể trở nên tích cực. Tất cả những gì hữu ích, hạnh phúc, có ích và có lợi cho người khác đều thuộc về những việc tốt này. Mặc dù trọng tâm chính của chúng ta trong việc thực hiện các công việc tốt là về gia đình đức tin, nhưng tổ chức từ thiện của chúng ta có thể mở rộng đến tất cả mọi người. Phao-lô khuyên chúng ta trong Ga-la-ti 6 đừng mệt mỏi khi làm điều tốt lành, "vì đến đúng kỳ chúng ta sẽ gặt nếu chúng ta không mệt mỏi mà bỏ cuộc" (câu 9). Những ai làm việc thiện trong sự tin cậy nơi Chúa và vì thế sẽ được thưởng một vụ thu hoạch tương xứng. Vì vậy, chúng ta đừng mệt mỏi khi tận dụng những cơ hội làm việc tốt mà Đức Chúa Trời, trong ân điển của Ngài, ban cho chúng ta mỗi ngày!

--Tin Mừng
Nguyên tắc gieo và gặt cũng được áp dụng cho việc truyền bá Phúc Âm. Không gieo thì không có thu hoạch và không loan báo Tin Mừng thì không có người hoán cải. Nếu chúng ta không truyền bá phúc âm, sẽ không ai nghe được tin mừng, và hậu quả là sẽ không có ai tin tưởng (Rô 10:14; 1 Phi 1:23). Sứ mệnh Chúa giao cho các môn đệ không lâu trước khi Ngài thăng thiên cũng áp dụng cho chúng ta: “Hãy đi khắp thế giới và rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mac 16:15). Trách nhiệm của chúng ta không phải là xem xét "đất trong lòng" của đồng loại về bản chất của nó, nhưng là để gieo rắc hạt giống Tin Mừng. Có phải mối quan tâm hàng ngày của chúng ta là truyền bá phúc âm và nói với đồng loại về Chúa Giê Su không?

--Chúng ta gieo như thế nào?
Không chỉ là về những gì chúng ta gieo, mà còn là cách chúng ta gieo. Về mặt này, các quá trình trong tự nhiên cũng đóng vai trò là một mô hình cho chúng ta. Không chỉ bản thân hạt giống mà cách chúng ta gieo hạt cũng quyết định số lượng sản lượng. Đó là lý do tại sao chúng ta gieo như thế nào là rất quan trọng.

--Dồi dào
Nếu người nông dân gieo sạ ít vào mùa xuân, thì cuối mùa hè họ sẽ thu hoạch ít. Trái lại, nếu anh ta gieo rộng rãi những cánh đồng của mình, thì anh ta cũng sẽ gặt hái được một mùa màng phong phú tương ứng. “Quy tắc” này cũng được áp dụng về mặt thuộc linh: “Xin anh chị em nhớ rằng ai gieo ít sẽ gặt ít, ai gieo nhiều sẽ gặt nhiều” (2 Cô-rinh-tô 9: 6). Ai gieo nhiều bằng cách dâng đời sống của mình sẵn sàng cho Chúa và tràn đầy trong công việc của Chúa (Rô-ma 12: 1; 1 Cô-rinh-tô 15:58), thì người ấy cũng sẽ gặt hái được nhiều - không nhất thiết trong suốt cuộc đời, nhưng trong mọi trường hợp. lúc Chúa Jêsus đến. Chẳng phải tất cả chúng ta đều muốn trở thành những người giàu có trong mối quan hệ với Đức Chúa Trời (Lu-ca 12:21) sao?

--Với sự kiên trì
Ngoài ra, điều quan trọng là phải kiên trì gieo hạt và siêng năng. Những ai chú ý đến từng đám mây trên bầu trời và cho phép mình bị ảnh hưởng bởi mọi hoàn cảnh sẽ khó có thể gieo rắc hạt giống (Truyền 11: 4). Anh ta sẽ luôn tìm lý do để trì hoãn việc gieo hạt đến một thời điểm được cho là thuận lợi hơn. Nhưng trong việc gieo giống, chúng ta không được nhàn rỗi, mà phải tận dụng mọi cơ hội tự có để “gieo” cho Chúa và chính nghĩa của Ngài, vì chúng ta không biết “cái nào sẽ nảy nở tốt đồng thời ”(Truyền: 6). Ngay cả khi hoàn cảnh có vẻ không thuận lợi, chúng ta vẫn được phép tận dụng thời gian và gieo rắc hạt giống Lời (2 Ti 4: 2).

--Với những giọt nước mắt
Tuy nhiên, việc gieo hạt không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với chúng ta. Thường thì nó gắn liền với sự cố gắng và lo lắng rất nhiều, đôi khi là cả những giọt nước mắt. Nếu đúng như vậy, thì một từ trong Thi thiên 126 có thể mang lại cho chúng ta lòng can đảm mới: "Những người đi ra gieo giống mà tuôn tràn giọt lệ, Ắt sẽ gặt hái cách vui mừng. Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra gieo, Chắc chắn sẽ trở về với tiếng reo mừng, Mang đầy những bó lúa chín vàng" (câu 5,6). Điều đó áp dụng cho Chúa trong sự hoàn hảo, chúng ta cũng có thể tự nhận rằng: một ngày nào đó sẽ đến lúc mọi nỗ lực và cay đắng sẽ bị lãng quên vĩnh viễn. Sau đó, chúng ta sẽ vui mừng trước sự hiện diện của Chúa và tận hưởng kết quả công việc của chúng ta.

--Trong hi vọng
Người nông dân gieo sạ để thu hoạch. Anh đầu tư công sức và hy vọng một thời gian sau có thể thu hoạch. Thường mất nhiều thời gian hơn hoặc ít hơn từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch. Người tin đồ cũng gieo hy vọng. Anh ấy biết rằng sắp đến kỳ thu hoạch, nhưng cho đến lúc đó anh ấy vẫn kiên nhẫn làm việc của mình (Gia-cơ 5: 7, 8-. Đức Chúa Trời đã để chúng ta trên đất để phục vụ Ngài và sinh hoa trái. Ngay cả khi một số thành quả lao động của chúng ta đã được nhìn thấy trên đất, thì toàn bộ vụ thu hoạch sẽ chỉ được tiết lộ trên trời. Ở đó, Chúa Jêsus sẽ ban thưởng cho chúng ta về tất cả những gì chúng ta đã làm cho Ngài (Khải. 22:12).

--Tại sao chúng ta lại gieo?
Mọi nỗ lực và mọi công việc, dù nhỏ nhặt, tầm thường đến đâu, chúng ta đều sẽ tìm lại được trên trời. Ngay cả đối với một cốc nước lạnh mà chúng ta đã nhân danh Ngài truyền lại, thì một ngày nào đó Chúa sẽ thưởng cho chúng ta (Ma-thi-ơ 10:42). Đức Chúa Trời sẽ không quên công việc của chúng ta và tình yêu thương mà chúng ta đã thể hiện cho danh Ngài (Hê 6:10).
Trong áo cưới thiên thượng của cô dâu, sẽ bao gồm vải mịn, sáng bóng và tinh khiết, có ghi: "Vải tốt là công bình (hay việc làm công chính) của các thánh." Mọi thứ sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp của cô dâu và tôn vinh Chúa (Khải. 19: 8. Vào ngày đó, Chúa Jêsus sẽ được tôn vinh trong các thánh đồ của Ngài và được ngưỡng mộ trong tất cả những ai đã tin (2 Tê 1:10). điều đó không đáng để nỗ lực làm việc bây giờ và ngày hôm nay hay sao?

--Chúng ta gieo trong bao lâu?
Chừng nào chúng ta còn sống trên Trái đất, chúng ta còn có cơ hội để gieo giống. Nhưng thời gian này có hạn. Nó đang trở nên ngắn hơn với mỗi ngày trôi qua. Đến khi Chúa đến, thời kỳ gieo giống sẽ kết thúc mãi mãi. Những cơ hội mà bây giờ chúng ta đang để trôi qua không sử dụng thì sẽ không bao giờ có thể bù đắp được và đồng nghĩa với việc mất đi.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chúng ta tận dụng thời gian và sử dụng mọi cơ hội tự nó đến với chúng ta với sự kiên trì và nhiệt tâm để “gieo” cho Chúa và cho lợi ích của Ngài. Hôm nay vẫn có thể, ngày mai có thể đã quá muộn!
Daniel Melui-

Bài giảng sáng 4-7-2022

 

Chủ đề: Tám Giao Ước Trong Kinh Thánh-1-


https://youtu.be/Rh1ACD4Yyyc

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

Thánh Kinh Sử Địa -1- TÌM HIỂU VỀ U-RƠ VÀ HA-RAN.


 Bản kinh văn Truyền thống đã ngự trị hơn 100 năm trên dân Chúa nói tiếng Việt trên cả thế giới, và vô tình che mắt họ không nhìn ra một chi tiết sử địa về hai địa danh quan hệ là U-rơ và Ha ran trong sách Sáng thế ký.

Công 7:2, 4 “Ðức Chúa Trời vinh hiển đã hiện ra với Áp-ra-ham tổ phụ chúng ta khi ông còn ở tại Mê-sô-pô-ta-mi-a, trước khi ông sống tại Cha-ran. Ông lìa xứ Canh-đê và đến định cư tại Cha-ran. Rồi từ đó, sau khi thân phụ của ông qua đời, Ngài đem ông vào xứ nầy, xứ quý vị hiện đang sống.
Sáng. 11: 28--32 “Ha-ran qua đời trước mặt Tha-rê cha của ông, tại quê hương của ông, ở U-rơ, trong xứ của người Canh-đê. Áp-ram và Na-cô đều cưới vợ. Vợ của Áp-ram tên Sa-rai, còn vợ của Na-cô tên Minh-ca con gái của Ha-ran. Ha-ran là cha của Minh-ca và Ích-ca. Sa-rai hiếm muộn và không con. Tha-rê dẫn Áp-ram con trai của ông, Lót cháu nội của ông, tức con trai của Ha-ran, và Sa-rai vợ của Áp-ram, tức dâu của ông, ra khỏi U-rơ, xứ của người Canh-đê, để đến xứ Ca-na-an. Nhưng khi đến Cha-ran, họ định cư tại đó. Tha-rê hưởng thọ hai trăm lẻ năm tuổi, rồi qua đời tại Cha-ran”.
Theo nguyên văn Hê-bơ-rơ và các các bản dịch Anh văn khác thì con của Tha rê là Ha-ran. Ha ran là bố của Lót và là bố vợ của Na-cô. Trạm dừng chân của hai cha con Tha-rê là Ha-ran, chớ không phải Cha ran. “Cha ran” là cách viết, cách dịch sai lầm của tên “Ha ran”. Thị trấn nầy mang tên của Ha-ran, bố của Lót.
U-rơ là một thành phố, là quê quán của gia tộc Tha-rê. U-rơ nằm trong xứ Canh đê, vùng Ba-by-lôn (Ba-bên), cũng gọi là xứ Si-nê -a (Sáng 10:10; Xa 5:11). U-rơ nằm ở hạ lưu sông Ơ-phơ-rát còn thị trấn Ha-ran (Cha-ran) nằm về phía thượng lưu, gần thành Baghdad của nước Irak hiện nay. Thi trấn Ha-ran cũng gần khu vực có thành Damascus của Syria hiện tại. Khoảng cách từ U-rơ đến Ha-ran, theo đường bộ ngày nay là khoảng 600 dăm, tức là gần 800 km.
Áp-ram ra đi theo tiếng gọi của Đức Chúa Trời vinh hiển, còn Tha-rê có thêm một lý do riêng để lên đường, sau khi con ông là Ha-ran chết tại U-rơ, nên hai cha con đã bỏ quê hương U-rơ ra đi trong cuộc hành trình rất xa xôi, 800 km. (Xem Giô suê 24: 2).

Các học giả cho rằng bản kinh thánh của người Sa-ma-ri (2 Vua 17:24-28) ghi tuổi thọ của Tha-rê là 145 thay vì 205 như hầu hết các bản Kinh thánh khác. Nếu sự kiện nầy chính xác, thì Tha rê được 70 tuổi sanh Áp-ram, đến năm ông 85 tuổi thì Áp-ram được 15 tuổi, là thời điểm Đức Chúa Trời hiện ra cùng Áp-ram tại U-rơ. Hai bố con và cả đoàn ra đi trong năm đó, và đến định cư tại Ha ran 60 năm. Vào lúc đó Tha-rê qua đời, hưởng tho 145 tuổi , và Áp-ram đươc 75. Nên Sáng thế ký 12: 4, “Áp-ram được bảy mươi lăm tuổi khi ông rời khỏi Ha-ran (Cha-ran)”.

Vấn đề ngộ nhận của đa số dân Chúa là sau khi Áp-ram rời bỏ Ha ran đi xuống xứ Ca-na-an, rồi sau đó chừng 65 năm, Ê-li-ê-se, quản gia của Áp ra ham đã đi cưới vợ cho Y-sác tại xứ sở của Na-cô (Sáng 24) và tiếp sau đám cưới của Y-sác Rê be ca chừng 97 năm nữa, Gia cốp vâng lời cha mình đến nhà cậu ruột là La-ban để cưới vợ, thì hai sự việc chọn vợ của hai trường hợp đó xảy ra tại U-rơ hay Ha-ran?

Sáng thế ký 24: 10, “Đoạn, người đầy tớ bắt mười con lạc đà trong bầy của chủ mình, đem theo đủ các tài vật của chủ đã giao, rồi đứng dậy đi qua xứ Mê-sô-bô-ta-mi, đến thành của Na-cô”. Chữ “Mê-sô-bô-ta-mi” có nghĩa là vùng đất giữa hai con sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát. Có bản Kinh thánh khác dịch là A-ram Na-ha-ra-im, theo sát nguyên văn Hê bơ-rơ, mà chữ “A-ram” có liên hệ xứ sở dân Syria, sống gần Ha-ran, ở thượng lưu sông Ơ Phơ rát.

Các nhà giải kinh lại lập luận rằng tại thành Na-cô nầy có mặt La-ban và bố ông là Bê-tu-ên. Bê tu ên là con trai thứ 8 của Na cô (Sáng. 22:20-24). Thị trấn Na-cô không khải là U-rơ mà là một làng mạc tại vùng Ha-ran. Các nhà giải kinh cũng lập luận rằng sau khi Tha-rê qua đời, và trước khi Áp-ram đi vào xứ Ca-na-an, thì cả gia đình của Na cô đã di dời từ U-rơ đến định cư tại Ha ran, tại cơ ngơi của Tha rê đã tạo lập từ 60 năm trước. Đó là lý do chính xác khi Y-sác sai Gia cốp đi cưới vợ Kinh thánh chép như sau; “Y-sác bèn gọi Gia-cốp, chúc phước cho và dặn rằng: Con chớ chọn một người vợ nào hết trong bọn con gái Ca-na-an. Hãy đứng dậy, đi qua xứ Pha-đan A-ram, tại nhà Bê-tu-ên, ông ngoại con, và cưới ở đó một người vợ trong các con gái của La-ban, là cậu con”(Sáng 28:1-2). Nơi ở của Bê-tu-ên và La ban, con trai Bê-tu-ên, không phải là U-rơ mà là Ha ran, vì các gả chăn chiên, bạn bè của Ra-chên xác nhận như sau: “Gia-cốp hỏi họ, “Thưa anh em, anh em từ đâu đến đây?” Họ đáp, “Chúng tôi từ Cha-ran (Ha-ran) đến.” (Sáng. 29: 4). Anh em nhớ Ha-ran là nơi Tha rê cư ngụ sau khi ra khỏi U-rơ, khoảng 232 năm trước khi Gia-cốp đến đó.

Thế thì, vì sự phiên dịch sai lầm địa danh Ha-ran thành Cha-ran, mà suốt cả 100 năm qua, tín nhân nói tiếng Việt tin tưởng sai lầm là Ê-li-ê-se và Gia cốp đã đến U-rơ để cưới vợ cho Y-sác và cho Gia-cốp.
Tóm lại một lời, cha con Tha-rê đã lìa bỏ nguyên quán U-rơ ra đi trong hành trình 800 cây số, đến định cư tại Ha-ran trong 60 năm. Sau khi Tha-rê chết, Áp-ram vào đất hứa thì cả gia đình Na-cô rời bỏ U-rơ di chuyển đến Ha-ran định cư thay thế.
Minh Khải 3-7-2022