Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

SỰ XÂY DỰNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI-


1 Cor. 3: 10-15 BDM--Nhờ ân sủng Đức Chúa Trời đã ban cho tôi, như một chuyên gia xây cất giỏi, tôi đã đặt nền móng, còn người khác xây dựng lên. Nhưng mỗi người phải cẩn thận về công trình xây cất của mình.  Vì không ai có thể đặt một nền móng nào khác ngoài nền đã lập tức là Chúa Cứu Thế Giê-su.  Hễ ai dùng vàng, bạc, đá quý, gỗ, cỏ khô hay rơm rạ để xây nhà trên nền ấy,  thì công việc của mỗi người sẽ được phơi bày rõ ràng. Ngày phán xét sẽ phô bày công trình đó ra vì ngày ấy sẽ xuất hiện trong lửa và lửa sẽ thử nghiệm công việc của mỗi người.  Nếu công trình của người nào đã xây dựng còn tồn tại, người đó sẽ được phần thưởng.  Nếu công trình của người nào đã xây dựng bị thiêu đốt, thì công trình ấy sẽ mất đi còn người đó sẽ được cứu nhưng dường như qua lửa vậy.
-

Phao-lô và A-ga-bút (sự hướng dẫn)-


-
Đức Chúa Trời không bao giờ cho phép hội thánh chiếm đoạt trách nhiệm của cá nhân nhận được hướng dẫn từ Đức Chúa Trời. A-ga-bút là một tiên tri và là một người rất nghiêm túc, nhưng anh còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, và rất lo lắng bày tỏ sự hướng dẫn của mình cho Phao-lô. Một mặt, chúng ta tìm thấy trong Lời Chúa rằng một người cần sự hướng dẫn rõ ràng từ Đức Chúa Trời. Mặt khác, chúng ta cần sự ủng hộ của hội thánh. Nhưng có thể có một nhóm Cơ Đốc nhân nói, "Chúng tôi là hội thánh, bạn phải tuân theo chúng tôi." Tuy nhiên, tiếng nói tiên tri không bao giờ nên đến cho một cá nhân trước tiếng nói của Đức Thánh Linh. Nếu không, chúng ta sẽ có một hội thánh Rô-ma (là hội thánh có quyền phán quyết tuyệt đối, không cần lời Kinh thánh). Cái gọi là hội thánh thường sử dụng quyền uy của mình như thế này trên tín đồ.

SÁCH MÁC BÀI 35


SỰ CHUẨN BỊ CỦA CỨU CHÚA – NÔ LỆ CHO SỰ
PHỤC VỤ MANG TÍNH CỨU CHUỘC CỦA NGÀI
(2)
Kinh Thánh: Mác 11:1-26
Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét sự chuẩn bị của Cứu Chúa – Nô Lệ để phục vụ sự cứu chuộc của Ngài. Trong bài trước, chúng ta đã thấy bước đầu tiên trong sự chuẩn bị của Ngài là vào Giê – ru – sa – lem cách vinh hiển và Ngài đã đón nhận sự thừa nhận, tán thành của dân chúng.
RỦA CÂY VẢ VÀ TẨY SẠCH ĐỀN THỜ
Trong 11:12-26, chúng ta có sự kiện rủa cây vả và tẩy sạch đền thờ. Chúa nhìn thấy cây vả mà trên đó không có gì ngoài lá, thì trong câu 14, Ngài phán rằng: “Từ rày về sau mãi chớ hề có ai ăn trái của mầy nữa!” Sau khi rủa cây vả, Ngài bước vào đền thờ và “đuổi những kẻ bán người mua trong đó, đổ bàn của kẻ đổi bạc và ghế của người bán bồ câu” (c. 15). Sau đó, Ngài phán: “Há chẳng có chép: Nhà Ta phải gọi là nhà cầu nguyện của muôn dân’ hay sao? Nhưng các ngươi làm cho nó thành hang trộm cướp” (c. 17).

SÁCH MÁC BÀI 34


SỰ CHUẨN BỊ CỦA CỨU CHÚA – NÔ LỆ CHO SỰ PHỤC VỤ MANG TÍNH CỨU CHUỘC CỦA NGÀI
(1)
Kinh Thánh: Mác 11:1-26
KẾT LUẬN VỀ SỰ PHỤC VỤ PHÚC ÂM
CỦA CỨU CHÚA – NÔ LỆ
Ở cuối chương 10, chúng ta có kết luận về chức vụ phúc âm của Cứu Chúa – Nô Lệ. Mác 4:35-10:52 là một phần dài đề cập đến sự chuyển động trong phục vụ phúc âm của Cứu Chúa–Nô Lệ. Phần này đề cập đến 29 vấn đề: làm cho gió yên biển lặng (4:35-41); đuổi một đội quân quỉ (5:1-20); chữ lành người đàn bà băng huyết và làm cho bé gái đã chết sống lại (5:21-43); bị người Na – xa – rét khinh dể (6:1-6); sai mười hai môn đồ đi rao giảng (6:7-13); sự tuận đạo của người dọn đường cho phúc âm (6:14-29); cho năm ngàn người ăn (6:30-44); đi bộ trên biển (6:45-52); chữa lành khắp mọi nơi (6:53-56); dạy về những điều làm cho ô uế từ bên trong (7:1-23); đuổi quỉ ra khỏi con gái của người đàn bà Sy –rô–phê–ni–xi (7:24-30); chữa lành người căm điếc (7:31-37); cho bốn ngàn người ăn (8:1-9); không ban một dấu hiệu nào cho người Pha – ri – si (8:10-13); cảnh báo về men của người Pha – ri – si và của Hê – rốt (8:14-21); chữa lành người mù ở Bết – sai – đa (8:22-26); được nhận biết là Đấng Christ và việc mặc khải về sự chết và phục sinh của Ngài lần thứ nhất (8:27-9:1); được biến hình trên núi ( 9:2-13); đuổi một linh câm ra khỏi con trai của một người đàn ông (9:14-29); tiết lộ về sự chết và phục sinh của Ngài lần thứ nhì (9:30-32); dạy về tính khiêm nhường (9:33-37); dạy về sự bao dung để hiệp nhất (9:38-50); đến Giu – đê (10:1); dạy chống lại việc ly dị (10:2-12); chúc phước cho con trẻ (10:13-16); dạy về người giàu và vương quốc Đức Chúa Trời (10:17-31); lên Giê – ru – sa – lem và tiết lộ về sự chết và phục sinh của Ngài lần thứ ba (10:32-34); dạy về con đường dẫn đến ngai của vương quốc Đức Chúa Trời (10:35-45); đến Giê– ri– cô và chữa lành người mù tên Ba – ti – mê (10:46-52). Qua 29 vấn đề này, Chúa Jesus đã chuẩn bị các môn đồ để họ được đem vào sự chết và phục sinh của Ngài.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

TRONG DANH CHÚA VÀ TRONG SỰ CẦU NGUYỆN


Chúng ta hãy đọc vài câu Kinh Thánh trong Phúc Âm Giăng.“Hễ điều gì các ngươi nhơn danh Ta mà xin, Ta sẽ làm cho, để Cha được tôn vinh nơi Con” (Giăng. 14:13).
“Chẳng phải các ngươi đã lựa chọn Ta, bèn là Ta đã lựa chọn và lập các ngươi, để các  ngươi đi mà kết quả và trái các ngươi còn luôn; hầu cho hễ điều gì các người nhơn (trong) danh Ta xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi” (Gi. 15:16).
“Đến bây giờ các ngươi chưa từng nhơn (trong) danh Ta mà xin điều gì hết; hãy xin thì sẽ được, hầu cho sự vui mừng các ngươi được đầy đủ....Trong ngày đó các ngươi sẽ nhơn (trong) danh Ta mà xin...” (Gi. 16:24, 26).
Nhiều Cơ-đốc nhân không biết rằng cầu nguyện trong danh Chúa là điều cần thiết. Họ thường nói rằng họ cầu nguyện bởi huyết báu của Chúa hay nhờ công lao của Chúa. Tuy nhiên, Kinh Thánh nói rõ rằng chúng ta nên cầu nguyện trong danh Chúa. Cầu nguyện trong danh Chúa thật sự nghĩa là gì? Mặc dù thường dùng cụm từ này, nhưng không chắc họ đã có thực tại về điều này. Ý nghĩa thuộc linh của việc cầu nguyện trong danh Chúa thì rất sâu và cao, vì vậy, chúng ta thật sự cần đến trước mặt Chúa để học tập điều này.

KIÊNG ĂN VÀ CẦU NGUYỆN


Cơ-đốc nhân rất quen thuộc với vấn đề kiêng ăn trong sự nguyện, nhưng tiếc thay, nhiều người hiểu sai ý nghĩa của điều này và xem đây như là một chuyện bình thường. Tôi e rằng  không có nhiều người thật sự biết ý nghĩa của việc kiêng ăn và cầu nguyện. Bây giờ chúng ta hãy đến với Kinh Thánh và xem xét kỹ vấn đề này.
Lần đầu đề cập đến sự cầu nguyện, Kinh Thánh không nói đến  nhu cầu kiêng ăn. Anh em không thấy Nô-ê hay Ap-ra-ham cầu  nguyện kèm với sự kiêng ăn. Trường hợp của Môi-se thì hơi khác. Kinh Thánh không nói tỏ tường rằng ông kiêng ăn và cầu nguyện, nhưng chắc chắn là ông đã làm điều đó khi lên núi  Si-nai để gặp  Đức Chúa Trời. Từ lúc đó trở đi, Kinh Thánh thường nhắc đến vấn đề kiêng ăn trong cầu nguyện. Đặc biệt trong Tân Ước, kiêng ăn  rõ ràng có liên quan nhiều đến cầu nguyện. Người đầu tiên kiêng ăn  trong Tân Ước là Giăng Báp-tít. Ma-thi-ơ 11 :18 chép: «Vì Giăng đã  đến không ăn không uống». Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là Giăng kiêng ăn hoàn toàn, mà là Giăng đã không dự phần vui hưởng thế giới. Một mặt, Giăng không ăn cũng không uống, và mặt  khác, ông vẫn ăn «châu chấu và mật ong rừng» (Math.3 :4). Dù sao đi nữa, ông nên được xếp vào danh sách những người kiêng ăn.

SỰ CẦU NGUYỆN VÀ CHIẾN TRẬN


Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét vấn đề sự cầu nguyện chiến trận. Nếu thấy sự cầu nguyện có giá trị lớn nhất là sự cầu nguyện trong sự thăng thiên, chúng ta dễ dàng hiểu rằng cầu nguyện là một cuộc chiến, và chúng ta sẽ thốt ra những lời cầu nguyện chiến trận. Bản chất của sự cầu nguyện như vậy được trong Ê-phê-sô chương 6. Đó không phải là sự cầu nguyện bình thường, phổ biến, chung chung. Đó là sự cầu nguyện rất cao trọng, được thốt ra từ lĩnh vực thiên thượng.
I. CẦU NGUYỆN VÀ VƯƠNG QUỐC ĐỨC CHÚA TRỜI
Vương Quốc của Đức Chúa Trời là lĩnh vực cai trị của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh cho thấy rằng kế hoạch của Đức Chúa Trời, về mặt tích cực, là để chính Ngài được biểu lộ trong Con Ngài. Về mặt tiêu cực, kế hoạch của Đức Chúa Trời là để uy quyền của Ngài được thực thi trên cả vũ trụ hầu cho toàn  thể vũ trụ trở nên Vương Quốc Ngài, tức lĩnh vực cai trị của Ngài. Khi đọc Kinh Thánh, chúng ta nên luôn ghi nhớ hai phương diện thuộc kế hoạch của Đức Chúa Trời.

SỰ THĂNG THIÊN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN


I. MINH HỌA TRONG CỰU ƯỚC
Theo hình bóng của Cựu Ước, cả Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh đều chỉ về các từng trời, hay lĩnh vực thiên thượng. Bàn Thờ dâng của lễ ở sân ngoài ngụ ý rằng thập tự giá được hoàn tất trên đất; trong khi Bàn Thờ Xông Hương trong Nơi Thánh đơn giản bày tỏ  rằng trị trí cầu nguyện phải ở trong lĩnh vực thiên thượng. Cầu nguyện không được thực hiện trong lĩnh vực thuộc đất mà trong lĩnh vực thiên thượng. Mặc dù con người chúng ta ở trên đất và dường như đang cầu nguyện trên đất, nhưng để được Đức Chúa Trời chấp nhận thì mọi lời cầu nguyện phải được cầu nguyện trong lĩnh vực thiên thượng. Sân ngoài chỉ tốt để dâng sinh tế chứ không phải để xông hương. Việc xông hương phải được thực hiện trong Nơi Thánh. Bàn Thờ Xông Hương không được đặt ở sân ngoài mà đặt trong Nơi Thánh. Điều này cho chúng ta biết rằng sự cầu nguyện phải ở trong lĩnh vực thiên thượng.
II. VỊ TRÍ THĂNG THIÊN
Sự phục sinh là sự sống, trong khi sự thăng thiên là vị trí. Hễ khi nào nói về sự phục sinh, chúng ta cần biết đó là vấn đề sự sống. Cũng vậy, hễ khi nào nói về sự thăng thiên, chúng ta phải hiểu đó là vấn đề vị trí. Ê-phê-sô chương 2 nói rằng tín đồ chúng ta đã được làm cho đồng sống động với Đấng Christ thì cũng được đồng phục sinh, thăng thiên và đồng ngồi với Đấng Christ ở trên trời. Được làm cho sự sống động nghĩa là nhận được sự sống; được phục sinh là sống trong sự sống; và được thăng thiên là đạt được vị trí thiên thượng. Tuy nhiên, vì rõ ràng là chúng ta đang ở trên đất thì làm thế nào có thể đồng ngồi với Đấng Christ trên trời? Chúng ta phải biết rằng trong nguyên ngữ Hi-lạp, “trên trời” ở đây không chỉ về trời thuộc vật chất mà ngụ ý đến loại tình trạng thiên thượng, bầu không khí thiên thượng và bản chất thiên thượng. Tất nhiên, về mặt địa điểm, ngày nay chúng ta chưa ở trên trời; nhưng theo tình trạng, bầu không khí và bản chất thì rõ ràng chúng ta đang ở trên trời. Đó là ý nghĩa của “ở trên trời” được nói đến trong Ê-phê-sô chương 2. Chúng ta đạt đến bản chất thiên thượng và tình trạng thiên thượng trong Đấng Christ Phục Sinh và thăng thiên. Đó là vị trí của chúng ta.

SỰ CẦN THIẾT ĐỂ CẦU NGUYỆN TRONG SỰ PHỤC SINH


I. DẤU HIỆU CỦA HÌNH BÓNG TRONG CỰU ƯỚC
Bắt đầu từ chương 13, chúng ta giải quyết các phương diện khác nhau của sự cầu nguyện dựa trên những hình bóng Cựu Ước. Chúng ta đã đề cập vấn đề về thập tự giá và sự cầu nguyện dựa trên mối liên hệ giữa Bàn Thờ dâng của lễ và Bàn Thờ Xông Hương. Chúng ta đã nói đến vấn đề của sự cung ứng sự sống và sự cầu nguyện dựa trên mối liên hệ giữa bàn bánh trần thiết và Bàn Thờ Xông Hương. Dựa trên mối liên hệ giữa giá đèn vàng và Bàn Thờ Xông Hương, chúng ta sẽ thấy sự cần thiết để cầu nguyện trong sự phục sinh
Trong kinh nghiệm thuộc linh, sân ngoài của đền tạm chỉ về trái đất, tức phương diện thuộc đất; trong khi Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh chỉ về các từng trời, tức phương diện thiên thượng. Bất cứ điều gì thiên thượng đều ở trong sự phục sinh. Bàn bánh trần thiết tượng trưng cho Chúa là Bánh Sự Sống của chúng ta. Đó là phương diện thiên thượng và vì vậy, ở trong sự phục sinh. Giá đèn bằng vàng ngụ ý rằng Chúa là Sự Sáng của sự sống. Đó cũng là phương diện thiên thượng và ở trong sự phục sinh. Bàn Thờ Xông Hương chỉ rõ sự cầu nguyện của con người trước mặt Đức Chúa Trời là điều hoàn toàn trong sự phục sinh
Hễ khi nào Kinh Thánh nói về việc con người đến trước mặt Đức Chúa Trời để xông hương thì đều nói về việc con người đến trước mặt Đức Chúa Trời để cầu nguyện. Chẳng hạn, ở đầu Phúc Âm Lu-ca, Kinh Thánh nói rằng Xa-cha-ri, cha của Giăng Báp-tít vào đền thờ của Đức Chúa Trời để xông hương. Sau đó, Kinh Thánh nói đến dân chúng cầu nguyện ở bên ngoài vào giờ xông hương trước mặt Đức Chúa Trời là lời cầu nguyện của thánh đồ bay lên Đức Chúa Trời. Vì vậy, xông hương là cầu nguyện.

SỰ CHIẾU SÁNG SỰ SỐNG VÀ SỰ CẦU NGUYỆN


Trong hai chương trước, chúng ta đã đề cập mối liên hệ giữa thập tự giá với sự cầu nguyện, và mối liên hệ giữa sự cung ứng sự sống với sự cầu nguyện. Trong chương này, chúng ta sẽ tiếp tục nói về mối liên hệ giữa sự chiếu sáng sự sống và sự cầu nguyện. Ba chương này liên quan đến nền tảng phục vụ của những thầy tế lễ Cựu Ước trong việc xông hương trong Nơi Thánh. Xin nhớ rằng theo các hình bóng Cựu Ước, khi những thầy tế lễ bước vào Nơi Thánh để xông hương, họ phải trải qua Bàn thờ của Lễ Thiêu. Sau khi bước  vào Nơi Thánh, trước hết, họ phải bày bánh trên bàn. Kế đến,  họ sửa soạn các ngọn đèn và sau cùng là xông hương. Do đó, việc trải qua Bàn Thờ, bánh trần thiết, và giá đèn hoàn toàn liên quan đến việc xông hương trước mặt Đức Chúa Trời. Hễ ai đến trước mặt Đức Chúa Trời để xông hương phải trải qua ba nơi này trong kinh nghiệm. Thập tự giá và sự cầu nguyện nói về mối liên hệ giữa Bàn Thờ của Lễ Thiêu và Bàn Thờ Xông Hương. Sự cung ứng sự sống và sự cầu nguyện nói về mối liên hệ giữa bàn bánh trần thiết và Bàn Thờ Xông Hương. Sự chiếu sáng sự sống và sự cầu nguyện liên quan đến mối liên hệ giữa giá đèn và Bàn Thờ Xông Hương

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

SỰ CUNG ỨNG SỰ SỐNG VÀ SỰ CẦU NGUYỆN


I. Ý NGHĨA CỦA HÌNH BÓNG TRONG CỰU ƯỚC
Chúng tôi đặt chương này sau chương nói về “Thập tự giá và sự cầu nguyện” trên nền tảng thủ tục trong Đền Tạm. Khi thầy tế lễ bước đền Bàn Thờ Xông Hương để xông hương, trước hết ông phải trải qua Bàn Thờ dâng của lễ. Lúc này, chúng ta đã thấy mối liên hệ giữa thập tự giá và sự cầu nguyện. Sau khi trải qua Bàn Thờ dâng của lễ và bước vào Nơi Thánh, chúng ta thấy ngoài Bàn Thờ Xông Hương còn có thêm hai vật dụng nữa. Có bàn bánh trần thiết, theo sau là giá đèn vàng. Bàn bánh trần thiết và giá đèn vàng là vì Bàn Thờ Xông Hương. Nói cách khác, bất cứ ai đến trước mặt Đức Chúa Trời để xông hương, trước hết phải bày bánh trần thiết trên bàn và giữ cho các ngọn đèn của giá đèn cháy luôn. Giữ cho các ngọn đèn cháy luôn là vấn đề chiếu sáng sự sống mà chúng ta đề cập ở chương kế tiếp. Trong chương này, trước hết chúng ta chú ý đến sự cung ứng sự sống và sự cầu nguyện, tức là mối liên hệ giữa bàn bánh trần khiết và Bàn Thờ Xông Hương.
Hình bóng về đền tạm trong Cựu Ước cho chúng ta thấy rằng bàn bánh trần khiết và Bàn Thờ Xông Hương có liên quan với nhau. Điều này cũng bày tỏ rằng tất cả những người xông hương tại Bàn Thờ Xông Hương đều ăn sinh tế thánh trên Bàn Thờ dâng của lễ. Chúng ta biết rằng những vật thánh này chỉ về chính Đấng Christ là Thức Ăn cho những người phụng sự Đức Chúa Trời. Tất cả những người xông hương tại Bàn Thờ Xông Hương đều lệ thuộc vào những vật thánh trên Bàn Thờ dâng của lễ là nguồn cung ứng của họ. Ngoài ra, họ không nên xao lãng phương diện bánh trần thiết đương khi họ ở trong Nơi Thánh. Khi xông hương, họ không những lệ thuộc vào sinh tế làm thức ăn của mình mà còn lệ thuộc rất nhiều vào bánh trần thiết. Sinh tế thánh và bánh trần thiết được đặt trước mặt Đức Chúa Trời cho thấy sự kiện việc thầy tế lễ đến trước mặt Đức Chúa Trời để xông hương, tức cầu nguyên có liên quan đến sự cung ứng sự sống. Do đó, nếu thật sự muốn hiểu sự cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời trong Nơi Thánh có ý nghĩa gì, chúng ta phải biết sự cung ứng của sinh tế thánh và bánh trần thiết. Chúng ta phải biết mối liên hệ giữa sự cung ứng sự sống và cầu nguyện.

THẬP TỰ GIÁ VÀ SỰ CẦU NGUYỆN


Lê-vi Ký 16:18-19 chép: “Đoàn, người ra, đi đến Bàn Thờ ở trước  mặt Đức Giê-hô-va, đặng làm lễ chuộc tội cho Bàn Thờ; người lấy huyết con bò tơ đực và con dê đực, bôi chung quanh những sừng của Bàn Thờ. Rồi dùng ngón tay rảy huyết bảy lần trên Bàn Thờ, làm cho Bàn Thờ nên sạch và thánh, vì cớ những sự ô uế của dân I-xra-ên
Trong Lê-vi Ký 16:12-13 chép: “Đoạn lấy lư hương đầy than hực đỏ trên Bàn Thờ trước mặt Đức Giê-hô-va, và một vốc hương bột, mà đem vào phía trong bức màn. Người phải bỏ hương trên lửa, trước mặt Đức Giê-hô-va, hầu cho ngọn khói hương bao phủ nắp thi ân ở trên hòm bảng chứng, thì người không chết”
Hai phân đoạn trên cho thấy rằng thầy tế lễ trước hết cần làm lễ chuộc tội cho dân Đức Chúa Trời tại Bàn Thờ cùng với huyết của con sinh trong của lễ chuộc tội. Sau đó, khi thầy tế lễ bước vào Nơi Chí Thánh để xông hương, than lửa đỏ ông dùng phải lấy từ Bàn Thờ.
Xuất Ai-Cập Ký 30:9-10 chép: “Trên Bàn Thờ nầy chớ xông hương lạ, hoặc dâng của lễ thiêu, của lễ chay hay là lễ quán nào hết. Nhưng trải qua các đời, mỗi năm một lần, A-rôn sẽ lấy huyết của con sinh tế chuộc tội, bôi trên sừng Bàn Thờ nầy đặng chuộc tội cho nó. Ấy sẽ là một việc rất thánh cho Đức Giê-hô-va”

CẦU NGUYỆN VÀ LỜI CHÚA


Giăng 15:7 chép:
“Ví bằng các ngươi cứ ở trong Ta, và Lời Ta cứ ở trong các ngươi….
Cô-lô-se 3:16-17 chép:
“Hãy lấy mọi thứ khôn ngoan để cho Lời của Đấng Christ ở trong anh em cách dồi dào, dùng Thi Thiên, Thánh Ca, và Linh Khúc mà dạy dỗ, khuyên răn lẫn nhau, và trong tấm lòng hãy hát xướng cho Đức Chúa Trời cách có ơn (bằng ân điển). Hễ anh em làm điều gì, hoặc lời nói, hoặc việc làm, hãy nhơn danh Chúa Jesus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà cảm tạ Đức Chúa Trời là Cha »
Phần Kinh Thánh này trước hết bảo chúng ta hãy để cho Lời Chúa ở trong chúng ta. Sau đó nói rằng chúng ta cần phải ca hát, cảm tạ và ngợi khen là điều hoàn toàn liên quan đến vấn đề để cầu nguyện. Khi có sự nội cư của Lời thì có sự cầu nguyện
Ê-phê-sô 5 :18b-20 chép : «Nhưng hãy đầy dẫy trong linh, dùng Thi Thiên, Thánh Ca, và Linh Khúc mà nói với nhau, miệng hát tấm lòng họa ngợi khen Chúa. Mọi sự điều phải nhơn danh Chúa chúng ta là Jesus Christ mà luôn cảm tạ Đức Chúa Trời và Cha».

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 33

Kinh Thánh: Mác 10:32-52
Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục suy xét 10:32-52, là phần cuối cùng trong Phúc Âm Mác liên quan đến sự chuyển động trong sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ. Ở đây, chúng ta có ba vấn đề: Chúa đi lên Giê – ru – sa - lem và sự tiết lộ lần thứ ba về sự chết và phục sinh của Ngài (10:32-34), sự dạy dỗ của Ngài về con đường dẫn đến ngai trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời (cc. 35-45) và việc Ngài đến Giê – ri – cô chữa lành Ba – ti – mê mù lòa (cc. 46-52).
THAM GIA SỰ MÙ LÒA
Trong 10:35, Gia– cơ và Giăng, tức hai con trai của Xê– bê– đê, đến với Chúa Jesus thưa rằng: “Thưa Thầy; chúng tôi muốn hễ điều gì chúng tôi xin thì Thầy làm cho cả”. Khi Ngài hỏi rằng họ muốn Ngài làm cho họ điều gì, thì họ nói: “Xin cho chúng tôi được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Thầy trong vinh hiển của Thầy” (cc. 36-37).
Hai anh em này đã thay Chúa ngay từ ban đầu. Họ là những người được Chúa kêu gọi sau Phi– e– rơ và Anh – rê. Dù đã theo Chúa hơn ba năm rồi nhưng họ vẫn còn ở trong sự mù lòa và cần được chữa lành thêm, một sự chữa lành đặc biệt về thị giác. Giăng và Gia – cơ đã không thể thấy được Đấng Christ cùng với sự chết và phục sinh của Ngài. Chúa đã nói với họ ba lần về sự chết của Ngài nhưng vì mù lòa nên họ không thể hiểu được những gì Ngài đang nói.

SÁCH MÁC BÀI 32


Kinh Thánh: Mác 10:32-52
Trong bài này, chúng ta sẽ bắt đầu suy xét 10:32-52. Đây là phần cuối cùng trong Phúc Âm Mác lien quan đến sự chuyển động trong sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ.
TRÊN ĐƯƠNG ĐẾN GIÊ–RU–S A–LEM
Chương 10 mô tả một số vấn đề xảy ra trên đường đến Giê – ru – sa – lem. Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong 10:1, Chúa Jesus từ Ga – li – lê chỗi dậy đi vào miền Giu – đê. Chúa cố ý chuyển động như vậy để Ngài chết tại Giê – ru – sa – lem hầu hoàn thành kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời. Vì vậy, trên đường đến Giê – ru – sa – lem là trên con đường vào trong sự chết của Đấng Christ. Rồi qua sự chết, chúng ta bước vào sự phục sinh của Ngài. Vì vậy, con đường đến Giê – ru – sa – lem là con đường vào trong sự chết và phục sinh của Đấng Christ.

SÁCH MÁC BÀI 31



Kinh thánh: Mác 10:1-31
Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục suy xét 10:1-31. Trong phân đoạn Phúc Âm Mác này, chúng ta có bốn vấn đề: Chúa đến Giu – đê (c. 1), sự dạy dỗ chống lại ly dị (cc. 13-16) và sự dạy dỗ về người giàu và Vương Quốc của Đức Chúa Trời (cc. 17-31). Trong bài trước, chúng tôi đã chỉ ra ba vấn đề có thể ngăn trở chúng ta bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời là hôn nhân, già nua, giàu có. Chúng ta đã thấy rằng nếu được Đấng Christ thay thế, chắc chắn chúng ta sẽ có cách xử lý những vấn đề này cách đúng đắn. Bây giờ, chúng ta hãy suy xét thêm chi tiết về những gì Chúa phán trong 10:2-31 vấn đề hôn nhân, già nua và giàu có.
DẠY DỖ CHỐNG LẠI VIỆC LY DỊ
Khi Đức Chúa Trời tạo nên con người, Ngài đã không tạo dựng cùng một lúc tất cả những người Ngài cần cho mục đích Ngài. Nếu Đức Chúa Trời đã muốn tạo dựng nhiều người cùng một lúc, chắc chắn Ngài đã làm. Ngài hẳn có thể tạo dựng hàng tỉ người. Tuy nhiên, đây không phải là phương cách của Đức Chúa Trời. Thay vì thế, Đức Chúa Trời đã tạo nên một cặp vợ chồng, bảo họ sinh sôi nảy nở và làm cho đầy dẫy trái đất. Theo chỉ định của Đức Chúa Trời, nhân loại sinh sôi nảy nở qua hôn nhân. Do đó, hôn nhân chỉ xếp thứ hai sau sự sáng tạo của Đức Chúa Trời mà thôi.

CẦU NGUYỆN VÀ CỨ Ở TRONG CHÚA


Giăng 15:7 chép: “Ví bằng các ngươi cứ ở trong Ta, và Lời Ta cứ ở trong các ngươi, hễ điều gì các ngươi muốn, hãy xin, thì điều đó sẽ xảy ra cho các ngươi như dự định”.
Câu Kinh Thánh này có thể được chia thành bốn điểm. Điểm một là “các ngươi cứ ở trong Ta”. Điểm hai là “và Lời Ta cứ ở trong các ngươi”. Câu 4 và 5 nói về việc chúng ta cứ ở trong Chúa và Ngài ở trong chúng ta. Nhưng trong câu 7, “Ta” được đổi thành “Lời Ta”-“Các ngươi cứ ở trong Ta và Lời Ta cứ ở trong các ngươi”. “Ta” được đổi thành “Lời Ta” nghĩa là Ta có điều gì muốn giải thích cho các ngươi. Điều này cỏ thể được làm sáng tỏ bởi ví dụ sau: Nếu tôi muốn đến nhà anh em, trước hết đích thân tôi sẽ đến đó; sau khi đã ở đó một lát, tôi muốn bày tỏ ý định của việc đến thăm này. Vì vầy, khi nói rằng; “Lời Ta cứ ở trong các ngươi” cho thấy một bước xa hơn. Điểm thứ ba là “hễ điều gì các ngươi muốn”. Vì Lời Chúa ở trong chúng ta, nên chúng ta bắt đầu muốn điều gì đó, và ước muốn này là điều đến từ Lời Chúa. Điểm thứ tư là “hãy xin, thì điều đó sẽ xảy ra cho các ngươi như dự định”. Do đó, khi chúng ta cứ ở trong Chúa , và Lời Ngài cứ ở trong chúng ta sẽ có một ước muốn ra từ Lời Ngài; cuối cùng, “ước muốn này” trở thành  “lời cầu xin” Lời cầu xin này không phải là lời câu nguyện bình thường. Đó là lời cầu nguyện đặc biệt. Hễ khi nào việc cầu xin được đề cập trong Kinh Thánh thì đều luôn chỉ về lời cầu nguyện đặc biệt. Vì vậy, lời cầu xin này sẽ được Đức Chúa Trời đáp lời.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

TẤM LÒNG ĐỂ CẦU NGUYỆN


I. VỊ TRÍ CỦA TẤM LÒNG
Kinh Thánh cho thấy rõ rằng con người được tạo dựng có ba phần: linh, hồn và thân thể. Phần ngoài cùng của con người là thân thể; phần trong cùng là linh. Giữa hai phần này là hồn. Chúng ta nói rằng linh bao gồm lương tâm, tương giao và trực giác. Chúng ta cũng nói rằng hồn gồm có tâm trí, tình cảm và ý chí. Nhưng Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng có một phần quan trọng khác bên trong chúng ta – tấm lòng. Tấm lòng bao gồm những yếu tố của cả hồn và linh.Tấm lòng bao gồm phần của linh và tất cả các phần của hồn.
Tâm trí, tình cảm và ý chí thuộc về hồn, còn lương tâm thuộc về linh, mỗi yếu tố này cấu tạo nên một phần của tấm lòng. Chẳng hạn, nói về tâm trí, Hê-bơ-rơ 4:12 chép: “những tư tưởng…của lòng:.tấm lòng có khả năng có những tư tưởng cho thấy rõ rằng tâm trí, tức một phần của hồn, cũng là một phần của lòng”. Hê-bơ-rơ 4:12 cũng nói về “những ý định của tấm lòng”. Trong khi tư tưởng là điều gì đó thuộc tâm trí thì ý định là điều gì đó thuôc về ý chí. Do đó, chúng ta có thể thấy rõ rằng cả tâm trí và ý chí đều là những phần của lòng. Hơn nữa, Giăng 16:22 chép: “Lòng các ngươi sẽ vui mừng” và 14:1 chép: “Lòng các ngươi chớ bối rối”. Vì vui mừng và bối rối là điều gì đó thuộc về tình cảm, nên tấm lòng cũng bao gồm tình cảm. Như vậy, rõ ràng là ba phần của hồn thảy đều là thành phần cấu tạo của lòng.

LƯƠNG TÂM VÀ SỰ CẦU NGUYỆN


I. VỊ TRÍ CỦA LƯƠNG TÂM
Lương tâm là phần rõ ràng nhất của nhân linh. Nhân linh cũng chứa hai phần khác, đó là trực giác và tương giao. Bên trong một người sa ngã, hai khả năng này thường lu mờ. Tuy nhiên, lương tâm vẫn có thể biểu lộ chức năng của nó, nhưng chỉ ở mức độ nhỏ. Trong những người được cứu, cà trực giác và sự tương giao đã phục hồi chức năng của nó. Tuy nhiên, chức năng rõ rệt nhất của linh vẫn ở nơi lương tâm. Vì lương tâm là phần hiển nhiên nhất nên cũng là phần quan trọng nhất của linh. Trong chương về linh cầu nguyện, chúng tôi đã nói rõ rằng người nào muốn cầu nguyện thì phải ở trong linh, và linh của người ấy phải được vận dụng tốt. Nhưng để vận dụng linh, trước hết người ấy phải luyện tập lương tâm. Nếu lương tâm một người không được xử lý cách đúng đắn, chắc chắn linh của người ấy trở nên không hiệu quả trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu lương tâm không đúng đắn, linh bị mất chức năng và xẹp lép. Do đó, chúng ta cần thấy vị trí quan trọng của lương tâm bên trong chúng ta là gì.

Ý CHÍ VÀ SỰ CẦU NGUYỆN


I. VỊ TRÍ CỦA Ý CHÍ
Ý chí cũng là một phần của hồn. Chúng ta đã đề cập đến vấn đề tâm trí và tình cảm của hồn.Với tâm trí, sự nhấn mạnh là về khả năng lĩnh hội và sự hiểu biết của hồn về các vấn đề hay sự thật; với tình cảm, sự nhấn mạnh là về sự thích và không thích của hồn; còn với ý chí, sự nhấn mạnh là về những quyết định và tính kiến quyết của hồn. Chẳng hạn, về một vấn đề hay sự việc nào đó, việc anh em quyết định có nó hay không, chọn hay từ chối, thì những phán đoán va quyết định này là các chức năng của ý chí. Dù tâm trí chiếm một phần rất lớn của hồn nhưng tâm trí không phải là cơ quan chi phối. Cơ quan chi phối, phần chủ trì của hồn là ý chí. Việc một người quyết định thích hay không thích điều gì đó là chức năng của tình cảm. Khả năng lĩnh hội và sự hiểu biết của một người về một vấn đề nào đó là khả năng của tâm trí. Sau khi đã lĩnh hội và hiểu biết, người ấy thích hay không thích, nhưng người ấy sẽ chọn hay từ chối nó? Điều này được quyết định bởi ý chí. Do đó, cơ quan quyết định sau cùng là ý chí. Ở một người đúng đắn, ý chí nên được xếp cao hơn tâm trí và tình cảm. Ý chí cần phải ở vị trí cao nhất. Trong hoàn cành bình thường, một người sẽ dùng tâm trí mình để hiểu biết và lĩnh hội, dùng tình cảm để ước muốn hay ghét bỏ, nhưng chức năng phán quyết và quyết định sau cùng thuộc về ý chí. Chúng ta hãy xem xét một người đến để nghe Phúc Âm. Cơ quan đầu tiên người ấy dùng tâm trí. Người ấy dùng tâm trí để lắng nghe, hiểu biết và lĩnh hội. Sau khi đã biểu biết và lĩnh hội, người ấy dùng cơ quan kế tiếp là tình cảm. Sau khi tâm trí người ấy được đụng chạm, Thánh Linh thâm nhập qua tâm trí để chạm đến lương tâm người ấy. Một khi lương tâm bị tác động, tình cảm người ấy sẽ chịu ảnh hưởng và người ấy muốn tin Chúa. Vì vậy, người ấy cảm thấy hối tiếc về đời sống trước đây của mình và lòng người ấy bắt đầu hướng về Đức Chúa Trời. Lúc đó, người ấy cần vận dụng ý chí để quyết định và quyết tâm tin Chúa. Như vậy, đó là ý chí chủ trì trong con người. Ý chí phục vụ như một cơ quan chủ trì và quyết định các vấn đề. Mặc dầu tâm trí hiểu biết điều gì đó, và tình cảm thích nó, nhưng người ấy không thể hoạt động nếu ý chí người ấy không chọn lựa điều đó. Ý chí là cơ quan quyết định sau cùng.