Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 32


Kinh Thánh: Mác 10:32-52
Trong bài này, chúng ta sẽ bắt đầu suy xét 10:32-52. Đây là phần cuối cùng trong Phúc Âm Mác lien quan đến sự chuyển động trong sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa – Nô Lệ.
TRÊN ĐƯƠNG ĐẾN GIÊ–RU–S A–LEM
Chương 10 mô tả một số vấn đề xảy ra trên đường đến Giê – ru – sa – lem. Chúng tôi đã chỉ ra rằng trong 10:1, Chúa Jesus từ Ga – li – lê chỗi dậy đi vào miền Giu – đê. Chúa cố ý chuyển động như vậy để Ngài chết tại Giê – ru – sa – lem hầu hoàn thành kế hoạch đời đời của Đức Chúa Trời. Vì vậy, trên đường đến Giê – ru – sa – lem là trên con đường vào trong sự chết của Đấng Christ. Rồi qua sự chết, chúng ta bước vào sự phục sinh của Ngài. Vì vậy, con đường đến Giê – ru – sa – lem là con đường vào trong sự chết và phục sinh của Đấng Christ.

Sau phần cuối của chương 10, không có thêm phép lạ nào về sự chữa lành được ghi lại trong Phúc Âm này nữa. Ở cuốn sách Mác chương 10, chuyển động trong sự phục vụ Phúc Âm của Cứu Chúa-Nô Lệ được kết thúc với việc chữa lành Ba– ti– mê, người ăn xin mù lòa. Sau trường hợp chữa lành đó, Chúa và các môn đồ đến Giê – ru – se – lem. Mục đích của họ trong việc đi vào Giê – ru – se – lem là đi vào sự chết, sự phục sinh và thậm chí sự thăng thiên. Sáu chương cuối của Phúc Âm Mác, từ chương 11 đến chương 16, cho thấy thể nào Đấng Christ cùng với các môn đồ của Ngài đã bước vào sự chết bao – hàm – tất – cả, sự phục sinh kỳ diệu và sự thăng thiên lạ lùng.
Như chúng tôi đã chỉ ra trong các bài trước, lúc Chúa và  các môn đồ đang trên đường đến Giê – ru – se – lem thì Ngài dạy họ về cách giải quyết những vấn đề như hôn nhân, già nua và tiền bạc. Mỗi một vấn đề này đều có liên hệ mật thiết đến việc chúng ta bước vào Vương Quốc Đức Chúa Trời. Các sự kiện trong 10:32-52 cũng xảy ra trên đường đến Giê – ru – sa – lem.
Mác 10:32a chép: “Đương khi đi đường lên Giê – ru – se – lem, Jesus đi trước; các môn đồ lấy làm sững sờ, và những người đi theo đều sợ hãi”. Ở đây, chúng ta thấy Chúa Jesus mạnh mẽ, dạn dĩ và hăng hái. Ngài đi trước các môn đồ, dẫn đầu đi lên Giê – ru – se – lem cách hăng hái. Những người đi theo Chúa vô cùng ngạc nhiên, thậm chí có lẽ đã sửng sốt bởi sự dạn dĩ của Ngài. Câu này nói rằng những người theo Ngài sợ hãi.
Tại sao Chúa Jesus quá dạn dĩ trong việc đi lên Giê – ru – se – lem? Về điều này, Lu – ca 9:51 chép: “Khi gần đến kỳ Jesus được tiếp lên, thì Ngài quyết hướng mặt về Giê – ru – se – lem mà đi lên”. Chúa quyết tâm như vậy vì Ngài biết thời điểm Ngài chết đã đến gần. Thời điểm này khoảng chừng một tuần trước khi Chúa bị giết. Chúa không bằng lòng bị ngăn chặn, ngăn trở hoặc ngăn cản bằng bất cứ cách nào trong việc lên Giê – ru – se – lem. Nếu bị ngăn trở, Ngài sẽ lỡ mất lễ Vượt Qua, là Ngài ngày phải chết như Chiên Con của Đức Chúa Trời. Đây là lý do Chúa rất dạn dĩ đi trước tất cả các môn đồ trên đường đến Giê – ru – se – lem.
TIẾT LỘ LẦN THỨ BA
VỀ SỰ CHẾT VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA
Theo Mác 10:32b-34, khi Chúa đi lên Giê – ru – sa – lem, Ngài tiết lộ sự chết và phục sinh của Ngài lần thứ ba: “Ngài lại đem mười hai môn đồ ra mà tỏ về việc phải xảy đến cho Ngài, rằng: Này, chúng ta lên Giê – ru – sa – lem, Con Người sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ cả và các kinh luật gia, họ sẽ định tội chết cho Người, nộp Người cho dân ngoại bang. Họ sẽ chế giễu Người, nhổ trên Người, đánh đòn Người, rồi giết đi; sau ba ngày Người sẽ sống lại”. Lần đầu tiên Chúa khải thị về sự chết của Ngài cho các môn đồ là ở Sê – sa – rê Phi – líp trước khi Ngài biến hình (8:31). Lần thứ hai là ở Ga – li – lê sau khi Ngài biến hình (9:31). Bây giờ chúng ta cần thấy rằng sự tiết lộ lần thứ ba diễn ra trên đường đến Giê – ru – sa – lem. Khải thị này là một lời tiên tri, hoàn toàn lạ lẫm đối với khái niệm thiên nhiên của các môn đồ nhưng lại ứng nghiệm trong từng chi tiết theo nghĩa đen.
ĐƯỢC BAO HÀM TRONG SỰ CHẾT CỦA CHÚA
Vì đã đến thời điểm Cứu Chúa-Nô Lệphải chết nên ngài sẵn lòng đi lên Giê – ru – sa – lem. Ngài đi trước các môn đồ với một tốc độ và sự dạn dĩ làm họ ngạc nhiên. Đó là Ngài vâng phục Đức Chúa Trời cho đến chết (Phil. 2:8), theo quyết nghị của Đức Chúa Trời (Công. 2:23) để hoàn thành kế hoạch cứu chuộc của Ngài (EEss. 53:10).
Chúa Jesus biết rằng qua sự chết, Ngài sẽ được vinh hóa trong sự phục sinh (Lu. 24:25-26) và sự sống thần thượng của Ngài được giải phóng để sinh ra nhiều em nhằm biểu lộ Ngài (Gi. 12:23-24; La. 8:29). Vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình nên Ngài khinh thường sự sỉ nhục (Hê. 12:2) và tình nguyện để bị giao nộp cho các nhà lãnh đạo Do Thái bị Sa– tan chiếm hữu, và bị họ định tội chết. Vì vậy, Đức Chúa Trời tôn Ngài lên các từng trời, đặt Ngài ngồi bên tay hữu (Mác. 16:19; Công. 2:33-35), ban cho Ngài danh vượt trên hết mọi danh (Phil. 2:9-10), lập Ngài vừa là Chúa vừa là Christ (Công. 2:36), và đội cho Ngài mão miện vinh hiển tôn trọng (Hê. 2:9).
Cái chết của Chúa Jesus tại Giê – ru – sa – lem không chỉ bao gồm chính Chúa mà còn bao gồm cả những người theo Ngài. Khi Chúa bước vào sự chết bao– hàm – tất – cả, Ngài đem các môn đồ vào trong cái chết ấy cùng với Ngài. Điều quan trọng là chúng ta phải có cái nhìn này khi xem xét phần còn lại của chương 10 và sau đó là sáu chương cuối cùng của Phúc Âm Mác.
Khi Chúa Jesus chết trên thập tự giá, mọi tín đồ đều đồng chết với Ngài. Theo ký thuật của Mác, chúng ta có thể thấy rằng đặc biệt là Phi– e – rơ, Giăng và Gia – cơ cùng bị giết với Chúa Jesus. Ngài cố ý đem họ và các môn đồ khác vào trong sự chết cùng với Ngài. Kết quả là họ có thể dự phần trong sự phục sinh của Ngài và thậm chí là chứng nhân về sự thăng thiên của Ngài.
Vào ngày lễ Ngũ Tuần, mười ngày sau khi Chúa thăng thiên, Linh, thật ra là chính Chúa, được đổ ra trên tất cả những ai bước vào sự chết của Đấng Christ, tham dự vào sự phục sinh của Ngài và nhìn thấy sự thăng thiên của Ngài. Với Đấng Christ là Linh ban sự sống đổ ra trên họ, họ có thể nhận biết trong kinh nghiệm rằng họ đã thật sự ở trong sự chết, phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ. Hơn thế nữa, họ có thể áp dụng sự đóng đinh, phục sinh và thăng thiên  của Chúa vào đời sống của họ. Vì vậy vào ngày lễ Ngũ Tuần, Phi– e – rơ và một trăm hai mươi người đã ở trong sự chết, phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ. Họ là một với Đấng Christ và thật ra là sự hiện thân của Ngài. Vào ngày đó, họ sống Christ. Tất cả chúng ta cần thấy bức tranh tuyệt diệu như thế.
Vào ngày lễ Ngũ Tuần, có một trăm hai mươi người là chứng nhân của Đấng Christ bị đóng đinh, phục sinh và thăng thiên, không phải là một điều ngẫu nhiên. Họ đều đã theo Ngài và đã cùng Ngài trải qua sự chết và vào trong sự phục sinh. Họ cũng đã thấy sự thăng thiên. Vào ngày lễ Ngũ Tuần, họ ở trong thực tại của sự chết, phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ.
SỰ MÙ LÒA CỦA CÁC MÔN ĐỒ
Khi Chúa Jesus và các môn đồ đến Giê – ru – sa – lem, Ngài muốn làm cho họ có ấn tượng về sự chết bao – hàm – tất – cả và sự phục sinh tuyệt diệu của Ngài. Do đó lần thứ ba, Ngài nói với họ về sự chết và phục sinh của Ngài.Tuy nhiên, các môn đồ đã không có mắt để thấy. Thậm chí sau khi Chúa đã lặp lại lời này lần thứ ba mà các môn đồ vẫn không thể thấy.
Những sự kiện được ghi lại trong 10:35-45 chứng tỏ rằng các môn đồ của Cứu Chúa-Nô Lệ đã mù đối với khải tượng về sự chết và phục sinh của Ngài. Ngay sau khi Chúa mặc khải sự chết và phục sinh của Ngài lần thứ ba, Gia– cơ và Giăng vẫn đến với Ngài nói rằng: “Thưa Thầy; chúng tôi muốn hễ điều gì chung tôi xin thì Thầy làm cho cả” (c. 35). Chúa đáp: “Các ngươi muốn ta làm chi cho các ngươi?” Họ thưa rằng: “Xin cho chúng tôi được ngồi một đứa bên hữu, một đứa bên tả Thầy trong vinh hiển của Thầy” (cc. 36-37). Lời thỉnh nguyện này cho thấy rằng Giăng và Gia– cơ vẫn là những người con thiên nhiên của sấm sét. Chắn chắn họ chưa bị Đấng Christ thay thế và họ chưa bị đóng đinh và chưa được đem vào trong sự phục sinh của Chúa.
Theo ký thuật trong Phúc Âm Ma– thi – ơ, chính mẹ của các con trai Xê – bê– đê đã thỉnh nguyện điều này (Mát. 20:20-21). Bà là chị em của Ma – ri, mẹ của Chúa, và vì vậy bà là dì của Ngài. Qua điều này, chúng ta thấy Gia– cơ và Giăng là anh em họ của Chúa. Có lẽ dựa trên sự kiện này họ nghĩ rằng họ có mối liên hệ thiên nhiên gần gũi với Ngài mà xin Ngài một ân huệ - ngồi ở bên phải và bên trái Chúa trong vinh quang của Ngài.
Chúa đã nói với các môn đồ rằng Ngài sắp chịu chết. Nhưng họ vẫn có tham vọng ngồi bên phải và bên trái Chúa. Lời thỉnh nguyện của họ hoàn toàn thiên nhiên.
CHÉN CỦA CHÚA VÀ BÁP TÊM CỦA NGÀI
Trong Mác 10:38, Chúa phán với Gia – cơ và Giăng: “Các ngươi không hiểu điều mình xin đó. Các ngươi có thể uống được chén ta uống, chịu được báp – têm ta chịu chăng?” Cả chén và báp – têm đều chỉ về sự chết của Cứu Chúa-Nô Lệ(Gi. 18:11; Lu. 12:50). Chén chỉ về sự chết của Ngài là phần được Đức Chúa Trời ban cho để Ngài nhận lãnh thay cho tội nhân là những người Ngài chuộc cho Đức Chúa Trời. Báp – têm nói đến sự chết của Ngài là đường lối chỉ định của Đức Chúa Trời mà Ngài phải trải qua để hoàn thành sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời cho tội nhân.
Từ câu trả lời của Chúa, chúng ta thấy rằng hễ ai muốn ngôi bên phải và bên trái Chúa trong vinh hiển phải chuẩn bị “uống chén” chịu khổ. Chịu thập tự giá là con đường bước vào Vương Quốc (Công. 14:22). Lời van xin ích kỷ của Giăng và Gia– cơ tạo cơ hội cho Chúa khải thị con đường vào Vương Quốc.
Khi Gia – cơ và Giăng nói với Chúa rằng họ có thể uống chén và chịu được báp – têm của Ngài, Chúa phán với họ: “Chén ta uống, các ngươi sẽ uống; báp – têm ta chịu, các ngươi sẽ chịu; nhưng ngồi bên hữu và bên tả ta thì chẳng phải tự ta cho được, bèn là cho kẻ nào đã được điều đó dự bị cho” (cc. 39-40). Ở đây, chúng ta thấy Chúa đứng trong vị trí của một con người. Đứng trong vị trí như thế, Chúa hoàn toàn thuận phục Cha. Ngài đã không tự quyền thực hiện bất cứ điều gì ngoài Cha.
CON ĐƯỜNG DẪN VÀO VƯƠNG QUỐC
Người môn đồ kia phẫn nộ về Gia – cơ và Giăng (c. 41). Khi ấy, Chúa gọi họ đến cùng Ngài và phán: “Các ngươi biết rằng những người được tôn cai trị dân Ngoại đều chủ trị họ, và các quan lớn thì cầm quyền trên họ, song trong các ngươi thì không phải như vậy đâu; trái lại, hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi, thì phải làm tôi tớ của các ngươi; còn hễ ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì phải làm tôi mọi mọi người” (cc.42 – 44). Lời của Chúa ở đây hoàn toàn trái ngược với tâm trí thiên nhiên tìm kiếm tư lợi. Sự phẫn nộ của mười muôn đồ kia cũng tạo cho Chúa cơ hội để bày tỏ con đường vào Vương Quốc. Phương cách là sẵn sàng phục vụ người khác như một đầy tớ, thậm chí như một nô lệ thay vì cai trị trên họ.
NÔ LỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
PHỤC VỤ TỘI NHÂN
Trong câu 45, Chúa tiếp tục phán: “Vì Con người đã đến không phải để được người ta phục sự, bèn để phục sự người ta, và phó mạng sống mình làm giá chuộc nhiều người”. Đây là lời diễn đạt mạnh mẽ nhất, khẳng định rằng Cứu Chúa-Nô Lệ, với tư cách là Con Người trong nhân tính của Ngài, là Nô Lệ của Đức Chúa Trời để phục vụ tội nhân, thậm chí bằng mạng sống, hồn của Ngài. Hơn nữa, chữ “giá chuộc” ở đây còn cho thấy rằng thậm chí sự cứu chuộc của Cứu Chúa-Nô Lệ cũng là sự phục vụ của Ngài đối với tội nhân vì kế hoạch của Đức Chúa Trời
NHỮNG NGƯỜI ĂN XIN MÙ LÒA
Như chúng ta sẽ thấy đầy đủ hơn trong bài kế tiếp, trong lời thỉnh nguyện của Gia– cơ và Giăng, họ thật sự là những con trai mù lòa của Ti– mê, tức là những người ăn xin mù lòa (c.46). Lời họ xin ngồi bên phải và bên trái của Chúa trong vinh hiển của Ngài là lời thốt ra từ những người mù

Thậm chí chúng ta có thể nói Gia– cơ và Giăng thật sự là những người ăn xin mù lòa. Trong chương 10, chúng ta thấy họ nài nỉ cho được địa vị bên phải và bên trái của Chúa. Do đó, chương này kết thúc bằng việc chữa lành Ba– ti– mê  mù lòa thật có ý nghĩa. Gia– cơ và Giăng chắc chắn cần một sự chữa lành như vậy cho chính họ. Là những người mù van xin cho mình có một địa vị, họ cần Chúa mở mắt để có thể thấy Ngài và thấy sự chết cùng sự phục sinh của Ngài. Chúng ta cần học từ Mác chương 10 rằng nếu vẫn tham vọng về một vị trí nào đó trong nếp sống Hội Thánh thì chúng ta cũng là những người con của Ti– mê, tức là những người ăn xin nghèo nàn mù lòa cần được Chúa chữa lành.