Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

SỰ THĂNG THIÊN VÀ SỰ CẦU NGUYỆN


I. MINH HỌA TRONG CỰU ƯỚC
Theo hình bóng của Cựu Ước, cả Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh đều chỉ về các từng trời, hay lĩnh vực thiên thượng. Bàn Thờ dâng của lễ ở sân ngoài ngụ ý rằng thập tự giá được hoàn tất trên đất; trong khi Bàn Thờ Xông Hương trong Nơi Thánh đơn giản bày tỏ  rằng trị trí cầu nguyện phải ở trong lĩnh vực thiên thượng. Cầu nguyện không được thực hiện trong lĩnh vực thuộc đất mà trong lĩnh vực thiên thượng. Mặc dù con người chúng ta ở trên đất và dường như đang cầu nguyện trên đất, nhưng để được Đức Chúa Trời chấp nhận thì mọi lời cầu nguyện phải được cầu nguyện trong lĩnh vực thiên thượng. Sân ngoài chỉ tốt để dâng sinh tế chứ không phải để xông hương. Việc xông hương phải được thực hiện trong Nơi Thánh. Bàn Thờ Xông Hương không được đặt ở sân ngoài mà đặt trong Nơi Thánh. Điều này cho chúng ta biết rằng sự cầu nguyện phải ở trong lĩnh vực thiên thượng.
II. VỊ TRÍ THĂNG THIÊN
Sự phục sinh là sự sống, trong khi sự thăng thiên là vị trí. Hễ khi nào nói về sự phục sinh, chúng ta cần biết đó là vấn đề sự sống. Cũng vậy, hễ khi nào nói về sự thăng thiên, chúng ta phải hiểu đó là vấn đề vị trí. Ê-phê-sô chương 2 nói rằng tín đồ chúng ta đã được làm cho đồng sống động với Đấng Christ thì cũng được đồng phục sinh, thăng thiên và đồng ngồi với Đấng Christ ở trên trời. Được làm cho sự sống động nghĩa là nhận được sự sống; được phục sinh là sống trong sự sống; và được thăng thiên là đạt được vị trí thiên thượng. Tuy nhiên, vì rõ ràng là chúng ta đang ở trên đất thì làm thế nào có thể đồng ngồi với Đấng Christ trên trời? Chúng ta phải biết rằng trong nguyên ngữ Hi-lạp, “trên trời” ở đây không chỉ về trời thuộc vật chất mà ngụ ý đến loại tình trạng thiên thượng, bầu không khí thiên thượng và bản chất thiên thượng. Tất nhiên, về mặt địa điểm, ngày nay chúng ta chưa ở trên trời; nhưng theo tình trạng, bầu không khí và bản chất thì rõ ràng chúng ta đang ở trên trời. Đó là ý nghĩa của “ở trên trời” được nói đến trong Ê-phê-sô chương 2. Chúng ta đạt đến bản chất thiên thượng và tình trạng thiên thượng trong Đấng Christ Phục Sinh và thăng thiên. Đó là vị trí của chúng ta.

Có một minh họa ở đây. Giả sử tôi đến thăm một khu thuộc địa của Mỹ tại Phi-líp-pin. Ở đây ngôn ngữ, thực phẩm, nhà ở, con người và mọi điều họ làm đều mang tính đặc thù của nước Mỹ. Nói về địa lý, tôi đang ở Phi-líp-pin chứ không đang ở Mỹ; nhưng bầu không khí và bản chất đó làm tôi cảm thấy, không chút nghi ngờ rằng tôi đang ở Mỹ. Như vậy, “ở trên trời” trong Ê-phê-sô chương 2 không nói đến nơi chốn mà nói đến một loại bầu không khí và bản chất nào đó. Dĩ nhiên, một mặt “ở trên trời” cũng chỉ về nơi chốn. Hễ ai cầu nguyện phải thấy rằng sự thăng thiên là vị trí, và vị trí thiên thượng như vậy có nghĩa là một bầu không khí thiên thượng, một bản chất thiên thượng.
III. UY QUYỀN THĂNG THIÊN
Vị trí thăng thiên sản sinh uy quyền thăng thiên. Bất cứ ai ở bất kỳ loại vị trí nào đều có uy quyền tương ứng với vị trí đó. Ngay cả một tôi tớ cũng có uy quyền cũng như vị trí là một tôi tớ. Một cảnh sát viên có vị trí và uy quyền của một cảnh sát. Một giáo viên có vị trí và uy quyền của một giáo viên. Vì vậy, chúng ta cần thấy rằng sự thăng thiên là vị trí, và với một vị trí như vậy có uy quyền tương ứng. Đời sống thuộc linh của Cơ-đốc nhân không chỉ là vấn đề sự sống mà còn là vấn đề vị trí. Cho nên, đó không chỉ là vấn đề quyền năng mà còn là vấn đề uy quyền. Sự sống đem đến quyền năng; trong vị trí đem đến uy quyền. Sự phục sinh là vấn đề quyền năng; trong khi sự thăng thiên là vấn đề uy quyền. Để có một phạm vi hay loại uy quyền nào đó, anh em cần ở trong một vị trí nào đó. Nếu ở trong lĩnh vực thiên thượng, tự nhiên anh em sẽ có uy quyền thiên thượng trong vị trí thiên thượng.
IV. VỊ TRÍ CẦU NGUYỆN
Vị trí cầu nguyện là vị trí thăng thiên. Anh em chỉ có thể cầu nguyện trong lĩnh vực thiên thượng. Hễ khi nào bỏ lĩnh vực thiên thượng, anh em mất vị trí cầu nguyện. Anh em có thể cầu nguyện, nhưng lời cầu nguyện đó không được kể đến trước mặt Đức Chúa Trời.
Tôi cho anh em vài ví dụ đơn giản mà đúng. Khi còn là cậu bé, tôi học trong một trường Cơ-đốc. Lúc đó là thế Chiến thứ nhất. Tôi nghe một số người thông minh hỏi mục sư: “Ở Đức có những Cơ-đốc nhân và ở Anh cũng có các Cơ-đốc nhân, nhưng hai nước này là kẻ thù không đội trời chung của nhau. Chúng tôi nghe rằng những Cơ-đốc nhân ở Đức đang cầu nguyện để nước Đức chiến thắng và những Cơ-đốc nhân ở Anh cũng đang cầu nguyện để nước Anh chiến thắng. Xin cho chúng tôi biết lời cầu nguyện của bên nào sẽ được Đức Chúa Trời đáp lời?”. Thưa anh chị em, ngày nay tôi muốn hỏi anh chị em cùng một câu hỏi. Anh chị em sẽ trả lời thể nào? Nếu tôi nhớ chính xác, thì mục sư đó đã khôn ngoan trả lời rằng: “Đức Chúa Trời chẳng dại đâu. Là Đức Chúa Trời công chính, Ngài sẽ không dại gì đáp lời cầu nguyện không đáng đó». Ông không nói rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của người Anh hay Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của người Đức. Ông chỉ đáp lại cách mơ hồ rồi bỏ qua câu hỏi đó.
Sau này, sau khi được cứu, câu hỏi này thường trở lại với tôi. Dần dần, tôi sáng tỏ hơn. Đức Chúa Trời sẽ không nghe những Cơ-đốc nhân ở Đức, hay ở Anh vì họ cầu nguyện trên vị trí đất nước họ. Nước Anh hay nước Đức đều không phải là vị trí cầu nguyện. Người nào cầu nguyện bằng cách đứng trên vị trí nước Anh hay nước Đức, lời cầu nguyện của người đó sẽ không bao giờ được Đức Chúa Trời đáp lời. Chỉ có một vị trí để cầu nguyện– vị trí thăng thiên. Anh em phải cầu nguyện trong lĩnh vực thiên thượng.
Để tôi cho anh em một ví dụ khác. Giả sử một cặp vợ chồng nọ luôn cãi nhau. Cả hai đều đã được cứu, song cá tính của họ rất xung khắc. Ngày nọ, người chồng cầu nguyện xin Chúa xử lý vợ mình, và người vợ cũng cầu nguyện nài xin Chúa xử lý chồng mình. Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của ai ? Đừng nghĩ rằng tôi đang dựng chuyện này. Đây là một trường hợp có thật. Lau nước mắt, người vợ cầu nguyện với Đức Chúa Trời: “Ôi Đức Chúa Trời, Ngài là Đức Chúa Trời công chính. Ngài biết mọi sự. Ngài biết những điều bất công mà con phải chịu đựng. Hãy thi hành sự công bằng cho con”. Anh em nghe người vợ cầu nguyện như vậy trong phòng, rồi đến một phòng khác, anh em nghe người chồng cầu nguyện cũng lời cầu nguyện đó từ quan điểm của mình. Thưa anh chị em, Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của ai ? Không của ai cả. Vì họ đã từ trời rớt xuống đất. Vì họ mất vị trí cầu nguyện nên Đức Chúa Trời không thể đáp lời cầu nguyện của họ.
Ngay cả một số người cầu nguyện cho Hội Thánh tại địa phương họ hay cho Phúc Âm ở đó. Những điều này là rất tốt trong chính họ; nhưng chúng ta vẫn cần hỏi, họ đang cầu nguyện trong lĩnh vực thiên thượng hay trên đất? Có nhiều người cầu nguyện cho những điều như vậy trên đất chứ không trong lĩnh vực thiên thượng hay trên đất? Có nhiều người cầu nguyện cho những điều như vậy trên đất chứ không trong lĩnh vực thiên thượng.
Một số anh em có thể cầu nguyện cho sự nghiệp của họ, và một số chị em có thể cầu nguyện cho công việc của chồng họ, dầu vậy họ cầu nguyện trên đất chứ không trong lĩnh vực thiên thượng. Đôi khi thấy nan đề giữa các anh chị em có ý định cầu nguyện cho họ. Tuy nhiên, anh em nhận thức rằng nan đề của họ chạm đến anh em và anh em bị  khấy động bên trong trước khi cầu nguyện. Anh em không ở trong lĩnh vực thiên thượng mà ở trên đất.
Vì vậy, trong sự cầu nguyện trước hết cần giải quyết vấn đề vị trí. Nếu vẫn còn ở trên đất sẽ không cách gì để anh em cầu nguyện, vì vị trí cầu nguyện không ở trên đất. Không có vị trí cụ thể, một người không thể thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Nhiều lần có người hỏi: “Tại sao Đức Chúa Trời không đáp lời cầu nguyện của chúng tôi ?» Thưa anh chị em, rất có khả năng là vì anh chị em đã mất chỗ đứng cầu nguyện. Có thể là anh em vẫn còn một chút tức giận hay bối rối khiến anh em tranh cãi vì chính mình mà xin Đức Chúa Trời trả thù và minh oan. Điều này chứng tỏ anh em đã bỏ lĩnh vực thiên thượng.
Tân Ước nói rằng con cái Đức Chúa Trời chỉ nên chúc phước và đừng rủa sả. Bất kể người khác gây khó khăn và bắt bớ anh em bao nhiêu, nếu anh em vẫn có thể chúc phước họ, điều đó chứng tỏ anh em ở trong lĩnh vực thiên thượng. Khi Ê-tiên đang chịu tuận đạo và bị ném đá, ông vẫn có thể xin Đức Chúa Trời tha thứ họ! Mặt ông giống như mặt thiên sứ; ông ở trong lĩnh vực của trời. Nếu sống trong lĩnh vực thiên thượng, một người có thể yêu kẻ thù mình. Bất  kể anh em gây rắc rối cho người đó vẫn thương yêu anh em. Nếu một Cơ-đốc nhân ghét kẻ thù và nói lời rủa sả khi bị ngược đãi hay bị bắt bớ, chắc chắn đó là người thuộc đất.
Thưa anh chị em, có thể anh em muốn cầu nguyện cho Hội Thánh tại địa phương hay công tác rao giảng Phúc Âm của anh em. Đây là những đề tài cầu nguyện rất tốt, nhưng nếu không được xử lý, anh em vẫn cảm thấy rằng Hội Thánh đó và công tác đó là “của anh em”. Anh em muốn Hội Thánh “của anh em” ở đây thịnh vượng và gia tăng số lượng để công tác “của anh em” ở đây có thể kết quả. Điều này cũng chứng tỏ rằng anh em không ở trong lĩnh vực thiên thượng mà đã rớt xuống đất. Nếu muốn cầu nguyện cho những vấn đề này, trước hết anh em phải bước vào vị trí thiên thượng. Không chỉ trong những vấn đề này, mà ngày cả khi anh em bị bệnh hay gặp nan đề ở nhà và trong nếp sống hằng ngày, trước hết anh em  phải bước vào lĩnh vực thiên thượng khi anh em sắp cầu nguyện.
Vị trí cầu nguyện hoàn toàn là vị trí thiên thượng. Anh em không thể có một chút ganh ghét, thù oán hay tức giận đối với người khác. Một khi thấy có những điều này trong lời cầu nguyện của mình, lập tức anh em không đang ở trong lĩnh vực thiên thượng. Anh em không đang xông hương trong Nơi Thánh. Có thể anh em đang xông hương ngoài đường phố, hoàn toàn ở trên đất và trong thế giới. Vì  vậy, chúng tôi nói rằng anh em có thể tự do làm và nói nhiều điều trong mọi lúc và mọi cơ hội, ngoại trừ trong lúc cầu nguyện. Cầu nguyện không chỉ là lập trường thánh, mà còn hơn thế, đó là lĩnh vực thuộc linh. Vị trí cầu nguyện là trên trời. Một khi bỏ lĩnh vực thiên thượng, anh em mất vị trí cầu nguyện.
V. UY QUYỀN CẦU NGUYỆN
Vì vị trí cầu nguyện là sự thăng thiên nên uy quyền cầu nguyện cũng là sự thăng thiên. Với vị trí cầu nguyện thì có uy quyền cầu nguyện. Bất cứ điều gì một Cơ-đốc nhân làm không chỉ là vấn đề quyền năng, mà còn hơn thế, là vấn đề uy quyền năng, mà còn hơn thế, là vấn đề uy quyền. Chẳng hạn, khi giảng Lời, anh em không chỉ cần quyền năng mà cũng cần uy quyền. Điều nầy đúng với một số người cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời. Họ không chỉ có quyền năng mà cũng có uy quyền, vì họ ở trong vị trí thiên thượng.
Nhiều người thường nói rằng trong sự cầu nguyện, anh em cần loại bỏ các tội phạm, có đức tin và nắm chặt lời hứa của Đức Chúa Trời. Nhưng dần dần anh em sẽ thấy rằng những điều này không luôn công hiệu. Có thể anh em đầy đức tin, nhưng Đức Chúa Trời làm cho điều anh em cầu nguyện không xảy ra. Anh em nắm chặt lời hứa của Đức Chúa Trời, nhưng lời hứa ấy cũng không được thực hiện. Nếu sẵn lòng học những bài học cầu nguyện nào đó, dần dần anh em sẽ thấy rằng đó không phải là vấn đề tin hay nắm chặt lời hứa; mà đúng ra, đó là vấn đề thấy được vị trí cầu nguyện qua sự viếng thăm của Đức Chúa Trời. Khi ấy, anh em sẽ thực hiện nhiệm vụ cầu nguyện trong lĩnh vực thiên thượng. Vào lúc này, lời cầu  nguyện của anh em là lời cầu nguyện uy quyền. Vấn đề không phải là anh em tin hay nắm chặt lời hứa mà là anh em có vị trí và uy quyền để thực hiện nhiệm vụ này. Đức Chúa Trời không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc chấp nhận lời cầu nguyện như vậy, và chắc chắn Ngài sẽ chấp nhận lời cầu nguyện đó.
Khi đạt đến vị trí, anh em  sẽ biết có những điều nào đó mà mình không thể cầu nguyện, vì Đức Chúa Trời không cho phép anh em làm như thế. Hầu hết những gì anh em có thể làm là nói với Đức Chúa Trời về vấn đề đó rằng: “Đức Chúa Trời ơi, con có thể  cầu nguyện cho vấn đề này không? Nếu Ngài muốn, xin làm cho điều đó xảy ra”. Anh em không được nói: “Đức Chúa Trời ơi, Ngài  phải làm điều này, vì con nắm chặt lời hứa của Ngài”. Tại sao có những lúc khi anh em cầu nguyện theo cách này thì không được đáp lời? Đó là vì Đức Chúa Trời không ban cho anh em lời hứa đó. Đây không chỉ là vấn đề xử lý các tội phạm hay xưng nhận những sai trái, mà vấn đề được đặt ra là: Anh em ở đâu? Bản chất của anh em là gì? Và anh em ở trong loại bầu không khí nào? Nếu anh em ở trong lĩnh vực thiên thượng, tôi chắc chắn rằng tám trong mười lời cầu nguyện của anh em sẽ bị loại bỏ vì chúng không cần thiết, và anh em sẽ không thể cầu nguyện cho những điều đó. Anh em biết rằng chúng không phải là những điều đáng để mình cầu nguyện trong chỗ đứng như vậy.
Không một điều gì đòi hỏi chúng ta nhiều bằng cầu nguyện. Chỉ trong sự cầu nguyện, anh em mới thấy rõ anh em là gì, tình trạng của anh em là thể nào, và anh em ở đâu. Nói chung trong những hoàn cảnh khác, không cách gì để anh em biết mình ở đâu, nhưng một khi ở trong sự cầu nguyện, anh em có thể phát hiện mình hoàn toàn ở ngoài lĩnh vực thiên thượng. Vì lý do có thể phát hiện mình hoàn toàn ở lĩnh vực thiên thượng. Vì lý do này, khi một người tin Chúa, lúc đầu người ấy dám cầu nguyện cho bất cứ điều gì; nhưng về sau, đi theo Chúa càng lâu, lĩnh vực cầu nguyện của người ấy càng hẹp dần và người ấy càng ít bạo dạn trong sự cầu nguyện. Người ấy không dám cầu nguyện cho điều này cũng không dám cầu nguyện cho điều kia. Càng lớn lên trong Chúa, anh em càng nhận thức rằng cầu nguyện có vị trí và lĩnh vực của nó. Trong vị trí như vậy và trong một lĩnh vực như vậy mới có thể có uy quyền như vậy.
VI. LỜI CẦU NGUYỆN UY QUYỀN
Tất cả những lời cầu nguyện trong sự thăng thiên đều là những lời cầu nguyện uy quyền. Chúng ta biết rằng cầu nguyện trong sự thăng thiên là ra lệnh cho Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện của chúng ta không phải là lời van xin mà là ra lệnh. Tất cả chúng ta đều nhớ trong Êsai 45:11, Đức Chúa Trời phán: “Các ngươi hãy bảo (ra lệnh cho) Ta”. Đôi khi việc ra lệnh này là lời ra lệnh trực tiếp cho Đức Chúa Trời, và có lúc đó là lời ra lệnh gián tiếp cho môi trường. Chẳng hạn, Môi-se đứng trên bờ Biển Đỏ ra lệnh cho nước phải rẽ ra, Chúa Jesus trong thuyền truyền cho gió và biển phải yên lặng, và Chúa truyền cho sự đau yếu phải ra khỏi nhiều người. Nếu họ cầu nguyện bằng cách đứng trong lĩnh vực thăng thiên, thậm chí anh em có thể ra lệnh cho sự nghèo thiếu phải lìa khỏi anh em. Anh em không ở đó để khẩn nài, cầu xin sự thương xót và viếng thăm của Đức Chúa Trời như kẻ ăn mày xin một ít tiền. Nếu đạt đến vị trí thiên thượng cùng với uy quyền thiên thượng, thậm chí anh em có thể nói: “Ta truyền cho sự nghèo thiếu phải lìa khỏi ta”. Đây không phải là sự tưởng tượng của chúng ta. Rõ ràng là một số người có kinh nghiệm như vậy.
Trong Kinh Thánh, một mặt, nói rằng chúng ta nên cầu nguyện không thôi, nhưng mặt khác, Kinh Thánh không cho chúng ta thấy sự đáp lời cầu nguyện sẽ y như điều họ mong đợi. Nhiều lần khi các anh chị em đến nhờ tôi cầu nguyện cho họ. Tôi thực sự không biết phải cầu nguyện cho họ thể nào, vì tôi biết đang họ ở trên trời hay dưới đất. Thưa anh chị em, bất cứ ai cầu nguyện cách tùy tiện đều không biết cầu nguyện là gì. Nếu thật sự biết vị trí và uy quyền cầu nguyện, anh em sẽ biết để có lời cầu nguyện xứng đáng không phải là chuyện dễ.
Tất nhiên, Đức Chúa Trời đầy ân điển với chúng ta trong mọi sự và Ngài luôn lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta. Tôi thừa nhận điều này. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời cũng bày tỏ rằng cầu nguyện là vấn đề ở trong sự thăng thiên. Nếu thật sự muốn có những lời cầu nguyện xứng đáng trước mặt Đức Chúa Trời, anh em cần có khả năng ra lệnh đầy thẩm quyền trước mặt Đức Chúa Trời. Đứng trước Đức Chúa Trời, tôi có thể nói với anh em rằng trong những năm qua ở một số nơi , khi đương đầu với một số nan đề trong  công tác hay trong Hội Thánh, chúng tôi đã cầu nguyện loại cầu  nguyện truyền lệnh này. Chúng tôi dạn dĩ bày tỏ trước Đức Chúa Trời, rằng: “Đức Chúa Trời ơi, chúng con không cho phép vấn đề này”. Nếu vị trí của anh em sai và tình trạng của anh em không ở trong lĩnh vực thiên thượng thì lời cầu nguyện như vậy sẽ là một sự xúc phạm Đức Chúa Trời. Nhưng nếu vị trí của anh em đúng và tình trạng của anh em ở trong lĩnh vực thiên thượng thì lời cầu  nguyện như vậy sẽ là một niềm vui thật sự cho Ngài. Lời cầu nguyện  của anh em tương đương với sự quản trị Đức Chúa Trời; lời cầu nguyện ấy tương đương với việc thi hành lệnh truyền của Ngài. Tôi có thể làm chứng rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện như vậy.
Đó không phải là khi một ai đó đi ra đường và cầm gậy ra hiệu lệnh thì xe cộ sẽ ngừng lại; đúng ra, đó là khi một cảnh sát giao thông cầm gậy ra hiệu lệnh thì mọi người sẽ dừng lại, vì ông có vị trí và uy quyền. Lời cầu nguyện đơn giản nhất và dễ nhất là loại cầu nguyện ra lệnh này, lời cầu nguyện có thẩm quyền. Nhưng để có những lời cầu nguyện như thế, anh em phải đạt đến vị trí thăng thiên. Lời cầu nguyện uy quyền là gì? Đó là lời cầu nguyện bởi người có thể ra lệnh bằng cách đứng trong vị trí thăng thiên.
Vì tình trạng thuộc linh của chúng ta ngày nay quá thấp nên rất ít người giữa vòng con cái Đức Chúa Trời biết và thậm chí người thực hành loại cầu nguyện này càng ít hơn nữa. Nhưng nếu tiến lên cách đúng đắn trong Chúa, sẽ nhận thức rằng chúng ta ở trong Nơi Thánh chứ không ở nơi sân ngoài. Chúng ta cũng sẽ nhận thức rằng chúng ta ở trong Nơi Thánh chứ không ở nơi sân ngoài. Chúng ta cũng sẽ nhận thức rằng chúng ta ở trong lĩnh vực thăng thiên và không thể bị vô số điều khác chạm đến. Chúng ta hoàn toàn ở với Chúa trong lĩnh vực thăng thiên và trên ngai. Vì vậy, chúng ta có thể ra lệnh và truyền lệnh cho mọi điều theo ý chỉ của Chúa. Bất cứ điều gì chúng ta cầu nguyện tự vị trí như thế là một lời ra lệnh, một mạng lệnh.
VII. LỜI CẦU NGUYỆN TRÊN NGAI
Khi đạt đến điểm có vị trí thiên thượng và uy quyền thiên thượng, và bởi đó có thể thốt ra lời cầu nguyện có thẩm quyền, anh em là người ở trên ngai, đứng trong vị trí đồng cai trị với Chúa. Như Ngài cai trị bên hữu Đức Chúa Trời thì anh em cũng cai trị với Ngài trong lĩnh vực thiên thượng. Vào lúc này, lời cầu nguyện của anh em không những là lời cầu nguyện có thẩm quyền mà còn là lời cầu nguyện cai trị. Lời cầu nguyện của anh em là để cai trị bằng uy quyền, thực thi mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Cho nên vào lúc này tất cả lời cầu nguyện của anh em trở nên sự quản trị của Đức Chúa Trời, thi hành sự cai trị của Đức Chúa Trời. Có lẽ tôi đã đi quá cao, nhưng tôi biết rằng nếu sẵn sàng học tập, chúng ta sẽ đạt đến vị trí tại đó chúng ta có thể thốt ra những lời cầu nguyện như thế.

Tóm lại, chỉ có một vị trí để cầu nguyện đó là lĩnh vực thiên thượng. Một khi rời bỏ lĩnh vực này, anh em mất vị trí cầu nguyện. Cầu nguyện chỉ liên quan đến những vấn đề nào đó; mà hơn thế nữa, cầu nguyện liên quan đến vị trí nào đó. Anh em cần ở trong lĩnh vực thiên thượng. Khi có vị trí cầu nguyện, anh em có thể cầu nguyện với uy quyền và anh em là người ở trên ngai, thốt ra những lời cầu nguyện trên ngai