I. VỊ TRÍ CỦA LƯƠNG TÂM
Lương tâm là phần
rõ ràng nhất của nhân linh. Nhân linh cũng chứa hai phần khác, đó là trực giác
và tương giao. Bên trong một người sa ngã, hai khả năng này thường lu mờ. Tuy
nhiên, lương tâm vẫn có thể biểu lộ chức năng của nó, nhưng chỉ ở mức độ nhỏ.
Trong những người được cứu, cà trực giác và sự tương giao đã phục hồi chức năng
của nó. Tuy nhiên, chức năng rõ rệt nhất của linh vẫn ở nơi lương tâm. Vì lương
tâm là phần hiển nhiên nhất nên cũng là phần quan trọng nhất của linh. Trong
chương về linh cầu nguyện, chúng tôi đã nói rõ rằng người nào muốn cầu nguyện
thì phải ở trong linh, và linh của người ấy phải được vận dụng tốt. Nhưng để vận
dụng linh, trước hết người ấy phải luyện tập lương tâm. Nếu lương tâm một người
không được xử lý cách đúng đắn, chắc chắn linh của người ấy trở nên không hiệu
quả trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu lương tâm không đúng đắn, linh bị mất chức
năng và xẹp lép. Do đó, chúng ta cần thấy vị trí quan trọng của lương tâm bên
trong chúng ta là gì.
Mặc dù lương tâm
là phần chủ yếu của linh, nhưng nó không phải là “cái tôi”của chúng ta. Tính
cách, “cái tôi” của chúng ta là hồn. Hồn với những khả năng khác nhau của nó là
nhân tố chi phối các hoạt động của chúng ta – suy nghĩ, cảm xúc va quyết định.
Về các hoạt động của chúng ta, nhân tố
chi phối là hồn cùng với những cơ quan khác nhau của nó chứ không phải là lương
tâm. . Trách nhiệm của lương tâm là điều chỉnh mọi hoạt động của hồn. Lương tâm
không biện hộ, không nhận thức hay ước muốn, mà là điều chỉnh hay giám sát. Dù
anh em làm điều gì đó đúng hay sai; dù anh em được Đức Chúa Trời chấp nhận hay
không; dù tình cảm của anh em đúng đắn hay không; và dù sự phán quyết của anh
em có làm vui lòng Đức Chúa Trời hay không--tất cả điều này ở dưới sự giám sát
và kiểm tra của lương tâm. Nếu ý tưởng có thể được Đức Chúa Trời chấp nhận,
lương tâm sẽ nói “có”; bằng không, lương tâm sẽ nói không. Nếu sở thích của anh
em là làm vui lòng Đức Chúa Trời lương tâm sẽ chấp nhận; nếu không, lương tâm sẽ
không tán thành. Nếu quyết định hay sự chọn lựa của anh em phù hợp với Ngài,
lương tâm sẽ nói A-men; bằng không, lương tâm sẽ phản đối.
Những điểm trên
cấu tạo vị trí của lương tâm. Lương tâm là phần chủ yếu, phần rõ ràng nhất của
linh. Mặc dù không phải là cơ quan chỉ huy “cái tôi”, nhưng lương tâm là cơ
quan giám sát và kiểm tra các phần khác nhau của hồn.
II. MỘT LƯƠNG
TÂM TỐT
1Ti-mô-thê 1:5
và 19 nói về lương tâm tốt. Trong sự hiểu biết của chúng ta, lương tâm tốt là
lương tâm không bị cáo trách. Nhưng có một sự khác nhau giữa lương tâm tốt và
lương tâm không bị cáo trách. Trong điểm này, chúng ta đề cập đến vấn đề lương
tâm tốt và trong điểm tiếp theo, chúng ta sẽ bàn kỹ vấn đề lương tâm không bị
cáo trách.
Giữa vòng người
Hoa có câu nói: “Lương tâm người này xấu” hay “Lương tâm của người kia rất tốt”.
Ý tưởng về lương tâm tốt hay lương tâm xấu thực sự phù hợp với quan điểm của
Tân Ước. Trong Tân Ước, lương tâm tốt chỉ về lương tâm không cong quẹo hay
không bị lệch lạc, mà rất bình thường và ngay thẳng. Không bị lệch lạc là bình
thường, trong khi không cong quẹo là ngay thẳng. Một lương tâm tốt là lương tâm
rất bình thường và ngay thẳng. Trái lại, lương tâm xấu là lương tâm bị lệch lạc
và cong quẹo. Giả sử tôi ăn cắp tiền của chủ tôi là điều hoàn toàn rõ ràng; tuy
nhiên, tôi bào chữa hành động của mình bằng cách nói rằng chủ mắc nợ tôi tiền.
Tôi có thể lập luận rằng vì chủ không trả tiền công cho tôi nên việc tôi cắp của
ông bằng cách nào đó là điều ngay thẳng. Mọi người đều biết rằng loại lập luận
này được gọi là bóp méo sự thật. Nếu tôi có thể lập luận như vậy, điều này chứng
tỏ rằng lương tâm của tôi là xấu.
Trong 1T-mô-thê
chương 1, vị sứ đồ nói rằng một số người vì họ đã để cho lương tâm bị thủng nên
đức tin họ bị đắm chìm. Vì vậy, Cơ-đốc nhân phải liên tục tự rèn luyện mình để
có một lương tâm ngay thẳng và bình thường, không cong quẹo hay lệch lạc. Người
ấy phải công bằng và đúng đắn. Nếu có thì nói có. Nếu không thì nói không; nếu
sai, hãy nhìn nhận mình sai; nếu đúng, hãy công khai tuyên bố dù phải mất mạng
–Không sợ chống đối hay gian khó. Nếu phạm lỗi, hãy xưng nhận, dù anh em có thể
bị mất mát. Hãy duy trì thái độ này trong việc cư xử với chính mình và với người
khác. Các anh chị em thường biểu hiện một lương tâm không đúng đắn. Chẳng hạn,
nếu vấn đề nào đó liên quan đến vợ hay người thân của mình thì lời lẽ của người
ấy sẽ hoàn toàn khác với vấn đề liên quan đến người khác. Nếu người khác có lỗi,
người ấy sẽ sẵn sàng phê phán và lên án. Nếu em người ấy có lỗi, người ấy sẽ bỏ
qua, xem nhẹ và thậm chí tìm lời bào chữa để thanh minh hay che đậy lỗi lầm đó.
Cách cư xử như vậy cho thấy lương tâm không đúng đắn, bất thường và cong quẹo.
Đó là lương tâm xấu. Nếu ước ao phụng sự trước mặt Đức Chúa Trời và trở thành
người cầu nguyện thì lương tâm chúng ta phải ngay thẳng. Nếu vợ hay em trai tôi
hay thậm chí tôi có lỗi, tôi phải lên án lỗi lầm đó. Hãy vẽ một đường thẳng và
phải rất ngay thẳng để bất kể ai, điều gì, ở đâu hay khi nào, nếu bất cứ hành động
nào vượt qua lằn ranh này đều bị xem là sai. Đây là lương tâm không thiên vị,
lương tâm tốt.
Khi sứ đồ
Phao-lô viết hai Thư Tín cho Ti-mô-thê thì Hội Thánh ở trong tình trạng rất suy
thoái, và nhiều điều ở trong sự tối tăm. Vào một thời điểm nào đó, vị sứ đồ đặc
biệt nói về lương tâm. Lúc đó, nói theo quan điểm con người, để xét xử bất cứ
điều gì đòi hỏi một người phải xem lương tâm là tiêu chuẩn. Tranh luận, tranh
cãi và bàn cãi đều vô ích. Anh em chỉ cần kiểm tra lương tâm mình.
Cách đây hơn 30
năm, tôi luôn chạm trán với sự chống đối bên ngoài về lẽ thật và về các bài giảng
của tôi. Sau khi giảng, tại sao ông ấy nói bài giảng đó của tôi sai? Vì lương
tâm của ông ấy không ngay thẳng, và bài giảng cụ thể nào đó đã giảng ra chạm đến
vấn đề tài sản của ông ấy trước mặt Chúa. Nếu là người sống tuyệt đối vì Chúa
và dâng mình hoàn toàn, chắc chắn ông ấy sẽ có lương tâm ngay thẳng. Nếu nói
theo lương tâm ngay thẳng, ông ấy phải thừa nhận rằng bài giảng của tôi là đúng
đắn. Nhưng vì ông ấy ở trong tình trạng phiền muộn và thất bại trước mặt Đức
Chúa Trời nên lương tâm của ông bị méo mó, bóp méo sự thật, và ông đã bào chữa
cho mình. Do đó, ông không thể nói theo lương tâm ngay thẳng.
Phần chính xác
nhất bên trong một người là lương tâm của người ấy. Nhưng khi con người ở trong
tình trạng sa ngã, tối tăm thì sự tối tăm và suy thoái sẽ ảnh hưởng đến lương
tâm con người, làm cho nó bị biến dạng. Khi Hội Thánh hoàn toàn ở trọng sự sáng
và bước đi theo lẽ thật thì không có nan đề. Nhưng khi Hội Thánh suy thoài và
sa ngã, dẫn đến sự lộn xộn thì việc rao giảng lẽ thật sẽ không ích lợi bao
nhiêu. Vì nếu lương tâm bị lộn xộn, và người ấy xa cách Chúa thì làm thế nào
người ấy chiến đấu cho lẽ thật? Chính trong tình trạng như vậy mà sứ đồ Phao-lô
viết các Thư Tín cho Ti-mô-thê, đặc biệt chỉ ra vấn đề lương tâm. Nhiều người đến
tranh luận với chúng tôi về một lẽ thật nào đó. Cuối mỗi cuộc tranh luận, chúng
tôi chỉ nói: “Thưa anh, vì ở trong thời đại tối tăm ngày nay nên mỗi con cái của
Đức Chúa Trời phải sống trước mặt Chúa bằng lương tâm mình”. Lúc chúng tôi nói
như vậy, những người đó không còn tranh luận với chúng tôi nữa. Lúc chúng tôi
chạm đến lương tâm của người ấy, và người ấy không có điều gì để nói nữa. Vì bất
kể tình huống nào đều luôn có một tiêu chuẩn trong lương tâm con người. Tuy
nhiên, con người thường không duy trì một lương tâm tốt đủ. Đúng ra, con người
thường đi ngược với lương tâm mình, bẻ cong nó, vì vậy, tạo ra một lương tâm xấu.
Trong suốt thời kỳ suy thoái của Hội Thánh, anh em và tôi cần tự rèn luyện mình
để không đi theo thời đại cong quẹo này hay bước đi theo sự suy thoái của Cơ-đốc
giáo. Đúng ra, chúng ta phải duy trì một lương tâm ngay thẳng, bình thường,
đúng đắn và tốt. Như thế, chúng ta mới có thể là một người cầu nguyện đúng đắn.
III. MỘT LƯƠNG TÂM KHÔNG BỊ CÁO TRÁCH
- LƯƠNG TÂM KHÔNG CÓ TỘI
---Một lương tâm không bị cáo
trách là lương tâm không có tội lỗi.
Không có tội nghĩa là mọi việc
làn sai trái bị lương tâm lên án thì đã được xử lý trước mặt Đức Chúa Trời và bị
kết án trong lương tâm nữa. Điều nầy được bày tỏ trong Công Vụ 24:16 qua những
lời này: “Cũng nhờ đó mà tôi hằng dồi mình cho có lương tâm không trách móc được
đối với Đức Chúa Trời và người ta”. Một khi phạm lỗi, anh em nên xử lý nó ngay
để không có sự vi phạm, tội lỗi hay vết thơ trên lương tâm anh em. Lương tâm
anh em không nên bị kết án trước mặt Đức Chúa Trời nên bị buộc tội trước mặt
con người.
---Lương tâm anh em nên đáp ứng
cách rõ ràng khi được chạm đến.
Thưa anh em, đây
là vấn đề rất nghiêm trọng. Anh em có thể lừa mọi người khác, nhưng xin nhớ rằng,
anh em không bao giờ có thể lừa lương tâm của mình. Đặc biệt trong những lúc Hội
Thánh suy thoái và rối loạn, nhiều người thích tranh luận vể giáo lý và bàn cãi
những vấn đề về việc phụng sự Đức Chúa Trời. Nếu có lương tâm không bị cáo
trách và xử lý triệt để mọi điều trước mặt Đức Chúa Trời thì khi anh em tranh
luận với người khác, sẽ có một sự đáp ứng rõ ràng và xác quyết bên trong anh
em. Nhưng giả sử anh em không vâng theo ánh sáng mình đã thấy, hay không đáp ứng
yêu cầu nào đó của Đức Chúa Trời, hay không sẵn sàng từ bỏ điều gì đó khi Đức
Chúa Trời hỏi. Khi đó sẽ có sự vi phạm trong lương tâm anh em và anh em không
thể nói những lời có trọng lượng và gợi lên một sự đáp ứng rõ ràng, xác quyết
bên trong.
Đôi khi chính
chúng ta cũng giống như vậy, vì chúng ta không sẵn sàng đáp ứng sự đòi hỏi nào
đó của Đức Chúa Trời nên tạo ra một vi phạm trong lương tâm chúng ta. Sự vi phạm
này trở thành một khe nứt bên trong chúng ta. Cho dù chúng ta hát và cung ứng,
nhưng linh chúng ta không mạnh, những lời cầu nguyện và sự phát ngôn của chúng
ta không có âm thanh trong sáng. Rồi một ngày kia, bởi ân điển của Đức Chúa Trời,
chúng ta xử lý sự vi phạm cụ thể đó và đáp ứng với đòi hỏi Đức Chúa Trời. Ngay
lập tức, sự vi phạm trong lương tâm chúng ta ra đi, âm thanh cầu nguyện thay đổi
và khi chúng ta lại đứng lên làm chứng, thì có một sự xác quyết bên trong, tức
là một lương tâm không bị cáo trách.
Ngày nay trong sự
suy thoái của Hội Thánh, người phụng sự Đức Chúa Trời không dễ gì giữ lương tâm
mình không bị cáo trách. Phao-lô đã nói như vậy khi ông bị xét xử. Vào thời điểm
đó, không chỉ quyền lực thế giới đang chống lại ông mà các nhà lãnh đạo Do-thái
giáo cũng liên tục dùng Lời Đức Chúa Trời và kinh Luật Cựu Ước để kết án ông… Để
Phao-lô giữ lương tâm ông không bị cáo trách trước mặt Đức Chúa Trời thì không
phải là điều dễ. Ông có thể đứng trước các quan chức ngoại bang và những lãnh đạo
Do-thái, tức là cả nhóm chính trị lẫn nhóm tôn giáo, và nói lớn tiếng rằng:
“Cũng nhơn đó mà tôi hằng giồi mình cho có lương tâm không trách móc được đối với
Đức Chúa Trời và người ta”. Về chính trị, ông vô tội; về tôn giáo, tức Kinh Luật
của Do-thái giáo, ông cũng không mắc lỗi. Lương tâm ông trước mặt Đức Chúa Trời
thật vững chắc, không có lỗ hỗng. Không có kẽ nứt, lỗ hổng, sự vi phạm, tội lỗi,
tội, hay lời cáo buộc nào trong lương tâm ông. Ông có thể đứng trước cả hai
nhóm người đó và nói cách rõ ràng và có trọng lượng.
Những lãnh đạo
Do-thái giáo có một lương tâm sai trái trước mặt Đức Chúa Trời. Nếu Phao-lô chất
vấn họ, thì chỉ một sự cắn rứt nhẹ và nhỏ cũng chứng tỏ rằng họ có lương tâm xấu.
Vì lương tâm của Phao-lô đã được xử lý trước mặt Đức Chúa Trời nên ông có thể
nói rằng lương tâm ông không bị cáo trách; do đó, ông là người phụng sự Đức
Chúa Trời và cũng là người cầu nguyện. Lương tâm ông đang nâng đỡ ông vì không
có vết nhơ trong đó. Bởi sự tẩy sạch của huyết quí báu, chúng ta phải giữ cho
lương tâm mình không bị cáo trách để chúng ta có thể là người cầu nguyện.
IV.
MỘT LƯƠNG TÂM TRONG SẠCH, THUẦN KHIẾT
Chúa Jesus phán:
“Phước cho kẻ có lòng thuần khiết” (Math. 5:8). Lời này không chỉ nói đến lòng
trong sạch mà còn nói đến lòng thuần khiết. Chúng ta cũng cần có một lương tâm
trong sạch, thuần khiết. Trong 2 Ti-mô-thê 1:3, Phao-lô nói rằng ông phụng sự Đức
Chúa Trời bằng một lương tâm thuần khiết. Đây không chỉ là lương tâm trong sạch.
Một điều gì đó trong sạch thì không nhất thiết là thuần khiết, vì có thể sự pha
trộn trong đó. Chẳng hạn, nếu anh em đặt một miếng thép và một miếng gỗ lại với
nhau rồi rủa sạch thật kỹ, chúng sẽ sạch nhưng không thuần khiết. Chúng ta cần
phải có một lương tâm thuần khiết cũng như trong sạch.
Giả sử ai đó xin
Đức Chúa Trời nhiều điều đúng đắn, nhưng người ấy không tìm kiếm Đức Chúa Trời
cách tuyệt đối trong lương tâm mình và không có cảm nhận về sự định tội. Loại
lương tâm này có thể trong sạch, nhưng không thuần khiết đủ. Một người có thể
vì Đức Chúa Trời và đồng thời cũng vì công tác Phúc Âm –rao giảng Phúc Âm thành
công, công tác và kết quả. Những điều này không xấu cũng không ô uế, nhưng ý định
bên trong người ấy có thể không thuần khiết. Có thể người ấy vẫn mong muốn những
điều khác ngoài Đức Chúa Trời. Kết quả trong sự ra giảng Phúc Âm, có quyền năng
trong việc thực hiện công tác, và có sự lan rộng và gia tăng trong sự dẫn dắt Hội
Thánh –những điều này tốt, nhưng động cơ đằng sau chúng có thể là không thuần
khiết. Điều này ngụ ý đến lương tâm không thuần khiết.
Có một lương tâm
thuần khiết nghĩa là gì? Nghĩa là anh em có thể nói với Đức Chúa Trời rằng: “Đức
Chúa Trời ơi, con chỉ muốn Ngài và không muốn điều gì khác. Thậm chí con không
quan tâm đến công tác Phúc Âm, quyền năng cho công tác, kết quả của công tác,
hay sự lan rộng và gia tăng Hội Thánh. Con chỉ muốn Ngài”. Lương tâm như vậy là
một lương tâm thuần khiết. Trong sự suy thoái của Hội Thánh, qua các Thư Tín gởi
cho Ti-mô-thê, Phao-lô nói về lương tâm thuần khiết cũng như lương tâm tốt. Ông
nói rằng ông lấy lương tâm thuần khiết mà phụng sự Đức Chúa Trời. Lương tâm ông
chỉ tìm kiếm Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì ngoài Đức Chúa Trời đều không có chỗ
trong ông. Ông là người phụng sự Đức Chúa Trời bằng một lương tâm thuần khiết đến
mức như vậy.
Một số người kết
án cách nghiêm khắc công tác của họ trước mặt Đức Chúa Trời. Điều này không có
nghĩa là công tác của họ không thành công. Trái lại, công tác của họ rất có hiệu
quả. Rất nhiều người được cứu và nhiều người được sự giúp đỡ. Nhưng một ngày nọ
khi ánh sáng của Đức Chúa Trời chiếu trên họ, họ sẽ nói với Chúa: “Ôi Chúa, những
điều này hầu như đã thay thế Ngài và cướp mất vị trí của Ngài trong con. Bên
trong, con không thuần khiết, đơn thuần, hay tuyệt đối với Ngài. Con còn tìm kiếm
nhiều điều khác hơn Ngài”, Những người như vậy, khi anh em gặp họ, anh em sẽ có
một cảm nhận sâu xa rằng họ là những người như vậy, khi anh em gặp họ, anh em sẽ
có một cảm nhận sâu xa rằng họ là những người sống trước mặt Đức Chúa Trời và
lương tâm của họ thì thuần khiết. Xin nhớ rằng chỉ nhũng người như vậy mới có
thể làm việc cho Đức Chúa Trời, và kết quả thật của công tác sẽ được lộ ra qua
họ. Nhưng những ai chỉ quan tâm đến kết quả công tác thì có thể không luôn luôn
có kết quả. Và những ai tìm kiếm quyền năng để rao giảng Phúc Âm có thể không
nhất thiết nhận được quyền năng. Kết quả thật và quyền năng thật ở với những
người chỉ quan tâm đến chính Đức Chúa Trời, vì kết quả và quyền năng là chính Đức
Chúa Trời. Những người như thế có một lương tâm thuần khiết bên trong họ. Vì vậy,
họ có thể phụng sự Đức Chúa Trời.
Anh em cần hiều
hoàn cảnh vào thời điểm Phao-lô viết Thư Tín thứ hai cho Ti-mô-thê. Nếu ông
không chọn một mình Ngài thì ông sẽ không thể đứng vững lúc đó. Vì vào thời điểm
đó ông đã mất mọi sự. Các Hội Thánh ở A-si, mà đã nhận sự giúp đỡ lớn nhất từ
ông, đã lìa bỏ ông. Ngay cả Đê-ma, đồng công của ông, vì yêu mến đời này cũng
đã từ bỏ và đi đến Tê-sa-lô-ni-ca. Tất cả những người gần gũi ông đã lìa bỏ ông
để ông một mình trong tù. Ông phải tự mình giải quyết vấn đề biện hộ cho mình.
Tuy nhiên, ông không ngã lòng vì ông biết khát vọng của ông là gì. Ông không
khao khát Hội Thánh cũng không khao khát công tàc, mà chỉ khao khát chính Đức
Chúa Trời. Do đó, dù hoàn cảnh hoàn toàn tiêu cực, nhưng ông vẫn kiên định.
Lương tâm ông không chỉ trong sạch mà còn thuần khiết.
Nếu lương tâm
chúng ta thuần khiết đến mức như vậy, chúng ta cũng sẽ kết án mọi điều ở ngoài
Đức Chúa Trời. Không những kết án những điều ác mà cũng kết án những điều thiện,
vì chúng ta biết những điều đó không phải là chính Đức Chúa Trời. Điều chúng ta
tìm kiếm không phải là công tác, các phước hạnh, hay Hội Thánh của Đức Chúa Trời.
Điều chúng ta khao khát là chính Đức Chúa Trời. Khi ấy lương tâm chúng ta không
chỉ trong sạch mà còn thuần khiết. Đây là lời Phao-lô sử dụng khi viết Thư Tín
thứ hai cho Ti-mô-thê. Vào lúc đó, ông không chỉ bị người ngoại bang khước từ
mà còn bị các Hội Thánh và những đồng công của ông từ bỏ. Dù mọi người lìa bỏ
ông, nhưng ông biết rằng Chúa không lìa bỏ ông. Do đó, trong giờ thử thách như
vậy, ông có thể nói rằng ông phụng sự Đức Chúa Trời bằng một lương tâm thuần
khiết.
Thưa anh chị em,
có thề nhiều lần Đức Chúa Trời không nghe lời cầu nguyện của chúng ta. Ban đầu,
anh em có thể cầu nguyện cho mười điều và biết Đức Chúa Trời đáp lời từng điều
một. Nhưng dần dần anh em không thể cầu nguyện cho nhiều điều vì biết rằng đay
không phải là những điều Đức Chúa Trời đang theo đuổi. Anh em biết rằng Ngài sẽ
không nghe lời cầu nguyện của anh em cho những điều như thế. Nếu không xử lý lương tâm để trở
nên thuần khiết, anh em sẽ nói: “Ô, tại sao tôi phải cầu nguyện? Dù sao Đức
Chúa Trời vẫn sẽ không nghe lời cầu nguyện tôi. Tôi không cần cầu nguyện nữa,
tôi cũng không cần phải phụng sự Đức Chúa Trời”. Nhưng nếu lương tâm anh em thuần
khiết đến mức không quan tâm đến bất cứ điều gì ngoài chính Đức Chúa Trời, thì
trong hoàn cảnh này anh em sẽ không lằm bằm Đức Chúa Trời. Thay vì thế, anh em
sẽ nói với Ngài rằng: “Đức Chúa Trời ơi, con cảm tạ và ngợi khen Ngài vì Ngài
không đáp lời cầu nguyện đó của con, vì điều con cầu xin lúc đó không phải là
chính Ngài. Dù đó là điều tốt và không có tội, nhưng vẫn không phải là điều
Ngài muốn”. Khi lương tâm anh em trong sạch và thuần khiết đến mức như vậy, anh
em có thể là người cầu nguyện rất sâu sắc, rất đúng đắn.
Ngày nay nhiều lời
cầu nguyện của chúng ta không sâu sắc hay đúng đắn đủ. Chúng ta giống như trẻ
con xin cha mẹ mình bất cứ điều gì mình muốn. Trong quá khứ, cha mẹ chúng ta
nghĩ rằng chúng ta còn nhỏ nên cho chúng ta những điều nào đó theo những gì
chúng ta xin. Điều này cũng đúng trong kinh nghiệm của chúng ta với Chúa. Nhưng
dần dần, vì lớn lên trước mặt Chúa nên chúng ta không còn cầu nguyện theo ý muốn
của mình. Trong một số trường hợp, chúng ta không thể mở miệng và xin. Trong những
trường hợp khác, khi Chúa không đáp lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta không
còn phàn nàn nữa. Đúng ra, chúng ta cảm tạ vì biết rằng Đức Chúa Trời sẽ không
bao giờ cho chúng ta những điều đó là những điều ở ngoài Ngài. Vì vậy, để làm một người cầu nguyện sâu hơn
đúng đắn có liên hệ rất nhiều đến việc có một lương tâm thuần khiết.
V. TẨY SẠCH LƯƠNG TÂM
Bất kể tự rèn
luyện mình bao nhiêu để có lương tâm tốt và thuần khiết, chúng ta vẫn cần tẩy sạch
lương tâm hằng ngày. Điều này là vì chúng ta vẫn còn ở trong sáng tạo cũ, trong
xác thịt và trong thời đại gian ác, ô uế này. Chúng ta hoàn toàn không biết
trong một ngày chúng ta đã bị ô uế và phạm tội bao nhiêu lần. Sự ô uế và tội lỗi
trong lương tâm chúng ta chỉ có thể được rửa sạch bởi huyết Jesus. Điều này là
theo Hê-bơ-rơ 10:22: “Vì đã có lòng được rảy khỏi lương tâm xấu”.
Càng cầu nguyện
trước mặt Đức Chúa Trời, càng nhận thức sự cần thiết của huyết. Nhận thức nhu cầu
về huyết hoàn toàn là cảm nhận trong lương tâm chúng ta. Nếu không sống trước mặt
Đức Chúa Trời nhiều hay cầu nguyện nhiều, anh em sẽ không thể cảm nhận nhu cầu
khẩn cấp của huyết. Chính khi anh em thực sự sống trước mặt Đức Chúa Trời thì lời
trong 1 Giăng 1:7-9 sẽ ứng nghiệm trong anh em cách hiệu quả. Đức Chúa Trời là
Sự Sáng. Càng ở trong Sự Sáng, anh em sẽ càng biết rõ mình đã xúc phạm người
nào đó, hay đã sai trật trong vấn đề nào
đó. Anh em cũng sẽ nhận thức rằng mình bị ô uế khi tiếp xúc với ai đó, và cảm
thấy mắc tội trong những động cơ và ý tưởng nào đó. Anh em có mọi loại cáo buộc
trong lương tâm mình. Tất cả những điều này là những sự vi phạm của lương tâm.
Vào lúc như vậy, nếu anh em không áp dụng huyết thì lương tâm anh em sẽ trở nên
ô uế. Một người càng cầu nguyện, đến gần Đức Chúa Trời và sống trong sự cầu
nguyện và tương giao, người ấy sẽ càng cảm nhận sự cần thiết tuyệt đối của huyết.
Người ấy sẽ là người luôn kinh nghiệm sự tẩy sạch của huyết.
Hễ khi nào một
người đến trước mặt Đức Chúa Trời, người ấy phải luôn luôn trải qua Bàn Thờ và
huyết. Theo hình bóng trong Cựu Ước, hễ người nào có ý định bước vào Nơi Chí
Thánh để đến gần Đức Chúa Trời thì trước hết phải dâng sinh tế và đổ huyết tại
Bàn Thờ. Sau đó, người ấy có thể đem huyết trong của lễ chuộc tội vào Nơi Chí
Thánh và rảy huyết trước mặt Đức Chúa Trời. Điều này có nghĩa là mỗi lần đến
trước mặt Đức Chúa Trời để cầu nguyện thì lương tâm anh em cần được tẩy sạch bởi
huyết. Đang khi còn ở trong xác thịt này và trong thời đại này, không ai có thể
đến trước mặt Đức Chúa Trời để cầu nguyện bất cứ lúc nào mà không áp dụng huyết.
Nếu, thay vì áp dụng huyết, anh em tin cậy vào việc lành của mình thì lương tâm
anh em sẽ không thể mang chứng cớ. Sẽ luôn luôn có sự ô uế hay điều tội lỗi
trong anh em, và anh em sẽ luôn phạm lỗi hay không trung tín đủ trong vấn đề
nào đó. Nếu anh em chỉ xao lãng một chút, sẽ có sự cáo buộc trong lương tâm anh
em, và lời cáo buộc này sẽ trở thành một sự vi phạm. Vì vậy, nếu muốn loại bỏ
vi phạm này trong lương tâm, anh em phải liên tục tìm kiếm sự tẩy sạch của huyết.
VI. LƯƠNG TÂM VÀ SỰ CẦU NGUYỆN
Hê-bơ-rơ 10:22,
2Ti-mô-thê 1:3 và Công vụ 23:1 cho chúng ta thấy lương tâm hoàn toàn liên quan
đến sự cầu nguyện. Người nào có lương tâm không được tẩy sạch thì không thể cầu
nguyện vì có một sự ngăn cách giữa người ấy và Đức Chúa Trời. Người nào có
lương tâm không thuần khiết cũng không thể cầu nguyện trước mặt Đức Chúa Trời.
Một khi có lời cáo buộc hay sự kết án trong lương tâm, lập tức anh em sẽ cảm nhận
có một tấm rèm và một mạng che trong anh em. Tấm rèm này tạo nên khoảng cách
phân rẽ giữa anh em và Đức Chúa Trời,; Trong khi mạng che tạo một lớp che phủ để
anh em không thể thấy Đức Chúa Trời. Không chỉ thế, một khi lương tâm có nan đề,
khó mà có đức tin. Một khi có một lỗ thủng trong lương tâm, đức tin sẽ rò rỉ.
Khi lương tâm trở nên xấu, có sự vi phạ m không thuần khiết đủ, hay không được
tẩy sạch bởi huyết quí báu thì một người không thể cầu nguyện trước mặt Đức
Chúa Trời. anh em có thể cầu nguyện vội vàng, nhưng luôn cảm thấy rằng anh em
đang cầu nguyện phía ngoài bức màn và không bước vào trong Nơi Chí Thánh. Hơn nữa,
anh em luôn cảm thấy có một mạng che phủ trên lòng anh em. Do đó, anh em không
thể thấy ánh sáng trên mặt Đức Chúa Trời và không thấu đến Đức Chúa Trời. Dường
như có một bức tường ngăn cách hay một lớp che phủ ngăn cản lời cầu nguyện của
anh em không đến Đức Chúa Trời được. Vì vậy, để có lời cầu nguyện tốt, đúng đắn,
thấu đến Đức Chúa Trời, anh em cần xử lý
lương tâm mình cho đến khi nó trở nên tốt, không bị cáo trách, thuần khiết và
được tẩy sạch. Khi đó, vì không có sự kết án trong lương tâm nên anh em sẽ có cầu
nguyện. Do đó, có một quan hệ mật thiết giữa lương tâm và sự cầu nguyện.
VII. LƯƠNG
TÂM ĐỂ CẦU NGUYỆN
Tóm lược vài điểm
trước, chúng ta có thể thấy rằng lương tâm để cầu nguyện là lương tâm tốt, một
lương tâm không có sự vi phạm và tội lỗi, một lương tâm không bị cáo trách. Đó
cũng là một lương tâm trong sạch, thuần khiết và một lương tâm luôn được tẩy sạch
bởi huyết quí báu. Nếu có một lương tâm như vậy, khi bước vào hiện diện của Đức
Chúa Trời và cầu nguyện, anh em sẽ cảm nhận rằng mình đang ở trước mặt Ngài,
trong ánh sáng của mặt Ngài, và không có tấm rèm ngăn cách hay bức màn che phủ
nào.
Hễ khi nào đến
trước mặt Đức Chúa Trời để cầu nguyện, anh em phải xử lý lương tâm mình cách
đúng đắn và chi tiết. Sau khi xử lý theo cách như vậy, anh em có thể dạn dĩ đến và cầu nguyện với Đức Chúa Trời bằng
một lương tâm trong sạch, thuần khiết –một lương tâm không bị cáo trách, một
lương tâm tốt. Anh em biết mình đã đi xuyên qua bức màn và không còn sự ngăn
cách nào giữa anh em và Đức Chúa Trời.
Anh em cũng biết rằng không có mạng che, không có vật che đậy trong anh em. Anh
em ở trong hiện diện của Đức Chúa Trời, trong ánh sáng của mặt Ngài, và có sự
tương thông tuôn chảy tự do giữa anh em và Đức Chúa Trời. Lúc đó, lương tâm anh
em sẽ có thể cầu nguyện cách dạn dĩ, đầy quyền năng và tin quyết. Lương tâm anh
em sẽ xác quyết và nâng đỡ sự cầu nguyện của anh em. Hơn nữa, vì có sự tuôn chảy
tự do và hòa quyện như thế giữa anh em và Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời có thể
xức dầu anh em bằng khát vọng của lòng Ngài. Bởi đó, khát vọng của Ngài trở nên
khát vọng của anh em và cảm xúc của Ngài trở nên cảm xúc của anh em. Ngài cầu
nguyện trong anh em, và anh em cầu nguyện trong Ngài. Do đó, nếu muốn cầu nguyện,
chúng ta cần có một lương tâm có thể làm cho chúng ta cầu nguyện.