Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI MỘT



Cảm tạ Chúa biết bao vì Ngài đã ban cho chúng ta kỳ huấn luyện này, là kỳ huấn luyện đề cập đến đời sống Cơ-đốc bình thường và nếp sống Hội Thánh đúng đắn. Chúng ta sẽ tập trung tất cả sự chú ý vào vấn đề đời sống Cơ-đốc và nếp sống Hội Thánh. Điều này có nghĩa là mục đích của chúng ta không phải huấn luyện về giáo lý mặc dầu vẫn cần biết những lẽ thật cơ bản và những nguyên tắc từ Lời thần thượng. Trọn kỳ huấn luyện này sẽ dành cho Sách La-mã. Chúng ta cần nghiên cứu thấu đáo Bản Kinh Thánh Khôi Phục về Sách La-mã. Bài này như là lời nói đầu cho Sách La-mã.
I. VỊ TRÍ CỦA SÁCH LA-MÃ TRONG KINH THÁNH
Trước hết, chúng ta cần biết vị trí của Sách La-mã trong Kinh Thánh. Để biết điều này, chúng ta cần xem xét toàn bộ Kinh Thánh.
A. Kinh Thánh
-Chuyện Tình Của Cặp Vợ Chồng Hoàn Vũ
Kinh Thánh là một chuyện tình. Trước đây anh em có bao giờ nghe điều này chưa? Điều này nghe có vẻ trần tục và không mang tính tôn giáo. Tuy nhiên, nếu hiểu thấu tư tưởng sâu sắc của Kinh Thánh, anh em sẽ nhận thức rằng theo một ý nghĩa thuần khiết nhất và thánh khiết nhất, Kinh Thánh là chuyện tình của một cặp vợ chồng hoàn vũ.

1. Chú Rể Là Đức Chúa Trời Trong Đấng Christ
Người nam trong cặp vợ chồng này là chính Đức Chúa Trời. Mặc dầu là Thân Vị thần thượng, nhưng Ngài muốn làm người nam trong cặp vợ chồng hoàn vũ này. Sau một tiến trình dài, chính Đức Chúa Trời đã tr nên Đấng Christ là Chú Rể.
2. Cô Dâu
Là Những Người Được Cứu Chuộc Của Đức Chúa Trời
Người nữ trong cặp vợ chồng này là một người tập thể, tức những người được Đức Chúa Trời cứu chuộc, bao gồm tất cả các thánh đồ thời Cu Ước và Tân Ước. Sau một tiến trình dài, con người tập thể này trở nên Giê-ru-sa-lem Mới là Cô Dâu.
3. Chuyện Tình Này Trong Cựu Ước
Nhiều chỗ trong Cựu Ước nói về chuyện tình thánh này.                                                                                     
a. Câu Chuyện Về Một Cuộc Hôn Nhân
Ngay sau phần ghi lại sự sáng tạo của Đức Chúa Trời, chúng ta thấy một câu chuyện hôn nhân (Sáng. 2:21-25). Trong cuộc hôn nhân này, A-đam, hình bóng về Đấng Christ, là chồng, còn Ê-va, hình bóng về Hội Thánh, là vợ. Trong Ê-phê-sô chương 5, chúng ta thấy A-đam và Ê-va tượng trưng cho cặp vợ chồng này -Đấng Christ và Hội Thánh. Hình bóng về A-đam và Ê-va nói lên rằng hai người trong cặp vợ    chồng hoàn vũ này phải ra từ cùng một nguồn. Đức Chúa Trời dựng nên một người là A-đam, còn người vợ ra từ người này. Đức Chúa Trời không tạo nên Ê-va cách riêng biệt; bà ra từ A-đam. Ê-va được tạo nên từ một cái xương sườn, một khúc xương, ra từ A-đam, cho thấy rằng cả A-đam và Ê-va đều ra từ cùng một nguồn. Trong căp v chồng hoàn vũ này, vợ phải ra từ chồng. Cũng vy, Hôi Thánh phải ra từ Đấng Christ. Hai người trong cặp vợ chồng này phải ra từ cùng một nguồn. Họ cũng phải có cùng một bản chất. Hơn nữa, họ phải chia sẻ cùng một sự sng. Bản chất và sự sng của A-đam cũng là bản chất và sự sng của Ê-va. Ê-va có cùng sự sống và bản chất như A-đam. Hai con người trong cặp vợ chồng này thuộc về cùng một nguồn, cùng một bản chất, và có cùng một sự sng. Chắc chắn họ cũng có cùng một nếp sng. Họ sống chung. Ê-va sống cạnh A-đam và sng với A-đam, A-đam sống cạnh Ê-va và sng với Ê-va.
Cặp vợ chồng này là bí mật của vũ trụ. Bí mật của cả vũ trụ là: Đức Chúa Trời và những người được chọn của Ngài là một cặp vợ chồng. Ha-lê-lu-gia! là những người được chọn của Đức Chúa Trời, chúng ta và Đức Chúa Trời ra từ cùng một nguồn, có cùng một bản chất, và có cùng một sự sng. Bây giờ, chúng ta cũng cần có cùng một nếp sống. Chúng ta không đang sống bởi chính mình hay cho chính mình; chúng ta đang sống với Đức Chúa Trời và vì Đức Chúa Trời, còn Đức Chúa Trời đang sng với chúng ta và vì chúng ta. Ha-lê-lu-gia!
b. Đức Chúa Trời Là Chồng Và Dân Ngài Là Vợ
Trong Cựu Ước, có vài chỗ Đức Chúa Trời tự xưng là Chồng, và gọi dân Ngài là Vợ (Ês. 54:5; 62:5; Giê 2:2; 3:1,14; 31:32; Êxê. 16:8; 23:5; Ôs. 2:7,19). Đức Chúa Trời mun làm Chồng và cũng muốn dân Ngài làm Vợ Ngài. Nhiều lần, các tiên tri nói về Đức Chúa Trời là Chồng, và nói về dân Ngài là Vợ. Nói theo loài người, chúng ta luôn luôn nghĩ về Đức Chúa Trời như là Đấng Toàn Năng theo cách tôn giáo, cảm thấy bị bắt buộc phải thờ phượng Ngài. Nhưng những anh em đã lập gia đình có mong vợ mình làm như vậy không? Giả sử vợ anh em nghĩ anh em là một người vạm vỡ, một người khổng lồ, và đến gần anh em cách tôn kính, cúi đầu, quì xuống thờ lạy anh em. Anh em sẽ nói gì? Anh em sẽ nói: “Bà vợ ng ngẩn kia, tôi không cần một người thờ phượng như vậy. Tôi cần một người vợ yêu dấu ôm tôi và hôn tôi. Chỉ cần em hôn tôi, tôi sẽ như bay bỗng lên mây”. Tất nhiên, Đức Chúa Trời của chúng ta là Đức Chúa Trời Toàn Năng, và chúng ta, là tạo vật của Ngài, phải thờ phượng Ngài. Nhiều câu Kinh Thánh nói về sự thờ phượng Đức Chúa Trời như vậy. Tuy nhiên, anh em có bao giờ đọc trong Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên và Ô-sê thấy rằng Đức Chúa Trời mun làm một người Chồng không? Vào thời xưa, dân của Đức Chúa Trời xây Đền Thờ và thiết lập một hệ thống thờ phượng hoàn chỉnh với chức vụ tế lễ và các sinh tế. Một ngày nọ, Đức Chúa Trời can thiệp vào và phán qua Ê-sai rằng: Ta chán những điều này. Ta mệt mỏi với những sinh tế của các ngươi. Ta muốn các ngươi yêu Ta. Ta là Chồng của các ngươi, và các ngươi phải là Vợ Ta. Ta muốn có cuộc sống hôn nhân. Ta cô đơn. Ta cần các ngươi. Tuyển dân của Ta ơi, Ta cần các người làm Vợ Ta”.
c. Chuyện Tình Trọn Vẹn Trong Sách Nhã Ca
Trong 39 Sách của Cựu ước, có một Sách gọi là Nhã Ca. Nhã Ca không phải là một chuyện tình tầm thường mà là một chuyện tình tuyệt vời. Anh em có bao giờ đọc một chuyện tình nào như Sách Nhã Ca chưa? Theo tôi, Nhã Ca là chuyện tình đẹp nhất, nói về hai người yêu nhau. Mặc dầu tôi không thích dùng từ yêu nhau” nhưng tôi không thể phủ nhận sự thật này. Trong Sách Nhã Ca, chúng ta thấy một người nữ yêu một người nam, cô nói: Nguyện người ấy hôn tôi bằng cái hôn của miệng người. Tôi khao khát điều này”. Ngay lập tức, người yêu dấu của cô ở bên cạnh, và đại từ người ấy” được đổi thành “chàng” (Nhã. 1:2-3). “Danh chàng ngọt ngào, ái tình chàng hơn rượu. Hãy kéo tôi, hi người yêu dấu. Đừng dạy tôi, hãy kéo tôi. Tôi không cần mục sư hay truyền đạo. Tôi không cần trưởng lão hay thậm chí sứ đồ. Tôi cần chàng kéo tôi. Hãy kéo tôi, chúng tôi sẽ chạy theo chàng”. Thật là một chuyện tình!
Trong trường hợp A-đam và Ê-va, chúng ta thấy cặp vợ chồng này có cùng một nguồn, một bản chất, một sự sng, và một nếp sống. Trong Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên và Ô-sê, chúng ta thấy Đức Chúa Trời muốn có một người Vợ chung sống với Ngài. Đức Chúa Trời ao ước cuộc sng hôn nhân, có thần tính sống chung với nhân tính. Nhưng dân Ngài làm Ngài thất vọng. Tuy nhiên, trong Sách Nhã Ca, chúng ta thấy một cuộc sống hôn nhân thật sự. Bí quyết của chuyện tình ấy là gì? Bí quyết ấy là người vợ phải nhận chồng mình không chỉ như sự sống và nếp sống, mà còn như thân vị.
Như trong Kỳ Huấn Luyện Bất Thường vào năm 1972, chúng tôi đã chỉ rõ rằng Chúa dùng một vài hình thái tu từ để mô tả đặc tính của người tìm kiếm Ngài trong Sách Nhã Ca khi nàng trải qua những giai đoạn khác nhau trong sự lớn lên của sự sống. Hình ảnh đầu tiên Ngài dùng là đàn ngựa cái (Nhã. 1:9). Ngựa mạnh mẽ, đầy năng lực, đầy cá tính, và theo đuổi một mục đích xác định riêng. Dần dần, do sự hành động của tình yêu, người tìm kiếm này thay đổi từ đàn ngựa cái sang một đóa hoa huệ thơm ngát, xinh đẹp và đang trổ hoa (Nhã. 2:2). Người tìm kiếm Ngài trở nên một đóa hoa huệ không có ý mun, không có tình cảm hay thân vị. Cuối cùng, nàng trở nên một cây trụ. Mặc dầu từ cây trụ chỉ về một điều gì đó mạnh mẽ, nhưng người tìm kiếm Ngài được ví sánh với một trụ khói (Nhã. 3:6), không phải một trụ cẩm thạch. Nàng là trụ khói đứng thẳng và vững vàng trong vũ trụ; nhưng nàng rất uyển chuyển. Tôi thích thấy những người vợ trẻ làm trụ khói và nói: “Ý muốn của tôi ở trong lòng chồng tôi, tình cảm của tôi ở trong anh ấy, và tâm trí của tôi ở trong đầu anh ấy. Tôi chỉ là trụ khói”. Trụ khói không có thân vị riêng, không có tâm trí, tình cảm, ý chí riêng. Khi người chồng nói với người vợ ấy rằng: “Chúng ta hãy đi”, nàng sẽ vâng lời ngay lập tức. Trái lại, nếu chồng nói: “Chúng ta hãy ở đây cho đến đời đời” thì cũng không có nan đề gì. Tuy nhiên, những lời tường thuật tôi nhận được về những cặp vợ chồng trẻ hoàn toàn khác điều này. Nếu người chồng nói: “Chúng ta hãy đi” thì người vợ không chịu đi. Nếu người chồng nói: “Chúng ta hãy ở lại” thì người vợ nằng nặc đòi đi. Nàng còn là con ngựa hoang ở Ai-cập, kéo xe ngựa của Pha-ra-ôn. Một chị em như vậy có thể tìm kiếm Chúa, nhưng kéo theo Pha-ra-ôn. Chị cần được tháo bỏ gánh nặng. Bằng cách nào? Bằng cách đánh mất tâm trí, ý chí và tình cảm của mình và trở nên trụ khói.
Cuối cùng, người tìm kiếm trong Nhã Ca trở nên cái kiệu khiêng người yêu dấu của mình (Nhã. 3:9). Nàng không còn có thân vị riêng; người yêu dấu của nàng, là Đấng Christ là Chúa, bây giờ là Thân Vị bên trong nàng. Chính nàng là cái kiệu mang Thân Vị Đấng Christ. Về sau, người tìm kiếm này trở nên khu vườn trồng một điều gì đó để làm thỏa mãn người yêu dấu của nàng (Nhã. 4:12-13). Cuối cùng, nàng trở nên thành phố (Nhã. 6:4), là Giê-ru-sa-lem Mới (Khải. 21:2), không có thân vị riêng, nhưng có Thân Vị Đấng Christ mạnh mẽ bên trong nàng. Ngợi khen Chúa! Đó là chuyện tình thánh.
4. Chuyện Tình Này Trong Tân ước
Bây giờ, chúng ta cần xem xét chuyện tình này như được trình bày trong Tân Ước.
a. Đấng Christ Là Chú Rể Trong Các Sách Phúc Âm
Dĩ nhiên, các Sách Phúc Âm cho chúng ta một bản ký thuật đầy đủ về Đấng Christ là Đấng Cứu Rỗi. Tuy nhiên, anh em có nhận thấy bn Sách Phúc Âm cũng cho biết Đấng Christ đã đến như Chú Rể (Mat. 9:15; Mác 2:19; Lu. 5:34; Gi. 3:29) không? Ngài đã đến đón Cô Dâu của Ngài. Khi các môn đồ của Giăng Báp-tít thấy nhiều người bỏ Giăng để theo Chúa Jesus, Giăng bảo họ đừng bối rối, Đấng Christ là Chú Rể, và mọi sự gia tăng đều thuộc về Ngài (Gi. 3:30). Chú Rể đã đến đón Cô Dâu. Cô Dâu là gì? Cô Dâu là sự gia tăng của Đấng Christ. Sách Phúc Âm nào cũng trình bày Đấng Christ là Chú Rể đến đón Cô Dâu.
b. Chồng Và Vợ Trong Các Thư Tín
Trong Các Thư Tín, Đấng Christ và Hội Thánh được trình bày là chồng và vợ (Êph. 5:25:32; 2Cô. 11:2). Các Thư Tín rõ ràng ví sánh Đấng Christ và Hội Thánh với chồng và vợ. Nếu biết những gì được bày tỏ trong Các Thư Tín, chúng ta sẽ thy Đấng Christ được khải thị như Người Chồng và tín đồ được khải thị như là người phôi ngẫu của Ngài, là Vợ Ngài. Chúng ta phải hiệp một với Ngài trong nguồn gốc, bản chất, sự sống và nếp sng hằng ngày.
c. Cuộc Hôn Nhân của Đấng Christ Và Dân Ngài
Trong Sách Khải Thị
Trong Sách Khải Thị, chúng ta thấy Đấng Christ có một đám cưới (Khải. 19:7) và Giê-ru-sa-lem Mới được trình bày như Vợ Ngài (Khải. 21:2,9). Trong Khải Thị chương 19, chúng ta thấy Đấng Christ sẽ dự một tiệc cưới, và trong chương 21, chúng ta thấy Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là Vợ Ngài. Trong Khải Thị chương 21 và 22, là hai chương cuối của Kinh Thánh, chúng ta thấy sự tổng kết sau cùng của cả Kinh Thánh là cặp vợ chồng hoàn vũ.
5. Cặp Vợ Chồng Hoàn Vũ Và Con Người Hoàn Vũ
Hơn nữa, Kinh Thánh cho biết cặp vợ chồng này với hai thân vị là một thịt (Sáng. 2:24; Êph. 5:31). A-đam và Ê-va là một thịt. Vì là một thịt nên họ cũng là một người. Đấng Christ và những người được chọn của Ngài là một người tập thể hoàn vũ gồm có Đấng Christ, tức người Chng, là Đầu (Êph. 4:15), và Hội Thánh, tức người Vợ, là Thân (Êph. 1:22-23). Cuối cùng, hai người trở nên một người tập thể, hoàn vũ, bao hàm tất cả. Trong Ê-phê-sô chương 5, Hội Thánh được trình bày là người vợ, và trong Ê-phê-sô chương 1, Hội Thánh được trình bày là Thân Thể của Đấng Christ. Hội Thánh là Vợ của Đấng Christ và là Thân Thể của Đấng Christ. Đấng Christ là Chồng và Đầu của Hội Thánh. Cho nên Đấng Christ và Hội Thánh là con người hoàn vũ, tập thể. Điều này là cốt lõi của sự khải thị thần thượng trong Lời Đức Chúa Trời. Cốt lõi chỉ là một cặp vợ chồng và một người: cặp vợ chồng có Đức Chúa Trời Tam-Nhất là Chồng và tuyển dân Ngài là Vợ, và một người với Đấng Christ là Đầu và tuyển dân Ngài là Thân. Đó là khải thị trung tâm của toàn bộ Kinh Thánh. Với vợ chồng, phương diện chính yếu là tình yêu, và với con người, phương diện chính yếu là sự sng. Như một cặp vợ chồng, Đấng Christ và Hội Thánh là vấn đề tình yêu, và như một người, Đấng Christ và Hội Thánh là vấn đề sự sống.
1. Những Lời Tiên Tri về Đấng Christ
Cựu ước là dự ngôn về Đấng Christ qua các lời tiên tri bằng ngôn từ rõ ràng, hình bóng, hình ảnh và bóng. Nếu đọc kỹ Cựu ước, anh em sẽ khám phá nhiều lời tiên tri sáng tỏ, rõ ràng về Đấng Christ. Cựu ước cho biết Đấng Christ do ai sinh ra, được sinh ra ở đâu, và cho biết nhiều sự kiện trong cuộc đời của Ngài. Rất nhiều câu Kinh Thánh liên quan đến những lời tiên tri về Đấng Christ. Ngoài những lời tiên tri này còn có những hình bóng, hình ảnh và bóng bày tỏ và mô tả Đấng Christ cách chi tiết. Vì vậy, Cựu Ước được xem là một khải thị về Đấng Christ (Lu. 24:27,44; Gi. 5:39).
2. Hội Thánh
Trong Những Hình Bóng, Hình Ảnh Và Bóng
Cựu Ước cũng nói trước về Hội Thánh, nhưng không bằng ngôn từ rõ ràng mà chỉ qua những hình bóng, hình ảnh, và bóng. Hội Thánh chưa bao giờ được đề cập trong Cựu Ước bằng ngôn từ rõ ràng. Trong Cựu Ước, Hội Thánh là một huyền nhiệm giấu kín (Êph. 3:3-6). Tuy nhiên, Hội Thánh được nói trước bằng nhiều hình bóng, hình ảnh, và bóng. Hình bóng và bóng của Hội Thánh chính yếu có hai loại. Loại thứ nhất bao gồm vợ của những người được tượng trưng cho Đấng Christ. Ê-va là một hình bóng về Hội Thánh (Êph. 5:31-32). Rê-bê-ca, vợ của Y-sác, cũng là một hình bóng về Hội Thánh (Sáng. 24). Ru-tơ tượng trưng cho Hội Thánh (Ru. 4), và Su-la-mít trong Nhã Ca cũng vậy (Nhã. 6:13). Trong ngôn ngữ Hê-bơ-rơ, Su-la-mít là hình thức giống cái của Sa-lô-môn. Cả Sa-lô-môn lẫn Su-la-mít đều ra từ cùng một tên, một tên là Sa-lô-môn nam và một tên là Sa-lô-môn nữ. Su-la-mít này cũng là hình bóng về Hội Thánh. Loại thứ hai bao gồm Đền Tạm và Đền Thờ, cả hai đều là hình bóng về Hội Thánh. Mặc dầu Hội Thánh không được đề cập trong Cựu Ước bằng những lời lẽ rõ ràng, sáng tỏ, nhưng vẫn được hình bóng cách đầy đủ.
C. Tân Ước Là Sự Ứng Nghiệm Của Cựu Ước
Còn về Tân Ước thì sao? Tân Ước là sự ứng nghiệm của Cựu Ước. Điều gì Cựu Ước nói trước về Đấng Christ và Hội Thánh đều được ứng nghiệm cách trọn vẹn trong Tân Ước.
1. Đấng Christ Cá Thể Trong Các Sách Phúc Âm
Bốn Sách Phúc Âm là tiểu sử sng động của một Nhân Vật kỳ diệu. Bốn Sách Phúc Âm bày tỏ một Nhân Vật kỳ diệu, là Đấng Christ cá thể, Đấng đến để làm ứng nghiệm Cựu Ước. Có lẽ anh em thường đọc các Sách Phúc Âm mà không nhận biết nhiều phương diện của Đấng Christ được bày tỏ trong đó. Hơn 60 phương diện về Đấng Christ đã được trình bày trong Phúc Âm Ma-thi-ơ và Giăng. Như chúng tôi đã nêu trong những dịp trước, trong Ma-thi-ơ chương 1, chúng ta thấy Đấng Christ Jesus, tức Giê-hô-va Đấng Cứu Rỗi, và cũng là Em-ma- nu-ên, tức Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Trong chương 4, Ngài được bày tỏ là Ánh Sáng lớn. Trong những chương tiếp theo, chúng ta thấy Ngài là Đa-vít lớn hơn, Đền Thờ lớn hơn, Sa-lô-môn lớn hơn, Giô-na lớn hơn, Môi-se sống động với những luật lệ cập nhật và Ê-li sống động làm ứng nghiệm các lời tiên tri. Nếu đọc kỹ Sách Ma-thi-ơ, chúng ta sẽ tìm thấy ít nhất 30 điều nữa về Đấng Christ. Những điều này được liệt kê trong Nghiên Cứu Sự Sống Sách Ma-thi-ơ, quyển một. Đấng Christ là Đa-vít thật, Môi-se thật, Sa-lô-môn thật và Đền Thờ thật. Đấng Christ là mọi sự. Trong Phúc Âm Giăng, chúng ta thấy 20 hoặc 30 điều nữa. Đấng Christ là Ánh Sáng, Không Khí, Nước, Thức Ăn, Người Chăn, Cái Cửa và Đồng Cỏ. Đấng Christ bao hàm tất cả. Ngài là mọi sự. Anh em có bao giờ thấy Đấng Christ này chưa? Mặc dầu Ngài là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, nhưng Ngài hơn như vậy nhiều. Ngài là mọi sự. Ngài là Nhân Vật kỳ diệu nhất.
Đơn giản là anh em không thể nói Đấng Christ là ai. Nếu anh em nói Ngài là Đức Chúa Trời, tôi sẽ nói Ngài là con người. Nếu anh em nói Ngài là con người, tôi sẽ nói Ngài là Đức Chúa Trời. Nếu anh em nói Ngài là Con Đức Chúa Trời, tôi sẽ nói Ngài là Đức Chúa Trời Cha. Nếu anh em nói Ngài là Đức Chúa Trời Cha, tôi sẽ nói Ngài là Đức Chúa Trời Linh. Nếu anh em nói Ngài là Đấng Tạo Hóa, tôi sẽ nói Ngài là Đấng Cứu Chuộc. Đấng Christ là mọi sự!
2.  Đấng Christ Tập Thể Trong Sách Công Vụ
Sách Công Vụ tiếp theo các Sách Phúc Âm. Sách Công Vụ là gì? Sách Công Vụ là sự lan rộng, sự gia tăng, và sự mở rộng của Thân Vị kỳ diệu này. Thân Vị kỳ diệu này được giới hạn và giam hãm trong con người Jesus nhỏ bé, nhưng trong Sách Công Vụ, Ngài được tái sản sinh, gia tăng và mở rộng. Ngài được gia tăng bằng cách lan rộng vào trong Phi-e-rơ, Giăng, Gia-cơ, Ê-tiên, và thậm chí Sau-lơ người Tạt-sơ. Ngài đã lan rộng vào trong hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người tin Ngài, làm cho họ trở nên một phn của Ngài. Nói cách tập thể, tất cả những tín đồ này cùng với chính Ngài trở nên Đấng Christ Tập Thể. Vì vậy, trong bn Sách Phúc Âm, chúng ta có Đấng Christ cá thể; trong Sách Công Vụ, chúng ta có Đấng Christ tập thể. Vào cuối Sách Công Vụ, chúng ta thấy cả Đấng Christ cá thể lẫn Đấng Christ tập thể. Tuy nhiên, chúng ta không biết làm thế nào Đấng Christ cá thể có thể trở thành Đấng Christ tập thể. Làm thế nào đông đảo tín đồ chúng ta lại có thể trở nên một phần của Đấng Christ?
3. Định Nghĩa Đầy Đủ
Về Đấng Christ Tập Thể Trong Sách La-mã
Điều này đem chúng ta đến với Sách La-mã. Sách La-mã giải thích làm thế nào Đấng Christ cá thể có thể trở thành Đấng Christ tập thể, và làm thế nào tất cả chúng ta, những người đã từng là tội nhân và là kẻ thù của Đức Chúa Trời, lại có thể trở nên những phần của Đấng Christ và hình thành một Thân Thể của Ngài. Sách La-mã định nghĩa đầy đủ về điều này, bày tỏ chi tiết đời sng Cơ-đốc và nếp sng Hội Thánh. Do đó, chúng ta đến với Sách La-mã để được huấn luyện về đời sống Cơ-đc và nếp sng Hội Thánh. Sách La-mã phác họa cả hai điều ấy. Bây giờ, chúng ta biết vi trí của Sách La-mã trong Kinh Thánh.
II. BỐ CỤC CỦA SÁCH LA-MÃ
Đến đây chúng ta cần xem xét b cục của Sách La-mã. Chúa đã ban tám từ liệu biểu thị cho tám phần của Sách này: phần giới thiệu, định tội, xưng công chính, thánh hóa, vinh hóa, lựa chọn, biến đổi và phần kết luận. Tất cả chúng ta cần nhớ tám từ này. Trước đây tôi chưa từng thấy một dàn bài như vậy về Sách La-mã cho đến khi Chúa ban điều ấy cho tôi chỉ mới gần đây. Mặc dầu tôi từng hướng dẫn một lớp nghiên cứu kỹ lưỡng Sách La-mã cách đây 22 năm với các thánh đồ tại Đài Loan, nhưng tôi phải tuyên bố rằng dàn bài tôi dùng lúc ấy bây giờ đã quá cũ. Với tám từ biểu thị cho tám phần của Sách, dàn bài hiện tại thật mới mẻ và cập nhật. Chúng ta phải chú ý kỹ đến nội dung của tám phần này.
Phần giới thiệu (1:1-17) trình bày chủ đề của Sách La-mã là Phúc Âm của Đức Chúa Trời. Đó là nội dung của phần giới thiệu. Trong bài tiếp theo chúng ta sẽ thấy Phúc Âm của Đức Chúa Trời là gì.
B. Định Tội-Cần Có Sự Cứu Rỗi
Tiếp theo phần giới thiệu, chúng ta có phần về sự định tội (1:18-3:20) cho thấy cần có sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tất cả chúng ta đều là những trường hợp vô vọng và bất lực, và ở dưới sự định tội của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Phần thứ ba, xưng công chính (3:21-5:11), bày tỏ việc hoàn thành sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Liên quan đến vấn đề xưng công chính này, chúng ta có ba điều khác-svãn hồi, cứu chuộc và giải hòa. Khi đến chương 3, chúng tôi sẽ đề cập đến những từ liệu này. Ở đây tôi ch nói một lời ngắn gọn. Sự xưng công chính của Đức Chúa Trời tùy thuộc vào sự cứu chuộc của Đấng Christ. Không có sự cứu chuộc của Đấng Christ, Đức Chúa Trời không cách nào xưng công chính tội nhân. Vì vậy, xưng công chính tùy thuộc vào sự cứu chuộc và sự cứu chuộc có một phương diện chính là vãn hồi. Vãn hồi là cấu trúc chính của sự cứu chuộc. Vãn hồi là phần chính trong sự cứu chuộc của Đấng Christ, vì là tội nhân, chúng ta nợ Đức Chúa Trời rất nhiều. Đức Chúa Trời buộc chúng ta phải trả món nợ này, và điều này gây nên một nan đề rất lớn. Nan đề y đã được giải quyết bởi Đấng Christ là sinh tế vãn hồi của chúng ta. Vì sự vãn hồi này đã giải quyết những nan đề của chúng ta với Đức Chúa Trời, nên chúng ta được cứu chuộc. Dựa trên sự cứu chuộc của Đấng Christ, Đức Chúa Trời có thể xưng công chính chúng ta cách dễ dàng và hợp pháp. Do đó, xưng công chính tùy thuộc vào sự cứu chuộc, và phần chính của sự cứu chuộc là vãn hồi. Như vậy sự giải hòa là gì? Giải hòa là kết quả của xưng công chính. Sự xưng công chính của Đức Chúa Trời dẫn đến giải hòa. Tất cả những điều này đã được hoàn thành. Ha-lê-lu-gia! Mặc dầu hiện nay có thể anh em không sáng tỏ về tất cả những từ này, nhưng anh em có thể nói với Chúa: “Chúa ơi, con không hiểu tất cả những từ này, nhưng con ngợi khen Ngài vì mọi sự đã được hoàn thành”.
Sự xưng công chính đem chúng ta đến với Đức Chúa Trời. Thật ra, sự xưng công chính không những đem chúng ta đến với Đức Chúa Trời mà còn đem chúng ta vào trong Đức Chúa Trời. Vì vậy, chúng ta có thể vui hưởng Đức Chúa Trời cách trọn vẹn. Bản King James chép: “Chúng ta vui mừng trong Đức Chúa Trời” (La. 5:11). Không những được vui mừng trong Đức Chúa Trời mà chúng ta còn vui hưởng Ngài. Đức Chúa Trời là sự vui hưởng của chúng ta. Đó là xưng công chính.
D. Thánh Hóa
-Tiến Trình Sự Sống Trong Sự Cứu Rỗi
Tiếp theo điều này, chúng ta có sự thánh hóa (5:12-8:13). Ở trong Đức Chúa Trời và vui hưởng Đức Chúa Trời thật tốt biết bao! Tuy nhiên, anh em đừng nhìn vào chính mình. Nhiều khi tôi đang vui hưởng Đức Chúa Trời, ngợi khen Ngài và dự phần sự phong phú của Ngài, thì kẻ quỉ quyệt nói với tôi: Hãy nhìn ngươi xem! Hãy suy nghĩ cách ngươi đã đối xử với vợ sáng nay”. Giây phút chấp nhận lời đề nghị ấy, tôi rớt từ trời xuống địa ngục. Tôi thất vọng sâu xa. Khi tôi đang ở trong phòng ngợi khen thì vợ tôi ở trong bếp nấu ăn. Khi Sa-tan đưa ra câu hỏi tôi đã đối xử với vợ như thế nào sáng hôm ấy, tôi sợ vợ tôi nghe lời ngợi khen của tôi, và vào ngăn trở tôi rằng: Thôi anh đừng ngợi khen nữa. Anh không biết anh đã làm gì với tôi sáng hôm nay sao?” Sau khi được xưng công chính, chúng ta cần được thánh hóa.
Được thánh hóa có nghĩa là gì? Một lần nữa chúng ta có thể dùng trà để minh họa. Nếu b trà vào một ly nước trong, nước sẽ được trà hóa”. Tốt nhất thì chúng ta cũng chỉ là nước trong, mặc dầu thật sự chúng ta không trong mà còn dơ bẩn. Dầu là nước trong, chúng ta vẫn thiếu vị trà, tinh chất trà và màu trà. Chúng ta cần trà vào trong chính bản thể mình. Chính Đấng Christ là Trà Thiên Thượng. Đấng Christ đang ở trong chúng ta. Ha-lê-lu-gia!
Gần đây tôi chỉ cho các thánh đồ tại Anaheim thấy rằng Đức Chúa Trời của chúng ta được khải thị cách tiệm tiến suốt Sách La-mã. Trong chương 1, Ngài là Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo, trong chương 3, Ngài là Đức Chúa Trời trong sự cứu chuộc, trong chương 4, Ngài là Đức Chúa Trời trong sự xưng công chính, trong chương 5, Ngài là Đức Chúa Trời trong sự giải hòa, và trong chương 6, Ngài là Đức Chúa Trời trong sự đồng nhất. Khi đến chương 8, chúng ta thấy Đức Chúa Trời của chúng ta bây giờ ở trong chúng ta. Đấng Christ ở trong chúng ta (La. 8:10)! Ngài không chỉ ở trong sự sáng tạo, sự cứu chuộc, sự xưng công chính, sự giải hòa và sự đồng nhất, mà bây giờ Ngài còn ở trong chúng ta, trong linh chúng ta. Đấng Christ ở trong chúng ta đang thực hiện công tác biến đổi và thánh hóa, giống như trà, khi được cho vào nước, sẽ đem yếu t trà vào trong nước. Cuối cùng, nước sẽ hoàn toàn được trà hóa”. Nước sẽ có màu sắc, hương thơm và mùi vị của trà thật. Nếu tôi mời anh em nước đó tức là mời anh em uống trà, chứ không phải nước trong.
Nếu tôi hỏi anh em đã được xưng công chính chưa, tất cả anh em đều sẽ trả lời: “Ha-lê-lu-gia! Chúng tôi đã được xưng công chính vì Đấng Christ đã hoàn thành sự cứu chuộc rồi. Đức Chúa Trời đã giải hòa chúng tôi và bây giờ chúng tôi đang vui hưởng Ngài”. Đó là điều kỳ diệu. Tuy nhiên, còn thánh hóa thì sao? Anh em đã được thánh hóa chưa? Nếu mt số anh em có gia đình tuyên bố mình đã được thánh hóa, thì vợ họ s không đồng ý, nói rằng: “Các anh chắc chắn đã được xưng công chính, nhưng chưa chắc đã được thánh hóa”. Anh em ơi, vợ anh em đã được thánh hóa chưa? Những chị em làm vợ có nghĩ rằng chồng mình đã được thánh hóa không? Có lẽ một số người sẽ nói chồng họ được thánh hóa một phần nhỏ. Người khác có lẽ cảm thấy họ đã tương đối được cải thiện. Tuy nhiên, tôi không nói về vấn đề cải thiện mà về thánh hóa-tức là có Đấng Christ được đem vào trong bản thể chúng ta, giống như tinh chất, hương vị và màu sắc của trà được đem vào nước trong. Đó là sự thánh hóa.
Phần tiếp theo trong Sách La-mã là vinh hóa (La. 8:14-39), bày tỏ mục đích sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tiếp theo sự thánh hóa, cần có vinh hóa. Thân thể chúng ta cần được vinh hóa. Mặc dầu một anh em có thể khá thánh khiết nhưng thân thể của anh ấy vẫn cần được vinh hóa vì những khuyết điểm và những giới hạn về mặt vật lý của thân thể. Khi Chúa Jesus đến, chúng ta sẽ được vinh hóa. Hiện nay tôi phải mang mắt kính dày và kỳ dị, nhưng khi Chúa đến, tôi sẽ được vinh hóa. Chúng ta không những được xưng công chính và được thánh hóa mà cũng sẽ được vinh hóa, tức là thân thể của chúng ta sẽ được cứu chuộc. Vinh hóa là sự cứu chuộc thân thể chúng ta cách trọn vẹn.
Sự vinh hóa này bày tỏ mục đích cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Mục đích cứu rỗi của Đức Chúa Trời là sinh ra nhiều anh em cho Đấng Christ. Ban đầu Đấng Christ là Con Độc Sinh của Đức Chúa Trời. Bây giờ, Con Độc Sinh đã trở nên Con Trưởng. Chính chúng ta sẽ được trải qua một tiến trình để trở thành nhiều em của Đấng Christ và nhiều con của Đức Chúa Trời. Trong bài kế tiếp, chúng ta sẽ thấy Đấng Christ là Nguyên Mẫu và chúng ta là bản sao của Ngài, là sự sản sinh hàng loạt. Jesus nhỏ bé đã trải qua một tiến trình và được chứng minh là Con của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng ở trong tiến trình tương tự để được chứng minh là nhiều con của Đức Chúa Trời. Ngài là Con Trưởng, và chúng ta, tức nhiều con, là em của Ngài. Đó là mục đích cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
F. Sự Lựa Chọn-Gia Tể Của Sự Cứu Rỗi
Sau sự vinh hóa, chúng ta đến sự lựa chọn là điều bày tỏ gia tể của sự cứu rỗi (La. 9:1-11:36). Đức Chúa Trời có một mục đích và một gia tể. Gia tể của Ngài là để hoàn thành mục đích của Ngài. Đức Chúa Trời rất khôn ngoan và Ngài sắp đặt mọi sự để hoàn thành mục đích của Ngài. Ngài biết điều Ngài đang làm. Ngài biết ai là của Ngài và Ngài biết khi nào nên kêu gọi người được lựa chọn của Ngài, về phía Đức Chúa Trời, lựa chọn là để hoàn thành mục đích của Ngài; về phía chúng ta, lựa chọn là phần định của chúng ta.
Sau đó, chúng ta có phần nói về biến đổi, bày tỏ sự thực hành sự sống trong sự cứu rỗi (La. 12:1-15:13). Trong phần này, chúng ta thấy việc thực hành sự sng của tất cả những người đã được sản sinh bởi tiến trình sự sng. Bất cứ điều gì được sản sinh trong phần nói về thánh hóa cũng được thực hành trong phần nói về biến đổi. Cuối cùng, thánh hóa trở nên sự biến đổi. Theo một ý nghĩa, chúng ta ở trong sự thánh hóa; theo một ý nghĩa khác, chúng ta cũng ở trong sự biến đổi. Chúng ta đang ở trong tiến trình sự sống và đang thực hành sự sống để có được nếp sống Thân Thể với một đời sống riêng tư đúng đắn. Mỗi một phương diện của đời sống Cơ-đốc đúng đắn và nếp sng Hội Thánh đúng đắn đều được bao hàm trong phần nói về sự biến đổi. Trong khi đang được thánh hóa, chúng ta cũng được biến đổi từ một hình thức này sang một hình thức khác và từ một hình dạng này sang một hình dạng khác. Ngợi khen Chúa! Tất cả chúng ta đều đang ở trong tiến trình sự sống của sự thánh hóa để thực hành sự biến đổi sự sống.
Phần cuối của Sách La-mã là phần kết luận, bày tỏ sự hoàn thành sau cùng của sự cứu rỗi (La. 15:14—16:27). Sự hoàn thành sau cùng của sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời là các Hội Thánh-không chỉ là Thân Thể, mà là các Hội Thánh địa phương như sự biểu lộ của Thân Thể. Ha-lê-lu-gia! Sách La-mã bắt đầu với Phúc Âm của Đức Chúa Trời và kết thúc với các Hội Thánh địa phương. Trong Sách La-mã, chúng ta không có Hội Thánh địa phương theo giáo lý, mà có các Hội Thánh địa phương trên thực tế. Như sẽ thấy trong những bài sau, nhiều Hội Thánh được đề cập trong La-mã chương 16.
III. CẤU TRÚC CHÍNH CỦA SÁCH LA-MÃ
Cấu trúc chính của Sách La-mã là ba điều-sự cứu rỗi, sự sống và sự xây dựng.
Cấu trúc chính đầu tiên của Sách La-mã là sự cứu rỗi, được bày tỏ trong 1:1-5:11 và 9:1-11:36. Sự cứu rỗi bao hàm sự vãn hồi, cứu chuộc, xưng công chính, giải hòa, lựa chọn và tiền định. Trong quá khứ đời đời, Đức Chúa Trời đã tiền định về chúng ta. Rồi Ngài kêu gọi, cứu chuộc, xưng công chính và giải hòa chúng ta với chính Ngài. Do đó, chúng ta có sự cứu rỗi trọn vẹn.
Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa cứu chuộc và cứu rỗi. Sự cứu chuộc là những gì Đấng Christ đã hoàn thành theo cách nhìn của Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi là những gì Đức Chúa Trời đã hành động trên chúng ta dựa trên sự cứu chuộc của Đấng Christ. Sự cứu chuộc có tính khách quan, và sự cứu rỗi có tính chủ quan. Khi sự cứu chuộc trở nên kinh nghiệm của chúng ta, sự cứu chuộc trở thành sự cứu rỗi.
Như được bày tỏ trong 5:12-8:39, sự cứu rỗi là vì sự sng. Trong phần này, từ liệu sự sống được dùng ít nhất 7 lần, và theo chương 8, sự sống này có bn phương diện mà chúng ta sẽ thấy khi đến chương 8.
C. Sự Xây Dựng
Trong phần cuối của Sách La-mã, 12:1-16:27, chúng ta có sự xây dựng, tức là Thân Thể với tất cả những biểu hiện của Thân Thể trong các Hội Thánh địa phương. Sự cứu rỗi là để có sự sống, và sự sống là để xây dựng. Do đó, ba cấu trúc chính của Sách La-mã là sự cứu rỗi, sự sống và sự xây dựng.