Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

LA-MÃ BÀI NĂM MƯƠI HAI


SỰ CHỨNG MINH
Khi đọc Sách La-mã, chúng ta có thể chú ý đến sự định tội, xưng công chính, thánh hóa, và vinh hóa, nhưng lại bỏ qua những vấn đề như quyền làm con, biến đổi, đồng hóa, và nếp sống Thân Thể. Tư tưởng trung tâm của Sách La-mã không phải định tội hay xưng công chính, thậm chí không phải thánh hóa hay vinh hóa. Trong 1:1 và 3, Phao-lô nói ông được biệt riêng ra cho Phúc Âm của Đức Chúa Trời về Con Ngài. Điều này cho thấy quan niệm trung tâm của Phúc Âm Đức Chúa Trời liên quan đến Con Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời có ý định đem nhiều con vào vinh hiển.

ĐỨC CHÚA TRỜI MONG MUỐN CÓ NHIỀU CON
Theo Kinh Thánh, ý nghĩa thuộc linh của quyền làm con là người con là biểu lộ của cha mình. Đức Chúa Trời mong mun có nhiều con vì Ngài có ý định biểu lộ chính Ngài cách tập thể. Ngài không chỉ muốn một sự biểu lộ cá thể trong Con Độc Sanh, nhưng Ngài muốn có một biểu lộ Thân Thể, một biểu lộ tập thể, trong nhiều con. Giăng 1:18 chép: “Chẳng ai từng thấy Đức Chúa Trời bao giờ; duy Con Độc Sanh trong lòng Cha, là Đấng đã giải bày Cha”. Mặc dầu sự biểu lộ của Đức Chúa Trời trong Con Độc Sanh là rất kỳ diệu nhưng Ngài vẫn mong muốn một sự biểu lộ trong nhiều con. Ngài có ý định làm cho Con Độc Sanh thành Con Trưởng giữa nhiều anh em. Trước khi Đấng Christ phục sinh, Đức Chúa Trời ch có một Con, tức là Ngài có một biểu lộ mang tính cá thể. Nhưng qua sự phục sinh của Đấng Christ, bây giờ Đức Chúa Trời có nhiều con, tức là Ngài có một biểu lộ mang tính tập thể.

Nhiều người trong chúng ta được dạy dỗ rằng là tội nhân, chúng ta được Đức Chúa Trời yêu thương, và sai Con Ngài chết trên thập tự giá để cứu chuộc chúng ta. Hơn nữa, chúng ta được biết rằng là Cơ-đốc nhân, chúng ta nên sng cho vinh hiển của Đức Chúa Trời, và tìm cách vui hưởng sự tương giao với Ngài. Kế đến chúng ta được dạy dỗ cuối cùng mình sẽ được đưa lên thiên đàng. Rất ít người trong chúng ta nghe rằng Đức Chúa Trời có mục tiêu sinh ra nhiều con để biểu lộ Ngài cách tập thể. Trong cõi đời đời, Đức Chúa Trời sẽ được biểu lộ qua một Thân Thể tập thể gồm những người con được vinh hóa. Đó là ý định của Ngài.

ĐẤNG CHRIST LÀ KlỂU MU VÀ KHUÔN MẪU
Theo Sách La-mã, Phúc Âm của Đức Chúa Trời là Phúc Âm về quyền làm con. Mục đích trọng tâm của Phúc Âm Đức Chúa Trời là sinh ra nhiều con được đồng hóa theo Con Ngài (8:29). Con Độc Sanh của Ngài là khuôn mẫu, kiểu mẫu để sinh ra nhiều con. La-mã 1:3 và 4 mô tả kiểu mẫu này, trong khi La-mã chương 8 cho thấy sự sản sinh hàng loạt. Cuối cùng, Con Độc Sanh, tức kiểu mẫu, sẽ trở nên Con Trưởng giữa nhiều em, tức là sản sinh hàng loạt.
Là kiểu mẫu, Đấng Christ có hai bản chất: bản chất theo xác thịt và bản chất theo Linh của sự thánh khiết. “Sự thánh khiết” trong câu 4 chỉ về thể yếu, tố chất, của Đức Chúa Trời. Trước sự nhục hóa, Đấng Christ không có nhân tính, tức bản chất theo xác thịt. Qua sự nhục hóa, Ngài mặc lấy bn chất phàm nhân. Tuy nhiên, khi Ngài mặc lấy bản chất phàm nhân, Ngài không mất bản chất thần thượng. Do đó, khi ở trên đất, Ngài là một huyền nhiệm. Theo vẻ bề ngoài, Ngài hoàn toàn là một con người. Nhưng nhiều điều Ngài nói và làm thật phi thường, những điều mà không con người bình thường nào có thể nói hay làm. Chẳng hạn, trong Phúc Âm Giăng, Chúa nói Ngài là sự sng và Ngài là lẽ thật (14:6). Ngài cũng phán: “Ta là sự sáng” (8:12), và “Ta là bánh của sự sống” (6:35). Hơn nữa, Ngài nói ai không tin Ngài thì không thể có sự sống đời dời (3:36). Không một triết gia nào dám tuyên bố như vậy. Vì Đấng Christ vừa thần thượng vừa con người nên người ta thắc mắc về lai lịch của Ngài khi Ngài ở trên đất. Họ biết gia đình Ngài, nhưng không thể giải thích làm thế nào Ngài thực hiện được những việc như vậy (Math. 13:54- 56). Lý do họ bối rối là vì Con Đức Chúa Trời đã tự mặc lấy nhân tính.
Những người chịu trách nhiệm đóng đinh Đấng Christ đã không biết rằng việc đóng đinh là cách tt nhất để Ngài được chứng minh, được vinh hóa. Chúng ta có thể dùng hạt giống hoa cẩm chướng để minh họa điểm này. Nếu hạt giống được kết liễu bằng cách chôn xuống đất, cui cùng nó sẽ đâm chồi, mọc lên, và nở hoa. Cũng theo nguyên tắc này, qua sự chết và sự phục sinh, Đấng Christ “nở hoa” là Con Đức Chúa Trời. Sa-tan mong rằng Đấng Christ bị đóng đinh sẽ đánh dấu sự kết liễu của Ngài, nhưng Chúa Jesus biết điều đó thật ra mới là khởi đầu, là điều sẽ đưa đến sự chứng minh theo Linh của sự thánh khiết bởi sự phục sinh từ trong kẻ chết. Không có sự chết, không thể có phục sinh. Ha-lê-lu-gia, trong sự phục sinh, Đấng Christ được chứng minh là Con của Đức Chúa Trời trong quyền năng!
Là Con Đức Chúa Trời đã được chứng minh, Đấng Christ vẫn có hai bản chất, bản chất thần thượng và bản chất phàm nhân. Tuy nhiên, nhân tính Ngài hiệp có không phải là nhân tính thiên nhiên, mà là nhân tính được nâng cấp trong sự phục sinh. Thậm chí xác thịt Ngài cũng đã được chứng minh là Con Đức Chúa Trời. Vì vậy, Ngài được chứng minh là Con Đức Chúa Trời với cả thần tính lẫn nhân tính. Là một Thân Vị kỳ diệu như vậy, Ngài đã trở nên kiểu mẫu, khuôn mẫu cho tất cả những ai đang được chứng minh là con Đức Chúa Trời. Một người con của Đức Chúa Trời phải vừa có bản chất thần thượng vừa có bản chất phàm nhân được phục sinh, vinh hóa, nâng cao.
HAI BẢN CHẤT CỦA NHIỀU CON
Đức Chúa Trời không có ý định chúng ta mất đi nhân tính. Trái lại, chúng ta sẽ mang nhân tính cho đến đời đời. Nhưng nhân tính của chúng ta trong cõi đời đời sẽ không thiên nhiên, mà được phục sinh, vinh hóa, và nâng cấp. Điều này được chứng minh bằng sự tương phản giữa thân thể thiên nhiễn và thân thể thuộc linh, tức thân thể phục sinh, trong lCô-rin-tô chương 15. Ngày nay, thân thể vật lý của chúng ta ging như hạt giống. Nhưng một ngày kia, “hạt ging” này sẽ được phục sinh và vinh hóa.
Làm thế nào chúng ta có được thần tính? Chúng ta có thần tính bằng cách được tái sinh trong linh bởi Linh của Đấng Christ. Qua sự nhục hóa, Đấng Christ mặc lấy nhân tính trên chính mình và sau đó, Ngài có hai bản chất: bản chất thần thượng và bản chất phàm nhân. Qua sự phục sinh và qua việc Ngài đến trong chúng ta như Linh, Đấng Christ đã đem thần tính vào trong chúng ta. Vì vậy, chúng ta cũng có hai bản chất, bản chất phàm nhân và bản chất thần thượng. Nhờ được sinh bởi Linh, chúng ta đã trở nên những người dự phần bản chất thần thượng (2Phi 1:4). Chúng ta có thể nói “Chúa ơi, như Ngài có hai bản chất thì chúng con cũng có hai bản chất. Ngài là thần thượng và con người, chúng con là con người và thần thượng. Ha-lê-lu-gia, chúng con giống như Ngài! Chúa ơi, Ngài có bản chất của chúng con và chúng con có bản chất của Ngài. Ngài vừa thần thượng vừa con người, và chúng con vừa con người vừa thn thượng. Ngài là Đầu của Thân Thể, còn chúng con là Chi Thể của Thân Ngài. Chúa ơi, Ngài là Con Đức Chúa Trời, và chúng con cũng là con của Đức Chúa Trời”. Khi chúng ta nói với Chúa những lời như vậy, Chúa đánh giá cao điều ấy. Chúa rất vui thích khi chúng ta tuyên b sự kiện Đức Chúa Trời không còn có một Người Con, là Con Độc Sanh, mà Ngài còn có nhiều con, Đấng Christ là Con Trưởng và chúng ta là nhiều con của Đức Chúa Trời. Đấng Christ đã được chứng minh là Con Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta vẫn ở trong tiến trình của sự chứng minh. Một ngày kia, tiến trình này sẽ hoàn tất, và suốt cõi đời đời, chúng ta sẽ ging như Đấng Christ, là Con Trưởng của Đức Chúa Trời. La-mã 1:3 và 4 chứa đựng nhiều từ then chốt. Câu 3 có cụm từ “theo xác thịt” và câu 4, cụm từ “theo Linh”. Trong 8:4, Phao-lô nói về bước “theo linh” và không “theo xác thịt”. Đây là một ví dụ về cách Phao-lô lại dùng những từ then chốt trong 1:3 và 4 trong Sách này về sau.
ĐƯỢC CHỨNG MINH BỞI SỰ PHỤC SINH
Một từ đặc biệt kỳ diệu trong 1:4 là “sống lại”. Đấng Christ được chứng minh là Con Đức Chúa Trời “nhơn sự từ kẻ chết sng lại”. Trong 6:5, Phao-lô nói “chúng ta cũng sẽ được liên hiệp với Ngài trong hình trạng của sự sng lại Ngài”. Đấng Christ được chứng minh bởi sự phục sinh, và chúng ta sẽ ở trong hình trạng giống như sự phục sinh này. Khi dự phần vào sự phục sinh của Đấng Christ, chúng ta trải qua tiến trình được chứng minh là các con của Đức Chúa Trời. Thật ra chúng ta được chứng minh bởi sự phục sinh.
Chứng minh một điều gì là làm cho điều ấy lộ ra, chứ không chỉ là dán nhãn. Là con cái của Đức Chúa Trời, chúng ta dược chứng minh bởi sự phục sinh, tức là bởi sự thay đổi trong sự sng. Hãy dùng hạt ging hoa cẩm chướng làm ví dụ một lần nữa. Hầu hết mọi người không thể nhận ra sự khác biệt giữa một hạt cẩm chướng với những loại hạt giống khác. Có lẽ một số người nghĩ rằng dán nhãn là cách phân biệt hạt cẩm chướng với những loại hạt khác. Tuy nhiên, đó không phải là phương cách của sự sống. Theo phương cách của sự sống, hạt cẩm chướng được chứng minh bằng cách gieo xuống đất để có thể mọc lên thành cây cẩm chướng nở hoa. Khi cây cẩm chướng vẫn còn là một mầm nhỏ, rất khó nhận biết đó là cây cẩm chướng, vì trông nó giống những mầm khác. Nhưng càng lớn lên, cây cẩm chướng càng được chứng minh. Cuối cùng, nhờ hoa của nó, chúng ta đều có thể nhận biết nó là cây cẩm chướng. Nhờ trổ hoa nó được hoàn toàn chứng minh là cây cẩm chướng.
Theo nguyên tắc này, chúng ta được chứng minh là con của Đức Chúa Trời bởi sự thay đổi trong sự sng qua tiến trình phục sinh. Sẽ đến ngày chúng ta đạt đến giai đoạn “nở hoa hoàn toàn”. Đó sẽ là thời điểm cứu chuộc, vinh hóa thân thể chúng ta, là quyền làm con trọn vẹn (8:23). Sự sống của Con Đức Chúa Trời đã được cấy vào trong linh chúng ta. Như hạt cẩm chướng gieo xuống đất, bây giờ chúng ta phải trải qua tiến trình chết và phục sinh. Điều này làm cho con người bề ngoài bị tiêu nuốt, nhưng sự sống bề trong có thể lớn lên, phát triển, và cuối cùng trổ hoa. Đó là sự phục sinh. Ngợi khen Chúa, hằng ngày chúng ta được làm cho chết để có thể dự phần vào sự phục sinh của Đấng Christ cách thực tế. Ha-lê-lu-gia, chúng ta sẽ được chứng minh là các con của Đức Chúa Trời bởi sự phục sinh!
TRẢI QUA TIẾN TRÌNH BỞI NHỮNG THẤT BẠI
Hầu hết chúng ta ngày nay có lẽ chưa có lòng tin chắc để nói mình là con Đức Chúa Trời. Chúng ta chưa có vẻ bề ngoài, chưa có biểu lộ của con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta ging cây cẩm chướng chưa trổ hoa. Tuy nhiên chúng ta đang ở trong tiến trình được chứng minh bởi sự phục sinh, và cuối cùng, sau khi đã trải qua tiến trình cách trọn vẹn, tất cả sẽ biết chúng ta là các con của Đức Chúa Trời. Cả cõi sáng tạo đang chờ đợi và than thở cho điều này. Chúng ta cũng than thở vì chưa có biểu lộ bề ngoài mình nên có. Chúng ta biết mình còn thiếu hụt về nhiều phương diện, sai lầm trong nhiều điều, và vẫn có những thất bại. Nhưng dưới sự tể trị của Chúa, thậm chí những thất bại của chúng ta cũng là một phần của tiến trình này. Chúa cho phép chúng ta thỉnh thoảng thất bại để được trải qua tiện trình này. Bởi những thất bại đó, bản ngã xấu xa của chúng ta, bị phá đổ, và Chúa có cơ hội lớn hơn để hành động trong chúng ta.
Ngợi khen Chúa về tiến trình thần thượng! Chúng ta đang ở trên con đường phục sinh. Không những chúng ta đã được tháp vào Đấng Christ để được hiệp một sống động với Ngài trong sự chết Ngài mà còn vui hưởng sự phục sinh của Ngài. Tất cả chúng ta hiện đang ở trong tiến trình được chứng minh là con cái của Đức Chúa Trời bởi sự phục sinh.
BỐN PHƯƠNG DIỆN CỦA SỰ PHỤC SINH
Trong tiến trình phục sinh này có bốn phương diện: thánh hóa, biến đổi, đồng hóa, và vinh hóa. Trong 6:22, Phao-lô nói: “Nhưng bây giờ dã được buông tha khỏi tội lỗi và trở nên tôi mọi cho Đức Chúa Trời, thì hiệu quả của anh em là sự nên thánh, và kết cuộc là sự sng đời đời”. Thánh hóa, là tiến trình làm cho nên thánh, đem chúng ta vào vui hưởng sự sống đời đời. Do dó, cuối cùng, kết quả của sự nên thánh là sự sng đời đời.
Trong 12:2, Phao-lô nói về biến đi, ông nói chúng ta không nên khuôn rập theo đời này, nhưng nên biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí. Trong 8:29, Phao-lô nói về đồng hóa, và trong câu tiếp theo, ông nói về vinh hóa. Sự vinh hóa trong tương lai của chúng ta sẽ là bưức cuối cùng của sự phục sinh; đó là sự phục sinh được áp dụng cho thân thể. Vì thân thể chúng ta vẫn phục sự chết nên đôi khi chúng ta yếu đuối và ngay cả đau ốm về phương diện vật lý. Do đó, chúng ta cần sự cứu chuộc thân thể, cần sự phục sinh được áp dụng cho thân thể. Là những người ở trong tiến trình phục sinh, chúng ta có sự biến hóa, tức sự vinh hóa thân thể là bước cuối cùng của sự phục sinh.
THÁNH HÓA
Chúng ta đã thấy thánh hóa là một phần của sự phục sinh. Càng được thánh hóa, chúng ta càng được phục sinh. Khi nói về thánh hóa, chúng ta không có ý nói đến tình trạng hoàn hảo không phạm tội, thậm chí cũng không chỉ là thay đổi địa vị. Chống lại quan niệm cho rằng thánh hóa là hoàn hảo không phạm tội, một số người dùng Ma-thi-ơ chương 23 để tranh luận rằng vàng được thánh hóa do được đặt trong Đền Thờ, và của lễ được thánh hóa do được đặt trên bàn thờ. Vì vậy, những người ấy dạy rằng sự thánh hóa không liên hệ gì đến tội, nhưng liên hệ đến thay đổi vị trí. Chng hạn, vàng ở ngoài chợ thì tầm thường, thế tục; nhưng khi được đặt vào Đền Thờ, nó được thánh hóa. Tuy nhiên, ý nghĩa của thánh hóa không phải chỉ có vậy, Thánh hóa không những bao hàm thay đổi vị trí, mà còn bao hàm thay đổi về bản tính. Sự thánh hóa được nói đến trong La-mã là thánh hóa về bản tính. Chúng ta cần được thánh hóa cả trong vị trí lẫn trong bản tính.
Pha trà là một minh họa tốt về thánh hóa trong bản tính. Khi túi trà [lọc] được ngâm vào hước, thì nó “trà hóa” nước. Tiến trình này làm cho nước thay đổi màu sắc, vẻ bề ngoài, và mùi vị. Chúng ta có thể nói rằng nước trải qua một thay đổi trong bản tính. Càng bỏ thêm trà vào trong nưc, nước càng được “trà hóa”. Tiến trình “trà hóa” này là một bức tranh cho thấy kinh nghiệm chủ quan của chúng ta về sự thánh hóa. Đấng Christ là “trà” thiên thượng, và chúng ta là “nước”. Đấng Christ càng được thêm vào trong chúng ta, thì chúng ta càng được thánh hóa trong bản tính.
Không những chúng ta được thánh hóa, mà còn được biến đổi. Thánh hóa liên quan đến t chất, trong khi biến đi liên quan đến hình dạng, là thay đổi từ một hình dạng này sang một hình dạng khác. Được thánh hóa là có thêm Đấng Christ vào. Được biến đổi là được uốn nắn thành một hình dạng nào đó qua tố chất thần thượng được thêm vào. Biến đổi là phương diện thứ hai của sự phục sinh. Càng được biến đổi, chúng ta càng được phục sinh.
Phương diện thứ ba của tiến trình phục sinh là đồng hóa, là điều liên quan mật thiết đến biến đổi. Trong tiến trình này, chúng ta được đồng hóa theo hình ảnh của Đấng Christ. Như 8:29 chép: “Vì kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã dự định để trở nên giống như hình tượng của Con Ngài, hầu cho Con ấy làm Con sanh đầu nhất (hay: Con Trưởng) giữa nhiều anh em”.
Chúng tôi đã chỉ ra rằng bước cuối cùng của tiến trình phục sinh là vinh hóa, tức sự biến hóa thân thể. Sự sống thần thượng bên trong chúng ta cuối cùng sẽ được biểu lộ ra qua thân thể vật lý cách trọn vẹn, biến hóa thân thể ấy thành ra thân thể vinh hiển. Bằng cách này, tính chất hay chết sẽ bị sự sống thần thượng trong chúng ta nuốt mất đi. Vào thời điểm ấy, chúng ta sẽ được thánh hóa, biến đổi, đồng hóa, và vinh hóa hoàn toàn. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ hoàn toàn trong sự phục sinh, với sự sống thần thượng và bản chất thần thượng thâm nhập toàn bản thể chúng ta. Đó sẽ là quyền làm con đầy đủ (8:23).
Tất cả chúng ta đều có cảm nhận bên trong rằng ngày nay quyền làm con của chúng ta chưa đầy đủ. Tuy nhiên, quyền làm con này sẽ ngày càng đầy đủ hơn cho đến khi chúng ta đạt đến đỉnh điểm lúc được vinh hóa, lúc ấy chúng ta sẽ hoàn toàn được phục sinh và được chứng minh là con cái của Đức Chúa Trời trong bản chất và trong biểu lộ bề ngoài. Chúng ta sẽ là các con của Đức Chúa Trời trong linh, trong hồn, và trong thân thể, cả về danh nghĩa lẫn thực tại. Giống như hạt cẩm chướng mọc lên thành ra một cây trổ hoa và phát triển trọn vẹn thì chúng ta cũng sẽ được trải qua một tiến trình qua sự phục sinh cho đến khi hoàn toàn được vinh hóa và được chứng minh là nhiều con của Đức Chúa Trời. Bây giờ chúng ta đang ở trong tiến trình phục sinh để được thánh hóa, biến đổi, đồng hóa, và vinh hóa. Tiến trình này sẽ tiếp tục cho đến khi chúng ta là các con của Đức Chúa Trời cách trọn vẹn. Đó là mục tiêu trọng tâm của Phúc Âm.