ĐƯỢC CỨU TRONG SỰ SỐNG
KHỎI CHIA RẼ
La-mã
5:10 nói về cả sự sống của Đấng Christ lẫn sự chết của Ngài. Mặc dầu đã được cứu chuộc, xưng công
chính, và giải hòa với Đức Chúa Trời nhờ sự chết của Đấng Christ,
nhưng chúng ta vẫn cần được cứu trong sự sống của Ngài khỏi nhiều
điều tiêu cực. Những điều tiêu cực này không mang tính khách quan, nhưng mang
tính chủ quan và liên quan đến bản thể bề trong của chúng ta. Trong những bài
trước, chúng tôi đã đề cập đến bốn điều tiêu cực cần được cứu khỏi trong sự sống của Đấng Christ:
luật của tội, là quyền lực tự phát của tội trong xác thịt;
những điều thế tục, bao hàm mọi sự thuộc thế gian và tầm thường; bản chất thiên
nhiên, bao hàm sự sống thiên nhiên, sức mạnh thiên nhiên, sự khôn ngoan thiên
nhiên, bản tính thiên nhiên; và chủ nghĩa cá nhân, tức thái độ và sự thực hành
mang tính cá nhân. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét điều thứ năm -chia rẽ.
YẾU TỐ CHIA RẼ
Trong
cấu tạo thiên nhiên của chúng ta có yếu tố chia rẽ. Trước khi được cứu, có lẽ
chúng ta không nhận biết một yếu tố có khuynh hướng chia rẽ như vậy tồn tại
trong bản thể mình, tức là trong sự sống thiên nhiên của mình. Chia rẽ tệ hơn
thiên nhiên
hay chủ nghĩa cá nhân. Nếu người nào có tính cá nhân, anh ta thích ở một mình.
Anh ta không muốn người khác quấy rầy hay xen vào [đời sống] mình. Anh ta thế
nào thì cứ muốn mình
là thể ấy. Nhưng người chia rẽ thì gây chia rẽ cách tích cực. Trái với những
người cá nhân, người chia rẽ là những người năng nổ lập phe nhóm. Họ tiếp xúc với
thánh đồ nhằm mục đích chia rẽ họ. Thậm chí họ đi từ nơi này đến nơi khác với ý
định gây chia rẽ.
La-mã
chương 8 nói luật của Linh Sự Sống giải thoát chúng ta khỏi luật của tội, và
La-mã chương 6 nói sự sống của Đấng Christ đang thánh hóa chúng ta về phương diện bản tính. Trong La-mã
chương 12, chúng ta được biết cần phải biến đổi bởi sự đổi mới tâm trí. La-mã
chương 12 cũng nói chúng ta là một Thân Thể và là các Chi Thể của nhau. Được biến
đổi là được cứu khỏi tình trạng thiên nhiên, và được xây dựng vào trong Thân Thể
là được cứu khỏi chủ nghĩa cá nhân. Trong chương 12, chúng ta có vấn đề biến đổi
và xây dựng, nhưng khi đến các chương 14 và 15, chúng ta thấy sự sống Đấng Christ
có thể cứu chúng ta khỏi tính hay chia rẽ. Trong các chương
này, sứ đồ Phao-lô xử lý bản chất chia rẽ của chúng ta.
TIẾP NHẬN THÁNH ĐỒ
Trong
La-mã chương 14, Phao-lô đề
cập đến vấn đề tiếp nhận thánh đồ. Chúng ta cần sẵn lòng tiếp nhận tất cả các
Cơ-đốc nhân. Ngay cả trong thế kỷ đầu tiên cũng đã có những loại Cơ- đốc nhân
khác nhau. Một số người chỉ ăn rau, còn số người khác thì ăn tất cả. Một số người giữ những ngày
nào đó hơn những ngày khác, còn số người khác xem mọi ngày như nhau. Nếu sống vào thời sứ đồ
Phao-lô, anh em có thể tiếp nhận mọi loại Cơ-đốc nhân này không? Chúng ta cần
tiếp nhận tất cả những ai có đức
tin nơi Đấng Christ. Nếu một người tin
Jesus là Con Đức Chúa Trời nhục hóa làm người, chết trên thập tự
giá vì các tội phạm của chúng ta, rằng Ngài đã phục sinh về phương diện thuộc
thể và thuộc linh, và bây giờ Ngài đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời, thì chúng
ta phải tiếp nhận người ấy. Thật ra, chúng ta nên có thái độ là mình đã tiếp nhận
người ấy rồi.
Tuy
nhiên, nan đề là những Cơ-đốc nhân chỉ ăn rau có thể không tiếp nhận những người
ăn mọi món, và những người ăn mọi món có thể không tiếp nhận những người chỉ ăn
rau. Tương tự như vậy, những người xem mọi ngày đều như nhau có thể không tiếp
nhận những người giữ những ngày đặc biệt, và những người giữ một số ngày nào đó
có thể không tiếp nhận những người xem mọi ngày đều như nhau. Tuy nhiên, hễ ai
tin Chúa Jesus Christ, thì dầu người ấy ăn gì và
có giữ một số ngày nào đó hay không, chúng ta cũng cần tiếp nhận họ.
ĐẤNG CHRIST
LÀ THỰC TẠI CỦA CÁC
HÌNH BÓNG
Tất
cả Cơ-đốc nhân đều tin Chúa Jesus và Kinh Thánh.
Tuy nhiên, chúng ta có những hiểu biết hay giải thích khác nhau về nhiều điều
trong Kinh Thánh. Trong chương 14, Phao-lô đề cập đến hai trong những khác biệt
này: ăn và giữ ngày. Ăn
một điều gì là tiếp nhận điều ấy vào bên trong để trở nên một phần của mình,
còn giữ ngày là theo lễ nghi hay luật lệ bên ngoài. Những khác biệt giữa Cơ-đốc
nhân ngày nay chủ yếu liên quan đến những điều họ nhận vào bên trong và những lễ
nghi, luật lệ họ giữ bên ngoài. Theo Cô-lô-se 2:16 và 17, luật lệ trong Kinh Thánh
mà người ta giữ bề ngoài là hình và bóng về Đấng Christ. Trong Cô-lô-se 2:16, Phao-lô nói: “Vậy nên chớ để ai xét đoán
anh em về thức ăn thức uống, hoặc ngày lễ hoặc ngày trăng non, hoặc ngày
sa-bát”. Ở đây chúng ta thấy hai phạm trù đã đề cập đến trước đây, ăn và giữ lễ
bề ngoài. Trong câu tiếp theo, Phao-lô chỉ ra rằng tất cả những điều này “đều
là bóng của những sự sẽ đến, còn thể thì là Đấng Christ”. Nếu tôi đứng trước ánh sáng, một cái bóng mang hình dạng của
thân thể tôi sẽ đổ dài phía sau. Thân thể tôi là thực tại của cái bóng ấy. Cũng
vậy, những vấn đề ăn uống và giữ một số ngày nào đó là bóng, nhưng thể, tức thực
tại của những hình bóng này, là Đấng Christ.
HÌNH VÀ BÓNG CỦA ĐẤNG CHRIST
Trong
Cựu Ước, Đức Chúa Trời truyền cho dân Ngài chỉ ăn những gì được kể là tinh sạch,
Họ không được ăn những gì ô uế. Tuy nhiên, phần lớn dân Đức Chúa Trời không
nhận biết rằng những luật lệ về việc ăn uống này có liên quan đến Đấng Christ. Tất cả những điều tinh sạch trong Lê-vi Ký chương 11 tượng
trưng cho nhiều phương diện khác nhau của Đấng Christ. Đấng Christ phong phú không dò lường được và có vô số phương diện. Một Đấng
Christ phong phú như vậy đòi hỏi phải có hàng ngàn điều tượng trưng
cho Ngài. Tất cả những điều thích hợp cho dân Đức Chúa Trời ăn, như được ghi lại
trong Lê-vi Ký chương 11, đều là hình bóng về những phương diện khác nhau của Đấng
Christ. Hơn nữa, những điều Đức Chúa Trời cấm dân Ngài ăn cũng là
hình bóng về những điều không phải là Đấng Christ. Bất cứ điều gì Đấng Christ là cũng đều tốt cho chúng ta ăn. Bất cứ điều gì không phải Đấng
Christ cũng đều không tốt và không nên ăn. Điều này đem chúng ta trở
lại Sáng Thế Ký chương 2, ở đó chúng ta thấy Cây Sự Sống để làm thức ăn thì tốt,
nhưng Cây Biết Thiện-Ác thì không. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không quan tâm đến
sự ăn uống
thuộc thể của chúng ta, mối quan tâm của Ngài là Đấng Christ.
Đức Chúa Trời chỉ quan tâm đến Đấng Christ
mà thôi.
Về
việc giữ ngày, theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, ngày nào cũng như nhau. Nhưng
để mô tả Đấng Christ, Đức Chúa Trời dùng một số ngày làm hình bóng. Chẳng hạn như
ngày Sa-bát làm hình bóng về Đấng Christ là
sự an nghỉ và thỏa mãn của chúng ta. Vì Đấng Christ là sự trọn vẹn, hoàn hảo của mọi điều Đức Chúa Trời đã làm
nên Đấng Christ là sự thỏa mãn và an nghỉ của chúng ta. Do đó, Đấng Christ
là ngày Sa-bát của chúng ta. Cũng vậy, Đấng Christ
là Trăng Non, là khởi đầu mới của chúng ta. Tất cả những ngày
Đức Chúa Trời truyền cho dân Ngài trong Cựu Ước phải giữ đều là hình bóng về Đấng
Christ. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời không thật sự quan tâm đến những
ngày ấy; Ngài quan tâm đến Đấng Christ. Vì vậy, chúng ta nên nắm lấy mọi điều liên quan đến Đấng Christ,
nhưng nên vứt bỏ những điều không phải là Đấng Christ.
Theo
luật tự nhiên, mỗi tuần, thân thể vật lý nên có một ngày nghỉ. Khi nghỉ ngơi như vậy,
chúng ta có thể làm việc hiệu quả hơn trong sáu ngày kia. Tuy nhiên, vấn đề
không phải là ngày nghỉ này là ngày thứ bảy hay ngày thứ nhất trong tuần. Nếu
áp dụng điều này cho Đấng Christ, chúng ta sẽ thấy
đối với Ngài mọi ngày đều như nhau. Đó là nhận thức của Phao-lô trong các Thư
Tín của ông.
QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG TÍN
ĐỒ YẾU ĐUỐI HƠN
Tuy
nhiên, Phao-lô biết chúng ta cần quan tâm đến những tín đồ yếu đuối hơn. Trong La-mã
14:1-2, ông nói: “Anh em hãy tiếp nhận những kẻ yếu đức tin, nhưng không nên
xét đoán ý kiến của họ. Người nầy tin rằng mọi vật đều ăn được cả, còn kẻ yếu
đuối
kia chỉ ăn rau mà thôi”. Những người mạnh mẽ phải quan tâm đến những người yếu
đuối hơn. Mặc dầu có thể anh em xem mọi ngày đều như nhau và tin rằng mọi vật đều
ăn được cả, nhưng những người đức tin yếu đuối có thể giữ một số ngày nào đó
và chỉ ăn rau. Một mặt, chúng ta cần nhận biết rằng có rất nhiều điều thuộc thể và những
ngày đặc biệt chỉ là hình bóng về Đấng Christ. Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ không quan tâm đến việc ăn hay
giữ ngày. Nhưng mặt khác, nhiều Cơ-đốc nhân thật không mạnh mẽ trong đức tin về
những vấn đề này. Chúng ta phải tiếp tục mở ra cho họ. Nếu không, chúng ta sẽ
chia rẽ.
TÌNH TRẠNG CHIA RẼ
GIỮA VÒNG CÁC CƠ-ĐỐC NHÂN NGÀY NAY
Cơ-đốc
nhân ngày nay không những gây chia rẽ mà còn bị chia rẽ. Thay vì xét đoán tính
chia rẽ trong người khác, chúng ta nên xét đoán bản chất chia rẽ của chính
mình. Chúng ta đã thấy rằng tất cả Cơ-đốc nhân đều có cùng một đức tin để được
cứu, tin nơi Thân Vị
và công tác của Chúa Jesus. Đức tin mà bởi đó chúng ta được cứu, đều giống nhau trong mọi
Cơ-đốc nhân. Nhưng như chúng tôi đã chỉ ra, về nhiều điều trong Kinh Thánh,
Cơ-đốc nhân khó mà đồng ý với nhau trong sự hiểu biết của họ. Thậm chí chính
chúng ta cũng thay đổi cách nhìn của mình về những vấn đề nào đó. Cách đây bốn
mươi năm, tôi giải thích một câu Kinh Thánh nào đó theo một cách, nhưng ngày
nay tôi giải thích câu ấy cách hoàn toàn khác. Vậy thì làm thế nào chúng ta
mong tất cả tín đồ trong Đấng Christ đều nhất trí với
nhau trong sự giải thích Kinh Thánh? Không thể được! Chẳng hạn như một vài người
nói báp-têm mà
Phao-lồ đề cập trong La-mã chương 6 là báp-têm thuộc linh, không phải báp-têm bằng
nước. Nhưng người khác, cũng mạnh mẽ không kém trong niềm tin, tin rằng chương
này nói về báp-têm bằng nước. Do đó, có những tranh luận gay gắt vì những ý kiến
khác nhau. Cơ-đốc nhân cũng có những ý kiến khác nhau về ngợi khen Chúa, kêu cầu
danh Jesus, và đọc- cầu-
nguyện - Lời.
Chúng ta không nên mong tất cả Cơ-đốc nhân đều đồng ý với nhau về sự hiểu biết
mọi điều trong Kinh Thánh.
Có lẽ mãi đến khi ở trong Giê-ru-sa-lem Mới chúng ta mới giống nhau về mọi phương
diện.
Trong
tất cả chúng ta đều có một khuynh hướng thiên nhiên mạnh mẽ khăng khăng đòi tất
cả tín đồ phải giống như mình. Thái độ khăng khăng ấy phơi bày tình trạng thiếu
khôn ngoan, phơi bày chính yếu tố chia rẽ đâm rễ sâu trong bản thể thiên
nhiên của chúng ta. Vì yếu tố này, chúng ta có khuynh hướng chia rẽ với người khác và
hình thành nhóm riêng của mình.
Vào
năm 1957, những anh em dẫn dắt trong Hội Thánh tại Đài Bắc có gánh nặng đến
thăm những người lãnh đạo các nhóm Cơ-đốc nhân độc lập trong thành phố ấy. Một số người trong những nhóm
này tuyên bố
rằng họ phi giáo phái, rằng họ nhóm họp trong danh Chúa Jesus.
Vì vậy, chúng tôi mời họ tương giao. Trong tiến trình tương
giao, những người lãnh đạo các nhóm này hoàn toàn được thuyết phục rằng Cơ-đốc
nhân nên hiệp một và không có lý do nào chia rẽ. Tuy nhiên, những người lãnh đạo
này nói họ vẫn muốn
duy trì tình trạng độc lập. Mặc dầu chúng tôi sẵn sàng để họ nắm quyền lãnh đạo
và quản lý mọi tài sản của Hội Thánh, nhưng họ vẫn muốn nắm giữ các nhóm riêng
của mình. Họ quí lời mời của chúng tôi, nhưng không muốn hiệp một cách thực tế. Chúng tôi sẵn sàng hiệp
một, nhưng họ muốn duy trì chỗ đứng chia rẽ.
ĐI CON ĐƯỜNG CỦA CHÚA
Thật
là một sự thương xót khi được ở trong nếp sống Hội Thánh! Nhiều người nói ngày
nay không thể có hiệp một và cố gắng có nếp sống Hội Thánh thật sự hiệp một chỉ là lý thuyết. Không bởi
Chúa thương xót, chúng ta không thể hiệp một với người khác. Nếu Chúa không
thương xót chúng tôi tại Trung Quốc, anh em chúng tôi không thể được đưa vào sự hiệp một và được
gìn giữ trong sự hiệp một. Nhưng trong sự thương xót của Ngài, Chúa đã mở
mắt và tỏ cho chúng tôi đường lối của Ngài. Để tiến bước, chúng ta phải đi con
đường của Ngài. Theo gia tể của Đức Chúa Trời, là người, chúng ta phải tin Chúa
Jesus và làm Cơ-đốc nhân. Nếu không làm Cơ-đốc nhân, cuộc đời chỉ là hư khỏng. Là Cơ-đốc nhân,
chúng ta phải đi con đường của Chúa trong nếp sống Hội Thánh. Nếu không đi con đường của Ngài,
chúng ta không có cách nào tiến bước. Bề ngoài chúng ta có thể tranh luận,
nhưng bề trong chúng ta biết mình đã trật mục tiêu. Chúng ta không được an nghỉ bên trong, không cảm
nhận được rằng đã mình tìm thấy Ngôi Nhà.
LẬP TRƯỜNG CỦA CHÚNG TA
Tất
cả chúng ta đều có yếu tố chia rẽ bên trong. Dầu vậy đừng bao giờ bào chữa cho
tính chia rẽ, và đừng bao giờ tìm dịp để chia rẽ. Phần định của chúng ta là phải
hiệp một với mọi Cơ-đốc nhân thật. Sự hiệp một này cũng là lập trường của chúng
ta trong sự khôi phục của Chúa. Nhiều người khó chịu về lập trường của chúng ta
vì họ thích một lập trường khác. Một số
Cơ-đốc nhân thậm chí lên án và buộc tội chúng ta nói rằng chỉ có
chúng ta là Hội Thánh còn người khác thì không. Để trả lời những lời buộc tội ấy,
đôi khi tôi nói: “Giả sử một người nữ kết hôn với một người đàn ông tên Jones.
Là vợ của ông Jones, cô ta là bà Jones. Nhưng thay vì
xưng mình là bà Jones, cô ta lại xưng mình là bà Smith. Khi người khác tuyên bố người ấy là bà Jones,
cô ta tổn thương và nói: ‘Tại sao chị tuyên bố chị là bà Jones?
Sao chị nói chị là bà Jones còn
tôi không phải?’ Nếu cô ấy là bà Jones, tại sao cô ấy xưng mình là bà Smith? Thật ra, chúng tôi không nói chỉ có chúng tôi mới là Hội Thánh. Tuy
nhiên, nếu các anh là Hội Thánh, tại sao các anh lấy những tên như Báp-tít, Trưởng
Lão, Giám Lý, hay Giám Nhiệm? Nếu các anh là Hội Thánh ở đây, thì tại sao các anh lại xưng mình là một điều gì khác? Vì các
anh tự xưng mình với những tên ấy, làm thế nào các anh là Hội Thánh tại địa
phương này? Nếu chúng tôi không phải là Hội Thánh tại thành phố này thì chúng
tôi là gì?”
Giữa
tín đồ ngày nay có một tinh thần chia rẽ dường nào! Các giáo phái và các nhóm
khác nhau vừa bị chia rẽ vừa gây chia rẽ. Tuy nhiên, họ muốn người khác hiệp một
với mình.
Chẳng hạn như một số
nhóm chỉ chấp nhận những người do họ làm báp- têm. Thật là một tinh thần chia rẽ!
Những nhóm khác cấm người ta kêu cầu danh Chúa Jesus hay ngợi khen Chúa lớn tiếng. Điều này cũng là chia rẽ. Nếu
chúng ta đòi hỏi tín đồ hoặc bỏ hoặc tiếp nhận một số thực hành nào đó để được
tiếp nhận, đó
là gây chia rẽ. Không nên quan tâm đến những thực hành mà quan tâm những người
đến với chúng ta có thật sự là Cơ-đốc nhân hay không. Nền tảng để tiếp nhận
thánh đồ là chính Đấng Christ, không hơn không kém. Dầu xuất thân của một tín đồ có là gì
chăng nữa, hễ người ấy là Cơ-đốc nhân thì chúng ta phải tiếp nhận họ là một anh
em trong Chúa.
CẦN LỚN LÊN TRONG SỰ SỐNG
Để
được cứu khỏi tính chia rẽ, chúng ta cần lớn lên trong sự sống. Chỉ hiểu biết dạy
dỗ về hiệp một thì không đủ. Càng lớn lên trong sự sống của Đấng Christ,
chúng ta càng được cứu trong sự sống Ngài. Khi còn là một
Cơ-đôc nhân trẻ tuổi, tôi thường hỏi những Cơ-đốc nhân khác rằng họ tin như thế
nào về báp- têm hay sự cất lên. Nhưng sau khi lớn lên trong sự sống ở một mức độ
nào đó, tôi ngưng hỏi tín đồ khác theo cách ấy. Bây giờ khi tiếp xúc các thánh
đồ, tôi không hỏi họ những câu hỏi về giáo lý. Thay vào đó, tôi quí mức lượng Đấng
Christ ở trong họ. Đơn giản là tôi không quan tâm đến những điều bề
ngoài. Nếu
muốn
được cứu khỏi tính chia rẽ, chúng ta cần lớn lên. Mức lượng Đấng Christ
của chúng ta càng lớn, chúng ta càng ít chia rẽ.
Vì còn ở trong bản chất cũ với yếu tố chia rẽ, của nó nên chúng ta
không dám nói
mình hoàn toàn được giải cứu khỏi tính chia rẽ. Chúng ta cần cảnh giác về yếu tố
chia rẽ này bên trong mình. Cũng cần cầu xin Chúa ban cho chúng ta thật sự lớn
lên trong sự sống để có thể được cứu khỏi tính chia rẽ.