SỰ BIẾN ĐỔI:
TRONG SỰ THỰC
HÀNH NẾP
SỐNG
THÂN THỂ
(3)
VÀ TRONG
SỰ THUẬN PHỤC, YÊU THƯƠNG
VÀ CHIẾN TRẬN
V. BỞI SỐNG
NẾP SỐNG BÌNH THƯỜNG
Chúng ta đã thấy
định nghĩa về biến đổi và ba điểm liên quan đến biến đổi khi thực
hành nếp sống Thân Thể: dâng thân thể, đổi mới tâm trí, và vận dụng các ân tứ.
Bây giờ, chúng ta đến một điểm nữa là sống nếp sống
bình thường (12:9-21).
A.
Đối Với Người Khác
1. Yêu Thương
Khi sống
trong nếp sống bình thường, trước hết chúng ta cần
yêu thương người khác. Trong câu 9, Phao-lô nói: “Tình thương yêu chớ giả
hình”, và trong câu 10, ông nói: “Trong tình kính mến anh em, hãy yêu mến lẫn
nhau cách nồng nàn”.
2. Thể Hiện Sự Tôn Trọng
Câu 10 cũng nói
về: “Hãy đua nhau mà tôn trọng”. Trong vấn đề bày tỏ
sự tôn trọng, chúng ta phải hành động nhanh và hãy làm người đầu
tiên tỏ ra tôn trọng người khác.
3. Cung Cấp Và Thể Hiện Tính Hiểu
Khách
Hơn nữa, chúng
ta cần cung cấp sự cần dùng cho các thánh đồ và theo đuổi tính hiếu khách (c.
13).
4. Vui Với Kẻ Vui, Khóc Với
Kẻ Khóc
Trong câu 15,
Phao-lô nói: “Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ
khóc”. Chúng ta phải được biến đổi trước khi có thể vui và khóc với người khác.
Một số người bẩm sinh không thể khóc hay vui.
Dầu anh em vui mừng, hớn hở bao nhiêu, họ vẫn lạnh lùng giống
như tượng Ma-ri ở cửa nhà
thờ Công Giáo, không bao giờ thay đổi sắc mặt. Một số
anh chị em giống như vậy. Họ không biết cách vui mừng
hay than khóc với người khác; dường như họ là đá không có tình cảm con người.
Nhưng Hội Thánh cần những con người có cảm xúc. Chúng ta cần phải có cảm xúc
đúng đắn và đầy biểu cảm. Tôi muốn có một gương mặt có thể diễn tả tất cả những
cảm xúc của tôi cách đúng đắn và đầy đủ. Chúng ta không thể qui tụ những người
có gương mặt bằng đá lại và gọi đó là nếp sống Hội Thánh; chúng ta phải là những
viên đá sống, những viên đá đầy tình cảm. Chúng ta phải học vui mừng và than
khóc với người khác.
5. Cùng Một Tâm Trí
Kế đến Phao-lô
khuyên chúng ta: “Hãy đồng tâm chí với nhau; chớ chí hướng về những điều cao,
nhưng hãy hạ mình theo kẻ thấp hèn. Chớ khoe mình là khôn ngoan” (c. 16).
Phao-lô rất thực tế. Khi bảo chúng ta hãy hạ mình theo những điều khiêm nhường,
ông bao hàm mọi điều. Chúng ta nên cố gắng hạ mình theo tất cả những điều khiêm
nhường. Đừng cao ngạo, nhưng hãy hạ mình theo những điều khiêm nhường.
B. Đối Với Đức Chúa Trời
Câu 11 mô tả
cách chúng ta nên thế nào đối với Đức Chúa Trời: “Hãy siêng năng, chớ biếng
nhác; lòng phải sốt sắng (RcV: nóng cháy trong linh); hãy hầu việc Chúa [như nô
lệ]”.
1. Không Biếng Nhác
Trong nếp sống Hội
Thánh, cần phải siêng năng. Không người biếng nhác nào có thể đắc thắng trong
việc thực hành nếp sống Hội Thánh. Vì cớ Thân Thể,
sự biếng nhác của chúng ta phải bị xử lý.
2. Nóng Cháy Trong Linh
Vì nếp sống Thân
Thể, chúng ta cần một thân thể dâng cho Chúa, một tâm trí đổi mới trong sự biến
đổi của hồn, và một linh nóng cháy. Toàn bản thể chúng ta -linh,
hồn và thân-đều ở trong nếp sống Hội Thánh. Vì nếp sống Hội Thánh, thân thể cần
được dâng lên, hồn cần được biến đổi, và tâm trí cần được thay đổi mang tính
trao đổi chất. Tâm trí phải được đổi mới, không chỉ bởi được dạy dỗ mà bởi được
biến đổi, có yếu tố của Đấng Christ lan rộng
vào trong đó để sinh ra một thay đổi mang tính trao đổi chất. Sự biến đổi hồn
chủ yếu tùy thuộc vào đổi mới tâm trí. Nếu nghiêm túc thực hành nếp sống
Hội Thánh, chúng ta cần dâng thân thể, để hồn được biến đổi, được thiêu đốt và
nóng cháy trong linh. Nếu có lòng vì nếp sống Hội Thánh mà không dâng thân thể
cho Hội Thánh, là không thực tế. Tuy nhiên, giả sử thân thể chúng ta ở trong
nếp sống Hội Thánh, nhưng tâm trí lại đầy dẫy những quan niệm, tư tưởng và truyền
thông cũ kỹ; giả sử tâm trí bị sự khôn khéo, tưởng tượng và quan niệm thiên
nhiên chiếm hữu, thì chúng ta có thể đến Hội Thánh bằng thân thể, nhưng lại đem
theo một tâm trí rất rắc rối. Một tâm trí
chưa đổi mới như vậy sẽ là nan đề lớn cho Hội Thánh. Thân thể phải được trình
dâng và tâm trí phải được đổi mới. Giả sử, bởi Chúa thương xót, thân thể chúng
ta đã được dâng hiến và tâm trí đã được đổi mới,
nhưng linh vẫn lạnh giá thì điều đó sẽ
không bao giờ hiệu quả cho nếp sống Hội Thánh. Sau khi dâng thân thể và đổi mới
tâm trí, chúng ta cần nóng cháy trong linh. Chúng tôi ước ao biết bao được thấy
tất cả thánh đồ trong sự khôi phục của Chúa có ba đặc điểm này: dâng thân thể
tuyệt đối cho nếp sống Hội Thánh; tâm trí được hoàn toàn đổi mới ; bởi sự biến đổi
mang tính trao đổi chất trong hồn, một tâm trí được giải phóng khỏi những tư tưởng
thế gia, thiên nhiên, tôn giáo, hoàn toàn được dầm
thấm bằng tâm trí của Chúa, thuần khiết cho Chúa; và một linh bốc cháy. Nếu tất
cả thánh đồ trong sự khôi phục của Chúa đều như vậy, nếp sống Hội Thánh sẽ tuyệt
vời biết bao.
3. Phục
Vụ Như Nô Lệ
Trong nếp sống Hội
Thánh, chúng ta phải phục vụ Chúa như nô lệ. Một nô lệ là người được bán cho chủ
và không còn quyền tự do. Chúng ta cần làm loại người này cho nếp sống Thân Thể,
hầu việc Chúa như nô lệ và không còn tự do làm điều gì theo chính mình. Vì
vậy, đối với Đức Chúa Trời, chúng ta không được biếng nhác. Chúng ta phải nóng
cháy trong linh và hầu việc Ngài như nô lệ.
C.
Đối Với Chính Mình
Trong La-mã
chương 12, chúng ta cũng thấy bốn phương diện của một đời
sống bình thường đối với chính mình.
1. Vui Mừng Trong Hi Vọng
Cơ-đốc nhân nên
là những người vui mừng vì chúng ta luôn luôn vui hưởng Chúa. Nếu vui hưởng
Chúa trong sự phong phú của Ngài, chúng ta không những vui mừng bên trong mà
cũng sẽ vui vẻ bên ngoài. Ngay cả trong những lúc hoạn nạn, chúng ta vẫn nên và
vẫn có thể vui mừng trong hi vọng. Chúng ta không phải là những người không có
Đức Chúa Trời và không có Đấng Christ, không có hi
vọng (Êph. 2:12). Chúng ta có Đức Chúa Trời và có Đấng
Christ.
Cho
nên dầu tình huống có ra sao, chúng ta vẫn có hi vọng và có thể vui mừng trong
hi vọng.
2. Nhẫn Nại Trong Hoạn Nạn
Cơ-đốc nhân cũng
phải nhẫn nại trong hoạn nạn. Chúng ta phải là những người nhẫn nại. Nhờ vui mừng
trong hi vọng chúng ta có thể chịu đựng mọi loại hoạn nạn. La-mã 5:3 nói chúng
ta có thể hân hoan trong hoạn nạn. Không những chịu đựng mà chúng ta cũng hân hoan trong hoạn
nạn.
3. Bền Lòng Cầu Nguyện
Để
bền chịu hoạn nạn, cần bền lòng cầu nguyện.
Chúng ta cần cầu nguyện cách kiên trì. Điều
này không những làm chúng ta có thể bền chịu hoạn nạn mà còn cứ mãi vui hưởng
Chúa, ở
trong hiện diện Ngài và ở trong ý muốn Ngài.
4. Ghét
Và Chiến Thắng Điều Ác,
Gắn Bó Với
Điều Thiện
Ngoài ra, là dân
thánh của Đức Chúa Trời, chúng ta phải ghét bỏ và chiến thắng những điều ác mà
gắn bó với những điều tốt lành. Là những người biệt riêng cho Đức Chúa Trời,
Cơ-đốc nhân chúng ta phải duy trì tiêu chuẩn cư xử cao nhất, là tiêu chuẩn vượt
trên những người luân lý và đạo đức.
D.
Đối Với Người Bắt Bớ Và Kẻ Thù
Chúng ta
cũng phải sống một đời sống bình thường trong mối liên hệ với những người bắt bớ
và kẻ thù của mình.
1. Chúc
Phước Và Không Rủa Sả
Chúng ta nên
chúc phước người bắt bớ mình và không rủa sả họ (c. 14). Dầu họ đối xử với
chúng ta xấu bao nhiêu, miệng chúng ta cũng chỉ
nên nói ra lời chúc phước, không nên rủa sả. Chúa đã ban phước cho chúng ta nhiều
biết bao khi chúng ta còn là kẻ thù của Ngài! Chúng ta cũng nên chúc phước cho
kẻ thù và những người bắt bớ mình như vậy. Đó cũng là một phương diện của đời sống
đi theo dấu chân Chúa.
2. Không
Lấy Ác Trả Ác
Không nên lấy
ác trả ác (c. 17). Dưới Kinh Luật thì mắt đền mắt, răng đền răng. Ngày nay,
chúng ta không ở dưới Kinh Luật mà ở dưới ân
điển. Chúng ta không được lấy ác trả ác, nhưng lấy điều thiện trả điều ác, như
Chúa đã làm cho chúng ta.
3. Không Trả Thù
Hơn nữa, không nên
trả thù, nhưng nhường chỗ cho cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời; vì sự báo thù thuộc
về Chúa (c. 19). Đang khi thực hành nếp sống Hội Thánh với cuộc sống con người
bình thường, chúng ta hoàn toàn không nên trả thù. Chúng ta nên bằng lòng chịu
đựng sự sai trái của người khác và chịu mất tất cả. Chúng
ta nên giao cả tình cảnh mình vào bàn tay tể trị của Chúa và để cho Ngài làm bất
cứ điều gì Ngài muốn theo tể trị của Ngài.
4. Chất Than Lửa Trên Họ Bằng Cách Cho Họ Ăn Và
Cho Họ Uống
Trong câu 20,
Phao-lô nói: “Vậy ‘nếu kẻ thù nghịch ngươi đói, hãy cho ăn; khát, hãy cho uống;
vì làm như vậy, là ngươi chất than lửa trên đầu người’”. Đó mới thật là yêu
thương kẻ thù nghịch. Tình yêu của chúng ta đối với họ sẽ là
than lửa chất trên đầu họ để xoay họ hướng về Chúa. Cách tốt nhất để làm cho kẻ
thù lắng dịu là cho họ một điều
gì đó để ăn và uống. Vì thế, Phao-lô khuyên: “Đừng để điều ác thắng mình, nhưng
hãy lấy điều thiện thắng điều ác” (c. 21).
5. Sống Hòa Thuận Với Mọi Người
Cuối cùng, cần sống
hòa thuận với mọi người nếu điều đó tùy thuộc vào anh em (c. 18). Đôi khi chúng
ta không thể sống hòa thuận với mọi người vì người khác không muốn
sống hòa thuận. Trong hoàn cảnh ấy, chúng ta không thể làm gì được. Vì vậy,
Phao-lô nói “nếu có thể được”, chúng ta nên sống bình an với mọi người.
E.
Nói Cách Tổng Quát:
Cân
Nhắc về Những Điều Đoan Chánh
Trước
Mặt Mọi Người
Nói cách tổng
quát, chúng ta phải “cân nhắc về những điều đoan chánh (đáng tôn trọng) trước mặt
mọi người” (c. 17). Chúng ta phải rất thận trọng đến những điều đáng tôn trọng
trước mặt mọi người, và phải nghĩ kỹ trước đến những điều ấy. Để không gây tổn
thương cho người khác, chúng ta không nên chống đối điều
đáng tôn trọng. Tuy nhiên, không nên quan tâm đến những điều đáng tôn trọng này
cách mù quáng kẻo lại xao lãng đường lối của Chúa. Vì không những chúng ta sống
trước mặt Đức Chúa Trời mà còn sống trước mặt con người, nên cần cân nhắc kỹ về
những diều đáng tôn trọng theo mắt loài người. 2Cô-rin-tô 8:21 chép: “Chúng ta
nên cân nhắc kỹ về những điều đoan chánh, không những theo Chúa, mà cũng theo
cách nhìn của loài người” (Hi-văn).
BIẾN
ĐỔI TRONG SỰ THUẬN PHỤC,
YÊU
THƯƠNG VÀ CHIẾN TRẬN
I.
TRONG SỰ THUẬN PHỤC
La-mã 13:1 chép:
“Mọi người phải vâng phục quyền bính bề trên; vì chẳng có quyền bính nào không
bởi Đức Chúa Trời, các quyền bính hiện hữu cũng đều bởi Đức Chúa Trời thiết lập
cả”. Tính cách thiên nhiên là tính cách nổi
loạn, nhưng một tính cách được biến đổi thì thuận phục. Để thuận phục các uy
quyền được Đức Chúa Trời chỉ định thì cần phải
có một mức lượng biến đổi nào đó. Thưa chị em, nếu muốn thuận phục chồng, các
chị cần được biến đổi. Nếu thuận phục uy quyền chỉ định của Đức Chúa Trời, đó
là dấu hiệu cho thấy chúng ta ít nhiều đã được biến đổi, vì tính cách và tính
khí thiên nhiên của chúng ta là nổi loạn. Chúng ta nổi loạn bẩm sinh, và phản ứng
thiên nhiên của chúng ta đối với uy quyền là nói: “Không!”.
Do đó, muốn thuận phục uy quyền, cần phải được
biến đổi bởi lớn lên trong sự sống. “Cho nên ai chống
nghịch uy quyền bính, tức là chống cự mạng lịnh của Đức Chúa Trời; những kẻ chống
cự đó sẽ chuốc lấy sự đoán phạt cho mình” (c. 2). Chống cự uy quyền là không tốt.
Sự phán xét sẽ đến trên anh em từ uy quyền đó hoặc trực tiếp từ Đức Chúa Trời.
Trong câu 5,
Phao-lô nói: “Cần phải vâng phục, chẳng những vì sự thạnh nộ mà thôi, nhưng
cũng vì lương tâm nữa”. Vì lương tâm, do được biến đổi, chúng ta cần học tập
vâng phục các uy quyền.
Hơn nữa, chúng
ta cần đóng thuế và nộp thu nhập cho người đáng phải nộp. Chúng ta cũng phải
kính sợ và tôn trọng những người thích đáng. Đóng thuế, kính sợ và tôn trọng những
người thích đáng cho thấy chúng ta vâng phục uy quyền.
II. TRONG TÌNH THƯƠNG
“Đừng mắc nợ ai
chi hết, trừ ra yêu thương lẫn nhau mà thôi; vì ai thương yêu kẻ lân cận thì đã
làm trọn Kinh Luật. Bởi những điều răn như: ‘Chớ gian dâm, Chớ giết người, Chớ
trộm cắp, Chớ tham lam’, hoặc có điều răn nào khác nữa, đều tóm lại trong một lời
này: ‘Ngươi hãy thương yêu kẻ lân cận như mình’. Sự thương yêu chẳng hề làm hại
kẻ lân cận; vậy, sự thương yêu là làm trọn Kinh Luật”. Mạng lịnh yêu thương tóm
tắt tất cả những mạng lịnh khác. Chúng ta cần Thánh Linh hành động
bên trong và ban cho một mức lượng biến đổi trong sự sống để thực hành tình yêu
đối với mọi người. Tình yêu là biểu lộ của sự sống.
Đó không phải là hành vi bề ngoài mà bày tỏ sự sống
bề trong. Chỉ cố gắng yêu thương mà không có sự sống cung ứng
bên trong thì sẽ không hiệu quả. Để yêu thương người khác và tự nhiên làm trọn
các điều răn, chúng ta cần sự cung ứng sự sống và biến đổi trong sự sống. Sự sống
thiên nhiên của chúng ta không phải là sự sống có
tình yêu của Đức Chúa Trời. Chúng ta cần được biến đổi trong sự sống để có bản
chất yêu thương của Đức Chúa Trời để yêu thương người khác. Nếu cẩu thả trong
việc yêu thương người khác, chúng ta không cần được biến đổi trong sự
sống. Nhưng nếu muốn thực hành yêu thương mọi người, chúng ta cần được biến đổi
trong sự sống.
III. TRONG CHIẾN TRẬN
Bây giờ, chúng
ta đến với sự biến đổi trong việc tham gia chiến trận, nghĩa là chiến trận thuộc
linh. Câu 11 chép: “Càng nên làm như vậy hơn nữa, vì biết thời kỳ này đã đến giờ
anh em nên thức dậy, đừng ngủ nữa; bởi hiện nay sự cứu rỗi gần chúng ta hơn lúc
chúng ta mới tin”. Sự cứu rỗi ở đây nghĩa là cứu rỗi trong giai đoạn sau cùng,
là cứu chuộc thân thể chúng ta. Sự cứu rỗi bao gồm linh, hồn và thân thể. Trong
giai đoạn đầu của sự cứu rỗi, Chúa tái sinh linh chúng ta; trong giai đoạn thứ
hai, Ngài biến đổi hồn chúng ta; và trong giai đoạn thứ ba, là giai đoạn sau
cùng, vào lúc Ngài trở lại Ngài sẽ biến
hóa thân thể cực kỳ xấu xa của chúng ta thành thân thể vinh hiển (Phi. 3:21).
Khi câu 11 nói sự cứu rỗi gần chúng ta hơn lúc chúng ta tin, chi về giai đoạn
thứ ba của sự cứu rỗi, tức là biến hóa thân thể. Nói cách khác, điều này chỉ về
sự cứu chuộc thân thể, hay dùng một từ khác, quyền làm con trọn vẹn được khải
thị trong 8:19,21 và 23.
Chúng ta cần nhận
thức rằng bây giờ là lúc phải thức dậy, đừng ngủ nữa. Mặc dầu đêm là thời giờ để
ngủ, nhưng “đêm sắp tàn” (13:12). Vậy, chúng ta nên thức dậy, thức canh, và đừng
ngủ nữa.
Và Mặc Lấy Binh Giáp Của Sự Sáng
Thời đại hiện
nay là ban đêm. Khi Chúa Jesus
trở
lại, ban ngày sẽ hiện ra. Thời đại kế tiếp sẽ là ban ngày.
Vì đêm đã khuya và ngày gần đến, chúng ta không những cần thức dậy, không ngủ nữa, mà cũng cần lột bỏ những việc tối tăm và
mặc lấy binh giáp của sự sáng (c. 12). Điều này chỉ về chiến trận.
“Chúng ta hãy ăn
ở đoan
trang như giữa ban ngày; chớ tiệc tùng liên miên và say sưa, chớ đắm sắc và
buông tuồng, chớ cãi cọ và ganh ghét” (c. 13). Tất cả những
điều nấy cần phải bị ném bỏ. Những điều
đó là công việc tối tăm, còn chúng ta là con cái của ban ngày.
D. Mặc Lấy Đấng Christ
Câu 14 rất quan
trọng: “Nhưng hãy mặc lấy Chúa Jesus Christ, chớ dự trù cho xác thịt mà làm trọn
tư dục nó”. Trong câu 12, chúng I ta được dặn bảo phải “mặc lấy binh giáp của sự
sáng”, và trong câu 14 “mặc lấy Chúa Jesus Christ”. Đặt hai cụm từ
này lại với nhau, chúng ta có thể thấy chính Chúa Jesus Christ là binh
giáp của sự sáng. Hơn nữa, cụm từ “chớ dự trù cho xác thịt” tương ứng với 8:12,
là câu Phao-lô nói: “chúng ta chẳng mắc nợ xác thịt đâu, mà phải sống
theo xác thịt”. Chiến trận trong 13:14 là chiến trận giữa dục vọng và Linh như
trong Ga-la-ti 5:17. Đấng Christ là Linh (2Cô. 3:17). Do đó, chúng ta phải
mặc lấy Đấng Christ
để
đánh trận với dục vọng. Chiến trận ở đây không liên quan đến ma quỉ hay các thế
lực trên không như Ê-phê-sô 6:12, mà liên quan đến dục vọng mà chúng ta phải chống
lại bằng cách mặc lấy Chúa Jesus Christ như khí giáp của sự sáng. Loại
chiến trận này khác với chiến trận trong 7:23. Trong đó luật gian ác trong xác
thịt chúng ta chống lại luật tốt lành trong tâm trí, không có gì liên quan đến
Linh. Nhưng ở đây bằng
cách mặc lấy Đấng Christ,
chúng
ta chống lại công việc tối tăm của xác thịt.
Mặc lấy Đấng Christ có nghĩa
là gì? Chúng ta đã được báp-têm vào trong Đấng Christ và đã ở trong Đấng
Christ
rồi
(La. 6:4; Ga. 3:27). Như vậy, tại sao chúng ta vẫn phải mặc lấy Đấng Christ? Mặc lấy
Đấng Christ
thật
ra có nghĩa là sống bởi Đấng Christ và sống
bày tỏ Đấng Christ.
Mặc
dầu ở trong Đấng Christ
nhưng
chúng ta vẫn cần sống bởi Đấng Christ và sống bày tỏ Đấng Christ cách thực
tế. Chúng ta cần có nếp sống hằng ngày bởi Đấng Christ và bày tỏ
Đấng Christ.
Sự
bày tỏ Đấng Christ
trong
đời sống hằng ngày của chúng ta là khí giới chống lại xác thịt. Vì chiến trận
trong câu 14 không chống lại ma quỉ và sự gian ác thuộc linh, nhưng chống lại
xác thịt với tất cả dục vọng của nó nên chúng ta cần sống
bởi Đấng Christ.
Càng
sống bởi Đấng Christ, Ngài
càng trở nên vũ khí để chống lại dục vọng của xác thịt.
Phao-lô nói chúng
ta không nên “dự trù cho xác thịt”. Chúng ta không nên cung ứng một điều gì cho
xác thịt. Điều này cho thấy xác thịt tiếp tục tồn tại. Dầu chúng
ta thuộc linh đến đâu, xác thịt vẫn có thể sống lại. Xác thịt đói và muốn ăn,
nhưng chúng ta phải bỏ đói cho xác thịt chết, không cung cấp điều gì có thể cho
phép nó thực hiện dục vọng.
Dự trù cho xác
thịt có nghĩa là gì? Vì đặc biệt thanh niên có thể thấy điều này khó hiểu nên
tôi muốn đưa ra vài hình ảnh minh họa. Xã hội loài người hiện nay tăm tối và xấu
xa, chứa dựng nhiều điều cung ứng cho xác thịt. Xin hãy suy xét, chẳng hạn như
báo chí với tranh ảnh và quảng cáo. Tôi không tin rằng một người nào đó thuộc
linh đến mức khi nhìn vào một hình ảnh xấu xa lại không bị ảnh hưởng. Kinh nghiệm
của anh em làm chứng rằng khi nhìn vào quảng
cáo hay tranh ảnh trên báo, xác thịt anh em nổi lên. Những quảng cáo phim ảnh ấy
là nguồn cung ứng cho xác thịt. Hơn nữa, kẻ thù cũng dùng ti-vi để cung cấp thức
ăn cho xác thịt đói khát. Tôi không quá luật pháp khi nói Cơ-đốc
nhân không nên xem ti-vi, nhưng tôi nói rằng tốt hơn nên tránh xa ti-vi. Đừng
nghĩ anh em rất mạnh. Giả sử gần đây có một cái giếng sâu; nếu không muốn
rơi xuống giếng, tôi nên tránh xa và không đi quanh nó. Tuy nhiên, nếu tiếp tục
đi gần giếng thì mặc dầu hôm nay có thể tôi không rớt xuống nhưng có lẽ trong
tương lai sẽ rớt. Tốt hơn là hãy bảo vệ mình và tránh xa cái giếng. Cũng vậy, xem
ti-vi là nguy hiểm. Nếu định xem ti-vi, anh em nên
cầu nguyện: “Chúa ơi, xin xem ti-vi với con. Xin làm một với linh con để xem
ti-vi”. Nếu cầu nguyện như vậy, anh em có thể ổn để xem. Nếu không, có lẽ anh
em nên nghĩ đến việc từ bỏ nó. Dầu sao đi nữa, ti-vi cũng là phương tiện mạnh mẽ
để kẻ thù cung ứng cho xác thịt, và nhiều điều ác đã xảy ra do ảnh hưởng của
nó.
Như tôi đã nói
trước đây, khó có thể quyết định đặt chương 13 vào phần phụ nào của Sách La-mã.
Chương 13 có thể là phần nối tiếp của
chương 12. Nếu không thật sự thuộc về phần nói về việc sống một đời sống bình
thường, thì ít nhất chương 13 cũng gần như kết hợp với phần này. Cho nên từ
12:9 đến 13:14 có thể được kể như một phần trọn vẹn nói về sống một đời sống
bình thường. Chắc chắn phần 12:1-8 liên quan đến việc thực hành nếp sống Thân
Thể. Cùng với việc thực hành nếp sống Thân Thể, chúng ta cần sống một đời sống
bình thường được mô tả trong 12:9-21 và có lẽ trong chương 13 nữa. Chúng ta
không nên bỏ qua phần này của Sách La-mã. Tất cả các câu trong phần này rất
sáng tỏ, chúng ta không cần nói nhiều nữa. Thanh niên sẽ được giúp ích rất nhiều
khi học thuộc lòng một số câu như: “Tình thương yêu chớ giả hình”, “Hãy gớm ghê
điều ác mà gắn vó điều thiện” và “Trong tình kính mến
anh em, hãy yêu mến lẫn nhau cách nồng nàn”. Những câu này
gần như những câu châm ngôn. Nếu thanh niên học
thuộc lòng những câu này thì sẽ giúp ích cho họ kinh nghiệm biến đổi, là điều
làm cho họ sống một đời sống bình thường để thực hành nếp sống Hội Thánh đúng đắn.
Không sống một đời sống bình thường như vậy, chúng ta sẽ thiếu nền tảng cần thiết
cho nếp sống Hội Thánh. Tôi tin rằng đây là lý do ngay sau khi mô tả việc thực
hành nếp sống Hội Thánh, Phao-lô trình bày những điều kiện sống một đời sống
con người bình thường. Việc trình bày, đời sống
bình thường tốt nhất trong cả Kinh Thánh
được tìm thấy trong những câu này. Vì vậy, chúng ta cần cầu nguyện và tương
giao với nhau về những câu này.