SỰ TỰ DO CỦA LINH TRONG LINH
CHÚNG TA
(1)
I. LUẬT CỦA LINH SỰ SỐNG
Trong
chương 5 của Sách La-mã, chúng ta thấy sự ban tứ trong Đấng Christ vượt quá di sản trong
A-đam; trong chương 6, chúng ta được biết sự đồng nhất của mình với Đấng Christ, và trong chương 7, chúng
ta thấy ách nô lệ của luật trong xác thịt. La-mã chương 8 tương phản với La-mã
chương 7. Trong La-mã chương 7, chúng ta có ách nô lệ; trong La-mã chương 8,
chúng ta có sự tự do. Trong La-mã chương 7, chúng ta có luật; trong La-mã
chương 8, chúng ta có Thánh Linh. Trong La-mã chương 7, chúng ta có xác thịt;
trong La-mã chương 8, chúng ta có linh của mình. Do đó, La-mã chương 7 bày tỏ
ách nô lệ của luật trong xác thịt, trong khi La-mã chương 8 cho thấy sự tự do của
Linh trong linh chúng ta.
Cần đọc
La-mã 8:1-6 cách cẩn thận và chăm chú. “Cho nên, hiện nay chẳng có sự định tội
cho những kẻ ở trong Christ
Jesus vì luật
của Linh Sự Sống
trong Christ Jesus đã buông tha tôi khỏi luật
của tội và sự chết” (cc. 1-2). Cụm từ “luật của Linh Sự Sống” rất ý nghĩa.
Trong cụm từ, này chúng ta thấy ba yếu tố
tạo nên một thực thể-luật, Linh và sự sống.
Ba điều này là một.
“Vì điều
Kinh Luật không làm nổi, tại xác thịt làm cho nó ra yếu đuối, thì Đức Chúa Trời
đã làm rồi: Ngài đã vì tội mà sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt tội
lỗi, và định tội cho tội ở trong xác thịt” (c. 3). Đức Chúa Trời là chủ từ của
câu này. Ngài kết án tội trong xác thịt của Đấng Christ bằng
cách “sai chính Con Ngài lấy hình trạng của xác thịt tội lỗi”.
“Hầu cho điều nghĩa (hay công chính)
mà Kinh Luật buộc, được thành tựu trong chúng ta, là kẻ chẳng noi theo xác thịt,
nhưng noi theo Linh (RcV: linh). Vì kẻ ở theo xác thịt thì chí hướng về những sự
thuộc xác thịt, còn kẻ ở theo Linh (RcV: linh) thì chí hướng về những sự thuộc
Linh” (cc. 4-5). Đức Chúa Trời kết án tội trong xác thịt để đòi hỏi công chính
của Kinh Luật được hoàn thành trong chúng ta là những người bước đi theo linh.
Những người theo linh đặt tâm trí nơi những điều thuộc về Linh. Xin lưu ý, lần
đầu tiên linh được đề cập trong câu 5 chỉ về nhân linh của chúng ta và lần đề cập
thứ hai chỉ về Thánh Linh, nghĩa là những ai theo linh mình đặt tâm trí nơi những
điều của Thánh Linh.
“Vì
tâm trí đặt nơi xác thịt là sự chết, nhưng tâm trí đặt nơi linh là sự sống và
bình an” (RcV, c. 6). Tâm trí đặt vào nhân linh là sự sống và bình an. Mỗi một
lời trong La-mã 8:1-6 đều quí báu. Chúng ta không nên bỏ qua từ nào trong những
câu này. Vì thì giờ có hạn, tôi chỉ có thể trình bày sơ lược về La-mã chương 8.
A. Linh Của Sự Sống
Trước khi đề
cập đến chính La-mã chương 8, chúng ta cần xem xét một từ vinh hiển và kỳ diệu
được tìm thấy trong 8:2 -“Linh của sự sống”. Từ này được dùng chỉ một lần trong
cả Kinh Thánh. Trong Sách La-mã, mãi đến 8:2, từ “Linh của sự sống” mới được khải
thị. Tuy nhiên, trước chương 8, chúng ta thấy có một vài chỗ nhắc đến sự sống thần thượng, đời đời,
phi thọ tạo. Từ sự sống xuất hiện lần đầu tiên trong Sách La-mã là trong
1:17; câu ấy nói người công chính sẽ có sự sống và sống bởi đức tin. Từ sự sống
trong câu này chỉ về sự sống thần thượng. Từ này xuất hiện lần thứ hai trong
Sách La-mã là trong 2:7; câu ấy cho biết “ai bền lòng làm thiện mà tìm kiếm sự
vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hay hư nát, thì báo cho sự sống đời đời”. Nếu
chúng ta liên tục tìm kiếm Đức Chúa Trời, Ngài sẽ ban cho chúng ta sự sống đời
đời. La-mã 5:10 nói chúng ta sẽ được cứu trong sự sống của Ngài, và 5:17 nói
sau khi nhận được ân điển dư dật và sự ban tứ của sự công chính, chúng ta sẽ
cai trị trong sự sống. La-mã 5:18 đề cập đến sự xưng công chính của sự sống, và
5:21 nói ân điển cai trị dẫn đến sự sống
đời đời. Trong 6:4, chúng ta được dặn bảo hãy bước đi trong sự mới mẻ của sự sống.
La-mã 6:22-23 nói rằng sự sống đời đời là kết cuộc của sự thánh hóa, và món quà
tặng không của Đức Chúa Trời là sự sông đời đời trong Christ Jesus, Chúa chúng ta. Do đó,
trong sáu chương đầu của Sách La-mã có nhiều chỗ liên hệ đến sự sống thần thượng. Sự sống
là mục tiêu cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã cứu chuộc, xưng công
chính và giải hòa chúng ta để chúng ta được dự phần trong sự sống này. Một khi nhận lãnh
sự sống, chúng ta sẽ được cứu trong sự sống, cai trị trong sự sống, bước đi
trong sự mới mẻ của sự sống
và được thánh hóa trong sự sống.
Mặc
dầu các chương trước trong Sách La-mã nói rằng chúng ta cần phải được cứu, cai
trị, bước đi và được thánh hóa trong sự sống, nhưng Phao-lô chưa cho biết làm
thế nào có thể thực hiện tất cả những điều này. Làm thế nào có thể được cứu
trong sự sống và cai trị trong sự sống? Làm thế nào có thể bước đi trong
sự mới mẻ của sự sống? Làm thế nào có thể kinh nghiệm sự thánh hóa trong sự sống? Phao-lô không cho biết. Ông cũng không cho biết rõ làm
thế nào người công chính có sự sống.
Mặc dầu nói sự sống
này ra từ đức tin, nhưng ông không giải thích rõ vấn đề này. Trong La-mã
chương 1 đến chương 6, Phao-lô đề cập đến sự sống 9 lần. Bây giờ, trong La-mã
8:2, thình lình ông liên kết sự sống
với Linh trong cụm từ “Linh của sự sống”.
Phương cách
để có sự sống là Linh. Phương cách để được cứu trong sự sống của Ngài là Linh.
Phương cách cai trị trong sự sống là Linh. Phương cách bước đi trong sự mới mẻ của
sự sống là Linh. Phương cách được thánh hóa trong sự sống là Linh. Linh là
phương cách. Sự sống
thuộc về Linh, và Linh là Linh của sự sống.
Hai điều này thật ra là một. Chúng ta không bao giờ có thể phân rẽ sự sống với
Linh, hay phân rẽ Linh ,với sự sống. Chính Chúa Jesus phán:
“Những lời Ta phán cùng các ngươi đều là thần linh (RcV: Linh) và sự sống” (Gi.
6:63). Trong câu này, Chúa Jesus
liên kết
Linh và sự sống. Nếu có Linh, chúng ta có sự sống; nếu không có Linh, chúng ta
không có sự
sống.
Nếu bước đi trong Linh, chúng ta bước đi trong sự sống, nhưng nếu không bước đi
trong Linh, chúng ta không bước đi trong sự mới mẻ của sự sống. Do đó, phương
cách kinh nghiệm sự sống thần thượng, đời đời, phi thọ tạo, là Linh. Qua đó,
chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa La-mã chương 8 và các chương trước. Bảy
chương trước dẫn chúng ta đến sự sống
và tổng kết trong sự sống. Bây giờ, trong 8:2, chúng ta đến với vấn đề sự sống. Chúng ta phải đặc biệt
chú ý đến từ sự sống
trong La-mã chương 8.
B. Sự Sống Gồm Bốn Phương Diện
Từ sự sống
được sử dụng bốn lần trong chương 8. La-mã 8:2 đề cập đến luật của Linh Sự Sống.
La-mã 8:6 nói tâm trí đặt vào linh là sự sống.
Trong La-mã 8:9-10, chúng ta được biết nếu Đấng Christ ở
trong chúng ta thì linh chúng ta là sự sống vì sự công chính. La-mã 8:11 nói
Linh Nội Cư sẽ ban sự sống
cho thân thể hay chết của chúng ta. Khi được nhắc đến lần đầu trong chương này,
sự sống
được liên kết với Thánh Linh, lần thứ hai, sự sống có quan hệ đến tâm trí chúng
ta, lần thứ ba, sự sống được nối kết với linh chúng ta, và lần thứ tư, sự sống
là vấn đề liên quan đến thân thể chúng ta. La-mã chương 8 bày tỏ một sự sống gồm
bốn
phương diện. Trước hết sự sống
là Linh. Kế đến Linh vào trong linh chúng ta để làm cho linh chúng ta trở nên sự
sống.
Sau đó
Linh lan rộng từ linh vào trong tâm trí để làm cho tâm trí trở nên sự sống.
Linh thậm chí truyền sự sống này vào trong thân thể hay chết của chúng ta để
làm cho thân thể của tội thành thân thể của sự sống. Chúng ta có một sự sống gồm
bốn phương diện. Tâm điểm của điều này là Thánh Linh cư ngụ trong linh chúng
ta. Sự sống này sẽ lan rộng tử linh vào trong tâm trí và khắp cả hồn, thậm chí
đến với mọi chi thể của
thân thể chúng ta. Cuối cùng, cả bản thể chúng ta sẽ đầy dẫy sự sống, và chúng
ta sẽ là người của sự sống. Anh em có bao giờ thấy điều này chưa? Chúng ta có
thể gọi điều này là sự sống
gồm bốn
phương diện. Linh là sự sống, linh của chúng ta là sự sống, tâm trí chúng ta là
sự sống,
và thậm chí thân thể chúng ta cũng là sự sống. Do đó, mối liên kết giữa La-mã
chương 8 và tất cả những chương trước là sự sống cộng với Linh.
C. Luật Của Linh Sự sống
Trong La-mã
chương 8, không những chúng ta thấy có Linh của sự sống, mà còn thấy có luật của
Linh Sự Sống.
Từ liệu sự sống cho thấy La-mã chương 8 nối tiếp La-mã chương 6, vì La-mã
chương 6 chấm dứt với sự sống.
Từ liệu luật cho thấy La-mã chương 8 cũng nối tiếp La-mã chương 7, là chương luận
về vấn đề luật. Trong La-mã chương 8, Phao- lô đề cập tiếp về luật. Trong La-mã
chương 7, ông đề cập đến ba luật: Luật của Đức Chúa Trời, luật của điều thiện,
và luật của tội. Nếu chỉ có ba luật này, tất cả chứng ta hẳn đã phải kêu lên:
“Ôi, tôi là người khốn khổ dường nào!” Luật của Đức Chúa Trời là công bình,
thánh khiết, tốt lành và thuộc linh.
Nhưng càng
công bình và thánh khiết thì Luật ấy càng đòi hỏi chúng ta nhiều. Tại sao Luật
của Đức Chúa Trời lại khắt khe đến như vậy? Vì Luật này là thánh, công bình và
tốt lành. Nếu Luật là xấu thì những đòi hỏi sẽ rất thấp. Tuy nhiên, Luật của Đức
Chúa Trời là thánh khiết và công chính. Luật này chỉ đòi hỏi chứ không cung ứng.
Ga-la-ti 3:21 cho thấy Kinh Luật không thể ban sự sống cho người ta. Đức Chúa Trời ban Luật
không phải để cung ứng, mà để đòi hỏi. Vì chúng ta nghĩ mình tốt, nên cần Kinh
Luật phơi bày mình là không tốt.
Anh em có
nhớ Kinh
Luật được ban bố
trong những hoàn cảnh nào không? Bởi ân điển Ngài, Đức Chúa Trời đã đem dân
Ngài ra khỏi Ai-cập. Dân I-xra-ên
ra khỏi Ai-cập không phải do họ giữ Kinh Luật, mà là vì Đức Chúa Trời đầy ân điển
giải cứu họ bởi sự cứu chuộc của Ngài. Khi Đức Chúa Trời đem dân I-xra-ên đến
núi Si-nai, Ngài có ý định làm cho họ trở nên một vương quốc thầy tế lễ (Xuất.
19:3-6). Mặc dầu họ đồng ý với điều này nhưng Đức Chúa Trời biết họ không nhận
thấy họ xấu xa dường nào. Vì vậy, qua Môi-se, Đức Chúa Trời hẹn gặp gỡ họ nhằm
mục đích ban Luật cho họ. Tức thì bầu không khí thay đổi và trở nên cực kỳ đe dọa.
Dân chúng sợ hãi. Ở giữa tình hình đầy đe dọa này, Đức Chúa Trời ban cho người
I-xra-ên Luật của Ngài. Tuy nhiên, đang khi Luật được ban ra trên núi thì họ tạo
ra hình tượng bò con bằng vàng. Như vậy trước khi Luật được ban bố, dân chúng
đã vi phạm Luật rồi. Do đó, khi Môi-se quan sát tình hình, ông đập vỡ hai bảng
đá.
Chúng ta
không thể giữ Luật. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ Kinh Luật được ban để chúng ta
giữ. Thay vào đó, chúng ta phải cúi xuống trước Đức Chúa Trời đầy thương xót và
ân điển mà nói: “Chúa ơi, con không thể giữ Luật của Ngài hay làm bất cứ điều
gì tốt
lành để đẹp lòng Ngài”. Để đem chúng ta đến kết luận này, Phao-lô viết La-mã
chương 7 giải thích vấn đề Kinh Luật. Phao-lô là một tác giả xuất sắc. Ông rất
sâu sắc. Ông viết mỗi chương của Sách La-mã với cách nhìn về Cựu Ước. Ông viết
Sách La-mã trong ánh sáng và trong sự hiểu biết về Cựu Ước.
Trong La-mã
chương 7, Phao-lô nói về Kinh Luật. Phao-lô cho thấy rằng bên ngoài chúng ta có
Luật của Đức Chúa Trời với những đòi hỏi của Luật ấy, trong hồn chúng ta có luật
của điều thiện đáp ứng với Luật của Đức Chúa Trời, và trong các chi thể của
thân thể chúng ta có một
luật khác chiến đấu chống
lại luật của điều thiện trong hồn chúng ta. Phao-lô nói rằng luật trong tâm trí
chúng ta là yếu đuối và bất năng, nhưng luật trong các chi thể chúng ta có uy lực
và sức mạnh. Tôi tin Phao-lô là một người mạnh mẽ với một ý chí mạnh mẽ. Cá
tính của ông mạnh đến nỗi chỉ có Chúa Jesus
mới bắt phục
được, như Ngài đã làm khi Phao-lô
đang trên đường đến thành Đa-mách. Dù trước khi được cứu có mạnh mẽ đến đâu thì
ông cũng không thể đắc thắng luật của tội trong các chi thể của mình. Ông nói:
“Cho nên điều thiện tôi muốn
thì tôi không làm, còn điều ác tôi không muốn thi tôi lại làm” (7:19). Rồi
Phao-lô nói tiếp: “Song nếu tôi làm điều tôi không muốn, thì chẳng còn phải là
tôi làm điều đó nữa, bèn là tội ở trong tôi” (7:20). Tội này là
ai? Đó là Sa-tan. Luật của tội thật ra là quyền lực tự nhiên của chính Sa-tan.
Sa-tan mạnh hơn bất cứ người nào. Không một ai có thể đánh bại hắn, kể cả
Phao-lô. Sức mạnh của ý chí anh em không có nghĩa gì đối với Sa-tan đầy quyền lực.
Do đó, nếu cố gắng giữ Kinh Luật, kết quả sẽ là: “Ôi, tôi là người khôn khổ dường
nào! Ai sẽ giải cứu tôi khỏi thân thể của sự chết này?” Phao-lô dùng cụm từ “sự
chết này”. Sự chết là gì? Sự chết là hậu quả của quyền lực gian ác của Sa-tan.
Trong La-mã chương 7, chúng ta thấy hai từ được dùng đồng nghĩa với nhau để mô
tả Sa-tan: “điều ác” và “tội ở trong tôi”. Sa-tan là tội và điều ác, và quyền lực
tự nhiên của hắn là luật của tội. Hắn mạnh đến nỗi không người nào có thể đánh
bại hắn. Thậm chí toàn thể nhân loại hiệp lại cũng không thể thắng hơn hắn.
Ha-lê-lu-gia! Có một Đấng mạnh mẽ hơn tên khổng lồ gian ác này!
Sau La-mã
chương 7 có La-mã chương 8, là chương đề cập đến luật của Linh Sự Sống. Luật này không phải Luật
của Đức Chúa Trời, cũng không phải luật của điều thiện trong tâm trí chúng ta,
mà là luật của Linh Sự Sống.
La-mã 8:2
khải thị rằng Đức Chúa Trời đã trở nên Linh Sự Sống. Chúng ta có thể nói Linh của
sự sống trong câu này chỉ về Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình. Đức Chúa Trời
trong Đấng Christ
đã trải qua một tiến trình dài-tiến trình nhục hóa, chịu
đóng đinh, phục sinh và thăng thiên. Chính Đức Chúa Trời của Sáng Thế Ký chương
1 đã trải qua một tiến trình như vậy. Do đó, Ngài không còn là một Đức Chúa Trời
“tươi sống”. Mặc dầu trong Sáng Thế Ký chương 1, Ngài là Đức Chúa Trời còn
“tươi sống”,
nhưng trong La-mã chương 8, Ngài là Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình.
Thực phẩm
anh em đem ở chợ về nhà còn “tươi sống”. Chúng cần trải qua tiến trình cắt gọt
và nấu nướng để thích hợp cho anh em ăn. Không trải qua một tiến trình như vậy,
thức ăn còn tươi sống không thích hợp cho anh em ăn. Tôi không thích ăn điều gì
chưa được nấu nướng. Tất cả thức ăn trong tủ lạnh đều là thức ăn còn sống, nhưng mọi món ăn trên
bàn đều là thức ăn nấu chín.
Chúng ta ngợi
khen Chúa vì La-mã chương 8 không phải là tủ lạnh, mà là bàn ăn. Mỗi khi anh em
đói, hãy đến ăn La-mã chương 8. Trên bàn ăn La-mã chương 8, chúng ta có Đức
Chúa Trời đã-trải-qua-tiến- trình, vì ở đây danh xưng của Ngài không phải là
Giê-hô-va, cũng không phải Đức Chúa Trời Toàn Năng, mà là Linh Sự Sống. Ngợi
khen Chúa! Vợ tôi thường nấu xúp bò hay xúp gà. Khi thấy tôi mệt, vợ tôi thường
dọn cho tôi một tô
xúp. Nước xúp này ngọt ngào, ngon miệng và dễ dùng. Sau khi húp một chén xúp, cả
người tôi khỏe ra. Linh Sự Sống cũng giống như nước xúp. Linh Sự Sống đến từ đầu? Linh này đến từ Đức
Chúa Trời, tức Đấng được ví sánh như con bò to lớn hay con gà dược chế biến
thành nước
xúp. Trong La-mã chương 8, Ngài không còn giống như con gà hay con bò; Ngài là
Linh Sự Sống,
rất dễ tiếp nhận. Chúng ta chỉ cần nói: “Ô Chúa Jesus, Linh
Sự Sống, A-men. Đấng Christ
ở
trong anh em, và linh là sự sống.
A-men. Đặt tâm trí nơi linh là sự sống.
A-men. Linh Nội Cư sẽ ban sự sống
cho thân thể hay chết của anh em. A-men”. Nếu uống Linh trong La-mã chương 8,
chúng ta sẽ khám phá Linh giống
như nước xúp.
Trong Linh
của sự sống
này có một luật. Luật này không phải là Luật của Đức Chúa Trời “còn tươi sống”
với những đòi hỏi. Đó là luật của Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình, là luật
của Linh Sự Sống với sự cung ứng của luật này. Khi dọn cho tôi một tô xúp gà, vợ
tôi không đòi hỏi tôi gì cả. Đôi khi thậm chí tôi không biết vợ tôi dọn món gì,
tôi chỉ biết đó là nước xúp húp thấy ngon. Ngợi khen Chúa vì với Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình
có luật của Linh Sự Sống! Luật này là nguyên tắc, quyền năng và sức mạnh của Đức
Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình. Tất cả chúng ta phải reo lên: “Ha-lê-lu-gia”,
vì luật này là quyền năng tự nhiên, thần thượng, không ở bên ngoài chúng ta mà ở
trong linh. Luật của Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến- trình đang ở trong linh
chúng ta.
Chúng ta có
gì trong luật này? Thể yếu của luật này là gì? Những yếu tố của luật này là gì? Những
yếu tố của luật của Linh Sự Sống là Linh Thần Thượng và sự sống đời đời. Linh
Thần Thượng và sự sống đời đời là những yếu tố của luật này. Cho nên luật này
quyền năng và năng động, và quyền năng của luật này có tính tự phát. Một luật
như vậy đang ở trong linh chúng ta.
D. Ba Sự Sống Với Ba Luật
Chúng ta là
những người phức tạp, vì có bốn luật liên quan đến mình. Trên chúng ta có Luật
của Đức Chúa Trời với những đòi hỏi. Trong tâm trí chúng ta có luật của điều
thiện đáp ứng với Luật của Đức Chúa Trời. Trong thân thể chúng ta có luật của tội
chống lại
luật của điều thiện. Tất cả những điều này được ghi lại trong La-mã chương 7.
Nhưng La-mã chương 8 cho biết rằng trong linh chúng ta có luật của Linh Sự Sống. Như vậy chúng ta có bốn luật: một luật bên
ngoài đòi hỏi, một luật trong tâm trí đáp ứng, một luật trong thân thể chống đối,
và một luật trong linh cung ứng, làm cho mạnh mẽ và đắc thắng.
Tại sạo
chúng ta lại phức tạp như vậy? Chúng ta phức tạp vì đã trải qua ba trạm -sự sáng tạo, sự sa ngã và
sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Chúng ta được tạo nên, bị sa ngã, và được cứu rỗi. Đó là lịch
sử, tiểu sử của chúng ta. Tiểu sử của chúng ta đơn giản là chúng ta được tạo
nên, sa ngã, và được Đức Chứa Trời cứu rỗi. Trong sự sáng tạo của Đức Chúa Trời,
chúng ta nhận được sự sống con người, là sự sống làm cho chúng ta thành một người.
Trong sự sa ngã, một sự sống khác được tiêm vào trong chúng ta, là sự sống gian
ác của Sa-tan đã vào trong thân thể. Sau khi chúng ta được cứu, Đức Chúa Trời
đã-trải-qua-tiến-trình là Linh của sự sống,
vào trong linh chúng ta. Như vậy, có ba thân vị ở trong chúng ta: chính chúng
ta ở trong hồn, Sa-tan ở trong thân thể, và Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình
là Linh Sự Sống ở trong linh chúng ta. Chúng ta có ba phần trong bản thể mình
và mỗi phần có một thân vị: trong thân thể, có tội, tức Sa-tan, cư trú; trong hồn
có bản ngã cư ngụ; và trong linh có Đức Chúa Trời đã-trải-qua một-tiến-trình là
Linh Sự Sống
cư ngụ.
Mỗi
thân vị này có một sự sống với một luật.
Sa-tan có sự sống Satan với luật gian ác của sự sống ấy, tức luật của tội. Con người
thiên nhiên của chúng ta có sự sống thọ tạo với một
luật của điều thiện. Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình, là Linh Ban Sự Sống,
có sự sống thần thượng với luật của Linh Sự Sống. Vì vậy, chúng ta có luật của
điều ác, luật của điều thiện và luật của Linh Sự Sống, nói ngắn gọn là luật sự
sống. Luật sự sống này bị cả luật của điều thiện lẫn luật của điều ác chống đối;
luật này không liên quan gì đến điều thiện và điều ác, vì cả thiện lẫn ác điều
đều thuộc về Cây Biết
Điều Thiện-Ác
(Sáng. 2:9,17). Luật sự sống chắc chắn thuộc về Cây Sự Sống (Sáng. 2:9). Trong
chúng
ta có Cây Tri Thức và Cây Sự Sống. Vì vậy, mỗi chúng ta là một mô hình thu nhỏ
của vườn Ê-đen.
Tại đó có con người, có Sa-tan là Cây Tri Thức, và cũng có Đức Chúa Trời là Cây
Sự Sống.
Ba phe này từng ở trong vườn
Ê-đen, bây giờ đang ở trong chúng ta. Trận chiến diễn ra giữa Sa-tan và
Đức Chúa Trời trong vườn Ê-đen bây giờ diễn ra trong chúng ta. Trận chiến này
liên quan đến ba thân vị, ba sự sống và ba luật.
E. Đức Chúa Trời Trong Linh
Chúng Ta
Như tôi đã
nêu lên trong những dịp khác, Đức Chúa Trời được khải thị cách tiệm tiến trong
Sách La-mã. Trong La-mã chương 1, Ngài là Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo;
trong La-mã chương 3, Đức Chúa Trời trong sự cứu chuộc; trong La-mã chương 4, Đức
Chúa Trời trong sự xưng công chính; trong La-mã chương 5, Đức Chúa Trời trong sự
giải hòa, và trong La-mã chương 6, Ngài là Đức Chúa Trời trong sự đồng nhất.
Chúng ta có thể thấy tiến trình hay sự tiến triển của Đức Chúa Trời từ sự sáng
tạo đến cứu chuộc, từ cứu chuộc đến xưng công chính, từ xưng công chính đến giải
hòa, và từ giải hòa đến đồng nhất. Đức Chúa Trời đã tiến từ sự sáng tạo đến sự
đồng nhất. Trong sự sáng tạo, Đức Chúa Trời ở bên ngoài tạo vật của Ngài; trong
sự đồng nhất, Ngài làm cho chúng ta hiệp một với chính Ngài bằng cách dặt chúng
ta vào trong chính Ngài. Bao nhiêu người trong chúng ta đã chịu báp-têm thì bấy
nhiêu người được báp-têm vào trong Đấng Christ
(La. 6:3;
Ga. 3:27). Đức Chúa Trời đã đặt chúng ta vào trong Đấng Christ, hoàn toàn đồng nhất chúng
ta với chính Ngài.
Trong La-mã
chương 8, Đức Chúa Trời trở nên Đức Chúa Trời trong linh chúng ta. Ngài không
những là Đức Chúa Trời trong sự đồng nhất, mà còn là Đức Chúa Trời trong linh
chúng ta. Ngài không những làm cho chúng ta hiệp một với Ngài mà còn làm cho
chính Ngài hiệp một với chúng ta. Bây giờ, Đức Chúa Trời đang ở trong linh
chúng ta. Ngài là Đức Chúa Trời như thế nào? Ngài là Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình
trong linh chúng ta. Đức Chúa Trời trong sự sáng tạo đã trải qua sự cứu chuộc,
xưng công chính, giải hòa, đồng nhất, và bây giờ đang ở trong linh chúng ta. Đức
Chúa Trời trong linh chúng ta không
chỉ là Đức Chúa Trời mà thôi; Ngài đã trải qua một tiến trình để trở thành Linh
Sự Sống,
vì Linh Sự Sống là Đức Chúa Trời đã-trải-qua-tiến-trình. Theo kinh nghiệm, của
chúng ta, không có gì thỏa lòng hơn điều này. Chúng ta có thể dự tiệc một Đức
Chúa Trời như vậy.
F. Vui Hưởng Đấng Christ Là Linh Ban Sự Sống
Vui hưởng Đức Chúa Trời là thức ăn dọn
trên bàn không phải là quan niệm của tôi. Trong các Sách Phúc Âm, Chúa Jesus nói Phúc Âm là một bữa tiệc. Chúa
Jesus nói mọi sự đã sẵn sàng và
chúng ta nên đến dự tiệc (Lu. 14:16-17). Ngài bảo chúng ta đến ăn. Thậm chí
chúng ta còn tìm thấy ý tưởng này trong ẩn dụ về người con trai hoang đàng (Lu.
15:11-32). Khi người con trai trở về nhà, người cha mặc áo đẹp nhất cho anh ta,
chiếc áo tượng trưng cho Đấng Christ
là sự công
chính để chúng ta được xưng công chính. Khi người con trở về, anh ta giống người
ăn xin nghèo nàn đứng trước người cha giàu có. Dường như không có sự tương hợp
gì giữa họ: cha thì giàu có còn con thì nghèo nàn. Do đó, người cha bảo tôi tớ
lấy áo tốt nhất
mặc cho người con. Sau khi người con mặc chiếc áo này vào, người con được xưng
công chính trước mặt cha và tương hợp với cha. Bây giờ, con giống như cha, được
xưng công chính và được chấp nhận. Đấng Christ
là sự công
chính bao phủ đứa con trở về. Mặc dầu điều này làm thỏa lòng cha, nhưng có lẽ
người con nói: “Cha ơi, con quan tâm đến bao tử trống rỗng của mình hơn là
quan tâm đến cái áo. Cha ơi, con đói. Cha thỏa lòng, nhưng con thì không”. Đó là lý do vì sao người
cha bảo tôi tớ làm thịt bò con mập, làm thức ăn và đặt lên bàn. Người cha nói:
“Chúng ta hãy ăn mừng”.
Ai là bò con mập? Bò con mập là Đấng Christ
đã trải qua
tiến trình trên thập tự giá hơn một ngàn chín trăm năm về trước. Sau khi trải
qua tiến trình trên thập tự giá, Ngài trở nên Linh Ban Sự Sống trong sự phục sinh (1Cô.
15:45).
Ngày nay Đấng
Christ ở đâu? Sau khi trải qua
tiến trình, sau sự chết và phục sinh, Ngài đi đâu? Chắc chắn Ngài vào trong các
từng trời. Tuy nhiên, nếu Ngài chỉ ở trên các từng trời thì người ta
không thể ăn Ngài. Các từng trời quá xa. Nhưng Đấng Christ không những ở trên các từng
trời (8:34), Ngài còn ở trong chúng ta (8:9), thậm chí ở trong linh chúng ta (2Ti.
4:22). Bàn ăn là linh của chúng ta. Sau khi đã trải qua tiến trình, Đấng Christ trở nên Linh Ban Sự Sống.
Đấng Christ đã-trải-qua-tiến-trình là
Linh (2Cô. 3:17). Ngài đã vào trong linh chúng ta như sự sống và như nguồn cung ứng
sự sống để chúng ta vui hưởng.
Đây không phải
là quan niệm của tôi. Mặc dầu Đấng Christ
là sự sống,
nhưng Ngài khó có thể ban sự sống cho anh em. Ai ban sự sống? Linh là Đấng ban
sự sống
(Gi. 6:63; 2Cô. 3:6). Đấng Christ
là sự sống,
nhưng Linh ban Đấng Christ
là sự sống
cho chúng ta. Không có Linh, Đấng Christ
có thể là sự
sống, nhưng Đấng Christ
là sự sống
đó không thể được ban cho chúng ta. Bởi là Linh, Đấng Christ được truyền vào trong
chúng ta như sự sống. Ngày nay, sau khi đã trải qua một tiến trình, chính Đấng Christ là Linh Ban Sự Sống. Bây giờ, trong linh
mình, chúng ta có thể vui hưởng Linh kỳ diệu này. Đừng bao giờ quên Đấng Christ là chính Đức Chúa Trời,
Giê-hô-va Đấng Cứu Rỗi, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Đấng Christ là Đức Chúa Trời. Sau khi
đã trải qua tiến trình, Đấng Christ
này bây giờ
là Linh Ban Sự Sống.
Chúng ta phải vui hưởng Ngài trong sự trọn vẹn của Ngài là một Linh như vậy.
Linh được tái sinh của chúng ta là bàn ăn, và Đấng Christ đã-trải-qua-tiến-trình là
thức ăn. Ngài không phải thức ăn ở dạng thuộc thể, mà là thức ăn ở dạng Linh. Thức ăn của chúng ta là
Linh. Thật là một Linh phong phú! Thần tính, nhân tính, tình yêu, ánh sáng, sự
sống, quyền năng, công chính, thánh khiết, ân điển-mọi sự chúng ta cần đều ở
trong Linh này. La-mã chương 8 chắc chắn là bàn ăn này.